Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính trị

Một phần của tài liệu công tác tuyên truyền và vận động thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh bạc liêu hiện nay (Trang 59 - 88)

5. Kết cấu luận văn

3.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính trị

Hội Cựu Chiến binh tỉnh Bạc Liêu, cần phải có kế hoạch chỉ đạo các cơ sở

Hội phối hợp với Đoàn thanh niên cùng cấp; triển khai kế hoạch có nề nếp để hoạt

động có hiệu quả. Tập trung vào các nội dung giáo dục truyền thống cách mạng

được bổ sung, phát triển vừa chú trọng giáo dục truyền thống kháng chiến chống

hóa dân tộc, tinh thần cảnh giác cách mạng; giáo dục truyền thống cách mạng và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; phòng, chống tệ nạn xã hội cho thế hệ trẻ.

Những năm tiếp theo các cấp Hội phải vận dụng linh hoạt, nhịp nhàng, cần tổ

chức nhiều hình thức tuyên truyền phong phú nhằm thu hút nhiều thanh, thiếu niên

tham gia; các hình thức như: Kể chuyện về truyền thống cách mạng, qua các câu

chuyện người thực, việc thực của các nhân chứng lịch sử nhân các ngày lễ, các cuộc

thi tìm hiểu; giao lưu văn hóa – văn nghệ, thể dục- thể thao; giáo dục qua các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”; hành trình về nguồn; về các địa chỉ để thực hiện các

chương trình của Đoàn như “Thanh niên lập nghiệp”; “Tuổi trẻ giữ nước”; “Thanh

niên tình nguyện” và các hoạt động góp phần tổ chức động viên, tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ và đón thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương hàng năm. Trong thời gian tới Hội Cựu Chiến binh tỉnh Bạc Liêu phải

thường xuyên phối hợp với Đoàn thanh niên, Ban giám hiệu các trường học trên địa

bàn xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động, thống nhất nội dung, phương pháp tổ chức các đợt tuyên truyền, nói chuyện truyền thống với học sinh, sinh viên và thanh, thiếu niên nhân các ngày lễ, kỷ niệm hàng năm như: Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước (30/4); Ngày Quốc khánh (2/9); Ngày thành

lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12); Ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12)…

Nội dung cần chú trọng tập trung truyên truyền về truyền thống cách mạng anh hùng của dân tộc, quân đội và nhân dân Việt Nam; về chủ quyền biển đảo Việt Nam, về bản chất, truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, về Luật nghĩa vụ quân sự bảo vệ

Tổ quốc. Trong thời gian tới Hội Cựu Chiến binh tỉnh cần phải tiếp tục chỉ đạo các

cơ sở Hội phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn và các trường học trên địa bàn,

không ngừng đổi mới, nâng cao nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục truyền

thống cách mạng, gắn với giáo dục nhiệm vụ quốc phòng an ninh; xây dựng nông

thôn mới; xây dựng đời sống văn hóa; phòng, chống các loại tội phạm, các tệ nạn xã

hội…góp phần xây dựng tỉnh Bạc Liêu càng phát triển văn minh giàu đẹp hơn

Tiếp tục đẩy mạnh truyên truyền và triển khai thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong tổ chức Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, động viên khích lệ đoàn viên tích cực tham gia thực

hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

trong đó chú trọng nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tăng cường công tác giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho đoàn viên thanh niên để ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc Việt Nam, sự hy sinh mất mát của các thế hệ đi trước, nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ thêm lòng tự tôn, tự hào dân tộc bằng cách lựa chọn, giới thiệu những tấm

gương đoàn viên thanh niên tiêu biểu và nhân rộng các điển hình tập thể cá nhân

thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác .

Thông qua các hoạt động, tranh thủ tuyên truyền phổ biến, quán triệt, định

hướng cho thanh niên thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật

của Nhà nước, củng cố niềm tin cho thanh niên vào sự nghiệp đổi mới, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

Phối hợp tổ chức hoạt động về nguồn nhân các ngày lễ lớn trong năm, năm thanh niên tại các địa danh, di tích lịch sử như: Đồng Nọc Nạng, Đền thờ Bác Hồ, Di tích lịch sử nơi thành lập Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu và nếu có

điều kiện thì tổ chức về thăm quê Bác, đến Điện Biên Phủ, thăm địa đạo Củ Chi…

Vận động hội viên và thanh niên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong

sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, trong việc hoạt động lễ hội, hiếu hỉ …Đảm bảo

thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

Phối hợp mạnh mẽ phong trào “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc” tạo mối quan hệ tốt với đoàn thanh niên trong đơn vị.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu đề tài “Công tác tuyên truyền và vận động thanh

niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay”. Cho thấy công tác tuyên truyền và vận động thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay là rất cần thiết và quan trọng. Công tác này đòi hỏi phải thường xuyên thực hiện, lâu dài mang tính bền vững.

Tác giả đã làm rõ thực trạng về công tác tuyên truyền và vận động thanh niên

thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bạc Liêu thời gian qua, đã đạt được những thành

tựu trong công tác tuyên truyền và vận động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự; công tác triển khai và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nghĩa vụ quân sự

tỉnh; công tác chuẩn bị gọi công dân nhập ngũ…đều thực hiện tốt và có hiệu quả.

Đã thu hút tập hợp nhiều thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên cũng còn một vài hạn chế trong công tác này đó là chưa tiến hành thường xuyên đối với các xã vùng sâu, hình thức tuyên truyền và vận động chưa đa dạng; Ủy ban nhân dân các cấp chưa làm tốt công tác tổ chức hội nghị quán triệt thực hiện các bước tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ; các ban, ngành, đoàn thể chưa làm tốt trách nhiệm…đã làm cho một số thanh niên trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Để khắc phục những hạn chế đó, tôi đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao

hiệu quả công tác tuyên truyền vận động thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự tỉnh

Bạc Liêu trong thời gian tới là:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự và giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Bạc Liêu trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ.

Hai là, cần phải tăng cường công tác triển khai và điều hành của cấp ủy, chính

quyền, các ban,ngành, đoàn thể và tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật về công tác tuyển quân.

Ba là, tăng cường công tác chuẩn bị gọi công dân nhập ngũ.

Bốn là, các ban, ngành, đoàn thể cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác tuyên truyền và vận động thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Từ những đòi hỏi thực tế đất nước, từ tình hình về thực thực tiễn về kinh tế, xã

hội, an ninh quốc phòng tỉnh Bạc Liêu và căn cứ vào những thành tựu cũng như hạn

chế trong công tác tuyên truyền và vận động thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi các cấp, các nghành và toàn bộ hệ thống chính trị cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau, không ngừng đổi mới về phương pháp và nội dung tuyên truyền và vận động thanh niên thực hiện

nghĩa vụ quân sự. Cần phải nâng cao trình độ, kỹ năng của người cán bộ làm công

tác tuyên truyền và vận động, có như vậy thì công tác tuyên truyền và vận động thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự mới đạt được kết quả cao trong các đợt tuyển quân tỉnh Bạc Liêu.

Những yếu tố vừa nêu trên chỉ là những đóng góp rất nhỏ bé của người viết.

Do đó bản thân tôi còn phải tiếp tục hơn nữa để hoàn thiện, nâng cao nhận thức của

PHỤ LỤC

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

(Năm 1981 đã được sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1994 và 2005)

Để phát huy truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam;

Để thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tạo điều kiện cho công dân

Việt Nam làm tròn nghĩa vụ quân sự;

Để xây dựng Quân đội nhân dân chính quy và hiện đại, tăng cường quốc phòng, bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

Căn cứ vào Điều 52, Điều 77 và Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam;

Luật này quy định về chế độ nghĩa vụ quân sự của công dân nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1.

Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý

của công dân.

Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.

Điều 2.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội

nhân dân Việt Nam.

Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội.

Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ.

Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.

Điều 3.

Công dân nam, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 4.

Công dân nữ có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình, phải đăng ký

nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại

ngũ.

Trong thời chiến theo quyết định của Chính phủ, phụ nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp.

Điều 5.

Những người sau đây không được làm nghĩa vụ quân sự:

1. Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước quyền

phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân;

2. Người đang bị giam giữ.

Điều 6.

Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị gồm có sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ.

Chế độ phục vụ của sĩ quan do Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam quy

định.

Điều 7.

Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị được phong cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ.

Hệ thống cấp bậc quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Việc phong, thăng, giáng và tước cấp bậc quân hàm của sĩ quan do Luật về sĩ

quan Quân đội nhân dân Việt Nam quy định.

Việc phong, thăng, giáng và tước cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên

nghiệp do Chính phủ quy định.

Việc phong, thăng, giáng và tước cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan và binh sĩ

do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.

Điều 8.

Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc,

nhân dân và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 9.

Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, có quyền và nghĩa vụ của công dân quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 10.

Các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên,

các tổ chức kinh tế xã hội, nhà trường và gia đình, trong phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm động viên, giáo dục và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ quân sự.

Điều 11.

Địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhà trường, gia

đình hoặc cá nhân có nhiều thành tích trong việc thi hành chế độ nghĩa vụ quân sự

quy định trong Luật này thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Chương II

VIỆC PHỤC VỤ TẠI NGŨ CỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ Điều 12.

Công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hai mươi lăm tuổi.

Điều 13.

Công dân nam đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân đội, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, thì có thể được nhận vào học ở trường quân sự và được công nhận là quân nhân dân tại ngũ.

Điều 14.

Thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là mười

tám tháng.

Thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là hai mươi bốn tháng.

Điều 15.

Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ quốc phòng được quyền giữ hạ sĩ quan và binh sĩ

phục vụ tại ngũ thêm một thời gian không quá sáu tháng so với thời hạn quy định ở

Điều 14 của Luật này.

Điều 16.

Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.

Chương III

VIỆC CHUẨN BỊ CHO THANH NIÊN PHỤC VỤ TẠI NGŨ Điều 17.

Công dân nam, trước khi đến tuổi nhập ngũ và trước khi nhập ngũ, phải được

huấn luyên theo chương trình quân sự phổ thông, bao gồm giáo dục chính trị, huấn

luyện quân sự, rèn luyện ý thức tổ chức và kỷ luật và rèn luyện thể lực.

Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường thuộc chương

trình khóa chính; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho thanh niên không học ở các trường do

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp xã), thủ trưởng cơ quan Nhà nước tổ chức; nội dung huấn luyện do Bộ

trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Bộ trưởng Bộ quốc phòng cùng với người đứng đầu các cơ quan Nhà nước, tổ

chức xã hội có liên quan chỉ đạo việc huấn luyện quân sự phổ thông.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong phạm vi chức

năng của mình, chỉ đạo việc huấn luyện quân sự phổ thông cho thanh niên thuộc địa

phương mình; các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho

thanh niên làm việc ở cơ sở mình tham gia huấn luyện quân sự phổ thông.

Điều 18.

Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, Uỷ ban chỉ đạo giáo dục quốc phòng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương có trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp,

trường cao đẳng, trường đại học có trách nhiệm đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên

môn, kỹ thuật cho quân đội, theo kế hoạch của Bộ quốc phòng đã được Chính phủ phê chuẩn.

Điều 19.

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy

ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị cho công dân phục vụ tại ngũ và gọi công dân nhập ngũ.

Tháng một hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã, hiệu trưởng các trường dạy nghề, các trường trung học, thủ trưởng các cơ quan, người phụ trách các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và các đơn vị cơ sở khác phải báo cáo danh sách công

Một phần của tài liệu công tác tuyên truyền và vận động thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh bạc liêu hiện nay (Trang 59 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)