Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân (Trang 28 - 32)

1.2.2.1 Cơ sở phương pháp luận

Đề tài sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận, qua đó có thể đánh giá các hiện tượng, sự vật nghiên cứu một cách khách quan khoa học nhất. Cụ thể ở đây là đánh giá kinh tế hộ và vấn đề nghèo đói của các hộ nông dân ở địa phương.

Chủ nghĩa Duy vật biện chứng cho ta phương pháp nhìn sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với nhau.

1.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.

Số liệu thứ cấp được thu thập thông tin qua các tài liệu, các báo cáo của địa phương, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Lao động - thương binh và xã hội và các cán bộ có trách nhiệm ở địa phương.

- Phương pháp xác định mẫu điều tra

Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, việc chọn hộ để điều tra phải mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu. Để xác định số lượng hộ cần điều tra nghiên cứu, ta sử dụng công thức sau:

t2σ2

n= Δ2

Trong đó:

n: Số lượng hộ cần tiến hành điều tra. t: Hệ số tin cậy (t= 1,96 với α = 5 %) Δ: Phạm vi sai số cho phép

Để ước lượng σ ta dùng phương sai chọn mẫu (S2 được tính cho 30 hộ điều tra thử) và ước lượng theo công thức sau:

(n - 1) S2 (n - 1) S2

≤ σ2 ≤

U2 U1

Trong đó:

S2: Phương sai mẫu n: Dung lượng mẫu

U1, U2: Chênh lệch mẫu và được tra từ bảng phân phối χ2. Sau đó dựa vào công thức tính n, ta xác định được số lượng mẫu cần điều tra là n = 144 mẫu. Tuy nhiên để tăng độ chính xác và để loại trừ những mẫu không đạt chất lượng hoặc số liệu điều tra trùng nhau nên số lượng mẫu được tăng lên là 160 mẫu.

Sau khi xác định được số lượng mẫu cần điều tra, tôi xác định địa điểm tiến hành điều tra tại 4 xã: Dân Tiến, Thần Sa, Nghinh Tường, Lâu Thượng. Việc lựa chọ hộ để điều tra hoàn toàn theo phương pháp ngẫu nhiên, không căn cứ theo tiêu chuẩn nghèo đói của Bộ Lao đông - thương binh và xã hội. Lựa chọn để điều tra được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 1.5 Lựa chọn địa điểm điều tra

STT Số hộ Ghi chú

1 Dân Tiến 40 Đại diện cho các xã sản xuất NN phía Nam 2 Thần Sa 40 Đại diện cho các xã trồng rừng và khai thác khoáng sản phía Bắc 3 Nghinh Tường 40 Đại diện cho các xã vung núi cao phía Bắc 4 Lâu Thượng 40 Đại diện cho các xã ven trục đường quốc lộ

Tổng 160

Huyện Võ Nhai được chi thành 3 vùng rõ rệt: vùng phía Bắc là các xã miền núi đá hiểm trở, chủ yếu sản xuất Lâm nghiệp và khai thác khoáng sản; vùng phía Nam là các xã thuộc vùng núi thấp chủ yếu sản xuất nông nghiệp; vùng trung tâm bao gồm các xã và thị trấn nằm dọc theo đường Quốc lộ 1B, có các dịch vụ và kinh tế phát triển nhất trong huyện.

Với mục tiêu nghiên cứu đói nghèo, tôi không chọn vùng trung tâm huyện làm điểm nghiên cứu mà chọn hai vùng phía Nam và phía Bắc đại diện cho toàn huyện.

- Sau khi tiến hành xác định số lượng mẫu cànn điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình kinh tế và đói nghèo của hộ.

- Thu thập thông tin về tình hình của hộ nông dân bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Qua phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định lượng về vấn đề liên quan đến sản xuất và nguyên nhân nghèo đói của hộ.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này đặc biệt cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.

1.2.2.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

a. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.

b. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào phần mềm máy tính để tiến hành tổng hợp, xử lý.

2.2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin.

a. Phương pháp phân tổ.

Do khi tiến hành điều tra không căn cứ theo tiêu chuẩn đói nghèo của Bộ Lao đông - thương binh và xã hội, do đó phân tổ để xác định đâu là hộ nghèo, đâu là hộ trung bình và đâu là hộ khá là hết sức quan trọng. Để tiến hành phân tổ, tôi sử dụng phương pháp đồ thị. Có nghĩa sau khi tính được thu nhập bình quân của tất cả các mẫu, sắp xếp theo chiều tăng dần và tiến hành xác định khoảng cách tổ một cách phù hợp.

b. Phương pháp hàm sản xuất Cobb - Douglas

Để phân tích những tác động đến kết quả sản xuất của hộ, tôi sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để phân tích (CD).

Hàm CD có dạng:

Y = AX1b1X2b 2…Xnb neD 1eD 2…eDm

Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc. Trong mô hình Y là thu nhập của hộ Xi: Là các biến độc lập định lượng (i = 1,n)

Dj: Các biến độc lập thuộc tính (j = 1,m)

Hàm sản xuất CD được giải bằng phương pháp logarit hoá hai về và giải trên phần mềm SPSS

c. Phương pháp đồ thị

Để xác định sự bất bình đẳng trong thu nhập, tôi sử dụng đường cong Lorenz và hệ số Gini

Đường cong Lorenz có dạng: Tỷ lệ % thu nhập cộng dồn 100 80 60 40 20 0 ssssssssssshyuhyyh 20 40 60 80 100 Tỷ lệ % hộ cộng dồn Đường cong Lorenz

Đường cong Lorenz càng cách xa đường 45o càng chứng tỏ sự bất bình đẳng trong thu nhập càng lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w