1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA

27 402 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 63,3 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG ĐẦU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA I.Thực trạng đầu vào ngành du lịch của tỉnh 1. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh 1.1. Hệ thống giao thông Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã được xây dựng tương đối hợp lí, rộng khắp toàn tỉnh ô tô đi được tới tất cả các xã trong tỉnh, việc đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Toàn tỉnh hiện có 2.278,2km đường bộ và 496 km đường sông với các tuyến quan trọng nối liền thị xã với các huyện thị và tỏa đi các xã. Các tuyến đường từ tỉnh xuống huyện được nâng cấp rải nhựa. Mạng lưới giao thông của Tỉnh được phân bố tương đối đều: đường sắt, đường bộ, đường thủy. ٭Đường bộ: bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, liên huyện, đường xã và liên xã với tổng chiều dài 2.278,2 km. Ngoài quốc lộ 1A , trên địa bàn tỉnh Ninh Bình còn có các tuyến quốc lộ chạy qua như 10, 12B, 45, trong đó: Đường quốc lộ: có 110,5 km Đường tỉnh lộ: có 261,5 km Đường huyện lộ: có 194,92 km Đường xã, liên xã: có tổng chiều dài 911,5 km Hiện nay mạng lưới giao thông đang được cải thiện ngày một tốt hơn. Tuy nhiên hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống các đường nội thị vẫn còn yếu kém, nhiều tuyến đường cần được cải tạo và mở rộng. Đặc biệt cần nâng cấp, cải tạo toàn tuyến 1A trên địa bàn tỉnh nhất là đoạn đi qua thành phố Ninh Bình. Đây chính là tuyến đường chủ đạo trong giao lưu kinh tế giữa Ninh Bình với các tỉnh phía Bắc cũng như phía Nam, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách qua Ninh Bình ngày càng lớn. Hệ thống giao thông nông thôn, đường liên thôn liên xã đã được nâng cấp, rải nhựa, cải tạo và làm mới. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khai thác thế mạnh của vùng, nhằm phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân đặc biệt là mở rộng giao lưu với các địa phương trong tỉnh, phát triển các tour liên huyện. ٭ Đường sắt: Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt quốc gia Bắc Nam, đây là tuyến đường sắt đóng góp một phần rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và các địa phương khác trong vùng kinh tế và trên toàn quốc. Toàn tỉnh có 4 ga là : ga Ghềnh, ga Đồng Giao, ga Cầu Yên và ga Ninh Bình. Ngoài ra tuyến tàu chạy Hà Nội – Vinh đi qua Ninh Bình đi các tỉnh phía Nam. ٭Đường thủy: Ninh Bình có 22 sông có thể khai thác vận tải đường thủy với tổng chiều dài 387,3km. Mật độ sông là 27,3km/km 2 ( lớn hơn mật độ bình quân cả nước), phần lớn là sông cấp II, III và IV mang đặc điểm chung của sông, kênh khu vực đồng bằng sông Hồng. Toàn tỉnh có các sông chảy qua là sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Vân, sông Lạng, giúp cho Ninh Bình có điều kiện thuận lợi và là đầu mối quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và toàn vùng Bắc Bộ rộng lớn. 1.2. Hệ thống cấp điện Mạng lưới điện trong cả tỉnh đã được xây dựng với tổng chiều dài các đoạn đường dãy trung cao áp là 770km. Hiện nay Tỉnh có 1 nhà máy điện Ninh Bình và 4 trạm điện phân phối. Nguồn điện hiện nay bao gồm cả mạng lưới điện phân phối về cơ bản có thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. 1.3. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường Trong những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã từng bước phát triển đảm bảo nước sinh hoạt cho vùng đô thị ( thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn, huyện lỵ). Các công trình cấp nước: giếng đào, bể chứa nước, nước tự chảy và giếng khoan. Trong đó các khu tập trung dân cư và các khu vực thị trấn chủ yếu dùng nước tự chảy và nước cấp từ bể chứa. Khả năng cung cấp nước trung bình vào mùa hè là 16.000 m 3 /ngày; vào mùa đông 14.000m 3 /ngày. Tổng số hộ gia đình được dùng nước sạch trong toàn tỉnh là 26.000 hộ. Trữ lượng nguồn nước ngầm của tỉnh Ninh Bình là tương đối lớn, việc khai thác nguồn nước ngầm tương đối thuận lợi. Về chất lượng, nguồn nước này đảm bảo vệ sinh đủ tiêu chuẩn cần thiết để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của tỉnh sử dụng hệ thống thoát chung ( cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt). Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các lọai ống tròn bê tông cốt thép, cống hộp và mương có nắp đan. Nhìn chung các tuyến thoát nước đều hoạt động tốt nhưng do mật độ còn quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu nên ảnh hưởng không ít đến môi trường đô thị. Các lọai nước thải hầu không được xử lí đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra sông suối. Nước thải công nghiệp từ các nhà máy xi măng, nhà máy phân lân chưa được xử lí đến độ trước khi xả ra sông suối. Nước thải bệnh viện được xử lí riêng đơn giản và xả vào hệ thống thóat nước chung, phần lớn là hơn giới hạn cho phép. Lượng thu gom rác thải để xử lí còn nhỏ. Các loại rác thải được xử lí chung, chôn lấp tự do. Chính vì thế, hiện nay UBND tỉnh đã phê duyệt dự án và đang triển khai thi công xây dựng nhà máy xử lí rác thải với công suất 2200 tấn/ngày. 1.4. Hệ thống bưu chính viễn thông Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các vùng trong tỉnh với hệ thống tổng đài điện tử hiện đại của bưu điện trung tâm tỉnh và bưu điện của 7 huyện thị xã, hệ thống viễn thông vi ba, cáp quang Bắc – Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanh chóng thuận tiện giữa Ninh Bình và các địa phương, các vùng trong nước và liên lạc quốc tế. Hệ thống bưu cục: 32 trạm. Các tuyến, trạm truyền thông tin: 25 tuyến, trạm. Hiện toàn tỉnh có khoảng 6,6 máy điện thoại/ 100 dân. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng gần hết lãnh thổ Ninh Bình. Đến cuối 2005 đã có 112 xã có điểm bưu điện văn hóa xã ( đạt 82%). 1.5. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng Các cơ sở dịch vụ về tài chính, ngân hàng của Ninh Bình bao gồm hệ thống ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, hệ thống kho bạc từ tỉnh đến các huyện, thị xã, công ty bảo hiểm, các quĩ tín dụng nhân dân… Hệ thống các cơ sở dịch vụ này hiện tại thường xuyên được cải tiến về nghiệp vụ chuyên môn và phong cách phục vụ, tăng cường trang bị kĩ thuật hiện đại, thực hiện vi tính hóa trong quản lí và thanh toán… đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất – kinh doanh, đáp ứng tốt hơn các công tác thanh toán, trao đổi hàng hóa – dịch vụ; phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, quản lí của các cấp, các ngành; góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, caỉ thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. 1.6. Hệ thống nhà hàng, khách sạn Thời gian qua, với vị thế đã có và khai thác có hiệu quả tiềm năng phong phú về tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, Ninh Bình đã dần khẳng định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, nhiều công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng, tu bổ tôn tạo để phục vụ phát triển du lịch. Hạ tầng Ninh Bình thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là hoạt động du lịch. Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng và khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Ninh Bình cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng và qui mô và phương thức hoạt động. Năm 1992, toàn tỉnh chỉ có duy nhất 1 khách sạn Hoa Lư được tách ra từ công ty du lịchNam Ninh với 33 phòng nghỉ. Hiện tại, Ninh Bình có 290 cơ sở lưu trú du lịch trong đó có 67 khách sạn với 1.680 phòng ngủ ( có 359 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế); 8 bể bơi, 1 sân golf, 48 sân tennis, 82 phòng xông hơi - massage - vật lí trị liệu và 128 cơ sở phục vụ ăn uống với 9.107 chỗ ngồi. Trong đó có 7 cơ sở với 266 buồng đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn 2 sao và 1 cơ sở với 17 buồng đạt tiêu chuẩn 1 sao. Công suất sử dụng khách sạn bình quân đạt khoảng 50%. Qui mô xây dựng hầu hết là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ. Nhìn chung chất lượng của các khách sạn của tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch thương mại. Giá phòng trung bình của các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh cũng không cao lắm. Mức giá tương đối cạnh tranh so với hầu hết các địa phương khác trong vùng. Bảng 2.1. Cơ cấu cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2004-2008 Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Cơ sở lưu trú Cơ sở 60 76 222 244 290 - Số lượng phòng Phòng 815 883 1277 1407 1680 - Số lượng giường Giường 937 1600 3300 3600 4100 Phân theo loại hình Cơ sở - Khách sạn Cơ sở 28 38 47 57 67 - Nhà hàng, nhà nghỉ Cơ sở 20 30 36 38 48 Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình Trong năm 2008, cả tỉnh có 10 cơ sở lưu trú mới xây dựng. Trong đó có 1 khách sạn 1 sao, 1 khách sạn 2 sao với tổng số vốn là 50 tỷ đồng. So với nhu cầu thực tế, khả năng đáp ứng về cơ sở lưu trú của Ninh Bình còn rất thiếu, nhất là các cơ sở lưu trú cao cấp. 2. Vốn đầu và cơ cấu vốn đầu 2.1. Đầu vào cơ sở hạ tầng Đầu vào cơ sở hạ tầng thường không mang lại những lợi ích kinh tế cụ thể hay thời gian thu được lợi nhuận là rất dài, đồng thời đây là lĩnh vực yêu cầu nguồn vốn khá lớn. Chính vì vậy các nhà đầu thường không đủ khả năng hoặc không mong muốn đầu vào lĩnh vực này. Nhưng cơ sở hạ tầng lại là yếu tố tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội. Vậy để đáp ứng nhu cầu vốn đầu xây dựng cơ sở hạ tầng Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn vốn. Trong thời gian qua, những công trình lớn, trọng điểm đầu vào cơ sở hạ tầng thường là do Nhà nước đầu tư. Sự hỗ trợ từ ngân sách, kết hợp cả nguồn vốn địa phương và nguồn vốn đầu phát triển hạ tầng du lịch của Trung ương thật sự là “xúc tác” góp phần quan trọng trong việc tạo ra môi trường thu hút sự quan tâm của các nhà đầu trong nước và quốc tế. Tỉnh Ninh Bình có nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng với ngân sách địa phương eo hẹp nên những năm trước đây đã không cho phép tỉnh đầu phát triển trong lĩnh vực này. Từ năm 2000 đến nay, với nguồn vốn hỗ trợ của Ngân sách Trung Ương nhiều dự án đầu cơ sở hạ tầng phục vụ chiến lược phát triển du lịch đã được triển khai. Bảng 2.2. Tổng hợp các nguồn vốn đầu xây dựng cơ bản từ 2001-2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời gian thực hiện Dự toán được duyệt Vốn giải ngân đến 31/12/2008 I. Ngân sách địa phương: 5.384 4,335 1. XD Trụ sở làm việc của Sở Du lịch 2004- 2005 5.181,6 4,185.20 2. Qui hoạch khu DL Kênh Gà - Vân Trình 2004 102,4 50 3. Bổ sung Qui hoạch Khu DL Tam 2005- 100 100 Cốc- Bích Động 2006 II. Ngân sách Trung ương 4.119.121 908.919,6 1.Khu du lịch Kênh Gà, Vân Trình, Vân Long 2002- 2007 43.289 21.300,6 2.Khu DL vườn QG Cúc Phương 2003- 2008 36.619 36.619 3.Khu DL Tam Cốc Bích Động, Tràng An 2008- 2010 4.020.257 836.000 4. XD CSHT Khu DL các làng nghề truyền thống 2002- 2006 18.956 15.000 Tổng số 4.124.505 913.254,6 Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình Tính đến 31/12/2008, cơ sở hạ tầng của du lịch Ninh Bình đã được đầu 913,2546 tỷ đồng tập trung vào 11 dự án, bằng 29,1% tổng mức đầu đã được duyệt. Trong đó vốn đầu từ Ngân sách Trung ương là 908,9196 tỷ đồng, riêng khu du lịch Tràng An được xác định là điểm nhấn quan trọng để thu hút khách du lịch đến Ninh Bình. Cùng với đó Tỉnh phối hợp với Viện Kiến trúc nhiệt đới – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội từng bước hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007 – 2015, có một số khu du lịch đã quy hoạch đến năm 2020. Các bản quy hoạch của từng vùng du lịch được công bố công khai để từng người dân được biết, từ đó họ ý thức hơn về làm du lịch, đây cũng là điều kiện thuận lợi để tiến đến xã hội hóa du lịch. Trong những năm qua, Tỉnh đã đầu xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch. Những khu du lịch trọng điểm của Ninh Bình được ưu tiên vốn đầu tư, đang gấp rút xây dựng và hoàn thành xong phần cơ bản về hạ tầng, bắt đầu tiến hành khai thác như khu Tam Cốc – Bích Động, Tràng An, núi chùa Bái Đính, nước nóng Kênh Gà. Các dự án khác như: Cơ sở hạ tầng tuyến du lịch đường thủy Bích Động- Hang Bụt, Thạch Bích- Thung Nắng, cơ sở hạ tầng Khu du lịch các làng nghề truyền thống cũng đang được gấp rút hoàn thiện để đưa vào khai thác. Cơ sở hạ tầng được đầu cải thiện là đệm phóng cho những dự án đầu của khu vực nhân. Những năm gần đây, các doanh nghiệp trong Tỉnh cũng như ở trong nước đang liên tiếp đăng kí đầu tư. Hiện nay, các dự án đang được triển khai thực hiện đầu theo đúng tiến độ đã phê duyệt. Nhiều hạng mục công trình của các dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ khách du lịch hiệu quả. Bảng 2.3. Phân loại nguồn vốn trong nước theo khu du lịch của tỉnh Ninh Bình tính đến 31/12/2008 Đơn vị: triệu đồng STT Khu du lịch Vốn nhân Vốn Ngân sách Tổng vốn đầu 1 Khu DL Kênh Gà, Vân Trình, Vân Long 484.930 43.289 528.219 2 Khu DL vườn QG Cúc Phương 355.082 36.619 391.701 3 Khu phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn 23.583 0 23.583 4 Khu DL Hồ Yên Thắng, Đồng Thái 1.074.840 0 1.074.840 5 Khu DL Kim Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm 10.107 0 10.107 6 Khu DL Trung tâm thành phố Ninh Bình 973.160 0 973.160 7 Khu DL Tam Cốc Bích Động, Tràng An 639.597 4.020.257 4.659.854 Tổng vốn đầu vào DL của Tỉnh 3.561.299 4.100.165 7.661.464 Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình Đến hết ngày 31/12/2008 UBND tỉnh Ninh Bình đã chấp thuận 45 dự án trong nước kinh doanh dịch vụ với tổng số vốn là 7.661,464 tỷ đồng ( trong đó có 34 dự án nhân) và 2 dự án 100% vốn nước ngoài. Trong những năm gần đây, đầu trong lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng cả về số dự án và vốn đầu tư. Năm 2007 có 6 dự án đầu được chấp thuận đầu với tổng mức vốn đầu là 610,347 tỷ đồng. Năm 2008, đã có 8 dự án lớn được chấp thuận với tổng số vốn đầu là 4.055 tỷ đồng. Năm 2009, các doanh nghiệp phấn đấu đầu cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các dự án du lịch với số vốn 1.097,956 tỷ đồng. Đặc biệt là các dự án lớn đều tập trung vào các khu du lịch trọng điểm như: ♦ Khu trung tâm liên hợp du lịch và thể thao sân golf 54 lỗ Hồ Yên Thắng ( huyện Yên Mô và Thị xã Tam Điệp), trên diện tích 670 ha, với tổng vốn đầu 1.757 tỷ đồng, giai đoạn 1 là 495,6 tỷ đồng. ♦ Dự án Ninh Bình Anna Mandara Resort có diện tích 16 ha do công ty Cổ phần du lịch Tân Phú đầu với tổng vốn đầu là 255 tỷ đồng ( tại khu du lịch Vân Long, huyện Gia Viễn). ♦ Dự án Suối nước khoáng Kênh Gà- huyện Gia Viễn, tổng vốn đầu 11 tỷ đồng (tại tuyến du lịch Kênh Gà – Vân Trình). ♦ Dự án Khách sạn và văn hóa Cung đình Vân Long, do công ty TNHH Thảo Sơn đầu với tổng vốn đầu 27 tỷ đồng ( tại Vân Long, Gia Viễn). Trong đó phải kể đến 2 dự án FDI: ♦ Dự án khu du lịch sinh thái Đông Phương Sư ( 100% vốn của Đài Loan), tổng vốn đầu là 32 triệu USD ( tại Vân Long, Gia Viễn) ♦ Làng quần thể du lịch Ninh Bình, cụm biệt thự bằng đá ( tại khu Tam Cốc- Bích Động, huyện Hoa Lư) do tập đoàn Hotel Project BV – Hà Lan đầu với tổng số vốn 2,35 triệu USD. 2.2. Xúc tiến, quảng bá du lịch Từ năm 2000, Sở văn hóa - thể thao - du lịch ( mà dưới đây gọi tắt là Sở du lịch) đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch và xây dựng qui chế, chương trình hành động về du lịch giai đoạn 2001-2005 làm cơ sở cho việc đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Cũng trong năm 2000, Sở đã tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu về du lịch, tổ chức đi khảo sát và học tập kinh nghiệm thực tế tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, tham gia triển lãm gian hàng hội xuân Du lịch – Văn hóa Việt Nam tại Vân Hồ - Hà Nội và đã đạt được giải ba toàn quốc; phối hợp với các ban ngành trong tỉnh tổ chức thành công Lễ hội Trường Yên 2000. Trong khuôn khổ chương trình hành động về du lịch của Tỉnh, năm 2002, Sở Du lịch Ninh Bình đã chính thức đưa trung tâm xúc tiến đầu phát triển du lịch đi vào hoạt động và bước đầu đạt được kết quả tốt. Đơn vị này đã phối hợp với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Ninh Bình. Tổ chức thành công hội thi “ Nấu các món ăn dân tộc Việt Nam ngành du lịch Ninh Bình – 2002”, phát động chương trình Báo chí viết về du lịch Ninh Bình và đã thu hút được nhiều tầng lớp dân cư tham gia. Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mang đặc trưng Ninh Bình, Sở Du lịch đã tiến hành nghiên cứu, tổ chức thực hiện và đưa vào thử nghiệm đề tài “ Nghiên cứu tổ chức đóng thử tàu chở khách trên sông”. Cũng trong khuôn khổ đề tài này, lần đầu tiên du lịch Ninh Bình tiến hành khảo sát chuyên sâu và công bố kết quả về tuyến du lịch sinh thái chùa Bái Đính – động Sinh Dược, công bố động Sinh Dươc dài 1.360 m – một tài nguyên du lịch hết sức quí giá. Hiện nay, đang triển khai thực hiện đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm năng hang động Karst phục vụ phát triển du lịch Ninh Bình” làm cơ sở để xây dựng và đưa vào khai thác các tuyến tham quan du lịch mới nhằm từng bước đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch và nâng cao sức hấp dẫn cho du lịch Ninh Bình. Sở Du lịch phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng 4 bộ phim giới thiệu về tiềm năng du lịch Ninh Bình, gồm: “ Non nước Tràng An – Ninh Bình”, “ Non nước Ninh Bình”, “ Làng đá Ninh Vân”, “ Về thăm Gia Viễn”. Xuất bản và đưa vào lưu hành cuốn sách “ Non nước Ninh Bình”, đưa vào sử dụng website du lịch Ninh Bình, xuất bản “ Thông tin du lịch Ninh Bình”.Ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình cũng đã tổ chức thành công các cuộc thi “ Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn ngành”, hoàn thiện 10 bài thuyết minh tại các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình và đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Hoa làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá và cho hướng dẫn viên làm tài liệu cơ sở để hướng dẫn du khách. Đặc biệt, trong năm 2008 tỉnh đã tổ chức “ Tuần lễ du lịch” với nhiều nét văn hóa đặc sắc, là dịp để quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch Ninh Bình, không những thu hút đông đảo du khách mà còn mời gọi mạnh mẽ đầu tư, nhất là đầu cơ sở hạ tầng. Nhiều giải pháp tổng thể đã được đặt ra như: thu hút đi đôi với quản lí có hiệu quả nguồn vốn; tạo các điểm vui chơi giải trí, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn hấp dẫn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ và nâng cao kiến thức về du lịch cho người dân. 2.3. Đầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu về cơ sở hạ tầng của Chính phủ, các chính sách khuyến khích phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh và ngành, du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ. Năm 2007 số lượng khách đến Ninh Bình là 1.518.559 lượt, tăng 2,3 lần so với năm 2002. Trong đó lượng khách quốc tế đạt 457.920 lượt tăng so với năm 2002 là 1,8 lần, khách nội địa đạt 1.060639 tăng 2,7 lần so với năm 2002, đưa tốc độ tăng trưởng lượng khách trung bình giai đoạn 2002 -2007 đạt 18,6%. Đặc biệt năm 2008, mặc chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng Ninh Bình vẫn đón được 1,9 triệu lượt khách, tăng 26% so với năm 2007. Tuy nhiên so với một số điểm du lịch khác ở nước ta, thì du lịch Ninh Bình có nhiều lợi thế hơn về tài nguyên, nhưng chưa phát huy được lợi thế so sánh sẵn có để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Du lịch Ninh Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hiệu quả kinh tế, xã hội còn ở mức độ thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển kém hiệu quả này, theo đánh giá của các chuyên gia là do nguồn nhân lực du lịch của Ninh Bình hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu, lại mất cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch còn vừa yếu về năng lực chuyên môn vừa yếu về ngoại ngữ, vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chức danh đảm nhiệm. Theo thống kê của ngành, tính đến năm 2007, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 960 người tăng 2,3 lần so với năm 2002. Số lượng lao động trong ngành có trình độ chuyên môn về du lịch: đại học, cao đẳng 196 người chiếm 20,4%, trung cấp và nghề 410 người chiếm 42,7%. Đào tạo trong các lĩnh vực khác (chưa qua đào tạo về du lịch) là 219 người chiếm 22,8%. Số lao động có khả năng sử dụng một trong 3 ngoại ngữ phổ biến (Anh – Pháp – Trung) là 315 người chiếm 33%. Riêng đối với lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã thực hiện tốt chủ trương thu hút nhân tài về làm việc: Tuyển thẳng 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành du [...]... nguyên du lịch phong phú đa dạng, trong những năm vừa qua UBND Tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt kế hoạch đầu tư, phát triển xây dựng các khu du lịch trong tỉnh Hoạt động kinh doanh du lịch phát triển một cách đáng kể, địa bàn du lịch được mở rộng, các điểm danh thắng được tôn tạo,… đã tạo được sự chuyển biến khá rõ rệt , trước hết là về số lượng khách du lịch đến Ninh Bình Đặc biệt trong khoảng 5 năm trở... động của nhà máy xi măng nằm gần khu du lịch Do đó đã xuất hiện một số dao động trong ý chí quyết tâm của các nhà đầu du lịch Việc phối hợp với Hà Nam trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch cần được quan tâm Bảng 2.6 Tổng hợp những dự án đầu vào khu du lịch Vân Long Đơn vị: triệu đồng STT 1 Tên dự án Khu du lịch nước nóng Kênh Gà Chủ đầu Vốn đầu Thời gian CTCP Việt - Thái 180.000 2004-2012... với du lịch Ninh Bình là phải có nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đủ tài, đủ tầm để đưa du lịch Ninh Bình từng bước hội nhập với khu vực và thế giới III Thực trạng đầu vào một số khu du lịch của tỉnh 1 Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, Vân Long, chùa Ðịch Lộng Sự phát triển nổi trội của khu vực này với “hiện ng” Vân Long trong những năm qua là yếu tố đặc biệt của du lịch. .. động phát triển và khai thác du lịch tại khu vực này còn rời rạc, chưa có sự gắn kết về sản phẩm, mô hình kinh doanh, cơ chế quản lí Chính vì thế, khi được công nhận là khu du lịch Quốc gia, Ban quản lí sẽ được thành lập nhằm kết nối, phối hợp các họat động đầu tư, phát triển và khai thác du lịch của toàn bộ khu vực IV Đánh giá tình hình đầu vào du lịch của tỉnh trong những năm qua 1 Thực trạng. .. Lư Trong tổng thể 7 khu du lịch trọng điểm trên, động lực chính để du lịch Ninh Bình phát triển chính là khu du lịch Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – Hoa Lư Với đặc điểm tài nguyên nổi trội về văn hóa và cảnh quan, hiện khu du lịch này đang thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến Ninh Bình Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn khu du lịch chính là “ Thương hiệu du lịch của khu du. .. đóng góp của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trước đây Ninh Bình vẫn luôn xác định là một tỉnh nông nghiệp nên cơ cấu kinh tế của tỉnh là Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ Tuy nhiên thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã cho thấy du lịch ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Du lịch phát triển nhanh chóng... tiêu của khách du lịch thấp, tốc độ phát triển du lịch chưa ng xứng với tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh Việc đầu vào cơ sở hạ tầng mới bắt đầu, việc đầu còn dàn trải, thu hút đầu vào các khu du lịch còn hạn chế Hoạt động du lịch phần lớn còn khai thác thiên nhiên, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, có sức thu hút khách cao Có nơi còn làm nghèo đi các sản phẩm du lịch tự nhiên,... tài nguyên du lịch trong những năm qua Du lịch là một nhu cầu của cuộc sống hiện đại trên toàn thế giới Chỉ trong 10 năm, khách du lịch quốc tế đã tăng từ 350 triệu lượt năm 1985 lên 592 triệu lượt năm 1996 Thu nhập từ du lịch tính trong vòng gần 40 năm ( 1960 – 1996) đã tăng khoảng 54 lần, từ 6,8 tỷ USD lên 432 tỷ USD Theo xu hướng chung của thế giới cùng với sự đổi mới chính sách, ngành du lịch Việt... các sản phẩm du lịch khác ở khu vực phụ cận theo qui hoạch, trong đó xác định vị trí trọng tâm của du lịch thì trong ng lai này có thể trở thành đô thị du lịch khi hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết được qui định theo Luật Du lịch Để đạt được những mục tiêu trên, thành phố cần có qui hoạch chung phát triển đô thị bền vững, với du lịchtrọng tâm phát triển làm cơ sở cho việc phát triển hệ thống... việc tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khoá XIV) về phát triển du lịch đến năm 2010 Sở Du lịch nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại tại chỗ và bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho nhân dân địa phương nơi có khu, điểm du lịch Từ năm 2002 đến nay, ngành du lịch đã phối . THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA I .Thực trạng đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh 1. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du. Đánh giá tình hình đầu tư vào du lịch của tỉnh trong những năm qua 1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch trong những năm qua Du lịch là một nhu cầu

Ngày đăng: 18/10/2013, 17:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Cơ cấu cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2004-2008 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA
Bảng 2.1. Cơ cấu cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2004-2008 (Trang 4)
Bảng 2.2. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001-2008 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA
Bảng 2.2. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001-2008 (Trang 5)
Bảng 2.3. Phân loại nguồn vốn trong nước theo khu du lịch của tỉnh Ninh Bình tính đến 31/12/2008 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA
Bảng 2.3. Phân loại nguồn vốn trong nước theo khu du lịch của tỉnh Ninh Bình tính đến 31/12/2008 (Trang 7)
Bảng 2.4. Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003- 2007 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA
Bảng 2.4. Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003- 2007 (Trang 11)
Ngoài những dự án đầu tư trong nước như được trình bày ở bảng tổng hợp dưới đây, khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà và bảo tồn đất ngập nước Vân Long còn có dự án FDI - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA
go ài những dự án đầu tư trong nước như được trình bày ở bảng tổng hợp dưới đây, khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà và bảo tồn đất ngập nước Vân Long còn có dự án FDI (Trang 15)
Bảng 2.7. Tổng hợp dự án đầu tư vào khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA
Bảng 2.7. Tổng hợp dự án đầu tư vào khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình (Trang 16)
Bảng 2.8. Tổng hợp vốn các dự án đầu tư vào khu tính đến hết năm 2008 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA
Bảng 2.8. Tổng hợp vốn các dự án đầu tư vào khu tính đến hết năm 2008 (Trang 18)
IV. Đánh giá tình hình đầu tư vào du lịch của tỉnh trong những năm qua - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA
nh giá tình hình đầu tư vào du lịch của tỉnh trong những năm qua (Trang 19)
Bảng 2.14. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA
Bảng 2.14. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w