Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
30,76 KB
Nội dung
NHỮNG LÝLUẬNCƠBẢN VỀ QUỸTIỀNLƯƠNGVÀTIỀNTHƯỞNG I. Bản chất và ý nghĩa của quỹlương 1. Bản chất của quỹtiềnlương - Quỹtiềnlương là tổng số tiền mà Công ty dùng để trả cho người lao động phù hợp với số lượngvà chất lượng lao động trong phạm vi Công ty mình phụ trách. - Quỹtiềnlương được chia thành 2 bộ phận là bộ phận cơbảnvà bộ phận biến đổi. + Bộ phận cơbản gồm tiềnlương cấp bậc có nghĩa là mức tiềnlương do các thang bảng lương của từng ngành, từng doanh nghiệp quy định hệ thống thang bảng lương này do Nhà nước quy định ban hành hoặc do doanh nghiệp tự tính trên cơ sở tham khảo thang bảng lương của Nhà nước quy định. + Bộ phận biến đổi bao gồm các loại phụ cấp, các loại tiềnthưởng nằm cạnh tiềnlươngcơ bản. - Quan hệ giữa hai bộ phận này từ 70-75% tiềnlươngcơbảnvà từ 25 - 30% là bộ phận tiềnlương biến đổi. - Tiềnlương thời kỳ báo cáo vàtiềnlương thời kỳ kế hoạch: tiềnlương thời kỳ báo cáo là những số liệu vềtiềnlương thực tế trong thời kỳ báo cáo; tiềnlương kỳ kế hoạch là những số liệu tính toán dự trữ để đảm bảo kế hoạch sản xuất, đảm bảo quỹtiềnlương để trả cho kỳ sắp tới. Những con số ở đây đều là những con số dự kiến trước. Cho nên giữa kế hoạch và thực tế thực hiện sẽ cónhưng sai lệch. Tuy nhiên, những con số tính toán đều dựa vào mẫu căn cứ sau: a- Nhiệm vụ sản xuất kỳ kế hoạch (giá trị tổng sản lương, chủng loại sản phẩm phải sản xuất). b- Năng suất lao động của từng loại nhân viên. c- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch năng xuất lao động, số người làm việc ở thời kỳ đã qua (tham khảo để tính toán kỳ kế hoạch). - Kết cấu chi tiết về các khoản mục thuộc thành phần quỹtiền lương. Kết cấu này có thể thay đổi một số khoản mục tuỳ theo từng nước, từng ngành, từng Công ty không bắt buộc phải giống nhau. * ý nghĩa của quỹtiền lương: Tiềnlươngcó ý nghĩa rất lớn đối với công ty và người lao động. + Đối với công ty: tiềnlương là một khoản chi phí bắt buộc, do đó muốn nâng cao lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm, các công ty phải biết quản lývà tiết kiệm chi phí tiền lương. Tiềnlương cao là một phương tiện rất hiệu quả để thu hút lao động có tay nghề cao và tạo ra lòng trung thành của người nhân viên đối với công ty. Tiềnlương là một phương tiện kích thích và động viên người lao động rất hiệu quả nhờ chức năng đòn bẩy kinh tế tạo nên sự thành công công ty trên thị trường. + Đối với người lao động: tiềnlương là phận thu nhập chủ yếu của người lao động, là phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của người lao động cũng như gia đình họ. Tiềnlương là một bằng chứng cụ thể, thể hiện giá trị của người lao động, thể hiện uy tín, địa vị của mình trong xã hội. Tiềnlương còn một phương tiện để đánh giá là mức độ đối xử của chủ công ty đối với người lao động đã bỏ sức lao động cho công ty. II. Tiềnlương là bộ phận chính của quĩ lương: 1. Khái niệm về tiềnlươngTiềnlương hay tiền công là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh mối quan hệ về kinh tế trong việc trả lương, trả công cho người lao động. Tiềnlương phụ thuộc vào kết quả của lao động , những mối quan hệ sản xuất mà trước hết là quan hệ về tư liệu sản xuất quyết định. tiềnlương là vấn đề quan trọng trong các hoạt động kinh tế. Nó quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến quá quá trình tái sản xuất xã hội, đặc biệt là tái sản xuất. Trong xã hội tư bản thì tiền công hay tiềnlương chính là sự thể hiện sức lao động là giá cả của sức lao động, nhưng thực chất thì nhà tư bản trả cho người nhân viên tiền công nhỏ hơn giá trị sức lao động anh ta bỏ ra và nhà tư bàn cướp không giá trị thặng dư đó. Tiềnlương dưới CNXH là một phần của thu nhập quốc dân, điều đó có nghĩa là ở tầm vĩ mô chỉ được phép phân phối cho tiêu dùng trong phạm vi thu nhập quốc dân sản xuất. Tốc độ tăng tiềnlương bình quân không được cao hơn tốc độ tăng năng xuất lao động bình quân. Trong một giai đoạn đặc biệt ngắn, nguyên tắc này có thể bị vi phạm, nhưng trong một thời gian ngắn nguyên tắc này có thể bị vi phạm, nhưng trong một thời gian dài đó là quy luật thép cho cả tầm vĩ mô và vi mô. tiềnlương là bộ phận của thu nhập quốc dân, được nhà nước phân phối cho người lao động, vì thế nó chịu ảnh hưởng của hàng loạt các nhân tố: Trình độ phát triển sản xuất, quan hệ tích luỹ và tiêu dùng trong từng thời và chính sách của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị trong thời kỳ đó. Trên đây ta thấy vai trò của nhà nước đối với vấn đề tiềnlương cho người lao động đã thay thế vai trò của thị trường và nhà nước dưới Chủ nghĩa Tư bản. Vì từ trước đến nay ta quan niệm rằng dưới CNXH ở nước ta sức lao động không còn là hàng hoá. Nhà nước đã căn cứ vào điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ và các yêu cầu về tái sản xuất sức lao động cho người lao động (độ phức tạp của lao động và sức tiêu hao lao động) cũng như các chính sách mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, chiến lược vềcơ cấu ngành nghề, để tính chính sách tiềnlương chung toàn bộ nền kinh tế từ các đơn vị hành chính sự nghiệp đến các đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay, sức lao động trở thành hàng hoá vì tồn tại các điêu kiện mang tính chất tiền đề để sức lao động trở thành hàng hoá đó là sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất, người lao động có quyền tự do làm chủ sức lao động của mình. Trong các thành phần kinh tế tư nhân cũng như nhà nước giám đốc, nhân viên, người làm thuê đều là người bán sức lao động và được trả công. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nước ta hiện nay thực chất của tiềnlương được nhìn nhận từ nhiều khâu của quá trình tái sản xuất. Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơbản của quá trình tái sản xuất nên tiền công là giá cả của sức lao động và là phạm trù của sản xuất yêu cầu phải tính đúng, tính đủ trước khi thực hiện quá trình lao động và sản xuất: Sức lao động là hàng hoá, nên tiềnlương là phạm trù của trao đổi, nó đòi hỏi phải ngang giá với các tư liệu sinh hoạt cần thiết nhằm tái sản xuất lao động. Sức lao động là một yếu tố của một quá trình tái sản xuất cần phải bù đắp sau khi đã hao phí nên tiền công phải được thực hiện thông qua quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân dựa trên hao phí lao động, hiệu quả lao động của người lao động, do đó tiền công là phạm trù của phân phối. Sức lao động cần phải được tái sản xuất thông qua việc sử dụng các tư liệu sinh hoạt, thông qua quỹ tiêu dùng cá nhân và do đó tiền công là một phạm trù của tiêu dùng. Như vậy tiền công hay tiềnlương là một phạm trù kinh tế tổng hợp và bao gồm chức năng sau: 2. Các chức năng tiềnlương của các công ty Tiềnlươngcó các chức năng cơbản sau: + Tiềnlương phải đảm bảo được tái sản xuất sức lao động (bao gồm cả tái sản xuất đơn tức tức khôi phục lại sức lao động và tái sản xuất mở rộng sức lao động). Điều này có nghĩa là: Với tiền lương, người lao động không chỉ đủ sống mà còn dư để nâng cao trình độ về mọi mặt cho bản thân con cái họ, thậm chí có một phần nhỏ để tích luỹ. + Chức năng kích thích người lao động: tiềnlương đảm bảo và góp phần tác động để tào ra cơ cấu lao động hợp lý trong toàn bộ nền kinh tế , khuyến khích phát triển kinh tế ngành và lãnh thổ. Tiềnlương là đòn bẩy kinh tế, thu hút người lao động hăng say làm việc, là động lực thúc đẩy tăng năng xuất, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể và công việc. + Chức năng thanh toán của tiền lương: Dùng tiềnlương để thanh toán các khoản chi tiêu phát sinh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, giúp cho người lao động có quyền tính toán các khoản sẽ hết bao nhiêu và họ sẽ tự điều chỉnh cân đối chi tiêu cho hợp lý với số tiền họ nhận được khi kết thúc một quá trình lao động. + Tiềnlương là thước đo mức độ cống hiến của người lao động, Chức năng này là sự biểu hiện của quy luật phân phối theo lao động. 3. Các nguyên tắc trả lương Để phát huy tốt tác dung tiềnlương trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo hiệu quả của các Công ty, khi tổ chức tiềnlương cho người lao động cần đạt được các yêu cầu cơbản sau: + Bảo đảm tái xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động + Làm cho năng xuẩt lao động không ngừng nâng cao. + Đảm bảo tính đơn giản, dễ tính, dễ hiểu. Xuất phát từ các yêu cầu trên, công tác tổ chức tiềnlương phải đảm bảo được các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc này được đề ra dựa trên cơ sở quy luật phân phối theo lao động. Nội dung của nguyên tắc này là trong cùng một điều kiện làm việc, cùng loại công việc của quá trình sản xuất, những công việc hao phí lao động sản xuất như nhau, lao động ngang nhau thể hiện khi so sánh thời gian lao động, cường độ lao động, trình độ thành thạo của người lao động. Sự so sánh đó là cơ sở phân biệt đóng góp mức lao động. Nội dung được thể hiện cụ thể là trong khi trả lương cho người lao động không phân biệt là nam hay nữ, già trẻ, không phân biệt dân tộc hay tôn giáo. Đây là nguyên tắc quan trọng của tổ chức tiềnlương với nguyên tắc này tiềnlương mới thực hiện được yêu cầu của quy luật phân phối theo lao động. Mặt khác, thực hiện nguyên tắc này có tác dụng kích thích người lao động hăng hái sản xuất, góp phần nâng cao sản xuất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc 2 : Tổ chức tiềnlương phải đảm bảo được tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng của tiềnlương bình quân. Nguyên tắc này xuất phát từ hai cơ sở sau : + Do nhân tố tác động tới năng suất lao động vàtiềnlương là khác nhau tác động tới năng suất lao động chủ yếu là các nhân tố khách quan như thay đổi kết cầu nguồn lao động, nguồn nhân lực, thay đổi quy trình công nghệ, các nhân tố tác động đến tiềnlương bình quân chủ yếu là do các nhân tố chủ quan như người lao động tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất, nâng cao trình độ lành nghề, các nhân tố khách quan thì tác động ít, không thường xuyên. Ví dụ như cải cách chế độ tiền lương, thay đổi các khoản trợ cấp . + Do yêu cầu tái sản xuất mở rộng, cho nên tốc độ tăng tổng sản phẩm của khu vực I (khu vực sản xuất các tư liệu sản xuất) phải lớn hơn tốc độ tăng tổng sản phẩm của khu vực II (khu vực sản xuất các tư liệu tiêu dùng) và do đó sự phát triển của cả kết quả của sản xuất của hai khu vực (I + II) phải nhanh hơn khu vực II. Trong đó kết quả sản xuất của hai khu vực là cơ sở để tính năng suất lao động. Khu vực II một phần tích luỹ tái sản xuất mở rộng, phần còn lại trả công cho người lao động dưới hình thức tiền lương. Như vậy tốc độ tăng của sản xuất lao động cao hơn tốc độ tăng của tiềnlương là một đòi hỏi tất yếu. Nguyên tắc 3 : Đảm bảo mối quan hệ vềtiềnlương giữa các ngành kinh tế quốc dân. Cơ sở của nguyên tắc: căn cứ vào chức năng của tiềnlương là tái sản xuất sức lao động, khuyến khích người lao động, do vậy phải đảm bảo hợp lý mối quan hệ giữa các ngành thông qua chỉ tiêu bình quân giữa các ngành. Tiềnlương bình quân giữa các ngành được qui định bởi các nhân tố : + Nhân tố trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành, nếu cao thì tiềnlương sẽ cao và ngược lại, nếu trình độ lành nghề thấp thì tiềnlương sẽ thấp. + Nhân tố điều kiện lao động : sự khác nhau về điều kiện lao động giữa các ngành sẽ dẫn đến tới tiềnlương khác nhau. Người làm việc trong điều kiện độc hại thì tiềnlương sẽ cao hơn người làm việc trong điều kiện thuận lợi tốt hơn. + Nhân tố Nhà nước : Do ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành phụ thuộc vào điều kiện cụ thể từng thời kỳ mà Nhà nước thứ tự ưu tiên nhất định. + Nhân tố phân khu vực sản xuất mỗi ngành khác nhau nên tiềnlương khác nhau. Chẳng hạn các ngành phân bố ở khu vực mà bình quân đời sống khó khăn, khí hậu xấu, giá cả đắt đỏ thì tiềnlương phải cao lên. Nguyên tắc 4 : Đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động sao cho sức lao động là năng lao động của con người là toàn bộ thể lực, tinh thần, trạng thái tâm sinh lý, thể hiện trình độ nhận thức, kỹ năng lao động, phương pháp lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất và là yếu tố quan trọng nhất. Mọi sản xuất xã hội chỉ có thể được duy trì và mở rộng với điều kiện không ngừng tài sản xuất sức lao động, có tái sản xuất giản đơn và mở rộng. Theo quan niệm hiện nay, tiềnlương là giá cả sức lao động, phải đảm bảo tái sản xuất lương. Các nguyên tắc trên dù thực hiện tốt mà không đảm bảo điều sau đây thì không có ý nghĩa. Việc trả lương phải : + Không thấp hơn mức lương tối thiểu nhà nước tuyên bố, cụ thể ở từng vùng, từng khu vực. Người lao động đi làm đêm, thêm giờ, thì phải trả thêm lương. + Đơn vị trả lươngvà các khoản phụ cấp cho người lao động trực tiếp, đầy đủ, đúng hẹn tại nơi làm việc và bằng tiền mặt. + Khi đơn vị bố trí người lao động tạm thời chuyển sang nơi làm việc hoặc công việc khác thì phải trả lương cho họ không thấp hơn công việc trước. + Khi đơn vị phá sản, giải thể, thanh lý thì tiềnlương phải được ưu tiên thanh toán cho người lao động. 4. Các hình thức trả lương của các công ty Hiện nay trong các doanh nghiệp công ty do sự khác nhau về điều kiện sản xuất kinh doanh nên các hình thức, chế độ trả lương được áp dụng không giống nhau, có hai hình thức áp dụng là : * Hình thức trả lương theo thời gian : Tiềnlương trả theo thời gian được áp dụng cho những công việc không tính được cụ thể hao phí lao động, nó thể hiện theo các thang bậc lương do Nhà nước qui định và được trả theo thời gian làm việc thực tế. Phạm vi áp dụng của hình thức này chủ yếu gồm khu vực hành chính sự nghiệp, những người công tác nghiên cứu, quản lý, sửa chữa máy móc thiết bị và bộ phận phục vụ sản xuất, những người sản xuất trong dây truyền công nghệ nhưng tại đó không tính được định mức. Trả lương theo thời gian bao gồm 2 loại sau: + Hình thức tiềnlương trả theo thời gian đơn giản : là hình thức trả lương cho người lao động chỉ căn cứ bậc lươngvà thời gian thực tế làm việc không xét đến thái độ và kết quả của công việc. + Trả lương theo thời gian cóthưởng : ngoài tiềnlương theo thời gian đơn giản người lao động còn nhận được một khoản tiềnthưởng do kết quả tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Công thức trả lương theo thời gian : Tiềnlương theo thời gian = Lương cấp bậc theo thời gian x Thời gian lao động thực tế. * Hình thức trả lương theo sản phẩm: Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tiềnlương trả theo sản phẩm là tiềnlương mà người nhân viên nhận được phụ thuộc vào đơn giá sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất ra theo đúng qui cách chất lượng. Công thức: Lsp = Si x Gi Lsp: là tiềnlương theo sản phẩm Si : Số lượng sản phẩm loại i sản xuất ra Gi : đơn giá tiềnlương một sản phẩm loại i i : số loại sp Hình thức trả lương theo sản phẩm bao gồm 5 chế độ tiềnlương : + Tiềnlương sản phẩm cá nhân trực tiếp + Tiềnlương theo sản phẩm của tập thể + Tiềnlương sản phẩm gián tiếp + Tiềnlương sản phẩm luỹ tiến + Tiềnlương khoán. Ưu điểm : của hình thức trả lương này là một phương pháp khoa học, có tác dụng kích thích mạnh mẽ người lao động làm việc (tiền lương của họ ít hay nhiều là do kết quả lao động của họ quyết định) là cơ sở để xác định trách nhiệm của mỗi người, thúc đẩy Công ty cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức quản lý. Nhược điểm: Tính mức tiêntiến hiện thực rất khó khăn, khó xác định đơn giá chính xác, khối lượng tính toán rất phức tạp, nhân viên dễ phát sinh tư tưởng chạy theo khối lượng, ít chú ý đến chất lượng sản phẩm. Khi áp dụng các chế độ trả lương theo sản phẩm cần chú ý các điều kiện sau : - Tính một hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật phản ánh đúng đắn chính xác các kết quả lao động. - Cải tiến các mặt hoạt động của Công ty, giảm dần và loại hẳn số lao động dôi thừa, phân rõ chức năng nhiệm vụ từng người, từng bộ phận, nghiệm thu chính xác kết quả lao động. - Bảo đảm các yếu tố vật chất cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc. - Tính và kiện toàn một số chế độ, thể lể cần thiết khác. Theo quy định hiện nay : Giám đốc các Công ty có quyền lựa chọn các hình thức trả lương (lương thời gian, lương sản phẩm, lương khoán) và chủ động trả lương hợp với từng tập thể hoặc cá nhân người lao động trong Công ty . Nhưng lựa chọn hình thức và chế độ trả lương nào có hiệu quả lại hoàn toàn không đơn giản, vì mỗi hình thức, mỗi chế độ trả lươngcónhững ưu nhược điểm nhất định và được áp dụng trong những điều kiện môi trường nhất định. 5. Vai trò của tiềnlương : Tiềnlương đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống người lao động, nó quyết định sự ổn định và phát triển của kinh tế gia đình họ: tiềnlương là nguồn để tái sản xuất sức lao động cho người lao động. Vì vậy nó có tác dụng rất lớn đến thái độ của họ đối với sản xuất cũng như xã hội. Tiềnlương cao họ sẽ nhiệt tình hăng say làm việc, ngược lại tiềnlương thấp sẽ làm họ chán nản, oán trách xã hội không quan tâm đến công việc của Công ty . Vì vậy tiền công, tiềnlương không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của chính sách xã hội. Xét trên góc độ quản lý kinh doanh, quản lý xã hội thì tiềnlương là nguồn sống của người lao động, nên nó là một đòn bẩy kinh tế cực kỳ quan trọng. Thông qua chính sách tiềnlương Nhà nước có thể điều chỉnh nguồn lao động giữa các vùng theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta. Song vấn đề quan trọng ở tầm quốc gia, là chính sách tiềnlương sẽ quyết định tái sản xuất sức lao động cho toàn xã hội vàcó ảnh hưởng quyết định đến năng lực của đất nước trong các thời kỳ sau. Nó cũng là nhân tố quyết định đến tâm tư tình cảm của nhân dân đối với chế độ XHCN. Xét trên phạm vi Công ty , tiềnlương đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích người lao động phát huy mọi khả năng lao động của họ, làm việc tận tuỳ, trách nhiệm cao đối với công việc, tiềnlương cao hay thấp sẽ có tác động đến tình cảm ý thức công việc của họ đối với doanh nghiệp. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà phần lớn lao động được tuyển dụng trên cơ sở hợp đồng lao động, người lao động sẽ tự do bán sức lao động cho nơi nào mà họ cho là có lợi nhất. Vì vậy chính sách tiềnlương cũng có thể đảm bảo cho Công ty và đội ngũ lành nghề hay không. Tiềnlương là nguồn sống của người lao động, họ đi làm để hưởng lươngvà muốn được hưởng lương cao, vì vậy nó được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế. Một công cụ của quản lý bằng phương pháp kinh tế trong doanh nghiệp thông qua tiền lương, người lãnh đạo hướng người lao động làm việc theo ý mình, nhằm tổ chức sản xuất hợp lý, tăng cường kỷ luật lao động cũng như khuyến khích giữa những người lao động tăng năng suất trong những khâu yếu của dây chuyền sản xuất. Trong các doanh nghiệp công nghiệp tiềnlương là một bộ phận trong giá thành sản phẩm hàng hoá. Vì vậy yêu cầu giảm tới mức hợp lý khoản tiềnlương trong một đơn vị sản phẩm không có nghĩa là giảm tiềnlương của người lao động mà phải dự trên cơ sở cải tiến sản xuất, tổ chức quản lý tinh giảm bộ máy quản lý, sắp xếp hợp lý lao động nhằm tận dụng tới mức tối đa khả năng lao động của doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, đảm bảo cho người lao động có việc làm thường xuyên và đạt ở mức cường độ trung bình cần thiết. Như vậy, tiềnlương đóng một vai trò đặc biệt trong Công ty , nó không chỉ đảm bảo đời sống cho người lao động tái sản xuất sức lao động của họ và còn là một công cụ để quản lý Công ty , một đòn bẩy kinh tế đầy hiệu lực . Tuy nhiên chỉ trên cơ sở áp dụng đúng đắn chế độ tiền lương, đảm bảo các nguyên tắc của nó thì mới phát huy được mặt tích cực và ngược lại sẽ làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của Công ty. III. Phương pháp tính và sử dụng quỹtiềnlương ở các Công ty hiện nay. 1. Phương pháp tính quỹtiềnlương ở các Công ty hiện nay. Theo quy định hiên nay, Nhà nước không trực tiếp quản lý tổng quỹlương của Công ty . Công ty có quyền tự tính quỹtiền lương. Quỹtiềnlương của Công ty được hình thành khác nhau qua từng thời kỳ. Các phương pháp tính quỹtiền lương. a. Phương pháp tính quỹlương dựa vào tiềnlương bình quân và số lượng người làm việc. Trong thời kỳ bao cấp (từ năm 1992 trở về trước) các Công ty tính quỹlương hàng năm dựa vào mức tiềnlương bình quân một người và số người làm trong Công ty . Công ty phải kế hoạch hoá quỹlương này trình Nhà nước. Công ty muốn tăng hay giảm quỹlương phải làm bản tường trình lên cấp trên và chờ cấp trên duyệt. Đây là mô hình quỹtiềnlương bao cấp mang nặng tính chất bình quân và khuyến khích Công ty lấy người vào biên chế Nhà nước vô tội vạ. b. Phương pháp xác định quỹlương dựa vào khối lượng sản xuất kinh doanh. Từ năm 1992 cho đến khi có quyết định 217 - HĐBT năm 1987 giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị cơ sở, các Công ty sản xuất quỹtiềnlương hàng năm của mình dựa vào khối lượng sản xuất kinh doanh. Phương pháp tính quỹlương này dựa vào công thức: QTLKH = ĐGTL x K QTLKH : Quỹtiềnlương kế hoạch của Công ty một năm. K : Khối lượng sản xuất kinh doanh của Công ty năm [...]... khoa học do đó tính quỹtiềnlương cũng không chính xác Tính kết cấu lương còn chưa hợp lý, bộ phận lương biến đổi chiếm tỉ trọng lớn hơn bộ phận lương cơ bản, thưởng nhiều hơn tiềnlương làm giảm ý nghĩa của tiền lương, tiềnlương không còn phản ánh đúng sức lao động, không phản ánh đúng kết quả công việc Phân phối quỹlương hợp lý là công việc khó khăn, giữa lao động quản lývà lao động trực tiếp,... giá tiềnlương được tính bằng tỉ lệ tiền lương, tiên đơn giá bán ra một đơn vị sản phẩm (nếu sản phẩm ổn định), là tỷ lệ tiềnlương trên tổng doanh thu (nếu sản phẩm không ổn định) - Tiềnlương phải là nguồn còn lại sau khi đã trừ đi các khoản nộp nghĩa vụ và trích lập các quỹ hợp lýQuỹtiềnthưởng được phép lớn hơn 50% quỹtiềnlương thực Công ty không được lấy bất kỳ nguồn thưởng nào khác - Tiền lương, ... công tác tính và quản lýquỹtiềnlương Các phương pháp tính và sử dụng quỹtiềnlương đều cónhững ưu nhược điểm nhất định, song phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh, đặc điểm kinh doanh của Công ty mà áp dụng cụ thể Đối với Công ty thương mại dịch vụ thì sử dụng chủ yếu hình thức giao khoán quỹtiềnlương theo đơn giá khoán sản phẩm, phân phối lương theo hình thức lương thời gian và sản phẩm tập... dịnh vụ trên thị trường C1 : là chi phí khấu hao cơ bản C2 : là cho phí vật tư, nguyên liệu, năng lượng E : các khoản nộp cho Nhà nước QTL + D : quỹtiềnlươngvà các quỹ khác như quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi vàquỹ khen thưởng Thực chất của phương pháp này là Nhà nước chỉ quản lý đầu ra trên cơ sở xác định các thông số cho Công ty như tiềnlương tối thiểu là 86.625 động ( theo Nghị định 1919... tỷ lệ thưởng trong đơn giá, hệ số trượt giá Từ đó tính ra được quỹtiềnlương của đơn vị là : QTL = DGTH x SLTT QTL = Quỹtiềnlương của một đơn vị SLTT : Sản lượng thực tế Sau đó đơn vị tiến hành chia lương cho người lao động 3 Phương pháp quản lýquỹlương trong các Công ty hiện nay - Để đánh giá giệu quả của công tác quản lýquỹtiềnlương của các Công ty hiện nay, chủ yếu người ta căn cứ vào việc... tiềnlương chung b2 Đối với khu vực trực tiếp sản xuất - ở khu vực này người ta thường áp dụng hai hình thức trả lương là tiềnlương theo thời gian vàtiềnlương theo sản phẩm Hai hình thức này đã được trình bày ở trên V Vai trò của việc tính và quản lýquỹtiềnlương hiện nay Trong điều kiện hiện nay để tiềnlương phát huy được tác dụng tích cực của nó thì trước hết mỗi Công ty phải đảm bảo tiền lương. .. một số Công ty làm ăn kém lại vin vào không lãi để giảm tiềnlươngvà thu nhập của người lao động d Phương pháp tính quỹlương căn cứ vào đơn giá tiềnlương Từ cuối năm 1990 đến nay, theo quyết định 317/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 1/9/1990 có một số thay đổi như sau : - Các Công ty tự tính quỹlương của mình dựa vào đơn giá tiềnlươngcó điều chỉnh tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường... thực Công ty không được lấy bất kỳ nguồn thưởng nào khác - Tiền lương, tiềnthưởng của giám đốc không được lớn hơn 3 tiềnthưởng bình quân trong Công ty - Quỹtiềnlương trong Công ty phải đăng ký với ngân hàng 2 Phương pháp giao khoán về tiềnlương của các công ty Giao khoán quỹtiềnlương ở các Công ty thể hiện với một chi phí tiềnlương nhất định đòi hỏi người lao động phải hoàn thành một khối lượng... phòng xác định tiềnlương cho từng người phù hợp với trách nhiệm được giao, sự cố gắng và tài năng của họ Phương pháp giao khoán quỹlương này kích thích các phòng ban giảm số người xuống, tiềnlương này thì ngay từ bước đầu tiên, tính quỹlương phải đảm bảo tính khoa học Thực tế, các Công ty khi tính quỹlương ít căn cứ vào mức khoa học Khó khăn cho các Công ty trong tính đơn giá tiềnlương là tính... binh và xã hội ban hành tháng 4 năm 1992) bổ qua một số phị cấp ở đầu vào như phụ cấp khuyến khích làm lương sản phẩm, tiềnlương từ quỹ nộp bảo hiểm xã hội là 15% tổng quỹ lương, tháng lương coi như là một thông số Tính tiềnlương theo phương pháp này giúp Công ty như chủ động được nguồn động viên vật chất đối với người lao động, mặt khác cũng có điều kiện để hình thành các quỹ ở Công ty (kể cả quỹ . NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUỸ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG I. Bản chất và ý nghĩa của quỹ lương 1. Bản chất của quỹ tiền lương - Quỹ tiền lương là tổng số tiền. từ 70-75% tiền lương cơ bản và từ 25 - 30% là bộ phận tiền lương biến đổi. - Tiền lương thời kỳ báo cáo và tiền lương thời kỳ kế hoạch: tiền lương thời