1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cán cân tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai ở việt nam, bộ đôi thâm hụt hay bộ đôi đối nghịch

100 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Bài viết nghiên cứu thực nghiệm các tác động của chính sách tài khóacác cú sốc thâm hụt ngân sách lên tài khoản vãng lai tại Việt Nam trong giaiđoạn từ năm 1995 đến đầu năm 2014 dựa trên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014

Trang 3

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chínhtác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứuthực tiễn trong thời gian qua, các số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốctrích dẫn rõ ràng Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học củaGS.TS Trần Ngọc Thơ.

Tác giả luận văn

NGUYỄN PHÚC TUỆ

Trang 4

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ

TÓM TẮT 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 2

1.1 Đặt vấn đề 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu 3

1.6.1 Ý nghĩa học thuật 3

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 5

2.1 Chính sách tài khóa 5

2.1.1 Khái niệm 5

2.1.2 Phân loại các chính sách tài khóa 5

2.1.3 Thâm hụt cán cân tài khóa 6

2.1.3.1 Một số khái niệm về thâm hụt cán cân tài khóa 6

2.1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân tài khóa 9

2.2 Tài khoản vãng lai 10

Trang 5

2.2.2 Các thành phần của tài khoản vãng lai 10

2.2.3 Các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai 11

2.3 Các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai trên thế giới 13

2.3.1 Trường phái bộ đôi thâm hụt 14

2.3.2 Trường phái không tồn tại mối quan hệ giữa ngân sách chính phủ và tài khoản vãng lai 17

2.3.3 Trường phái bộ đôi đối nghịch 19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Phương pháp nghiên cứu 24

3.2 Mô tả dữ liệu 27

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

4.1 Tình hình cán cân tài khóa và tải khoản vãng lai tại Việt Nam từ năm 1994 đến nay 31

4.2 Kiểm định quan hệ nhân quả 34

4.3 Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình VAR 36

4.3.1 Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình cơ bản 37

4.3.2 Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình mở rộng 38

4.4 Kiểm định tính phù hợp của mô hình 39

4.5 Kết quả cơ bản thông qua biểu đồ phản ứng xung của từng biến đến từng cú sốc 40

4.6 Tác động cú sốc thâm hụt ngân sách lên các thành phần của tài khoản vãng lai 44

4.7 Tác động của từng thành phần của ngân sách Chính phủ lên tài khoản vãng lai 47

Trang 6

4.7.2 Tác động của chi tiêu Chính phủ lên cán cân tài khoản vãng lai 50

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 54

5.1 Kết quả nghiên cứu 54

5.2 Những kiến nghị, đề xuất 54

5.2.1 Những giải pháp nhằm cải thiện cán cân tài khóa 55

5.5.1.1 Cải thiện nguồn thu ngân sách 55

5.5.1.2 Tăng cường công tác quản lý chi tiêu ngân sách 56

5.2.2 Giải pháp cải thiện cán cân thương mại 57

5.2.2.1 Thúc đẩy xuất khẩu 58

5.2.2.2 Hạn chế nhập khẩu 59

5.3 Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

- ADP : Ngân hàng Phát triển châu Á

- ADF : Augmented Dickey – Fuller

- AIC : Tiêu chuẩn Akaike

- DOTS : Direction of Trade Statistic

- FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

- FPE : Tiêu chuẩn Final prediction error

- HQ : Tiêu chuẩn Hannan-Quinn

- IFS : International Financial Statistic

- IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế

- NEER : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương

- REER : Tỷ giá hối đoái thực đa phương

- ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

- SC : Tiêu chuẩn Schwarz

- VAR : Vector Autorgressive Model

- WB : Ngân hàng Thế giới

- WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 8

Bảng 2.1: Hệ số tương quan giữa tiết kiệm Chính phủ và tài khoản vãng lai ở Mỹ

giai đoạn 1973-2004 22

Bảng 3.1: Tiêu chí lựa chọn độ trễ của mô hình bằng phần mềm Eviews 27

Bảng 4.1: Hệ số tương quan giữa GOV và CUR giai đoạn 1995 – 2013 32

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV và CUR 34

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV1 và CUR 35 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV2 và CUR 36 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu mô hình cơ bản 37

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định tính dừng sai phân bậc một mô hình cơ bản 38

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu mô hình mở rộng 38

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tính dừng sai phân bậc một mô hình mở rộng 39

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tính dừng phần dư của các biến 40

Bảng 4.10: Phân tích phương sai sai số dự báo của GOV 42

Bảng 4.11: Phân tích phương sai sai số dự báo của CUR 42

Bảng 4.12: Bảng tổng hợp đóng góp của cú sốc tài khóa lên sự biến đổi các thành phần của tài khoản vãng lai thông qua phân tích phương sai sai số dự báo của các biến CURA 46

Bảng 4.13: Phân tích phương sai sai số dự báo của CUR 49

Bảng 4.14: Bảng tổng hợp đóng góp của cú sốc thuế lên sự biến đổi các thành phần của tài khoản vãng lai thông qua phân tích phương sai sai số dự báo của các biến CURA 50

Bảng 4.15: Phân tích phương sai sai số dự báo của CUR 52

Bảng 4.16: Bảng tổng hợp đóng góp của cú sốc chi tiêu Chính phủ lên sự biến đổi các thành phần của tài khoản vãng lai thông qua phân tích phương sai sai số dự báo của các biến CURA 52

Trang 9

Biểu đồ 2.1: Thể hiện tương quan giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoảnvãng lai 16Biểu đồ 2.2: Tài khoản vãng lai của Mỹ và các yếu tố của nó giai đoạn 1974 –2004 20Biểu đồ 2.3: Tỷ giá và tiết kiệm của Chính phủ Mỹ, 1973 – 2004 20

Biểu đồ 4.1: Cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực hiệu lực tại ViệtNam giai đoạn 1994 – 2013 31Biểu đồ 4.2: Mô hình cơ bản, 1995 – 2014:1; Các đồ thị thể hiện những đáp ứngxung của các biến trong mô hình cơ bản đối với những cú sốc 41Biểu đồ 4.3: Tác động của cú sốc tài khóa lên các thành phần của tài khoản vãnglai 45Biểu đồ 4.4: Tác động của cú sốc thuế lên tài khoản vãng lai và các thành phầncủa tài khoản vãng lai 48Biểu đồ 4.5: Tác động của cú sốc chi tiêu Chính phủ lên tài khoản vãng lai vàcác thành phần của tài khoản vãng lai 51

Trang 10

TÓM TẮT

Hiện nay, mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai vẫn

là mối quan tâm lớn cả về phân tích lẫn thực nghiệm của các viện nghiên cứu,hoạch định chính sách trên thế giới, ở cả các nước phát triển và đang phát triển.Câu hỏi đặt ra là những lo ngại về “bộ đôi thâm hụt” có tồn tại ở Việt Nam haykhông Bài viết nghiên cứu thực nghiệm các tác động của chính sách tài khóa(các cú sốc thâm hụt ngân sách) lên tài khoản vãng lai tại Việt Nam trong giaiđoạn từ năm 1995 đến đầu năm 2014 dựa trên mô hình vector tự hồi quy (VAR).Đúng với dự đoán của hầu hết các mô hình lý thuyết, kết quả thực nghiệm chothấy rằng một cú sốc trong việc mở rộng chính sách tài khóa (hay một cú sốcthâm hụt ngân sách) sẽ làm thâm hụt tài khoản vãng, hay nói cách khác, “bộ đôithâm hụt” giữa cán cân tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai là xu hướng phổbiến trong giai đoạn nghiên cứu tại Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề:

Cán cân tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai là hai chỉ số kinh tế vĩ môquan trọng ở tất cả các quốc gia Khi thâm hụt ngân sách xảy ra, Chính phủ phải

đi tìm nguồn tài trợ cho khoản thâm hụt này, việc vay nợ ngước ngoài hay vay

nợ trong nước đều sẽ tạo áp lực làm tăng lãi suất và lạm phát trong nền kinh tế;khi đó sẽ hạn chế sự mở rộng sản xuất, giảm đầu tư của khu vực tư nhân…vì thế

sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Trong khi đó, thâm hụt tài khoảnvãng lai có ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của cán cân thanh toán, gây áp lựclên tỷ giá, nợ nước ngoài, lạm phát, từ đó đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế

vĩ mô.Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại về “bộ đôi thâm hụt” cán cântài khóa và cán cân tài khoản vãng lai xảy ra Đã có nhiều bài nghiên cứu thựcnghiệm chỉ ra sự tồn tại “bộ đôi thâm hụt” ở nhiều nước trên thế giới;ví dụ nhưLau và Baharumshah (2006), nghiên cứu thực nghiệm tại chín nước khu vựcChâu Á Thái Bình Dương (Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Myanma,Malaysia, Philipines, Srilanka, Nepal) trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2001 hayBoileau và Normandin (2008) sử dụng bằng chứng thực nghiệm của 16 nướccông nghiệp trong khoảng thời gian từ 1975-2002 và đưa ra kết luận rằng khi cómột cú sốc thuế xảy ra sẽ khiến cho thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tàikhoản vãng lai sẽ di chuyển cùng chiều

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và điều

đó đã tạo áp lực lên cán cân tài khoản vãng lai Đồng thời, với những diễn biếnphức tạp của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội những năm qua đã gây không ítkhó khăn cho ngân sách Nhà nước khi phải luôn gia tăng chi tiêu công để kíchcầu, thúc đẩy nền kinh tế và đảm bảo an sinh, xã hội Câu hỏi đặt ra là ở

Trang 12

Việt Nam mối quan hệ giữa cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai diễn ra nhưthế nào?

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cântài khóa và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam là “bộ đôi thâm hụt” hay “bộđôi đối nghịch”

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cán cân tài khóa và cán cân tài khoảnvãng lai Bên cạnh đó, còn xem xét đến tác động của các yếu tố vĩ mô khác như sảnlượng, lãi suất, các thành phần của chính sách tài khóa và cán cân tài khoản vãng lailên mối quan hệ giữ chính sách tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai

1.5 Phương pháp nghiên cứu:

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng mô hình vector

tự hồi quy (VAR) để đưa ra kết quả “bộ đôi thâm hụt” hay “bộ đôi đối nghịch” là

xu hướng phổ biến tại Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu

1.6 Ý nghĩa bài nghiên cứu:

1.6.1 Ý nghĩa học thuật:

Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tàikhóa và cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam

Trang 13

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ giúp cho các nhà hoạch định chínhsách, cơ quan quản lý, điều hành ngân sách nhà nước có cái nhìn tổng quan vềhai biến kinh tế vĩ mô này để từ đó đưa những giải pháp, chính sách phù hợp vớitừng thời điểm tình hình kinh tế của Việt Nam

Bài nghiên cứu được cấu trúc thành bốn phần Phần đầu sẽ trình bày tổngquan các lý thuyết liên quan và các bài nghiên cứu trước đây; Phần hai đề cậpđến phương pháp nghiên cứu và mô tả dữ liệu; Phần ba là quá trình phân tích vàđưa ra kết quả nghiên cứu; và Phần cuối sẽ chốt lại kết quả nghiên cứu, đưa ramột số kiến nghị về chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Trang 14

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1 Chính sách tài khóa:

2.1.1 Khái niệm:

Chính sách tài khóa là chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên địnhhướng phát triển của nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh chi tiêu của Chínhphủ và thuế khóa Chi tiêu Chính phủ và hệ thống thuế cũng chính là hai công cụchính của chính sách tài khóa

Mục tiêu của chính sách tài khóa là điều tiết vĩ mô nền kinh tế, ổn địnhnền kinh tế ở mức sản lượng mục tiêu (Yp)

2.1.2 Phân loại các chính sách tài khóa:

Tùy vào thực trạng của nền kinh tế và mục tiêu điều tiết nền kinh tế,

Chính phủ sẽ sử dụng các chính sách tài khóa khác nhau:

- Chính sách tài khóa trung lập: là chính sách cân bằng ngân sách, khi đóG=T, (trong đó G: chi tiêu Chính phủ, T: thu nhập từ thuế), chi tiêu của Chínhphủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnhhưởng trung tính lên mức độ của các họat động kinh tế

- Chính sách tài khóa mở rộng: là chính sách tăng cường chi tiêu củaChính phủ (G > T) hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai Việcnày sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn.Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, Chính phủ có thể áp dụng chính sáchtài khóa mở rộng để kích thích, vực dậy nền kinh tế

- Chính sách tài khóa thắt chặt: ngược lại với chích sách tài khóa mở rộng,chi tiêu của Chính phủ ít đi thông qua việc giảm chi tiêu hoặc tăng thu từ thuế

Trang 15

hoặc kết hợp cả hai Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dưngân sách lớn hơn so với trước đó Khi nền kinh tế đang ở trạng thái lạm phátcao, Chính phủ có thể áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt để kiềm chế lạmphát.

2.1.3 Thâm hụt cán cân tài khóa (thâm hụt ngân sách Nhà nước):

2.1.3.1 Một số khái niệm về thâm hụt ngân sách Nhà nước:

Thâm hụt ngân sách có thể được tiếp cận và định nghĩa dựa theo nhiềutiêu chí khác nhau Việc sử dụng thước đo “thâm hụt” nào để phản ánh đượctình hình tài khóa của Chính phủ phụ thuộc vào mục tiêu của việc phân tích vàđiều hành chính sách tài khóa, ngân sách của mỗi nước trong từng giai đoạn.Thông thường để phán ánh được chính xác thực trạng bức tranh tài khóa củaChính phủ đòi hỏi cần phải sử dụng đồng thời nhiều thước đo thâm hụt ngânsách khác nhau Mỗi thước đo sẽ phản ánh một số khía cạnh nhất định về thựctrạng bức tranh tài khóa của Chính phủ Cụ thể:

a) Thâm hụt ngân sách tổng thể:

Trong các thước đo về thâm hụt, thâm hụt tổng thể (thặng dư tổng thể)vẫn là thước đo được sử dụng nhiều nhất Đây cũng là thước đo mà IMF khuyếnnghị các quốc gia sử dụng để xác định tình trạng mất cân đối tài khóa Theo đó,thâm hụt ngân sách được xác định bằng chênh lệch giữa chi ngân sách và thungân sách của một thời kỳ nhất định, thông thường là một năm ngân sách Thâmhụt ngân sách tổng thể xảy ra khi trường hợp thu ngân sách nhỏ hơn chi ngânsách và trong trường hợp ngược lại là thặng dư ngân sách:

Thâm hụt (thăng dư) ngân sách = Tổng thu – Tổng chi

Thu ngân sách bao gồm các khoản thu vào quỹ ngân sách mà khoản thu

đó không phát sinh, không tạo ra và không kèm theo nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp,

vì thế thu từ nguồn vay nợ không được xếp là một nguồn thu ngân sách Trong

Trang 16

khi đó, chi ngân sách không bao gồm khoản chi trả nợ gốc mà chỉ bao gồmkhoản lãi vay phải trả từ số tiền mà Chính phủ vay Chi trả lãi tiền vay được xếpvào chi ngân sách Nhà nước vì đây là hệ quả của việc điều hành chính sáchngân sách có thâm hụt.

Cách thức tính thâm hụt ngân sách mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay

có thể được xem là “thâm hụt ngân sách tổng thể” Tuy nhiên, có điểm khác biệt

là Việt Nam đang tính chi trả nợ gốc vào chi ngân sách

b) Thâm hụt ngân sách thường xuyên:

Thâm hụt ngân sách thường xuyên là chênh lệch giữa thu thường xuyên

và chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước và xảy ra khi chi thường xuyênlớn hơn thu thường xuyên Trường hợp thu thường xuyên lớn hơn chi thườngxuyên thì sẽ có thặng dư ngân sách thường xuyên và ngược lại “Cán cânthường xuyên” là thước đo phản ánh sự tích lũy của Chính phủ cho nhu cầu đầu

tư phát triển đất nước Nếu một quốc gia có thặng dư ngân sách thường xuyênthì có nghĩa là quốc gia đó đang có tiết kiệm để sử dụng cho đầu tư phát triển

Tuy nhiên, trong xác định cán cân ngân sách thường xuyên thì vấn đềquan trọng nhất là xác định được khoản thu nào được hiểu và nên được xem làthu “thường xuyên” Theo thông lệ quốc tế, thu thường xuyên là các khoản thungân sách từ thuế, phí, lệ phí không mang tính chất “một lần” và “không táitạo” Theo đó, các khoản thu như thu từ bán tài sản sẽ không được tính vào cáckhoản thu thường xuyên Một số quốc gia còn xem các khoản thu từ bán tàinguyên cũng là các khoản thu không thường xuyên Chi thường xuyên thườngbao gồm tất cả các khoản chi của ngân sách Nhà nước (bao gồm cả chi trả lãitiền vay) trừ chi đầu tư phát triển và chi viện trợ

Việc sử dụng khái niệm thâm hụt (thặng dư) ngân sách thường xuyên sẽrất có ý nghĩa trong việc phân tích tính bền vững của tình hình tài khóa Mộtquốc gia có thâm hụt ngân sách thường xuyên sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ

Trang 17

bất ổn về tài khóa.

c) Thâm hụt ngân sách sơ cấp:

Thâm hụt ngân sách sơ cấp được xác định bởi thâm hụt ngân sách tổngthể trừ đi phần chi trả lãi tiền vay Việc sử dụng thước đo này sẽ cung cấp đượccác thông tin sát hơn về tác động của việc điều hành chính sách trong năm củaChính phủ Việc trả lãi tiền vay là việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho cácquyết định vay nợ được thực hiện trong quá khứ, nhìn chung không gắn vớichính sách mà Chính phủ thực hiện trong năm tài khóa (trừ khi thực hiện đối vớicác khoản vay trong năm) Đối với những quốc gia có tỷ trọng chi trả lãi tiềnvay lớn (thường là những quốc gia có mức dư nợ Chính phủ cao) thì việc phânđịnh giữa thâm hụt ngân sách tổng thể và thâm hụt ngân sách sơ cấp là rất quantrọng, tách bạch được những biến động bất thường trong việc tăng nghĩa vụ trả

nợ (do biến động tỷ giá đối với vay nợ nước ngoài hoặc lãi suất đối với trườnghợp theo lãi suất thả nổi)

Cùng với các khái niệm về thâm hụt ngân sách nói trên, việc sử dụng kháiniệm ngân sách sơ cấp sẽ cho các nhà hoạch định chính xác bức tranh đầy đủhơn về tác động của chính sách tài khóa trong năm Thực tế có thể có trườnghợp khi mà cán cân ngân sách tổng thể thâm hụt cao song cũng không đồngnghĩa với việc chính phủ đã thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nếu nhưtrong năm xuất hiện sự gia tăng đáng kể về nghĩa vụ trả lãi tiền vay xuất phát từcác biến động kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến nghĩa vụ nợ như phân tích ở trên(ví dụ do tỷ giá tăng, lãi suất vay nợ tăng)

Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm thâm hụt ngân sách sơcấp để xem xét, đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách đến cán cân tài khoảnvãng lai và tỷ giá hối đoái thực

Trang 18

2.1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân tài khóa:

Có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân tài khóa:

- Những nguyên nhân mang tính khách quan: nguồn thu của ngân sách bịảnh hưởng do hậu quả của khủng hoảng, suy thoái, đi theo đó là nhu cầu chi tiêu

để phục hồi nền kinh tế; ngoài ra chi tiêu tăng lên vì những lý do bất khả khángnhư thiên tai, dịch bệnh hay chiến tranh…

- Những nguyên nhân mang tính chủ quan: công tác điều hành ngân sáchNhà nước chưa hiệu quả, hợp lý dẫn đến tình trạng hạn chế khả năng khai thácnguồn thu, đi kèm theo đó là quản lý chi tiêu thiếu chặt chẽ, còn lãng phí, thấtthoát vốn của Nhà nước…; ngoài ra còn do chủ trương chuyển đổi nền kinh tếnảy sinh nhu cầu điều chỉnh cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp, từ đó làm tăngnhững khoản trợ cấp, ưu đãi để khuyến khích phát triển từ phía Nhà nước

Căn cứ vào nguồn gốc của thâm hụt thì thâm hụt cán cân tài khóa được chia làm hai loại:

- Thâm hụt cơ cấu (hay còn gọi là thâm hụt mang tính chủ động): bắt nguồn do Chính phủ thay đổi chính sách thu, chi

- Thâm hụt chu kỳ: bắt nguồn từ sự ảnh hưởng biến động của chu kỳ kinh

tế, đây có thể xem như một dạng bội chi bị động Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái,

tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống, trong khi đó chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên

Một vấn đề đặt ra là thâm hụt ngân sách có tác động tích cực hay tiêu cựcđến nền kinh tế Rõ ràng chúng ta không thường ủng hộ quan điểm thâm hụt sẽgây ra tác động tiêu cực Nhưng thực tế không hẳn là như vậy, khi thâm hụt ngânsách là do chi đầu tư phát triển, Chính phủ dựa vào nhiều nguồn vốn nước ngoàinhư ODA, FDI để đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu thì trạng thái thâm hụt đó là tốt, vì

đó là động thái chủ động của Chính phủ dựa vào nguồn lực bên ngoài để phát

Trang 19

triển kinh tế nước nhà Ngược lại, nếu thâm hụt ngân sách là do không đáp ứng

đủ nhu cầu chi thường xuyên, hoặc chi đầu tư vào những dự án không hiệu quảgây lãng phí nguồn lực quốc gia thì trạng thái này không tốt, kết quả là Chínhphủ phải đi vay nợ nước ngoài, từ đó làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài vàkhông có nguồn thu trong tương lai để trang trải cho khoản nợ này

2.2 Tài khoản vãng lai:

2.2.1 Khái niệm:

Tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chépnhững giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và thu nhập giữa người cư trú trong nướcvới người cư trú ngoài nước Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cưtrú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" Còn nhữnggiao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trútrong nước được ghi vào bên "có" Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên cólớn hơn bên nợ, trường hợp ngược lại là tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai

2.2.2 Các thành phần của tài khoản vãng lai:

Cán cân tài khoản vãng lai bao gồm:

- Cán cân thương mại hàng hóa: ghi lại các giao dịch về xuất khẩu và nhậpkhẩu hàng hóa của một quốc gia Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cânthương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai Tuy nhiên,đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thunhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn Vì cán cânthương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩu ròng thìbằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoảnvãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này

Trang 20

- Cán cân dịch vụ: ghi chép lại các giao dịch về vận tải, du lịch, và các dịch vụ khác của một quốc gia.

- Cán cân thu nhập: ghi chép những khoản thu nhập của người lao động như kiều hối, thu nhập từ đầu tư

- Cán cân chuyển khoản: bao gồm những khoản viện trợ không hoàn lại,giá trị của những khoản quà tặng, và các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vậtcho mục đích tiêu dùng của người cư trú và không cư trú

Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, tài khoản vãnglai hợp thành cán cân thanh toán Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuấtkhẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư Ngược lại, tàikhoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập khẩu nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn.Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm kiếmnguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững

2.2.3 Các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai:

- Lạm phát: nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc giakhác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếucác yếu tố khác không đổi Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trongnước sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trongkhi xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm

- Thu nhập quốc dân: nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ

lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽgiảm nếu các yếu tố khác bằng nhau Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh dolạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng Một tỷ lệ gia tăng trong tiêuthụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài

- Tỷ giá hối đoái: nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồngtiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố

Trang 21

khác không đổi Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn đối với cácnước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh Kết quả là nhu cầu các hàng hóa đó

sẽ giảm Ngược lại, nếu đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá thì sẽ có tác dụngkhuyến khích làm tăng xuất khẩu của quốc gia đó bởi vì đồng nội tệ giảm giá sẽlàm hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia đó trở nên rẻ hơn trước đối với người nướcngoài

- Các biện pháp hạn chế của Chính phủ: nếu Chính phủ của một quốc giađánh thuế trên hàng nhập khẩu, giá của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùngtăng trên thực tế Ngoài việc áp dụng các biện pháp hạn chế, Chính phủ cũng cócác cách khác có thể ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai Các chính sách tiền tệ vàtài khóa có thể ảnh hưởng đến các biến số kinh tế như mức lạm phát và thu nhập,

và các biến số này lại tác động đến cán cân tài khoản vãng lai Ngoài ra, Chínhphủ có thể trợ cấp cho một số các doanh nghiệp, nhờ đó có thể tăng cường tiềmnăng xuất khẩu của các doanh nghiệp này

Các yếu tố vừa trình bày có tác động lẫn nhau, vì vậy ảnh hưởng đồng thờicủa chúng đối với tài khoản vãng lai rất phức tạp

Tương tự như thâm hụt cán cân tài khóa, thâm hụt tài khoản vãng lai là tốthay là xấu đối với một nền kinh tế? Cần nhấn mạnh là bản thân việc thâm hụt tàikhoản vãng lai về nguyên tắc là không tốt và cũng không xấu Nếu xét một cáchtổng quát thì tài khoản vãng lai bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, thu nhập yếu tốròng từ nước ngoài và chuyển nhượng ròng nhưng phần lớn thâm hụt tài khoảnvãng lai là do thâm hụt thương mại gây ra, tình trạng này xuất hiện khi xuất khẩu

bé hơn nhập khẩu Do đó, thâm hụt tài khoản vãng lai là tốt hay là xấu còn tùythuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như phụ thuộc vào tình hình tài khoảnvốn Để đưa ra một nhận xét về mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai của mộtquốc gia, chúng ta cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể, không thể chỉ nhìn

Trang 22

vào con số thâm hụt hay thặng dư thương mại (hoặc thâm hụt hay thặng dư tàikhoản vãng lai) để rồi cho rằng thâm hụt đó là xấu hay là tốt.

Tuy nhiên, dường như có một quan niệm phổ biến (không chỉ ở Việt Nam)

là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt và thể hiện một nền kinh

tế yếu kém và ngược lại xuất siêu và có thặng dư trên tài khoản vãng lai, thì quanniệm này cho rằng thặng dư thương mại là điều tốt và thể hiện một nền kinh tế

có khả năng cạnh tranh tốt

Trong nhiều trường hợp, thì thâm hụt cán cân thương mại là thể hiện mộtnền kinh tế đang tăng trưởng tốt Khi một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởngtốt, có nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năngtiết kiệm trong nước, điều này sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vàoquốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư Tức là một quốc gia có thể sử dụngnguồn lực của nước khác để phát triển kinh tế trong nước Ngược lại, một tàikhoản vãng lai có thặng dư lại có thể là dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, dòngvốn trong nước chảy ra nước ngoài tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn Tức lànguồn lực không được sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong nước

2.3 Các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ (tương quan) giữa chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai trên thế giới:

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách Chính phủ và thâm hụt tài khoảnvãng lai đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà phân tích lý thuyết vàthực nghiệm, tuy nhiên cuộc tranh luận này vẫn đang diễn ra và đến nay vẫnchưa có sự thống nhất

Căn cứ vào các mô hình lý thuyết và các bài nghiên cứu thực nghiệm ởnhiều nước trên thới giới, chúng ta có thể phân mối quan hệ giữa hai yếu tố vĩ

mô này thành ba nhóm: “bộ đôi thâm hụt”; “bộ đôi đối nghịch” và không tồn tạimối quan hệ nào

Trang 23

2.3.1 Trường phái “Bộ đôi thâm hụt”:

Một ví dụ điển hình về “bộ đôi thâm hụt” là ở Mỹ trong nửa đầu nhữngnăm 1980 và những năm 2000 Vấn đề này không chỉ xuất hiện ở Mỹ mà còn nổilên ở Châu Âu, Đức, Thụy Điển vào những năm 1990

- Trước tiên, để làm rõ mối quan hệ “bộ đôi thâm hụt” giữa chính sách tàikhóa và tài khoản vãng lai, chúng ta bắt đầu với định nghĩa về thu nhập quốc giatrong nên kinh tế mở:

Y=C+I+G+X–M (1)Trong đó, Y là thu nhập quốc dân;C là tiêu dùng tư nhân; I là chi tiêu đầu

tư thực sự trong nền kinh tế như chi tiêu cho thiết bị, xây dựng, nhà máy; G làchi tiêu của Chính phủ về hàng hoá và dịch vụ; Cuối cùng, X là xuất khẩu hànghoá và dịch vụ, và M là nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

Từ phương trình (1), tài khoản vãng lai (CA) được định nghĩa là bằng sựchênh lệch giữa xuất khẩu (X) trừ nhập khẩu (M), có thể được viết lại là:

CA=Y–C–G–I (2)Với S là tiết kiệm của nền kinh tế, bằng tổng thu nhập trừ đi chi tiêu chitiêu Chính phủ và chi tiêu của người dân (S=Y – C – G), phương trình (2) đượcviết lại như sau:

CA=S–I (3)Tiết kiệm quốc gia bao gồm tiết kiệm cá nhân (Sp) và tiết kiệm chính phủ(SG) (hoặc số dư ngân sách Chính phủ hay số âm thâm hụt ngân sách), khi đó:

CA = Sp + SG - I

CA = Sp – BD – I (4)

Trang 24

Phương trình (4) nói lên rằng sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một

sự gia tăng tương tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai, nếu tiết kiệm tư nhân vàđầu tư không thay đổi nhiều hoặc giữ nguyên

- Theo Mô hình Keynes:

Mô hình nàyđưa ra hai kết luận: (1) Thâm hụt ngân sách tác động đếnthâm hụt tài khoản vãng lai; (2) Có mối quan hệ cùng chiều giữa thâm hụt ngânsách chính phủ và thâm hụt tài khoản vãng lai

Hai kết luận trên được giải thích như sau: Chính phủ gia tăng chi tiêu công(thâm hụt ngân sách gia tăng), sẽ dẫn đến làm tăng thu nhập nội địa, và tiêu dùngcho các khoản hàng hóa vốn và dịch vụ nhập khẩu tăng lên, cuối cùng thâm hụttài khoản vãng lai xảy ra trầm trọng hơn

- Theo Mô hình Mundell–Fleming:

Mô hình Mundell-Fleming là một mô hình kinh tế học vĩ mô sử dụng haiđường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô đượcthực hiện trong một nền kinh tế mở cửa Mô hình mang tên hai nhà kinh tế học làRobert Mundell và John Marcus Fleming

Khi thâm hụt ngân sách tăng lên sẽ tạo áp lực gia tăng trong lãi suất, điềunày làm tăng dòng vốn vào quốc gia và làm tỷ giá giảm, từ đó kéo theo quá trìnhxuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng lên, kết quả là làm tăng thâm hụt cán cânthương mại và cán cân tài khoản vãng lai

- Một số bài nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới:

+ “Twin deficits Hypothesis in seacen countries: a panel data analysis of

relationships betwwen public budget and current account deficits” của Evan Lau

và Ahmad Zubaidi Baharumshah (2006): Bài nghiên cứu thực nghiệm tại chínnước khu vực Châu Á Thái Bình Dương từ năm 1980 đến 2001 Bài nghiên cứu

đã chỉ ra mối tương quan cùng chiều giữa thâm hụt cán cân tài khóa và thâm hụt

Trang 25

tài khoản vãng lai thông qua hai kênh: kênh trực tiếp từ thâm hụt ngân sách dẫnđến thâm hụt tài khoản vãng lai; kênh gián tiếp từ thâm hụt ngân sách tác độngđến lãi suất, lãi suất tác động đến tỷ giá, cuối cùng là tỷ giá tác động tài khoảnvãng lai Cụ thể theo mô hình sau:

IR

CA

Biểu đồ 2.1: thể hiện tương quan giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài

khoản vãng lai Trực tiếp: BD → CA; gián tiếp: BD → IR → ER → CA.

+ “Do Tax Cuts Generate Twin Deficits? A Multi-Country Analysis?” của

Martin Boileau và Michel Normandin (2008): Bài nghiên cứu sử dụng bằngchứng thực nghiệm của 16 nước công nghiệp trong khoảng thời gian từ 1975-

2002 Bài nghiên cứu đưa ra kết luận rằng khi có một cú sốc thuế xảy ra sẽ khiếncho thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ di chuyểncùng chiều

+ “General Equilibrium Perception on Twin Deficits Hypothesis: An

Empirical Evidence for the U.S” của Tuck Cheong Tang và Evan Lau (2009):

Bài nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu do IFS và IMF cung cấp theo quý từ năm

1973 đến năm 2008 Sau khi kiểm định, tác giả đi đến kết luận: tại Mỹ, bộ đôithâm hụt đã tồn tại khá lớn trong thời kì nghiên cứu

Trang 26

+ “Current account and fiscal deficits: Evidence from five developing

economies of Asia” của Anoruo & S Ramchander (1998) Bài nghiên cứu này sử

dụng bằng chứng thực nghiệm tại năm nước châu Á đang phát triển là Ấn Độ,Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Philippin Khác với hầu hết các nghiên cứutrước đây, nghiên cứu này tìm thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt thươngmại gây ra thâm hụt ngân sách và không phải ngược lại Các quốc gia đang pháttriển đã sử dụng chính sách tài khóa để để đối phó với những khó khăn trongnước, giảm những hậu quả bất lợi về kinh tế và tài chính gây ra bởi sự xấu đi củacán cân thương mại

2.3.2 Trường phái không tồn tại mối quan hệ giữa ngân sách Chính phủ và tài khoản vãng lai:

- Hiệu ứng Ricardian:

Bắt đầu với cách thức chi tiêu Chính phủ, một thâm hụt tài chính bằngcách cắt giảm thuế ở hiện tại sẽ dẫn đến thuế suất cao hơn trong tương lai, vàhiện giá của khoản thuế cao hơn trong tương lai này bằng với mức thuế cắt giảm

ở hiện tại Nhu cầu của các cá nhân (hộ gia đình) cho các hàng hóa tùy thuộc vàogiá trị kỳ vọng hiện tại của thuế Do đó, chính sách tài khóa chỉ ảnh hưởng đếntổng cầu chỉ khi giá trị kỳ vọng hiện tại của thuế thay đổi Các tranh luận trướcđưa ra rằng giá trị hiện tại của thuế sẽ không đổi ngay khi giá trị hiện tại của chitiêu không đổi Do đó, sự thay thế của thâm hụt ngân sách từ thuế suất ở hiện tạikhông tác động đến cầu hàng hóa Trong trường hợp này, thâm hụt ngân sách vàthuế có tác động như nhau lên nền kinh tế

Kết quả tương đương từ cách giải thích khác, khi Chính phủ cắt giảm thuếkhiến tăng thâm hụt ngân sách (sụt giảm trong tiết kiệm Chính phủ), khi đóngười dân dự đoán rằng họ sẽ phải đối mặt với thuế cao hơn trong tương lai vàsau đó họ phải trả lại các khoản nợ của Chính phủ Vì vậy, người dân sẽ giảm chitiêu và tăng tiết kiệm (tiết kiệm tư nhân) để bù đắp cho sự sụt giảm trong tiết

Trang 27

kiệm của Chính phủvà do vậy không có sự thay đổi trong tiết kiệm quốc gia.Nhưvậy thâm hụt ngân sách không có ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng lai.

Tuy nhiên, hiện nay các nhà kinh tế học vẫn tranh luận về những khảnăng, điều kiện mà mô hình Ricardian có thể áp dụng chính xác Bản thânRicardo cũng cho rằng giả thiết tương đương của ông không đúng trong thực tế

Có ba nguyên nhân lý giải tại sao cắt giảm thuế ở hiện tại lại có tác động kíchcầu mặc dù thuế trong tương lai sẽ cao hơn:

+ Thứ nhất, những người không có con cháu sẽ được lợi từ việc cắt giảmthuế do họ không phải trả thuế cao trong tương lai xa Do vậy, họ sẽ chi tiêunhiều hơn ở hiện tại

+ Thứ hai, thông qua việc giảm thuế có thể làm tăng sản lượng tiềm năng

và làm tăng thu nhập Do kỳ vọng rằng thu nhập sẽ cao hơn nên người dân sẽtiêu dùng nhiều hơn ngay trong hiện tại

+ Thứ ba, khoản cắt giảm thuế chính là sự mở rộng tài khóa do Chính phủ

đi vay dựa vào uy tín của mình sau đó cho người dân vay với lãi suất thấp hơn.Khoản vay Chính phủ cho người dân vay chính là khoản thuế được cắt giảmtrong hiện tại mà người dân phải trả trong tương lai bằng khản thuế cao hơn Tuynhiên, người dân chỉ phải trả lãi suất thấp của Chính phủ cho khoản vay này Dođóchi tiêu nhiều hơn làm tổng cầu tăng lên

Từ những lý do nêu trên dẫn đến hiệu ứng Ricardian không hoàn chỉnhxảy ra, có nghĩa là khi thâm hụt cán cân tài khóa diễn ra vẫn sẽ tác động đến cáncân tài khoản vãng lai

- Nghiên cứu thực nghiệm của của Carlos Fonseca Marinherio

(2006):“Ricardian Equivalence, Twin Deficits, and the Feldstein-Horioka puzzle

in Egypt” Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu từ IMF, IFS và từ nguồn dữ liệu quốc

gia, dữ liệu thu thập từ năm 1974 đến năm 2002 Kết quả, tác giả cho rằng “Lýthuyết bộ đôi thâm hụt” không tồn tại ở Ai Cập Vì vậy để giảm thâm hụt tài

Trang 28

khoản vãng lai thông qua việc giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước là không khảthi.

2.3.3 Trường phái “Bộ đôi đối nghịch”:

Nghiên cứu thực nghiệm của Kim và Roubini tại Mỹ giai đoạn 2004: Mặc dù có những lo ngại về “bộ đôi thâm hụt” (thâm hụt cán cân tài khoá

1973-và thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai) đối với nền kinh tế Mỹ nhưng nhữngbằng chứng thực nghiệm lại cho rằng “bộ đôi đối nghịch” mới là cụm từ đúnghơn theo những dữ liệu từ quá khứ, nghĩa là khi ngân sách thâm hụt thì tài khoảnvãng lai được cải thiện và ngược lại Bài viết nghiên cứu thực nghiệm các tácđộng của các cú sốc thâm hụt ngân sách lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thựctrong giai đoạn 1973-2004 dựa trên mô hình VAR Trái ngược với dự đoán củahầu hết mô hình lý thuyết, kết quả từ nước Mỹ đã chỉ ra rằng một cú sốc trongviệc mở rộng chính sách tài khóa, hay một cú sốc thâm hụt ngân sách, đã làmtăng tài khoản vãng lai và làm giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực “Bộ đôiđối nghịch” của cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai cũng được giải thích bởitính phổ biến của cú sốc sản lượng, nghĩa là cú sốc sản lượng đã dẫn đến việccùng biến động của tài khoản vãng lai và cán cân tài khóa

Trang 29

Biểu đồ 2.2: Tài khoản vãng lai của Mỹ và các yếu tố của nó giai đoạn 1974

– 2004 Trong đó, Gov Sav/GDP là tiết kiệm Chính phủ, Sav&SD/GDP là tiết kiệm quốc gia ròng và sai số thống kê, Cur Acct/GDP là tài khoản vãng lai và Net

Inv/GDP là đầu tư ròng, tất cả tính theo %GDP.

Biểu đồ 2.2: Tỷ giá và tiết kiệm của Chính phủ Mỹ, 1973 - 2004 Trong đó,

Real Exc Rate là tỷ giá thực hiệu lực, Nom Exc Rate là tỷ giá danh nghĩa hiệu lực, Gov Prim Bav là cán cân tài khóa sơ cấp tính theo % GDP và Gov Sav/GDp là tiết kiệm Chính phủ tính theo % GDP.

Trang 30

Theo biểu đồ 2.1 và 2.2, ta dễ dàng nhận thấy “bộ đôi thâm hụt” xuất hiệntại Mỹ trong nửa đầu những năm 1980 và những năm 2000 Một sự suy giảm củacán cân tài khóa (tính theo % GDP) đi kèm với một sự gia tăng giá trị đồng nội

tệ (hay một sự suy giảm) trong tỷ giá danh nghĩa cũng như tỷ giá thực, và một sựsuy giảm đáng kể của tài khoản vãng lai (tính theo % GDP) trong những năm2000

Tuy nhiên, chưa thể kết luận rằng tồn tại thâm hụt kép và mối quan hệcùng chiều giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân tài khóa Chính phủ Tiết kiệmChính phủ Mỹ (cán cân tài khóa) bắt đầu tăng lại từ năm 1983, trong khi tàikhoản vãng lai thì xấu đi trong giai đoạn 1982 – 1986; trong giai đoạn 1989 –

1991, tài khoản vãng lại tăng trong khi cán cân tài khóa có xu hướng xấu đi.Quan trọng hơn, khoảng giữa năm 1992 và 2000, cán cân tài khóa Mỹ đã tăngmột cách ấn tượng từ tỷ lệ tiết kiệm -5% GDP đến dương 2,5% GDP, thế nhưngtài khoản vãng lai đã giảm từ -1% GDP đến -4.5%GDP

Nói về tỷ giá thực, sự phục hồi thặng dư ngân sách trong những năm 1990

đã đi kèm với một sự gia tăng trong giá trị đồng nội tệ (hay một sự giảm trong tỷgiá thực) Mặc dù có thể thấy có sự gia tăng giá trị của đồng đô la trong giai đoạn2000-2002, khi mà ngân sách thâm hụt một cách rõ rệt, thì sau đó đồng đô la lạimất giá trong giai đoạn 2002-2004, khi mà ngân sách lại tiếp tục thâm hụt ngàycàng trầm trọng

Qua quan sát biến động của các dữ liệu thực nghiệm, rất khó để có thể kếtluận rằng một sự mở rộng chính sách tài khoá sẽ gây ra biến động ngược chiềulên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực nếu chỉ dựa trên sự suy đoán về mặt lýthuyết

Trang 31

Bảng 2.1: Hệ số tương quan giữa tiết kiệm Chính phủ và tài khoản vãng lai ở Mỹ

giai đoạn 1973 – 2004.

Hệ số tương quan giữa tài khoản vãng lai và tiết kiệm Chính phủ có giá trị

âm ở mức (-0,11) Bên cạnh đó, tương quan với tiết kiệm sơ cấp của Chính phủcũng có giá trị âm (-0.16)

Dựa trên mô hình VAR (Vector Autogressive Model), cuối cùng Kim vàRoubininhận ra hiện tượng“Bộ đôi đối nghịch” là đặc điểm phổ biến trong sốliệu lịch sử của nền kinh tế Mỹ Tức là khi ngân sách Nhà nước trở đi xấu đi thìtài khoản vãng lai sẽ được cải thiện và ngược lại Cụ thể hơn là sự gia tăng trongchi tiêu Chính phủ sẽ cải thiện tài khoản vãng lai và làm giảm giá trị đồng nội tệtrong tỷ giá thực Hầu hết sự biến động đồng biến của cán cân tài khóa và tàikhoản vãng lai dường như là do những cú sốc sản lượng và năng suất sản xuấtgây nên

Tóm lại:

Từ các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều quốc giatrên thế giới chúng ta có thể kết luận được rằng có mối tương quan giữa thâm hụtcán cân tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai Tuy nhiên, chưa có sự thốngnhất về mối tương quan giữa hai yếu tố vĩ mô này là “bộ đôi thâm hụt” hay “bộđôi đối nghịch” Ở những quốc gia khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau sẽdẫn đến mối tương quan khác nhau giữa hai yếu tố này

Trang 32

Câu hỏi đặt ra là ở Việt Nam mối quan hệ giữa cán cân tài khóa và tàikhoản vãng lai diễn ra như thế nào? Đây là vấn đề rất quan trọng mà các cơ quanhoạch định chính sách, cơ quan quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước cần phảinghiên cứu, làm rõ để có thể đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp vớitừng thời điểm, tình hình kinh tế của đất nước nhằm góp phần phòng ngừa hoặcgiảm thiểu tối đa các tổn thất do suy thoái, khủng hoảng kinh tế gây ra.

Trang 33

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đểphân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa cán cân tài khoản tài khóa và cán cân tàikhoản vãng lai ở Việt Nam kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa, hội nhập kinh tếquốc tế năm 1995 đến nay Từ đó rút ra kết luận “Bộ đôi thâm hụt” hay “Bộ đôiđối nghịch” là xu hướng phổ biến trong mối tương quan giữa cán cân tài khoảntài khóa và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu.Cácbước tiến hành cụ thể như sau:

- Bước 1: Thống kê, mô tả dữ liệu thực trạng cán cân cài khóa sơ cấp vàcán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2013nhằm đưa ra những nhận định ban đầu về mối quan hệ giữa hai biến vĩ mô này.Phân tích được chia thành bốn giai đoạn theo đặc điểm tình hình kinh tế từngthời kỳ nhằm có cái nhìn chính xác, khách quan nhất

- Bước 2: Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa cán cân tài khóa

sơ cấp và cán cân tài khoản vãng lai

- Bước 3: Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình cơ bản và các

mô hình mở rộng (điều kiện khi sử dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) là cácbiến trong mô hình phải dừng)

- Bước 4: Phân tích định lượng bằng mô hình vector tự hồi quy VAR, kiểm định tính dừng phần dư mô hình;

- Bước 5:Đưa ra kết quả nghiên cứu thông qua phản ứng xung và phân tíchphương sai sai số của từng biến

Trang 34

Đối với phương pháp định lượng, dựa trên mô hình lý thuyết và các bàinghiên cứu trước đây của Kim và Roubini (2007), Lau và Baharumshah (2006)

…đã cho thấy tầm quan trọng của các biến số kinh tế vĩ mô như lãi suất và tỷ giáhối đoái trong mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãnglai, chúng là cầu nối liên kết giữa thâm hụt ngân sách và tải khoản vãng lai Do

đó, tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa cán cân tài khóa và cán cân tàikhoản vãng lai có xét đến các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể có tác động đến haibiến này gồm: tổng sản phẩm quốc nội (RGDP, là biến vĩ mô quan trọng đại diệncho tổng sản lượng của nền kinh tế, sự phát triển của nền kinh tế), lãi suất thực

và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực Đây cũng là mô hình cơ bản gồm năm biến{RGDP, GOV, CUR, RIR, REER}, lần lượt là log của GDP thực, thâm hụt ngânsách sơ cấp (GOV) tính theo phần trăm của GDP, tài khoản vãng lai (CUR) tínhtheo phần trăm của GDP, lãi suất thực (RIR) và log của tỷ giá hối đoái thực hiệulực (REER)

Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô không đơn thuần chỉ theo mộtchiều, biến độc lập ảnh hưởng lên biến phụ thuộc mà trong nhiều trường hợp nócòn có ảnh hưởng ngược lại Do đó, ta phải xét tương tác qua lại giữa các biếnnày cùng một lúc Để giải quyết vấn đề này, tôi sử dụng mô hình vector tự hồiquy (VAR: Vector Autorgressive Model) Đây cũng là mô hình được Kim vàRoubini (2007) sử dụng khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách vàthâm hụt tài khoản vãng lai tại Mỹ trong giai đoạn 1973 – 2004

Mô hình nghiên cứu được thể hiện thông qua phương trình tổng quát sau:

Trang 35

Trong đó:

- Y1t là giá trị biến phụ thuộc Y1 tại thời điểm t;

- Y2, Y3…là giá trị của các biến độc lập;

- β, …là hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập;

- Lý do tâm lý: Như hệ quả của thói quen (sức ì), người ta không thay đổithói quen tiêu dùng của họ ngay lập tức theo sau sự gia tăng hay giảm sút thu nhập,

có lẽ vì quá trình thay đổi liên quan đến sự mất đi độ thỏa dụng tức thời

- Lý do công nghệ: Giả sử giá của vốn so với giá của lao động giảm, làm choviệc thay thế lao động bằng vốn trở nên khả thi về mặt kinh tế Việc bổ sung thêmvốn phải mất thời gian Hơn nữa, nếu người ta dự kiến việc giảm giá vốn chỉ có tínhnhất thời, các doanh nghiệp không chắc sẽ lao vào thay thế lao động bằng vốn, đặcbiệt là nếu họ kỳ vọng rằng sau đợt giảm giá nhất thời, giá vốn có thể tăng cao hơnmức trước đây

Trang 36

Để lựa chọn độ trễ phù hợp cho mô hình, tôi sử dụng công cụ Lag LengthCriteria trong phần mềm Eviews Căn cứ vào kết quả có được từ phần mềmEviews thể hiện ở Bảng 3.1 cho thấy rằng có ba tiêu chuẩn là LR, FPE, AIC lựachọn độ trễ là 05, trong khi đó hai tiêu chuẩn còn lại SC, HQ lựa chọn độ trễ là 0(hai tiêu chuẩn chính để xem xét, lựa chọn độ trễ là A Kaike-AIC và Schwartz-SC).

Bảng 3.1: Tiêu chí lựa chọn độ trễ của mô hình bằng phần mềm Eviews.

VAR Lag Order Selection Criteria

Endogenous variables: D(RGDP) D(GOV) CUR RIR

* indicates lag order selected by the criterion

Độ trễ bằng 0 là vô lý vì là quá ngắn để cho thấy những tương tác giữa cácbiến đối với một mô hình với dữ liệu hàng quý, đặc biệt là đối với các biến vĩ

mô Do đó, mô hình năm độ trễ được lựa chọn để ước lượng mô hình VAR

Trang 37

chính (MOF)…để phân tích và kiểm định mối quan hệ giữa cán cân tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam Cụ thể như sau:

- Dữ liệu cán cân tài khóa (GOV) được lấy từ Cổng thông tin điện tử BộTài chính và Tổng cục thống kê Kết quả thu được là chuỗi dữ liệu theo năm củacác biến: tổng chi ngân sách, tổng thu ngân sách, chi trả lãi vay Các dữ liệuđược công bố tại Việt Nam chỉ là chuỗi dữ liệu theo năm, đây là một hạn chế củabài nghiên cứu này Bên cạnh đó, dữ liệu thâm hụt/thặng dư ngân sách Việt Namđược công bố hàng năm bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàngthế giới cũng được thu thập để so sánh, tham khảo;

- Dữ liệu tài khoản vãng lai (CUR) được thu thập từ Tổ chức thống kê tài chính (IFS);

- Dữ liệu tổng sản lượng quốc dân thực (RGDP) được thu thập từ Tổ chức thống kê tài chính (IFS);

- Dữ liệu lãi suất (RIR) đượcthu thập từ Tổ chức thống kê tài chính (IFS);

- Dữ liệu tỷ giá thực hiệu lực (REER) và tỷ giá danh nghĩa hiệu lực(NEER) được tính toán thông qua các dữ liệu xuất nhậu khẩu giữa Việt Nam và

15 nước có tỷ trọng xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam (bao gồm: TrungQuốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia,

Ấn Độ, Úc, Indonesia, Nga, Brazil, Campodia và Anh) được lấy từ nguồn dữ liệuDirection of Trade Statistic (DOTS) thuộc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Công thứctính toán tỷ giá danh nghĩa hiệu lực và tỷ giả thực hiệu lực như sau:

=

Trang 38

+ chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tại thời điểm i so với thời

điểm gốc (quý 1 năm 1995);

+ chỉ số giá tiêu dùng của nước thứ j tại thời điểm i so với thời

điểm gốc (quý 1 năm 1995)

Tỷ giá thực hiệu lực (REER) thể hiện sức mua đồng nội tệ so với các đồngngoại tệ (nhóm các quốc gia có quan hệ thương mại mậu dịch lớn) Khi REER cógiá trị lớn hơn 1 (>1) có nghĩa là sức mua đồng nội tệ yếu hơn so với đồng ngoại

tệ và ngược lại khi REER ccó giá trị bé hơn 1 (<1) có nghĩa là sức mua của đồngnội tệ mạnh hơn so với đồng ngoại tệ

- Các dữ liệu theo năm xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát được thu thập từ

Tổ chức thống kê tài chính (IFS);

- Các dữ liệu còn lại như tiêu dùng cá nhân, đầu tư tư nhân, đầu tư Chínhphủ…được thu thập từ Tổng cục thống kê Tương tự như các dữ liệu liên quanđến cán cân tài khóa, các dữ liệu này đều là các chuỗi dữ liệu theo năm từ năm

1995 đến nay

Trang 39

Do mô hình nghiên cứu đòi hỏi dữ liệu theo quý, đối với các biến chỉ có

dữ liệu theo năm (cán cân tài khóa, tiết kiệm cá nhân, tiêu dùng cá nhân, lãi ròngChính phủ, đầu tư tư nhân, đầu tư Chính phủ, số thu thuế, chi tiêu Chính phủ),tôi sử dụng phần mềm Eviews để nội suy từ dữ liệu năm sang dữ liệu quý

Trang 40

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tình hìnhcán cân tài khóa và tài khoản vãng lai tại Việt Nam từ năm

1994 đến nay:

Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, bắt đầu hội nhập với nền kinh tế khuvực và thế giới năm 1995, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn pháttriển khác nhau và không ngừng đổi mới, đi lên

GOV (%GDP) CUR (%GDP) REER

Biểu đồ 4.1: Cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực hiệu lực tại

Việt Nam giai đoạn 1994 - 2013 Trong đó, Gov là cán cân tài khóa sơ cấp, CUR là cán cân tài khoản vãng lai và REER là tỷ giá thực hiệu lực.

Căn cứ vào dữ liệu cán cân tài khóa (GOV) và cán cân tài khoản vãng lai(CUR) thu thập được được thể hiện ở biểu đồ 4.1, chúng ta có thể dễ dàng nhậnthấy rằng phần lớn giai đoạn nghiên cứu cán cân tài khóa và cán cân tài khoảnvãng lai có xu hướng biến động cùng chiều Chúng chỉ biến động ngược chiềutrong hai giai đoạn khá ngắn là từ năm 1998 đến năm 2001 và từ năm 2011 đếnnăm 2013

Ngày đăng: 15/09/2020, 10:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w