1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Hộ Nông Dân Huyện Lục Yên

90 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Lục Yên - Trong những năm qua, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, sự phấn đấu nỗ lực của chính quyền địa phương và sự vươn

Trang 1

ĐÀO QUANG DŨNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN

HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

ĐÀO QUANG DŨNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN

HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS.Dương Hoài An

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi, mọi số liệu sử dụng trong Luận văn này đều được trích dẫn Các số liệu sơ cấp là kết quả điều tra, đánh giá của tôi và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019

Tác giả luận văn

Đào Quang Dũng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài tại huyện Lục Yên, tỉnh yên Bái, tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình Để có được kết quả này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, nhiệt tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, bạn bè Tôi xin được bày tỏ lòng trân thành cảm ơn tới:

Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng đào tạo cùng toàn thể các thầy cô đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Để có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và tỏ lòng kính trọng sâu sắc đến TS Dương Hoài An, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi làm đề tài và cũng

là người đầu tiên tạo cho tôi mong muốn được làm khoa học và cống hiến cho khoa học

Xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các lãnh đạo huyện Lục Yên, lãnh đạo các Phòng Lao động, TB&XH, Chi cục Thống kê, Văn phòng cấp ủy và Chính quyền huyện và lãnh đạo các xã Yên Thắng, Minh Tiến, Khánh Hòa đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, nghiên cứu địa bàn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới đồng nghiệp, bạn bè đã động viên đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài

Xin trân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019

Tác giả luận văn

Đào Quang Dũng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Khái niệm về nghèo đói 5

1.1.2 Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo 7

1.1.3 Nghèo đa chiều 9

1.1.4 Hậu quả của nghèo đói 11

1.1.5 Các nguyên nhân của đói nghèo 12

1.1.6 Các phương pháp giảm nghèo 15

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 15

1.2.1 Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 15

1.2.2 Các nghiên cứu của các tác giả trong nước 18

1.2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 20

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 24

Trang 6

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 26

2.1.4 Điều kiện dân số và lao động của huyện Lục Yên 28

2.1.5 Cơ sở vật chất của huyện Lục Yên 29

2.2 Nội dung nghiên cứu 32

2.3 Nguồn số liệu 32

2.4 Phương pháp nghiên cứu 32

2.4.1 Phương pháp định lượng 32

2.4.2 Phương pháp thu thập thông tin 33

2.4.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 34

2.4.4 Phương pháp phân tích thông tin 34

2.4.5 Phương pháp định tính 35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

3.1 Nghiên cứu thực trạng nghèo tại huyện Lục Yên 36

3.1.1 Kết quả thực hiện giảm nghèo của huyện, giai đoạn 2015 - 2017 36

3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân nghèo của huyện 40

3.1.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của huyện Lục Yên 41

3.2 Thực trạng kết quả nghiên cứu nghèo của địa bàn điều tra 42

3.2.1 Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu thống kê và đặc điểm của các hộ điều tra 42

3.2.2 Thông tin về chủ hộ 43

3.2.3 Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra 44

3.2.4 Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra 44

3.2.5 Tình hình thu nhập, chi tiêu, vốn tiền mặt của nhóm hộ điều tra 45

3.2.6 Tình hình vay vốn của nhóm hộ điều tra phục vụ sản xuất 48

3.2.7 Tình hình các điều kiện thuận lợi khác có ảnh hưởng đến giảm nghèo của hộ 50

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu bình quân năm của hộ 51

3.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân năm của hộ 51

Trang 7

3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân năm của hộ 52

3.4 Phân tích SWOT công tác giảm nghèo tại địa phương 53

3.4.1 Điểm mạnh trong vấn đề giảm nghèo tại địa phương 54

3.4.2 Điểm yếu trong vấn đề giảm nghèo tại địa phương 54

3.4.3 Những cơ hội trong vấn đề giảm nghèo tại địa phương 55

3.4.4 Những thách thức trong vấn đề giảm nghèo tại địa phương 55

3.5 Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Lục Yên 59

3.5.1 Giải pháp về vốn 59

3.5.2 Giải pháp về đất đai 60

3.5.3 Giải pháp về thị trường 61

3.5.4 Giải pháp về phát triển các ngành nghề phụ trong nông thôn 62

3.5.5 Giải pháp về phát triển giáo dục, đào tạo 63

3.5.6 Giải pháp về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng 64

3.5.7 Giải pháp về thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN 64

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 8

5 Lao động - Thương binh và xã hội LĐ-TB&XH

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ 8

Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 28

Bảng 2.2: Lựa chọn địa điểm điều tra 33

Bảng 3.1: Thực trạng nghèo của huyện Lục Yên, giai đoạn 2015 - 2017 37

Bảng 3.2: Diễn biến hộ nghèo, cận nghèo do thu nhập và do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản của huyện Lục Yên 38

Bảng 3.3: Hộ nghèo theo mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội 39

Bảng 3.4: Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu thống kê và đặc điểm của các hộ điều tra 42

Bảng 3.5: Thông tin chung về chủ hộ điều tra 43

Bảng 3.6: Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra 44

Bảng 3.7: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra 44

Bảng 3.8: Tình hình thu nhập, chi tiêu, vốn tiền mặt của nhóm hộ điều tra 45

Bảng 3.9: Tình hình đất sản xuất, gia súc, gia cầm, trang bị máy móc, công cụ phục vụ sản xuất của nhóm hộ điều tra 47

Bảng 3.10: Tình hình vay vốn của nhóm hộ phục vụ sản xuất 49

Bảng 3.11: Tình hình của nhóm hộ điều tra 50

Bảng 3.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân năm của hộ 51

Bảng 3.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân năm của hộ 52

Bảng 3.14: Ma trận SWOT giảm nghèo tại các xã nghiên cứu 56

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá thực trạng nghèo trên địa bàn huyện Lục Yên

- Chỉ ra được những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nghèo của các hộ nông dân trên địa bàn huyện

- Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Lục Yên

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp định lượng

Đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu sau để đánh giá tác động:

2.2 Phương pháp thu thập thông tin

a Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

b Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp xác định mẫu điều tra

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

2.3 Phương pháp định tính

Để những thuận lợi và khó khăn trong công tác giảm nghèo tại địa phương, đề tài sẽ tiến hành một nghiên cứu SWOT thông qua một số cuộc phỏng vấn sâu đối với các bên liên quan như đã liệt kê trong phần “Nguồn số liệu” ở trên

3 Kết quả nghiên cứu

3.1 Một số chỉ tiêu thống kê và đặc điểm của các hộ điều tra

Trang 11

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu bình quân năm của hộ

3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân năm của hộ 3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân năm của hộ

3.3 Phân tích SWOT công tác giảm nghèo tại địa phương

3.4 Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Lục Yên

- Trong những năm qua, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, sự phấn đấu nỗ lực của chính quyền địa phương và sự vươn lên trong sản xuất của người dân, công cuộc xoá đói giảm nghèo của Lục Yên đã gặt hái được nhiều thành công to lớn Với nỗ lực giảm nghèo của huyện năm 2017 toàn huyện có 27.507 hộ chiếm 28,6% (giảm 5,63% so với năm 2016), xã có tỷ lệ

hộ nghèo nhiều nhất là xã Phúc Lợi với 51,52% số hộ nghèo, xã có tỷ lệ hộ nghèo ít nhất là xã Mai Sơn với 11,48% số hộ nghèo Điều này đã chứng minh công tác giảm nghèo của huyện đang được quan tâm đúng mức Tuy

nhiên, bên cạnh đó vẫn còn đó những tồn tại cần tháo gỡ, chính vì thế vẫn cần

Trang 12

có những nghiên cứu chi tiết hơn, cụ thể hơn nữa về vấn đề nghèo đói ở địa phương và đề ra những giải pháp mang tính tổng thể hơn

- Thực trạng và các nguyên nhân có tác động đến nghèo đói của hộ

đó là: Thiếu đất đai cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; trang bị tài sản phục vụ cho sản xuất còn hạn chế; các hộ thiếu kinh nghiệm sản xuất; nguồn vốn đầu tư cho sản xuất còn thiếu; ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

ở địa phương còn ít; chưa thực sự chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi trong khi chăn nuôi lại là nguồn tạo ra thu nhập quan trọng cho hộ Trong những nhân tố này thì đất đai sản xuất nông nghiệp và ngành nghề phụ với việc phát triển kinh tế đồi rừng là các tác nhân quan trọng nhất mà qua đó nếu có chính sách tác động hợp lý sẽ là các giải pháp hữu hiệu để thực hiện xóa đói giảm nghèo

- Trong thời gian tới, huyện cần chỉ đạo, triển khai thực hiện chuyển

dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương, xoá bỏ dần tính chất thuần nông Tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc Khuyến khích người dân phát triển nghề rừng, giúp họ gắn kết được kinh tế hộ với kinh tế đồi rừng để vừa nâng cao thu nhập của người dân, vừa bảo vệ được rừng Đồng thời quan tâm đến phát triển các ngành nghề phụ trong nông thôn

- Đề tài đã đề xuất 07 giải pháp nhằm xóa đói, giảm nghèo cho hộ nông dân của huyện Lục Yên đó là: Giải pháp về vốn, giải pháp về đất đai, giải pháp về thị trường, giải pháp về phát triển các ngành nghề phụ trong nông thôn, giải pháp về phát triển giáo dục, đào tạo, giải pháp về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN

Trang 13

- Đề tài hoàn thành thể hiện sự cố gắng của tác giả trong quá trình học tập tích luỹ kinh nghiệm cũng như quá trình nghiên cứu thực tế Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nghèo, nguyên nhân nghèo, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu của hộ nông dân, tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn, trong quá trình nghiên cứu đề tài chưa đi sâu nghiên cứu thực trạng nghèo tiếp cận đa chiều, giai đoạn 2016-2020, nhất là Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản Có thể nói, bước đầu đề tài đã thu được một số thành công nhất định Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn

4.2 Kiến nghị

Để thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, chúng tôi kiến nghị trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức triển khai thực hiện huyện Lục Yên và tỉnh Yên Bái nên triển khai đồng bộ các chương trình dự án giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới; đồng thời sử dụng lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn của các chương trình hỗ trợ có mục tiêu về y tế, giáo dục, điện, nước sạch và tiếp cận dịch vụ thông tin…có chính sách thu hút, khuyến khích mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam là một trong những quốc gia thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo Trong số 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Việt Nam đạt kết quả ấn tượng nhất trong Mục tiêu xoá đói giảm nghèo, thực hiện vượt các chỉ tiêu đề ra, và đã hoàn thành mục tiêu này trước thời hạn Tỷ lệ nghèo về thu nhập giảm liên tục Trong giai đoạn 1993-2008, tỷ lệ nghèo chung theo chuẩn quốc tế đã giảm từ 58,1% xuống còn 14,5%, đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo Trong các giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015, đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống 8,4% năm

2014 Khoảng cách nghèo trên toàn quốc cũng được cải thiện, mức sống của những người rất nghèo cũng được nâng cao Thành tựu ấn tượng trong công cuộc giảm nghèo là kết quả của tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tự do thương mại cùng với các chính sách hỗ trợ trực tiếp nhóm yếu thế Mặc dù đạt được những thành tựu lớn nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít thách thức trong nỗ lực giảm nghèo Giảm nghèo vẫn chưa thật sự bền vững Một số lượng không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nông thôn thuộc vùng sâu, vùng xa vẫn thuộc diện nghèo kinh niên và ít có cơ hội được hưởng lợi từ

sự phát triển kinh tế Các nhóm đối tượng này cần được coi là trọng tâm trong chiến lược giảm nghèo quốc gia giai đoạn kế tiếp Tính chất đa chiều của nghèo ngày càng thể hiện rõ do sức ép của đô thị hóa và di cư, trong đó thiếu thu nhập chỉ là một yếu tố bên cạnh các thiếu hụt khác về tiếp cận dịch vụ xã hội và điều kiện sống cơ bản (Báo cáo Quốc gia, 2015)

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được nước ta cũng còn rất nhiều huyện, xã chưa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói Những kết quả đạt được chưa mang tính bền vững bởi vì thu nhập của người dân hầu hết

Trang 15

đều xoay quanh ở mức cận nghèo Do vậy rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo khi gặp những tác động không thuận lợi tới đời sống và sản xuất của họ Đặc biệt đối với hộ nông dân miền núi, nơi có những khó khăn về mặt địa hình, kinh tế xã hội, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường còn hạn chế Hiện nay, trong tổng số những người nghèo của cả nước, có tới 85% số người nghèo tập trung ở nông thôn và 1/3 trong số đó tập trung tại khu vực miền núi Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nước ta từ nay đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vấn đề xoá đói giảm nghèo cần được

ưu tiên thực hiện hàng đầu (Báo cáo Quốc gia, 2015)

Lục Yên là một huyện miền núi khó khăn của tỉnh Yên Bái, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Yên Bái 93 km về phía Đông - Bắc Toàn huyện có 23 xã, 1 thị trấn với 300 thôn, bản, tổ dân phố gồm 27.507 hộ dân Hiện nay 15/24 xã có hoàn cảnh kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 Mặc dù được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư, Lục Yên vẫn là huyện nghèo của tỉnh Yên Bái, với mức thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp, chỉ đạt khoảng 2.200.000 đồng/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2016 chiếm 28,6% (trong đó 1/3 số xã của huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%), số hộ cận nghèo là 4.477 hộ chiếm tỷ lệ 16,28% Tổng số xã được công nhận xã nông thôn mới 01 xã (Chi cục Thống kê huyện Lục Yên, 2016) Ở các vùng đặc biệt khó khăn này cơ sở vật chất và điều kiện phát triển đều thiếu thốn, người dân chưa được tiếp cận nhiều với sự đổi mới của đất nước, cơ chế chính sách áp dụng và tạo điều kiện để xoá đói giảm nghèo ở đây còn hạn chế

Để nghiên cứu vấn đề này tôi đặt ra một số câu hỏi đó là: Một là, tại sao

ở huyện Lục Yên có chương trình 135 và các chương trình, dự án giảm nghèo

Trang 16

nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao; Hai là, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo của hộ nông dân; Ba là, đã có những giải pháp giảm nghèo gì, thực hiện như thế nào ở huyện Lục Yên; Bốn là, giải pháp nào là phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lục Yên;

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng nghèo trên địa bàn, chỉ ra được những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nghèo của các hộ và đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Lục Yên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các vấn đề liên quan đến nghèo và giảm nghèo

- Các bên liên quan đến công tác giảm nghèo như các hộ nghèo, cận nghèo, các hộ đã thoát nghèo; các chương trình giảm nghèo; các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

3.2.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu giai đoạn 2015-2017, một số

số liệu năm 2018

Trang 17

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xoá đói giảm nghèo, vai trò quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -

xã hội của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

- Đánh giá khách quan thực trạng nghèo và chỉ ra được những nguyên nhân đích thực dẫn đến nghèo của hộ nông dân huyện Lục Yên

- Tác giả hy vọng rằng những giải pháp mà đề tài luận văn đề xuất sẽ được huyện Lục Yên có thể vận dụng, áp dụng vào thực tiễn chỉ đạo để phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo trên địa bàn

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm về nghèo đói

Trong cuộc sống hàng ngày của con người, để tồn tại được thì cần phải giải quyết được những nhu cầu thiết yếu nhất Những nhu cầu này được chia thành hai dạng, đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần Những nhu cầu này phải được đáp ứng ở một mức độ nhất định nào đó, mà người ta gọi

là mức sống tối thiểu của cộng đồng Nghĩa là nếu không đạt được đến mức này, con người không thể đảm bảo cuộc sống để phát triển một cách bình thường được Do vậy, khi nghiên cứu đói nghèo, chúng ta phải nghiên cứu đến nhu cầu, hay còn gọi là mức sống tối thiểu của người dân

Mặt khác, nghèo đói là một khái niệm mang tính chất động, nó biến đổi tuỳ thuộc vào không gian, thời gian và xuất phát điểm của mỗi địa phương hay mỗi quốc gia Tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, cũng như quan điểm nghiên cứu khác nhau mà nghèo đói được quan niệm khác nhau Từ trước đến nay có nhiều quốc gia, nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra những quan điểm của mình về nghèo đói, các quan điểm này phản ánh mục tiêu nghiên cứu, cũng như phản ánh tình trạng nghèo của các nước trên thế giới Tiêu chí chung nhất đề xác định đói nghèo vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người Sự khác nhau chung nhất là thoả mãn ở mức độ cao hay mức độ thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia Cụ thể một số khái niệm về nghèo đói như sau: Tại hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng:

Trang 19

“Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” (Định nghĩa về đói nghèo và

chuẩn nghèo ở Việt Nam)

Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen - Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về

nghèo đói như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1

đôla (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” (Định nghĩa về đói nghèo và chuẩn nghèo ở

Việt Nam) Ngân hàng thế giới (WB) thông báo tình cảnh nghèo đói cùng cực lâu nay vẫn được xác định là sống bằng hoặc dưới mức 1,25 USD/ngày nhưng theo điều chỉnh mới của WB thì chuẩn nghèo hiện tại là 1,9 USD/ngày

Tuy vậy, cũng có quan điểm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - ông Abapia Sen, người được giải Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng:

“Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng”(Định nghĩa về đói nghèo và chuẩn nghèo ở Việt Nam) Xét cho

cùng sự tồn tại của con người nói chung và của người giầu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giầu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn

Quan điểm nghèo đói của Việt Nam: Qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và quản lý của các Bộ đã đi đến thống nhất cần có một khái niệm riêng, chuẩn mực riêng cho nghèo đói ở Việt Nam:

Nghèo, là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức

Trang 20

sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện (Định nghĩa về đói

nghèo và chuẩn nghèo ở Việt Nam)

Đói, là tình trạng một bộ phận dận cư nghèo, có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống (Định nghĩa về

đói nghèo và chuẩn nghèo ở Việt Nam)

1.1.2 Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo

Căn cứ vào mức sống thực tế các địa phương, trình độ phát triển KT –

XH, từ năm 1993 đến năm 2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã 6 lần công bố tiêu chuẩn cụ thể cho hộ nghèo Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia Các chuẩn nghèo của Bộ LĐ-TB-XH ban đầu được quy đổi ra thóc, nhưng từ năm 2005 được tính theo phương pháp tiếp cận dựa vào chi phí cho những nhu cầu cơ bản đa dạng hơn Cụ thể:

- Chuẩn nghèo giai đoạn 1997-2000: Theo Công văn số 1751/LĐTBXH

của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

- Chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005: Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động Thương binh và

xã hội về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005

- Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010: Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010

- Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015: Theo Quyết định số TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015

Trang 21

09/2011/QĐ Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 09/2011/QĐ 2015: Theo Quyết định số 59/2015/QĐ09/2011/QĐ TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

59/2015/QĐ-Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ

(theo tiêu chuẩn quốc gia)

Trang 22

Giai đoạn Đơn vị tính Hộ nghèo

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt

(10 chỉ số) bao gồm: trình độ giáo dục

của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt;

hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch

vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

1.1.3 Nghèo đa chiều

* Khái niệm nghèo đa chiều

Khái niệm nghèo đa chiều đã ra đời trong đó xác định rõ nghèo đói không hẳn chỉ là đói ăn, thiếu uống, hoặc thiếu các điều kiện sống, sinh hoạt khác mà nghèo đói còn được gây ra bởi các rào cản về xã hội và các tác nhân khác ngăn chặn những cá nhân hoặc cộng đồng tiếp cận với các nguồn lực, thông tin và dịch vụ Như vậy sự nghèo khó không chỉ đơn thuần là một cá thể mà nó bao gồm các yếu tố kìm hãm cá thể đó không tiếp cận được đến các nguồn lực hoặc không biết và không thể tìm ra các giải pháp cho bản thân để thoát ra khỏi tình trạng hiện có

Trang 23

* Chuẩn nghèo đa chiều

Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng

11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều)

* Hộ nghèo:

- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

* Hộ cận nghèo:

Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

* Hộ có mức sống trung bình:

Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng

Trang 24

Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng

1.1.4 Hậu quả của nghèo đói

Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng

sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa

Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một phi lý lớn Trong khi nền văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về tiến bộ khoa học - công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có cho con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự nghèo đói Hàng tỷ người, thực tế là một phần ba số dân thế giới vẫn khốn cùng và đói khát Thiệt thòi lớn nhất là trẻ em Hằng ngày có gần 100 triệu trẻ

em không có cái ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả bằng các nghề đặc biệt là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làm việc trong những ngành có hại; hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 - 11 không được cắp sách đến trường (Vấn đề nghèo đói và việc xóa đói giảm nghèo)

Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn

đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo

Trang 25

Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và không nước nào thiếu những chương trình hoặc những chính sách để thực hiện việc xóa đói giảm nghèo Có rất nhiều các tổ chức của Liên hợp quốc và của cộng đồng quốc tế thực hiện sứ mệnh vẻ vang này trên phạm vi hành tinh Người ta đã tổ chức những chiến dịch lớn với hàng vạn tấn lương thực, hàng triệu USD để cứu giúp những người hoạn nạn ở các nước châu Phi, châu Á hoặc như ở Haiti vừa qua Sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần là rất đáng kể Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đây là công việc mà toàn cầu quan tâm nhưng rồi các nước đói vẫn hoàn đói,

sự trợ giúp của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư khốn khó cũng chỉ như muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt để (Vấn đề nghèo đói và việc xóa đói giảm nghèo)

1.1.5 Các nguyên nhân của đói nghèo

* Nguyên nhân có tính lịch sử

Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, những tổn thất về con người, về vật chất và tinh thần do chiến tranh để lại là trở ngại ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

Sau khi thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã thực thi một số chính sách kinh tế không thành công đã để lại tác động xấu đến nền kinh tế làm suy kiệt nguồn lực của Nhà nước và Nhân dân

Các ngành sản xuất ở Việt Nam xuất phát điểm là yếu kém, cụ thể: sản xuất nông nghiệp đơn điệu, sản xuất công nghiệp thiếu hiệu quả, nền thương nghiệp tư nhân không phát triển, nền thương nghiệp quốc doanh không đủ sức cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu xã hội

Một bộ phận lao động dư thừa ở nông thôn không được đào tạo, không được khuyến khích ra thành thị lao động Thất nghiệp tăng cao trong thời gian trước đổi mới

Trang 26

* Nguyên nhân từ thực tiễn

Do Chính phủ thường xuyên điều chỉnh mức chuẩn nghèo cho tiếp cận với mức chuẩn nghèo thế giới, đối với các nước đang phát triển hiện nay ở mức là 1USD/người/ngày

Số lượng dân cư sống ở các vùng nông thôn cao 68,06% (năm 2012), trong khi đó tổng sản phẩm quốc dân ở khu vực nông thôn rất thấp Hệ số Gini là 0,434 và hệ số chênh lệch thu nhập giữa các nhóm thu nhập là 9,35 nên sự bất bình đẳng cao

Người dân, đặc biệt là nông dân chịu nhiều rủi ro, thiên tai, dịch bệnh, thất nghiệp, giá cả tăng cao, chính sách thay đổi, hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng, do đó nguy cơ tái nghèo cao

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhưng chưa nhanh và không đảm bảo tính bền vững Liên tục xảy ra sự không ổn định nguy cơ lạm phát và giảm phát cao, tình trạng thất nghiệp có xu hướng gia tăng

Có sự chênh lệch lớn về điều kiện kinh tế xã hội giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc

Môi trường bị phá hoại ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trong khi

đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp Tình trạng lạm dụng sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp còn khá phổ biến, còn sử dụng các

kỹ thuật canh tác không phù hợp với việc bảo vệ môi trường, thảm thực vật bị phá hoại, tỉ lệ che phủ rừng bị giảm do tình trạng phá rừng Những việc làm

đó làm chất lượng của môi trường đất, nước và tài nguyên sinh vật

Công tác quản lý hành chính thấp, tình trạng thất thoát vốn trong đầu tư xảy ra nhiều nơi, các dự án phát triển hạ tầng còn nhiều bất cập, vẫn còn nhiều dự án “quy hoạch treo”, còn tình trạng tham ô, lãng phí, gây mất lòng

tin trong nhân dân

Trang 27

* Nguyên nhân đói nghèo của hộ nông dân:

Về nhân khẩu: Các hộ nghèo ở nông thôn đa số là các hộ có nhiều con

do ảnh hưởng quan điểm, tập tục lạc hậu và không có thói quen thực hiện kế hoạch hoá gia đình Một số trường hợp mới tách hộ, con nhỏ không có điều kiện về sinh kế

Về lao động và việc làm: Các hộ nông dân nghèo do hoàn cảnh thiếu lao động hoặc thiếu việc làm trong khi đó sinh kế của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và coi cây lúa là sản phẩm chủ yếu, sản xuất chỉ với mục đích tự cung tự tiêu là chủ yếu

Về đất đai: Đối với các hộ nghèo một số không nhỏ là nguyên nhân thiếu đất, đất đai có chất lượng thấp dẫn đến năng suất cây trồng thấp, diện tích đất dốc nhiều khó canh tác, đất thường xuyên bị ngập úng hoặc khô hạn làm cho năng suất thấp có khi mất trắng Bên cạnh đó có thể do nguyên nhân

sử dụng đất không hiệu quả, không có hiểu biết khoa học kỹ thuật hoặc không

sử dụng được các công nghệ tiên tiến

Về tài sản: Do điều kiện thiếu tài sản, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đầu tư chăn nuôi gia súc ít thậm chí không có chăn nuôi, đầu tư cho lâm nghiệp thấp, không tạo ra được sản phẩm hàng hoá cũng dẫn đến nghèo

Về vốn con người: Ở đây chúng ta nói đến sự thiếu hiểu biết, trình độ văn hoá thấp, nhất là trong nhóm các dân tộc thiểu số Thậm chí còn có trường hợp chưa hiểu tiếng Việt, không tiếp thu được kiến thức khoa học kỹ thuật, không có ý thức học hỏi do đó năng lực sản xuất kém dẫn đến nghèo

Về độ gắn kết với bên ngoài: Nguyên nhân này phổ biến trong nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, không có điều kiện tiếp cận với bên ngoài, thiếu thông tin vê mọi mặt nhất là thông tin về giá cả thị trường, không có cơ hội tạo dựng sinh kế, thu

Trang 28

nhập thấp dẫn đến nghèo

Về vốn thể chế: Các hộ nghèo ở nông thôn còn do hạn chế sự tiếp cận với các chính sách của Nhà nước, thiếu hiểu biết về pháp luật dễ bị phải tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ với giá cao, nhưng chỉ bán được sản phẩm với giá thấp hơn giá thị trường, bị lợi dụng

1.1.6 Các phương pháp giảm nghèo

Có thể nói, phương pháp tiếp cận giảm nghèo đa chiều là cuộc đổi thay lớn trong quan điểm về công tác giảm nghèo Đối với Việt Nam, khái niệm nghèo đa chiều được đề cập chính thức trong đường lối, chủ trương của Đảng

từ năm 2013 tại Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 Nghị quyết này đã đề ra nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ít người, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản như khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, nước sạch, thông tin, truyền thông

Tháng 9 năm 2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, Việt Nam cam kết xóa bỏ tình trạng nghèo dưới mọi hình thức, không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau Để thực hiện cam kết trước cộng đồng quốc tế, trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chủ động đổi mới phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 Trong bối cảnh đó, công tác giảm nghèo được đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần có những đổi mới mạnh mẽ về tư duy, về chính sách cũng như về phương pháp tổ chức thực hiện

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Trang 29

Với mục tiêu hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược tấn công đói nghèo toàn diện, thời gian qua có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và tổ chức Phi Chính phủ đã được thực hiện Hầu hết các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào vấn đề đói nghèo, chỉ một số rất nhỏ đánh giá một chính sách hoặc một số chính sách cụ thể trong hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta

Một nghiên cứu được coi là đầu tiên của Ngân hàng thế giới (WB) được thực hiện với quy mô và phạm vi lớn hơn với tự đề “Đánh giá đói nghèo

và chiến lược”, 1995 Ngân hàng thế giới, Việt Nam; Đánh giá đói nghèo và chiến lược, Hà Nội (WB, 1995) Công trình nghiên cứu này bên cạnh việc đánh giá thực trạng đói nghèo của Việt Nam còn bước đầu hệ thống hóa các giải pháp của hệ thống các chính sách đã được hoạch định và thực hiện tác động đến giảm nghèo ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, để tấn công đói nghèo không chỉ có các chính sách tăng trưởng kinh tế mà cần phải có các chính sách tác động trực tiếp đến người nghèo, trong đó các chính sách; đất đai, cơ sở hạ tầng (CSHT), giáo dục và y tế đã được đề cập đến

Một nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cũng được tiến hành đồng thời với tựa đề “ Xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam”, 1995, (UNDP, 1995) Điểm nổi bật trong nghiên cứu này là đã làm rõ nguyên nhân gây ra đói nghèo ở Việt Nam và phân tích các nhóm giải pháp được thực hiện tương ứng để giải quyết các nguyên nhân của đói nghèo Có thể nói các nghiên cứu trên đều có một điểm chung đó là đề cập đến một số chính sách liên quan trực tiếp đến XĐGN Các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng giúp cho Chính Phủ trong việc xây dựng chương trình XĐGN giai đoạn 1995-2000 Sau khi triển khai chính sách XĐGN (giai đoạn 1998 - 2000), với hệ thống chính sách trực tiếp tác động đến người nghèo, một loạt các nghiên cứu của các tổ chức Phi Chính phủ được thực hiện với mục tiêu

Trang 30

tiếp tục hỗ trợ Chính phủ xây dựng chính sách XĐGN trong những giai đoạn tiếp theo

Một nghiên cứu khác về XĐGN là công trình “Nghèo đói và chính sách giảm nghèo đói ở Việt Nam, kinh nghiệm từ nền kinh tế chuyển đổi” của Tuan Phong Don và Hosein Jalian, 1997 Poverty and Policy of poverty reduction in Vietnam, experience from transformation economy, Hanoi Trong nghiên cứu này các tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá một số chính sách giảm nghèo như; chính sách đất đai, chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng Với việc nghiên cứu những hợp phần cơ bản của chính sách xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam, các tác giả đã phác họa tương đối rõ nét về bức tranh nghèo đói cũng như hệ thống chính sách giải quyết vấn đề nghèo đói ở Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra được tầm quan trọng của các chính sách giảm nghèo trong công cuộc XĐGN ở Việt Nam (Tuan Phong Don và Hosein Jalian, 1997)

Nghiên cứu với tựa đề “tấn công đói nghèo”, 2000 của WB được coi là nghiên cứu đầu tiên mà trong đó điểm nổi bật là các đánh giá tác động của chính sách XĐGN trên phạm vi toàn quốc, kết quả đánh giá có ý nghĩa rất lớn

vì đã chỉ ra những tác động tích cực của các chính sách cũng như những điểm bất hợp lý của hệ thống chính sách giảm nghèo Chính những điểm bất hợp lý

mà nhất là những bất hợp lý trong khâu tổ chức thực hiện đã tạo ra rào cản cho việc đạt được mục tiêu của chính sách Đây được xem là nguồn cứ liệu quan trọng cho công tác hoạch định chính sách XĐGN giai đoạn 2001- 2005 tại Việt Nam (WB, 2000)

Nghiên cứu “Cung cấp giáo dục cơ bản có chất lượng cho mọi người”,

2002 của Bộ Phát triển Quốc tế Anh Nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực giáo dục trong đó có giáo dục cho người nghèo Sau những nghiên cứu, đánh giá khái quát về chính sách giáo dục và nhu cầu cũng như khả năng tiếp cận dịch

Trang 31

vụ giáo dục của các đối tượng chính sách Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người nghèo

là những người gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với giáo dục, đặc biệt là giáo dục có chất lượng, từ đó nghiên cứu đi đến kết luận, chính sách hỗ trợ giáo dục chưa thực sự có lợi cho người nghèo (Bộ phát triển quốc tế Anh, 2002)

Cũng trong năm 2002, một nghiên cứu khác về lĩnh vực y tế của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và tổ chức Y tế thế giới với tựa đề “ Cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm bớt bất bình đẳng” đã tập trung vào đánh giá thực trạng việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân, trong đó chú trọng đến người nghèo Nghiên cứu này đưa ra kết luận là người nghèo còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế đặc biệt là tình trạng bất bình đẳng còn phổ biến Từ nghiên cứu của mình nhóm nghiên cứu đã đề xuất được một số kiến nghị quan trọng cho Chính Phủ như cần tăng cường giám sát chặt chẽ và có hiệu quả từ phía Chính Phủ để cải thiện khả năng tiếp cận

và sử dụng dịch vụ y tế cho người nghèo đối tượng được xem là “yếu thế” trong xã hội (Ngân hàng phát triển Châu Á và tổ chức Y tế thế giới, 2002)

1.2.2 Các nghiên cứu của các tác giả trong nước

Trong giai đoạn 2006-2010, điểm khác biệt so với các giai đoạn trước

đó, các nghiên cứu được triển khai theo vùng hay trên phạm vi toàn quốc được thực hiện có phần ít đi mà thay vào đó là các nghiên cứu tập trung vào những chính sách cụ thể như; “Đánh giá việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo ở miền núi phía Bắc”, 2006, của tác giả Nguyễn Thành Trung và các cộng sự (Nguyễn Thành Trung và các cộng sự, 2006), đã tập trung đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo Nghiên cứu “Tác động của Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đối với hộ gia đình tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang”, 2005, của tác giả Đàm Viết Cường (Đàm Viết Cường, 2005) Cả hai công trình của hai nhóm tác giả này đều có chung một nhận xét là chính sách có tác động tích cực đến người nghèo

Trang 32

nhưng chưa thực sự cao vì nhiều lý do liên quan đến cơ chế chính sách mà đặc biệt là quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách Bên cạnh những nghiên cứu trên, các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách XĐGN cũng đã tiến hành những đánh giá riêng lẻ từng chính sách nhưng cũng chưa làm rõ những thành tựu cũng như tồn tại trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là chưa đánh giá được hiệu lực và chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực thực thi chính sách XĐGN trên phạm vi cả nước nói chung và ở từng vùng lãnh thổ nói riêng Phần lớn các đánh giá này mang nặng tính hành chính nhiều hơn là một nghiên cứu, do đó kết quả của nghiên cứu cũng không phục vụ được nhiều cho công tác thực hiện chính sách

Năm 2009 có một công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa với tựa đề “Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015”, đây là một công trình nghiên cứu công phu dựa vào khung lý thuyết về tấn công đói nghèo của WB và phương pháp đánh giá chính sách đói nghèo Nghiên cứu góp phần bổ sung các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác hoạch định chính sách XĐGN, qua đó tác giả đã tập trung đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách XĐGN chủ yếu Quá trình phân tích và đánh giá được dựa trên các số liệu cập nhật nhất, đã chỉ ra mặt được mà mỗi chính sách mang lại đồng thời cũng tìm ra các vấn đề bất cập trong triển khai thực hiện chính sách, tác giả đã tiến hành đánh giá chính sách XĐGN nhằm chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của mỗi chính sách đến công cuộc giảm nghèo của Việt Nam Trên cơ sở đó đề xuất định hướng cũng như giải pháp hoàn thiện chính sách XĐGN của Việt Nam đến năm 2015 (Nguyễn Thị Hoa, 2009)

Cũng trong năm 2009 một nghiên cứu của tác giả Lê Văn Bình với đề tài “Quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ trong giai đoạn hiện nay”, nghiên cứu đã hệ thống hóa lý luận và

Trang 33

kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ trong việc giải quyết đói nghèo từ đó tạo ra cơ sở lý luận để đổi mới công tác quản lý nhà nước về XĐGN nói chung đặc biệt là khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ Từ nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra những ý kiến nhận xét về việc giải quyết, xử lý thực trạng nghèo đói khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ, những điểm mạnh, điểm yếu của chính sách, trong tổ chức bộ máy quản lý và quy trình vận hành nhằm thực hiện mục tiêu XĐGN (Lê Văn Bình, 2009)

1.2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về công tác xóa đói giảm

nghèo nói chung được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm đề ra các

cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo,

cụ thể:

- Một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây Bắc giai đoạn 2006 - 2010, luận văn Thạc sỹ của học viên cao học Ngô Xuân Quyết, bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006

- Lê Thị Nghệ (1995) đã thực hiện nghiên cứu “Những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo vùng đồng bằng Sông Hồng” Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra được những gải pháp giảm nghèo cụ thể cho vùng nghiên cứu

- Nguyễn Ngọc Thể (2018) đã tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu giải pháp giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên” Qua nghiên cứu tác giả đã chỉ ra được những giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

- Tác giả Vũ Thị Biểu (1996) đã tiến hành nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động để góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt

Trang 34

Nam” Qua nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ró, nâng hiệu hiệu quả sử dụng

lao động có vai trò quan trọng trọng công tác xóa đói giảm nghèo

1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút cho giảm nghèo của huyện Lục Yên

Thứ nhất, cần xã hội hoá công tác giảm nghèo, nhằm huy động tối đa các nguồn vốn tăng cường đầu tư cho địa phương, các vùng có điều kiện khó khăn, kinh tế chưa phát triển, hỗ trợ cho người nghèo, nhằm tạo điều kiện các địa phương, các vùng khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên tự thoát nghèo

Thứ hai, cần có những cơ chế chính sách đặc thù nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho khoa học - công nghệ, cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường

Thứ ba, quan tâm đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động Điều này có tác dụng nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động

Thứ tư, cần có cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý, nhằm phát huy hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng cường nâng cao hiểu biết của người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp

Thứ năm, cần có chính sách cụ thể để phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá và các lĩnh vực khác

Thứ sáu, cần mở rộng hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhằm đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ đến được tận tay những người nghèo, tránh thất thoát lãng phí

Thứ bảy, trong công tác giảm nghèo Nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhưng phải coi đây là nhiệm vụ của xã hội, mà trước hết là của chính những người dân nghèo phải tự giác vươn lên

Thứ tám, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nước

Trang 35

1.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu:

- Nhóm chỉ tiêu định lượng

Trong đó:

- Yi đại diện cho các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nghèo của hộ thứ i như thu nhập và chi tiêu bình quân hộ/năm

- X1i là một tập hợp các chỉ tiêu đại diện cho chủ hộ thứ i như tuổi, giới tính

và trình độ học vấn và việc tham gia vào các chương trình tập huấn

- X2i là một tập hợp các chỉ tiêu đại diện cho hộ thứ i như số người phụ thuộc trong gia đình, tình trạng nghèo của hộ, chi tiêu bình quân năm của hộ, tiền mặt của hộ, diện tích canh tác hoặc chăn nuôi, số đầu gia súc, số con gia cầm, trị giá máy công tác và tài sản, số năm có điện lưới, khoảng cách từ hộ đến ngân hàng gần nhất, khoảng cách từ hộ đến chợ gần nhất, khoảng cách từ hộ đến đường nhựa hoặc bê-tông gần nhất, diện tích đất canh tác được tưới tiêu bằng hệ thống thuỷ lợi và kênh thông tin hộ dùng

- Nhóm chỉ tiêu định tính

Để những thuận lợi và khó khăn trong công tác giảm nghèo tại địa phương, đề tài sẽ tiến hành một nghiên cứu SWOT thông qua một số cuộc phỏng vấn sâu đối với các bên liên quan

Trang 36

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý: Lục Yên là một huyện miền núi ở phía Đông Bắc

tỉnh Yên Bái có diện tích tự nhiên là 810,014 km2; phía Bắc và Tây Bắc giáp với huyện Bảo Yên (Lào Cai); phía Đông giáp các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp huyện Yên Bình và phía Tây dựa vào sườn

Đông dãy núi Con Voi

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình: Huyện Lục Yên là một bồn địa cao phổ

biến từ 80 đến dưới 300m, trong đó độ cao trung bình so với mặt nước biển là 100m Địa hình của huyện cao ở phía Tây - Bắc, thấp dần theo hướng Đông - Nam Trong bồn địa có nhiều dãy núi đá vôi xen kẽ, chia cắt và có vùng thung

lũng sông Chảy

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết, thủy văn: Các yếu tố khí hậu của huyện

mang đặc trưng khí hậu chuyển tiếp của miền Tây Bắc và Việt Bắc Nhiệt

độ trung bình cả năm 23.30C; mùa lạnh nhiệt độ trung bình là 9.10C Mùa nóng nhiệt độ trung bình là 36.60C, tối cao tuyệt đối là 39.0 0C, tối thấp tuyệt đối là 4.5 0C

Lượng mưa trung bình năm là 156,2 mm Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5

và kết thúc vào tháng 9 Lượng mưa toàn mùa là 8832,7 mm, chiếm 79% lượng mưa cả năm; số ngày mưa trải đều các tháng Mùa khô số ngày mưa ít cũng xấp xỉ 10 ngày Lượng mưa thấp nhất vào tháng 12,1,2 là 5,3mm và cao nhất vào tháng 6 là 507,1 mm Hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, mưa đá… thường xảy ra mỗi năm từ 2-3 lần chủ yếu ở các xã vùng cao và các xã ven sông Chảy vào tháng 7 và tháng 8 Số ngày mưa phùn bình quân mỗi năm

có 15 ngày mưa phùn Là một trong những huyện có số ngày mưa tương đối

Trang 37

lớn so với các huyện trong tỉnh Yên Bái Bình quân mỗi năm có 10 ngày mưa trên 100 mm và 5 ngày mưa trên 200 mm Do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn và hồ Thác Bà nên huyện có độ ẩm khá cao, độ ẩm trung bình trong năm là 86 %, có lúc lên đến 100 % Nằm ở vị trí nội chí tuyến, lượng bức

xạ mặt trời lớn và khá đồng đều, huyện có số giờ nắng trung bình một năm là 101 giờ

Vào mùa lạnh, gió mùa đông bắc thịnh hành ở Lục Yên từ tháng 12 đến

tháng 2 Trong những ngày mùa đông, hiện tượng sương mù về sáng sớm và

chiều tối là phổ biến Trong mùa này có một vài ngày sương muối Gió mùa đông nam thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 10 tạo ra khí hậu mát mẻ và mưa Sang đầu mùa hè (tháng 5, 6) có gió tây nam xen kẽ tạo khí hậu khô, nóng và

độ ẩm thấp

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1 Tài nguyên đất: Đất đai ở huyện có nguồn gốc phát sinh khác

nhau và có thể phân ra thành 2 hệ đất chính đó là hệ đất phù sa do sông Chảy bồi đắp và hệ thống đất Feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi núi Đất thung lũng ven sông Chảy, ven hồ có khả năng trồng hoa màu, lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày loại đất này tập trung ở nhiều cánh đồng phì nhiêu, vựa lúa của huyện và tập trung ở các xã như: Mường Lai, Vĩnh Lạc, Liễu Đô, Yên Thắng, Minh Xuân, Minh Chuẩn… Diện tích đất tự nhiên 81.001,40 ha, trong đó đất nông nghiệp là 71.524,90 ha, đất phi nông nghiệp 7.510,30 ha, đất chưa sử dụng 1.966,20 ha

2.1.2.2 Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của huyện khá phong phú

nhờ hệ thống sông, suối, ngòi phân bổ đều, nguồn nước dồi dào phục vụ nhu cầu của đời sống sinh hoạt và nhiều ngành kinh tế quốc dân, có tiềm năm thủy lợi, thủy điện Sông Chảy (tên gọi cổ là Trôi Hà hoặc sông Đạo Ngạn) là một phụ lưu lớn của sông Lô bắt nguồn từ vùng Tây Côn Lĩnh (dãy núi Tây Côn

Trang 38

Lĩnh trải dài trên địa phận 02 huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên ở tỉnh Hà Giang) Chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua địa phận của huyện dài 60km Vùng lưu vực sông Chảy được giới hạn khá rõ, phía bắc là vùng núi cao trên 1.500m Địa hình của lưu vực thấp dần từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Đông Nam Phía tây là dãy núi Con Voi cao từ 700 - 1.450m Hướng dốc địa hình đã tạo ra hướng chảy ở trung, hạ lưu và Tây Bắc - Đông Nam

Do sông Chảy xâm thực trên một nền đá rắn kết tinh nên có thác ghềnh, mùa mưa dòng chảy xiết nhưng thác ghềnh không nhiều vì vậy thuyền, bè đi lại tương đối thuận tiện Hệ thống ngòi rạch lớn nhất là Ngòi Biệc (tên cổ là Bích Đà), bắt nguồn từ vùng núi cao Mai Sơn, Lâm Thượng chạy dọc thung lũng Bắc Pha xuống làng Mường, làng Ói đổ vào sông Chảy tại cửa Đầu Đồng xã Ngọc Chấn (Yên Bình) Các ngòi làng Khánh, Đại Cại, Khuôn Thống, làng

Úc, làng Cát, làng Dầu ở phía tả ngạn Ngòi Trĩ, Tô Trà, Động Quan, Làng Thuồng, Làng Vàn, Vạn Thìu ở phía hữu ngạn đều đổ vào sông Chảy Riêng ngòi Khánh Thiện chảy ngược theo hướng Đông Bắc nhập vào Sông Lô (tỉnh

Hà Giang) Đặc điểm ngòi, rạch ngắn, độ dốc lớn nên dễ gây ra lũ ống Từ dòng sông Chảy ấy con người đào đắp thành hệ thống kênh đập lớn nhỏ dẫn nước chảy khắp địa bàn các xã của huyện Nguồn nước tự nhiên của huyện phong phú, có 6,6% diện tích tự nhiên là mặt nước cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển nghề thủy sản

2.1.2.3 Tài nguyên rừng: Trước đây, ở Lục Yên diện tích rừng tự nhiên

khá rộng với nhiều loại gỗ quý như: Lát hoa, sến, táu, chò chỉ… và bạt ngàn tre, nứa Thú quý có hổ, gấu, cầy hương… Nhưng do phá rừng làm nương rẫy

và khai thác ồ ạt, kéo dài dẫn đến diện tích bị giảm mạnh, một số loài thú quý không còn Đến năm 2016, tổng diện tích rừng hiện có 57.942 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 12.905 ha, diện tích rừng sản xuất là 45.307 ha Rừng và tài nguyên rừng là một trong những thế mạnh của huyện

Trang 39

2.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản: Huyện có tài nguyên khoáng sản đa

dạng, phong phú, về khoáng sản quý có pirit, phôtphorit, đá quý rubi, saphia, than,… đã được xác định trữ lượng và bước đầu đi vào khai thác Vàng sa khoáng phân bố ở nhiều vùng Đặc biệt một số loại vật liệu xây dựng như đá hoa, đá vôi, đá trắng chất lượng cao, cát sỏi có trữ lượng lớn

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Huyện Lục Yên là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái có kinh tế - xã hội phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng toàn diện trên các lĩnh

vực Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 16,86%/năm Thu

nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 22 triệu đồng/người Nông, lâm nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển vùng sản xuất lúa hàng hoá năng suất chất lượng cao và vùng ngô hàng hoá trên đất

2 vụ lúa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất, đưa năng suất lúa từ 38,89 tạ/ha năm 2010 lên 50,2 tạ/ha năm 2015; sản lượng lương thực có hạt đạt trên 56.718 tấn góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn và cung cấp một phần lương thực cho thị trường Công tác quản

lý, bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng, tổng diện tích rừng trồng mới trong 5 năm đạt 11.230 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 67% Tiếp tục quan tâm hỗ trợ xây dựng và phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, toàn huyện hiện có 166 cơ sở chăn nuôi tập trung, tăng 40% so với năm 2010; tổng đàn gia súc chính hằng năm tăng bình quân 3,6% Tiếp tục đưa các giống tiến bộ và một số thủy sản có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng (ba ba,

cá rô phi đơn tính, cá bỗng…); sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 1.600 tấn/năm Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mạnh, đến nay

có trên 20 nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả, trong đó có 01 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề thế mạnh của địa phương như: Sản xuất tranh đá quý, đá mỹ nghệ, đá cảnh, sản xuất vật liệu

Trang 40

xây dựng, khai thác, chế biến gỗ rừng trồng… Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (giai đoạn 2011 - 2015) đạt 23,8%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2015 (theo giá so sánh 2010) đạt 1.025 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2010 Nét nổi bật của phát triển công nghiệp - TTCN là phát huy tiềm năng thế mạnh về khoáng sản để mở rộng đầu tư và phát triển cả về khai thác và chế biến sâu; tăng cường đầu tư trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đảm bảo cả về quy mô và chất lượng; giữ vững các ngành nghề truyền thống và phát triển một số ngành nghề mới

Nhìn chung, Lục Yên có quốc lộ 70 chạy qua và hệ thống đường liên tỉnh nối liền các huyện trong và ngoài tỉnh, thuận lợi cho giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng; hệ thống sông, suối phong phú, cung cấp nguồn nước tự nhiên phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển nghề thủy sản; yếu tố khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng đa dạng, phong phú thuận lợi cho phát triển sản xuất; tài nguyên đa dạng có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng Lục Yên còn là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc cùng sinh sống, nền văn hoá đa dạng, thống nhất, đậm đà bản sắc dân tộc với nét văn hoá dân gian độc đáo nhất là văn hóa của người Tày, Nùng, Dao, đây là những điều kiện thuận lợi đến công tác quản lý xã hội đối với công tác quản lý xã hội về về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, huyện cũng gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý xã hội trong về xây dựng nông thôn mới, như: Với đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, độ dốc lớn, hàng năm thường xảy ra nhiều đợt thiên tai, bão lốc ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống phong tục, tập quán có mặt còn lạc hậu, trình độ dân trí không đồng đều đã tác động không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội Trong lĩnh vực phát triển kinh

tế chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của địa phương, nội bộ các ngành kinh

Ngày đăng: 20/03/2020, 14:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Đàm Viết Cường (2005), Tác động của Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đối với hộ gia đình tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đối với hộ gia đình tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang
Tác giả: Đàm Viết Cường
Năm: 2005
9. Đảng bộ huyện Lục Yên (2017), Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Yên (1930-2015) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Yên
Tác giả: Đảng bộ huyện Lục Yên
Năm: 2017
11. HĐND huyện Lục Yên (2016), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nhiệm kỳ năm 2011-2016, Phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ năm 2016 - 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nhiệm kỳ năm 2011-2016
Tác giả: HĐND huyện Lục Yên
Năm: 2016
12. Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2009
13. Ngân hàng phát triển Châu Á và tổ chức Y tế thế giới ( 2002), Cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm bớt bất bình đẳng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm bớt bất bình đẳng
20. WB (1995), Đánh giá đói nghèo và chiến lược, Hà Nội 21. WB (2000), Tấn công đói nghèo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đói nghèo và chiến lược", Hà Nội 21. WB (2000), "Tấn công đói nghèo
Tác giả: WB (1995), Đánh giá đói nghèo và chiến lược, Hà Nội 21. WB
Năm: 2000
15. Trung Quốc nỗ lực xóa đói, giảm nghèo - Nhân Dân - Báo Mới https://www.baomoi.com/trung-quoc-no-luc-xoa-doi-giam-ngheo/c/22237511.epi Link
1. Báo cáo Quốc gia (2015), Kết quả 15 năm thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam Khác
2. Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam - UNDP www.vn.undp.org/.../vietnam/.../PRPP-Bo%20sach%20BC-Q3-Trang-14-10-2015.pdf Khác
5. Chi cục Thống kê huyện Lục Yên (2016), Niên giám thống kê huyện Lục Yên 2015 Khác
7. Đảng bộ huyện Lục Yên (2015), Báo cáo chính trị huyện Lục Yên tại Đại hội Đảng bộ huyện khoá XXI Khác
8. Đảng bộ huyện Lục Yên (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện khoá XXI Khác
10. Định nghĩa về đói nghèo và chuẩn nghèo ở Việt Nam - Zing.VN imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/luan.../nhom_1_va_2_dinh_nghia_1134.pdf Khác
14. Nguyễn Thành Trung và các cộng sự (2006), Đánh giá việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo ở miền núi phía Bắc, Thái Nguyên Khác
16. UBND huyện Lục Yên (2016), Báo cáo tình hình thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015 Khác
17. UBND huyện Lục Yên (2016), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2016. Phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2017 Khác
18. UNDP(1995), Xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội 19. Vấn đề nghèo đói và việc xóa đói giảm nghèo - VOV.vov.vn/vov-binh-luan/van-de-ngheo-doi-va-viec-xoa-doi-giam-ngheo-152907.vov Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w