Vayvốn kích cầunông nghiệp: Đềxuấtgiãnthờigiangiảingânthêm6tháng Nguồn: nongnghiep.vn Địa phương làm tốt thì thiếu tiền, ngược lại làm kém thì thì không thể giải ngân. Nghịch lý này đã được Thứ trưởng Bộ Công thương Bùi Xuân Khu khẳng định tại hội nghị sơ kết Quyết định 497 của Thủ tướng Chính phủ về kích cầunông nghiệp vừa được tổ chức tại Hà Nội. Dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất theo QĐ 497 theo báo cáo nhanh của các NHTM, tới ngày 27/8 ước đạt 818,72 tỷ đồng. Xét về cơ cấu dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất phân theo đối tượng hàng hóa cho thấy, cho vay mua sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ SX, chế biến nông nghiệp chiếm xấp xỉ 80%; vay mua vật liệu xây dựng chủ yếu để làm nhà ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 18%; còn lại là vay mua vật tư phục vụ SXNN. Nếu xét theo đối tượng khách hàng vay, 95% khoản vay dành cho hộ gia đình và cá nhân; 4,5% đối tượng vay là DN; 0,5% còn lại là HTX. Mặc dù tổng mức cho vay đã tăng nhanh trong tháng 8, nhưng Thứ trưởng Bộ Công thương Bùi Xuân Khu vẫn tỏ ra lo lắng vì tỉnh làm tốt công tác này thì thiếu tiền, trong khi nhiều tỉnh khác làm kém thì không tiêu được tiền, thậm chí có tỉnh còn không thực hiện. Ông Khu đơn cử trường hợp tỉnh Hà Tĩnh. Tính đến cuối tháng 8/2009 đã cho nông dân vay được 90 tỷ đồng, chiếm hơn 1/10 của cả nước. Song, bức xúc lớn nhất đối với Hà Tĩnh hiện nay là thiếu vốnđể cho nông dân vay. “Hiện nay, có hàng ngàn hộ dân ở Hà Tĩnh đã lập hồ sơ vay nhưng rất khó tiếp cận được vì các ngân hàng tại không có nguồn tiền” - ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trưởng trong nước (Bộ Công thương) cho biết. Mặc dù tổng mức cho vay đã tăng nhanh trong tháng 8, nhưng Thứ trưởng Bộ Công thương Bùi Xuân Khu vẫn tỏ ra lo lắng vì tỉnh làm tốt công tác này thì thiếu tiền, trong khi nhiều tỉnh khác làm kém thì không tiêu được tiền, thậm chí có tỉnh còn không thực hiện. Ông Khu đơn cử trường hợp tỉnh Hà Tĩnh. Tính đến cuối tháng 8/2009 đã cho nông dân vay được 90 tỷ đồng, chiếm hơn 1/10 của cả nước. Song, bức xúc lớn nhất đối với Hà Tĩnh hiện nay là thiếu vốnđể cho nông dân vay. “Hiện nay, có hàng ngàn hộ dân ở Hà Tĩnh đã lập hồ sơ vay nhưng rất khó tiếp cận được vì các ngân hàng tại không có nguồn tiền” - ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trưởng trong nước (Bộ Công thương) cho biết. Ngược lại, đại diện NHNN khẳng định: “NHNN chưa thấy tỉnh nào nói thiếu vốn cho vay”. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – ngân hàng (Bộ Tài chính) cũng khẳng định không có chuyện thiếu vốn cho nông dân vay. “Tất cả các ngân hàng không từ chối cho vay hỗ trợ lãi suất nếu đủ chứng từ. Nếu có hiện tượng này xảy ra thì đề nghị NHNN, Bộ Tài chính để xử lý” – ông Anh nói. Tại cuộc họp, đại diện các Bộ ngành đều nhất trí kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm danh mục một số thiết bị, máy móc phục vụ SXNN còn bỏ sót và đềxuất Thủ tướng cho phép kéo dài giảingânthêm6 tháng. Theo đại diện của các bộ, ngành, qua khảo sát ở các địa phương, nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ. Đáng lưu ý hơn, theo ông Lê Khắc Lập, Phó ban kinh tế (Hội Nông dân), trong số 36 tỉnh gửi báo cáo về Hội thì chỉ có 29 tỉnh thực hiện cho vay, còn 7 tỉnh thì bỏ trống, chưa thực hiện. . Vay vốn kích cầu nông nghiệp: Đề xuất giãn thời gian giải ngân thêm 6 tháng Nguồn: nongnghiep.vn Địa phương làm. dài giải ngân thêm 6 tháng. Theo đại diện của các bộ, ngành, qua khảo sát ở các địa phương, nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn