cam kết GATS về dịch vụ phân phối và thực trạng áp dụng ở Việt Nam
Trang 1BÀI THẢO LUẬN
Trang 2MỤC LỤCA MỞ ĐẦU
B NỘI DUNG
Chương I: : Phân tích cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ phân phối.
1.1.Nội dung cam kết của Việt Nam đối với ngành dịch vụ phân phối khi gia nhậpWTO.
1.1.1 Cam kết chung của ngành dịch vụ.1.1.2 Cam kết của ngành dịch vụ phân phối.
1.1.2.1 Các mặt hàng nước ngoài được phép phân phối tại Việt Nam
1.1.2.2 Phân phối qua mạng hoặc dưới các hình thức thương mại điện tử khác.1.1.2.3 Góp vốn trong liên doanh và thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.1.1.2.4 Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
1.1.2.5 Dịch vụ nhượng quyền thương mại.
1.2 Đánh giá nội dung cam kết
Chương 2 : Đánh giá tác động của việc thực hiện cam kết với ngành dịch vụ phân
phối của nước ta.
2.1 Ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.
2.1.1 Thời kì trước khi gia nhập WTO.
2.1.2 Thời kì sau khi gia nhập WTO.
2.2 Đánh giá tác động của việc thực hiện những cam kết khi gia nhập.
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển ngành dịch vụ phân phối trong
điều kiện hội nhập.
3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước.3.2 Đối với doanh nghiệp.
C KẾT LUẬN
Trang 3A MỞ ĐẦU.
Với sự nỗ lực của Đảng và Chính phủ thì Việt Nam đã và đang bước vào nền kinhtế hội nhập một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết 11/1/2007 Việt Nam gia nhập WTOđánh dấu một bước phát triển mới cho ngành kinh tế của nước ta Theo đánh giáchung, dịch vụ phân phối là một trong những ngành kinh tế chịu sức ép trực tiếp vàđầu tiên khi thị trường được “mở” bởi các cam kết, định chế quốc tế mà Việt Namđang và sẽ tham gia Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng kinh doanhsản xuất, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại là rấtlớn Tuy nhiên, thách thức đối với các doanh nghiệp phân phối trong nước là khôngnhỏ khi mà các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài vượt trội hơn hẳn sovới chúng ta cả về trình độ, công nghệ và kinh nghiệm quản lý Vậy chúng ta phải cónhững bước đi như thế nào để tìm kiếm được thế mạnh riêng cho ngành dịch vụ phânphối nói riêng và nền kinh tế nói chung trong quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắtvà khốc liệt này?
Để có thể hiểu rõ hơn về thị trường ngành dịch vụ phân phối của nước ta hiện nayvà tìm được những bước đi mới cho ngành dịch vụ này, nhóm chúng tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài: “ Phân tích cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ phân phốivà đánh giá tác động của những cam kết này đối với dịch vụ phân phối của Việt Namnhư thế nào?”.
Trang 4B NỘI DUNG
Chương 1:
PHÂN TÍCH CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI
1.1. Nội dung cam kết của Việt Nam đối với ngành dịch vụ phân phối khi gianhập WTO.
1.1.1 Cam kết chung của ngành dịch vụ.
Cam kết chung hay cam kết nền trong các biểu các kết dịch vụ là là cam kết ápdụng với tất cả các ngành, phân ngành dịch vụ thuộc Biểu cam kết dịch vụ Khi gia nhậpWTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết đối với 11 ngành dịch vụ (bao gồm 155 phân ngànhdịch vụ) Các ngành dịch vụ mà Việt Nam cam kết là:
Dịch vụ kinh doanh; Dịch vụ thông tin;
Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan; Dịch vụ phân phối;
Dịch vụ giáo dục; Dịch vụ môi trường; Dịch vụ tài chính; Dịch vụ y tế và xã hội; Dịch vụ du lịch;
Dịch vụ văn hóa, giải trí và thể thao;
Dịch vụ vận tải, do đó, cam kết nền sẽ áp dụng đối với tất cả các ngành/phânngành dịch vụ này
Nội dung đầu tiên trong phần cam kết nền liên quan tới hình thức pháp lý của cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Ta cho phép các doanh nghiệp, cá nhân nướcngoài được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinhdoanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Tuy nhiên, hìnhthức cụ thể tại từng ngành, phân ngành dịch vụ cũng như lộ trình thực hiện sẽ căn cứ vàocam kết trong từng ngành, phân ngành cụ thể Ta chưa cam kết cho phép các doanhnghiệp, cá nhân nước ngoài được lập chi nhánh, trừ trong một số dịch vụ cụ thể Ta chỉ
Trang 5trong các phân ngành sau: Dịch vụ pháp lý, Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan,Dịch vụ tư vấn quản lý, Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý, Dịch vụ xây dựng, Dịch vụnhượng quyền thương mại, Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, Dịch vụ ngân hàng, Một sốdịch vụ chứng khoán.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài cũng được lập văn phòng đại diện tại ViệtNam, tuy nhiên các văn phòng đại diện này không được phép tham gia các hoạt động sinhlời trực tiếp.
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ đã được cấp phép trước khi Việt Nam gia nhậpWTO, Việt Nam đảm bảo các doanh nghiệp này sẽ tiếp tục được hưởng các điều kiện, ưuđãi như quy định trong giấy phép đầu tư và sẽ không bị ảnh hưởng bởi các cam kết dịchvụ của Việt Nam trong WTO
Ví dụ: trước khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp A đã được cấp phép mở
siêu thị 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để bán buôn/bán lẻ các loại hàng hóa chongười tiêu dùng Khi gia nhập WTO, ta cam kết tới năm 2009 mới cho phép lập doanhnghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài Trong năm 2007, theo cam kết WTO, các doanhnghiệp nước ngoài chỉ được lập liên doanh phân phối trong đó phía nước ngoài chiếmkhông quá 49% Tuy nhiên, do giấy phép đầu tư đã cấp cho doanh nghiệp A trước khiViệt Nam gia nhập WTO nên doanh nghiệp này tiếp tục được hoạt động, vận hành siêuthị 100% vốn nước ngoài của mình.
Tuy nhiên, có một lưu ý là đối với các doanh nghiệp được thành lập sau khi ViệtNam gia nhập WTO thì sẽ áp dụng các cam kết trong WTO Tiếp theo ở ví dụ trên, nếuvào tháng 05 năm 2007, nếu có doanh nghiệp nước ngoài B muốn cung cấp dịch vụ phânphối thì doanh nghiệp B sẽ phải lập liên doanh với đối tác trong nước trong đó vốn củadoanh nghiệp B sẽ không quá 49% vốn điều lệ của liên doanh Đây là cam kết WTO đốivới dịch vụ phân phối mặc dù trước đó ta đã cấp phép cho doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài trong lĩnh vực này Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong GATS chỉ ápdụng kể từ khi ta thực hiện cam kết WTO Do đó, ngay cả khi đã cấp phép cho các siêuthị 100% vốn nước ngoài trước đó, cơ quan quản lý vẫn có thể áp dụng cam kết theoWTO, tức là chỉ cho phép lập liên doanh phân phối 49% vốn nước ngoài trong năm 2007.Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với các ngành, phân ngành dịch vụ khác.
Đối với việc đầu tư dưới hình thức mua cổ phần, tại cam kết nền, ta đã đưa ra camkết về việc nhà đầu tư nước ngoài được tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần tạicác doanh nghiệp Việt Nam Theo đó, tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước
Trang 6ngoài nắm giữ trong một doanh nghiệp không vượt quá 30%, trừ trường hợp pháp luậtViệt Nam quy định khác
Hiện nay, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết, ta đã cho phép các nhà đầu tưnước ngoài được nắm giữ không quá 49% (trừ ngành ngân hàng).
Sau 1 năm kể từ ngày gia nhập, ta cam kết sẽ bãi bỏ hạn chế 30% cổ phần nướcngoài Đối với các ngành/phân ngành khác đã cam kết, mức cổ phần do nhà đầu tư nướcngoài nắm giữ sẽ phù hợp với mức mà họ được phép đầu tư trực tiếp Ví dụ, nếu ngành Ata ta cho phép thành lập liên doanh 51% vốn nước ngoài thì tỷ lệ mua cổ phần của nướcngoài trong doanh nghiệp Việt Nam thuộc ngành đó cũng được lên tới 51% Riêng tronglĩnh vực ngân hàng, bên nước ngoài được mua ở mức tối đa là 30% tổng số cổ phần Áp dụng nguyên tắc trên, theo cam kết dịch vụ, kể từ ngày 1/1/2009, ta cho phépcác nhà đầu tư nước ngoài được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đểcung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đượcquyền mua 100% cổ phần của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này
Trong phần cam kết nền, ta cam kết cho phép các nhà quản lý, chuyên gia, giámđốc điều hành, chuyên gia của các doanh nghiệp nước ngoài được nhập cảnh, lưu trú vàlàm việc tại hiện diện thương mại (liên doanh, chi nhánh, v.v) của các doanh nghiệp nàytại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.
Ta cũng cho phép người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiệndiện thương mại, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (đối với dịch vụ máy tính và dịchvụ tư vấn kỹ thuật) được nhập cảnh và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
Về đối xử quốc gia, ta cam kết dành đối xử bình đẳng cho các nhà cung cấp dịchvụ, dịch vụ nước ngoài, trừ việc ta bảo lưu chỉ dành trợ cấp cho các nhà cung cấp dịch vụViệt Nam Ta cũng bảo lưu quyền trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển, cho các ngành ytế, giáo dục và nghe nhìn Đồng thời ta cũng bảo lưu các khoản trợ cấp nhằm nâng caophúc lợi và tạo công ăn việc làm cho đồng bào thiểu số.
Ngoài cam kết mở cửa thị trường, Việt Nam cũng phải tuân thủ các nghĩa vụchung của Hiệp định GATS, bao gồm:
- Đối xử tối huệ quốc: Việt Nam đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các nhà cung cấp
dịch vụ từ các nước khác nhau Ví dụ, nếu ta cho phép một doanh nghiệp từ một nước Alập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ quảng cáo thì ta cũng phảicho phép các doanh nghiệp nước ngoài khác lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Trang 7trong lĩnh vực quảng cáo Cụ thể, các điều kiện cấp phép, điều kiện hoạt động cho cácdoanh nghiệp dịch vụ nước ngoài cũng phải giống nhau.
- Minh bạch hóa: ta cam kết sẽ công bố tất cả các quy định, biện pháp ảnh hưởng
tới thương mại dịch vụ cho các nước Thành viên WTO Ta cũng cam kết sẽ công bố côngkhai dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật (luật, pháp lệnh, nghị định) để lấy ý kiếncác tổ chức, cá nhân có liên quan Thời hạn dành cho việc góp ý tối thiểu là 60 ngày.
1.1.2 Cam kết của ngành dịch vụ phân phối
1.1.2.1 Các mặt hàng nước ngoài được phép phân phối tại Việt Nam
Theo nội dung cam kết, nhà phân phối nước ngoài chịu hạn chế về diện mặt hàngđược phép phân phối tại Việt Nam Hạn chế này có thể được chia thành 2 danh mục:danh mục các mặt hàng hạn chế lâu dài và danh mục các mặt hàng hạn chế có lộ trình. Danh mục các mặt hàng hạn chế lâu dài:
Là danh mục được quy định tại mục “các biện pháp áp dụng cho toàn bộ phânngành trong dịch vụ phân phối”, bao gồm thuốc lá và xì gà, báo và tạp chí, vật phẩm đãghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ và dầu đã qua chế biến, gạo,đường mía và đường củ cải Đây là các mặt hàng nhạy cảm mà Chính phủ Việt Nam chưacó ý định cho nước ngoài tham gia phân phối tại Việt Nam Việt Nam mở cửa các dịch vụphân phối cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, trừ các mặt hàngsau đây:
- Thuốc lá và xì gà;
- Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình;- Kim loại quý và đá quý;
- Dược phẩm; - Thuốc nổ;
- Dầu thô và dầu đã qua chế biến;- Gạo, đường mía và đường củ cải
Đối với các sản phẩm trên, Việt Nam có thể dành quyền phân phối cho các doanh nghiệptrong nước, tức là các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài (được thành lậpsau khi Việt Nam gia nhập WTO) có thể sẽ không được quyền phân phối các sản phẩmnày Phạm vi chính xác (theo mã phân loại HS của biểu thuế quan) của các mặt hàng nàyđược quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại Các nhà phân phốinước ngoài không được phép làm đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền đốivới tất cả các mặt hàng thuộc danh mục này Ngoài ra, họ không được bán các mặt hàng
Trang 8này thông qua các cơ sở đã thiết lập tại Việt Nam như liên doanh hoặc doanh nghiệp100% vốn nước ngoài và không được phép bán các mặt hàng này qua mạng.
Danh mục các mặt hàng hạn chế có lộ trình
Gồm các mặt hàng được quy định tại cột hạn chế về tiếp cận thị trường mà nhàphân phối nước ngoài, cụ thể là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không đượcphép phân phối tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi Việt Namgia nhập WTO Danh mục này bao gồm xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy,máy kéo, phương tiện cơ giới, ôtô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu vàphân bón Theo như cam kết trong dịch vụ phân phối, đến năm 2010, danh mục này sẽđược bãi bỏ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép phân phối tất cảcác sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu vào Việt Nam (ngoại trừ các mặt hàngthuộc danh mục hạn chế lâu dài) Một điểm cần lưu ý là danh mục này không ápdụng đốivới dịch vụ nhượng quyền thương mại Điều này có nghĩa là nhà phân phối nước ngoàiđược phép cung cấp dịch vụ nhượng quyền cho tất cả các mặt hàng thuộc danh mục hạnchế có lộ trình.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ đượcphân phối (thông qua dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ) máy kéo, phương tiệncơ giới, ô tô con và xe máy
Kể từ ngày 11/1/2010, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phânphối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam
1.1.2.2 Phân phối qua mạng hoặc dưới các hình thức thương mại điện tử khác
Ngoài ra, ta cũng cho phép việc bán hàng qua mạng từ nước ngoài vào Việt Nam,việc bán hàng này liên quan tới việc phân phối qua phương thức 1 (cung cấp qua biêngiới) Việc phân phối qua phương thức này có thể được thực hiện dưới dạng mua, bánhàng hóa qua mạng hoặc đặt hàng qua thư Tuy nhiên, đối với phương thức này, ta chỉcam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài được bán các loại hàng hoá sau:
- Các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân;
- Các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mụcđích thương mại
- Đối với các sản phẩm khác, việc bán hàng qua mạng sẽ tuân thủ các quy định hiện hànhcủa pháp luật Việt Nam.
Trang 9Phân phối qua mạng hoặc các hình thức thương mại điện tử khác được coi là cung cấpdịch vụ qua biên giới nếu như bên cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ không ở trongcùng một quốc gia.
Cam kết chỉ áp dụng đối với việc nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài bán hàng từ nướcngoài vào Việt Nam thông qua mạng Internet hoặc các hình thức thương mại điện tửkhác Trong trường hợp này, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài vẫn ở tại nước ngoài,không di chuyển vào Việt Nam để thành lập hiện diện thươngmại như chi nhánh hoặcdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.2.3 Góp vốn trong liên doanh và thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Theo nội dung cam kết, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liêndoanh với tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài không vượt quá 49% ngay sau khi Việt Namgia nhập WTO Đến 1/1/2008, họ được quyền tham gia vốn trong liên doanh ở bất kỳ tỷlệ nào nhỏ hơn 100% Đến 1/1/2009, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phépthành lập.
1.1.2.4 Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
Theo cam kết, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ được thành lập một cơ sở bánlẻ tại Việt Nam Để thành lập cơ sở bán lẻ từ thứ hai trở đi (ngoài cơ sở thứ nhất), họ phảixin phép cơ quan có thẩm quyền Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ căncứ vào một số tiêu chí như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện tại một khuvực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý để quyết định có cho phép mởthêm điểm bán lẻ hay không.
Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,công ty liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài và công ty có vốn góp của nước ngoàidưới hình thức mua cổ phần Do vậy, nếu doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam hoạt độngtrong lĩnh vực phân phối bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, họ có thể bị coi là nhàcung cấp dịch vụ có yếu tố nước ngoài và phải chịu hạn chế về kiểm tra nhu cầu kinh tế(ENT) dù trước khi bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp không bị ràngbuộc bởi hạn chế này.
1.1.2.5 Dịch vụ nhượng quyền thương mại.
Theo nội dung cam kết, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhà cung cấp dịchvụ nước ngoài sẽ được phép thành lập liên doanh với tỷ lệ góp vốn của nước ngoài khôngvượt quá 49% Đến 01/01/2008, họ được phép góp vốn vào công ty liên doanh với tỷ lệbất kỳ và tới 01/01/2009 sẽ được quyền thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để
Trang 10hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại Điểm đáng lưu ý là các nhà cungcấp dịch vụ nước ngoài còn được phép thành lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ nhượngquyền thương mại từ ngày 1/1/2010 với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người thườngtrú tại Việt Nam Danh mục các mặt hàng hạn chế tạm thời không áp dụng đối với lĩnhvực nhượng quyền thương mại Danh mục các mặt hàng hạn chế lâu dài vẫn được ápdụng.
1.2 Đánh giá nội dung cam kết
Cam kết của ta trong WTO là phù hợp với định hướng phát triển ngành phân phối vàthậm chí còn chặt hơn thực tiễn mở cửa ngành dịch vụ này ở trong nước
Trước khi gia nhập WTO, trên thực tế ta đã cho phép các doanh nghiệp phân phối nướcngoài được thiết lập liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Ta đãcho phép một số tập đoàn phân phối lớn thành lập siêu thị 100% vốn nước ngoài và mởhàng loạt các siêu thị tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam Tới cuối năm 2006 trên thịtrường Việt Nam đã xuất hiện nhiều tập đoàn phân phối lớn của thế giới như: Metro Cash& Carry (Đức) với 6 siêu thị hoạt động tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, CầnThơ BigC có các siêu thị đang hoạt động tại TP.HCM, Hà Nội và Hải Phòng Tập đoànbán lẻ Parkson (Malaysia) ở TP.HCM Bên cạnh đó, Tập đoàn Dairy Farm (Singapore)cũng nộp đơn xin thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, Lotte (Hàn Quốc) cũng vàoVN thông qua hình thức liên doanh
Khi ta gia nhập WTO, các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấpphép trước đó (kể cả các doanh nghiệp, siêu thị 100% vốn đầu tư nước ngoài) sẽ tiếp tụcđược hoạt động với các điều kiện như đã quy định trong giấy phép Tuy nhiên, các doanhnghiệp thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ phải tuân thủ các cam kết trongWTO đối với dịch vụ phân phối Điều đó cũng là một bước đảm bảo cho các doanhnghiệp trong nước trong quá trình hội nhập.
Cam kết mang tính bảo hộ thị trường dịch vụ phân phối trong nước:
Việc hạn chế các mặt hàng được phân phối nhằm bảo đảm an nình quốc gia cũngnhư an toàn trong nước Nhưng việc hạn chế các mặt hàng như dược phẩm, dầu thô, gạocho thấy một phần bảo hộ của nhà nước Đây là những nhóm ngành thiết yếu của nềnhinh tế xã hội, việc hạn chế phân phối như trong cam kết đảm bảo việc nhà nước quản lývà điều tiết được dòng sản phẩm này trên thị trường
Trang 11Xét trong ngắn hạn, việc hạn chế có một số mặt hàng trong ngắn hạn, bao gồm cácsản phẩm công nghiệp, một phần nhằm tạo thời gian cho các doanh nghiệp trong nước cóbước phát triển, chuẩn bị đương đầu với thách thức khi mở cửa toàn bộ thị trường.
Việc thực hiện các quy định của ENT thực chất đã hạn chế một phần lớn việc xâmnhập thị trường của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài Bơi việc thực hiện đầy đủcác quy định của nhà nước để mở đại lý tiếp theo rất phức tạp Hơn nữa, việc có mở haykhông không phụ thuộc vào cơ chế thị trường, mà phụ thuộc vào quyết định của cơ quanchủ quản.
Trang 12Chương 2:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI NGÀNHDỊCH VỤ PHÂN PHỐI CỦA NƯỚC TA.
2.1 Ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.
2.1.1 Thời kì trước khi gia nhập WTO.
Theo số liệu của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), trong giai đoạn 2005 doanh thu bán lẻ thị trường Việt Nam tăng bình quân 18%/năm, cao gấp khoảng 2lần so với mức tăng trưởng bình quân GDP cùng kỳ Tuy nhiên, hệ thống phân phối củata vẫn chưa phất triển và còn thô sơ Theo số liệu thống kê tại thời điểm cuối năm 2006thì hàng hóa đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệthống các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thốngphân phối hiện đại(trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn ) mới chỉ chiếmkhoảng 10%, 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng Chúng ta có thể thấy sự yếu kémtrong dịch vụ phân phối của Việt Nam như sau:
2001- Chất lượng dịch vụ thấp hạn chế sức cạnh tranh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ của Việt Nam còn thấp.Chiến lược cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ trong hầu hết các lĩnh vực dịch vụchủ yếu dựa vào giá thay vì chất lượng dịch vụ Rào cản chủ yếu của việc cung cấp dịchvụ chất lượng ở Việt Nam là sự hiểu biết hạn chế của khách hàng về các yếu tố tạo thànhchất lượng dịch vụ và lợi thế cạnh tranh có được từ việc mua các dịch vụ chất lượng.Trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, việc tiêu thụ những mặt hàng sản xuất được trongnước còn rất khó khăn, chưa giải phóng được năng lực sản xuất Sự hạn chế về tiêu thụhàng Việt Nam cũng do chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam còn khá lạc hậu,thô sơ và yếu kém.
Cũng tương tự như việc hình thành tác phong công nghiệp, trong lĩnh vực dịch vụ phânphối, Việt Nam còn điểm yếu ở thái độ phục vụ, văn minh thương nghiệp Việc chuyểnbiến dần từ hình thức phân phối truyền thống sang hiện đại không chỉ gói gọn ở việc hìnhthành các cơ sở hạ tầng thương mại mà còn ở thái độ, tư duy của người bán, người phụcvụ, chính sách bán hàng, sự trung thực, uy tín trong mua bán…
Chưa tạo đà cho khu vực sản xuất.
Mặc dù khu vực dịch vụ của Việt Nam đang trở thành một động lực quan trọng
Trang 13đổi trong gần một thập kỷ qua Hiện nay, lĩnh vực dịch vụ chiếm 38-39% GDP, thấp hơntỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP của nhiều nền kinh tế đang chuyển đổi và các nềnkinh tế ở Đông Nam Á (cụ thể là Singapore, Phi-lip-pin, Thái Lan, Cam-pu-chia,Malaysia và In-đô-nê-xia).
Trong khu vực dịch vụ, các dịch vụ phục vụ nhu cầu cuối cùng như dịch vụ phân phối,khách sạn và nhà hàng, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và tổng lực lượng lao động.Ngược lại, các dịch vụ trung gian có giá trị gia tăng cao và đóng vai trò quan trọng trongviệc nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế chưa được phát triển đúngmức và chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế Hơn nữa, dịch vụ phân phối mới tiếpcận theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, chưa tạo đươc việc gợi mở tiêu dùng chokhách hàng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy sản xuất.
Tình hình trên đây cho thấy những yếu kém xét cả từ phía doanh nghiệp và Nhà nước, từgóc độ chiến lược kinh doanh và môi trường kinh doanh Đây là một trong những dấuhiệu “cảnh báo”, nếu không có những giải pháp tăng cường hiệu quả hơn, nền kinh tếViệt Nam vẫn có nguy cơ tiếp tục bị tụt hậu xa hơn và ảnh hưởng đến phát triển bền vữngtrong dài hạn.
2.1.2 Thời kì sau khi gia nhập WTO.
Sau hơn 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã cónhiều chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực bán lẻ nóiriêng Tuy là một thị trường quy mô nhỏ nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh, tiềm nănglớn, chính trị ổn định, cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cácnhà đầu tư trong nước và nước ngoài Đến hết năm 2009, Việt Nam có 446 siêu thị (tăng62 siêu thị so với năm 2008) trong đó doanh nghiệp FDI có 21 siêu thị, doanh nghiệptrong nước có 425 siêu thị (Doanh thu FDI bán lẻ chỉ chiếm 4-5% doanh thu bản lẻ toànquốc) Nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu của nước ngoài như Metro Cash & Carry (Đức),Big C của Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Diamond Plaza(Hàn Quốc), Lotte (Hàn Quốc) đã có mặt ở nước ta Mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻvà dịch vụ của Việt Nam liên tục tăng cao qua các thời kỳ: 1996-2000: 10,75%/năm,2001-2005: 18,3%, 2006-2008: 25% Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xãhội 6 tháng đầu năm 2010 đạt 747,4 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2009.Đồng thời, Việt Nam liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bánlẻ (GRDI) Theo A.T Kearney (hãng tư vấn Mỹ), năm 2007 Việt Nam xếp thứ 4/7 nướccó thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, năm 2008 vượt lên đứng đầu.