Cách đây gần nửa thế kỷ, trong thời kỳ khôi phục kinh tế ở Miền Bắc mới được giải phóng, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đích thân lựa chọn xây dựng 13 nhà máy đầu tiên, lo cho dân từ chiếc săm lốp xe đạp, bánh xà phòng giặt, bánh thuốc đánh răng, cái bát đĩa, vải, giấy và tới cả bao diêm Thống Nhất.
Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên Đề Thực Tập Đề tài: Biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Sinh viên : Vũ Quốc Đạt MSSV : CQ480526 Lớp : QTKD Thương Mại 48B Chuyên ngành : QTKD Thương Mại Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Tố Uyên 1 Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng phải đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Thị trường vừa được coi là điểm xuất phát cũng vừa là điểm kết thúc của quá trình sản xuất kinh doanh, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Một doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả khi nó xuất phát từ thị trường, tận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những cơ hội mà thị trường mang lại. Chính vì vậy mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm được coi là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của doanh nghiệp. Trong tình hình thực tế hiện nay, ngành sản xuất bóng đèn và phích nước có những bước phát triển nhanh chóng và thu được nhiều thành tựu đáng kể trên cả thị trường trong và ngoài nước. Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông là một trong những doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ hai mặt hàng này. Với những gì thực tế đang diễn ra, có thể nói công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông là công ty thành công nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cũng chính vì Việt Nam đang là một thì trường đầy tiêm năng với hai loại sản phẩm này nên việc có rất nhiều các doanh nghiệp mới cũng tham gia vào lĩnh vực này là điều khó tránh khỏi. Do vậy, để công ty ngày càng phát triển thì ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm mới với mẫu mã phù hợp với thời đại,…thì phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn này. Xuất phát từ thực tế đó, em xin chọn đề tài:“Biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông”. 2 Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Chương II: Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Chương III: Một số biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông những năm tới. 3 Chương I: Khái quát chung về công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Cách đây gần nửa thế kỷ, trong thời kỳ khôi phục kinh tế ở Miền Bắc mới được giải phóng, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đích thân lựa chọn xây dựng 13 nhà máy đầu tiên, lo cho dân từ chiếc săm lốp xe đạp, bánh xà phòng giặt, bánh thuốc đánh răng, cái bát đĩa, vải, giấy và tới cả bao diêm Thống Nhất. Trong dịp đó Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông được quyết định xây dựng. Năm 1959 nhà nước đã cử một đoàn cán bộ, học sinh đi học nghề sản xuất bóng đèn phích nước tại Thượng Hải, Trung Quốc. Trong khi đó nhà nước cho san lấp mặt bằng, xây dựng nền móng, lắp đặt máy móc và việc sản xuất đã được bắt đầu từ năm 1962. Năm 1963 có quyết định của nhà nước thành lập bộ máy quản lý sản xuất và chính thức cắt băng khánh thành. Gần 50 năm đã qua từ khi xây dựng, từ một nhà máy quốc doanh, nay đã trở thành Công ty đại chúng, niêm yết trên thị trường chứng khoán đã qua bao thăng trầm, biến đổi, đã trải qua bao gian nan thử thách và cũng đặt biết bao dấu son chói lọi trên chặng đường dài phát triển của mình. Đó là 30 năm thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trước đổi mới, rồi 5 năm thời kỳ đổi mới và 5 năm chuyển sang công ty cổ phần đến nay. Trong 15 năm sản xuất đầu tiên từ 1963-1977 tổng cộng chỉ sản xuất được 14 triệu bóng đèn, 2,4 triệu sản phẩm phích nước. Bình quân một năm chỉ sản xuất được 1 triệu bóng và được 170 nghìn sản phẩm phích. 4 Mười hai năm tiếp theo từ 1978 đến 1989, chúng ta sản xuất được tổng cộng 51.637.098 cái bóng đèn và 4.430.172 sản phẩm phích nước. Bình quân 1 năm sản xuất được 4,3 triệu bóng đèn, 370 ngàn sản phẩm phích nước. Có được sự phát triển đó là do: Năm 1978 lò bể thủy tinh thổi vỏ bóng đầu tiên đốt hơi than được thiết kế xây dựng. Năm 1979 lò thủy tinh thổi phích đốt dầu ma dút đầu tiên được thiết kế xây dựng. Đồng thời với việc đầu tư nâng lượng thủy tinh lỏng, thời kỳ này nở rộ những điều biến đổi về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra trong năm này, chúng ta đã tự chế tạo lấy dây chuyền đèn thường thứ ba, thay vì phải nhập của nước ngoài. Chính vì vậy, sản lượng bóng đèn thường từ năm 1978 được nâng lên 4 triệu cái năm, tăng gần 2,7 lần công suất thiết kế. Trong thời kỳ này xưởng phích cũ bị bom đánh sập và được xây dựng lại, bố trí mặt bằng mới, trang bị hai máy rút khí bàn tròn của Nhật. Cùng với lò bể nấu thủy tinh, dây chuyền lắp ráp phích mới đã đưa lản lượng lên 400 ngàn, nhưng phần lớn là loại 1,2 lít. Năm sản xuất được 50 ngàn ruột phích 2,0 lít đã được thưởng huân chương lao động. Quá trình đổi mới 1990 – 2004 chuẩn bị hội nhập kinh tế diễn ra trong 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu, từ năm 1990 đến năm 1993. Công ty đã tiến hành tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, đổi mới cơ chế điều hành , phát huy quyền chủ động của đơn vị cơ sở và thực hiện kế hoạch kinh tế nội bộ rộng khắp. Nhờ đó đã phát huy nhân tố con người, khai thác các tiềm năng của cơ sở vật chất sẵn có. Với thiết 5 bị, nhà xưởng hoàn toàn như cũ, không có vốn để đầu tư dù chỉ một hạng mục mới, nhưng đã tạo ra bước phát triển đầu tiên cho thời kỳ đổi mới. Trong 4 năm, năm 1993 so với năm 1990, công ty đã tăng tổng sản lượng lên 2,27 lần, doanh thu tăng 5,5 lần, sản lượng các sản phẩm bóng đèn tăng từ 4 triệu lên 10,5 triệu, sản phẩm phích nước tăng từ 306 ngàn lên 862 ngàn, nộp ngân sách tăng 24,25 lần, vốn kinh doanh tăng 2,34 lần. Năm 1990 công ty còn lỗ, đến năm 1991 lãi 222 triệu, năm 1993 lãi 3.741 triệu tăng 16,85 lần so với 1991, thu nhập của công nhân viên chức theo đó cũng tăng 4,88 lần. Đặc biệt 4 năm liền doanh thu năm sau cao gấp 2 lần năm trước: năm 1990: 7,3 tỷ; năm 1991:14,6 tỷ; năm 1992: 28,8 tỷ; năm 1993: 40,8 tỷ. Giai đoạn thứ hai 1994-1997. Năm 1995 thay thế thổi vỏ bóng thủ công bằng máy thổi BB18. Năm 1996 toàn bộ bóng đèn tròn được lắp đầu đèn hợp kim nhôm B22, E27 đạt tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế về kích thước hình học và đọ lệch vẹo, bao bì bóng đèn được đổi mới hoàn toàn. Năm 1997 đầu tư lò phích và băng hấp số 2, cải tạo lò phích số 1 từ nhiên liệu hơi than sang đốt dầu, ra đời hàng loạt phích nhựa và tự thiết kế chế tạo băng chuyền lắp ráp phích. Kết quả đạt được trong giai đoạn này là năm 1997 so với năm 1993 giá trị tổng sản lượng tăng 2,35 lần, doanh thu tăng 2,42 lần và đạt tới gần 100 tỷ, các sản phẩm chủ yếu như bóng đèn tăng từ 10,5 triệu lên 22,27 triệu, sản phẩm phích tăng từ 862 ngàn lên 2 triệu sản phẩm. Các chỉ tiêu chất lượng khác như: Nộp ngân sách nhà nước tăng 2,8 lần, lợi nhuận tăng 2,56 lần, vốn kinh doanh tăng 3,9 lần và thu nhập bình quân của công nhân viên chức tăng 2 lần đạt trên 1,8 triệu/người/tháng. 6 Giai đoạn thứ ba 1998-2004. Trong giai đoạn này chỉ trong một thời gian ngắn, công ty đã ngừng toàn bộ hệ thống khí hơi than vừa bụi, vừa độc hại hàng chục năm, chuyển toàn bộ hệ thống khí hơi của công ty sang dùng LPG. Ngày 23/5/1998 dây chuyền huỳnh quang hiện đại số 1 mới về đến công ty, ngày 25/6/1998 đã ra đời chiếc đèn đầu tiên. Tháng 8/1998 phục hồi xong dây chuyền 2600c/giờ số 1, tháng 9/1999 phục hồi xong và đưa vào sản xuất dây chuyền 2600c/giờ số 2. Năm 2000 là năm mà công ty đã đạt được rất nhiều thành tích. Ngày 01/4/2000 đưa các máy hàn dây dẫn Hàn Quốc vào sản xuất, không phải nhập khẩu dây dẫn. Ngày 15/6/2000 dây chuyền đèn trang trí Hàn Quốc vào hoạt động phục vụ đơn hàng xuất khẩu. Ngày 01/7/2000 toàn bộ dây chuyền sản xuất đầu đèn thường đều hoạt động. Ngày 01/8/2000 lò thủy tinh và hai máy thổi phích tự động đi vào hoạt động. Ngày 15/8/2000 dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang Hàn Quốc đi vào hoạt động. Ngày 25/8/2000 dây chuyền ruột phích mới liên hoàn đi vào hoạt động. Ngày 03/9/2000 dây chuyền đèn thường số 3 của Hungary, dây chuyền cuối cùng của công trình Hung được khôi phục đi vào hoạt động hoàn toàn bằng tài năng, trí tuệ Việt Nam. Ngày 20/9/2000 dây chuyền sản xuất máng đèn đi vào hoạt động. Ngày 25/10/2000 dây chuyền lắp ghép đèn huỳnh quang số 2, dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam đi vào hoạt động. 7 Ngày 25/10/2000 dây chuyền lắp ghép đèn huỳnh quang Compact đi vào hoạt động, ở Việt Nam đây là cơ sở đầu tiên sản xuất một loại nguồn sáng thế kỉ 21. Trong giai đoạn này, 6 năm liền doanh số tiêu thụ của công ty tăng từ 108,8 tỷ (1998) lên 399,38 tỷ (2004), bình quân mỗi năm tăng đều đặn 50 tỷ liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Nộp ngân sách năm 1998 là 9,083 tỷ, năm 2004 là 22 tỷ. Thu nhập bình quân tháng là 1,76 triệu/người/tháng, năm 2004 là 2,195 triệu/người/tháng. Lợi nhuận thực hiện năm 1998 là 9,7 tỷ, năm 2004 đạt 12,59 tỷ. Kết quả này tạo nhiều thuận lợi cho công ty tiến hành và chuyển sang công ty cổ phần. Giai đoạn phát triển sau khi cổ phần hóa công ty 2004- 2009 Ngày 15/7/2004 công ty đổi tên thành công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần. Khi bắt đầu hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần, ngày 30/6/2004 vốn chủ sở hữu là 84,1 tỷ đồng. Sau đó tăng liên tục. Ngày 31/12/2004: 91,6 tỷ Ngày 31/12/2005: 118,6 tỷ Ngày 31/12/2006: 139,2 tỷ Ngày 31/12/2007: 338.9 tỷ Ngày 31/12/2008: 413,1 tỷ Ngày 31/12/2009: 432,1 tỷ Trong năm 2006, khánh thành nhà máy thứ hai tại Quế Võ- Bắc Ninh với diện tích 62.000m2. 8 Và kết quả sản xuất kinh doanh cả năm 2009 với : Doanh số tiêu thụ đạt 1.054,7 tỷ vượt 25,42% kế hoạch và tăng 214,8 tỷ, tăng 26,83% so với năm 2008. Lợi nhuận thực hiện đạt 51,097 tỷ, vượt 27,72% kế hoạch và tăng 2,2 tỷ, tăng 4,5% so với năm 2008. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý hoạt động của công ty Sơ đồ tổ chức TỔNG GIÁM ĐỐC Phó tổng giám đốc kỹ thuật Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất Phó tổng giám đốc kinh tế Trụ sở chính Cơ sở 2 Các xưởng sản xuất 11 phòng ban chức năng Các xưởng sản xuất Các phòng ban chức năng 12 chi nhánh, văn phòng đại diện Quản lý hơn 6000 cửa hàng, đại lý trên cả nước 9 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban quản trị: Hội đồng quản trị: Quyết định các chính sách quan trọng nhất của công ty, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty. Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất về điều hành sản xuất kinh doanh tại công ty, lãnh đạo chung toàn công ty. Ba phó tổng giám đốc: là người có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo trực tiếp các bộ phận theo sự phân công hoặc ủy quyền của tổn giám đốc. Phòng tổ chức sản xuất: bố trí sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, trình độ tay nghề,…để hoàn thành số lượng công viêc như cấp trên đã chỉ đao cả về số lượng lẫn chất lượng. Thực hiện chế độ chính sách của nhà nước về tiền lương, an toàn lao động, bảo hiểm… Các phòng ban chức năng: Phòng kế hoạch : Có chức năng nghiên cứu , xây dựng mục tiêu và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty. Quản lý các hoạt động kinh doanh quốc tế, cân đối kế hoạch và điều độ sản xuất. Quản lý các kho nguyên phụ liệu, thiết bị, bao bì, thành phẩm, phế liệu. Quản lý các hoạt động xuất khẩu. Phòng kinh doanh : Chức năng nghiên cứu thị trường, tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh trong nước. Phòng xuất khẩu: Chức năng nghiên cứu thị trường, tổ chức, quản lý các hoạt động xuất khẩu hang hóa. Phòng kỹ thuật : Chuyên nghiên cứu và quản lý công tác kỹ thuật, công nghệ trong toàn công ty, thiết kế mặt bằng sản xuất của các xí nghiệp. 10