Chiến lược phát triển công nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội việt nam giai đoạn 2011-2020
Trang 1Góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
Phạm Ngọc Thứ (*)
Khi đề cập đến Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, người ta luôn luôn chú trọng đến chiến lược phát triển công nghiệp, vì ngành công nghiệp đóng vai trò trọng yếu nhất trong cơ cấu kinh tế theo ngành Đảng ta đã xác
định “Đến năm 2020, nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
Vì vậy, một chiến lược phát triển công nghiệp đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung và khả thi sẽ góp phần tích cực trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của giai đoạn 2011-2020
Chiến lược phát triển công nghiệp là kế hoạch tổng thể dài hạn (10 năm) bao gồm các kế hoạch cụ thể, nhằm cùng với các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và chiến lược phát triển dịch vụ góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước Chiến lược phát triển công nghiệp có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội vì công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, là xương sống trong cơ cấu kinh tế, và cũng là cơ sở xây dựng các chiến lược phát triển các ngành kinh tế khác và phân vùng kinh tế trong nền kinh tế quốc dân
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, chiến lược phát triển công nghiệp của một quốc gia phải mang tính cạnh tranh đối với nền công nghiệp của các nước khác, để sản phẩm xuất khẩu của một quốc gia có tính cạnh tranh, đặc thù riêng, mới mong có vị thế kinh tế trên trường quốc tế Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế, chủ yếu chúng ta xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, thủy sản chế biến, hàng may mặc…những mặt hàng chủ yếu sử dụng nhiều lao động, và chưa hề có sản phẩm công nghiệp chủ lực trên thị trường nội địa và thị trường thế giới
Trong thực tiễn, chiến lược phát triển công nghiệp sẽ tác động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân
Vì vây, chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam chúng ta trong giai đoạn
2011 - 2020 phải nhằm hỗ trợ nông nghiệp nâng cao số lượng và chất lượng, tính
(*) Giảng viên Khoa Lý luận Mác- Lênin, Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới, duy trì và phát triển thế mạnh của một số ngành công nghiệp chế biến, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến để sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế nước ta là sản phẩm công nghiệp thay vì sản phẩm nông nghiệp như hiện nay, như Đại Hội Đảng lần
thứ IX và X đã khẳng định: “Sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển;
tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
Từ những nhận định trên, chúng tôi đề nghị chiến lược phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2020 cần tập trung vào những điểm sau đây:
1 Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng cạnh tranh trong tương lai, đó là các ngành có công nghệ thích hợp, dễ tiếp thu và có nhu cầu cao trong tương lai, vừa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước để tránh nhập khẩu, vừa đáp ứng xuất khẩu trên thị trường thế giới, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động
2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuyệt đối không thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có những công nghệ thấp Chính sách thu hút đầu tư phải năng động, linh hoạt đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong từng thời kỳ phát triển của đất nước Thu hút đầu tư có trọng điểm, kết hợp với phát triển kinh tế theo vùng Thái Lan là một quốc gia theo đuổi chiến lược thu hút đầu tư có trọng điểm, trên cơ sở xây dựng các bộ phận chuyên trách riêng biệt cho từng nguồn đầu tư Chính sự chuyên môn hóa và hoạt động độc lập chuyên biệt của các tổ chức này đã góp phần vào sự thành công trong việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến nước ngoài thông qua con đường cho phép đầu tư có trọng điểm
Thực hiện chính sách nhập khẩu công nghệ
nghiệm các nước, chẳng hạn: Hàn Quốc đã nhập khẩu công nghệ, mua các sáng kiến kỹ thuật và tự đầu tư bằng chính ngân sách Nhà nước, để xuất khẩu hàng công nghiệp Trong trường hợp, phải nhập khẩu công nghệ nước ngoài thông qua con đường đầu tư trực tiếp, Hàn Quốc hạn chế tỉ lệ góp vốn đầu tư nước ngoài không vượt quá 50% vốn, nhằm tạo điều kiện phát triển cho công nghiệp đất nước, thể hiện tính tự chủ trong công nghiệp và phát triển kinh tế Ngoài ra, Hàn Quốc thành lập Ủy Ban chuyên trách quyết định việc chọn lựa công nghệ tiên tiến và định giá công nghệ nhập khẩu Đây là một kinh nghiệm có thể cần thiết cho công nghiệp Việt Nam
4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp Hiện nay, chúng ta có thể phát triển nguồn nhân lực bằng nhiều con đường khác nhau, thông qua chuyển
Trang 3Thực tiễn phát triển kinh tế nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải, với nhiều cơ hội và thách thức Cùng một lúc, không thể nào giải quyết toàn bộ các vấn đề, và trong từng thời điểm lịch sử phát triển của đất nước chúng ta có thể ưu tiên cho lãnh vực này, cho lãnh vực kia, nhưng không bao giờ được phép xem nhẹ việc thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp, xương sống của nền kinh tế, mà
trước đây, Đảng ta đã từng xác định “cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là then
chốt” Thuật ngữ sử dụng có thể khác nhau, nhưng bản chất và ý nghĩa đích thực
của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật càng ngày càng có giá trị hơn trong quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, để “Sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém
phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
dệt may, đến 2010, tầm nhìn đến 2020 - http://www.moi.gov.vn
lược, chính sách công nghiệp