1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược phát triển công nghiệp việt nam

21 652 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 379,5 KB

Nội dung

Chiến lược phát triển công nghiệp việt nam

Trang 1

Lời nói đầu

Chiến lược phát triển công nghiệp luôn giữa vai trò trọng yếu trong chiếnlược phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia vì công nghiệp giữ vai trò chủđạo trong cơ cấu kinh tế Đối với Việt Nam, Đảng ta xác định chiến lược của 10năm đầu thế kỷ XXI là đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa tạo nền tảnghình thành một nước công nghiệp hiện đại Mới mở cửa phát triển được 20 nămdo đó trong việc hoạch định và xây dựng công nghiệp ở nước ta hiện gặp khôngít khó khăn, bỡ ngỡ nhưng bên cạnh đó cũng có những thuận lợi nhất định khichúng ta mở cửa hội nhập vào “sân chơi” chung toàn cầu.

Sau đây nhóm thuyết trình xin nêu một vài quan điểm thu nhận được trongquá trình nghiên cứu về chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam Bài tiểuluận còn nhiều thiếu sót mong cô và các bạn đóng góp để bài làm của nhómđược hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Các thành viên của nhóm thuyết trình

Trang 2

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆPVIỆT NAM.

1 Vai trò của công nghiệp đối với kinh tế xã hội:

Công nghiệp có vai trò to lớn trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, quốcphòng và đời sống của toàn xã hội Đặc biệt đối với các nước đang phát triển,các nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp ngày càngphát huy vai trò của mình là đầu tàu trong nền kinh tế

a Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đónggóp vào tăng trưởng kinh tế:

Công nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội mà không ngànhnào có thể thay thế được (máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất, công cụ, đồ dùngsinh hoạt…).

Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn, tốc độtăng trưởng cao thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Quan sát bảng số liệudưới đây:

Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng công nghiệp

Trang 3

hoá thu hẹp; nhưng các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế cónhiều cố gắng; Chính phủ và các cấp, các ngành đã đề ra nhiều giải pháp kịp thời,có hiệu quả như hỗ trợ lãi suất vay vốn; mở rộng thị trường tiêu thụ trong nướcthông qua các gói kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng; vận động nhân dân hưởngứng chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nên kết quả sảnxuất, kinh doanh từng bước được khôi phục và tiếp tục tăng trưởng.

Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng đạt tốc độ tăng cao hơn mức tăngchung cả năm là: Điều hòa nhiệt độ tăng 41,8%; khí hóa lỏng tăng 39,3%; tủlạnh, tủ đá tăng 29,5%; xà phòng, bột giặt tăng 20,2%; xi măng tăng 19,2%;thép tròn tăng 19,1%; điện sản xuất tăng 11,9%; thuốc lá điếu tăng 10,5%; thansạch tăng 9,9%; dầu thô khai thác tăng 9,8%; nước máy thương phẩm tăng9,7%; giầy, dép giả gia tăng 9,6%; bia tăng 8,5%

Một số tỉnh, thành phố có quy mô sản xuất công nghiệp lớn đạt tốc độ tăngcao hơn mức tăng chung cả nước là: Quảng Ninh tăng 15,8%; Thanh Hóa tăng13,9%; Đồng Nai tăng 10,6%; Bình Dương tăng 10,3%; Khánh Hòa tăng 10%;Hà Nội tăng 9,4%; Cần Thơ tăng 9,1%; Đà Nẵng tăng 8,3%; thành phố Hồ ChíMinh tăng 7,9%; Hải Phòng tăng 7,7% Bên cạnh đó, một số tỉnh có tốc độ tăngthấp như: Hải Dương tăng 6,2%; Phú Thọ tăng 5,3%; Vĩnh Phúc tăng 5%; BàRịa-Vũng Tàu tăng 3,1%.

b Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đối với nông nghiệp, công nghiệp vừa tạo ra thị trường, vừa tạo ra nhữngđiều kiện cần thiết cho nông nghiệp phát triển bằng việc cung ứng máy mócthiết bị, phân bón thuốc trừ sâu… Đặc biệt công nghiệp chế biến làm tăng giátrị và nâng cao sức cạnh tranh của các loại nông sản trên thị trường trong vàngoài nước Nhờ sự thúc đẩy cơ giới hóa, điện khí hóa trong nông nghiệp bằngcác sản phẩm công nghiệp đã làm cho nông nghiệp chuyển mình, năng suất laođộng trong nông nghiệp được nâng cao, chất lượng nông sản được đảm bảo.Phát triển công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho 1 bộ phận lao độngtrong nông nghiệp Vì vậy, công nghiệp có vai trò to lớn để thực hiện côngnghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn

Đối với dịch vụ: công nghiệp tác động đến các ngành như giao thông vậntải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, đầu tư tài chính…Công nghiệp tạođiều kiện, động lực cho các ngành dịch vụ phát triển Khi công nghiệp phát triểncác ngành dịch vụ cũng phải phát triển theo để đáp ứng nhu cầu phát triển củacông nghiệp Từ nền tảng những thành tựu, sản phẩm trong công nghiệp mà

Trang 4

ngành dịch vụ mới có điều kiện để phát triển Công nghiệp là tác nhân quyếtđịnh đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội.

c Công nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổchức, phương pháp quản lý sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế -xã hội

Trong quá trình phát triển của mình công nghiệp đã tác động mạnh mẽ vàoviệc đổi mới tối ưu hóa phương pháp tổ chức sản xuất Theo chiều dọc: tạodựng các mối liên hệ từ nơi khai thác hoặc nơi sản xuất nguyên liệu đến nơi chếbiến và phân phối sản phẩm Và cả theo chiều ngang: tạo mối liên hệ trong 1 xínghiệp chuyên môn hóa mở mang sang nhiều xí nghiệp có liên hệ về sản phẩmvà thị trường, mở rộng không gian sản xuất và dịch vụ Phương pháp sản xuấtdây chuyền và sản xuất hàng loạt được đẩy mạnh phát triển đã nâng cao chấtlượng và hạ giá thành sản xuất Công nghiệp cũng làm thay đổi người lao động.Rèn luyện cho họ tác phong công nghiệp từ nề nếp sản xuất đến lề lối làm việc,từ cách suy nghĩ đến tác phong lao động Thực sự ông nghiệp góp phần cải tạoxã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

d Công nghiệp tạo điều kiện khai thác hiệu quả các nguồn tàinguyên, làm thay đổi sự phân công lao động, làm giảm mức độchênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng

Công nghiệp phát triển góp phần khai thác triệt để các tài nguyên: dướilòng đất, trên mặt đất và dưới đại dương Từ đó giúp chúng ta sử dụng hiệu quảvà tận dụng các nguồn tài nguyên vào quá trình phát triển kinh tế Khai thácnhững nguồn tài nguyên mới làm phong phú các yếu tố nhập lượng cho nềnkinh tế, góp phần phát triển các lĩnh vực mới.

Công nghiệp làm cho không gian kinh tế biến đổi sâu sắc Các nguồn lợi từbiển trở lên đa dạng phong phú Chúng ta không chỉ biết đến nguồn lợi thủy hảisản hay dầu khí từ biển mà còn nhìn thấy các điều kiện thuận lợi mà biển đemlại để phát triển đóng tàu, vận tải, …Khai thác các nguồn lợi từ biển trở thànhmột trọng tâm để thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển

Công nghiệp tạo dựng các trung tâm kinh tế mới, chuyển hóa chức năngcủa nhiều đô thị Công nghiệp góp phần quan trọng vào quá trình đô thị hóa ởnước ta Nó đã làm thay đổi đô thị về cả lượng và chất Những đô thị lớn ngàycàng được mở rộng bên cạnh những đô thị mới được thành lập đang chuyểnmình nhanh chóng chứng tỏ sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của đất nướctrong thời kì đổi mới.

Góp phần giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị vànông thôn, thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn Sự phát triển của công nghiệp tạicác vùng nông thôn đã làm nơi đây thay da đổi thịt Đời sống người dân đượccải thiện, trình độ dân trí được nâng cao Công nghiệp đã mang “ngọn đèn điện”– ánh sáng của văn minh đến cho nông thôn Việt Nam.

Trang 5

e Công nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà khôngngành sản xuất vật chất nào sánh được, góp phần vào việc mở rộngsản xuất, thị trường lao động và giải quyết việc làm

Sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp làm cho sản phẩm sảnxuất ra ngày càng phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chấtlượng sản phẩm được nâng cao.

Đi đôi với việc phát triển công nghiệp là quá trình xây dựng và phát triểncác khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao … được thựchiện đã góp phần giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, tạo môitrường lành mạnh để nhân dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo và tựtạo việc làm Qua đó, hằng năm đã giải quyết việc làm cho từ 1,1- 1,2 triệu laođộng, tận dụng tối đa nguồn nhân lực cho phát triển đất nước, từng bước nângcao và cải thiện đời sống của nhân dân.

f Công nghiệp đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế và nâng cao đờisống nhân dân

Trong quá trình phát triển, công nghiệp đã tích lũy cho nền kinh tế baogồm nguồn tài chính, nhân lực và trình độ khoa học công nghệ Nguồn tài chínhtăng biểu hiện là tăng nguồn ngân sách cho nhà nước, tăng tích lũy cho cácdoanh nghiệp để tái đầu tư phát triển sản xuất và thu nhập của người dân tănglên đã nâng cao chất lượng đời sống nhân dân Nguồn nhân lực được phát triển,lao động có tay nghề, lao động qua đào tạo, trình độ lao động tăng rõ rệt Vớinhu cầu phát triển của mình, công nghiệp đã thúc đẩy khoa học công nghệ cũngnhư quá trình chuyển giao khoa học kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ tạo sự phát triểnvững chắc cho nền kinh tế.

Sự phát triển công nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vữngmạnh của nền kinh tế Phát triển công nghiệp là điều kiện quyết định để thựchiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2 Khái niệm chiến lược phát triển công nghiệp.

Chiến lược công nghiệp là một kế hoạch tổng thể dài hạn nhằm đạt được

mục tiêu phát triển công nghiệp có khả năng cạnh tranh trên qui mô toàn cầu, làđịnh hướng và cách thức phát triển công nghiệp mang tính toàn cục; làm cơ sởcho những hoạch định chính sách, định hướng xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển trung và ngắn hạn về kinh tế - xã hội của quốc gia.

Chiến lược phát triển công nghiệp giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội vì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế Nóxác định tầm nhìn của một quá trình phát triển dài hạn với sự nhất quán về conđường và các giải pháp cơ bản để thực hiện Xác định cơ cấu công nghiệp theolãnh thổ và lựa chọn địa điểm phân bố sản xuất là một nhiệm vụ chiến lược cótác động trực tiếp lâu dài đến sự phát triển công nghiệp của mỗi vùng và mỗidoanh nghiệp Với định hướng phát triển vùng kinh tế khác nhau thì định hướng

Trang 6

phát triển công nghiệp của mỗi vùng lãnh thổ cũng khác nhau.

Một chiến lược phát triển công nghiệp có hiệu quả phải đạt được sự duy trìvà phát triển vị thế cạnh tranh của ngành công nghiệp Áp lực toàn cầu hóa vàhội nhập kinh tế quốc tế dần xóa bỏ những bảo hộ và các hàng rào trở ngại vềthương mại và đầu tư, buộc các ngành công nghiệp phải lựa chọn con đườngduy nhất để tồn tại và phát triển bền vững là tạo nên vị thế cạnh tranh.

Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển công nghiệp:

– Xác định các căn cứ hoạch định chiến lược và dự báo phát triển, xuhướng phát triển của kinh tế quốc tế và quốc gia.

– Đánh giá thực trạng và những khó khăn, thách thức của ngành côngnghiệp.

– Các quan điểm của chiến lược phát triển công nghiệp gắn liền với hệquan điểm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Các quan điểm này là tưtưởng chủ đạo xuyên suốt các nội dung của chiến lược, được thể hiện trong quátrình xây dựng chiến lược.

– Mục tiêu chiến lược phát triển bao gồm chuyển dịch cơ cấu công nghiệp,tốc độ tăng trưởng, mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp trong cơ cấu côngnghiệp.

– Định hướng và giải pháp về cơ cấu các ngành công nghiệp, phân công vàbố trí vùng lãnh thổ công nghiệp, giải pháp về cơ chế hoạt động của ngành côngnghiệp

– Các chính sách phát triển công nghiệp.

– Các định chế tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá chiến lược côngnghiệp.

Trong thực tế, mục tiêu chung của nền kinh tế là đến năm 2020 nước ta sẽtrở thành một nước công nghiệp Do đó tốc độ phát triển công nghiệp phải đạtcao trên 13% trong nhiều năm và năm 2020 công nghiệp phải chiểm 45% GDP.

3 Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam.

a Quan điểm.

*) Quan điểm phát triển toàn ngành công nghiệp

Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của mọi khuvực kinh tế, trong đó khu vực công nghiệp nhà nước giữ vai trò định hướng.

Phát triển công nghiệp theo hướng hình thành cân đối động, đảm bảo sựưu tiên phát triển các ngành, vùng phù hợp với nguồn lực và lợi thế trong từngthời kỳ và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển công nghiệp phải bảo đảm tham gia một cách chủ động và hiệuquả vào liên kết công nghiệp và hiệp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, giữacác ngành và với các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.

Trang 7

Phát triển công nghiệp gắn chặt với phát triển dịch vụ; phát triển côngnghiệp nông thôn, tạo động lực trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.

Phát triển công nghiệp gắn kết với các yêu cầu của phát triển bền vững,tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển công nghiệp kết hợp với yêu cầu củng cố quốc phòng và an ninhquốc gia

*) Quan điểm phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ

Phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển theo cơ cấu kinh tế mở, gắnvới nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước

Các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu, phát triển nhanh theohướng chuyển dần sang các ngành công nghiệp có công nghệ và kỹ thuật cao,có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển các vùng khác.

Gắn các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biếnnông, lâm, hải sản với các vùng nguyên liệu và vùng nông thôn, miền núi

b Định hướng phát triển công nghiệp

*) Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2010

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thếcạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như: thuỷđiện, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da - giầy, điện tử - tin học, một sốsản phẩm cơ khí, dược phẩm và tiêu dùng

Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim,cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng với bước đi hợplý, phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả.

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệthông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá Chú trọng phát triển công nghiệp sảnxuất phần mềm tin học.

Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một sốkhu công nghệ cao và khu kinh tế mở

Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn đểtạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp với ngành, nghề đadạng, thu hút nhiều lao động góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

*) Tầm nhìn công nghiệp Việt Nam đến 2020

Phấn đấu đến năm 2020, GDP công nghiệp và xây dựng có thể tăng tốithiểu gấp 5 lần so với năm 2000 Tỷ trọng GDP công nghiệp và xây dựng trongtổng GDP của cả nước đạt trên 45% vào năm 2020 Cơ cấu ngành công nghiệpchuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, đạt 87 - 88%vào năm 2020 Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% Tỷ lệ hàng chế tạo trong

Trang 8

xuất khẩu đạt 70 - 75% Tỷ lệ nhóm ngành sử dụng công nghệ cao đạt khoảng40 - 50% Tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 85 - 90% giá trị xuấtkhẩu của cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng trung bình 16 - 18%/năm.

d Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp theo các vùng lãnhthổ đến năm 2010

Có sáu vùng công nghiệp được quy hoạch từ nay đến năm 2020.

Vùng 1: gồm 14 tỉnh tỉnh trung du, miền núi phía bắc (Bắc Kạn, Bắc

Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, LàoCai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái): tập trung pháttriển thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hóachất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phụcvụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến

Vùng 2: gồm 15 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ(Bắc Ninh,

Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, NamĐịnh, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc):được định hướng tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngànhđiện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biếnkhoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệpdệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Vùng 3: gồm 10 tỉnh ven biển Trung bộ (Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa,

Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, ThừaThiên-Huế): tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc vàhóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy, ngànhđiện tử và công nghệ thông tin.

Trang 9

Vùng 4: gồm 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon

Tum): tập trung phát triển thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản vàkhai thác, chế biến khoáng sản.

Vùng 5: gồm 8 tỉnh Đông Nam bộ (Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình

Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh):tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biếnnông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phầnmềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may, da giầy chất lượngcao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệcao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

Vùng 6: gồm 13 tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long (An Giang, Bạc Liêu,

Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, SócTrăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long): tập trung phát triển ngành côngnghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu, các ngành côngnghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt làcông nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủysản, cơ khí đóng tàu.

Những Vùng Công nghiệp tại Việt Nam.e Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp.

Tăng cường thu hút các nhà đầu tư để lấp đầy các KCN hiện có Xem xét,cân nhắc kỹ việc xây dựng thêm các KCN mới theo các tuyến hành lang thuậnlợi về giao thông.

Xây dựng các KCN phải tính đến việc xây dựng các khu đô thị để đảm bảonhà ở và sinh hoạt văn hóa, xã hội cho người lao động.

Trang 10

Xây dựng các khu, cụm công nghiệp phải gắn liền với xây dựng hệ thốngxử lý chất thải để bảo vệ môi trường, môi sinh.

Phát triển các cụm, điểm công nghiệp để thúc đẩy phát triển tiểu thủ côngnghiệp và công nghiệp nông thôn.

f Định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên và côngnghiệp mũi nhọn.

Đối với các ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ chú trọng vào 3 nhóm: nhómngành có lợi thế cạnh tranh để thúc đẩy XK như dệt may, da giày, thực phẩmchế biến (thị trường Nhật rất tiềm năng) Tập trung phát triển nhóm ngành côngnghiệp nền tảng cho nền kinh tế như năng lượng, máy móc và công nghiệpluyện kim Ngoài ra cũng sẽ đẩy mạnh phát triển nhóm ngành công nghiệp mới,trong đó có công nghiệp phần mềm, công nghiệp vật liệu mới…

Nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông lâm

-thuỷ hải sản và thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng như may mặc, giày dép, đồgỗ, công nghiệp nặng như cơ khí đóng tàu, máy động lực và máy nông nghiệp,chế tạo thiết bị, lắp ráp cơ điện tử, xe máy, ngành tiểu thủ công nghiệp ;

Nhóm ngành công nghiệp nền tảng (hay còn gọi là trọng yếu) bao gồm các

ngành công nghiệp cơ bản sản xuất tư liệu sản xuất như các ngành hạ tầng vànăng lượng; một số ngành cơ khí, hoá chất cơ bản; hoá dầu, hoá dược, phânbón để đảm bảo đáp ứng nhu cầu an ninh, an sinh, bảo đảm tự chủ trong điềukiện có biến động lớn trên thị trường thế giới và đồng thời làm nền tảng cho cácngành công nghiệp khác phát triển;

Nhóm ngành công nghiệp có tiềm năng bao gồm các ngành công nghiệp sử

dụng hàm lượng tri thức và công nghệ cao như điện tử - viễn thông - tin học, cơkhí chế tạo, hoá chất là nhóm các ngành công nghiệp tuy hiện nay giá trị sảnxuất còn khiêm tốn nhưng có lợi thế cạnh tranh so sánh động mà ngành côngnghiệp cần phải thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ trong thời gian tới.

DANH MỤC CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN,CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN GIAI ĐOẠN 2007 - 2010,

TẦM NHÌNĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số:55/2007/QĐ-TTg

ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

2007 - 20102011 - 20152016 - 2020CN

1 Dệt may (sợi, vải, lụa, quầnáo xuất khẩu, nguyên phụ x

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w