Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu Nó không chỉ là một thực tếđang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới và trong khuvực Ngay cả những nước phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở mứcnghèo khổ So với năm 2008, số người nghèo trên thế giới năm 2009 đã tăng trên 100triệu người Thủ phạm chính của tình trạng này là cuộc khủng hoảng lương thực kếthợp với suy thoái kinh tế toàn cầu.Các nước thành viên của Tổ chức Nông Lương Liênhợp quốc (FAO) đã cam kết đến năm 2015 giảm một nửa số người bị đói trên thế giới.Nhưng từ đó đến nay, số người bị đói trên thế giới đã tăng từ 850 triệu người lên gầnmột tỷ người và cứ 6 giây có một đứa trẻ bị chết đói Theo các bản báo cáo của FAO,từ nay đến năm 2050, sản xuất nông nghiệp phải tăng 70% mới có thể có đủ lươngthực để nuôi 9 tỷ người trên thế giới Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực lên caolàm tăng ngay số người nghèo đói lên và sự giảm sút về thu nhập trên toàn cầu cũng làmột nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn Điều trớ trêu là hầu hếtnhững người nghèo đói của thế giới lại là nông dân, những người sản xuất ra lươngthực Thực tế, hơn 60% người dân châu Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chănnuôi súc vật, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày Năng suất các vụ mùa của họ chỉbằng 20% năng suất các vụ mùa ở châu Âu và Mỹ, bởi vì họ không tiếp cận được vớitất cả những điều kiện cần thiết để tăng sản lượng như giống, phân bón, nước, điện, kỹthuật và khả năng tiếp cận thị trường.
Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giaokhoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩugạo, và giữ vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninhlương thực đã vững vàng Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếulương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo).
Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suydinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%) Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảmnghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoáđói giảm nghèo Hiện nay, theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo toàn quốcđã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007; theo chuẩn quốc tế thì từ 58%
Trang 2năm 1993 xuống còn 24% vào năm 2004, năm 2008 13,4% và còn 12,3% vào năm2009 Việt Nam đã sớm đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được nước ta cũng còn rấtnhiều huyện, xã chưa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói Những kết quả đạt đượcchưa mang tính bền vững bởi vì thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh ở mứccận nghèo Do vậy rất dễ rơi vầo tình trạng tái nghèo khi gập những tác động khôngthuận lợi tới đời sống và sản xuất của họ Đặc biệt đối với hộ nông dân miền núi, nơicó những khó khăn về mặt địa hình, kinh tế xã hội, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầngkém phát triển, trình độ sản xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường còn hạn chế Hiệnnay, trong tổng số những người nghèo của cả nước, có tới 85% số người nghèo tậptrung ở nông thôn và 1/3 trong số đó tập trung tại khu vực miền núi để đảm bảo mụctiêu phát triển kinh tế xã hội nước ta từ nay đến năm 2020 cơ bản trở thành một nướccông nghiệp thì vấn đề xoá đói giảm nghèo cần được ưu tiên thực hiện hàng đầu.
Xoá đói giảm nghèo cũng như chữa bệnh, điều cốt lõi là phải tìm ra được đâu lànguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói? Trong đó, nguyên nhân nào là nguyên nhânchính? Từ đó đề ra được những giải pháp đúng dắn nhất, hiệu quả nhất nhằm giúpngười dân xoá nghèo.
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách trungtâm thành phố Thái Nguyên 37 km về phía Đông - Bắc Toàn huyện có 14 xã, 1 thịtrấn với 172 xóm, bản gồm 16.296 hộ dân Hiện nay 11/15 xã là xã có hoàn cảnh kinhtế xã hội đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 Mặc dù được Đảng và Nhà nước hếtsức quan tâm đầu tư, Võ Nhai vẫn là huyện nghèo nhất của tỉnh Thái Nguyên Võ Nhailà huyện vùng cao nên thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp, chỉ đạt khoảng2.100.000 đồng/người/năm Năm 2006 toàn huyện có 7.237 hộ nghèo chiếm 52,4%,đến năm 2009 còn 4.079 hộ nghèo chiếm 25,03%.
Do vậy xoá đói giảm nghèo của huyện Võ Nhai vẫn là một yêu cầu cấp thiết, đòihỏi địa phương cũng như Trung ương phải sớm tìm gia những giải pháp hỗ trợ ngườidân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập tiến tới “thoát nghèo”.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu và đề
xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai, tỉnhThái Nguyên”
Trang 32 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra được những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến đóinghèo của các hộ và đề xuất mộ số giải pháp thích hợp nhằm xoá đói giảm nghèo chohộ nông dân huyện Võ Nhai.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hính sản xuất và nghèo đói của các hộnông dân huyện Võ Nhai.
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu sơ cấp năm 2009 và số liệu thứ cấp thờikỳ 2006-2009, một số số liệu năm 2010.
3.2.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phân tích nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đếnthu nhập và nghèo đói của hộ nông dân, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản giúpcác hộ nông dân huyện Võ Nhai xoá đói giảm nghèo.
4 Đóng góp mới của luận văn
- Các giải pháp đưa ra nhằm giúp các hộ nông dân pháp triển sản xuất, tăng thêmthu nhập và xoá đói giảm nghèo được xây dựng thông qua phân tích, xá định các
Trang 4nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, do vậy các giải pháp sẽ sát với thực tế và phù hợp vớiđiều kiện của nhóm hộ hơn.
- Ứng duụng hàm sản xuất Cobb-Douglas và phân tích sự tác động của các yếu tốtới thu nhập cho phép đưa ra các kết luận chính xác về sự tác động đó.
5 Bố cục của luận văn.
Bố cục của luận văn gồm 3 chương, ngoài phần mở đầu và kết luận.Phần mở đầu
Chương I: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứuChương II: Thực trạng nghèo đói của huyện Võ Nhai
Chương III: Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộnông dân huyện Võ Nhai.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảoPhụ lục
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1.1 Khái niệm về nghèo đói
Trong cuộc sống hàng ngày của con người, để tồn tại được thì cần phải giải quyếtđược những nhu cầu thiết yếu nhất Những nhu cầu này được chia thành hai dạng, đólà nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần.
- Nhu cầu về vật chất thiết yếu: ăn, ở, mặc, đi lại
- Nhu cầu về tinh thần thiết yếu: Giáo dục, y tế, văn hoá và giao tiếp xã hội.
Những nhu cầu này phải được đáp ứng ở một mức độ nhất định nào đó, mà ngườita gọi là mức sống tối thiểu của cộng đồng Nghĩa là nếu không đạt được đến mức này,con người không thể đảm bảo cuộc sống để phát triển một cách bình thường được.
Do vậy, khi nghiên cứu đói nghèo, chúng ta phải nghiên cứu đến nhu cầu, hay còngọi là mức sống tối thiểu của người dân.
Mặt khác, nghèo đói là một khái niệm mang tính chất động, nó biến đổi tuỳ thuộcvào không gian, thời gian và xuất phát điểm của mỗi địa phương hay mỗi quốc gia.Tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, cũng như quan điểm nghiêncứu khac nhau mà nghèo đói được quan niệm khác nhau Từ trước đến nay có nhiềuquốc gia, nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra những quan điểm của mình về nghèođói, các quan điểm này phản ánh mục tiêu nghiên cứu, cũng như phản ánh tình trạngnghèo của các nước trên thế giới Tiêu chí chung nhất đề xác định đói nghèo vẫn làmức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người Sự khácnhau chung nhất là thoả mãn ở mức độ cao hay mức độ thấp mà thôi, điều này phụthuộc vào trình dộ phát triển kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán của từngvùng, từng quốc gia Cụ thể một số khái niệm về nghèo đói như sau:
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các
-quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận
dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà nhữngnhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán củatừng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”.
Trang 6Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen
-Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “
Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đôla (USD) mỗi ngày cho mỗingười, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”
Tuy vậy, cũng có quan điểm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lýhơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - ông Abapia Sen,
người được giải Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng: “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội
lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng” Xét cho cùng sự tồn tại của
con người nói chung và của người giầu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bảnđể phân biệt họ chính là cơ hội lựa chon của mỗi người trong cuộc sống, thông thườngngười giầu có cơ hội lựa chon nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chon ít hơn.
Quan niệm của chính người nghèo nước ta cũng như một số quốc gia khác trênthế giới về nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn Một cuộc phỏng vấn có sự tham gia
của người dân ở miền núi nói rằng: “Nghèo đói là gì ư? Là hôm nay con tôi ăn khoai,
ngày mai con tôi không biết ăn gì? Bạn nhìn nhà cửa của tôi thì biết, trong nhà nhìnthấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài trời” Một số người ở tỉnh Hà
Tĩnh thì trả lời: “Nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh tre, nứa lá tạm bợ, xiêu
vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có tivi, con cái thấthọc, ốm đau không có tiền đi khám bệnh ”
Quan điểm nghèo đói của Việt Nam: Qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiêncứu, các nhà nghiên cứu và quản lý của các Bộ đã đi đến thống nhất cần có một kháiniệm riêng, chuẩn mực riêng cho nghèo đói ở Việt Nam:
Nghèo, là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần cácnhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của cộngđồng xét trên mọi phương diện
Đói, là tình trạng một bộ phận dận cư nghèo, có mức sống dưới mức tối thiểu,không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
Các quan niệm trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo:
- Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người.- Có mức sống thấp hơn mức sông trung bình của cộng đồng dân cư.
- Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
Trang 7Tuy nhiên, bên cạnh những quan niệm về nghèo đói đã trình bày ở trên, tuỳ thuộcvào những giai đoạn, những hoàn cảnh khác nhau cũng như những mục tiêu nghiêncứu khác nhau mà người ta có những cách tiếp cận khác nhau về nghèo đói Hiện nay,có thể tiếp cận nghèo đói theo các hướng sau:
- Tiếp cận về dinh dưỡng: người nghèo là những người có mức tiêu thụ Calo đạtdưới 2.100 kcalo/người/ngày Chỉ tiêu này do Tổ chức Y tế thế giới xây dựng cho mỗithể trạng trung bình của con người Chỉ tiêu này áp dụng cho những nước phát triểncũng như các nước đang phát triển.
- Tiếp cận về thu nhập: người nghèo la những người có mức thu nhập không đảmbảo cuộc sống và chi tiêu Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài những nhu cầu về lươngthực và thực phẩm ra, con người có nhiều những nhu cầu cần phải đảm bảo khác nhưnhà ở, mặc, y tế, giáo dục Do vậy nếu thu nhập không đảm bảo trang trải được cuộcsống về chi tiêu thì được coi là nghèo đói.
- Tiếp cận về xã hội: người nghèo là những người không được tiếp cận về nhữngdịch vụ công cộng như: y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, pháp luật Kinh tế ngày càngphát triển, đời sống của người dận không ngừng được nâng lên về mọi mặt Khi đóngoài những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, con người cần phải đáp ứng nhiều nhữngnhu cầu khác Đánh giá về nghèo không chỉ đơn thuần chỉ về dinh dưỡng mà phải baogồm những yếu tố khác nữa.
- Người nghèo là những người dễ bị tổn thương Người nghèo bị tổn thương bờinhững rủi ro trong sản xuất và đời sống Khả năng hồi phục sau những rủi ro của ngườinghèo là hạn chế hơn rất nhiều so với những người khá giả.
Trên đây là một số khái niệm về nghèo đói cũng như một số hướng tiếp cận nghèođói Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nghiên cứu cũng như phương hướng nghiên cứu khácnhau mà có cách tiếp cận cho phù hợp Trong đề tài này, tác giả công nhận khái niệmnghèo đói của Việt Nam, đồng thời hướng tiếp cận nghèo đói đối với người dân là tiếpcận về kinh tế, có nghĩa là tiếp cận về thu nhập của người dân.
1.1.1.2 Tiêu chí đánh giá ghèo đói
Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian và thời gian.- Về không gian: Nó biến đổi theo trình độ kinh tế - xã hội của từng vùng haytừng quốc gia.
Trang 8- Về thời gian: Chuẩn nghèo cũng có sự biến động lớn và nó biến đổi theo trình độphát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn lịch sử, vì kinhtế xã hội phát triển thì đời sống của con người cũng được cải thiện tốt hơn, tất nhiênkhông phải là tất cả các nhóm dân cư đều có tốc độ cải thiện giống nhau, thông thườngthì nhóm không nghèo có tốc độ mức tăng thu nhập, mức sống cao hơn nhóm nghèo.
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá hộ nghèo, ở Việt Nam phổ biến nhất hiện naythường dùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ Theo tiêu chí này Bộ Lao động -thương binh và xã hội đã đưa ra chuẩn nghèo theo từng giai đoạn kinh tế xã hội khácnhau, mức chuẩn nghèo này được xây dựng khác nhau cho thành thị và nông thôn saocho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng thời kỳ.
Cụ thể, chuẩn nghèo của Bộ Lao động – thương binh và xã hội qua các thời kỳđược thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn
Thu nhập bình quân/ người/ tháng qua các giai đoạn
1993-1995 1995-1997 1997-2000 2001-2005Đói
- Thành thị <13 kg gạo- Nông thôn < 8 kg gạo
- Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới 200.000đồng/người/tháng
- Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới 260.000đồng/người/tháng.
Trang 9Tuy nhiên, với tình hình lạm phát như hiện nay chuẩn nghèo trên chưa đánh giáđược đúng như thực tế Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn còn cách quá xa sơvới chuẩn mực do Ngân hàng Thế giới đưa ra với ngưỡng 1 USD/người/ngày Do đóViệt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xoá đói giảm nghèo để xây dựngchuẩn nghèo tiến tới ngưỡng chung của Thế giới.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.2.1 Tình hình nghèo đói trên thế giới
Thực trạng nghèo đói đang diễn ra rất phổ biến và gay gắt ở tất cả mọi nơi trênthế giới Từ những nước có nền kinh tế chậm phát triển, đang phát triển và phát triển.Nhưng nghèo đói tập trung nhiều nhất ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển vàđang phát triển Trong những năm qua tình trạng nghèo đói trên toàn thế giới đã đượccải thiện đáng kể Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn có khoảng 1 tỷ người nghèođói và vẫn đang có xu hướng tăng thêm, đây chính là hệ quả không thể tránh khỏi củacuộc khủng hoảng lương thực và tài chính thế giới Số nghèo đói trên thế giới tập trungchủ yếu tại khu vực Châu Á và Châu Phi Số người bị thiếu đói đã tăng lên 642 triệu ởkhu vực châu Á Thái Bình Dương Còn ở châu Phi và Nam Sahara, con số này là 265triệu và ở Mỹ Latinh là 53 triệu Con số đó ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng đãlên tới 42 triệu người Trong khi đó, nạn đói cũng bắt đầu "tăng nhiệt" ở các nước pháttriển với khoảng 15 triệu người Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực lên cao làmtăng ngay số người nghèo đói lên và sự giảm sút về thu nhập trên toàn cầu cũng là mộtnguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn Điều trớ trêu là hầu hết nhữngngười nghèo đói của thế giới lại là nông dân, những người sản xuất ra lương thực.Thực tế, hơn 60% người dân châu Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chăn nuôisúc vật, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày Năng suất các vụ mùa của họ chỉ bằng20% năng suất các vụ mùa ở châu Âu và Mỹ, bởi vì họ không tiếp cận được với tất cảnhững điều kiện cần thiết để tăng sản lượng như giống, phân bón, nước, điện, kỹ thuậtvà khả năng tiếp cận thị trường Khi giá lương thực giảm đi, người nông dân lại lànhững người bị tổn thương nhất do nông sản là những thứ họ phải bán để lấy tiền trangtrải cho các khoản chi tiêu khác.
Ngay như nước Mỹ, đất nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, tỷ lệ dân số Mỹsống dưới mức nghèo khổ ngày càng tăng Theo tính toán của Cục Thống kê Mỹ, trongnăm 2008 tỷ lệ nghèo đói chính thức trong tổng số dân nước này sẽ tăng từ 12,5% lên15,3%, tương đương 45,7 triệu người Thu nhập bình quân đầu người giảm xuống còn
Trang 1050.303 USD và 9,8 triệu hộ phải sống nhờ vào thực phẩm cứu trợ Do suy thoái,khoảng cách giàu nghèo tại Mỹ tăng lên mức cao nhất trong lịch sử Năm 2008, nhữngngười giàu nhất, có thu nhập cao hơn 11,4 lần so với nhóm cận nghèo hoặc dưới mứcnghèo khổ trong khi đó năm 2007 khoảng cách này là 11,2 lần.
Như vậy, thế giới mặc dù đã thu được nhiều thành công trong phát triển kinh tế,ổn định chính trị, giảm xung đột sắc tộc đời sống của người dân một số khu vực đãđược nâng lên đáng kể Tuy nhiên, vấn đề nghèo đói vẫn luôn hiện hữu trên các quốcgia Nghèo đói không chỉ là vấn đề của các quốc gia chậm phát triển và đang phát triểnmà cũng là vấn đề của các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới.Điều đó cho thấy, để xoá đói giảm nghèo được thành công , không chỉ có sự nỗ lực củariêng từng quốc gia mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các quốc gia trên thê giới.
1.1.2.2 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Ấn Độ
Từ năm 1991, Ấn Độ đã mở cửa thị trường, cải cách kinh tế và đạt nhiều thànhtựu đáng kể Tuy nhiên, hiện nay, nghèo đói vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, cản trởsự phát triển kinh tế - xã hội, làm chậm bước tiến của Ấn Độ trong nhiều lĩnh vực.Biểu hiện dễ thấy nhất của nghèo đói tại Ấn Độ là thu nhập quốc dân chỉ mới đạt 820USD/người trong năm 2006 và tính theo sức mua tương đương (PPP) mới đạt 3.800USD/người 70% dân số sống ở nông thôn, trong đó chỉ có 56% hộ được sử dụng điện,52% số hộ không có nhà vệ sinh, 85% số hộ được dùng nước sạch, 61% dân số biếtchữ Chỉ số về giáo dục của Ấn Độ là 0,61, trong khi đó, chỉ số này ở Dim-ba-bu-ê là0,77, Trung Quốc là 0,84 Về chỉ số phát triển con người (HDI), Ấn Độ đứng thứ126/177 nước 47% trẻ em dưới 5 tuổi ở đây bị thiếu cân (Trung Quốc chỉ có 8%, Dim-ba-bu-ê là 13%) Chênh lệch thu nhập cũng là vấn đề lớn: 39% dân số nông thôn chỉ sởhữu 5% số tài sản, trong khi đó, 8% những người giàu có chiếm tới 46% số tài sản cảnước Những người nghèo nhất ở nông thôn Ấn Độ chỉ chi tiêu 0,2 USD/ngày Chỉ sốđói toàn cầu (GHI) của Ấn Độ đứng thứ 96/119 nước, trong khi đó, Nê-pan đứng thứ92, Pa-ki-xtan ở vị trí thứ 88 80% dân số sống dưới 2 USD/người/ngày Nghèo đóidẫn tới 15 triệu trẻ em Ấn Độ phải lao động kiếm sống - là mức cao nhất thế giới
Để giải quyết cơ bản vấn đề nghèo đói, trước mắt, Ấn Độ đã tăng đầu tư cho nông
nghiệp Năm 1995-1996 Ấn Độ chi 4,1 tỉ USD cho nông nghiệp nhưng năm 2006-2007tăng lên 19,5 tỉ USD Đây là mức tăng đáng kể dành cho nông nghiệp Dự kiến, từ năm
2007 đến năm 2010, Ngân hàng trung ương Ấn Độ sẽ cho nông nghiệp vay gấp 2 lần.Ngân hàng lớn nhất là SBI sẽ mở thêm từ 5.000 đến 6.000 chi nhánh tại nông thôn, để
Trang 11vừa mở rộng kinh doanh, vừa thực hiện chủ trương tăng cường đầu tư cho nôngnghiệp Phát triển nông nghiệp, tăng cường sản xuất lương thực là một nhiệm vụ trọngtâm của kinh tế Ấn Độ Để đạt chỉ tiêu 175 kg ngũ cốc/người, 11 kg đỗ/người vào năm2012, Chính phủ Ấn Độ đã chi 1,2 tỉ USD cho Ủy ban An ninh lương thực, để tăng sảnxuất gạo, đậu đỗ, lúa mì… và tiến hành kế hoạch chăn nuôi, nâng cấp đàn gia súcnhằm tăng lượng sữa, trứng, thịt
Một trong những trọng tâm để Ấn Độ có mức tăng trưởng từ 9 đến 10% trong kế
hoạch XI là phải “cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn” Ấn Độ sẽ tăng vốn để phát
triển kết cấu hạ tầng nông thôn từ 3 tỉ USD năm 2007 lên 3,5 tỉ USD năm 2008 Bộ Tàichính cũng tăng tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp từ 56,25 tỉ USD năm2007-2008 lên 62,5 tỉ USD năm 2008-2009 Ngân hàng phát triển nông nghiệp Ấn Độsẽ cung cấp 6,7 triệu USD cho quỹ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Cũng về cơ sởhạ tầng, để giúp nông dân giảm bớt khó khăn, Ấn Độ đang thúc đẩy thành lập 31 đặckhu nông nghiệp, 12 khu xuất khẩu nông sản (AEZ), một trung tâm trưng bày nông sảnvới chi phí hơn 5 tỉ USD và 30 công viên lương thực lớn (chi phí khoảng 4 tỉ USD).Các khu này sẽ tăng cường quản lý sau thu hoạch, cất trữ, kết nối sản xuất với các sânbay, bến cảng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Về thủy lợi, Ấn Độ đang có kế hoạch liên kết 14 sông lớn ở vùng Hi-ma-lay-a với
17 sông ở phía Nam, để phân bổ lại khoảng 173 tỉ m3 khối nước/năm, từ đó, đưa sảnlượng lương thực của Ấn Độ từ hơn 200 triệu tấn hiện nay lên 450 triệu tấn vào năm2050 Kết quả này sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo Đồngthời, Chính phủ đã chi 3,3 tỉ USD cho 300 dự án, chương trình chống lũ lụt ngắn hạn,trung hạn và dài hạn
Về năng lượng, Ấn Độ thực hiện ưu tiên điện khí hoá nông thôn và đang xây
dựng hệ thống năng lượng cho khu vực này Trọng tâm là khai thác năng lượng tái sinhnhư khí sinh học, năng lượng mặt trời, gió, thuỷ điện nhỏ, để trong 5 năm tới sẽ cungcấp điện cho 75 triệu nông hộ.
Ấn Độ cũng đã tăng chi cho xóa đói giảm nghèo và coi đây là mục tiêu quantrọng, là chương trình lớn trong các kế hoạch dài hạn Ngày 15-8-1995, Ấn Độ đã đưara Kế hoạch quốc gia về hỗ trợ xã hội cho những người sống dưới mức nghèo khổ:những người nghèo trên 65 tuổi sẽ được trợ cấp 2 USD/tháng; hỗ trợ từ 130 đến 250USD cho những gia đình nghèo có người chết; hỗ trợ 10 USD cho những phụ nữ trên19 tuổi trong 2 lần sinh đầu Từ năm 1999, Ấn Độ đã thực hiện hỗ trợ 10 kg lương thực
Trang 12cho những người già không có lương hưu Gần đây, chương trình này đã mở rộng chocả những người có lương hưu Ngày 25-9-2001, Ấn Độ đưa ra chương trình bảo đảmlương thực và việc làm cho nông thôn, chương trình nhà ở, chương trình bảo đảm lợi
ích người lao động trong khu vực nông nghiệp… Năm 2006, Chính phủ đã đầu tư 800
triệu USD vào những vùng lạc hậu; năm 2007, lập quỹ 700 triệu USD giúp nhữngvùng nông thôn lạc hậu.
Trong kế hoạch lần thứ XI, Ấn Độ sẽ đưa ra chương trình đặc biệt để phát triểnkinh tế cho 75 nhóm lạc hậu đang sống trong những điều kiện hết sức nghèo nàn Cũngtrong kế hoạch lần này, Ấn Độ sẽ chi 1 tỉ USD để xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em
Tăng trợ cấp sản xuất nông nghiệp cũng là một biện pháp quan trọng để xóa đóigiảm nghèo Trong kế hoạch 5 năm lần thứ X, Ấn Độ đã hỗ trợ sản xuất nông nghiệp là18 tỉ USD và kế hoạch lần thứ XI là 27 tỉ USD Trợ cấp trong từng ngành là rất cụ thể:tháng 3-2007, trợ cấp vận chuyển đường là 37USD/tấn; Ngành chè được trợ cấp 22triệu USD; Mỗi ha chuối được trợ cấp 700 USD để tăng cường sản xuất và xuất khẩu
Chính phủ đã chi 11 tỉ USD để trợ giá phân bón trong năm 2007-2008 và năm2008-2009 sẽ là 16 tỉ USD Mỗi hộ nông dân sẽ được trợ cấp 150 USD tiền điện Bảohiểm nông nghiệp sẽ tăng từ 16% lên 80-90% số nông hộ Năm 2008, Chính phủ sẽxóa nợ cho nông dân 15 tỉ USD, giảm thuế cho những hộ có diện tích dưới 3 ha.Khoảng 30 triệu nông dân đang mắc nợ sẽ được lợi từ kế hoạch này.
Tạo việc làm là một trong những biện pháp quan trọng để xóa đói giảm nghèo.Chính vì thế, chương trình việc làm luôn luôn là một nội dung quan trọng trong các kếhoạch của Chính phủ Tháng 8-2005, Ấn Độ thông qua Luật Bảo đảm việc làm chonông dân - một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhất được ban hành từ khi ẤnĐộ giành được độc lập Luật này sẽ bảo đảm về pháp lý để mỗi nông dân có đủ 100ngày có việc làm/năm, với mức lương 1,5 USD/ngày Nếu không có việc làm, nôngdân sẽ nhận được một khoản trợ cấp thất nghiệp Giai đoạn đầu, chương trình này sẽ ápdụng trong 200 huyện; 4 năm tiếp theo sẽ mở rộng ra toàn Ấn Độ Theo nhiều đánhgiá, chương trình này được coi là có nhiều kì vọng nhất trên thế giới để xóa đói giảmnghèo Triển khai Luật trên, năm 2005-2006 Ấn Độ đã chi 3 tỉ USD, năm 2006-2007 là2,7 tỉ USD và năm 2007-2008 là 2,8 tỉ USD cho chương trình việc làm nông thôn Gầnđây, Ấn Độ đã mở rộng Luật trên, tăng chi tiêu để trong 7 năm tới tạo thêm 50 triệu
việc làm
Trang 13Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, Ấn Độ đã nhận được sự giúp đỡ hết sứctích cực của quốc tế Ngân hàng thế giới (WB) đã cho Ấn Độ vay nhiều nhất, với 3,75tỉ USD, bằng 15% tổng mức cho vay của WB trong năm 2007 Trong lượng vốn trên,một phần quan trọng đã được đưa vào nông nghiệp, nông thôn, vừa giúp Ấn Độ pháttriển các lĩnh vực nói chung, vừa tăng cường công cuộc xóa đói giảm nghèo tại nôngthôn WB đã cấp 225 triệu USD để xóa đói giảm nghèo tại bang Mát-hi-a (Madhya).WB cũng giúp 463 triệu USD cho bang Bi-ha - bang nghèo nhất Ấn Độ, với 44% dânsố nghèo khổ Năm 2007, WB đã cho Ấn Độ vay thêm 600 triệu USD để trợ giúp cáctrang trại, 944 triệu USD để tăng cường hệ thống tài chính nông thôn, thực hiện bảohiểm nông nghiệp và các dự án quản lý nguồn nước Cùng với WB, không kể cáckhoản vốn đã cấp, từ 2007-2010 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ cho các bangnghèo nhất của Ấn Độ vay 2,1 tỉ và sẽ đầu tư thêm 9,2 tỉ USD vào cơ sở hạ tầng, nhấtlà cho những bang nghèo như Bi-ha (Bihar), Giắc-hen (Jharkhand) Thủ tướng Anh,trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 1-2008 đã tuyên bố viện trợ phát triển 1,6 tỉ USD chonhững bang nghèo nhất của Ấn Độ
Nhờ những cố gắng trên, nghèo đói ở Ấn Độ đã giảm nhiều Các chỉ số xã hộinhư thu nhập, giáo dục, y tế, giao thông, điện, nước uống… ở hầu hết những vùngnông thôn nghèo đã được cải thiện đáng kể từ năm 1991 Tỷ lệ nghèo ở nông thôn đãgiảm từ 45,76% trong năm 1983 xuống 37,26% trong năm 1994 và 29,18% trong năm2005 Số lượng người nghèo tương ứng với các thời điểm trên là 252,05 triệu; 247,8triệu và 232,16 triệu Đa số nông dân đã có đủ lương thực, với tỷ lệ đủ ăn tăng từ94,5% (năm 1994-1995) lên 97,1% (năm 2004-2005).
Những thành tựu nông nghiệp đã giúp Chính phủ cung cấp lương thực cho nhữngngười nghèo nhất Phân phối lương thực đã tăng từ 10 kg, lên 20 kg và đến tháng 7-2001 là 25 kg/gia đình/tháng Chính phủ cũng đã bỏ ra hàng triệu tấn lương thực đểcứu trợ những vùng bị thiên tai Việc phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn đã giải quyếtnhiều việc làm cho nông dân, qua đó, giúp họ cải thiện, ổn định đời sống.
Một trong những thành tựu đáng kể của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Ấn Độlà đã thực hiện bữa ăn trưa miễn phí cho 120 triệu trẻ em, chủ yếu ở nông thôn Chínhphủ sẽ chi thêm 10,7 tỉ USD cho kế hoạch này Về chương trình hỗ trợ xã hội, lươnghưu cho người nghèo trên 65 tuổi sẽ tăng từ 1,5USD/tháng lên 4,5 USD/tháng Sau 17năm cải cách, mức tiêu dùng ở nông thôn Ấn Độ đã tăng lên Số hộ dùng ga tăng gấp 6lần Chi tiêu cho giáo dục từ năm 1999-2000 đến năm 2004-2005 tăng từ 29% lên 44%
Trang 141.1.2.3 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Thái Lan
Thông qua chính sách phát triển, Thái Lan thực hiện việc loại trừ đói nghèo ởvùng trọng điểm Từ năm 1980 đến nay, Thái Lan áp dụng mô hình gắn liền chính sáchquốc gia với chính sách phát triển nông thôn thông qua việc phát triển nông thon, pháttriển các xí nghiệp ở các làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng cáctrung tâm dạy nghề ở nông thôn để giảm bớt nghèo khổ.
Chính phủ ban hành chính sách cải cách ruộng đất, theo đó người nông dân đượcquyền làm chủ về đất đai, Nhà nước tạo điều kiện để họ có khả năng tích tụ ruộng đất,mở rộng quy mô, hướng nông dân đi vào sản xuất hàng hoá Thái Lan đã thực hiện tốtmô hình đổi mới Hợp tác xã nông nghiệp theo hình thức tự nguyện, dân chủ, cùng cólợi, hoạt động của Hợp tác xã chủ yếu mang tính chất dịch vụ Kết quả là người nghèoở Thái Lan từ 30% dân số trong thập niên 80 đã giảm xuống 23% vào năm 1990 (3triệu người)
1.1.2.4 Tình hình nghèo đói của Việt Nam- Kinh nghiệm và giải pháp
a Tình hình nghèo đói của Việt Nam
Ở Việt Nam, đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc Xóa đói,giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâmvà xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa
Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp với thựctiễn nước ta, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã đạt được thành tựu đáng kể, có ý nghĩato lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng, phát huy được bản chấttốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước bềnvững Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong khoảng thời gian 5 năm từ 17,2% năm 2001với 2,8 triệu hộ, xuống còn 8,3% năm 2004 với 1,44 triệu hộ, bình quân mỗi năm giảm34 vạn hộ, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ "Những thành tựugiảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong pháttriển kinh tế" Đó là đánh giá trong "Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004" của Ngânhàng thế giới
Do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cùng với định hướng chunglà từng bước tiếp cận với trình độ của các nước đang phát triển trong khu vực, nên
Trang 15chuẩn nghèo đã được điều chỉnh lại, trong đó có tính đến các nhân tố ảnh hưởng Vớisự phấn đấu không mệt mỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong nhiều năm qua,công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã đạt được một số thành tựu quan trọng Tình hìnhnghèo đói của Việt Nam trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau:
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2006-2010
Như vậy ta thấy theo chuẩn nghèo giai đoạn năm 2006-2010 của Chính phủ thì tỷlệ hộ nghèo trên cả nước giảm từ 15,5% năm 2006 xuống mức 13,4% năm 2008 Vùngtrung du và miền núi phía bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nước 25,1% (2008),vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ là 2,5% (2008) Theo dự báotỷ lệ hộ nghèo của nước ta có thể giảm xuống mức 10% trong năm 2010 Tuy đạt đượcnhiều thành công, song nước ta vẫn còn một số tồn tại trong xoá đói giảm nghèo như:
- Chuẩn nghèo của nước ta còn cách xa so với chuẩn nghèo thế giới.
- Kết quả xoá đói giảm nghèo không mang tính bền vững, tỷ lệ hộ dân có thunhập quanh mức chuẩn nghèo còn cao do đó khi có sự biến động về chuẩn nghèo hoặcnhững tác động của các yếu tố ngoại cảnh rất dễ dẫn đến tình trạng tái nghèo.
- Hầu hết số người nghèo đói của nước ta đều tập trung ở khu vực nông thôn, nơikhó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Điều này gây trở ngại cho công tác xoáđói giảm nghèo.
Trang 16Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Ngân hàng thế gới
Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm nhanh từ 51,05% năm 2005 xuống còn 27,64%năm 2008, cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn đã có nhiều thay đổi, đời sốngnhân dân được cải thiện rõ rệt Trong đó, việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèolà quan trọng và việc tác động làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức tự vươnlên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, tránh trông chờ ỷ lại là điểm mấu chốt.
Những năm qua, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã rất tích cực trong công tác xoáđói giảm nghèo của tỉnh Ngoài ra, tỉnh cũng phát động nhiều cuộc vận động thu hútcác ngành và đông đảo cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân trong tỉnh giúp dângiảm nghèo Tiêu biểu như cuộc vận động ủng hộ giống gia súc nuôi luân chuyển vàphản nằm, màn cho các hộ nghèo, thu hút 633 cơ quan, trên 5 nghìn cán bộ, đảng viêntự nguyện trích một phần tiền lương và thu nhập để tham gia ủng hộ Qua đó, hỗ trợđược 184 con trâu, 302 con bò, 4.374 con dê và trên 5 nghìn tấm phản nằm, với tổngsố tiền lên tới 4,24 tỷ đồng, bảo đảm ít nhất mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 1 con trâu (bò),hoặc từ 2 - 3 con dê sinh sản Để làm được điều đó, tỉnh vận động các đồng chí ủyviên, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể nêu cao tinh thần gương mẫu, mỗi đồng chí