1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán đông nam á , luận văn thạc sĩ

107 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 306,52 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Nếu như cách đây khoảng trên 10 năm, việc kinh doanh bất động sản đãkhiến nhiều người nhanh chóng trở nên giàu có thì với việc ra đời và hoạt động củaTTCK, số l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-PHẠM THỊ DƯƠNG HUYÊN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á

Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

PGS.TS.BÙI KIM YẾN

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011

Trang 2

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình tham gia đónggóp ý kiến và giúp đỡ tôi có số liệu để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.

Phạm Thị Dương Huyên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

õõõ

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Côhướng dẫn là PGS.TS Bùi Kim Yến Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đềtài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giáđược chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu thamkhảo Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như sốliệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác và được liệt kê ở phần tài liệu thamkhảo

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trướcHội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình

Học viên : Phạm Thị Dương Huyên Lớp : Kinh tế Tài chính – Ngân

hàng Khóa : 17

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY

CHỨNG KHOÁN 4

1.1 Các vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty chứng khoán 4

1.1.1.1 Khái niệm 4

1.1.1.2 Đặc điểm của công ty chứng khoán 4

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán 8

1.1.2.1 Các hoạt động nghiệp vụ 8

1.1.2.2 Các hoạt động phụ trợ 11

1.1.3 Vai trò hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 12

1.2 Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 13

1.2.1 Khái niệm môi giới chứng khoán 13

1.2.2 Phân loại môi giới chứng khoán 14

1.2.2.1 Môi giới dịch vụ (Full Service Broker) 14

1.2.2.2 Môi giới chiết khấu (Discount Broker) 14

1.2.2.3 Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành 15

1.2.2.4 Môi giới độc lập hay môi giới 2 đôla 15

1.2.2.5 Nhà môi giới chuyên môn 15

1.2.3 Quy trình môi giới chứng khoán 16

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng 19

1.3.1 Các nhân tố chủ quan 19

1.3.2 Các nhân tố khách quan 22

Trang 5

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động môi giới của công ty chứng

khoán 24

1.4.1 Khái niệm về chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán 24

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 25

1.4.2.1 Chỉ tiêu định tính 26

1.4.2.2 Chỉ tiêu định lượng 26

1.5 Một số kinh nghiệm về hoạt động môi giới tại sàn chứng khoán Trung Quốc 28

1.5.1 Vài nét về thị trường chứng khoán Trung Quốc 28

1.5.1.1 Giai đoạn hình thành TTCK Trung Quốc (1980 - 1989) 28

1.5.1.2 Giai đoạn phát triển TTCK Trung Quốc (từ 1990 đến 2011) 29 1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 31

1.5.2.1 Chính sách phát triển TTCK 31

1.5.2.2 Cơ sở vật chất hiện đại 33

1.5.2.3 Công nghệ thông tin được hiện đại hóa 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á 36

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCP CK Đông Nam Á 36

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCP CK Đông Nam Á 36

2.1.2 Sản phẩm dịch vụ tại CTCP CK Đông Nam Á 37

2.1.2.1 Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp 38

2.1.2.2 Dịch vụ môi giới 38

2.1.3 Một số kết qủa kinh doanh chủ yếu 41

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn 42

2.1.4.1 Thuận lợi 42

Trang 6

2.1.4.2 Khó khăn 43

2.2 Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCP CK Đông Nam Á

44 2.2.1 Tình hình chung về hoạt động môi giới tại CTCP CK Đông Nam Á

44 2.2.1.1 Tài khoản khách hàng mở tại CTCP CK Đông Nam Á 44

2.2.1.2 Doanh số giao dịch chứng khoán tại CTCP CK Đông Nam Á 45 2.2.1.3 Doanh thu môi giới chứng khoán tại CTCP CK Đông Nam Á 46 2.2.1.4 Chi phí môi giới chứng khoán tại CTCP CK Đông Nam Á 47 2.2.1.5 Lợi nhuận đạt được 48

2.2.2 Quy trình môi giới chứng khoán 50

2.2.3 Các Sản phẩm của dịch vụ môi giới tại CTCP CK Đông Nam Á 54

2.2.3.1 Dịch vụ giao dịch trực tuyến 54

2.2.3.2 Dịch vụ giao dịch online 56

2.2.4 Đánh giá hoạt động môi giới tại CTCP CK Đông Nam Á 57

2.2.4.1 Ưu điểm 57

2.2.4.2 Nhược điểm và nguyên nhân 59

2.2.4.3 Đánh giá hoạt động môi giới qua khảo sát ý kiến nhà đầu tư về dịch vụ môi giới tại CTCP CK Đông Nam Á 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á 71

3.1 Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại CTCP CK Đông Nam Á 71

3.1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh với các CTCK khác 71

3.1.2 Ổn định, thu hút và đào tạo đội ngũ nhân viên môi giới 73

3.1.3 Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới 73

3.1.4 Tái cơ cấu bộ máy tổ chức 75

Trang 7

3.1.5 Thu hút khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng hoàn hảo 76

3.1.6 Nâng cao cơ sở vật chất 77

3.1.7 Mở rộng giao dịch qua mạng lưới Internet 77

3.1.8 Các giải pháp khác 78

3.2 Các giải pháp hỗ trợ 78

3.2.1 Cải tiến hệ thống giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán 78 3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý 79

3.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền và quảng bá những kiến thức về chứng khoán 80

3.2.4 Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ công ty chứng khoán nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung 81

KẾT LUẬN CHUNG 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mô hình tổ chức nhân sự tại CTCP CK Đông Nam Á

Phụ lục 2: Biểu phí giao dịch chứng khoán

Phụ lục 3: Các giấy tờ khách hàng cần mang theo khi đến mở tài khoản Phụ lục 4.1: Qui trình đặt lệnh trực tiếp tại sàn

Phụ lục 4.2: Qui trình đặt lệnh qua điện thoại

Phụ lục 5.1: Bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ

Phụ lục 5.2: Các thành phần tác động đến chất lượng hoạt động dịch vụ MG Phụ lục 5.3: Bảng câu hỏi nghiên cứu

Phụ lục 6: Mô tả mẫu

Phụ lục 7: Số liệu thống kê theo các thành phần phân loại

Phụ lục 8: Thị phần của 10 CTCK lớn

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Số lượng tài khoản từ 2007 - 2010

Biểu đồ 2.2: Doanh số giao dịch từ 2007 - 2010

Biểu đồ 2.3: Doanh thu phí môi giới từ 2007 - 2010

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số lượng tài khoản, doanh số giao dịch chứng khoán, doanh thu hoạt

động môi giới tại SeASecurities

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động môi giới từ năm 2008 đến

năm 2010

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về chi phí môi giới từ năm 2008 đến năm 2010

Bảng 2.4: Các chi tiêu tài chính từ năm 2007 đến 2010

Trang 10

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nếu như cách đây khoảng trên 10 năm, việc kinh doanh bất động sản đãkhiến nhiều người nhanh chóng trở nên giàu có thì với việc ra đời và hoạt động củaTTCK, số lượng nhà đầu tư phất lên nhờ thị trường này có thể sẽ lớn hơn thế nhiều.Song để trở thành một nhà đầu tư thành công, bên cạnh nhiều yếu tố khác, bạnkhông thể quên được một điều đó là lựa chọn các tổ chức trung gian - những ngườimôi giới chứng khoán thích hợp Kinh nghiệm cho thấy ở hầu hết các TTCK có tổchức, kể cả các TTCK lâu đời đều duy trì tính trật tự, khoa học bằng cách tập trungcác lệnh giao dịch chứng khoán vào những công ty chứng khoán nhằm đảm bảo cácloại chứng khoán được giao dịch thực; TTCK hoạt động lành mạnh, hợp pháp; bảo

vệ được lợi ích của nhà đầu tư TTCK có tổ chức hoạt động không phải trực tiếp donhững người muốn mua hay muốn bán thực hiện, mà do những công ty chứngkhoán thực hiện - đó là nguyên tắc trung gian cơ bản nhất của TTCK có tổ chức.Một trong những nghiệp vụ đặc trưng hàng đầu của các CTCK là môi giới chứngkhoán Khác với nghề môi giới trong các lĩnh vực khác, môi giới chứng khoán làmột loại hoạt động chuyên nghiệp mang tính nhà nghề, đòi hỏi một chất lượng đặcbiệt về kỹ năng, nghiệp vụ và đạo đức vì nó đóng vai trò là cầu nối giữa nhữngngười mua và bán chứng khoán Điều này có nghĩa rằng các CTCK cần phải chútrọng đầu tư hơn nữa, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứngkhoán để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng trong một TTCK hiện đại

Hoạt động môi giới là một hoạt động được gọi là cơ bản của CTCK nhưnghiện nay còn rất nhiều vấn đề tồn tại: Lợi nhuận thu được từ hoạt động môi giới cònthấp, chưa đúng với tiềm năng phát triển của công ty cũng như của thị trường Mặc

dù chi phí cho hoạt động môi giới đã giảm đi đáng kể, nhưng việc giao dịch chứngkhoán sẽ không thể thiếu được vai trò của hoạt động môi giới, ít nhất trong tương laigần Nhất là đối với thị trường non trẻ của chúng ta, khi mà việc đầu tư chứng

Trang 11

khoán là chưa phổ biến và mặt bằng trình độ của các nhà đầu tư chưa có gì là đảmbảo Và hoạt động môi giới cũng còn một số những mặt hạn chế cần khắc phục,những thiếu sót cần được bổ sung như đội ngũ nhân viên môi giới chưa chuyênnghiệp, các dịch vụ phụ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư… Những tồntại này làm cho nghiệp vụ của công ty chứng khoán nói chung và SeASecurities nóiriêng chưa thực sự phát triển Đây là lý do tôi chọn đề tài: “Phát triển hoạt động môigiới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á (SeASecurities)”làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Thông qua việc tìm hiểu hoạt động môi giới chứng khoán của các công tychứng khoán để thấy được bản chất, vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán;đánh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại SeASecurities, những khókhăn mà SeASecurities đang gặp phải Từ đó có cơ sở để đề xuất một số giải phápcho việc hoàn thiện và phát triển hoạt động môi giới chứng khoán

3 Phương pháp nghiên cứu

Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau như thống kê, phântích, tổng hợp, tư duy, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Chuyên đề đã hệ thống

lý thuyết kết hợp với việc phân tích thực tiễn, đánh giá những kết quả của công tytrong 4 năm từ 2007 đến năm 2010 Tôi mong muốn cung cấp một bức tranh kháchi tiết về hoạt động môi giới chứng khoán của SeASecurities trên khía cạnh lýthuyết cũng như thực tế, để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ môi giớitại SeASecurities Đồng thời đưa ra hệ thống các biện pháp ở tầm vĩ mô cũng như

vi mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán trên thị trườngchứng khoán Việt Nam

4 Nội dung nghiên cứu

- Dựa vào báo cáo tài chính để có cái nhìn tổng quát về công ty

- Dựa vào số liệu, các dữ liệu do phòng môi giới cung cấp trong 4 năm 2007,

2008, 2009, 2010

- Các nhân tố kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng tới hoạt động môi giới

Trang 12

- Thực trạng hoạt động môi giới tại SeASecurities.

- Giải pháp phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ môi giới

5 Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Các số liệu, dữ liệu do phòng môi giới cung cấp

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là những kiến thức cơ bản về hoạt độngmôi giới của công ty chứng khoán, bên cạnh đó là thực trạng của hoạt động môi giớitại SeASecurities từ 1/1/2007 đến 31/12/2010

6 Kết cấu của đề tài

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát hoạt động môi giới của công ty chứng khoán

Chương 2: Thực trạng hoạt động môi giới tại SeASecurities

Chương 3: Giải pháp phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ môi giới tại SeASecurities

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1 Các vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty chứng khoán

Giáo trình thị trường chứng khoán của trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuấtbản tài chính năm 2002 có định nghĩa: Công ty chứng khoán là một tổ chức tàichính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán

1.1.1.2 Đặc điểm của công ty chứng khoán

Là một tổ chức tài chính trung gian trên thị trường tài chính, nên CTCK cũng cónhững đặc điểm chung vốn có của một tổ chức tài chính trung gian, thể hiện ở cácmặt sau:

TTCK hoạt động với một đặc điểm khác biệt với các thị trường khác là người mua

và người bán không trực tiếp gặp nhau để thỏa thuận giá cả và tiến hành giao dịch,

mà họ phải giao dịch thông qua hệ thống các công ty chứng khoán CTCK cónhiệm vụ nhận lệnh của cả người mua và người bán, nhập tất cả các lệnh này vàocùng một hệ thống và hệ thống sẽ tự động so khớp các lệnh với nhau, cuối cùng sẽđưa ra một mức giá khớp tốt nhất với một khối lượng khớp nhất định

Trang 14

v Tổ chức trung gian về thông tin

CTCK với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên có trình độcao trong việc thu thập xử lý và phân tích thông tin liên quan đến chứng khoán vàcác thông tin khác thành những thông tin có ích Mà những thông tin này có thểđược phục vụ miễn phí cho khách hàng, có thể phục vụ cho việc ra quyết định đầu

tư của CTCK hoặc cũng có thể là những thông tin dịch vụ tài chính mà CTCK muốnbán để thu lời Công ty cung cấp cho khách hàng của mình (có thể là nhà đầu tư haycác doanh nghiệp cần tư vấn) các sản phẩm thông tin thông qua nghiệp vụ môi giới,

tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư…Nhờ đó mà khách hàng có thể được sửdụng những thông tin hiệu quả cao và với chi phí thấp, thấp hơn rất nhiều so với chiphí mà nhà đầu tư bỏ ra để tự thu thập, xử lý thông tin…

Chức năng này được thể hiện rõ trong nghiệp vụ cầm cố, mua bán khống của CTCKvới khách hàng…Điều này nhằm mục đích tăng cơ hội cho khách hàng, đồng thờitạo thu nhập cho việc đa dạng hoá hoạt động của công ty trên thị trường

Do CTCK là một thành viên của hệ thống thanh toán lưu ký nên CTCK là một trunggian thanh toán Chức năng này được thể hiện thông qua việc thanh toán giữa ngườiphát hành và nhà đầu tư Công ty thực hiện bù đắp kết quả cuối cùng sau khi có kếtquả chuyển xuống từ trung tâm giao dịch và giữa những nhà đầu tư với nhau

v Tổ chức trung gian về đầu tư và rủi ro

Xuất phát từ nhu cầu có thu nhập cao nhưng trình độ, khả năng phân tích, đầu tư củacác chủ thể có vốn nhàn rỗi bị hạn chế Dựa trên đặc điểm này, các quỹ đầu tưchứng khoán ra đời Các quỹ này hoạt động dựa trên hình thức dùng một số lượnglớn vốn đầu tư vào một số loại chứng khoán với kỳ hạn và mức rủi ro khác nhau đểkiếm lời Để thu hút được nguồn vốn như thế này thì các quỹ đầu tư phải phát hànhchứng chỉ quỹ đầu tư và chủ sở hữu các chứng chỉ này là chủ thể có vốn nhàn rỗinhưng có nhu cầu trên và họ được hưởng lợi từ lợi nhuận mà quỹ mang lại

Trang 15

v Tổ chức có tính chuyên nghiệp cao, kiến thức rộng

Thị trường tài chính là thị trường phát triển ở tầm cao, phức tạp và khó khăn Do đó

nó đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có kiến thức sâu, rộng về thị trường và lĩnh vực

mà chủ thể đó tham gia Đối với CTCK thì tính chuyên nghiệp và kiến thức củanhân viên là rất cao Nó không chỉ bao gồm kiến thức về tài chính mà còn bao gồmtất cả các mặt, lĩnh vực khác của thị trường

Do là một trung gian tài chính nên mối quan hệ của CTCK là rất đa dạng được thểhiện trong mối quan hệ với khách hàng là công chúng đầu tư, doanh nghiệp cần tưvấn trong huy động vốn, phát hành, bảo lãnh và với các tổ chức tín dụng khác…

v Tổ chức tham gia vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính

Trên thị trường chứng khoán, để công việc mua bán và thanh toán giữa các chủ thểvới nhau được thuận lợi đòi hỏi phải có một hệ thống bổ trợ phục vụ cho hoạt độngnày Đó là các nghiệp vụ môi giới, tư vấn, phân tích, thanh toán…

Mỗi CTCK hoạt động trên TTCK, tùy thuộc vào khả năng, năng lực của mình vàquy định của pháp luật mà CTCK thực hiện một hay nhiều nghiệp vụ Việc thựchiện nhiều nghiệp vụ giúp cho CTCK đa dạng hoá hoạt động, tăng doanh thu, tănglợi nhuận Nhưng nếu tham gia vào quá nhiều hoạt động thì thiếu đi sự chuyên mônhoá làm cho khả năng cạnh tranh của công ty so với các công ty thực hiện chuyênmôn hoá sẽ kém phân bổ lực lượng vào các lĩnh vực này bị dàn trải, thiếu tập trungnên hiệu quả không cao…

CTCK là một trung gian tài chính nên CTCK có sự khác biệt với các doanh nghiệpkhác, thể hiện ở các điểm sau:

Trang 16

tài chính ở đây là tư vấn tài chính, môi giới, thực hiện giúp khách hàng một số hoạtđộng uỷ quyền…

Với đặc điểm là trung gian tài chính, trung gian đầu tư CTCK có ưu thế về chuyênmôn nghiệp vụ, về vốn, về tiếp cận thông tin… hơn các nhà đầu tư nên đòi hỏiCTCK phải ưu tiên quyền lợi của khách hàng lên trước, tách biệt tài sản của doanhnghiệp và tài sản của khách hàng để tránh những xung đột về lợi ích giữa kháchhàng và công ty, đồng thời để hạn chế rủi ro cho khách hàng

Về mặt chuyên môn và nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức của một công ty chứng khoángồm các phòng ban chủ yếu sau:

- Khối tác nghiệp: Là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và dịch vụ chứngkhoán Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của kháchhàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó Bao gồm các phòng ban:

+ Phòng nghiên cứu và phát triển

+ Phòng phân tích và thông tin thị trường

+ Phòng kế hoạch công ty

+ Phòng phát triển sản phẩm mới

Trang 17

+ Phòng công nghệ tin học

+ Phòng kế toán, thanh toán và kiểm soát nội bộ

+ Phòng ngân quỹ, ký quỹ

+ Phòng tổng hợp hành chính nhân sự

Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vậy, do mức độ phát triển của công tychứng khoán và Thị trường chứng khoán mà có thể có thêm các bộ phận khácnhư: mạng lưới chi nhánh, văn phòng trong và ngoài nước, văn phòng đại lý…,hoặc các phòng liên quan đến các nghiệp vụ khác từ ngân hàng, bảo hiểm (tíndụng chứng khoán; bảo hiểm chứng khoán…)

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán

1.1.2.1 Các hoạt động nghiệp vụ

Giáo trình Thị trường chứng khoán, trường đại học kinh tế quốc dân năm 2002định nghĩa: “Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện muabán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng Theo đó, công ty chứngkhoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịchtại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng làngười phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình” Vì vậy hoạtđộng môi giới ở bất kỳ công ty chứng khoán nào cũng bao gồm hai hoạt độngnhỏ: Thứ nhất, CTCK đại diện khách hàng giao dịch và thứ hai là tư vấn trợ giúpkhách hàng trong quá trình ra quyết định mua, bán chứng khoán Do những đặcđiểm của hoạt động môi giới chứng khoán đòi hỏi nhà Môi giới chứng khoánphải có những tiêu chuẩn đạo đức nhất định; những người làm nghề môi giớichứng khoán phải trung thực, vì lợi ích của khách hàng Bên cạnh đó, để làmđược nghề môi giới chứng khoán họ phải có những kỹ năng nhất định, bao gồmcác kỹ năng chủ yếu sau:

- Kỹ năng truyền đạt thông tin: Nhà môi giới chứng khoán phải có kỹ năngtruyền đạt thông tin tốt để có thể làm hài lòng khách hàng, để họ hiểu được

Trang 18

sâu sắc và đầy đủ những thông tin mà nhà môi giới muốn truyền đạt Nhữngngười có khả năng truyền đạt thông tin tốt sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng

và lắng nghe họ nói, thu hút được sự quan tâm chú ý từ phía khách hàng

- Kỹ năng tìm hiểu khách hàng: Kỹ năng này cần thiết đối với mọi loại ngànhnghề, tuy nhiên đối với nghề môi giới, kỹ năng này đặc biệt quan trọng Nhà môi giớimuốn có được một buổi nói chuyện thành công với khách hàng của mình, họ cần phảinắm bắt được một số thông tin về khách hàng mà họ đang tư vấn Khi khách hàng cảmnhận được sự quan tâm đúng mực từ phía nhà môi giới, họ sẽ yên tâm và tin tưởng vàonhững thông tin và lời khuyên mà nhà môi giới đưa ra

- Kỹ năng khai thác thông tin: Bao gồm tất cả những thông tin vể kinh tế, xãhội và cả những thông tin về cá nhân khách hàng Để đưa ra được những lời khuyên sátthực, đem lại lợi ích cho khách hàng, nhà môi giới cần phải có những thông tin đầy đủ,chính xác Và để có được những thông tin này, nhà môi giới cần phải có những kỹ năng

cơ bản về khai thác thông tin

Tự doanh là việc các công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua, bánchứng khoán cho chính mình Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoánđược thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặcthị trường OTC Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận chochính công ty thông qua hoạt động mua, bán chứng khoán với khách hàng.Nghiệp vụ này hoạt động song song với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnhgiao dịch của khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vì vậy trongquá trình hoạt động có thể dẫn tới xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch chokhách hàng và cho bản thân công ty Do đó luật pháp các nước đều yêu cầu táchbiệt rõ ràng giữa các nghiệp vụ môi giới và tự doanh, công ty chứng khoán phải

ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình

Trong hoạt động tự doanh, công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồnvốn của công ty, tự ra quyết định và thực hiện lệnh mua bán chứng khoán Vì

Trang 19

vậy, công ty chứng khoán đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhânviên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tưhợp lý, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường.

Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức của mình để đưa ra cáclời khuyên, phân tích tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụkhác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng

Trên cơ sở những lời khuyên của nhà tư vấn, khách hàng sẽ đưa ra quyết địnhđầu tư cho chính mình, những lời khuyên đó có thể giúp khách hàng thu vềnhững khoản lợi nhuận lớn hoặc cũng có thể thua lỗ, thậm chí là phá sản; đồngthời nhà tư vấn có thể thu về một khoản phí, đó là khoản phí về dịch vụ tư vấn,bất kể việc tư vấn đó có mang lại hiệu quả trong đầu tư của khách hàng haykhông Do đặc điểm này mà hoạt động tư vấn cần phải đảm bảo các nguyên tắcsau:

- Các nhà tư vấn đòi hỏi phải có tính trung thực và trách nhiệm đối với nhữnghành động tư vấn của mình Mọi thông tin tư vấn của họ sẽ có ảnh hưởng đến

quyết định đầu tư của khách hàng, do vậy những thông tin mà nhà tư vấn đưa raphải chính xác, trung thực để giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định đầu tưđúng đắn Hơn nữa họ còn phải chịu trách nhiệm về những thông tin tư vấn mà

Trang 20

họ đưa ra Điều này đảm bảo cho hoạt động tư vấn trở nên có hiệu quả và tạo sựtin tưởng từ phía khách hàng đang sử dụng dịch vụ tư vấn

- Các nhà tư vấn không đưa ra một sự chắc chắn nào về giá cũng như giá trị của

chứng khoán mà mình đang tư vấn cho khách hàng Điều này là bởi lẽ, giá củachứng khoán có thể thay đổi một cách ngẫu nhiên và không ai có thể chắc chắnrằng giá chứng khoán có thể thay đổi theo chiều hướng nào trong những phiêngiao dịch tiếp theo Tất cả mọi người đều chỉ đưa ra được những dự đoán về sựthay đổi của giá chứng khoán, do vậy khi thực hiện tư vấn cho các khách hàng,các nhà tư vấn không thể đảm bảo chắc chắn về giá của chứng khoán, họ chỉ lànhững người đưa ra các thông tin, những lời khuyên sau đó khách hàng sẽ làngười đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng

- Trong khi tư vấn cho khách hàng, nhà tư vấn cần phải đưa ra những rủi ro mà

nhà đầu tư có thể sẽ gặp phải khi quyết định đầu tư vào một cổ phiếu nhất định.Nguyên tắc này giúp cho hoạt động tư vấn trở nên có hiệu quả hơn và đồng thờicũng giúp khách hàng có được những quyết định đầu tư đúng đắn

- Việc khách hàng lựa chọn đầu tư như thế nào phải do khách hàng tự quyếtđịnh, người tư vấn không được dụ dỗ hay mời chào khách hàng mua hay bán một loạichứng khoán cụ thể nào đó Hơn nữa, những thông tin tư vấn mà nhà tư

vấn đưa ra phải xuất phát từ những thông tin có tính khách quan và có độ tin cậycao, trên cơ sở đó đưa ra những phân tích, tổng hợp một cách khoa học, logiccác vấn đề nghiên cứu

1.1.2.2 Các hoạt động phụ trợ

Lưu ký chứng khoán là hoạt động cất giữ, bảo quản chứng khoán và thực hiện

hộ khách hàng đối với các chứng khoán được lưu giữ Đây là một hoạt độngphụ trợ giúp công ty chứng khoán có thể thực hiện tốt các hoạt động của mình Khách hàng khi muốn giao dịch trên thị trường chứng khoán, họ phải mở tàikhoản tiền mặt và tài khoản lưu ký chứng khoán tại các công ty chứng khoán Qua đó, công ty sẽ quản lý các chứng khoán lưu ký của khách hàng, thực hiện

Trang 21

các nghiệp vụ thanh toán và chuyển giao chứng khoán cho khách hàng trong quátrình giao dịch trên thị trường

- Bộ phận kế toán có nhiệm vụ xử lý hợp đồng và các tài liệu giao dịch, thực

hiện việc soạn thảo, in ấn gửi cho khách hàng, nhận lại từ khách hàng và lưu giữcác bản hợp đồng và các chứng từ, phiếu lệnh và các giao dịch khác với kháchhàng

- Bộ phận tài chính quản lý hoạt động tài chính của công ty thông qua tài khoản

chứng khoán và tiền Ngoài ra, bộ phận này còn quản lý việc cho khách hàngvay tiền để đầu tư chứng khoán, thoả thuận với khách hàng trong giao dịch nhậnthế chấp chứng khoán và cho khách hàng vay tiền để đầu tư chứng khoán, bảođảm việc tuân thủ tỷ lệ vốn cho vay trên tổng giá trị chứng khoán

Nghiệp vụ này có nhiệm vụ:

- Duy trì cơ sở kinh doanh, văn phòng làm việc, trang thiết bị và đồ dùng văn phòng nói chung, cung cấp văn phòng phẩm, duy trì điện, nước, nhà ăn…

- Tổ chức gặp gỡ làm việc với các cơ quan hữu quan, các tổ chức quốc tế, tổ chức kinh doanh khác

- Ký kết và quản lý các hợp đồng tuyển dụng lao động, quản lý nhân sự…

Khi thị trường chứng khoán ngày càng phát triển thì càng cần công ty chứngkhoán phải phát triển thêm các nghiệp vụ khác nhằm hỗ trợ khách hàng Cácnghiệp vụ tư vấn giúp khách hàng, ứng trước tiền cho khách hàng mua bánchứng khoán trên thị trường Ở những thị trường chứng khoán phát triển cáccông ty chứng khoán còn thực hiện hoạt động bán khống, đó là hoạt động màcông ty chứng khoán cho khách hàng vay chứng khoán để bán trên thị trườngtrong một khoảng thời gian nhất định

1.1.3 Vai trò hoạt động môi giới của công ty chứng khoán

- Đối với nhà đầu tư

Trang 22

Thông qua những dịch vụ môi giới chứng khoán mà CTCK cung cấp đã gópphần giảm chi phí và thời gian giao dịch, thời gian tìm hiểu thông tin do đó nângcao hiệu quả các khoản đầu tư của các Nhà đầu tư.

Hoạt động môi giới chứng khoán giúp người mua và người bán thực hiện thànhcông giao dịch của mình, thêm vào đó môi giới chứng khoán còn góp phần làmtăng tính thanh khoản của các chứng khoán thông qua vai trò làm cầu nối giữangười mua và người bán trên thị trường

- Đối với cơ quan quản lý thị trường

Thông qua các hoạt động của mình đặc biệt là hoạt động môi giới chứng khoánCTCK với vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho cơ quan quản lý thị trường

để cơ quan này có trách nhiệm nghiên cứu đưa ra những chính sách phù hợp cho

sự phát triển của TTCK, đồng thời các CTCK cũng là một kênh phân phối thôngtin hiệu quả khi cơ quan quản lý thị trường thực hiện công bố CTCK cũng là nơitiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía công chúng đầu tư, để từ đó cơ quanquản lý thị trường nắm bắt được xu thế đầu tư của thị trường, xu thế phát triểncủa thị trường trong tương lai để có giải pháp phù hợp nhằm điều tiết cũng nhưđịnh hướng thị trường phát triển

1.2 Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán

1.2.1 Khái niệm môi giới chứng khoán

Như phần trên của chuyên đề có đề cập thì trên thị trường chứng khoán ngườimua và người bán trao đổi với nhau một loại hàng hoá đặc biệt, đó là các tài sảntài chính

Tài sản tài chính là những hàng hoá đem lại thu nhập thường xuyên cho người

sở hữu, mặt khác nó có thể tích luỹ giá trị, khi cần chuyển đổi người sở hữu nó

có thể bán đi để kiếm lời Nhưng không phải ai cũng nhìn nhận và đánh giá đượcgiá trị thực của nó nên cần phải có các chuyên gia được trang bị về kiến thức,hơn nữa kiến thức của họ thường xuyên được trau dồi bồi dưỡng, đó là các nhà

tư vấn tài chính

Trang 23

Bên cạnh đó hàng hoá trên thị trường chứng khoán hết sức phong phú và đadạng Từ việc lựa chọn chứng khoán, thời điểm mua bán; tiến hành mua bánchứng khoán riêng lẻ hay kết hợp chúng trong một danh mục đầu tư và thườngxuyên điều chỉnh danh mục, cho đến việc thiết kế và theo đuổi mục tiêu đầu tưriêng phù hợp với từng người, đòi hỏi những nhà đầu tư cá nhân phải bỏ ra thờigian, công sức và hiểu biết nghiệp vụ vững vàng, và là người có kinh nghiệmtrên thương trường Đó là chưa kể đến việc phải sử dụng những thủ tục giaodịch, theo dõi những tài khoản sử dụng những tài khoản và những lệnh giao dịchvào từng thời điểm, những việc mà không phải nhà đầu tư nào cũng có thể vàsẵn sàng dành thời gian cho chúng được do đó nhà đầu tư cần phải có những nhàmôi giới Vì vậy, có thể nói rằng: “nghiệp vụ môi giới là hoạt động đại diện mua

và bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng “

Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét hoạt động môi giới là một hoạt động kinh doanhcủa một công ty chứng khoán, trong đó công ty chứng khoán đại diện cho kháchhàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứngkhoán hay trên thị trường OTC mà khách hàng là người phải chịu trách nhiệm vềkết quả khi đưa ra quyết định giao dịch đó

1.2.2 Phân loại môi giới chứng khoán

Tùy theo qui định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịch chứngkhoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau nhưsau:

1.2.2.1 Môi giới dịch vụ (Full Service Broker)

Là loại môi giới có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ như mua bán chứng khoán, giữ hộ

cổ phiếu, thu cổ tức, cho khách hàng vay tiền, cho vay cổ phiếu để bán trước, muasau và nhất là có thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu tư

1.2.2.2 Môi giới chiết khấu (Discount Broker)

Là loại môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ chứng khoán Đốivới môi giới loại này thì khoản phí và hoa hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vìkhông có tư vấn, nghiên cứu thị trường

Trang 24

1.2.2.3 Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành

Đây là những nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một Sở giaodịch, làm việc hưởng lương của một công ty chứng khoán và được bố trí để thựchiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán hay cho khách hàng của công

ty trên sàn giao dịch Vì thế họ có tên chung là môi giới trên sàn (Floor Broker).Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các nhà môi giới thừa hành này có thể tưvăn phòng công ty, cũng có thể từ các môi giới đại diện (Registered Representative)

1.2.2.4 Môi giới độc lập hay môi giới 2 đôla

Môi giới độc lập (Independent Broker) chính là các môi giới làm việc cho chính họ

và hưởng hoa hồng hay thù lao theo dịch vụ Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuêchỗ tại Sở giao dịch (sàn giao dịch) giống như các công ty chứng khoán thành viên

Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của Sở giao dịch Sở dĩ

có điều này là tại các Sở giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho kháchhàng của các công ty chứng khoán đôi khi rất nhiều, các nhân viên môi giới của cáccông ty này không thể làm xuể hoặc vì một lý do nào đó vắng mặt Lúc đó các công

ty chứng khoán sẽ hợp đồng với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh chokhách hàng của mình và trả cho người môi giới này một khoản tiền nhất định Ban đầu các nhà môi giới độc lập được trả 2 đô la cho một lô tròn chứng khoán (100

cổ phần) nên người ta quen gọi là “môi giới 2 đô la”

Môi giới độc lập cũng được gọi là môi giới trên sàn (floor broker), họ đóng vai tròkhông khác gì một môi giới thừa hành, chỉ khác là họ có tư cách độc lập – tức họkhông đại diện cho bất kỳ một công ty chứng khoán nào cả

1.2.2.5 Nhà môi giới chuyên môn

Các Sở giao dịch chứng khoán thường qui định mỗi loại chứng khoán chỉ được phépgiao dịch tại một điểm nhất định gọi là quầy giao dịch (Post), các quầy này được bốtrí liên tiếp quanh sàn giao dịch (floor) Trong quầy giao dịch có một số nhà môigiới được gọi là nhà môi giới chuyên môn hay chuyên gia Các chuyên gia

Trang 25

này chỉ giao dịch một số loại chứng khoán nhất định Nhà môi giới chuyên môn thực hiện 2 chức năng chủ yếu là thực hiện các lệnh giao dịch và lệnh thị trường

1.2.3 Quy trình môi giới chứng khoán

Quy trình môi giới chứng khoán trong công ty chứng khoán bao gồm các bướcsau:

Bước 1: Mở tài khoản cho khách hàng

Trước khi mua và bán chứng khoán qua hoạt động môi giới, khách hàng phải mởmột tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán Khách hàng được hướng dẫnthủ tục mở tài khoản: điền thông tin vào “ Giấy mở tài khoản ” bao gồm cácthông tin theo luật pháp quy định và các thông tin khác tuỳ theo yêu cầu củacông ty chứng khoán Bộ phận quản lý tài khoản khách hàng của công ty phảikiểm tra tính chính xác của thông tin, đồng thời trong quá trình hoạt động của tàikhoản những thay đổi của thông tin cũng cần được cập nhật Tài khoản giao dịchhiện nay có thể chia thành nhiều loại khác nhau như:

- Tài khoản tiền mặt là loại tài khoản thông dụng nhất, giống như tài khoản tiềngửi thanh toán của các ngân hàng thương mại Khách hàng có thể mua bán bất kỳ loạichứng khoán nào qua tài khoản này Tuy nhiên loại tài khoản này yêu cầu khách hàngphải trả đủ tiền trước khi nhận được chứng khoán

- Tài khoản ký quỹ hay tài khoản bảo chứng: là loại tài khoản dùng để mua bánchứng khoán có ký quỹ Theo đó, để mua chứng khoán, khách hàng chỉ cần ký quỹ một

tỷ lệ % tiền trên giá trị chứng khoán muốn mua, số còn lại khách hàng có thể vay công tychứng khoán thông qua tài khoản bảo chứng Trong dịch vụ này, khách hàng phải chịumột lãi suất khá cao, thường là cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng, ngược lại kháchhàng có thể mua số lượng chứng khoán có giá trị lớn hơn nhiều so với số tiền đã ký quỹ.Sau khi mở tài khoản, công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng một mã số tàikhoản và một mã số truy cập vào tài khoản để kiểm tra khi cần thiết

Trang 26

Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng

Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải phát lệnh theo mẫu in sẵn Lệnh giao dịch khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin quy định trong mẫu có sẵn Đó là những điều kiện bảo đảm an toàn cho công ty chứng khoán cũng như tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi phát lệnh Việc phát lệnh có thể theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, telex, fax, hay hệ thống máy tính điện tử… tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường Mẫu lệnh phải bao gồm các thông tin sau:

1) Lệnh mua hay lệnh bán: thông thường từ “mua” hay “bán” không được viết ra

mà người ta dùng chữ cái “B” hay “S” để thể hiện Hầu hết các thị trường chứng

khoán sử dụng các lệnh mua bán được in sẵn Hai mẫu lệnh này được in bằng hai màu mực khác nhau hay trên hai màu giấy khác nhau để dễ phân biệt

2) Số lượng các chứng khoán: số lượng này được thể hiện bằng các con số Một

lệnh có thể thực hiện kết hợp giữa giao dịch một lô chẵn và một lô lẻ

3) Mô tả chứng khoán được giao dịch (tên hay ký hiệu): Tên của chứng khoán

có thể được viết ra hoặc viết tắt hay thể hiện bằng ký hiệu, biểu hiện được mã hoá và đăng ký trước

4) Số tài khoản của khách hàng, tên tài khoản, ngày giao dịch và đưa ra lệnh.5) Giá các loại lệnh giao dịch mà khách hàng yêu cầu (lệnh thị trường, lệnh giới

hạn, lệnh dừng, lệnh dừng giới hạn…) Nếu là lệnh bán công ty chứng khoán sẽyêu cầu khách hàng đưa ra số chứng khoán muốn bán để kiểm tra trước khi thựchiện lệnh hoặc đề nghị khách hàng ký quỹ một phần số chứng khoán cần bántheo một tỷ lệ nhất định do Uỷ ban chứng khoán quy định

Trong trường hợp chứng khoán của khách hàng đã được lưu ký, công ty sẽ kiểmtra trên số tài khoản của khách hàng đã lưu lý Nếu là lệnh mua, công ty chứngkhoán sẽ yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định trên tài khoảncủa khách hàng ở công ty Khoản tiền này được tính trên một tỷ lệ % giá trị muatheo lệnh

Trang 27

Bước 3: Thực hiện lệnh

Trên cơ sở của khách hàng công ty sẽ kiểm tra các thông tin trên lệnh, kiểm trathị trường thực hiện, kiểm tra số tiền ký quỹ Sau đó công ty chuyển lênh tới sởgiao dịch để thực hiện

Trên thị trường tập trung, lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được chuyển đến Sởgiao dịch chứng khoán Các lệnh được khớp với nhau để hình thành giá cả cạnhtranh của thị trường tùy theo phương thức đấu giá của thị trường Trên thị trườngOTC, việc mua bán chứng khoán sẽ được dựa trên cơ sở thoả thuận giữa kháchhàng và công ty chứng khoán nếu công ty này là nhà tạo lập thị trường

Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh

Sau khi thực hiện lệnh xong công ty chứng khoán gửi cho khách hàng một bảnxác nhận những lệnh nào của khách hàng được thực hiện Xác nhận này giốngnhư một hoá đơn thanh toán tiền của khách hàng

Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch

Việc thanh toán bù trừ chứng khoán được thực hiện dựa trên cơ sở tài khoản củacác công ty chứng khoán tại các ngân hàng Đối với việc đối chiếu bù trừ chứngkhoán do trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thông qua hệ thống tài khoảnlưu ký chứng khoán Việc bù trừ kết quả giao dịch chứng khoán sẽ được kết thúcbằng việc in ra các chứng từ thanh toán Các chứng từ này được gửi cho cáccông ty chứng khoán là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao nhận giữa cáccông ty chứng khoán

Bước 6: Thanh toán và nhận chứng khoán

Đến ngày thanh toán, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách hàngthông qua hệ thống ngân hàng chỉ định thanh toán và giao chứng khoán thôngqua hình thức chuyển khoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán Sau khi hoàn tấtcác thủ tục giao dịch tại Sở giao dịch, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiềncho khách hàng thông qua hệ thống tài khoản giao dịch của khách hàng mở tạicông ty chứng khoán

Trang 28

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là một hoạt động của CTCK nên nó hoạt động trong mốiquan hệ với các hoạt động khác và các chủ thể khác nhau trên thị trường Dovậy chất lượng của hoạt động môi giới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, baogồm các nhân tố chủ quan và khách quan

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là nhân tố mang tính nội tại từ bản chất của hoạt động môigiới, đây là nhân tố chính có ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động môi giớinói riêng và hiệu quả hoạt động của CTCK nói chung Nhân tố này bao gồm cácyếu tố sau:

- Uy tín và quy mô hoạt động của công ty: Đây là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động môi giới

+ Uy tín công ty là tài sản vô hình, là yếu tố mang tính cạnh tranh giữa các

công ty với nhau Nhất là đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường baogiờ họ cũng tìm cho mình công ty có uy tín để được tư vấn cho các quyết địnhđầu tư của mình sao cho an toàn và hiệu quả nhất Mặc dù các nhà đầu tư luôn

có mâu thuẫn giữa chi phí với độ an toàn và lợi nhuận Nhưng nếu CTCK nàogiúp nhà đầu tư kiếm được nhiều lợi nhuận hơn thì họ sẽ chấp nhận với tiền phímôi giới cao

+ Quy mô của công ty phụ thuộc vào quy mô về vốn và bề dày hoạt động của

+ Đối với một số công ty thì bề dày hoạt động và quy mô lớn đã tạo ra được

uy tín cho công ty

- Chiến lược kinh doanh của công ty: Chiến lược kinh doanh của công ty là những

kế hoạch dài hạn mà công ty đề ra nhằm thực hiện những mục tiêu mà công ty đanghướng tới Những mục tiêu đó có sát với khả năng thực tế của công ty hay không, kếhoạch đề ra có đúng hướng hay không, có phù hợp với hoàn cảnh hay không,…Hoạtđộng môi giới là một trong số các hoạt động của công ty nên nó cũng hướng tới mục đíchchung của công ty Nếu trong chiến lược chung đó,

Trang 29

công ty không chú trọng đến hoạt động môi giới hoặc chưa đặt hoạt động môigiới trong mối quan hệ với các hoạt động khác thì chất lượng hoạt động môi giớicủa công ty sẽ không cao Đồng thời cách thức thực hiện các chiến lược khácnhau hay con đường để đạt được mục tiêu là khác nhau thì kết quả cũng khácnhau.

- Mô hình tổ chức và cách thức quản lý: Việc công ty hoạt động theo một mô hìnhnào có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của công ty Công ty tổ chức theo mô hình công

ty TNHH hay công ty cổ phần, mô hình nào thì phù hợp Điều đó phụ thuộc vào khảnăng huy động vốn và hình thức sở hữu của công ty đó Từ đó cách thức tổ chức hoạtđộng và quản lý các phòng ban là khác nhau Mô hình tổ chức phải phù hợp với các hoạtđộng khác của công ty Nó phải thoả mãn tính đơn giản, gọn nhẹ nhưng hoạt động hiệuquả Việc tách bạch các phòng ban chức năng vừa tạo ra tính độc lập tương đối giữa cácphòng ban với nhau, vừa tạo ra tính tự chủ trong các phòng ban, đồng thời tạo ra tínhchuyên môn hoá trong hoạt động tại công ty

- Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin là toàn bộ những dữ liệu thông tin màcông ty thu thập đươc từ nhiều nguồn khác nhau Hệ thống thông tin này sau khi đã đượcphân tích rất có ý nghĩa trong việc tư vấn môi giới cho khách hàng Nếu những thông tinnày chính xác, hợp pháp, cập nhật sẽ giúp cho nhà môi giới tư vấn cho khách hàng tốthơn, mang lại lợi ích cho khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng vào người môi giớicủa công ty mình hơn Do đó bộ phận thông tin và phân tích hoạt động tốt tạo điều kiệncho hoạt động môi giới tốt hơn Để hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả thì nó đòi hỏitất cả các thành phần của hệ thống đều phải làm việc có hiệu quả từ khâu thu thập thôngtin và xử lý thông tin đó Nhưng thành phần quan trọng nhất của hệ thống thông tin là bộ

xử lý thông tin Bộ phận này bao gồm yếu tố con người và trang thiết bị máy móc hiệnđại phục vụ cho việc thu thập xử lý thông tin thì những thông tin đầu cuối mà công tynhận được sẽ đảm bảo có chất lượng cao

20

Trang 30

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nếu CTCK trang bị máy móc hiện đại, công nghệ tiêntiến thì không những bộ phận phân tích xử lý thông tin một cách nhanh nhất và hiệu quả

mà quá trình xử lý lệnh của khách hàng dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn

- Các sản phẩm dịch vụ môi giới cung cấp cho khách hàng: nếu các sản phẩm môigiới mà thoả mãn được nhu cầu của khách hàng thì khách hàng sẽ trung thành với công

ty đồng thời thu hút thêm được nhiều khách hàng mới đến với công ty

- Nhân tố con người: Nhà môi giới là yếu tố trung tâm của dịch vụ môi giới củaCTCK chuyên thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán Doanh thu, hiệu quả đầu tưcủa nhà đầu tư phần lớn là nhờ vào tài năng của nhà môi giới chứng khoán Sự thànhcông của nhà môi giới góp phần đáng kể trên thị trường cạnh tranh Tuy nhiên khôngphải nhà môi giới nào cũng đạt được kết quả cao trong nghề của mình Nhân tố ảnhhưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của nhà môi giới, bao gồm:

+ Thái độ với khách hàng và công việc: Nhà môi giới luôn có thái độ niềm

nở, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng sẽ tạo ra được sự tin tưởng nơi khách hàng Từ

đó nhà môi giới có thể gia tăng được số lượng khách hàng

+ Những tri thức nhà nghề: Môi giới bản chất là bán hàng tư vấn Tri thức

nhà nghề là yếu tố quan trọng trong bán hàng tư vấn Trong hoạt động môi giớithì đòi hỏi này càng cao Người môi giới không những phải hiểu nhiều về lĩnhvực mà mình đang làm mà còn phải có tri thức rộng về tất cả các lĩnh vực khác

để khi có một sự biến động nhỏ nào trên thị trường…thì họ có thể thu thập, xử lýthông tin một cách nhanh nhất để cung cấp cho khách hàng trong việc gia tăng

cơ hội kiếm lời hoặc hạn chế rủi ro có thể xảy ra Ngoài ra tâm lý của kháchhàng luôn muốn tiếp xúc với người hiểu biết nhiều, có thể nói chuyện về các chủ

đề họ muốn chia sẻ…

+ Năng lực thái độ truyền đạt: Trong hoạt động môi giới, môi giới không chỉđòi hỏi ở nhà môi giới những ctri thức nhà nghề mà còn đòi hỏi ở họ năng lực,

Trang 31

thái độ truyền đạt Nếu nhà môi giới có kỹ năng, trình độ chuyên môn tốt nhưngchưa truyền đạt được hết hoặc truyền đạt một cách lộn xộn gây ra sự khó hiểu từphía người nghe, không được nhà đầu tư hiểu rõ từ nhà môi giới

+ Sự phát triển liên tục kỹ năng cá nhân và nghiệp vụ: Kỹ năng của conngười có được là do quá trình học tập và thời gian rèn luyện không ngừng Để thích nghiđược với sự biến động của thị trường, khối lượng công việc, chất lượng thông tin xử lýđồng thời là sự canh tranh giữa các nhà môi giới với nhau

thì nhà môi giới phải liên tục phát triển kỹ năng cá nhân và nghiệp vụ

+ Quan hệ với khách hàng: Do các nhà đầu tư luôn có thái độ đề phòng

người môi giới, do đó CTCK giúp đỡ khách hàng và đặt mục tiêu của kháchhàng lên hàng đầu thì nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào người môi giới và CTCK hơn.Khi đó khách hàng sẽ tìm đến với công ty nhiều hơn và công ty sẽ thu đượcnhiều tiền hoa hồng hơn

1.3.2 Các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những nhân tố từ bên ngoài tác động đến tất cả mọiCTCK và mọi hoạt động trên thị trường Nhân tố này bao gồm những yếu tốsau:

- Sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định về chính trị: nền kinh tế phát triển làyếu tố thúc đẩy TTCK phát triển kéo theo hoạt động môi giới phát triển và ngược lại.Mặt khác nền chính trị ổn định là một điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư thamgia vào thị trường

- Môi trường pháp lý: cở sở pháp lý về đầu tư, về chứng khoán và TTCK hoànthiện và có hiệu lực cao là một nhân tố quan trọng trong việc giám sát các hoạt động môigiới và xử lý các tranh chấp có thể xảy ra trong lĩnh vực hoạt động môi giới có liên quantrực tiếp đến lợi ích kinh tế của từng chủ thể tham gia

- Yếu tố chính sách: Chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế thu nhập…

mà chính phủ đưa ra đều có thể tạo điều kiện thuận lợi hay hạn chế hoạt động của cácchủ thể tham gia trên TTCK Đặc biệt trong giai đoạn thị trường mới hình thành nhữngchính sách này cực kỳ quan trọng

Trang 32

- Sự phát triển của thị trường chứng khoán: TTCK là môi trường hoạt động củaCTCK TTCK phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động khác phát triển và ngược lại Hoạtđộng môi giới cũng nằm trong mối quan hệ đó

- Hiệp hội kinh doanh chứng khoán: Là một tổ chức có chức năng làm cầu nốigiữa nhà kinh doanh chứng khoán và các cơ quan quản lý nhà nước; là tiếng nói chungcủa các nhà kinh doanh chứng khoán với công chúng đầu tư cũng như cơ quan quản lýnhà nước Ngoài ra, hiệp hội còn có vai trò trong việc đưa ra những ý kiến đóng góp choviệc ban hành những cơ chế chính sách của cơ quan quản lý nhà nước đối với các công tykinh doanh chứng khoán Vì vậy, các ý kiến cũng như chính sách hoạt động của hiệp hộiđúng đắn và hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận

lợi cho mọi hoạt động của công ty chứng khoán nói chung và hoạt động môi giớinói riêng và ngược lại

- Năng lực cạnh tranh: Các CTCK luôn nằm trong mối quan hệ cạnh tranh với cácCTCK khác Để tồn tại và phát triển mỗi CTCK sẽ đưa ra những loại hình dịch vụ riêngnhằm thu hút khách hàng đến với công ty Điều đó tác động trực tiếp tới chất lượng dịch

vụ, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty

- Tập quán văn hoá truyền thống: đối với một nước có trình độ dân trí cao, họ hiểubiết về TTCK thì việc tiếp cận và tham gia của họ vào thị trường bậc cao này sẽ rất thuậnlợi cho các phía, tạo ra một nền văn hoá trong đầu tư…Nếu dân chúng có kiến thức vềchứng khoán thì họ có cái nhìn mới hơn về TTCK, hoạt động môi giới và vai trò của nhàmôi giới chứng khoán Qua đó cũng đòi hỏi nhà môi giới về chuyên môn nghiệp vụ vàkinh nghiệm nghề nghiệp của mình

- Mức thu nhập và tiết kiệm của dân cư: đây là yếu tố không thể thiếu khi xem xétcác nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động môi giới của CTCK Mức thu nhập và

tỷ lệ tiết kiệm cao, tức là nhà đầu tư có khả năng tài chính tham gia tích cực trên thịtrường, có khả năng mua các dịch vụ mà các CTCK chuyên nghiệp thực hiện nghiệp vụmôi giới cung cấp

Trang 33

Tóm lại có rất nhiều yếu tố tác động tới chất lượng hoạt động môi giới Do vậycác CTCK cần phải xem xét một cách tổng thể các nhân tố đó để chủ động trongcông tác quản lý, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động môi giới một cáchthuận lợi.

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động môi giới của công ty chứng khoán:

1.4.1 Khái niệm về chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán của công

ty chứng khoán

Hoạt động môi giới chứng khoán đã ra đời từ rất sớm, song song với sự ra đờicủa TTCK Ở mỗi thị trường, hoạt động môi giới chứng khoán phát triển vớimột mức độ nhất định Hoạt động này ra đời và phát triển xuất phát từ đòi hỏikhách quan của thị trường, và nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển củathị trường Vì vậy có thể hiểu chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán thểhiện ở những lợi ích mà nó mang lại cho các chủ thể tham gia thị trường chứngkhoán nói riêng và cho nền kinh tế nói chung

Ø Xét về giác độ của một công ty chứng khoán

- Làm tăng vị thế và uy tín của công ty đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàngtrong và ngoài nước

- Đem lại khoản thu lớn thường xuyên và ổn định cho công tyMuốn đạt được điều

đó, CTCK phải cung cấp các dịch vụ môi giới nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàngmột cách tốt nhất, có sức cạnh tranh song vẫn đảm bảo tính an toàn và sinh lợi đồng thờivẫn tuân thủ đúng pháp luật và các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán

- Thông qua các dịch vụ môi giới mà khách hàng có được cơ hội đầu tư, kiếm thêm được nhiều lợi nhuận.-Mức phí môi giới thấp

Trang 34

- Thủ tục gọn nhẹ, nhập lệnh nhanh và chính xác.

- Được hưởng một số lợi ích đi kèm như: được vay tiền để đầu tư có đảm bảo bằng chứng khoán…

Ø Xét về giác độ nhân viên môi giới

- Nhân viên môi giới được nhận thù lao một cách thoả đáng và được hưởng nhữngchế độ đãi ngộ thích hợp

- Nhân viên môi giới được đánh giá là có kinh nghiệm, có kiến thức, có đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình và làm việc vì lợi ích của khách hàng

Tóm lại: Hoạt động môi giới có chất lượng khi nó đem lại mức lợi nhuận lớn và

uy tín cho CTCK, đem lại cơ hội kinh doanh, thu lợi và đảm bảo an toàn về tàichính cho khách hàng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế.Điều này cho thấy chất lượng hoạt động môi giới được tổng hoà từ rất nhiều yếu

tố Vì vậy nó là một chỉ tiêu cần phải được đánh giá trên nhiều giác độ

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động môi giới của công ty chứng khoán

Đối với CTCK việc đánh giá chất lượng hoạt động môi giới chính là để nhằmphát triển nó Vì vậy công ty không thể chỉ đánh giá những lợi ích hiện tại màhoạt động môi giới đem lại mà còn đánh giá tiềm năng phát triển của nó trongtương lai Điều đó có nghĩa là công ty phải quan tâm đến khả năng làm thoảmãn lợi ích cho khách hàng của hoạt động này cũng như vai trò của nó đối vớinền kinh tế Do đó hệ thống các chỉ tiêu được đánh giá chất lượng hoạt độngmôi giới bao gồm không những các chỉ tiêu xét trên lợi ích mà công ty đạt được

từ hoạt động môi giới mà còn bao gồm cả những chỉ tiêu phản ánh lợi ích màhoạt động môi giới chứng khoán đã đem lại cho khách hàng và cho nền kinh tế

Thực tế hiện nay, tại Việt Nam chưa có một hệ thống các chỉ tiêu thống nhấtnào phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán

Trang 35

Tuy nhiên theo em chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán có thể được đánhgiá bằng cách xem xét một số chỉ tiêu sau:

- Tính chuyên nghiệp của sản phẩm dịch vụ: CTCK thực hiện việc cung cấp

những sản phẩm trọn gói: từ việc đưa ra những kết quả nghiên cứu, phân tíchcho lời khuyên, đến việc theo dõi tài khoản và kịp thời đưa ra những khuyếnnghị cần thiết cho khách hàng (Đây gọi là công ty môi giới dịch vụ đầy đủ) Haycông ty chủ yếu là giúp khách hàng thực hiện các lệnh mua, bán chứng khoán vàthu về một khoản hoa hồng nhỏ mà nó chỉ phản ánh chi phí cho việc thực hiệngiao dịch

- Mức độ tác động của hoạt động môi giới tới các hoạt động khác: Khi hoạt độngmôi giới hoạt động với chất lượng tốt sẽ kéo theo các hoạt động khác như hoạt động phântích chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán…phát triển và ngượclại Bởi vì những hoạt động đó thực hiện một số nghiệp vụ nhằm bổ trợ cho hoạt độngmôi giới, giúp cho sản phẩm của hoạt động môi giới hoàn thiện hơn

1.4.2.2 Chỉ tiêu định lượng

Được thể hiện cụ thể như sau:

- Doanh số từ hoạt động môi giới: là tổng giá trị giao dịch khớp lệnh tại một công

ty chứng khoán

Trang 36

Doanh số từ hoạt động môi giới nếu tăng lên qua các năm thể hiện quy mô hoạtđộng môi giới tăng lên, điều đó cho thấy hoạt động môi giới đang trong giai đoạnphát triển và đang được mở rộng, cũng có nghĩa là góp phần nâng cao chất lượnghoạt động môi giới Tuy nhiên cần phải kết hợp phân tích các chỉ tiêu khác để đảmbảo việc ra quyết định chính xác

Doanh thu từ hoạt động môi giới là tổng giá trị mà công ty thu được từ phí môigiới mà khách hàng trả khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của hoạt động môi giớicủa công ty

Doanh thu từ hoạt động môi giới được phân tích ngoài số tuyệt đối còn phảiđược xem xét trong mối tương quan với doanh thu từ các hoạt động khác của ngânhàng, tức là tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới trong tổng doanh thu của công

ty Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời và vị trí của hoạt động môi giới trongCTCK Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới = doanh thu từ hoạt động môi

giới/Tổng doanh thu

- Chỉ tiêu chi phí từ hoạt động môi giới

Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản tiền mà CTCK đã bỏ ra để thực hiện việccung cấp các sản phẩm dịch vụ môi giới nhằm thoả mãn nhu cầu của kháchhàng.Chi phí cho hoạt động môi giới không những phản ánh số tiền mà Công ty

đã chi trả trong hoạt động môi giới mà còn cho thấy mức độ hiệu quả của hoạtđộng môi giới Nếu chi phí cho hoạt động này mà lớn thì hoạt động môi giới làkhông hiệu quả

- Lãi thu được từ hoạt động môi giới

Đây cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng cho biết khả năng sinh lời của hoạtđộng môi giới Lãi từ hoạt động môi giới là phần chênh lệch giữa doanh thu vàchi phí đã bỏ ra trong hoạt động môi giới để đạt được doanh thu đó Công thứcnhư sau:

Trang 37

Lãi từ hoạt động môi giới = Doanh thu từ hoạt động môi giới – Chi phí từ hoạt động môi giới

- Tài sản đảm bảo

Là số dư tiền và số dư chứng khoản phù hợp với yêu cầu về giao dịch đảm bảocũng như yêu cầu về an toàn cho CTCK và không gây thiệt hại quá lớn chokhách hàng Điều đó sẽ giúp tăng độ an toàn cho khách hàng và không làm giảmtính cạnh tranh, hấp dẫn của dịch vụ môi giới của CTCK

- Biểu phí môi giới cạnh tranh

Để bắt đầu tìm đến CTCK nào để giao dịch, phí môi giới là một trong những yếu

tố đầu tiên mà khách hàng xem xét Một biểu phí cao hơn tương đối so với cácCTCK khác sẽ làm giảm đáng kể tính cạnh tranh của nghiệp vụ môi giới chứngkhoán và điều đó làm giảm lãi thu được từ hoạt động môi giới của CTCK

1.5 Một số kinh nghiệm về hoạt động môi giới tại sàn chứng khoán Trung Quốc

1.5.1 Vài nét về thị trường chứng khoán Trung Quốc

Trong số rất ít nước hiện nay còn giữ khuynh hướng XHCN và đường lối phát triểnkinh tế do Đảng cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc là một trong những nước xây dựng

và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) khá thành công Kinh nghiệm thựctiễn của Trung Quốc rất có ích cho nước ta TTCK Trung Quốc, vừa mang đặcđiểm của một nền kinh tế chuyển đổi, lại vừa có những nét chung của một nền kinh

tế đang phát triển của châu Á, vừa có cái riêng mang màu sắc Trung Quốc

1.5.1.1 Giai đoạn hình thành TTCK Trung Quốc (1980 - 1989)

Ngay từ những năm 30 (thế kỷ XX) ở Trung Quốc đã có TTCK khá nhộn nhịp,nhưng do định hướng công hữu thuần khiết và kế hoạch hóa tập trung không dunghợp với cơ chế vận hành của TTCK nên năm 1952 các Sở giao dịch chứng khoán(SGDCK) cũng bị đóng cửa Chỉ từ năm 1978 khi Trung Quốc tiến hành những điềukiện khách quan để nhen nhóm phát triển trở lại

§ TTCK tự phát của Trung Quốc đã bộc lộ một số điểm yếu:

Trang 38

Thứ nhất, là Nhà nước thiếu một chiến lược định hướng xây dựng TTCKngay từ đầu nên không tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý thống nhất dẫn đếnphó mặc cho các địa phương tự định đoạt theo những kiểu cách rất khác nhau Hơnnữa sự khuyến khích phát hành ở thị trường sơ cấp dẫn đến nhiều doanh nghiệp pháthành quá độ, thị trường thứ cấp chưa có vai trò hiệu chỉnh nguồn vốn

Thứ hai, Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm giám sát TTCK nhưng dokhông có định hướng chung nên không kiểm soát được các ngân hàng địa phươngtrong việc điều hành TTCK Do đó nguy cơ có ngân hàng địa phương ngập quá sâuvào nghiệp vụ này, tình trạng thông tin cũng không đầy đủ

1.5.1.2 Giai đoạn phát triển TTCK Trung Quốc(từ 1990 đến 2011)

Mặc dù có những điểm yếu như vậy nhưng sự tồn tại và tác dụng huy động vốn củaTTCK đã đóng góp to lớn nhằm giải tỏa tư tưởng e sợ TTCK trong các nhà lãnh đạoTrung Quốc cũng như khơi dậy nhu cầu đầu tư trong dân chúng Chính vì thế vàođầu những năm 90 Nhà nước Trung Quốc đã có những quyết định quan trọng nhằmđưa TTCK vào quỹ đạo hiện đại

- Ngày 26/11/1990 SGDCK Thượng Hải được thành lập Hai năm sau SGDCKThẩm Quyến cũng ra đời Đây là hai TTCK có tổ chức lớn nhất của Trung Quốc được tổchức theo mô hình định chế với 100% sở hữu Nhà nước Từ khi các SGDCK của TrungQuốc ra đời, TTCK Trung Quốc đã phát triển với nhịp độ rất nhanh Ngay cả trong thời

kỳ TTCK của các nước Đông Nam á bị khủng hoảng nặng nề TTCK của Trung Quốc vẫn

có bước phát triển ổn định do:

v Các chính sách quản lý phù hợp

- Trung Quốc đã thi hành một loạt chính sách quản lý vĩ mô giúp ổn định tỷ giáđồng NDT (nhân dân tệ), cũng như có các chính sách lãi suất linh hoạt và cơ cấu vốnnước ngoài chủ yếu là dài hạn

- Ngoài ra Trung Quốc còn khuyến khích các Công ty niêm yết trong nước phát hành chứng khoán ra TTCK quốc tế

Trang 39

- Chủng loại hàng hóa trên TTCK Trung Quốc khá phong phú Chiếm khối lượnglớn nhất là trái phiếu Tuy nhiên các quy định về phát hành và kinh doanh trái phiếu ởTrung Quốc không chặt chẽ.

- Thị trường cổ phiếu của Trung Quốc có tính phân đoạn rất cao Hiện tại cácdoanh nghiệp phát hành đến năm loại cổ phiếu Cổ phiếu A phát hành bằng NDT dànhcho người Trung Quốc, cổ phiếu B phát hành bằng USD ở Thượng Hải và đô la HồngKông ở Thẩm Quyến chỉ dành cho người nước ngoài Cổ phiếu H niêm yết ở SGDCKHồng Kông, cổ phiếu N niêm yết ở SGDCK New York, cổ phiếu L niêm yết ở SGDCKLuân Đôn Tất cả các cổ phiếu đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau nhưng cổ tức vàđơn vị giao dịch của các cổ phiếu B, N, H, L đều tính bằng ngoại tệ Tuy nhiên chínhsách của Trung Quốc vẫn ưu tiên cho sở hữu Nhà nước nên các cổ phiếu do Nhà nước sởhữu không được giao dịch trên thị trường Vì thế các cổ đông cá nhân không có nhiềukhả năng kiểm soát công ty niêm yết và việc thôn tính nhau cũng khó khăn

Trung Quốc cũng chú trọng trang bị kỹ thuật hiện đại cho SGD Hệ thống giao dịchcủa hai sở giao dịch đều tự động hóa Đặc biệt SGDCK Thượng Hải đã được trang

bị hệ thống giao dịch State of the art với tốc độ xử lý 10 triệu giao dịch trong ngày SGDCK Thượng Hải với 1.608 chỗ ngồi và 5.700 thiết bị đầu cuối (1997) đã trởthành SGD lớn nhất Châu á Ngoài ra còn hai thị trường phi tập trung NETS vàTAQS với 26 trung tâm giao dịch không chính thức Nhờ hệ thống thanh toán bù trừ

và ghi sổ mà TTCK Trung Quốc có tốc độ thanh toán nhanh nhất thế giới (T + 1 cho

cổ phiếu A và T + 3 cho cổ phiếu B) Đặc biệt các nhà lãnh đạo kinh tế dang có dựkiến đầu tư SGDCK Thượng Hải để biến nó trở thành trung tâm tài chính của châu átrong vòng 5 năm tới

v Công nghệ thông tin được hiện đại hóa

Do phát triển thị trường từ tự phát lên có tổ chức, từ không tập trung đến tậptrung, nên TTCK Trung Quốc hoạt động lỏng lẻo Trong thời gian đầu, HTTT củaTTCK Trung Quốc hết sức lộn xộn, các thông tin giữa hai sở giao dịch chứng

Trang 40

khoán Thâm Quyến và Thượng Hải không thống nhất bởi chúng tuân theo các quyđịnh của địa phương, mạng truyền thông chưa được chú trọng và áp dụng các giaodịch thủ công, mặc dù lúc đó ngành điện toán đã có những ứng dụng rất hiệu quảvào giao dịch chứng khoán của một số TTCK trên thế giới Cũng chính vì chưa có

cơ quan nhà nước quản lý thống nhất về chứng khoán nên các quy chế, quy định vềthông tin không được coi trọng, do đó chất lượng thông tin trên thị trường rất kém,các công bố thông tin của các công ty niêm yết, công ty chứng khoán có độ tin cậyrất thấp Kết quả là, TTCK Trung Quốc phát triển một cách chậm chạp, không đápứng được nhu cầu cổ phần hóa, không đẩy mạnh việc thu hút vốn từ TTCK và gâylãng phí thời gian

Chỉ từ năm 1992 đến nay, khi Ủy ban Chứng khoán nhà nước được thànhlập, TTCK Trung Quốc mới dần đi vào trật tự Ủy ban Chứng khoán nhà nước giữvai trò quản lý và giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực chứng khoán Các công tyniêm yết, công ty chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán hoạt động theo chuẩnthống nhất, đặc biệt là các quy chế về công bố thông tin trên thị trường

Trung Quốc nhận thức rằng, trong điều kiện tin học phát triển như hiện nay,các TTCK cần được hiện đại hóa Các Sở giao dịch Thâm Quyến và Thượng Hải đã

áp dụng giao dịch tự động, đưa khối lượng giao dịch tăng lên nhanh chóng Thôngqua hệ thống giao dịch tự động, mỗi giờ có thể tiến hành 100.000 cuộc giao dịch,đáp ứng lượng giao dịch ngày càng tăng của đất nước có hơn 1,3 tỷ dân này

Các sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc đã nối mạng với nhau và với các công tychứng khoán trong nước Toàn bộ các giao dịch đã được thực hiện thông qua mạng

vi tính, xóa đi sự không thống nhất về thông tin

1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ những thành công và thất bại trong quá trình xây dựng và phát triển TTCK ởTrung Quốc có thể rút ra một số bài học cơ bản cho Việt Nam:

1.5.2.1 Chính sách phát triển TTCK

- Phải định hướng và có chiến lược dài hạn phát triển TTCK Để xây dựng vàphát triển thành công TTCK phải có định hướng mục tiêu rõ ràng về vị trí,

Ngày đăng: 16/09/2020, 20:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w