Hoạt động tài chínhquốc tế và các nghiệp vụ liên quan tới ngoại hối do vậy ngày càng chiếm vị tríquan trọng trong hoạt động kinh doanh của hệ thống các ngân hàng thương mạinói chung và N
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-NGUYỄN THANH HẢI
QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-NGUYỄN THANH HẢI
QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số : 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THIÊN
Hà Nội – 2012
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT I DANH MỤC BẢNG III DANH MỤC HÌNH IV
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI 8
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng và hoạt động ngân hàng 8
1.1.2 Khái niệm về ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 15
1.1.3 Vai trò của kinh doanh ngoại tệ trong hoạt động ngân hàng 17
1.2 SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI ……….17
1.2.1 Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 17
1.2.2 Nội dung của Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối 18
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 33
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại một số ngân hàng ……… 33
1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 47
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 47
2.1.1 Tổng quan chung 47
2.1.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm ngoại hối đang áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam 54 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG
Trang 42.2.1 Phân tích quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Hàng Hải Việt Nam 60
2.2.2 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 64
2.2.3 Những hạn chế trong quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 76
2.3 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ 83
2.3.1 Nguyên nhân khách quan 84
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 92
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 102
3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM NÓI RIÊNG 102
3.1.1 Định hướng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 102
3.1.2 Định hướng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam 105
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 107
3.2.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 107
3.2.2 Về phía Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 117
KẾT LUẬN 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 132
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
phần Á Châu
Phát triển nông thôn ViệtNam
Committee
phần Đầu tư và Phát triểnViệt Nam
phần Hàng Hải Việt Nam
Trang 6phần Quân Đội
phần Kỹ thương Việt Nam
Dollar
phần Ngoại thương ViệtNam
phần Công thương ViệtNam
phần Việt Nam ThịnhVượng
Trang 7DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro kinh doanh ngoại tệ 35+36
3 Bảng 1.3 Kế hoạch kiểm soát rủi ro hoạt động cơ bản 38+39
4 Bảng 2.1 Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ của Maritime Bank 57
5 Bảng 2.2 Doanh số kinh doanh ngoại tệ của Maritime Bank 57
6 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro 75+76
kinh doanh ngoại hối
7 Bảng 2.4 Mức độ biến động tỷ giá VND/USD năm sau so 84
với năm trước (tỷ giá bình quân liên ngân hàng)
8 Bảng 2.5 Mức biến động của biên độ tỷ giá USD/VND 86
Trang 8DANH MỤC HÌNH
1 Hình 1.1 Ví dụ đơn giản dùng sơ đồ xương cá định vị rủi ro 20
3 Hình 1.3 Mối quan hệ và trình tự các bước trong quy trình 30
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh giao lưu và hội nhậpkinh tế với thế giới Trong quá trình này, hệ thống ngân hàng luôn là chiếc cầunối quan trọng cho mọi hoạt động kinh tế giữa Việt Nam với bên ngoài Chính hệthống ngân hàng là bộ phận tham gia sâu rộng nhất vào hoạt động tài chính quốc
tế và sự hội nhập này ngày càng ở mức độ cao hơn, sâu hơn Hoạt động tài chínhquốc tế và các nghiệp vụ liên quan tới ngoại hối do vậy ngày càng chiếm vị tríquan trọng trong hoạt động kinh doanh của hệ thống các ngân hàng thương mạinói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam nói riêng
Điều đáng lưu ý là những hoạt động liên quan tới ngoại hối tiềm ẩn vô sốnhững rủi ro cho các chủ thể tham gia Từ lâu, các nhà quản trị ngân hàng thươngmại tại Việt Nam cũng như ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần HàngHải Việt Nam đều có chung nhận định quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối là mộttrong những nghiệp vụ phức tạp nhất trong quản trị ngân hàng Cùng với tỷ trọngngày càng cao trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ViệtNam, rủi ro kinh doanh ngoại hối cũng ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn ViệtNam cũng như mọi quốc gia khác đều biết tới tầm quan trọng của ngân hàngthương mại đối với nền kinh tế Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cóphản ứng dây chuyền và ngày càng có biểu hiện phức tạp Sự yếu kém của cácngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị và xãhội của cả đất nước Việt Nam Ngày nay, trên thế giới, khoa học về quản trị rủi rokinh doanh ngoại hối trong kinh doanh ngân hàng đã đạt được trình độ tiên tiến
và hiện đại, nhưng ở Việt Nam vấn đề này đang ở trong giai đoạn phôi thai cùngvới sự đổi mới và phát triển của đất nước
Trong thực tế, do thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thời gian tham gia vào hoạt
Trang 10động ngoại hối quốc tế chưa nhiều, trình độ nghiệp vụ chuyên môn chưa cao,kinh nghiệm quản lý còn yếu kém nên không ít ngân hàng thương mại Việt Nam
đã gặp phải những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ với thiệt hại lên đếnhàng chục, hàng trăm tỷ đồng Do đó, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanhngoại tệ là một vấn đề hết sức bức xúc, đòi hỏi sự nghiên cứu tìm ra những giảipháp góp phần nâng cao khả năng quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh ngoạitệ
Hiện nay, bên cạnh các hoạt động chính chủ yếu của Ngân hàng Thươngmại cổ phần Hàng Hải Việt Nam như các hoạt động huy động vốn, cho vay vàđầu tư, làm trung gian thanh toán, hoạt động kinh doanh ngoại tệ có vai trò ngàycàng quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu hoạt động cũngnhư trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, hỗ trợ nhiều cho các hoạt động khácnhư thanh toán quốc tế, tín dụng Tuy nhiên, do đang trong quá trình phát triển,
bộ máy quản lý kinh doanh ngoại tệ cũng như bộ máy và chính sách quản lý rủi
ro vẫn chưa hoàn chỉnh nên đôi khi hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngânhàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam vẫn gặp phải một số rủi ro trongmột số thời kỳ, và hiệu quả kinh doanh ngoại hối chưa đạt hiệu quả cao, ổn định.Tại sao Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam còn gặp những rủi rotrong kinh doanh ngoại hối? Trong thời gian tới Ngân hàng thương mại cổ phầnHàng Hải Việt Nam cần phải thực hiện những giải pháp gì để phòng ngừa vàgiảm thiểu rủi ro?
Xuất phát từ thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàngthương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả kinhdoanh ngoại hối và hạn chế các rủi ro một cách tối đa, vấn đề đặt ra là cần nghiêncứu, đánh giá các loại rủi ro kinh doanh ngoại hối mà Ngân hàng thương mại cổphần Hàng Hải Việt Nam có khả năng phải đối diện và nghiên cứu, đánh giá bàihọc kinh nghiệm quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng
Trang 11khác trên thị trường Từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi rothiết thực và phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối thực tế tạiNgân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam và có thể áp dụng tại cácngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời đưa ra một số giải pháp quản trị rủi
ro áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam Vì thế luậnvăn: “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phầnHàng Hải Việt Nam” được chọn để nghiên cứu là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, từ trước đến nay, kinh doanh ngoại hối luôn đượcđánh giá tiềm ẩn nhiều rủi ro và được nhiều chủ thể liên quan quan tâm nghiêncứu Do đó đã có nhiều sách, đề tài, tác phẩm nghiên cứu trong nước và nướcngoài về tập trung chú trọng đến vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động kinhdoanh ngoại hối như:
- “Hướng dẫn tài trợ thương mại” của Phòng thương mại quốc tế - BộThương mại Hoa Kỳ dành hẳn một chương 12 viết về quản lý rủi ro kinh doanh ngoạihối, trong đó nhấn mạnh rủi ro kinh doanh ngoại hối là vấn đề cần quan tâm của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ và các doanh nghiệp này có thể sử dụng các hợpđồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro kinh doanh ngoại hối
- Đề tài “Bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối đoái cho các doanh nghiệp Ấn Độ” củaTiến sỹ Hiren Maniar tại Hội nghị Tài chính lần thứ 6 tổ chức tại Bồ Đào Nha từ ngày 1-3/7/2010 Nội dung đề tài nói về sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ trong quá trình hộinhập kinh tế thế giới, thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn, doanh nghiệp Ấn Độđối mặt với rủi ro kinh doanh ngoại hối gồm rủi ro tỷ giá và rủi ro kỳ hạn Do đó, sự pháttriển từng bước của thị trường phái sinh ngoại tệ góp phần phát triển dần thị trường tàichính Ấn Độ, có thêm
Trang 12phương án lựa chọn nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh ngoại hối cho doanh nghiệp
Ấn Độ Đồng thời Tiến sĩ Hiren Maniar cũng đưa ra một số cách để doanh nghiệp
Ấn Độ có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá như dự đoán xu hướng biến động của tỷgiá, ước tính tổn thất lớn nhất doanh nghiệp có thể gánh chịu, thiết lập hạn mứctrạng thái mở, tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá, dừng lỗ khi cần thiết, thườngxuyên thực hiện báo cáo và đánh giá lại rủi ro kinh doanh ngoại hối
Chuyên đề “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối” của Ian H Giddy Trường Đại học New York và Gunter Dufey – Trường Đại học Michigan – Hoa
-Kỳ định nghĩa rủi ro kinh doanh ngoại hối là gì, nêu ra các yếu tố gây ra rủi rokinh doanh ngoại hối, các bước quản lý các yếu tố gây ra rủi ro kinh doanh ngoạihối, đề xuất một số công cụ và kỹ thuật quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối kèmtheo ví dụ dẫn chứng cụ thể
- Nghiên cứu “Thực tiễn kinh doanh – Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối”của Ngân hàng Jamaica (Bank of Jamaica) tháng 3/1996 định nghĩa về rủi ro kinh doanhngoại hối và hai yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh ngoại hối là sự mất cân đối giữatài sản nợ - có (trên bảng cân đối kế toán và ngoài bảng cân đối kế toán) và sự mất cânđối giữa dòng tiền Hai yếu tố này khác với các yếu tố trong các tài liệu đã đề cập ở trên.Đồng thời nghiên cứu cũng nêu một số phương pháp quản trị rủi ro như sử dụng các hợpđồng phái sinh hay hợp đồng vay mượn tiền tệ để cân đối dòng tiền
- Đề tài “Mở rộng và nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh ngoạihối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” của tác giả Đỗ Quang Hợp – Học việnTài chính nghiên cứu về thực trạng kinh doanh ngoại tệ của MB và từ đó đề xuất các giảipháp cụ thể để nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tạiMB
- Đề tài “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mạiViệt Nam – Thực trạng và giải pháp” của nhóm tác giả Trần Hải Hà,
Trang 13Nguyễn Vân Hà ở trường Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2010 nghiên cứu vềtình hình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối thực tế chung tại các ngân hàngthương mại Việt Nam và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro tốthơn, hạn chế tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của cácngân hàng thương mại Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt độngkinh doanh ngoại hối, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu riêng về rủi rokinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam để
từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, quản trị rủi ro phù hợp với tình hình kinhdoanh thực tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam và đưa ramột số giải pháp nâng cao khả năng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối có thể ápdụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro và đánh giátình hình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối mà nội dung chính là quản trị rủi rokinh doanh ngoại tệ, đồng thời đề xuất những giải pháp có hiệu quả nhằm quảntrị, phòng ngừa rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngânhàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp và đánh giá tổng thể về hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
- Phân tích nguyên nhân phát sinh rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm quản trị, phòng ngừa rủi rotrong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải ViệtNam
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử kết hợp với phân tích, tổng hợp và so sánh nhằm giải quyết vấn đề đặt ramột cách có hệ thống Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích Swot để làm
rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Quản trị rủi ro Ngânhàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Nghiên cứu, đánh giá tình hình quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại hối hiện tại của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
- Nhận diện các rủi ro kinh doanh ngoại hối mà Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam đã và đang đối mặt
- Đưa ra được các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro kinh doanhngoại tệ áp dụng hiệu quả tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam và cóthể áp dụng được trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Đưa ra một số giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàngthương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
Trang 15được kết cấu trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng
thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Chương 3: Định hướng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại các Ngân
hàng thương mại Việt Nam và giải pháp quản trị rủi ro kinhdoanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng HảiViệt Nam
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng và hoạt động ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng
Ngân hàng trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính [23, tr.3] Trunggian tài chính là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các chức năngtrung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định Những
tổ chức trung gian tài chính thường gặp bao gồm: Ngân hàng; Tổ chức côngcộng/hiệp hội; Tổ chức tín dụng nghiệp đoàn; Đơn vị tư vấn/cố vấn tài chính vàmôi giới; Các hình thức công ty bảo hiểm; Quỹ tương hỗ; Quỹ hưu trí …
Ngân hàng bán lẻ là khái niệm chỉ những hệ thống ngân hàng lớn, nhiềuchi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng
lẻ và tập trung, các dịch vụ như tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thếchấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng, Ngược lại, ngân hàng bán buôn lại
là ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, làm vai trò trung giancho các doanh nghiệp [36]
Ngân hàng bán buôn chủ yếu cấp tín dụng cho các công ty, các tổ chức cónhu cầu về tín dụng là chủ yếu với các khoản vay lớn Trong khi đó Ngân hàngbán lẻ hoạt động chủ yếu là cấp tín dụng cho cá nhân hộ gia đình với các khoảnvay không quá lớn Các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước tại Việt Nam làngân hàng bán buôn, còn các ngân hàng thương mại cổ phần phi nhà nước làngân hàng bán lẻ
Trang 171.1.1.2 Các hoạt động chính của ngân hàng [13, tr.279-284, 21]
Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: nguồn từ lợi nhuận, pháthành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm
Các quỹNguồn tiền gửi+ Tiền gửi thanh toán: là tiền của các doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào Ngân hàng để nhờ Ngân hàng giữ hộ, thanh toán
+ Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: nhiều khoảnthu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gianxác định
+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: các tầng lớp dân cư đều có các khoản thunhập tạm thời chưa sử dụng Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với Ngân hàng, họ đều
có thể gửi tài khoản nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời với các tài khoản.+ Tiền gửi của các Ngân hàng khác
Nguồn đi vay và các nghiệp vụ đi vay của Ngân hàng thương mại Nguồn tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại, tuynhiên, khi cần Ngân hàng thương mại thường vay mượn thêm
+ Vay Ngân hàng nhà nước (vay Ngân hàng trung ương): đây là các 9
Trang 18khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả Trong trường hợpthiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), Ngân hàng thương mạithường vay Ngân hàng nhà nước.
+ Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn Ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân hàng
+ Vay trên thị trường vốn: như phát hành các giấy nợ
+ Các nguồn khác: nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán
- Hoạt động huy động vốnNgân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư vàcung cấp các dịch vụ khác Hoạt động vay - hoạt động tạo nguồn vốn cho Ngânhàng thương mại - đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt độngcủa Ngân hàng thương mại Hoạt động huy động vốn là hoạt động thường xuyêncủa Ngân hàng thương mại Một Ngân hàng thương mại bất kì nào cũng bắt đầuhoạt động của mình bằng việc huy động nguồn vốn Đối tượng huy động củaNgân hàng thương mại là nguồn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, dân cư.Nguồn vốn quan trọng nhất,và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn củaNgân hàng thương mại là tiền gửi của khách hàng
Các Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh
tế xã hội, thậm chí cả nguồn tiền của các Ngân hàng khác
Khi những người có tiền chưa sử dụng đến họ có thể đem ra đầu tư hoặcgửi Ngân hàng để nhận tiền lãi Thông thường họ gửi tiền vào Ngân hàng, vì đây
là cách đơn giản, ít tốn kém chi phí để tìm kiếm cơ hội đầu tư mà vẫn có lãi vàđây là cách ít rủi ro nhất Ngoài ra người gửi tiền vào Ngân hàng cũng mongmuốn được sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng như chuyển tiền cho người thân
ở nơi khác, thanh toán hộ các hoá đơn phát sinh, bảo quản các tài sản có giá trịlớn Khi gửi tiền vào Ngân hàng, người gửi tiền có thể vay Ngân hàng một khoản tiền
mà không cần thế chấp vì họ đã có một số tiền gửi nhất định ở Ngân
Trang 19hàng, coi như một khoản đảm bảo.
Còn Ngân hàng có thể muốn tìm kiếm thêm thu nhập từ lệ phí nhận tiềngửi, tuy nhiên lý do chính Ngân hàng nhận tiền gửi để tạo nguồn cho vay, từ đóNgân hàng có thể đầu tư, kinh doanh tìm kiếm được những khoản thu nhập lớnhơn
Hoạt động nhận tiền gửi của Ngân hàng có ý nghĩa to lớn với người gửitiền, nền kinh tế, cũng như bản thân Ngân hàng Thông qua hoạt động này màNgân hàng có thể tập hợp được các khoản tiền nhàn rỗi, nhỏ bé, phân tán tạm thờichưa sử dụng với các thời hạn hết sức khác nhau thành nguồn tiền lớn tài trợ chonền kinh tế, hoặc cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng điều khó khăn nhất màNgân hàng phải thực hiện là sử dụng các khoản tiền gửi có thời hạn rất khác nhau
để cho vay những món có thời hạn xác định,vì thế mà Ngân hàng phải quản lí tốtthời hạn của các nguồn vốn của mình thì mới duy trì được hoạt động có hiệu quả,tránh được những rủi ro về khả năng thanh toán Việc tập hợp được những nguồntiền nhàn rỗi trong dân chúng để đưa vào kinh doanh đã góp phần tiết kiệm và sửdụng có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế Ngoài ra hoạt động nhận tiền gửi củaNgân hàng cũng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ Đặc biệt trong nềnkinh tế phát triển nếu dân chúng có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng để sử dụngcác dịch vụ của Ngân hàng thì điều này sẽ góp phần giúp chính phủ quản lí đượcthu nhập của người dân
Một trong những nguồn vốn không kém phần quan trọng, là nguồn vốnphát hành kì phiếu, trái phiếu Việc phát hành kì phiếu hay trái phiếu phụ thuộcvào quy mô vốn cần huy động , thời gian huy động vốn, cơ cấu nợ và tài sản củaNgân hàng
Các hoạt động huy động nguồn vốn trên đây hình thành nên tài sản nợ củaNgân hàng và Ngân hàng phải có trách nhiệm chi trả đối với tất cả các nguồn vốnhuy động được theo yêu cầu của khách hàng Quy mô và cơ cấu nguồn vốn
Trang 20quyết định đến hoạt động của Ngân hàng Do đó quản lí nguồn vốn phù hợp và sửdụng vốn có hiệu quả là một vấn đề mang tính chiến lược đối với mỗi Ngânhàng
b) Hoạt động sử dụng vốn
Khi đã huy động được vốn rồi, nắm trong tay một số tiền nhất định thì cácNgân hàng thương mại phải làm như thế nào để hiệu quả hoá những nguồn này,nghĩa là tìm cách để những khoản tiền đó được đầu tư đúng nơi, đúng chỗ, cóhiệu quả, an toàn, đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Và hoạt động sử dụngvốn của Ngân hàng bằng những cách sau: Ngân hàng đã tài trợ lại cho nền kinh tếdưới dạng các thành phần kinh tế vay, hoặc Ngân hàng đầu tư trực tiếp, Ngânhàng tham gia góp vốn cùng kinh doanh hay cho thuê tài sản, Ngân hàng gửi tiềntại các Ngân hàng khác- tại Ngân hàng Nhà nước- những tổ chức tín dụng khác,Ngân hàng đầu tư trên thị trường chứng khoán , Ngân hàng nắm giữ chứng khoán
vì chúng mang lại thu nhập cho Ngân hàng và có thể bán đi để ra tăng ngân quỹkhi cần thiết Những đối tượng tài trợ không chỉ có các tổ chức kinh tế thực hiệnhoạt động trong lĩnh vực thương mại mà còn có cả các cá nhân tiêu dùng, thậmchí Chính phủ cũng được Ngân hàng tài trợ dưới những hình thức: Ngân hàngthương mại mua tín phiếu kho bạc, trái phiếu của chính phủ trên thị trường tiền
tệ Sự phát triển của hoạt động cho vay, đã giúp Ngân hàng có vị trí ngày càngquan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Hơn nữa thông qua hoạt động chovay, Ngân hàng thương mại có khả năng “tạo tiền” hay mở rộng lượng tiền cungứng Tuy nhiên hoạt động cho vay của Ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ronên Ngân hàng thường áp dụng các nguyên tắc hoạt động và quản lý tiền vay mộtcách chặt chẽ
Lãi thu được từ hoạt động cho vay, Ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suấtcho nguồn vốn đã huy động và đi vay, thanh toán những chi phí trong hoạt động,phần còn lại sẽ là lợi nhuận của Ngân hàng Cho vay là hoạt động kinh doanh
Trang 21chủ chốt của Ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận, chỉ có lãi suất thu được
từ cho vay mới bù nổi chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốntrôi nổi, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư
Kinh tế ngày càng phát triển, lượng cho vay của Ngân hàng thương mạingày càng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên vô cùng phong phú và đadạng Tại hầu hết các nước công nghiêp trong nhóm những nước hàng đầu thếgiới, cho vay của các Ngân hàng thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạnsang cho vay dài hạn Ngược lại, ở các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạnvẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn chocác khoản đầu tư dài hạn (trong đó có các tác nhân chủ yếu như tình hình tăngtrưởng, lạm phát, )
So với hoạt động cho vay thì hoạt động đầu tư của Ngân hàng có quy mô
và tỷ trọng nhỏ hơn trong mục tài sản sinh lời của Ngân hàng thương mại Phảisang đến những năm đầu thế kỷ XIX các Ngân hàng thương mại mới quan tâm
mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực đầu tư vào các ngành công nghiệp Sovới hoạt động cho vay hoạt động đầu tư đem lại thu nhập cao hơn nhưng rủi rocao hơn do thu nhập từ hoạt động đầu tư không được xác định trước vì phải phụthuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà Ngân hàng đầu tư vào.Ngoài ra thì trong hoạt động đầu tư, Ngân hàng được lựa chọn doanh mục đầu tư
có lợi nhất cho mình
Bên cạnh hoạt động cho vay và đầu tư, Ngân hàng có thể tham gia vào thịtrường chứng khoán tuỳ quy định của từng quốc gia Ngân hàng thương mại cóthể tham gia như một người cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán hayđóng vai trò là nhà đầu tư, mua bán chứng khoán vì mục tiêu kiếm lời cho chínhNgân hàng Hoặc thực hiện kinh doanh chứng khoán thông qua uỷ thác của kháchhàng
c) Ngân hàng thực hiện các dịch vụ trung gian 13
Trang 22Ngoài hai hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn và hoạt động sửdụng vốn thì Ngân hàng thương mại cũng thực hiện các dịch vụ trung gian chokhách hàng của mình Các dịch vụ này được coi là hoạt động trung gian bởi vìkhi thực hiện các hoạt động này Ngân hàng không đứng vai trò là con nợ hay chủ
nợ mà đứng ở vị trí trung gian để thoả mãn nhu cầu khách hàng về dịch vụ màkhách hàng cần
Ngày nay, các dịch vụ của Ngân hàng không ngừng phát triển cả về sốlượng và chất lượng, các dịch vụ ngày càng đa dạng Hoạt động trung gian gồmrất nhiều loại dịch vụ khác nhau: như dịch vụ thu hộ chi hộ cho khách hàng có tàikhoản tiền gửi tại Ngân hàng, dịch vụ chuyển khoản từ tài khoản này đến tàikhoản khác ở cùng một Ngân hàng hay ở hai Ngân hàng khác nhau; dịch vụ tưvấn cho khách hàng các vấn đề tài chính, dich vụ giữ hộ các chứng từ, vật quýgiá, dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu; dịch vụ khấu trừ tựđộng Đây là những khoản chi thường xuyên trong tháng, nếu không có dịch vụnày khách hàng sẽ tốn nhiều thời gian và phiền toái khi thanh toán các khoản này,cung cấp các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ Ngân hàng theo đó cũng phát triểntheo để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng thực hiện nghiệp vụtrung gian mang tính dịch vụ sẽ đem lại cho Ngân hàng những khoản thu nhậpkhá quan trọng Điều cần lưu ý là dịch vụ Ngân hàng sẽ giúp Ngân hàng pháttriển toàn diện Tại các nước phát triển, các Ngân hàng thương mại cạnh tranh vớinhau bằng con đường “phi giá”, tức là luôn có những dịch vụ mới cung cấp tiệnnghi cho khách hàng Dịch vụ Ngân hàng càng phát triển, thể hiện xã hội càngvăn minh, nền công nghiệp càng phát triển Lợi nhuận các Ngân hàng không chỉ
ở nghiệp vụ cho vay, mà phân nửa từ các hoạt động dịch vụ mang lại, nhưng lại
là lĩnh vực ít rủi ro
Ba lĩnh vực hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, thực hiện các
Trang 23dịch vụ trung gian là các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại Ba dịch
vụ đó có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau phát triển, tạo uy tíncho Ngân hàng Có huy động vốn thì mới có nghiệp vụ cho vay, cho vay có hiệuquả phát triển kinh tế thì mới có nguồn vốn để huy động vào, đồng thời muốncho vay và huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải làm tốt vai trò trung gian, chính
sự kết hợp đồng bộ đó tạo thành quy luật trong hoạt động của Ngân hàng và tạothành xu hướng kinh doanh tổng hợp đa năng của các Ngân hàng thương mại
1.1.2 Khái niệm về ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
1.1.2.1 Khái niệm về ngoại hối
Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng đểthanh toán giữa các quốc gia [19, tr.21] Tùy theo quan niệm của luật quản lýngoại hối của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối có thể là không giống nhau
Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh số: 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy banThường vụ Quốc Hội ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2005, Ngoại hối bao gồm:a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiềnchung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (phạm vi nghiên cứu củaluận văn);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài củangười cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang
ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trườnghợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trongthanh toán quốc tế
Trang 241.1.2.2 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chính
- Mua bán ngoại tệ giao ngay (spot): là giao dịch hai bên thực hiện mua, bánmột lượng ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúcthanh toán trong vòng 2 (hai) ngày làm việc tiếp theo Giao dịch này phù hợp với cácdoanh nghiệp có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định
- Giao dịch hối đoái hoán đổi ngoại tệ (swap): là giao dịch bao gồm đồngthời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền nàyvới một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳhạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tạithời điểm ký kết hợp đồng Giao dịch này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế lãi suấtcủa các đồng tiền và quản lý hiệu qủa nguồn vốn ngoại tệ của mình
- Giao dịch quyền chọn ngoại tệ (option): là giao dịch ngoại tệ trong đó bênmua có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết với bên bán,trong khi đó bên bán có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết khi bên mua có yêucầu theo tỷ giá đã thỏa thuận trước Phí quyền chọn (premium) là mức phí mà bên muaquyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn khi mua quyền chọn Loại giao dịch này tối
ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chingoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày
- Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward): là giao dịch trong đó hai bên cam kết
sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽđược thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai Khách hàng có thể xác định tỷ giángay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá Loại hìnhnày thích hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinhnghiệm về sự biến động tỷ giá hàng
16
Trang 25Các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng xuất phát từ:
- Mua và bán ngoại tệ với khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn mua vàbán của khách hàng
- Mua và bán ngoại tệ với đối tác nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền đó của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro
Tại các ngân hàng, Khối nguồn vốn (phòng kinh doanh ngoại tệ) được thựchiện toàn bộ các họat động giao dịch hối đoái Chi nhánh, phòng giao dịch chỉthực hiện họat động giao dịch hối đoái trong hạn mức trạng thái ngoại tệ của đơn
vị mình và trong quy trình kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh, phòng giao dịch
1.1.3 Vai trò của kinh doanh ngoại tệ trong hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng có chức năng cung cấpngoại tệ trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như giúp luân chuyển cáckhoản đầu tư quốc tế, giao dịch tài chính quốc tế và cung cấp các công cụ bảohiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, các khoảnđầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ Thực tế cho thấy nhu cầu về ngoại tệ cho doanhnghiệp cũng như sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàngthương mại trong tiến trình hội nhập là rất lớn
Trong tất cả các giao dịch ngoại tệ, ngân hàng có thể vừa là nhà tạo thịtrường, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá, nhà đầu cơ và nhà bảo hiểm rủi ro kinhdoanh ngoại hối
1.2 SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI
1.2.1 Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối với nội dung chính là quản trị rủi ro
kinh doanh ngoại tệ có vai trò tối đa hóa thu nhập ròng hoặc tài sản ròng của
Trang 26mỗi ngân hàng tương ứng với mức độ rủi ro chấp nhận, đảm bảo các giới hạn antoàn trong hoạt động của ngân hàng, kiểm soát rủi ro tỷ giá theo quy định, xácđịnh, hệ thống nội dung quản lý rủi ro tỷ giá nhằm nhận diện, đo lường, đánh giá,giám sát và giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,hạn chế mức độ tổn thất giá trị tài sản ròng của ngân hàng trước biến động tỷ giátrong quá trình hoạt động kinh doanh, phân rõ quyền hạn, trách nhiệm của cánhân, đơn vị trong quá trình quản lý rui ro tỷ giá.
1.2.2 Nội dung của Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối
1.2.2.1 Khái quát về Quản trị rủi ro
a) Quản trị rủi roRủi ro (risk) được hiểu là việc lượng hóa khả năng xảy ra những thiệt hạihoặc lợi nhuận thu về thấp hơn so với dự kiến Có rất nhiều dạng rủi ro như rủi ro
về tỷ giá, rủi ro về thị trường, rủi ro về pháp luật, rủi ro về tín dụng, rủi ro về lãisuất, … [35]
Theo Mary Parker Follett: Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thôngqua người khác Còn theo James Stoner và Stephen Robbin: Quản trị là tiến trìnhhoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viêntrong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt đượcmục tiêu đã đề ra
Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể giải thích như sau:
- Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẵn
- Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định.Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, đủsức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi
hành nhằm đạt được mục tiêu
Như vậy, Quản trị rủi ro là quá trình xác định, phân tích và chấp nhận hoặchạn chế những nguy cơ tiềm ẩn trong các quyết định đầu tư Quản trị rủi ro
Trang 27là vô cùng cần thiết bất cứ khi nào nhà đầu tư hoặc người quản lý phân tích và cốgắng định lượng nguy cơ bị lỗ trong một quyết định đầu tư Từ đó có những hànhđộng phù hợp, điều chỉnh lại mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro có thể chấp nhậnđược.
Nói một cách đơn giản, quản trị rủi ro gồm có hai bước chính: xác định rõcác rủi ro tiềm ẩn trong một quá trình đầu tư và do đó kiểm soát những rủi ro nàytheo cách phù hợp nhất với mục tiêu đầu tư
Quản trị rủi ro vô hình quản lý một dạng rủi ro mới là rủi ro có khả năngxảy ra 100% nhưng lại bị bỏ qua do nhà đầu tư không có khả năng xác định được
Ví dụ: rủi ro về hiểu biết xảy ra khi nhà đầu tư không có kiến thức mà vẫn tiếnhành một công việc nào đó Rủi ro về quan hệ xảy ra khi các bên hợp tác vớinhau kém hiệu quả Rủi ro về quá trình xảy ra khi việc vận hành không trơn tru.Những rủi ro này làm giảm năng suất, giảm chi phí hiệu quả, giảm lợi nhuận,giảm chất lượng, ảnh hưởng đến danh tiếng và doanh số Quản lý rủi ro vô hình
có khả năng nhận dạng và giảm thiểu các rủi ro đe doạ đến lợi nhuận từ đó tạo ragiá trị cho người quản lý
Việc quản trị rủi ro cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc phân bổnguồn lực Đây chính là biểu hiện của lý thuyết chi phí cơ hội Dù quản trị rủi rolàm giảm thiểu nguy cơ gặp rủi ro song các nguồn lực được sử dụng để quản lýrủi ro lại có thể được sử dụng cho các hoạt động khác có khả năng sinh lợi caohơn
Trong thực tế những rủi ro có thể xảy ra trong một tổ chức, doanh nghiệp,
dự án là khá nhiều và việc giải quyết hết tất cả các rủi ro là không cần thiết.Thông thường nguyên tắc 20/80 được áp dụng để xác định và giải quyết nhữngrủi ro quan trọng, những nguyên nhân gốc có ảnh hưởng tới rủi ro của tổ chức.Điều này dẫn tới việc phải phân tích để chọn ra những rủi ro cần giải quyết Cónhiều kỹ thuật phân tích rủi ro được áp dụng, thông thường ngân hàng sử dụng
Trang 28phương pháp chính sau:
• Phân tích khả năng xuất hiện của rủi ro (Risk probability) [35]
Có 4 mức để đo lường khả năng xuất hiện của rủi ro, mỗi mức độ được gánvới một giá trị số (tùy thuộc tổ chức, doanh nghiệp, dự án) để có thể ước lượng sựquan trọng của nó
6 - Thường xuyên: Khả năng xuất hiện rủi ro rất cao
4 - Hay xảy ra: Khả năng xuất hiện rủi ro cao
2 - Đôi khi: Khả năng xuất hiện rủi ro trung bình
1 - Hiếm khi: Khả năng xuất hiện thấp, chỉ xuất hiện trong những điều kiệnnhất định
Dự án thất bại hoặc sẽ gặp khó khăn lớn
Hình 1.1 Ví dụ đơn giản dùng sơ đồ xương cá định vị rủi ro
Nguồn: http://vpc.vn/
• Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro (Risk Frame): Có 4 mức để ước lượngthời điểm rủi ro xuất hiện, mỗi mức được gán với một giá trị số (tùy thuộc tổ chức, doanhnghiệp, dự án) để có thể ước lượng sự tác động của nó
6 - Ngay lập tức: Rủi ro xuất hiện gần như tức khắc
4 - Rất gần: Rủi ro sẽ xuất hiện trong thời điểm rất gần thời điểm phân
Trang 292 - Sắp xảy ra: Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai gần
1 - Rất lâu: Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai xa hoặc chưa định được b) Đánh giá rủi ro
Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên quanđến các sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động của Ngân hàng thương mại, phải có cácchốt kiểm tra nằm trong các quy trình nghiệp vụ (hệ thống kiểm soát nội bộ) đểkiềm chế rủi ro trong các hạn mức đã được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệtcùng với các biện pháp để theo dõi các trường hợp ngoại lệ vượt hạn mức rủi ro
Quy trình đánh giá rủi ro có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro,theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro
- Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương trình quản trị rủi ro hiệuquả là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà Ngân hang thương mại có thểgặp phải thông qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình hoạtđộng
- Định lượng rủi ro: là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp banđiều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát Hiện nay trên thực
tế có 3 phương pháp định lượng cơ bản sau:
+ Phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính toán xác suất xảy ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ được nghiên cứu
+ Phương pháp kinh nghiệm: Phương pháp này được hình thành trên kinhnghiệm của các chuyên gia Để nâng cao hiệu quả các nhà quản trị ngân hàng cóthể kết hợp phương pháp thống kê và phương pháp kinh nghiệm với nhau
+ Phương pháp tính toán - phân tích: Phương pháp này dựa trên việc xâydựng đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro ngân hàng dựa trên độngthái biến thiên của đồ thị toán ứng dụng bằng phương pháp ngoại suy
- Theo dõi rủi ro: là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm
Trang 30soát, nhờ đó ban điều hành có thể theo dõi được mức rủi ro của từng lĩnh vực kinh doanh.
- Kiểm soát rủi ro: Rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tụcnằm trong hệ thống kiểm soát nội bộ trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằmgiảm thiểu rủi ro Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đanhưng hiệu quả lại thấp, ngược lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lạilợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thể cao Ban điều hành phải tìm ra sự cân bằng tối ưugiữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọncác thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp
c) Các nguyên tắc trong việc quản trị rủi ro ngân hàng
- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro
- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép
- Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính
- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế
- Nguyên tắc hợp lý về thời gian
- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng
- Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép
1.2.2.2 Nguyên nhân rủi ro kinh doanh ngoại hối
Về bản chất, kinh doanh ngoại hối tự nó chứa đựng rủi ro rất cao Ngoàicác rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãisuất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ropháp lý, rủi ro quốc gia… thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặcbiệt, đó là rủi ro tỷ giá Do tỷ giá biến động thường xuyên và không theo quy luật,nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro
Trang 31đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng [18, tr.801] Rủi
ro thị trường là rủi ro về lỗ phát sinh từ những thay đổi trong giá trịcác tài sản và công nợ (bao gồm cả các tài sản và công nợ ngoài bảng cân đối kếtoán) do những biến động của các nhân tố mang tính rủi ro như lãi suất, tỷ giá vàrủi ro về lỗ phát sinh từ những thay đổi trong thu nhập có được từ các tài sản vànghĩa vụ
Có ba loại rủi ro thị trường lớn:
- Rủi ro lãi suất: Rủi ro về lỗ phát sinh từ những thay đổi về lãi suất Do sựkhông phù hợp của lãi suất liên quan đến các tài sản và công nợ và/hoặc sự khác biệt vềthời gian trong kỳ hạn thanh toán liên quan, một Ngân hàng thương mại có thể bị lỗ hoặc
bị giảm lợi nhuận do những thay đổi về lãi suất
- Rủi ro tỷ giá: Rủi ro về lỗ phát sinh từ sự khác biệt giữa tỷ giá thực tế và
tỷ giá giả thiết trong trường hợp một Ngân hàng thương mại có duy trì một trạng tháiròng dài hạn hay ngắn hạn liên quan đến các tài sản và công nợ có gốc ngoại tệ [26]
- Rủi ro thay đổi giá: Rủi ro về lỗ phát sinh từ việc giảm giá trị các tài sản donhững thay đổi về giá của chứng khoán…
a) Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ đến từ hoạt động đầu cơ Hoạt động mua bán ngoại hối của ngân hàng bao gồm:
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán hợpđồng ngoại thương
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm mục đích thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm điềuchỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền có thể giảm rủi ro kinh doanh ngoại hối
- Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến động của tỷ giá
Trang 32Hai hoạt động đầu tiên, ngân hàng thường thực hiện cho khách hàng để thuphí, thu lợi nhuận chênh lệch giá mua và giá bán, do đó rủi ro kinh doanh ngoạihối ngân hàng thường ít phải gánh chịu Hoạt động thứ ba, ngân hàng tiến hànhnghiệp vụ phòng ngừa rủi ro kinh doanh ngoại hối (phòng vệ), tức là nhằm giảmrủi ro kinh doanh ngoại hối Như vậy, rủi ro kinh doanh ngoại hối thực chất chỉliên quan đến trạng thái ngoại hối mở (open position) đối với những hoạt độngmua bán mang tính đầu cơ (unhedged position), tức là hoạt động thứ tư Trạngthái ngoại hối mở thường được thực hiện trong các giao dịch giữa các ngân hàngvới nhau trên thị trường ngoại hối và đặc biệt là đối với những ngân hàng thươngmại và ngân hàng đầu tư lớn là những ngân hàng tạo lập thị trường (marketmaker) bằng cách niêm yết tỷ giá mua bán hai chiều “Bid – Ask” đối với ngoại tệgiao dịch Khi ngân hàng giữ trạng thái dương một loại ngoại tệ sẽ phải chịu rủi
ro về tỷ giá giảm và ngựơc lại
b) Sự không cân xứng giữa tài sản nợ và tài sản có
Khía cạnh thứ hai của rủi ro kinh doanh ngoại hối mà các ngân hàng phảichịu là sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ.Tài sản có bằng ngoại tệ là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như: cáckhoản cho vay bằng ngoại tệ, các chứng khoán bằng ngoại tệ, tiền gửi bằng ngoại
tệ ở ngân hàng khác, tiền mặt bằng ngoại tệ,… Tài sản nợ bằng ngoại tệ là cáckhoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như: phát hành các chứng chỉ tiền gửi bằngngoại tệ, phát hành trái phiếu và các hình thức huy động vốn khác bằng ngoại tệ
Do tính chất toàn cầu hóa, thị trường tài chính đã tạo ra những khả năng to lớn đểtăng nguồn vốn của các ngân hàng bằng các ngoại tệ khác nhau Đây là lợi thế tolớn không những đa dạng hóa nguồn vốn và sử dụng vốn bằng ngoại tệ, mà còntạo ra những cơ hội để tăng được lợi tức đầu tư và giảm được chi phí vốn huyđộng
1.2.2.3 Quy trình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối
Trang 33a) Hoạch định chiến lượcMức độ rủi ro tỷ giá chấp nhận trong từng thời kỳ thể hiện bằng hạn mức giá trị rủi ro tỷ giá được xác định trên cơ sở:
- Chiến lược kinh doanh đã được từng ngân hàng lựa chọn Thông thườngnhiều ngân hàng xác định tỷ giá sẽ ổn định trong giai đoạn Quý I và II của năm và biếnđộng mạnh vào giai đoạn hai quý cuối năm Vì vậy, các ngân hàng thường giữ trạng thái
âm hoặc giữ trạng thái dương với mức nhỏ trong nửa đầu năm và giữ trạng thái dươngnhiều vào cuối năm
- Tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước: hạn mức rủi ro tỷ giá sẽ quyết định mức trạng thái tối đa mà ngân hàng được nắm giữ
- Khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng: là quan điểm vể rủi ro, bao gồm loại rủi
ro, mức độ chấp nhận, tổ chức quản lý rủi ro và ảnh hưởng tác động trong hoạt động kinhdoanh Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng và phong cách lãnh đạo củaban điều hành ngân hàng mà lựa chọn mức độ rủi ro cao hay thấp Thông thường mức rủi
Phương pháp MTM áp dụng trong việc đo lường, đánh giá và quản trị rủi
ro tỷ giá
* Quản lý trạng thái ngoại hối:
Quản lý trạng thái ngoại hối nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung
Trạng thái ngoại hối được xác định hàng ngày cho từng loại đồng tiền
Trang 34giao dịch, tổng thể quy đổi USD cho tất cả các loại giao dịch.
Tổng các trạng thái ngoại hối không được vượt quá giới hạn so với vốn tự
có theo quy định của ngân hàng nhà nước
Trước đây Ngân hàng nhà nước quy định giới hạn trạng thái ngoại tệ củacác tổ chức tín dụng là 30% vốn tự có Nhưng do sự biến động căng thẳng của thịtrường ngoại hối Việt Nam trong những năm qua, để hạn chế đầu cơ, chuyển đổivốn trong hệ thống gây bất lợi cho tỷ giá, ngày 20/3/2012, Thống đốc Ngân hàngnhà nước ký ban hành Thông tư số 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng tháingoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm giới hạntrạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng xuống còn 20% vốn tự có, riêng cácchi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có vốn tự có từ 25 triệu đô la Mỹtrở xuống được phép áp dụng mức giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngàykhông được vượt quá 5 triệu đô la Mỹ
* Xác định mức độ biến động tỷ giá:
Những yếu tố cần xem xét khi đưa ra dự báo về mức độ biến động tỷ giátrong một thời kỳ bao gồm:
- Số liệu thống kê về các mức tỷ giá cụ thể của các kỳ hạn
- Chính sách hiện hành và xu hướng quản lý thị trường ngoại hối của ngân hàng Nhà Nước
- Dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam và các đồng tiền giao dịch
Xác định giá trị rủi ro tỷ giáGiá trị rủi ro tỷ giá được xác định thông qua lượng hóa sự ảnh hưởng củacác yếu tố biến động tỷ giá đến giá trị danh mục kinh doanh ngoại tệ tiềm tàngtheo phương pháp:
VAR = MV*VOL*SD*√DPVAR: giá trị rủi ro tỷ giá, biểu thị mức độ biến động tối đa của giá trị danhmục kinh doanh ngoại tệ khi có sự thay đổi tỷ giá trong khoảng thời gian
Trang 35nhất định, tương ứng với mức độ tin cậy nhất định.
MV: giá thị trường của danh mục kinh doanh ngoại tệ
VOL: độ biến động, đo lường mức độ thay đổi của các biến số về tỷ giá và
độ biến động ngầm định của chúng trong một khoảng thời gian
SD: độ lệch chuẩn, là thước đo sự biến động của tỷ giá trên cơ sở sự biến động của dữ liệu quá khứ
DP: thời gian thanh khoản hay nắm giữ tài sản
* Các hạn mức quản lý rủi ro tỷ giá:
- Hạn mức trạng thái mở: Phòng kinh doanh ngoại tệ thuộc Hội sở chínhhoặc chi nhánh được Ủy ban ALCO hoặc Hội đồng Quản trị cho phép tự doanh nhưngvới một hạn mức trạng thái mở nhất định Hạn mức trạng thái mở này áp dụng cho cảphòng kinh doanh ngoại tệ, cho mỗi chuyên viên kinh doanh ngoại tệ trong mỗi giai đoạnnhất định
- Hạn mức lỗ tối đa: khi các chuyên viên mở trạng thái ngoại tệ, nhưng diễnbiến thị trường bất lợi, khi đó giao dịch bị lỗ, chuyên viên kinh doanh ngoại tệ sẽ dựa vàohạn mức lỗ đựợc phép, hạn mức lỗ tối đa để cắt lỗ
- Hạn mức giá trị rủi ro tỷ giá: là giới hạn tổn thất tối đa của tổng giá trịdanh mục do các biến động tỷ giá trên thị trường và ngân hàng có thể chấp nhận trongtừng thời kỳ
* Quản lý các sản phẩm ngoại hối mới:
Tất cả các sản phẩm mới đều được đánh giá, kiểm soát đầy đủ các yếu tố rủi ro tỷ giá có thể xảy ra
Quá trình nghiên cứu, ban hành và đưa vào triển khai bất cứ sản phẩm nào thuộc tài sản nợ, tài sản có đều phải đảm bảo:
- Mọi rủi ro tỷ giá phát sinh khi đưa sản phẩm mới vào áp dụng phải được nhận diện và đo lường đầy đủ
- Tuân thủ quy trình ban hành sản phầm ngoại hối mới, trong đó phải có
Trang 36sự tham gia của khối quản lý rủi ro.
c) Tổ chức thực hiệnTrách nhiệm quản lý rủi ro tác nghiệp thuộc về:
- Hội đồng quản trị ban hành các chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp
- Ủy ban quản lý rủi ro tác nghiệp chỉ đạo điều hành triển khai các chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp do hội đồng quản trị ban hành
- Khối quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tại Hội sở chính là đầu mốitổng hợp toàn hệ thống, tham mưu cho Hội đồng rủi ro tác nghiệp về công tác quản lý rủi
Như vậy mấu chốt của công tác quản trị rủi ro tác nghiệp là từng phòngban xác định được đây là nhiệm vụ mà các đơn vị cần phải trực tiếp thực hiện vì
nó đem lại hiệu quả, lợi ích cho chính mỗi phòng ban Quản trị rủi ro tác nghiệpyêu cầu lãnh đạo từng phòng, ban nắm bắt được mọi hành vi, mọi hoạt động tácnghiệp của từng cán bộ để kiểm soát được rủi ro, phòng chống được rủi ro, tổnthất do tác nghiệp gây ra
Quy trình quản lý rủi ro: Việc kiểm soát rủi ro phải được thực hiện theomột quy trình chặt chẽ và phối hợp với đặc thù của từng tổ chức, doanh nghiệp.Tổng quát, quy trình quản lý rủi ro cơ bản bao gồm các bước chính được trìnhbày ở hình 1.1
Trang 37Nhậndiện rủi
Ở mức chi tiết hơn, quy trình quản lý rủi ro bao gồm các bước cùng với
trình tự xử lý và mối quan hệ giữa chúng như hình 1.2
Trang 38Khảo sát Rủi ro
Nhận diện rủi ro
Phân tích rủi ro
Xác định rủi ro
Kiểm soát rủi ro
Các chiến lược đối phó rủi ro
Kiểm soát và
đo lường
Hình 1.3 Mối quan hệ và trình tự các bước trong quy trình quản lý rủi ro
Nguồn: http://vpc.vn/d) Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Theo định nghĩa của Viện Kiểm toán quốc tế, “Hệ thống kiểm soát nội bộ”
là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơcấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạtđược các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý
Trang 39kịp thời các rủi ro xảy ra.
Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm các mục tiêu:
- Bảo đảm cho ngân hàng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quytrình nội bộ về quản lý, hoạt động, các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra
- Đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính và phi tài chính
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, hiệuquả
- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra
Ban điều hành ngân hàng có trách nhiệm thành lập, điều hành và kiểm soát
hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với mục tiêu của tổ chức Để hệ thống này vậnhành tốt, cần tuân thủ một số nguyên tắc như:
- Xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đứcnghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi
- Các quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ được văn bản hoá rõ ràng và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ tổ chức
- Xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao Mọi hoạt độngquan trọng phải được ghi lại bằng văn bản Bất kỳ thành viên nào của tổ chức cũng phảituân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ
- Quy định rõ ràng trách nhiệm kiểm tra và giám sát Tiến hành định kỳ cácbiện pháp kiểm tra độc lập Định kỳ kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện phápkiêm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 cấu phần, cụ thể: là môi trường kiểmsoát, hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin
và cơ chế trao đổi thông tin và cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát
31
Trang 40- Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của hệ thốngkiểm soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền, các chính sách,thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hànhcủa các cấp lãnh đạo.
- Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro là quy trình định dạng và phân tíchmọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức tín dụng, cụ thể baogồm:
(i) Việc xác định mục tiêu,(ii) Mức độ phù hợp của các mục tiêu, (iii) Việc định dạng các rủi ro liên quan,(iv) Đánh giá rủi ro,
(v) Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro
- Hoạt động kiểm soát là các chính sách, quy trình, thông lệ được xây dựngnhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp quản lý điều hành đặt ra vàcác quy trình giảm thiểu rủi ro liên quan
- Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin là hệ thống hỗ trợ toàn bộcác cấu phần của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc đảm bảo các thông tin đượcnắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng
- Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát là quá trình đánh giá chất lượng của
hệ thống kiểm soát nội bộ do Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng tổ chức thực hiện và
do Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng và/hoặc tổ chức kiểm toán độc lập bên ngoàithực hiện
Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm cuối cùng về mức độđầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua một bộphận chuyên trách độc lập Bộ phận này chính là Bộ phận kiểm toán nội bộ củangân hàng Chức năng cơ bản của Bộ phận kiểm toán nội bộ là thực hiện đánh giáđộc lập về mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm