Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
28,13 KB
Nội dung
CƠSỞLÝLUẬNĐỂNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGPHỤCVỤTIỆCTẠINHÀHÀNG 1.1 Tổng quan về kinh doanh khách sạn 1.1.1 Khái niệm cơ bản về kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn ban đầu chỉ là kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó, cùng những đòi hỏi thoả mãn nhiều hơn và cao hơn của khách du lịch và mong muốn của chủ khách sạn nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách. Từ đó, các chuyên gia trong lĩnh vực này thường sử dụng hai khái niệm để chỉ hoạt động kinh doanh khách sạn: đó là khái niệm theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Kinh doanh khách sạn theo nghĩa hẹp là kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phụcvụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách. Kinh doanh khách sạn không chỉ cung cấp các dịch vụ sẵn có, mà còn bán các sản phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực khác. Như vậy, hoạt động kinh doanh khách sạn không chỉ bán các dịch vụ của mình mà còn là trung gian tiêu thụ các sản phẩm của các ngành khác. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nội dung của kinh doanh khách sạn cũng ngày càng được mở rộng và phong phú đa dạng về thể loại. Chính vì thế, khái niệm kinh doanh khách sạn dù được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì đều bao gồm cả các dịch vụ kinh doanh bổ sung. Các dịch vụ bổ sung ngày càng đa dạng phong phú về hình thức và phù hợp tương xứng với từng thứ hạng, vị trí quy mô, thị trường của khách sạn. Với những quan niệm trên, trên phương diện chung nhất có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau: “ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơsở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”. 1.1.2 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn 1.1.2.1 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại điểm du lịch Khách du lịch là đối tượng quan trọng nhất của một khách sạn. Chính vì thế, chúng ta sẽ không thể kinh doanh khách sạn thành công ở một nơi không cótài nguyên du lịch. Vậy vấn đềtài nguyên du lịch có ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc kinh doanh của khách sạn. Mặt khác, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm đến sẽ quyết định đến quy mô của các khách sạn trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác dụng đến việc quyết định thứ hạng của khách sạn. Do đó, khi muốn đầu tư vào kinh doanh khách sạn thì đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng. Khi các điều kiện khách quan tác động làm thay đổi giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên thì thứ hạng cũng như sự đầu tư cho khách sạn cũng phải thay đổi cho phù hợp. 1.1.2.2 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn Đặc điểm của khách sạn là tính cao cấp và tính đồng bộ cao. Khi đầu tư vào một khách sạn đòi hỏi phải đầu tư vào các thành phần cơsở vật chấtcóchấtlượng cao. Đặc biệt là chấtlượngcơsở vật chất kỹ thuật của khách sạn tăng theo thứ hạng, cấp bậc của khách sạn. Chí phí cho các thiết bị của khách sạn cũng như chi phí về cơsở hạ tầng như đất đai, mặt bằng là rất lớn. Nó sẽ đẩy chi phí ban đầu lên cao. 1.1.2.3 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi một lượng lao động lớn Sản phẩm của khách sạn chủ yếu là dịch vụ, việc phụcvụ trực tiếp là đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Trong kinh doanh khách sạn, nhân viên là những người có trình độ chuyên môn hoá cao, mỗi người chỉ đảm nhận những mảng công việc nhất định. Hơn thế nữa kinh doanh khách sạn không chỉ làm việc theo giờ hành chính, mà phải theo nhu cầu của khách, phụcvụ khách 24/24h. Điều này đã làm cho lao động trong khách sạn tương đối cao. Chính vì thế, chi phí cho lao động tương đối cao. Mà khách sạn lại không thể giảm thiểu được chi phí này vì nó có ảnh hưởng lớn đến chấtlượngphục vụ. Bên cạnh đó, các nhà quản lý còn phải đối mặt với những khó khăn về lao động thời vụ, trình độ của lao động, các nhà quản lý phải sắp xếp hợp lýđể tránh những vấn đề thừa thiếu trong từng thời vụ tương ứng. 1.1.2.4 Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của các quy luật như quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý con người. Như chúng ta đã biết, kinh doanh khách sạn phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên du lịch, vào thiên nhiên và những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết, khí hậu. Từ đó tạo ra tính mùa vụ trong du lịch, lượng khách thay đổi theo từng thời kỳ. Dù kinh doanh khách sạn chịu bất kỳ một quy luật nào, dù tích cực hay tiêu cực thì khi kinh doanh khách sạn cũng cần phải nghiên cứu thật kỹ để tận dụng những tác động có lợi và tìm biện pháp khắc phục những khó khăn, bất lợi 1.2 Hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn 1.2.1 Khái niệm về kinh doanh ăn uống “ Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phụcvụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhàhàng cho khách nhằm mục đích có lãi”. 1.2.1.1 Đặc điểm của dịch vụ kinh doanh ăn uống Kinh doanh ăn uống ăn uống nói chung đều phụcvụ nhu cầu thiết yếu của con người về ăn uống với sốlượng lớn, tức là việc tổ chức chế biến các món ăn đều theo hướng chuyên môn hoá cao. Và hoạt động kinh doanh ăn uống đều có hoạt động tổ chức phụcvụ nhu cầu tiêu thụ thức ăn, đồ uống cho khách hàng ngay tạicơsở của mình. Tuy nhiên tổ chức kinh doanh ăn uống trong du lịch khách sạn lại có những nét đặc trưng cơ bản, khác hoàn toàn so với kinh doanh ăn uống công cộng: - Kinh doanh ăn uống trong du lịch không được trợ cấp từ các quỹ tiêu dùng xã hội, mà hoạt động được hạch toán trên cơsở quỹ tiêu dùng cá nhân với nhu cầu đòi hỏi cao hơn về chấtlượng các món ăn cũng như quy cách phụcvụ chứ không như kinh doanh ăn uống công cộng. - Kinh doanh ăn uống trong du lịch khách sạn ngoài thức ăn đồ uống, khách còn được thoả mãn các nhu cầu về thẩm mỹ bởi các dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc, khiêu vũ… - Kinh doanh ăn uống trong khách sạn lấy kinh doanh làm mục đích chính chứ không phải phụcvụ làm mục đích chính. Trong kinh doanh ăn uống ở khách sạn, nhà hàng, các nhà quản trị phải tự hạch toán và theo đuổi mục tiêu lợi nhuận để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Kinh doanh nhà hàng, đặc biệt là kinh doanh tiệc đòi hỏi nhàhàng phải cócơsở vật chất kỹ thuật sang trọng, hiện đại, mức độ tiện nghi cao, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thái độ phụcvụ tốt, đảm bảo tốc độ phụcvụ nhanh, kịp thời. Ngoài ra nhàhàng còn phải có không gian đủ lớn đểcó thể phụcvụ được khối lượng lớn khách cùng một lúc. Kinh doanh ăn uống trong nhàhàng là sự kết hợp của ba hoạt động cơ bản: hoạt động chế biến thức ăn, hoạt động lưu thông, hoạt động phục vụ. Ba hoạt động này có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Nếu thiếu một trong ba hoạt động trên thì hoạt động kinh doanh ăn uống không diễn ra. Bởi kinh doanh nhàhàng không thể không chế biến thức ăn, khi chế biến xong không thể không tiêu thụ nhằm mục đích kiếm lời, còn nếu không phụcvụ thì đó không phải là dịch vụ kinh doanh ăn uống mà là hoạt động trao đổi hàng hoá. Ba hoạt động trên không có một ranh giới hay một tỷ lệ nhất định, mà chúng có thể thay đổi tuỳ theo từng thời điểm nhất định. Tóm lại, kinh doanh ăn uống là một lĩnh vực phức tạp không phải ai cũng có thể làm được. Vì vậy, khi một cá nhân hay một doanh nghiệp muốn kinh doanh ăn uống hay kinh doanh tiệc cần phải nghiên cứu thật kỹ những đặc điểm của hoạt động kinh doanh này. 1.3 Lýluận về chấtlượngphụcvụtiệc 1.3.1 Các khái niệm * Khái niệm về chấtlượngChấtlượngcó nhiều cách tiếp cận và nhiều quan niệm khác nhau. - Tiếp cận chấtlượng theo sự tuyệt hảo thì chấtlượng chính là sự hoàn hảo mang tính tuyệt đối và toàn thế. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận này thì thiếu thực tế và khó áp dụng trong quản trị kinh doanh. - Tiếp cận chấtlượng dựa theo sản phẩm thì chấtlượng là cái gì mang tính chính xác và có thể đo lường một cách khách quan được. Nhược điểm của cách tiếp cận này là chỉ dựa vào một số thuộc tính nào đó của sản phẩm để đánh giá chất lượng. Chính vì thế nó không đánh giá được hết sự thay đổi phức tạp trong nhu cầu của người tiêu dùng - Tiếp cận theo góc độ sản xuất thì chấtlượng dựa trên sự hoàn hảo và phù hợp của hệ thống sản xuất ra sản phẩm tuân thủ theo những yêu cầu hoặc những đặc tính kỹ thuật định sẵn. Nângcaochấtlượng sản phẩm là việc giảm các sai sót trong khi sản xuất. Chính vì thế mà theo cách tiếp cận này chỉ phản ánh xu hướng của người sản xuất mà quên đi nhu cầu đích thực của khách. - Tiếp cận theo góc độ người sử dụng : Chấtlượng của sản phẩm hay dịch vụ là khả năng làm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng sản phẩm đó, hay chấtlượng chính là giá trị sử dụng của nó. Theo quan điểm này chấtlượng là một phạm trù mang tính tương đối và chủ quan, chấtlượng phụ thuộc hoàn toàn vào cái nhìn hay sự cảm nhận của khách. Do đó, đểnângcaochấtlượng sản phẩm thì vấn đề nên làm là tìm mọi cách để thoả mãn những yêu cầu đòi hỏi, mong muốn của người tiêu dùng và làm họ hài lòng. - Tiếp cận theo góc độ giá trị thì chấtlượng là quan hệ tỷ lệ giữa kết quả đạt được hay chi phí bỏ ra. Cho dù tiếp cận theo góc độ nào thì chấtlượng theo quan niệm cổ điển, người ta cho rằng:“ Chấtlượng là mức phù hợp với các quy định định sẵn về một số đặc tính của sản phẩm”. Theo quan niệm hiện đại thì:“ Chấtlượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng và là mức độ làm thoả mãn khách hàng”. Còn theo tiêu chuẩn ISO 8402 (TCVN 5814-94) thì định nghĩa: “Chất lượng là toàn bộ những đặc trưng của một sản phẩm hoặc một dịch vụcó khả năng làm thoả mãn những yêu cầu đã đặt ra hoặc tiềm ẩn”. * Khái niệm chấtlượng dịch vụĐể hiểu được thế nào là chấtlượng dịch vụ trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là dịch vụ. “ Dịch vụ là cái gì đó như những giá trị ( không phải là hàng hoá vật chất), mà một người hay một tổ chức cung cấp cho những người hay những tổ chức khác thông qua trao đổi để thu được một cái gì đó” (Donald M. Davidoff) Dịch vụ chỉ diễn ra giữa người với người. Nó nhất thiết phải thông qua quá trình trao đổi để lấy một cái gì đó. Chấtlượng dịch vụ là một khái niệm khá trừu tượng và khó định nghĩa. Nó là một phạm trù mang tính tương đối và chủ quan. Chính vì thế, có nhiều cách quan niệm về chấtlượng dịch vụ. Tuy nhiên, các quan niệm về chấtlượng dịch vụ thường được quan niệm trên góc độ của người tiêu dùng, dựa vào những cảm nhận của khách hàng. - Khái niệm chấtlượng dịch vụ được cảm nhận: là kết quả của một quá trình đánh giá trên các tính chất bề ngoài của sản phẩm dịch vụ. Vì chấtlượng dịch vụ chỉ có thể đánh giá được khi khách hàng đã tiêu dùng sản phẩm, họ thường đánh giá chấtlượng dịch vụ thông qua thái độ của nhân viên phục vụ, cơsở vật chất kỹ thuật, hình thức bên ngoài… - Khái niệm chấtlượng dịch vụ “ tìm thấy” : là những tính năng quan trọng cho phép khách hàng tìm thấy hay sờ thấy, cảm nhận thấy như nhiệt độ nước, không khí, mức độ vệ sinh, sạch sẽ của bể bơi, nhà vệ sinh, phòng ở… - Chấtlượng dịch vụ “ trải nghiệm” là chấtlượng mà chỉ có thể đánh giá được khi đã tiêu dùng dịch vụ, tức là sau khi đã đã có những trải nghiệm nhất định về việc cung cấp dịch vụ của một doanh nghiệp. - Chấtlượng dịch vụ “ tin tưởng” đó là chấtlượng mà khách hàng dựa trên khả năng, uy tín, tiếng tăm của nhà cung cấp để đánh giá Tóm lại, chấtlượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá, tích luỹ của khách hàng dựa trên sự so sánh giữa chấtlượng mong đợi và mức độ chấtlượng thực tế mà khách hàng nhận được. Vậy, Chấtlượng dịch vụ chính là mức độ thoả mãn của khách hàng của khách sạn Chấtlượng dịch vụ khách sạn = Sự cảm nhận của khách hàng Mà Sự thoả mãn của khách = Sự cảm nhận - Sự mong đợi Nhà kinh doanh khách sạn luôn phải cố gắng để sự thoả mãn khách hàng đặt giá trị dương, sự thoả mãn của khách càng lớn thì chấtlượng càng cao, sự thành công của khách sạn càng lớn. Sự thoả mãn của khách sẽ âm nếu khách hàng kỳ vọng quá lớn vào chấtlượng dịch vụ, trong khi sự cảm nhận thực tế lại nhỏ hơn nhiều. Vì vậy, muốn nângcaochấtlượng dịch vụ thì các nhà quản trị cần phải tìm cách nângcao sự cảm nhận cho khách và làm giảm kỳ vọng của khách xuống, tức là khi quảng cáo thì nên quảng cáo đúng sự thật, tránh phóng đại quá mức. Khách hàng sẽ cảm thấy thích thú, tức là sự thoả mãn của khách dương, chấtlượng dịch vụ được đánh giá là tuyệt hảo. Như vậy, mục tiêu của các doanh nghiệp là cung cấp dịch vụ ở mức cao hơn kỳ vọng của khách. Để làm được điều này, các nhà quản trị phải nghiên cứu thật kỹ nhu cầu của khách hàng mục tiêu, để từ đó xây dựng những quy định, tiêu chuẩn phụcvụ khách, những mức độ tối thiểu phải đạt được khi phụcvụ khách. Vậy chấtlượng dịch vụcó thể được định nghĩa như sau: “ Chấtlượng dịch vụ khách sạn là mức cung cấp dịch vụ tối thiểu mà một doanh nghiệp khách sạn đã lựa chọn nhằm thoả mãn ở mức độ cao nhu cầu của thị trường khách hàng mục tiêu của mình. Đồng thời mức cung cấp dịch vụ đã được xác định đòi hỏi phải được duy trì nhất quán trong suốt quá trình kinh doanh”. 1.3.2 Đặc điểm của chấtlượng dịch vụChấtlượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn có những đặc thù riêng. Nó bao gồm: 1.3.2.1 Chấtlượng dịch vụnhàhàng khó đo lường và đánh giá Sản phẩm dịch vụ trong khách sạn, nhàhàng là dịch vụ trọn gói, tức là nó bao gồm 4 thành phần cơ bản: phương tiện thực hiện, hàng hoá bán kèm, dịch vụ hiện và dịch vụ ẩn. Chính vì thế, khi đánh giá chấtlượng dịch vụ, ta phải đánh giá đồng thời 4 thành tố trên. Khi đánh giá chấtlượng dịch vụ, thì việc đánh giá phương tiện thực hiện và hàng hoá bàn kèm dễ thực hiện hơn, vì nó là những vật thể hiện hữu và cụ thể. Người ta có thể đánh giá thông qua việc sờ mó, đong đếm và ước lượng. Vì bản thân những yếu tố đó là đều có các tính chấtlý hoá cụ thể như kích thước, chiều dài, màu sắc, mùi vị,…Bên cạnh hai thành tố trên, thì dịch vụ ẩn và dịch vụ hiện là các thành phần khó có thể đo lường, lượng hoá được. Đó phải là sự cảm nhận của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự cảm nhận lại phụ thuộc vào phạm trù tâm lý, nó phụ thuộc vào tính cách, tâm trạng của mỗi người khách chưa không mang tính ổn định, quy ước. Chính vì thế, cùng một sản phẩm dịch vụ của nhà hàng, khách sạn có thể có nhiều sự đánh giá, cảm nhận khác nhau, sự đánh giá này còn phụ thuộc vào trạng thái tâm lý, tình trạng sức khoẻ, trình độ học vấn, dân tộc…Thậm chí, cùng một người đánh giá chấtlượng dịch vụ đó nhưng vào thời điểm này họ đánh giá khác vào thời điểm khác họ đánh giá khác. Do đó, khi kinh doanh bất cứ một thứ gì hay một lĩnh vực nào, các nhà kinh doanh cần phải tập trung vào thị trường mục tiêu hay đoạn thị trường mà doanh nghiệp đó có ưu thế nhất. Việc đánh giá chấtlượng dịch vụ khó khăn dẫn đến các nhà quản trị nhiều khi đánh giá lệch lạc về chấtlượng dịch vụ mà mình cung cấp. Các nhà quản trị đôi khi chỉ dựa vào lượng khách hoặc thái độ của nhân viên với khách, tức là những yếu tố có thể đo lường được mà quên đi rằng chấtlượng là sự tổng hoà của rất nhiều yếu tố. 1.3.2.2 Chấtlượng dịch vụ của nhàhàng chỉ được đánh giá chính xác qua sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm của nhà hàng. Đặc điểm tiêu biểu của sản phẩm dịch vụ đó là quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra trong cùng một thời điểm, cả về không gian và thời gian. Đặc điểm thứ hai là chấtlượng dịch vụ phụ thuộc vào sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm. Có thể nói, khách hàng là nhân vật chính, là người quan trọng nhất trong quá trình tạo ra dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Vì thế, khách hàng là người có cái nhìn của người trong cuộc và của người bỏ tiền ra tiêu dùng sản phẩm. Như vậy, chỉ có những người này mới có thể cảm nhận được, những người khác không thể cảm nhận hay đánh giá được nếu như không tiêu dùng. Vậy, đểnângcaochấtlượng dịch vụnhà hàng, các nhà quản trị phải đứng trên cái nhìn của khách hàng, tìm hiểu những nhu cầu của khách hàng, tìm mọi cách để thoả mãn tốt nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng chứ không phải dựa trên những nhận định chủ quan của các nhà quản trị. 1.3.2.3 Chấtlượng dịch vụnhàhàng phụ thuộc vào quá trình cung cấp dịch vụ của nhàhàng Quá trình cung ứng một dịch vụ bao gồm cả hai yếu tố cơsở vật chất kỹ thuật và yếu tố con người. Thiếu một trong hai thì dịch vụ không thể diễn ra. Do đó khi đánh giá chấtlượng dịch vụ thì phải đánh giá chấtlượng kỹ thuật và chấtlượng chức năng. - Chấtlượng kỹ thuật là các yếu tố về mức độ tiện nghi, hiện đại và sang trọng, mức độ thẩm mỹ về cách trang trí, thiết kế, mức độ vệ sinh của nhà hàng, cũng như vấn đề an toàn về thiết bị máy móc của nhà hàng. - Chấtlượng chức năng là các kỹ năngphụcvụ của nhân viên phục vụ, đó là thái độ, cách ứng xử, khả năng giao tiếp, trình độ tay nghề, trình độ học vấn, hình thức bên ngoài, tình trạng sức khoẻ …Những yếu tố này có tác động mạnh tới cảm nhận của khách về chấtlượng dịch vụ. Tóm lại, cả hai yếu tố này đều có tác động rất lớn đến cảm nhận của khách hàng về chấtlượng dịch vụ. Vì thế, đểnângcaochấtlượng dịch vụ, các nhà quản trị cần phải cải tiến cả chấtlượng kỹ thuật và chấtlượng chức năng theo những thay đổi của khách hàng. 1.3.2.4 Chấtlượng dịch vụ đòi hỏi tính nhất quán cao Một sản phẩm dịch vụ được đánh giá cao, khi mà trong nhàhàngcó sự thống nhất, thông suốt của tất cả các bộ phận. Các thành viên trong nhàhàng phải cùng thống nhất đạt được mục tiêu về chấtlượng mà nhàhàng đã đề ra. Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách trong nhàhàng cũng cần được nhất quán, đồng bộ, và xuyên suốt từ trên xuống dưới. Ngoài ra, chấtlượng dịch vụ cũng được đánh giá dựa vào sự đồng bộ toàn diện, trước sau như một và giữ đúng lời hứa như khách sạn đã hứa với khách hàng. Chấtlượng dịch vụ phải được đảm bảo tốt ở mọi lúc, mọi nơi và với mọi khách hàng, việc thực hiện mục tiêu chấtlượng dịch vụ đòi hỏi phải được tất cả các nhân viên thực hiện. Chấtlượng dịch vụ tốt không tồn tại khi mà nhân viên nhàhàng chỉ chú trọng ở những chỗ đông người, chỗ mặt tiền của nhàhàng hay chấtlượng dịch vụ chỉ được hiện tốt khi có mặt quản lý. Cũng không thể chấp nhận khi mà nhân viên nhàhàng chỉ tập trung vào một đối tượng khách mà họ cho là quan trọng, tất cả các khách trong nhàhàng cần phải được tôn trọng, đối xử công bằng như nhau. Chấtlượng dịch vụ phải được đảm bảo từ đầu đến cuối chứ không phải chỉ tốt lúc đầu rồi giảm dần. Chấtlượng dịch vụ phải được đánh giá liên tục, thành nhiều lần, nhiều thời điểm chứ không chỉ được đánh giá một lần. Chính vì thế, những nhàhàng đã từng đạt những danh hiệu cao quý về chấtlượng dịch vụ chưa chắc đã hoàn toàn tốt, bởi nhàhàng đó có thể tốt tại thời điểm đó, nhưng đến giờ nó không còn được đánh cao nữa. Vì vậy, chấtlượng dịch vụ cần được hoàn thiện không ngừng và phải điều chỉnh nếu thấy nó không còn phù hợp nữa. 1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượngphụcvụ 1.3.3.1Các yếu tố chủ quan [...]... hàngChấtlượng thức ăn của nhàhàng tuy không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá chấtlượng dịch vụ nhưng nó lại có ảnh hưởng lớn để tạo ra chấtlượng dịch vụ hoàn hảo 1.3.5 Ý nghĩa của việc nâng caochấtlượngphụcvụ tiệc Kinh doanh khách sạn, nhàhàng ngày càng trở nên khó khăn Đểnângcao khả năng cạnh tranh, các nhàhàng buộc phải tìm cách nâng caochấtlượngphụcvụ để tạo sự khác biệt Vậy nâng. .. mô của nhàhàngNhàhàng nào mà càng có nhiều dịch vụ thì càng chứng tỏ nhàhàng đó thuộc loại nhàhàngcó thứ hạng cao, chấtlượng dịch vụ lại tăng tương ứng với thứ hạngnhàhàng Chính vì thế muốn nângcaochấtlượng dịch vụ cũng như thứ hạngnhàhàng cần phải làm phong phú thêm thực đơn cũng như đa dạng hoá các loại hình dịch vụ • Chấtlượng của các món ăn, dịch vụnhàhàng cung cấp: Chấtlượng các... tháng này, lượng khách tăng đột biến, nhàhàng phải quay vòng phòng rất nhiều chính vì thế mà chấtlượngphụcvụ cũng bị giảm sút 1.3.4 Các tiêu chí để đánh giá chấtlượngphụcvụ * Sự hiếu khách, thái độ của nhân viên phục vụ: Một trong những tiêu chí đầu tiên để đánh giá chấtlượng dịch vụ chính là thái độ của nhân viên phục vụ, sự tươi cười niểm nở của nhân viên phụcvụ làm cho khách hàng cảm thấy... khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu, mất hứng thưởng thức các món ăn khác Như vậy, tốc độ phụcvụ cũng là tiêu chí đánh giá chấtlượngphụcvụ * Sản phẩm: Chấtlượng sản phẩm chiếm 13% yếu tố quyết định quay lại nhàhàng của khách Vì thế, khách hàng sẽ không quay lại một nhàhàng nếu chấtlượng của các món ăn không ngon Một phần của chấtlượng dịch vụ là chấtlượng cũng như cách bày trí các món ăn của nhà hàng. .. hợp lý sẽ tạo ra sự chuyên nghiệp trong phục vụ, từ đó làm nâng caochấtlượngphụcvụ của nhàhàngChấtlượng dịch vụ sẽ không thể cao nếu quản lýnhàhàng là một người không có cái nhìn bao quát, không biết cách sử lý những rắc rối, không biết phân công công việc • Đội ngũ nhân viên: Các sản phẩm trong nhàhàng chủ yếu là dịch vụ, chính vì thế nhân viên là yếu tố có sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới chất. ..• Cơsở vật chất kỹ thuật: Cơsở vật chất kỹ thuật là điều kiện vật chấtcơ bản giúp thoả mãn nhu cầu của khách du lịch tại điểm du lịch Cơsơ vật chất kỹ thuật làm gia tăng giá trị, sức hấp dẫn và khả năng khai thác triệt để, toàn diện tại các trung tâm du lịch Cơsở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng tương đối lớn tới chấtlượng dịch vụ, cơsở vật chất càng đầy đủ, hiện đại,... quan trọng là chấtlượng sản phẩm và kinh nghiệm phục vụ, hai yếu tố này chiếm 87% Một nhàhàng sẽ được đánh giá cao nếu nhân viên phụcvụcó thái đọo hoà nhã thân thiện và hiếu khách, nhân viên phụcvụ nhanh nhẹn, sạch sẽ, trang phục gọn gàng, đảm bảo tốc độ phụcvụ các món ăn, các món ăn được mang ra theo đúng như thực đơn đã gọi… Vậy đểnângcaochấtlượng dịch vụ trước hết phải nângcao trình độ... hiện đại, càng tiện nghi, sang trọng thì chấtlượng dịch vụ càng cao Chúng ta không thể đánh giá chấtlượng của một dịch vụcao khi mà cơsở vật chất của nhàhàng thiếu thốn, không hiện đại, tiện nghi được • Khả năng quản lý: Người quản lýcó tác động rất lớn tới chấtlượng dịch vụ, tác phong của người quản lý ảnh hưởng trực tiếp tới nhân viên phụcvụ Người quản lý giỏi sẽ biết cách sắp xếp công việc... nângcao vị thế cạnh tranh cũng như nângcao giá bán mà vẫn được khách hàng chấp nhận thì buộc các nhà quản trị phải tìm cách nâng caochấtlượngphụcvụ 1.3.5.3 Nâng caochấtlượngphụcvụ của nhàhàng giúp giảm thiểu các chi phí kinh doanh Ngoài việc giảm thiểu các chi phí về quảng cáo, marketing khi nângcaochấtlượngphụcvụ thì còn giảm thiểu các chi phí như: - Giảm thiểu hoá các hao phí về thời... khách gọi một đằng, nhàhàng mang đồ ra một nẻo Khi các món ăn phải chờ chế biến, thì nhàhàng phải hẹn khách bằng một thời gian cụ thể Thức ăn phải mang ra chính xác theo thời gian đã hẹn Chấtlượng dịch vụ sẽ được đánh giá dựa vào sự chính xác mà khách hàng đã hứa với khách * Cơsở vật chất: Cơsở vật chất là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chấtlượng dịch vụCơsở vật chất hiện đại, đầy đủ, . hợp lý sẽ tạo ra sự chuyên nghiệp trong phục vụ, từ đó làm nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng. Chất lượng dịch vụ sẽ không thể cao nếu quản lý nhà hàng. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TIỆC TẠI NHÀ HÀNG 1.1 Tổng quan về kinh doanh khách sạn 1.1.1 Khái niệm cơ bản về kinh doanh