Cam kết của việt nam với wto Lĩnh vực dịch vụ chứng khoán
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINHKHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO:LĨNH VỰC DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN
GVHD : Phạm Đức HuyLớp : ĐH24NH_T03Nhóm 17:
1 Trần Thị Kim Liền2 Nguyễn Hữu Tiến3 Võ Ngọc Khánh Vân4 Hứa Hoàng Vũ
5 Huỳnh Thị Phi Yến
Trang 2TP.HCM – 2011
MỤC LỤC
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Trần Thị Kim Liền030124080443Phần 4: Giải phápPhần 3: Tác động
Phần 1: Sự cấp thiết gia nhập WTO của TTCK VN
Phần 2.1: Cam kếtVõ Ngọc Khánh Vân030124081103Phần 2.2: Lộ trìnhHứa Hoàng Vũ030124081131Kịch bản GameshowPowerpointHuỳnh Thị Phi Yến
Phần 3: Tác độngTổng hợp bàiTrình bày Word
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Thị trường chứng khoánCông ty chứng khoán
Trung tâm giao dịch chứng khoánSở giao dịch chứng khoán
Nhà đầu tư
Trang 41 Sự cấp thiết gia nhập WTO của thị trường chứng khoán Việt Nam
1.1.Thực trạng TTCK VN trước khi gia nhập WTO
Sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 11/07/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK, chính thức khai sinh TTCK Việt Nam.Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập TTGDCK đặt tại TP Hồ ChíMinh và Hà Nội TTGDCK TP.HCM được thành lập theo Quyết định số127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động, thực hiệnphiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 TTGDCK Hà Nội đã chính thứcchào đời vào ngày 08/03/2005 Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yếtvà giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi”cho các DN vừa và nhỏ (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).
Giai đoạn từ năm 2000 cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái “gàgật”, ngoại trừ cơn sốt vào năm 2001, chỉ số VN-index cao nhất đạt 571.04 điểmsau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ chưa đầy 4 tháng sau, từ tháng 6 đến tháng 10, cáccổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index sụt từ 571.04 điểmvào ngày 25/04/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001 Trong 4tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường thìmột số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếmđược lợi nhuận Dường như thị trường trong giai đoạn này không thực sự thu hútđược sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thịtrường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hànhcủa nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân Ta có thể nhận định rõđược điều này thông qua bảng số liệu sau:
Năm200020012002200320042005Số công ty niêm yết 5520222641
Mức vốn hóa thị trường
(%GDP) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21Số lượng công ty chứng khoán 389111314
Số tài khoản khách hàng 2908877413520157352161631316
(Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước)
Trang 5Năm 2006 đánh dấu mốc phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứngkhoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tạicả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp Hồ Chí Minh, TTGDCK Hà Nội và thị trường OTC.Mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 giúp thị trường chứngkhoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉsau Zimbabwe Chỉ số VN-Index cuối năm tăng 2.5 lần so với đầu năm Tổng giátrị vốn hóa thị trường đạt 13.8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22.7% GDP), với giátrị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD,chiếm 16.4% mức vốn hóa của toàn thị trường Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần,từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10vạn, gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước Yếu tố quan trọng góp phầnvào sự tăng trưởng “nóng” trong giai đoạn này phải kể đến sức cầu trên thị trườngtăng một cách đột biến khiến giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên giao dịch lêntới hàng ngàn tỷ đồng Tuy nhiên, tình trạng đầu tư mang tâm lý “đám đông” củacả người có kiến thức, hiểu biết và những người mua - bán theo phong trào, qua đóđẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật
Tiếp tục đà tăng trưởng đó sang đầu năm 2007 cùng với việc Việt Nam gianhập WTO, TTCK Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển “bùng nổ” LuậtChứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường pháttriển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế, tính côngkhai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường
1.2.Vai trò của TTCK Việt Nam đối với quá trình phát triển kinh tế xãhội đất nước
Xây dựng và phát triển TTCK là một xu thế tất yếu của tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế, Việt Nam cũng không thể tách rời xu thế đó TTCK hình thành vàphát triển sẽ cùng với thị trường tiền tệ tạo ra một thị trường tài chính vận hành cóhiệu quả hơn, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước.
Năm 2006 và quý I/2007, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, giúpthu hút một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế (mức vốn hóa của thị trường đến cuốitháng 4/2007 đạt 24.4 tỷ USD, chiếm 39.8% GDP) Vốn đầu tư nước ngoài thôngqua kênh chứng khoán cũng tăng đáng kể Số lượng hàng hóa trên thị trườngkhông ngừng tăng lên với 193 loại cổ phiếu được giao dịch trên cả 2 “sàn” tínhđến năm 2007 TTCK không chỉ là công cụ khuyến khích tiết kiệm mà còn tạothói quen đầu tư mới cho công chúng Hệ thống các tổ chức trung gian trên TTCKđã hình thành và phát triển nhanh chóng với 55 CTCK, 18 công ty quản lý quỹ, 35quỹ đầu tư (23 quỹ đầu tư nước ngoài và 12 quỹ đầu tư trong nước), gần 50 tổchức đầu tư theo hình thức ủy thác qua các CTCK, 41 tổ chức tham gia hoạt độnglưu ký chứng khoán, 6 ngân hàng lưu ký, 8 công ty kiểm toán độc lập góp phần tạosự hiệu quả cho thị trường, đánh giá được hoạt động của các doanh nghiệp.
Trang 6Khung pháp lý cho hoạt động và phát triển TTCK bao gồm Luật Chứngkhoán, những vấn đề liên quan đến TTCK, trong đó những quy định về đăng ký,lưu ký, công khai và minh bạch, giám sát và kiểm tra của các cơ quan chức năngquản lý hoạt động của TTCK từng bước được hoàn thiện, bảo vệ NĐT từ đókhuyến khích các NĐT mạnh dạn tham gia thị trường và giúp Chính phủ thực hiệnchính sách kinh tế vĩ mô thông qua TTCK.
– Lượng hàng hóa trên TTCK còn ít, dẫn đến mất cân đối cung cầu vànhững biến động bất lợi cho thị trường Hậu quả là chỉ số P/E (giá trên thunhập) quá cao với mức tăng bình quân 21 lần và khoảng 1/4 công ty đạt 30-70lần Chính vì vậy, khi thị trường sụt giảm thì giá cổ phiếu đồng loạt giảmmạnh, kể cả những cổ phiếu được coi là có chất lượng
– Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của cácTTGDCK và của các CTCK không theo kịp được sự phát triển quá nhanh củathị trường, nhiều CTCK bị quá tải, hệ thống pháp luật về chứng khoán vàTTCK chưa đầy đủ
– Tính dễ bị tổn thương của TTCK Việt Nam là khá cao do phụ thuộcnặng nề vào các NĐT nước ngoài, trong khi các công cụ quản lý và giám sátTTCK còn hạn chế.
– Diễn biến thất thường của TTCK Việt Nam thời gian qua là do nhiềunguyên nhân, bao gồm: sự thiếu hoàn chỉnh của hành lang pháp lý, sự mất cânđối cung cầu chứng khoán, tình trạng đầu cơ và đầu tư theo “bầy đàn”, tínhcông khai minh bạch của thị trường còn hạn chế, v.v…
2 Những cam kết trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán2.1 Các cam kết với WTO về lĩnh vực dịch vụ chứng khoán
Cùng với việc mở cửa thị trường hàng hoá, khi đàm phán gia nhập WTO vàtham gia các thỏa thuận Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Việt Nam phải tiến hànhmở cửa các thị trường dịch vụ cho các đối tác nước ngoài Theo đó, thực hiện lộtrình mở cửa thị trường dịch vụ với sự tham gia của các đối tác nước ngoài baogồm các hình thức như sau: cho phép nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài cung cấpdịch vụ cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (loại hình 1); cho phép các tổ chức,cá nhân ở Việt Nam sử dụng các dịch vụ ở nước ngoài (loại hình 2); cho phép bênnước ngoài thành lập đại diện thương mại ở Việt Nam (văn phòng đại diện, chi
Trang 7nhánh, liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài) để cung cấp dịch vụ (loại hình3); cho phép cá nhân nước ngoài vào Việt Nam, độc lập cung cấp dịch vụ tại thịtrường trong nước (loại hình 4).
Liên quan đến các dịch vụ chứng khoán
Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp cácdịch vụ chứng khoán sau tại Việt Nam:
(a) Giao dịch cho tài khoản của mình hoặc tài khoản của khách hàng tạiSGDCK, thị trường giao dịch trực tiếp (OTC) hay các thị trườngkhác những sản phẩm sau:
- Các công cụ phái sinh, bao gồm cả hợp đồng tương lai và hợpđồng quyền lựa chọn.
- Các chứng khoán có thể chuyển nhượng.
- Các công cụ có thể chuyển nhượng khác và các tài sản tàichính, trừ vàng khối.
(Các dịch vụ này bao gồm cả nghiệp vụ môi giới).
(b) Tham gia vào các đợt phát hành mọi loại chứng khoán, bao gồm bảolãnh phát hành, và làm đại lý bán (chào bán ra công chúng hoặc chàobán riêng), cung cấp các dịch vụ liên quan đến các đợt phát hành đó.(c) Quản lý tài sản như quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý
đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác.(d) Các dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, các công
cụ phái sinh và các sản phẩm liên quan đến chứng khoán khác.(e) Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của
các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán.
(f) Tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứngkhoán, ngoại trừ các hoạt động tại tiểu mục (a), bao gồm tư vấn vànghiên cứu đầu tư, danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại công ty, lậpchiến lược và cơ cấu lại công ty.
Liên quan đến phương thức cung cấp các dịch vụtài chính qua biên giới
Việt Nam chưa cam kết các nghĩa vụ liên quan đến tiếp cận thị trường vàđãi ngộ quốc gia đối với phương thức cung cấp qua biên giới trong dịch vụ tàichính, ngoại trừ:
- Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của cácnhà cung cấp dịch vụ chứng khoán;
- Tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán. Liên quan đến hiện diện thương mại
Việt Nam cam kết cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài, các nhàđầu tư nước ngoài hoạt động chứng khoán ở Việt Nam dưới các hình thức và điềukiện sau đây:
Trang 8(a) Văn phòng đại diện, với điều kiện các văn phòng đại diện khôngđược thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời trực tiếp (ngay khigia nhập).
(b) Liên doanh với đối tác Việt Nam, với điều kiện tỷ lệ vốn góp củaphía nước ngoài không vượt quá 49% (ngay khi gia nhập) (quy địnhtại khoản 1 Điều 3 Quyết định 55/2009/QĐ-TTg).
(c) Doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn nước ngoài (kể từ11/01/2012, 5 năm kể từ ngày gia nhập )
(d) Chi nhánh của công ty chứng khoán nước ngoài (11/01/2012, 5 nămkể từ ngày gia nhập và kèm theo các điều kiện là hoạt động của chinhánh chỉ giới hạn ở cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản, ngân quỹđầu tư, ký gửi, thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, cungcấp và chuyển giao thông tin tài chính, tư vấn cũng như môi giới vàcác hoạt động phụ trợ khác liên quan đến chứng khoán, các phầnmềm liên quan) Tuy nhiên, các chi nhánh không được phép tiếp cậnthị trường giao dịch và phát hành chứng khoán.
Như vậy, Việt Nam không mở cửa cho chi nhánh của công ty chứngkhoán nước ngoài đối với các loại hình dịch vụ kinh doanh chứng khoán vàtham gia phát hành, cũng như không cam kết mở cửa đối với loại hình cungcấp dịch vụ thứ 1 ( trừ các dịch vụ trong tiểu mục (e), (f)) và 4 nêu trên.Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009 hiệu lực từ ngày01/06/2009 thay thế cho quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005 củaThủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trườngchứng khoán Việt Nam có quy định ở Điều 2: NĐT nước ngoài mua, bán chứngkhoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ:
1 Đối với cổ phiếu: tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại
định của pháp luật chuyên ngành Trường hợp tỷ lệ sở hữu bên nước ngoài đượcphân loại theo danh mục các ngành nghề cụ thể thì áp dụng theo danh mục phânloại.
2 Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng: tối đa 49% tổng số chứng chỉquỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng.
3 Đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng: tối đa 49% vốn điều lệcủa một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
4 Đối với trái phiếu: tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắmgiữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.
Như vậy ở quyết định này có thêm quy định đối với công ty đầu tư chứng khoánđại chúng cho phù hợp với Luật Chứng khoán 2006 và cam kết gia nhập WTO củaViệt Nam.
Trang 9Theo Điều 3 Quyết định 55/2009/QĐ-TTg, tổ chức kinh doanh chứngkhoán nước ngoài được tham gia thành lập CTCK, công ty quản lý quỹ tại ViệtNam như sau:
1 Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn muacổ phần thành lập CTCK Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là49% vốn điều lệ của CTCK.
2 Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài có nghiệp vụ quản lýquỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài được góp vốn,mua cổ phần thành lập công ty quản lý quỹ Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nướcngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ.
Quyết định 121/2008/QĐ-BTC ngày 24/12/2008 ban hành Quy chế hướngdẫn hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên TTCK Việt Namhiệu lực từ ngày 17/3/2009 Theo quy định tại Điều 3 thì Nhà đầu tư nước ngoàithực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới các hình thức sau:
a) Trực tiếp thực hiện đầu tư thông qua việc:
(i) Mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán niêm yếtkhác trên Sở Giao dịch Chứng khoán, TTGDCK hoặc đăng ký giao dịch tạicác CTCK;
(ii) Mua, bán cổ phần và các loại chứng khoán chưa niêm yết trên SởGiao dịch Chứng khoán, TTGDCK hoặc chưa đăng ký giao dịch tại cácCTCK;
(iii) Tham gia đấu giá mua chứng khoán, đấu giá mua cổ phần tạicác doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa;
(iv) Tham gia góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán với tỷ lệgóp vốn của bên nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
(v) Tham gia góp vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ gópvốn của bên nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
b) Thực hiện đầu tư thông qua việc uỷ thác quản lý vốn đầu tư cho công tyquản lý quỹ trên cơ sở Hợp đồng quản lý đầu tư ký với công ty quản lý quỹ
Quyết định 124/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 ban hành Quy chế thànhlập và hoạt động văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoàitại Việt Nam hiệu lực từ ngày 19/3/2009 Theo quy định tại Điều 10 thì phạm vihoạt động của văn phòng đại diện gồm một, một số hoặc toàn bộ các nội dung sauđây:
+ Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu TTCK;
+ Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trên lĩnh vực chứng khoán và TTCKtại Việt Nam;
+ Thúc đẩy, giám sát thực hiện các hợp đồng thoả thuận đã ký kết giữa Tổchức kinh doanh chứng khóan nước ngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Namtrong lĩnh vực chứng khoán;
Trang 10+ Thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự án do Tổ chức kinh doanh chứngkhóan nước ngoài tài trợ tại Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán.
2.2 Lộ trình thực hiện cam kết
Năm 2006, TTCK VN được đánh giá là đang ở giai đoạn đầu của sự pháttriển Đây cũng là thời điểm nở rộ các CTCK thành lập mới trong nước NhiềuCTCK nước ngoài cũng đã bắt đầu đến Việt Nam bằng việc thành lập các vănphòng đại diện, xây dựng vốn kinh nghiệm và nắm bắt thị trường để sẵn sàng nhậpcuộc ngay một khi rào cản được xóa bỏ Theo số liệu nghiên cứu của Tập đoànHSBC Holdings Plc, tại Việt Nam, tổng giá trị thị trường của công ty niêm yết trênsàn mới chỉ đạt chừng 3,2 tỷ USD, tổng giá trị các công ty giao dịch trên thịtrường OTC cũng không vượt quá 6 tỷ USD Trong khi đó, giá trị các công tyniêm yết của nước láng giềng Thái Lan lên tới 138 tỷ USD.
Năm 2006 thực sự là một năm “bản lề” đối với nhà đầu tư nước ngoài.Riêng trong năm này, tỷ lệ sở hữu của các NĐT nước ngoài tại TTCK Việt Namđã tăng vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17% Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ này lênđến 19% và cho đến tháng 5/2007, có tính toán cho biết tỷ lệ này đã lên đến 20-25% Như vậy, so sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm2007, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của NĐT nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần.Tình hình đó cũng có tính tương ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ướctính các NĐT nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào TTCK Việt Nam.
Gía trị đầu tư nước ngoài tính đến tháng 4/2007
Tại thị trường niêm yết, NĐT nước ngoài đã nhanh chóng sở hữu đến 49%hoặc đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với NĐT nướcngoài) đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM,TDH, TMS, TYA, VNM, chứng chỉ quỹ VFMVF1.
Lúc này, có những quỹ đầu tư nước ngoài được đánh giá là hoạt động thànhcông trên thị trường Việt Nam là Vina Capital, Indochina Capital, Dragon Capital,IDG Vietnam, PXP Vietnam, City Group, HSBC, JP Morgan, Deutsch AG…
Cổ phiếu niêm yếtTrái phiếu niêm yếtTrái phiếu không niêm yếtCổ phiếu không niêm yết
Trang 11Trong số các NĐT nước ngoài, các quỹ đầu tư có người quản lý quỹ tại Việt Namchiếm tỷ trọng 70% trên tổng quy mô vốn đầu tư của các NĐT nước ngoài Tuynhiên, trong số các quỹ đầu tư nước ngoài chưa có mặt các quỹ Mutual Fund vàPension Fund – là các quỹ có mục tiêu đầu tư rất dài hạn Đến cuối năm 2007, tạiViệt Nam, NĐT nước ngoài mới chỉ có 8.140 tài khoản cá nhân và 477 tài khoảntổ chức, giao dịch của khối này chiếm khoảng 25% tổng giá trị vốn hóa trên sànTP.HCM (khoảng 5,3 tỷ USD) Bên cạnh đó là khoảng 44 quỹ đầu tư cả trong vàngoài nước, hơn 70 quỹ nước ngoài khác được kỳ vọng sẽ vào Việt Nam trongtương lai gần, mang theo số vốn khoảng 4-5 tỷ USD
Trong tháng 1/2008, đã có 35 tổ chức và 399 cá nhân nước ngoài được cấpmã giao dịch tại TTCK Việt Nam Tính đến ngày 3/3/2008, đã có 600 tổ chức và9.220 cá nhân là NĐT nước ngoài được cấp mã giao dịch, tăng thêm 30 tổ chức và223 cá nhân nước ngoài so với thời điểm tháng 2/2008 Trong quý 2/2008, theo sốliệu công bố mới nhất từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, đã có thêm 1.239 NĐTnước ngoài được cấp mã số giao dịch, trong đó bao gồm: 112 tổ chức và 1127 cánân người nước ngoài Cụ thể, tính đến ngày 2/6/2008 đã có 712 tổ chức và 10.347cá nhân người nước ngoài được cấp mã số giao dịch tại TTCK Việt Nam Trongđó, riêng tháng 6/2008 có thêm 28 tổ chức và 383 cá nhân nước ngoài, tháng5/2008 có thêm 38 tổ chức và 358 cá nhân nước ngoài, tháng 4/2008 có 46 tổ chứcvà 386 cá nhân nước ngoài Tính đến 31/12/2008 đã có 12.720 tài khoản giao dịchthuộc khối đầu tư nước ngoài, trong đó 887 tài khoản là của tổ chức còn lại là củaNĐT cá nhân nước ngoài Tại thời điểm này, khối đầu tư nước ngoài đã giao dịch2.263.341.354 chứng khoán với giá trị 202.534,873 tỷ đồng tại sàn Hà Nội vàtương ứng là 1.119.037.618 chứng khoán với giá trị 68.974,151 tỷ đồng tại Sở GDTP.HCM Như vậy, khối NĐT nước ngoài tính đến hiện tại có giao dịch chiếmkhoảng 68,07% doanh số giao dịch toàn thị trường và khoảng 48,82% khối lượnggiao dịch toàn thị trường.
Theo khoản 3 Điều 2 Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg, các NĐT nướcngoài được sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ của một công ty đầu tư chứng khoán đạichúng, có hiệu lực từ ngày 1/6/2009 Chính vì vậy, việc các CTCK bán cổ phầncho các đối tác chiến lược nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến Những thươngvụ này đã bắt đầu từ 2007, nhưng diễn ra mạnh trong nửa đầu năm 2008 với cácthương vụ như: Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Lạc bán 4,9 triệu cổ phần,tương đương 49% vốn điều lệ, trong đợt phát hành tăng vốn từ 50 tỷ đồng lên 100tỷ đồng cho đối tác nước ngoài là Công ty Technology CX (Cayman); Công ty Cổphần Chứng khoán Hướng Việt chuyển nhượng 14,5 triệu cổ phần, có giá trị 145tỷ đồng theo mệnh giá, tương đương 48,33% vốn điều lệ cho Morgan Stanley(Singapore) Holdings Pte Ltd; Công ty Cổ phần Nhấp và Gọi bán 49% vốn điều lệcho nhà đầu tư Hàn Quốc là Công ty TNHH Chứng khoán và Đầu tư GoldenBridge với 6,615 triệu cổ phần, có giá trị theo mệnh giá là 66,15 tỷ đồng, tươngđương 49% vốn điều lệ trong đợt tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng.Hay Công ty Chứng khoán Tân Việt bán hơn 3,8 triệu cổ phần, tương đương 30%
Trang 12vốn điều lệ trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ lên 128 tỷ đồng cho Công tyVietBridge (British Virgin Island); Tập đoàn Daiwa Securities Group - DSGI(Nhật Bản) và ANZ trở thành cổ đông chiến lược lớn của công ty chứng khoánSSI; Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Nam chuyển nhượng 49% cho ngân hàngRHB (Malaysia)…
Trong năm 2009, UBCKNN đã tổ chức triển khai thực hiện Quy chế thànhlập và hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nướcngoài tại Việt Nam và Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCKViệt Nam UBCKNN thường xuyên tham gia ý kiến với Bộ Tài chính, Bộ CôngThương, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế để xây dựng các chính sáchliên quan tới việc thực hiện các cam kết WTO liên quan tới ngành dịch vụ tàichính, trong đó có việc tham gia xây dựng và triển khai Chương trình hành độngcủa Bộ Tài chính bao gồm Kế hoạch triển khai thực hiện các cam kết WTO thuộclĩnh vực tài chính và Kế hoạch triển khai các hoạt động để thực hiện có hiệu quảcác cam kết WTO Năm 2009 cũng là năm gia tăng về số lượng các đoàn kháchquốc tế tới thăm và làm việc với UBCKNN Thông qua những hoạt động này, cáccơ quan quản lý TTCK các nước, các tổ chức tài chính quốc tế, các NĐT nướcngoài có tổ chức và cá nhân đã được cung cấp đầy đủ những thông tin về thịtrường và môi trường đầu tư của Việt Nam, về những cơ hội đầu tư trên TTCKViệt Nam, về những nỗ lực của UBCKNN để thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triểnmột cách an toàn và bền vững trong quá trình hội nhập với các thị trường khu vựcvà thế giới Các hoạt động này cũng đã góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệquốc tế giữa UBCKNN với các cơ quan quản lý chứng khoán nước ngoài trongviệc nâng cao sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác quản lý thị trường,đồng thời thu hút các dòng vốn đầu tư gián tiếp của các NĐT đến từ các quốc giatrên thế giới.
Tính đến ngày 1/10/2010, các NĐT nước ngoài đã được phép sở hữu 49%vốn điều lệ công ty đại chúng nhưng chỉ mới có 4/598 cổ phiếu niêm yết có tỷ lệsở hữu của NĐT nước ngoài đạt 49% (tất cả niêm yết tại SGDCK TPHCM) Chỉ71/598 cổ phiếu niêm yết có tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài trên 20% (62 niêmyết tại SGDCK TPHCM, 9 niêm yết tại SGDCK Hà Nội) Sở hữu của nhà đầu tưnước ngoài đạt 19.25% giá trị vốn hóa của toàn thị trường (127.587 tỷ VND hoặc6,73 tỷ USD tính theo giá thị trường, tỷ lệ này trên SGDCK TPHCM là 21.69%,SGDCK Hà Nội là 9.53%) Giao dịch chứng khoán của NĐT nước ngoài trong 12tháng gần nhất chiếm 5,88% giá trị mua và 4,19% giá trị bán, cho thấy xu thếNĐT nước ngoài nắm giữ cổ phiếu lâu hơn NĐT trong nước Như vậy dư mua củaNĐT nước ngoài là 11.835 tỷ VND hoặc 657,50 triệu USD, khoảng 90% giao dịchđược thực hiện trên sàn giao dịch của SGDCK TPHCM Cụ thể:
- Vốn đầu tư nước ngoài tại CTCK:
+ 17 CTCK có vốn đầu tư nước ngoài trên 10%.
Trang 13+ Phần lớn các NĐT nước ngoài đến từ châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản,Đài Loan, Singapore và Thái Lan.
+ CTCK có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm 17,58% thị phần môigiới.
- Văn phòng đại diện CTCK nước ngoài:
+ 14 văn phòng đại diện CTCK nước ngoài tính đến 01/10/2010.
+ 5 CTCK nước ngoài đồng thời có văn phòng đại diện và cổ phần tạiCTCK VN.
Bắt đầu 2011, trào lưu “săn mua” CTCK VN của NĐT nước ngoài diễn rakhá “nóng” do TTCK không sôi động, khiến giá mua các CTCK rất hời, cùng vớiviệc từ đầu năm 2012, NĐT ngoại được phép thành lập CTCK 100% vốn nướcngoài tại VN (theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg) Ngày 24/02/2011, CTCKNikko Cordial (Nhật Bản) trở thành cổ đông chiến lược của CTCK Dầu khí PSIvới việc CTCK Nikko Cordial mua 14,9% cổ phần của PSI Trước đó, Công tychứng khoán và đầu tư Hàn Quốc đã mua gần 49% cổ phần của CTCK Gia Quyền(EPS); CTCK Hướng Việt chuyển nhượng 48,33% cổ phần cho Morgan Stanley(Singapore), CTCK Nhấp&Gọi bán 49% cổ phần cho Công ty TNHH CK&Đầu tưGolden Bridge (Hàn Quốc); CTCK Sài Gòn bán cổ phần cho Tập đoàn DaiwaSecurities (Nhật Bản) và Ngân hàng ANZ; CTCK Việt Nam bán 49% cho Ngânhàng RHB (Malaysia)… Một số thương vụ khác cũng đang được xúc tiến, điểnhình là SBI Securities (Nhật Bản) đang thương thảo mua 20% cổ phần của CTCKFPT Vì thời điểm NĐT nước ngoài được phép thành lập CTCK 100% vốn nướcngoài tại VN đang cận kề Bên cạnh đó, nhiều CTCK thua lỗ trong năm 2010 tiếptục đối mặt với khó khăn do TTCK đang liên tục giảm điểm Điều này mở ra cơhội cho NĐT ngoại dễ dàng đàm phán và đi đến quyết định mua CTCK VN vớigiá khá hời
3 Tác động của những cam kết với WTO đến TTCK VN
Một số đặc điểm đáng chú ý của TTCK VN:
Thuận lợi của việc gia nhập WTO đối với TTCK VN là làm tăng trưởngchu chuyển vốn, trong đó đầu tư nước ngoài tăng đáng kể Cùng với sự phát triểncủa các NĐT là doanh nghiệp (bảo đảm về năng lực tài chính, có tính chuyênnghiệp trong hoạt động đầu tư chứng khoán ) thì sự phát triển của các NĐT cánhân rất đông (chiếm hơn 60% số nhà đầu tư) và NĐT nước ngoài cũng quan tâmđầu tư vào TTCK nước ta ngày càng nhiều (bao gồm cả những NĐT có tổ chức vàNĐT cá nhân) Theo tính toán của một số chuyên gia kinh tế thì ước tính vốn đầutư gián tiếp của các NĐT nước ngoài tại Việt Nam hiện đã lên đến 4 tỉ USD vàcòn tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới
TTCK phát triển, nhất là thị trường sơ cấp IPO (nơi cổ phiếu của doanhnghiệp đã cổ phần hóa được đưa lên sàn IPO: Initial Public Offering – giá chào
Trang 14bán khởi đầu của một loại cổ phiếu trên sàn), trong đó có việc cổ phần hóa cáccông ty có yếu tố vốn nước ngoài sẽ có điều kiện tăng huy động nguồn vốn dài hạnđể đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trong nước, và đương nhiên tác độngtích cực trở lại cho sự phát triển của TTCK
Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ởnước ta mang tâm lý “đám đông”, cũng qua đó nhiều người được hưởng từ “mộtvốn, bốn lời” thậm chí tới 10 hoặc hơn 10 lời Tình hình sôi động của TTCK thờigian qua phản ánh hiện tượng kinh tế tốt lành là: (1) nền kinh tế Việt Nam đã vàđang tăng trưởng và có xu hướng tiếp tục tăng trưởng; (2) vốn cho đầu tư pháttriển được huy động qua kênh TTCK và vẫn còn điều kiện phát triển qua kênh nàytrong thời gian tới, do nhiều doanh nghiệp lớn (trong đó có các ngân hàng thươngmại nhà nước) tiến hành cổ phần hoá, phát hành trái phiếu, thực hiện niêm yết tạicác CTCK Tuy nhiên, việc phát triển “nóng” của TTCK cũng sẽ phát sinh 2 vấnđề cần phải quan tâm: (1) việc các NĐT nước ngoài có điều kiện thao túng, dễ gâyrủi ro cho TTCK trong nước; (2) cũng đã tác động khá mạnh đến thị trường bấtđộng sản, đẩy giá nhà, đất lên cao Bên cạnh đó, hiện tượng “bong bóng” sẽ làmảnh hưởng đến yếu tố an toàn cho những NĐT, nhất là các NĐT cá nhân và cả sựan toàn của TTCK bị ảnh hưởng Khi TTCK sụp đổ sẽ phải mất nhiều năm mới cóthể hồi phục, kéo theo nhiều khó khăn không chỉ cho hệ thống tài chính, ngânhàng mà cả đối với nền kinh tế
Các ngân hàng thương mại cổ phần sau quá trình tái cơ cấu đã làm ăn tốt,đang ổn định và phát triển, tiếp tục tái cơ cấu để tăng cường năng lực cạnh tranhvà hội nhập theo các cam kết của WTO, trong đó có việc phát hành thêm cổ phiếuđể tăng vốn Theo quy định tại Nghị định số 141 ngày 22/11/2006 của Chính phủ“Về ban hành danh mục vốn pháp định của tổ chức tín dụng” thì đến hết năm 2007vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nước ta phải đạt 1000 tỉ đồng và đếnnăm 2010 phải đạt 3000 tỉ đồng Để thực hiện được việc này, các ngân hàngthương mại phải tìm mọi cách để tăng vốn, trong đó bao gồm cả việc phát hànhthêm cổ phiếu ra công chúng (phát hành mới, phát hành thêm, thưởng cuối nămbằng cổ phiếu) và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cổ phiếungân hàng luôn “nóng”.
Có sự chuyển dịch đáng kể vốn từ ngân hàng thương mại sang đầu tưchứng khoán theo 2 hướng: (1) các NĐT cá nhân rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tưchứng khoán (2) những người khác (bao gồm cả CTCK của ngân hàng lại vay tiềncủa ngân hàng thương mại để kinh doanh chứng khoán Theo báo cáo của Ngânhàng Nhà nước, tỷ lệ các ngân hàng thương mại cho các CTCK ngân hàng vay đểkinh doanh chứng khoán tại thời điểm cuối năm 2006 là 2,6%) Qua đây cũngphần nào tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhànước với vai trò quản lý và điều hành chính sách tiền tệ Nếu không có sự kiểm
Trang 15soát kịp thời và hiệu quả thì sẽ dẫn đến rủi ro và nếu rủi ro lớn sẽ ảnh hưởng sự antoàn của hệ thống ngân hàng
TTCK VN năm 2006
Năm 2006 là năm TTCK VN được đánh giá là thời kỳ “bùng nổ” kể từngày khai trương thị trường năm 2000 Cụ thể là các kỷ lục về chỉ số chứng khoáncũng như giá trị giao dịch đã liên tục được phá vỡ trong các kỳ giao dịch của năm.Chỉ số giá chứng khoán VN-Index của phiên giao dịch cuối cùng của năm (29/12)tại TTGDCK TPHCM ở mức 751,77 điểm, tăng mạnh so với mức 307,5 điểm củaphiên giao dịch cuối cùng năm 2005
Trước những diễn biến của chỉ số VN-Index, số lượng công ty niêm yếtcũng tăng mạnh, đến 31/12/2006, đã có 106 công ty niêm yết và 2 chứng chỉ quỹtại TTGDCK TPHCM, tăng 74 công ty và 1 chứng chỉ quỹ so với năm 2005 TạiTTGDCK Hà Nội, số lượng công ty cổ phần đăng ký giao dịch cũng tăng nhanh
Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tính theo giá thị trường đạt 221.156 tỷ đồng,chiếm 22,7% GDP của năm 2006, tăng 20 lần so với cuối năm 2005 Ngoài ra,việc niêm yết trái phiếu cũng tăng đáng kể, đến 31/12/2006 có gần 400 loại tráiphiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trịtrên 70.000 tỷ đồng, bằng 7,7% GDP của năm 2006
Sự tăng trưởng của TTCK còn phải kể đến các NĐT Sự tham gia tích cực,lành mạnh có tính chuyên nghiệp của các NĐT đã tạo nên hình ảnh đẹp choTTCK Tuy nhiên, đối với một TTCK còn non trẻ như VN, tính chuyên nghiệp củathị trường chưa cao do NĐT cá nhân tham gia thị trường chiếm đa số (khoảng99%), thông thường đối tượng này trình độ hiểu biết về chứng khoán còn hạn chế
Nguồn: FPTS
Nếu tháng 5/2006, khi chỉ số VN-Index giảm xuống mức thấp kỷ lục, dưới300 điểm, thì cơn sốt chứng khoán đã lên đến cực điểm vào trung tuần tháng
Trang 1612/2006 đã kéo chỉ số VN-Index lên mức kỷ lục, vượt ngưỡng 800 điểm Khó cóthể lý giải ngay lập tức sự lên xuống của chứng khoán, bởi đây là vấn đề nhạy cảmvà phức tạp Song có thể dễ dàng nhận thấy, TTCK đã có sự tham gia tích cực củacác NĐT tư nhân Năm 2006, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường tăng hơn 3lần so với cuối năm 2005, đến hết năm 2006 có khoảng 100.000 tài khoản giaodịch tại các CTCK, tăng mạnh so với 31.300 tài khoản của năm 2005 Trong đó là1.700 tài khoản (chiếm 1,7%) của NĐT nước ngoài, bao gồm một số NĐT quốc tếnhư JP Morgan, MerrII Lynch, Citigroup… Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu niêm yết củaNĐT nước ngoài khoảng 25-30% Giá trị giao dịch chứng khoán (bao gồm cả tráiphiếu) của NĐT nước ngoài năm 2006 cũng tăng cao so với năm 2005 Cụ thể làgiá trị giao dịch mua năm 2006 khoảng 17.000 tỷ đồng (năm 2005 khoảng 3.000tỷ đồng), giá trị giao dịch bán năm 2006 khoảng 9.500 tỷ đồng (năm 2005 khoảng2.900 tỷ đồng)
NĐT nước ngoài vào Việt Nam thông qua các Quỹ đầu tư chứng khoánngày càng phổ biến Đến cuối năm 2006, có 23 Quỹ với quy mô vốn đầu tư ướcđạt 2,3 tỷ USD và gần 50 tổ chức đầu tư nước ngoài mở tài khoản hoặc ủy thácđầu tư trên TTCK Theo đánh giá của các chuyên gia thị trường, ở một chừng mựcnào đó, sự thiếu chuyên nghiệp của các NĐT này đã làm cho TTCK đôi khi lên“cơn sốt nóng - lạnh” thất thường Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý và được coi làthành công của TTCK Việt Nam trong năm 2006 là đã và đang thu hút được nhiềuNĐT chuyên nghiệp nước ngoài Theo ước tính, các tổ chức, NĐT nước ngoài đãđầu tư vào thị trường hàng trăm triệu USD - mức vốn mà theo nhiều NĐT có thểcó những tác động rất mạnh đến các giao dịch trên thị trường.
Tác động của WTO đến TTCK Việt Nam
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của TTCK Việt Nam năm 2006xuất phát từ các sự kiện kinh tế chính trị quan trọng Trong đó nguyên nhân có tácđộng sâu sắc và lâu dài là sự kiện Việt Nam chính thức được gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) cũng như sự kiện tổ chức thành công Hội nghị cấpcao APEC Cả hai sự kiện này đã tạo được ấn tượng tốt đối với các NĐT nướcngoài và đó là tín hiệu cho những làn sóng đầu tư trực tiếp và cả gián tiếp hứa hẹnsẽ đổ vào Việt Nam Việc Việt Nam vừa được xếp trong Top những nước có môitrường đầu tư tốt nhất năm 2006 đã tạo cơ sở ban đầu thuận lợi, củng cố niềm tincho các đối tác nước ngoài đã, đang và sẽ chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam Ngoài ra,còn một số nguyên nhân cơ bản như sau:
Thứ nhất, số lượng các công ty niêm yết tăng mạnh trong năm 2006, đặcbiệt là vào thời điểm cuối năm Chỉ riêng tháng 12, số lượng công ty niêm yết tạiTTGDCK TP HCM đã lên tới 50 công ty Nguyên nhân của tình hình này do thựchiện việc cắt giảm ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp niêm yết kể từ ngày1/1/2007 đã tạo ra một làn sóng lên sàn ồ ạt của các công ty cổ phần
Thứ hai, cùng với sự bùng nổ về số lượng cổ phiếu niêm yết, số lượng cácCTCK và công ty quản lý quỹ mới thành lập Hai định chế tài chính này đã gấp rútnộp hồ sơ xin cấp phép trước thời hạn Luật Chứng khoán có hiệu lực (1/1/2007)
Trang 17để tranh thủ áp dụng các điều kiện quy định về vốn đối với CTCK và công ty quảnlý quỹ
Những sự kiện nổi bật của TTCK VN năm 2006
1 Luật Chứng khoán chính thức được thông qua
Ngày 23/6/2006, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI, Luật Chứng khoánchính thức được thông qua với 85,6% số phiếu bàn tán thành Điều quan trọngnhất trong luật chứng khoán là đã xây dựng một thị trường làm định hướng cho sựphát triển của các thành phần tham gia trong vòng ít nhất 4 năm nữa
2 Luật Đầu tư có hiệu lực từ 1/7/2006
Một trong những tiến bộ vượt bậc của Luật Đầu tư là đã thay đổi một cáchcăn bản về quan điểm hạn chế đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam của đối tượngNĐT nước ngoài Tinh thần của Luật đầu tư chia các lĩnh vực trong nền kinh tếthành 3 loại: lĩnh vực cấm đầu tư; lĩnh vực hạn chế đầu tư và lĩnh vực đầu tưkhông hạn chế
3 Cắt giảm ưu đãi thuế cho Doanh nghiệp niêm yết từ ngày 1/1/2007 Chính sách này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lên sàn của nhiềudoanh nghiệp Từ đây, làn sóng lên sàn của doanh nghiệp ngay trong năm 2006diễn ra hết sức mạnh mẽ TTCK đã được nhìn nhận như một cơ hội tốt dành chocác doanh nghiệp muốn hoạt động minh bạch và hiệu quả
4 Bùng nổ CTCK và công ty quản lý quỹ
Sau khi dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán được công bố vàotháng 8/2006 với dự kiến nâng mức vốn điều lệ của một CTCK lên tối thiểu 170 tỷđồng và của một công ty quản lý quỹ lên tối thiểu 25 tỷ đồng, hàng loạt cá nhân vàtổ chức đã gấp rút nộp hồ sơ xin thành lập 2 loại công ty này để được áp dụng tiêuchí vốn ở mức thấp hơn theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP
5 Việt Nam trở thành thành viên của WTO
Ngày 7/11/2006 là ngày Việt Nam được chính thức công nhận là thành viênthứ 150 của WTO Liên quan đến TTCK, các cam kết tại WTO của Việt Nam làcho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập CTCK 100% vốn nướcngoài sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO Hiện nay, tỷ lệ giới hạn đầu tư của nhàĐTNN vào công ty chứng khoán là 49%
Đối với các tổ chức nước ngoài nói chung, việc Việt Nam gia nhập WTO làmột thông điệp cho thấy, Việt Nam thực sự mở cửa nền kinh tế và chấp nhận theocuộc chơi toàn cầu Đây là điều kiện tiên quyết để họ đến với Việt Nam
6 Tổng thống Mỹ George W Bush thăm TTGDCK TP Hồ Chí Minh Cùng với việc tham dự Hội nghị APEC lần thứ 14 và thăm chính thức ViệtNam, ngày 20/11/2006, Tổng thống Mỹ George W Bush đã đến thăm TTGDCK