BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --- NGUYỄN THỊ CHÂU QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ K
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-
NGUYỄN THỊ CHÂU
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 2TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-
NGUYỄN THỊ CHÂU
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nỗ lực nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn “Quản trị rủi
ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á” Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình từ Quý thầy cô và sự hỗ trợ thông tin từ các bạn bè, đồng nghiệp Vì vậy, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề cương đến khi hoàn thành luận văn
- Quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có những góp ý để luận văn
có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn hơn
- Quý thầy cô tại Khoa Sau đại học – Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn
- Các đồng nghiệp trong khối Kinh doanh II và phòng Kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với các nguồn tài liệu liên quan đến việc thực hiện luận văn
- Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn những người thân và bạn bè đã không ngừng khuyến khích, ủng hộ tôi hoàn tất chương trình học tại trường cũng như hoàn thành luận văn này
LỜI CAM ĐOAN
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04 năm 2012
Học viên
Nguyễn Thị Châu
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Châu, là học viên Cao học khoá 18, chuyên ngành Kinh tế tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Tôi cam đoan luận văn sau đây là do chính bản thân tôi nghiên cứu và thực hiện
Các cơ sở lý luận được tôi tham khảo trực tiếp từ các tài liệu về hoạt động kinh doanh ngoại hối và quản trị rủi ro Thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Nam Á được tôi chọn lọc thông tin từ phòng Kinh doanh tiền tệ Hội sở, phòng Kế toán Hội sở và thực hiện phân tích Các giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam
Á, các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các kiến nghị đối với Chính phủ là
do tôi tự nghiên cứu và đề xuất, kiến nghị
Tôi cam đoan luận văn này không được sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học khác
MỤC LỤC
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04 năm 2012
Học viên
Nguyễn Thị Châu
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1 Rủi ro kinh doanh ngoại hối 1
1.1.1 Tổng quan về thị trường ngoại hối 1
1.1.1.1 Khái niệm thị trường ngoại hối 1
1.1.1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối 2
1.1.1.3 Chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối 2
1.1.1.4 Phân loại thị trường 4
1.1.1.5 Vai trò của thị trường ngoại hối đối với nền kinh tế 5
1.1.2 Rủi ro kinh doanh ngoại hối 5
1.1.2.1 Rủi ro trạng thái ngoại hối 6
1.1.2.2 Rủi ro biến động tỷ giá hối đoái 7
1.1.2.3 Rủi ro tác nghiệp 7
1.1.2.4 Rủi ro thanh toán 8
1.2 Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại 9
1.2.1 Quy trình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối 9
1.2.1.1 Nhận dạng rủi ro 9
1.2.1.2 Phân tích rủi ro 9
1.2.1.3 Đo lường rủi ro 10
Trang 61.2.1.4 Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro 10
1.2.1.5 Tài trợ rủi ro 10
1.2.2 Sự cần thiết quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại 11 1.2.3 Mô hình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối 12
1.2.3.1 Mô hình quản trị rủi ro tập trung 12
1.2.3.2 Mô hình quản trị rủi ro phân tán 12
1.2.4 Sử dụng công cụ tài chính phái sinh quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối 13
1.2.4.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forward) 13
1.2.4.2 Hợp đồng hoán đổi (Swap) 15
1.2.4.3 Hợp đồng ngoại tệ tương lai (Future) 16
1.2.4.4 Hợp đồng quyền chọn (Option) 17
1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại một số ngân hàng trên thế giới đối với Việt Nam 22
1.3.1 Bài học quản trị rủi ro tại một số ngân hàng trên thế giới 22
1.3.1.1 Ngân hàng Barings (Anh) 23
1.3.1.2 Ngân hàng Daiwa (Nhật Bản) 23
1.3.1.3 Ngân hàng Societe Generale (Pháp) 24
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối đối với các NHTM Việt Nam 24
Kết luận chương 1 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á 27
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Nam Á 27
2.1.1 Tình hình hoạt động chung từ năm 2005 đến 2011 27
2.1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Á 27
2.1.1.2 Một số chỉ tiêu cơ bản 27
2.1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á 33
2.1.1.4 Nhiệm vụ của các phòng ban trong hoạt động kinh doanh ngoại hối 34
Trang 72.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối từ năm 2005 đến 2011 36
2.1.2.1 Xác định tỷ giá hối đoái 36
2.1.2.2 Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái 36
2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại hối 36
2.1.2.4 Khách hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối 37
2.1.2.5 Doanh số và lợi nhuận kinh doanh ngoại hối từ năm 2005 đến 2011 39
2.2 Rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Nam Á từ năm 2005 đến 2011 39
2.2.1 Rủi ro trạng thái ngoại hối 40
2.2.2 Rủi ro biến động tỷ giá hối đoái 42
2.2.3 Rủi ro tác nghiệp 44
2.2.4 Rủi ro do các TCTD nước ngoài chưa cấp hạn mức giao dịch 45
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Nam Á từ năm 2005 đến 2011 45
2.3.1 Mô hình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối 46
2.3.2 Các công cụ quản trị rủi ro đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á 47
2.3.2.1 Phân cấp hạn mức giao dịch 47
2.3.2.2 Sử dụng hợp đồng kỳ hạn 49
2.3.2.3 Sử dụng hợp đồng hoán đổi 50
2.3.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Nam Á 51
2.3.3.1 Thành tựu đạt được 51
2.3.3.2 Những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro 53
2.3.3.3 Nguyên nhân 55
Kết luận chương 2 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á 59
Trang 83.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Nam Á trong giai đoạn
2011-2015 59
3.2 Các giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối đối với Ngân hàng TMCP Nam Á 60
3.2.1 Tăng cường sự kết hợp giữa các phòng ban có liên quan 60
3.2.2.Xây dựng quy trình quản trị rủi ro 62
3.2.3.Tăng cường sử dụng công cụ tài chính phái sinh và công cụ lệnh 62
3.2.3.1 Tăng cường sử dụng công cụ tài chính phái sinh 62
3.2.3.2 Tăng cường sử dụng công cụ lệnh 63
3.2.4 Phân cấp hạn mức giao dịch chi tiết 64
3.2.5 Thực hiện phân tích theo nhóm trước khi đưa ra quyết định giao dịch 65
3.2.6 Tổ chức một đội ngũ cán bộ chuyên viên chuyên nghiệp 68
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 69
3.2.8 Đề nghị các TCTD nước ngoài cấp hạn mức giao dịch 69
3.2.9 Ban ALCO xét duyệt hạn mức giao dịch cho các TCTD 70
3.2.10 Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin đầy đủ 71
3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 72
3.3.1 Điều hành tỷ giá hối đoái chủ động, linh hoạt 72
3.3.2 Công bố công khai kỹ thuật xác định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam 73
3.3.3 Tăng dự trữ ngoại hối 74
3.3.4 Nâng cao vai trò chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước 74
3.3.5 Kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại tệ tự do và thị trường vàng 75
3.3.6 Quản lý tổng trạng thái ngoại hối 76
3.3.7 Phát triển các công cụ tài chính phái sinh 76
3.3.7.1 Phát triển thị trường giao dịch kỳ hạn 76
3.3.7.2 Thành lập thị trường giao dịch tương lai 77
3.4 Một số kiến nghị đối với Chính phủ 77
3.4.1 Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế 77
3.4.2 Ổn định kinh tế vĩ mô 78
Trang 93.4.3 Cân đối thu chi ngân sách nhà nước 79 Kết luận chương 3 79 Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 10KDNH: kinh doanh ngoại hối
KDTT: kinh doanh tiền tệ
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTW: Ngân hàng Trung ương
NHTM: Ngân hàng thương mại
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động và kinh doanh của ngân hàng từ năm 2005 đến 2011 Bảng 2.2: Cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng từ năm 2005 đến 2011
Bảng 2.3: Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong năm 2011
Bảng 2.4 : Doanh số và lợi nhuận hoạt động KDNH từ năm 2005 đến 2011
Bảng 2.5: Trạng thái ngoại hối cuối tháng trong năm 2010 của một số ngoại tệ mạnh
Bảng 2.6: Bảng mua bán EUR so với USD ngày 10/08/2010 và 16/08/2010
Bảng 2.7: Hạn mức giao dịch có đối ứng USD hoặc ngoại tệ khác USD (được qui đổi sang USD)
Bảng 2.8: Hạn mức giao dịch ngoại tệ không đối ứng đối với ngoại tệ là USD Bảng 2.9: Hạn mức giao dịch không đối ứng đối với ngoại tệ khác USD (quy đổi USD tương đương)
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á
Hình 2.2 : Cơ cấu tổ chức mô hình quản trị rủi ro tập trung tại Ngân hàng TMCP Nam Á
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cần thiết của đề tài
Rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á là yếu tố khách quan nên khi ngân hàng tham gia giao dịch ngoại hối trên thị trường
để tìm kiếm lợi nhuận luôn có rủi ro đi kèm Rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngoại hối gây ra nhiều tổn thất về tài sản cho ngân hàng Những tổn thất thường gặp là giảm sút lợi nhuận, mất uy tín trên thị trường và có thể dẫn đến sự phá sản ngân hàng
Hiện tại, Ngân hàng TMCP Nam Á áp dụng các công cụ và biện pháp để quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối như: phân cấp hạn mức giao dịch, tập trung hoạt động kinh doanh ngoại hối về hội sở, sử dụng hợp đồng ngoại tệ có kỳ hạn, sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ Tuy nhiên, các biện pháp và công cụ quản trị rủi ro KDNH chưa đầy đủ để công tác quản trị rủi ro đạt hiệu quả Vì vậy, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào
Nhận thức được những rủi ro thực tế trong quá trình công tác tại phòng Kinh doanh tiền tệ hội sở, người viết đã đi vào nghiên cứu đề tài “ Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “ Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á” nhằm nghiên cứu những rủi ro thực tế xảy ra và thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoại hối
Từ đó, người viết đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối giúp ngân hàng có thể nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế những tổn thất do rủi ro gây ra; đồng thời vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt hiệu quả
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trang 14+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh ngoại hối, những rủi ro kinh doanh ngoại hối và quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại
+ Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối thực tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á từ năm 2005 đến 2011
+ Nghiên cứu rủi ro kinh doanh ngoại hối thực tế tại Ngân hàng thương mại
phần Nam Á
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, từ đó người viết phân tích và đánh giá thực trạng
quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á” nhằm đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoại hối thực tế tại ngân hàng Từ đó, giúp ngân hàng
có thể kiểm soát, ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra và vẫn đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
6 Những điểm nổi bật của luận văn
Luận văn phân tích chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối và những rủi ro kinh doanh ngoại hối thực tế phát sinh Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro, từ đó đưa ra những giải pháp quản trị rủi ro phù
Trang 15hợp với tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối thực tế tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Nam Á
7 Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á
Trang 16CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Rủi ro kinh doanh ngoại hối
1.1.1 Tổng quan về thị trường ngoại hối
1.1.1.1 Khái niệm thị trường ngoại hối
- Ngoại hối: Ngoại hối bao gồm các phương tiện tiền tệ được sử dụng trong
thanh toán quốc tế Tùy luật quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia mà khái niệm ngoại hối có thể khác nhau
Tại Việt Nam, theo nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm
2006 của Chính phủ thì khái niệm ngoại hối bao gồm:
+ Đồng tiền của quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
+ Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ gồm: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện thanh toán khác;
+ Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ gồm: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
+ Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
+ Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế
- Thị trường ngoại hối: Là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán, trao
đổi các loại ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế Thị trường ngoại hối hình thành và phát triển gắn liền với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thế giới và mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc
Trang 17gia trong các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, hoạt động đầu tư, tín dụng, thanh toán và lĩnh vực văn hóa xã hội
Trong phạm vi luận văn này, người viết chủ yếu xem xét ngoại hối dưới khía cạnh là ngoại tệ Thị trường ngoại hối được xem xét dưới khía cạnh là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ và các hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ
1.1.1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là thị trường mua bán các loại hàng hóa đặc biệt, là đồng tiền của các quốc gia Vì vậy, thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng biệt như sau:
- Thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính chất quốc tế Phạm
vi hoạt động của thị trường không đóng khung trong một quốc gia mà lan rộng khắp toàn cầu, nhằm phục vụ cho nhu cầu giao dịch về ngoại tệ
- Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục 24/24 giờ do sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực địa lý với nhau Thị trường bắt đầu hoạt động từ Sydney, Tokyo, London, Newyork Các giao dịch ngoại tệ có thể thực hiện liên tục và tức thời là nhờ vào các phương tiện thông tin liên lạc và các phương tiện kỹ thuật như điện thoại, fax, hệ thống Reuters Dealing, hệ thống SWIFT và mạng internet
- Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, với các thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và NHTW
- Tỷ giá ngoại hối được yết trên các thị trường khác nhau nhưng hầu như là thống nhất với nhau do thị trường có tính toàn cầu và hoạt động hiệu quả Tỷ giá ngoại hối trên thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia và tâm lý của nhà đầu tư
1.1.1.3 Chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối
- Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức, thị trường ngoại hối gồm các nhóm sau: + Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients): Nhóm này bao gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những
cá nhân có nhu cầu giao dịch ngoại hối nhằm phục vụ cho những nhu cầu cần thiết
Trang 18+ Các NHTM (Commercial Banks): Nhóm này tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm hai mục đích: cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chủ yếu là mua bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ và thực hiện giao dịch đầu cơ cho chính ngân hàng
+ Những nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers): Là những người tham gia trên thị trường với tư cách là trung gian trong các giao dịch mua bán thay cho người khác nhằm thu hoa hồng trong từng giao dịch Nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại hối từ các ngân hàng khác nhau, trên
cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng và rộng khắp
+ Ngân hàng Trung ương (Central Bank): NHTW tham gia vào thị trường ngoại hối với hai tư cách NHTW với tư cách là thành viên, là người tham gia mua bán cuối cùng trên thị trường này, để điều tiết cung cầu ngoại tệ NHTW với tư cách
là nhà quản lý, tổ chức, điều hành nhằm ổn định sự hoạt động của thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái
- Nếu căn cứ vào chức năng hoạt động, thị trường ngoại hối gồm các nhóm sau:
+ Những nhà tạo giá sơ cấp (Primary price makers): Là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp hay những nhà tạo thị trường, họ tạo giá hai chiều lẫn cho nhau trên cơ sở yết giá hai chiều Những nhà tạo giá trên thị trường sơ cấp còn được gọi là những nhà bán buôn, tỷ giá giao dịch trên thị trường sơ cấp còn được gọi là tỷ giá bán buôn và thị trường ngoại hối sơ cấp còn được gọi là thị trường ngoại hối bán buôn Những nhà tạo giá trên thị trường sơ cấp gồm: các ngân hàng chính – Major Banks, các nhà kinh doanh đầu tư lớn – Large Investment Dealers, các công ty lớn – Large Corporations
+ Những nhà tạo giá thứ cấp (Secondary price makers): Là những nhà kinh doanh trên cơ sở yết giá hai chiều, nhưng họ không kinh doanh trên cơ sở tạo giá hai chiều lẫn cho nhau Họ cũng đưa ra tỷ giá mua và tỷ giá bán cho khách hàng, nhưng khách hàng không phải là người tạo giá ngược trở lại Những nhà tạo giá trên thị trường thứ cấp còn được gọi là những nhà bán lẻ, tỷ giá giao dịch trên thị trường
Trang 19thứ cấp còn được gọi là tỷ giá bán lẻ và thị trường ngoại hối thứ cấp còn được gọi là thị trường ngoại hối bán lẻ
+ Những nhà chấp nhận giá (Price takers): Là những người chấp nhận giá và tiến hành giao dịch Họ tiến hành mua bán ngoại hối nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình
+ Những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn (Advisory services): Là những tổ chức khác nhau trên thế giới hoạt động nhằm mục đích tư vấn cho khách hàng về việc mua đồng tiền nào, bán đồng tiền nào và thời điểm nào thì thích hợp
+ Những nhà đầu cơ (Speculators): Là những người tham gia thị trường với
hy vọng kiếm lời nếu sự thay đổi tỷ giá theo đúng dự đoán, đồng thời sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu như tỷ giá biến động trái ngược với dự đoán của họ
+ Những nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers)
+ Ngân hàng Trung ương (Central Bank)
1.1.1.4 Phân loại thị trường
- Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức, thị trường ngoại hối có thể chia thành hai loại:
+ Thị trường có tổ chức (organized market): Là thị trường giao dịch ngoại hối giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với khách hàng
+ Thị trường không có tổ chức (unorganized market) hay còn gọi là thị trường tự do: Là thị trường giao dịch ngoại hối giữa cá nhân với cá nhân và không thông qua ngân hàng
- Nếu căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh, thị trường ngoại hối bao gồm các loại thị trường sau:
+ Thị trường giao ngay (Spot): Là nơi diễn ra các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay, nghĩa là việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất
là trong vòng hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng
+ Thị trường có kỳ hạn (Foward): Là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, nghĩa là việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng
Trang 20+ Thị trường hoán đổi tiền tệ (Swap): Là sự kết hợp giữa thị trường giao ngay và thị trường có kỳ hạn Nói cách khác, Swap là sự kết hợp giữa hai nghiệp vụ Spot – Forward hoặc Forward – Forward theo hai hướng ngược chiều nhau
+ Thị trường tương lai (Future): Là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ tương lai, nghĩa là giá cả được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc giao nhận ngoại tệ và thanh toán xảy ra tại một thời điểm nhất định trong tương lai Các giao dịch ngoại tệ tương lai được thực hiện tại các Sở giao dịch
+ Thị trường quyền chọn (Option): Là thị trường cho phép người mua quyền chọn có quyền nhưng không có nghĩa vụ thực hiện mua hay bán một loại tiền tệ với một số lượng nhất định, vào một khoảng thời gian nhất định, với một mức giá nhất định (giá thực hiện)
Trong đó, thị trường giao ngay là thị trường gốc, còn các thị trường khác là thị trường phái sinh, tức được bắt nguồn từ thị trường giao ngay
1.1.1.5 Vai trò của thị trường ngoại hối đối với nền kinh tế
Thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, cụ thể như sau:
- Thị trường ngoại hối đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ
- Thị trường ngoại hối là phương tiện giúp các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại
tệ phục vụ cho khát vọng kiếm tiền và làm giàu thông qua các hình thức đầu tư
- Thị trường ngoại hối là công cụ để NHTW có thể can thiệp vào nền kinh tế theo mục tiêu của Chính phủ NHTW can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra để làm
giảm giá đồng ngoại tệ hoặc mua ngoại tệ vào để làm tăng giá đồng ngoại tệ
1.1.2 Rủi ro kinh doanh ngoại hối
Rủi ro trong ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc ngân hàng phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
Trang 21Thị trường ngoại hối ngày càng phát triển và quy mô ngày càng lớn, với doanh số mua bán trên một nghìn tỷ đôla Mỹ mỗi ngày Thị trường này hoạt động liên tục 24/24 giờ, bắt đầu từ Sydney, Tokyo, London và đến Newyork Do đó, khi ngân hàng tham gia kinh doanh trong thị trường ngoại hối thì rủi ro có thể phát sinh vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi ngân hàng đã đóng cửa ngày giao dịch Rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động KDNH của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định Các loại rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động KDNH gồm: rủi ro trạng thái ngoại hối, rủi ro biến động tỷ giá hối đoái, rủi ro tác nghiệp, rủi ro khả năng thanh toán,
1.1.2.1 Rủi ro trạng thái ngoại hối
Trạng thái nguyên tệ của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ bằng ngoại tệ này, bao gồm cả các tài khoản mua bán ngoại tệ ngoại bảng tương ứng
- Trạng thái ngoại tệ dương (longposition): Tại một thời điểm, nếu tổng tài sản Có lớn hơn tổng tài sản Nợ (nội và ngoại bảng), thì ngoại tệ đó ở trạng thái dương Khi đồng tiền này lên giá sẽ phát sinh lãi ngoại hối; và ngược lại, khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lỗ ngoại hối
- Trạng thái ngoại tệ âm (shortposition): Nếu tổng tài sản Có nhỏ hơn tổng tài sản Nợ (nội và ngoại bảng), thì ngoại tệ đó ở trạng thái âm Khi đồng tiền này lên giá sẽ phát sinh lỗ ngoại hối; và ngược lại, khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lãi ngoại hối
- Trạng thái ngoại tệ cân bằng (squareposition): Nếu tổng tài sản Có bằng tổng tài sản Nợ (nội và ngoại bảng), thì ngoại tệ đó đang ở trạng thái cân bằng Khi đồng tiền này lên giá hoặc khi đồng tiền này giảm giá đều không phát sinh lãi lỗ ngoại hối
Như vậy, rủi ro trạng thái ngoại hối xảy ra khi ngân hàng duy trì trạng thái ngoại tệ dương hoặc trạng thái ngoại tệ âm và tỷ giá hối đoái biến động Khi trạng thái ngoại hối cân bằng, thì rủi ro trạng thái ngoại hối sẽ không xảy ra cho dù tỷ giá
có biến động
Trang 221.1.2.2 Rủi ro biến động tỷ giá hối đoái
Giống như tất cả các hoạt động kinh doanh khác, KDNH chứa đựng rất nhiều rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh toán…đồng thời KDNH còn chịu thêm rủi ro biến động tỷ giá hối đoái Rủi ro biến động tỷ giá hối đoái được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng trong hoạt động KDNH của ngân hàng Rủi ro biến động tỷ giá hối đoái phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động KDNH của ngân hàng
Ví dụ:
- Khi CVKD của ngân hàng dự đoán đồng GBP sẽ biến động tăng giá trong vài ngày tới Ngân hàng sẽ tiến hành mua đồng GBP ngày hôm nay Nếu đồng GBP tăng giá đúng như dự đoán của các CVKD, thì giao dịch mua đồng GBP sẽ mang lại một khoản lợi nhuận cho ngân hàng Ngược lại, nếu đồng GBP không tăng giá như
dự đoán mà lại giảm giá, thì giao dịch mua đồng GBP sẽ gây ra một khoản lỗ cho ngân hàng
- Khi CVKD của ngân hàng dự đoán đồng AUD sẽ biến động giảm giá trong vài ngày tới Ngân hàng sẽ tiến hành bán đồng AUD ngày hôm nay Nếu đồng AUD giảm giá đúng như dự đoán của các CVKD, thì giao dịch bán đồng AUD sẽ mang lại một khoản lợi nhuận cho ngân hàng Ngược lại, nếu đồng AUD không giảm giá như dự đoán mà lại tăng giá, thì giao dịch bán đồng AUD sẽ gây ra một khoản lỗ cho ngân hàng
1.1.2.3 Rủi ro tác nghiệp
Bao gồm những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động KDNH do các yếu tố sau: yếu tố con người, yếu tố thuộc về máy móc thiết bị và yếu tố thuộc về cơ cấu tổ chức
- Yếu tố con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả công việc Một đội ngũ CVKD ngoại hối có đạo đức nghề nghiệp tốt, yếu tố tâm lý ổn định, kiến thức chuyên môn cao sẽ có khả năng phân tích xu hướng biến động tỷ giá Ngược lại, một đội ngũ CVKD ngoại hối có trình độ nghiệp vụ kém, sẽ không có khả năng phân tích xu hướng biến động tỷ giá
Trang 23Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thông tin khác nhau như: thông tin kinh tế, thông tin chính trị, thông tin xã hội Các thông tin này được cập nhật liên tục trên hệ thống Reuters Extra, Reuters Eikon và trên các trang web trong và ngoài nước như: www.reuters.com, www.bloomberg.com, www.forexfactory.com, www.dailyfx.com, www.vneconomy.vn, www.vnexpress.net, … Các CVKD phải chọn lọc và phân tích mức độ quan trọng của những thông tin này Vì vậy, trình độ nghiệp vụ của CVKD rất quan trọng để đưa ra các chiến lược giao dịch hợp lý
Rủi ro do yếu tố con người cũng xảy ra khi các chuyên viên quản trị rủi ro không đủ trình độ chuyên môn đưa ra các công cụ quản trị rủi ro KDNH nhằm kiểm soát những rủi ro có thể xảy ra Rủi ro này cũng có thể xảy ra trong quá trình nhập
dữ liệu và kiểm soát chứng từ giao dịch của bộ phận hạch toán
- Yếu tố thuộc về máy móc cũng rất quan trọng Một hệ thống máy móc thiết
bị nghiệp vụ hiện đại, sẽ giúp cho các xác nhận giao dịch KDNH được đảm bảo hơn
về mặt pháp luật Máy móc thiết bị hiện đại sẽ giúp các CVKD có thể thu thập được đầy đủ các thông tin trên thị trường trong nước và quốc tế một cách dễ dàng
- Cơ cấu tổ chức cũng có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động KDNH Cơ cấu
tổ chức hợp lý sẽ giúp hoạt động KDNH của ngân hàng đạt hiệu quả và có thể kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra
1.1.2.4 Rủi ro thanh toán
Rủi ro thanh toán trong các giao dịch KDNH là rủi ro tổn thất khi ngân hàng thanh toán loại tiền tệ mà ngân hàng đã bán nhưng không nhận được loại tiền tệ mà ngân hàng đã mua vào Việc đối tác không thực hiện thanh toán trong giao dịch ngoại hối có thể là do yếu tố chủ quan hay yếu tố khách quan như: đối tác cố tình vi phạm hợp đồng, đối tác mất khả năng thanh toán, có chiến tranh, bạo động, hay tình hình kinh tế bất ổn
Rủi ro thanh toán trong các giao dịch KDNH làm ảnh hưởng đến rất nhiều người tham gia thị trường, bởi vì một giao dịch không được thực hiện thanh toán sẽ
có thể phản ứng dây chuyền đến rất nhiều giao dịch không được thực hiện thanh toán Trên thực tế, rủi ro này trong nghiệp vụ kỳ hạn cao hơn rất nhiều so với
Trang 24nghiệp vụ giao ngay, do thời gian thực hiện hợp đồng của nghiệp vụ kỳ hạn là trong tương lai
1.2 Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại
Rủi ro KDNH là một yếu tố khách quan Ngân hàng không thể loại trừ được tất cả mọi rủi ro có thể xảy ra khi tham gia giao dịch KDNH, mà ngân hàng chỉ có thể đưa ra các biện pháp và công cụ nhằm hạn chế sự xuất hiện của rủi ro
Quản trị rủi ro KDNH là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra
1.2.1 Quy trình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối
Quy trình quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi ro; phân tích rủi
ro; đo lường rủi ro; kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tài trợ rủi ro
1.2.1.1 Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống đối với hoạt động KDNH thông qua việc phân tích đối tác, môi trường kinh doanh, ngoại tệ kinh doanh và quy trình nghiệp vụ Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét và nghiên cứu môi trường nhằm thống kê tất cả những rủi ro đã và đang xảy ra, đồng thời dự báo được những rủi ro mới có thể xảy ra Từ đó, chuyên viên quản trị rủi ro đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp Chuyên viên quản trị rủi ro phải lập được bảng liệt kê tất cả các rủi ro bằng các phương pháp sau: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra, phân tích các báo cáo tài chính, phân tích các hợp đồng, làm việc với các ban ngành liên quan
1.2.1.2 Phân tích rủi ro
Chuyên viên quản trị rủi ro phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi
ro KDNH Đây là một công việc rất khó khăn và phức tạp, bởi mỗi rủi ro không chỉ
do một nguyên nhân duy nhất gây ra mà thường do nhiều nguyên nhân gây ra
Khi đã tìm ra các nguyên nhân gây ra rủi ro, chuyên viên quản trị rủi ro sẽ tìm ra những biện pháp hữu hiệu để tác động đến các nguyên nhân, nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra
Trang 251.2.1.3 Đo lường rủi ro
Chuyên viên quản trị rủi ro thu thập số liệu để phân tích và đánh giá, từ đó
đo lường rủi ro KDNH Hiện nay trên thực tế có 3 phương pháp định lượng cơ bản
để đo lường rủi ro là:
- Phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính toán xác suất xảy ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ được nghiên cứu
- Phương pháp kinh nghiệm: Phương pháp này được hình thành trên kinh nghiệm của các chuyên gia Chuyên viên quản trị rủi ro của ngân hàng có thể kết hợp phương pháp thống kê với phương pháp kinh nghiệm để thu được kết quả chính xác hơn
- Phương pháp tính toán – phân tích: Phương pháp này dựa trên việc xây dựng đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro dựa trên sự biến thiên của đồ thị toán ứng dụng bằng phương pháp ngoại suy
1.2.1.4 Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro
Công việc trọng tâm của công tác quản trị là kiểm soát rủi ro Kiểm soát rủi
ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng
Ban Lãnh đạo của ngân hàng sẽ đưa ra các chiến lược và chính sách quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh cụ thể của ngân hàng Từ đó, Ban Lãnh đạo chỉ đạo cho bộ phận quản trị rủi ro thực hiện các bước cần thiết để theo dõi và kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra theo các chiến lược và chính sách đã được
phê duyệt
1.2.1.5 Tài trợ rủi ro
Khi rủi ro đã xảy ra, chuyên viên quản trị rủi ro trước hết cần phải theo dõi
và xác định chính xác những tổn thất đã xảy ra về tài sản, về nguồn nhân lực và những tổn thất khác
Sau đó, chuyên viên quản trị rủi ro báo cáo Ban Lãnh đạo ngân hàng về những rủi ro này, đồng thời chuyên viên quản trị rủi ro tham mưu cho Ban Lãnh đạo ngân hàng nhằm tài trợ rủi ro thích hợp
Trang 261.2.2 Sự cần thiết quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại
Rủi ro xảy ra trong hoạt động KDNH sẽ gây ra nhiều tổn thất về tài sản cho ngân hàng Những tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng là: mất toàn bộ giá trị đã giao dịch, gia tăng chi phí, giảm sút lợi nhuận và giảm uy tín của ngân hàng ,… Một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường xuyên không đủ khả năng thanh toán có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mô lớn và ngân hàng có thể bị phá sản Sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàng loạt ngân hàng khác và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế Sự phá sản ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người gửi tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn làm cho nền kinh tế bị suy thoái, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội
Vì vậy, sự cần thiết quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh nói chung và KDNH của ngân hàng nói riêng ngày càng trở nên quan trọng vì:
- Ngành ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế Sự phát triển của nền kinh
tế thế giới và những diễn biến trên thị trường tài chính trong thời gian gần đây cho thấy vấn đề quản trị rủi ro KDNH tại ngân hàng có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận
và thực tiễn
- Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, ngân hàng phải nổ lực nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, ngân hàng phải không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ và nâng cao năng lực quản trị, trong đó năng lực quản trị rủi ro được xem là rất quan trọng
- Lợi nhuận trong hoạt động KDNH càng nhiều thì rủi ro càng cao Tuy nhiên, rủi ro sẽ được giảm thiểu nếu ngân hàng có các biện pháp quản trị rủi ro thích hợp cho từng giai đoạn phát triển
- Quản trị rủi ro KDNH nhằm giám sát, phòng ngừa và hạn chế những rủi ro
có thể xảy ra và không cản trở mục tiêu phát triển của ngân hàng Đồng thời, quản trị rủi ro KDNH sẽ bảo đảm cho những tài sản, vị thế kinh doanh của ngân hàng không gánh chịu những tổn thất lớn có thể xảy ra khi thị trường biến động mạnh
Trang 27Một hệ thống quản trị rủi ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ giúp ngân hàng đứng vững và vượt qua những biến động Ngân hàng không thể nào loại trừ được tất cả mọi rủi ro KDNH, mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện rủi ro và hạn chế những tác hại do rủi ro gây ra bằng cách quản trị rủi ro Tuy nhiên, việc tổ chức một hệ thống quản trị rủi ro đầy đủ và hoạt động hiệu quả là điều không phải dễ
dàng đối với các ngân hàng
1.2.3 Mô hình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối
1.2.3.1 Mô hình quản trị rủi ro tập trung
Các ngân hàng trên thế giới đều có rất nhiều điểm giao dịch tại nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm: các chi nhánh và các địa điểm giao dịch Tuy nhiên, đa số các ngân hàng đều có xu hướng tập trung hoạt động KDNH về một hoặc một số đầu mối tại mỗi quốc gia để giảm chi phí quản lý, đào tạo và tập trung các luồng tiền Thông qua việc tập trung các giao dịch KDNH vào một đầu não chính, công tác quản trị rủi ro cũng sẽ được tập trung vào một đầu mối
Ưu điểm của mô hình này là:
- Ngân hàng dễ dàng tổ chức một bộ máy KDNH đầy đủ và một hệ thống quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả, bao gồm những bộ phận cần thiết trong quá trình hoạt động KDNH
- Xây dựng chính sách quản trị rủi ro KDNH thống nhất Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ Hoạt động quản trị rủi ro xuyên suốt và không
có sự chồng chéo lẫn nhau
- Truy cập thông tin nhanh và chính xác để phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát chứng từ
Nhược điểm của mô hình này là : Khi đầu não chính gặp vấn đề không thể
giao dịch được, thì cả hệ thống sẽ bị tê liệt
1.2.3.2 Mô hình quản trị rủi ro phân tán
Hoạt động KDNH được tiến hành tại nhiều điểm giao dịch trong cùng một hệ thống ngân hàng tại một hay nhiều quốc gia Khi đó quản trị rủi ro sẽ được thực hiện trên tất cả các địa điểm giao dịch có hoạt động KDNH
Trang 28Có quá nhiều địa điểm giao dịch KDNH nên ngân hàng khó có thể xây dựng
bộ máy KDNH và hệ thống quản trị rủi ro đầy đủ riêng cho từng đơn vị, bao gồm:
bộ phận kinh doanh, bộ phận thanh toán và bộ phận quản trị rủi ro
Ưu điểm của mô hình này là: Các điểm giao dịch ít ảnh hưởng đến nhau Nếu một điểm giao dịch nào đó gặp vấn đề không thể giao dịch được, thì các điểm giao dịch khác vẫn có thể giao dịch bình thường
Nhược điểm của mô hình này là:
- Tất cả các điểm giao dịch cùng thực hiện công việc KDNH và quản trị rủi
ro KDNH như nhau nên uổng phí nguồn lực
- Tốn nhiều chi phí để tổ chức một bộ máyKDNH và quản trị rủi ro đầy đủ ở tất cả các điểm giao dịch
1.2.4 Sử dụng công cụ tài chính phái sinh quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối 1.2.4.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
Sơ lược về hợp đồng hối đoái kỳ hạn
Thị trường kỳ hạn là nơi cung cấp phương tiện phòng chống rủi ro hối đoái
mà theo đó các bên tham gia hợp đồng thu hay chi trả ngoại tệ theo tỷ giá đã thỏa thuận từ trước mà không phụ thuộc vào sự biến động tỷ giá trên thị trường Thành phần tham gia trên thị trường kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng, các công ty hoạt động xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế Trên thị trường hối đoái quốc tế có hai loại hợp đồng hối đoái có kỳ hạn là hợp đồng outright và hợp đồng swap
Như vậy, hợp đồng hối đoái kỳ hạn là một thỏa thuận trao đổi một số lượng ngoại tệ nhất định với một tỷ giá xác định gọi là tỷ giá kỷ hạn vào một ngày nhất định trong tương lai
Quản trị rủi ro bằng hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn
Giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai
Trang 29Tỷ giá được áp dụng trong hợp đồng có kỳ hạn được xác định dựa trên cơ sở
tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ Tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi công thức sau:
Trong đó: F : tỷ giá có kỳ hạn
Trong đó: F : tỷ giá kỳ hạn
S : tỷ giá giao ngay
RT : mức lãi suất/năm của đồng tiền định giá, tính theo %
RC : mức lãi suất/năm của đồng tiền yết giá, tính theo % n: thời hạn hợp đồng, tính theo ngày
+ Ưu điểm: Tỷ giá trong hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn được cố định
và biết trước tại thời điểm ký hợp đồng, nên ngân hàng tránh được rủi ro biến động
tỷ giá Ngân hàng có thể tính toán được lãi lỗ của giao dịch ngay khi thực hiện ký kết hợp đồng
+ Nhược điểm: Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn không thể hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của cả hai bên tham gia Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn có tính thanh khoản không cao do nghĩa vụ của hai bên không thể chuyển giao cho bên thứ ba Không có gì đảm bảo cho rủi ro phá vỡ hợp đồng của cả hai bên, khi tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay vào thời điểm thanh toán hợp đồng có sự chênh lệch lớn
Ngân hàng thực hiện hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn khi ngân hàng có nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong tương lai và không muốn xảy ra rủi ro khi tỷ giá biến động Ví dụ: Ngân hàng đang duy trì trạng thái ngoại tệ dương và ngân hàng chưa muốn bán ngay số lượng ngoại tệ này Ngân hàng dự định sẽ bán số lượng ngoại tệ này 1 tháng tới và ngân hàng sợ rủi ro nếu tỷ giá 1 tháng tới giảm Để giải quyết bài toán này, ngân hàng sẽ thỏa thuận hợp đồng giao dịch bán ngoại tệ có kỳ
( RT - RC ) n
F = S + S (1.1)
360
Trang 30hạn 1 tháng với số lượng và tỷ giá được xác định ngay hôm nay Đến kỳ hạn 1 tháng, tỷ giá tăng hay giảm đều không ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Vì vậy, hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn chỉ thích hợp để quản trị rủi ro KDNH, không thích hợp cho mục đích đầu cơ
1.2.4.2 Hợp đồng hoán đổi (Swap)
Sơ lược về hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ được sử dụng để quản trị rủi ro KDNH do giao dịch hoán đổi tiền tệ chỉ tạo ra độ lệch về thời gian tạm thời của các luồng tiền, chứ không tạo ra các trạng thái ngoại hối ròng
Giao dịch hoán đổi gồm hai thành phần: một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn hoặc hai giao dịch kỳ hạn, cùng số lượng, theo hướng ngược nhau và được thỏa thuận đồng thời tại cùng thời điểm
Hoán đổi có hai loại: hoán đổi lãi suất (interest swaps) và hoán đổi tiền tệ
(currency swaps)
Quản trị rủi ro bằng hợp đồng hoán đổi tiền tệ
Giao dịch hoán đổi tiền tệ là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một số lượng ngoại tệ, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng Giao dịch hoán đổi tiền tệ là công cụ hữu hiệu để tạo ra trạng thái vốn của hai đồng tiền mà không tạo
ra trạng thái ngoại hối mới
Điểm hoán đổi phản ánh chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay, được xác định theo công thức sau:
Trong đó: Sp : điểm hoán đổi
Trang 31S : tỷ giá giao ngay
RT : mức lãi suất/năm của đồng tiền định giá, tính theo %
RC : mức lãi suất/năm của đồng tiền yết giá, tính theo %
n : thời hạn hợp đồng, tính theo ngày
Ngân hàng thực hiện hợp đồng hoán đổi tiền tệ khi ngân hàng vừa có nhu cầu mua ngoại tệ giao ngay (hoặc mua ngoại tệ có kỳ hạn), vừa có nhu cầu bán ngoại tệ có kỳ hạn cùng một số lượng ngoại tệ (hoặc ngược lại) và không muốn xảy
ra rủi ro khi tỷ giá biến động Ví dụ: Ngân hàng có nguồn vốn huy động USD kỳ hạn 1 tháng và ngân hàng đang có nhu cầu VNĐ trong vòng 1 tháng Hôm nay, ngân hàng thực hiện bán giao ngay số lượng ngoại tệ USD này lấy VNĐ Một tháng sau, ngân hàng thực hiện mua lại số lượng ngoại tệ USD này để cân bằng trạng thái
và ngân hàng sẽ bị lỗnếu tỷ giá USD tăng quá cao Để giải quyết bài toán này, ngân hàng sẽ thỏa thuận giao dịch hoán đổi tiền tệ Ngân hàng thực hiện bán giao ngay số lượng ngoại tệ USD để lấy VNĐ và đồng thời ngân hàng thực hiện mua có kỳ hạn 1 tháng cùng số lượng ngoại tệ USD Hai giao dịch này được thể hiện trên một hợp đồng hoán đổi tiền tệ và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng Khi thực hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ, ngân hàng không phát sinh trạng thái ngoại hối mới nên không có lợi nhuận và cũng không bị rủi ro khi tỷ giá biến động mạnh Vì vậy, giao dịch hoán đổi chỉ thích hợp trong quản trị rủi ro KDNH, không thích hợp cho mục đích đầu cơ
1.2.4.3 Hợp đồng ngoại tệ tương lai (Future)
Sơ lược về hợp đồng ngoại tệ tương lai
Thị trường ngoại tệ tương lai là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ tương lai, gọi tắt là hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai được thị trường tiền tệ quốc tế (Internaional Monetary Market - IMM) đưa ra lần đầu tiên năm 1972
ở Chicago nhằm cung cấp cho những nhà đầu cơ một phương tiện kinh doanh và cho những người ngại rủi ro một công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái Hợp đồng tương lai chỉ cung cấp đối với một vài loại ngoại tệ giao dịch mạnh trên thị trường
Trang 32Chẳng hạn như thị trường Chicago cung cấp hợp đồng tương lai đối với các loại ngoại tệ mạnh như: AUD, CAD, EUR, GBP, NOK, SEK,… Thị trường tương lai thực chất chính là thị trường có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ Như vậy, hợp đồng tương lai là thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch
Tất cả các hợp đồng tương lai đều được thực hiện ở các Sở giao dịch có tổ chức Sở giao dịch là người đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, NHTM
Quản trị rủi ro bằng hợp đồng ngoại tệ tương lai
Hợp đồng giao dịch tương lai được giao dịch tại các Sở giao dịch như: CME (The Chicago Mercantile Exchange), SIMEX (Singapore International Monetary Exchange), PBOT (The Philadelphia Board of Trade) và một số Sở giao dịch khác trên thế giới Tỷ giá và số lượng ngoại tệ giao dịch của hợp đồng tương lai được yết trên các Sở giao dịch này
Ưu điểm của hợp đồng ngoại tệ tương lai là tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu
tỷ giá biến động đúng như dự đoán Đồng thời, giải pháp này vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro ngoại hối nếu tỷ giá biến động ngược lại so với dự đoán
Ngân hàng sử dụng hợp đồng ngoại tệ tương lai khi ngân hàng có nhu cầu mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ trong tương lai và ngân hàng không muốn xảy
ra rủi ro khi tỷ giá biến động mạnh Ví dụ: Ngân hàng có nhu cầu mua một số lượng ngoại tệ trong tương lai, ngân hàng sẽ giao dịch hợp đồng mua ngoại tệ tương lai và
tỷ giá được cố định tại thời điểm hiệu lực của hợp đồng Nếu tỷ giá biến động trong thời gian hợp đồng chưa đến hạn thanh toán, ngân hàng có thể tất toán hợp đồng trước hạn và thanh toán phần chênh lệch. Vì vậy, hợp đồng tương lai vừa là công cụ thực hiện đầu cơ, vừa là công cụ quản trị rủi ro KDNH và ngăn chặn những tổn thất giao dịch
1.2.4.4 Hợp đồng quyền chọn (Option)
Trang 33 Sơ lược về hợp đồng quyền chọn
Quyền chọn là một công cụ tài chính được áp dụng trong các giao dịch ngoại hối, lãi suất, chứng khoán, tài sản, hàng hóa
Vào thế kỷ 19, khái niệm về quyền chọn đã được hình thành tại London nhưng thị trường chưa được hình thành trong giai đoạn này Đến năm 1973, nghiệp
vụ quyền chọn mới được giao dịch mạnh mẽ tại thị trường hàng hóa Chicago (Chicago Board Options Exchange - CBOE) Hiện nay, quyền chọn đã được giao dịch trên tất cả các thị trường lớn như:
+ Tại Mỹ: American Stock Exchange, Philadelphia Stock Exchange, Midwest Stock Exchange, Pacific Stock Exchange
+ Tại Anh: London International Financial Futures Exchange – LIFEE + Tại Thụy Điển: Optionsmaklarna-OM
+ Tại Pháp: Monep
+ Tại Đức: Deutsche Terminborese – Eurex
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một hợp đồng giữa người mua quyền và người bán quyền, trong đó người bán trao cho người mua quyền, chứ không phải nghĩa vụ mua (call) hoặc bán (put) một số lượng nhất định một loại tiền tệ, vào một khoảng thời gian được xác định, với một giá nhất định (giá thực hiện) Đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoản phí Người bán quyền chọn được hưởng khoản phí đó cho dù người mua có thực hiện hay không thực hiện hợp đồng
- Người mua quyền chọn (holder): Là người có quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện mua hoặc bán một loại tiền tệ với tỷ giá đã thỏa thuận Người mua quyền phải trả một khoản phí gọi là phí mua quyền chọn
- Người bán quyền (writer): Là người có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền Người bán quyền nhận được một khoản phí gọi
là phí bán quyền chọn
- Tài sản cơ sở (underlying asset): Tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được giao dịch Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị của
Trang 34quyền chọn Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa như cà phê, dầu hỏa, vàng,…hay chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu hoặc ngoại tệ như EUR, CHF, CAD,…
- Loại quyền chọn: có 2 loại quyền chọn là quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option)
- Kiểu quyền chọn: có 2 kiểu quyền chọn là quyền chọn kiểu Mỹ (American Style Option) và quyền chọn kiểu Châu Âu (European Style Option)
Quản trị rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn tiền tệ
Tại thời điểm hợp đồng quyền chọn bán ngoại tệ đến hạn:
Nếu tỷ giá giao ngay (S) < tỷ giá thực hiện (E): thì người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện hợp đồng quyền chọn
Nếu tỷ giá giao ngay (S) > tỷ giá thực hiện (E): thì người mua quyền chọn bán sẽ có quyền không thực hiện hợp đồng quyền chọn
- Định giá hợp đồng quyền chọn theo quyền chọn kiểu Mỹ:
Ca ( S , E ) ≥ max (0 , S - E) (1.3)
Pa ( S , E ) ≥ max (0 , E - S) (1.4)
Trong đó: Ca : giá trị của quyền chọn mua
Pa : giá trị của quyền chọn bán
E : tỷ giá thực hiện
S : tỷ giá giao ngay tương lai
- Định giá hợp đồng quyền chọn theo quyền chọn kiểu Châu Âu:
Ce (S , T , E) ≥ max { 0 , S (1 + b)-T – E (1 + a)-T} (1.5)
Pe (S , T , E) ≥ max { 0 , E (1 + a)-T – S (1 + b)-T
} (1.6)
Trong đó: Ce : giá trị của quyền chọn mua
Pe : giá trị của quyền chọn bán
E : tỷ giá thực hiện
Trang 35S : tỷ giá giao ngay tương lai
a : lãi suất phi rủi ro của đồng tiền A
b : lãi suất phi rủi ro của đồng tiền B
T : thời hạn hợp đồng, tính theo năm
- Định giá quyền chọn mua theo mô hình Binomial một thời kỳ:
Trong đó:
C: giá tri của quyền chọn mua S: tỷ giá tại thời điểm hiện tại E: tỷ giá thực hiện
r: lãi suất phi rủi ro u: khả năng tăng giá trong tương lai của ngoại tệ tại ngày đáo hạn của quyền chọn; u = 1 + % tăng giá
d: khả năng giảm giá trong tương lai của ngoại tệ tại ngày đáo hạn của quyền chọn; d = 1 - % giảm giá
Định giá quyền chọn bán theo mô hình Binomial một thời kỳ tương tự định giá quyền chọn mua bằng cách thay C bằng P Định giá quyền chọn theo mô hình Binomial một thời kỳ là một công thức tổng quát Từ đó, có thể mở rộng mô hình ra
n thời kỳ Mô hình Binomial được gọi là mô hình thời gian rời rạc
- Định giá quyền chọn mua theo kiểu Châu Âu: Định giá theo mô hình Black-Scholes, có thể được diễn tả bởi công thức sau:
Trang 36N(d1) và N(d2) là giá trị của hàm phân phối xác suất chuẩn và d1, d2 được xác định như sau:
Trong đó: Ce : giá cả của quyền chọn mua theo kiểu Châu Âu
S : tỷ giá giao ngay
E : tỷ giá thực hiện
T : thời hạn hợp đồng, tính bằng năm
a : lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền A
b : lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền B
+ Không có thuế hay chi phí giao dịch
+ Sự sai biệt tỷ giá tuân theo quy luật phân phối chuẩn
+ Độ lệch chuẩn không đổi trong suốt thời hạn hợp đồng
Mô hình Black-Scholes có những giả định không đúng như thực tế nên chưa được chính xác, tuy nhiên mô hình này vẫn được áp dụng rộng rãi trong việc định giá quyền chọn
Ce = Se-bTN(d1) – Ee-aTN(d2) (1.11)
Trang 37- Định giá quyền chọn bán theo kiểu Châu Âu : Sử dụng đẳng thức cân bằng giữa giá trị quyền chọn mua và quyền chọn bán Mối quan hệ giữa quyền chọn mua
và quyền chọn bán được diễn tả qua sự cân bằng chọn mua – chọn bán, và được thể hiện qua công thức sau:
Trong đó : Ce : giá cả quyền chọn mua
Pe : giá cả quyền chọn bán
S : tỷ giá giao ngay
E : tỷ giá thực hiện
T : thời hạn hợp đồng, tính bằng năm
a : lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền A
b : lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền B
Ngân hàng sử dụng hợp đồng quyền chọn ngoại tệ khi ngân hàng có nhu cầu mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ trong tương lai và ngân hàng không muốn xảy
ra rủi ro khi tỷ giá biến động mạnh Ví dụ: Trong 1 tháng tới, ngân hàng muốn mua một số lượng ngoại tệ với mức giá như giá giao ngay hiện tại Khi đó, ngân hàng giao dịch mua quyền chọn mua ngoại tệ Khi sử dụng hợp đồng này, ngân hàng có thể chọn một mức giá phù hợp để ký kết hợp đồng và ngân hàng phải trả một khoản phí mua quyền chọn Khi hợp đồng quyền chọn đến hạn, nếu tỷ giá giao ngay cao hơn tỷ giá thực hiện trong hợp đồng quyền chọn thì ngân hàng có thể thực hiện hợp đồng quyền chọn mua Khi hợp đồng quyền chọn đến hạn, nếu tỷ giá giao ngay thấp hơn tỷ giá thực hiện thì ngân hàng có quyền không thực hiện hợp đồng quyền chọn mua Vì vậy, hợp đồng quyền chọn vừa được sử dụng cho mục đích đầu cơ, vừa là công cụ để quản trị rủi ro tỷ giá
1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại một số ngân hàng trên thế giới đối với Việt Nam
1.3.1 Bài học quản trị rủi ro tại một số ngân hàng trên thế giới
Ce (S, T, E) = Pe (S, T, E) + S (1 + b)-T – E (1 + a)-T (1.14)
Trang 381.3.1 1 Ngân hàng Barings (Anh)
Ngân hàng Barings (Anh) được thành lập vào năm 1762 Trước khi giải thể vào năm 1995, Barings Bank là một NHTM lâu đời và có uy tín tại London
Mọi chuyện bắt nguồn từ việc một nhân viên của ngân hàng tên là Nicolas Leeson, 28 tuổi, tại chi nhánh Singapore đã gây nên khoản lỗ 827 triệu bảng Anh, tương đương 1,3 tỷ đôla do đầu cơ vào các hợp đồng tương lai
Sự việc bắt đầu tồi tệ sau vụ động đất ở Nhật Bản Chỉ số chứng khoán Nikkei tại Nhật Bản bất ngờ sụt thấp trong khi Nicolas Leeson lại đặt cược lên Khi giá đi ngược chiều thì lẽ ra anh ta phải có biện pháp để dừng lỗ, nhưng Nicolas Leeson không thực hiện dừng lỗ và vẫn tiếp tục mua vào các hợp đồng Cách làm này của Nicolas Leeson chẳng khác gì hành động của một con bạc đang khát nước Nicolas Leeson đặt hết tiền vào con bài đỏ thì lại về con bài đen
Ngân hàng Barings ở London đã giao Nicolas Leeson nắm cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm tra kiểm soát, để mặc cho Nicolas Leeson muốn làm gì thì làm Nicolas Leeson che giấu mọi thứ bằng một chuỗi các bản báo cáo kế toán phức tạp, với hy vọng kéo dài thời gian chờ thị trường hồi phục nhưng mọi việc đi theo hướng ngược lại
Đến tháng 03/1995, mọi chuyện được đưa ra ánh sáng Thông tin được công
bố đã đặt dấu chấm hết cho NHTM lâu đời và uy tín nhất London Ngân hàng Barings bị bán cho tập đoàn tài chính ING có trụ sở tại Hà lan, với giá tượng trưng chỉ 1 bảng Anh Sự sụp đổ của ngân hàng Barings một phần do lỗi của Nicolas Leeson, khi anh dự báo sai về thị trường chứng khoán nhưng lại không thực hiện dừng lỗ, để ngày càng lún sâu vào thị trường Một phần do lỗi của Ban Lãnh đạo ngân hàng Barings, đã sai lầm khi giao cho Nicolas Leeson vừa kinh doanh vừa kiểm soát, dẫn đến việc không có một bộ phận nào của ngân hàng dự báo và ngăn chặn rủi ro khi cần thiết
1.3.1.2 Ngân hàng Daiwa (Nhật Bản)
Ngày 26/9/1995, ngân hàng Daiwa thông báo Toshihide Iguchi, 44 tuổi, giám đốc chi nhánh của ngân hàng Daiwa tại Mỹ đã thực hiện hơn 30.000 giao dịch
Trang 39trái phép, làm thiệt hại 1,1 tỷ đôla Toshihide Iguchi đã che dấu các sai phạm và báo cáo sai sự thật về hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong suốt 11 năm mới bị phát hiện
Điều này đã cho thấy sự kém hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng Daiwa Hậu quả là ngân hàng Daiwa của Nhật Bản bị cấm kinh doanh tại Mỹ năm 1995, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng trên thị trường
1.3.1.3 Ngân hàng Societe Generale (Pháp)
Jerome Kerviel sinh ngày 11/1/1977 là nhân viên môi giới tài chính của ngân hàng Societe Generale, ngân hàng lớn thứ hai của Pháp Jerome Kerviel đã thực hiện các giao dịch trái phép, giả mạo nhiều tài liệu chứng từ, cũng như mở nhiều tài khoản ảo trên thị trường chứng khoán để thực hiện các giao dịch ảo với tổng trị giá khoảng 50 tỉ Euro (73 tỷ USD) Tổng giá trị giao dịch ảo lớn hơn giá trị vốn của ngân hàng Societe Generale đăng ký trên thị trường là khoảng 36 tỷ Euro (52.5 tỷ USD), dẫn đến một khoản lỗ khổng lồ khoảng 4,9 tỷ Euro (hơn 7,15 tỷ đô la) Nguyên nhân là do sự kiểm soát lỏng lẻo tại ngân hàng Điều này không chỉ khiến giới ngân hàng lo ngại mà còn làm mất lòng tin của người gửi tiền
Sự việc của Jerome Kerviel đã chứng tỏ tình trạng kém hiệu quả nghiêm trọng của hệ thống giám sát giao dịch trong nội bộ ngân hàng Tất cả hệ thống quản trị rủi ro và kiểm toán của Ngân hàng Societe Generale đã không phát hiện được gì trong suốt một thời gian khá dài Vụ bê bối tại Ngân hàng Societe Generale không những gây trở ngại cho hoạt động tài chính ở Pháp, mà còn gây tác động không nhỏ tới hệ thống ngân hàng Châu Âu
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối đối với các NHTM Việt Nam
Hậu quả từ những rủi ro gặp phải của những ngân hàng nêu trên là quá lớn Rủi ro làm ngân hàng bị lỗ ngoài tầm kiểm soát và mất uy tín như ngân hàng Daiwa
và Societe Generale, thậm chí là dẫn đến phá sản như ngân hàng Barings Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro KDNH được rút ra từ tình hình thực tế của các ngân hàng trên là:
Trang 40- Ngân hàng phải xây dựng quy trình hoạt động kinh doanh, quy trình này phải tách bạch riêng biệt giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm tra, kiểm soát chứng từ để hoạt động kiểm tra, kiểm soát chứng từ được khách quan
- Bộ phận quản trị rủi ro của ngân hàng phải xây dựng các công cụ quản trị rủi ro cho từng mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bộ phận quản trị rủi ro phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các công cụ quản trị rủi ro trong quá trình giao dịch của bộ phận kinh doanh
- Bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tất cả mọi hoạt động của ngân hàng về tính tuân thủ các quy định của pháp luật
và các quy trình quy chế của ngân hàng Bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải giám sát được tất cả mọi giao dịch của ngân hàng để kịp thời phát hiện những rủi ro đã và đang xảy ra Từ đó trình lên Ban Lãnh đạo của ngân hàng nhằm có những biện pháp khắc phục
- Thiết lập hệ thống công nghệ phục vụ công tác quản trị rủi ro của ngân hàng Hệ thống quản trị rủi ro này phải phát hiện được những rủi ro đang xảy ra và tiến hành phân tích tìm ra các nguyên nhân gây ra rủi ro, đồng thời phải dự báo được những rủi ro có thể xảy ra Từ đó, bộ phận quản trị rủi ro tham mưu hướng giải quyết cho Ban Lãnh đạo của ngân hàng
- Ngân hàng tạo điều kiện để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các chuyên viên quản trị rủi ro và chuyên viên kiểm soát nội bộ, để các chuyên viên này có khả năng phát hiện ra những rủi ro đã, đang và sẽ xảy ra
- Ngân hàng tổ chức đào tạo nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu cho các chuyên viên của bộ phận kinh doanh, để các chuyên viên này có khả năng quyết định giao dịch và khả năng quyết đoán trong việc thoát ra khỏi trạng thái
- Ngân hàng phải thiết lập hạn mức giao dịch chi tiết, điểm chốt lời, điểm dừng lỗ, hạn mức trạng thái từng loại ngoại tệ Từ đó, ngân hàng có thể kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh