1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

93 37 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu định lượng cụ thể về chi tiêu công, tăng trưởng kinh tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chi tiêu của khu vực công và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-

BÙI THANH HOÀI

TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh- Năm 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-

BÙI THANH HOÀI

TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ TẠI TP.HCM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH

TP Hồ Chí Minh- Năm 2014

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn, hỗ trợ

từ người hướng dẫn khoa học là GS TS Dương Thị Bình Minh Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

cứ công trình nghiên cứu khoa học nào Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo

Nếu có bất kì sai sót, gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình

TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 05 năm 2014 Tác giả

Bùi Thanh Hoài

Trang 4

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục từ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu, đồ thị

Trang PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

6 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5

1.1 Lý thuyết về chi tiêu công 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của chi tiêu công 5

1.1.3 Lý thuyết về chi tiêu công: 6

1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 8

1.2.1 Khái niệm 8

1.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế 10

1.3 Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế: 12

1.4 Đánh giá các nghiên cứu về chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế 17

1.5 Xây dựng mô hình lý thuyết 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1995-2012 27

Trang 5

2.3.2 Những hạn chế về tăng trưởng kinh tế thành phố 33

2.4 Tình hình chi tiêu công ở thành phố: 36

2.4.1 Tình hình chi ĐTPT từ NSĐP ở Tp HCM 38

2.4.2 Tình hình chi thường xuyên từ NSĐP ở Tp HCM 40

2.5 Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế 44

2.5.1 Chi tiêu công được tài trợ bằng nguồn thu trong nước chủ yếu thuế và tăng trưởng kinh tế 45

2.5.2 Chi tiêu công được tài trợ bằng nguồn thu nước ngoài chủ yếu ODA với tăng trưởng kinh tế: 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 48

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI TPHCM 49

3.1 Mô hình nghiên cứu 49

3.2 Dữ liệu nghiên cứu 49

3.3 Kết quả thực nghiệm 51

3.3.1 Kiểm định nghiệm đơn vị 51

3.3.2 Phân tích cân bằng dài hạn – phân tích đồng liên kết 53

3.3.3 Phân tích cân bằng ngắn hạn – Mô hình ECM 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 60

4.1 Kết luận 60

4.2 Các hàm ý về chính sách 60

4.2.1 Đối với chi đầu tư 60

4.2.2 Đối với chi thường xuyên 62

4.2.3 Đối với các yếu tố khác 63

4.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 65

KẾT LUẬN 66

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 6

Hình 2: Quy mô chính phủ và đường cong tăng trưởng

Bảng 2.1: Tỷ trọng thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước (%)

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 1995 – 2012 theo khu vực kinh tế (%)

Biểu đồ 2.1: Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng (%) theo từng khu vực kinh tế

Biểu đồ 2.2: Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng (%) theo thành phần kinh tế

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng TP.HCM và cả nước (%)

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về quy mô kinh tế TP.HCM năm 2010 so với năm 1995 Bảng 2.4: Tỷ phần đóng góp TFP vào tốc độ tăng trưởng kinh tế TP.HCM

Biểu đồ 2.4: Chi tiêu công qua các năm từ 1995 đến năm 2012

Bảng 2.5: Quy mô chi tiêu công/GDP thành phố (%)

Bảng 2.6: Số liệu trường học thuộc lĩnh vực giáo dục phổ thông

Bảng 2.7: Số liệu Bệnh viện thuộc lĩnh vực Y tế

Biểu đồ 2.5: Sự thay đổi tỷ lệ chi ĐTPT so với tổng chi NSĐP và GDP TP HCM Bảng 2.8: Tỷ trọng cơ cấu chi tiêu công giai đoạn 1995-2012

Bảng 2.9: Khảo sát chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế thành phố

Biểu đồ 2.6: So sánh chi tiêu công được tài trợ bằng nguồn vốn vay và nguồn thu ngân sách 1995-2012(%)

Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 3.2 : Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi dữ liệu I(0)

Bảng 3.3 : Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi dữ liệu I(1)

Bảng 3.4: Kết quả hồi qui

Bảng 3.5 : Kiểm định phần dư của mô hình

Bảng 3.6: Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 3.7: Kết quả hồi qui mô hình ECM

Trang 7

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

ODA

Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính

thức GDP

Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

OLS

Ordinary Least Squares

Phương pháp bình phương

bé nhất VAR Vector Autogression Mô hình vector tự hồi quy ADB

Asian Development

Bank Ngân hàng phát triển Châu

Á ECM Error Correction Model Mô hình điều chỉnh sai số PPP Public - Private Partner Hợp tác công tư

Built-Operation-Transfer

Xây dựng –vận hành- chuyển giao

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước Tốc độ tăng trưởng của thành phố hàng năm cao hơn tốc độ phát triển kinh tế của cả nước chính vì thế sự phát triển của kinh tế thành phố có tác động rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước

Để đảm bảo tốc độ phát triển trên địa bàn, huy động các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền thành phố Với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh luôn rất cần các nguồn lực để tăng trưởng kinh tế cho các mục tiêu ngắn và dài hạn Nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển toàn diện của một quốc gia; tương

tự, sự phát triển của một đô thị cũng đòi hỏi một nguồn tài chính để chi tiêu bền vững góp phần đảm bảo ổn định nền kinh tế, an sinh xã hội, mà còn tạo niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo và điều hành kinh tế của chính quyền địa phương

Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cốt lõi mà mỗi địa phương luôn tìm cách duy trì và phát huy Sự tăng trưởng kinh tế trong mỗi giai đoạn chu kỳ kinh tế chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt yếu tố chi tiêu ngân sách có tác động sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế của địa phương Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có những biến động lớn như giá xăng dầu, gas tăng cao, nguy cơ vỡ nợ khối Liên minh Châu Âu, tình trạng bất ổn chính trị ở Ukraina; bất ổn triền miên tại Mỹ về ngân sách và trần nợ công…đã ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu Theo nhận định của Chính phủ, nền kinh tế nước ta năm 2013 phục hồi chưa vững chắc, lạm phát được kiềm chế nhưng đã có dấu hiệu tăng trở lại, thu ngân sách nhà nước đạt so với

kế hoạch nhưng chưa bền vững

Vấn đề quản lý, sử dụng hiệu quả chi ngân sách, không lãng phí đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từng giai đoạn là thách thức lớn của chính quyền thành phố Hàng

Trang 9

năm, các Sở ngành thành phố đều có đánh giá phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhưng chỉ là những đánh giá chung chung, định tính Việc nghiên cứu định lượng cụ thể về chi tiêu công, tăng trưởng kinh tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chi tiêu của khu vực công và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ngân sách hướng đến mục tiêu chi bền vững cho nhu cầu phát triển kinh tế của Thành phố

Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh

tế tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mô hình nghiên cứu được thiết kế từ hàm sản xuất tổng quát Trong đó chi tiêu công (được phân tích theo góc độ tổng thể và theo cơ cấu), đầu tư tư nhân, lao động và độ mở thương mại được xem là các nhân tố đầu vào Mục đích chính của luận văn là tác động chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình đa biến Luận văn có các câu hỏi nghiên cứu chính:

- Trong phạm vi địa phương, chi tiêu công có tác động đến tăng trưởng kinh tế?, nếu có thì sự tác động này là cùng chiều hay ngược chiều

- Cơ cấu chi tiêu công tác động đến tăng trưởng kinh tế địa phương như thế nào?

- Hàm ý chính sách chi tiêu công với nghiên cứu điển hình của thành phố Hồ Chí Minh được rút ra trong nghiên cứu là gì?

3 Phương pháp nghiên cứu:

Trước tiên, dựa vào hàm sản xuất tân cổ điển và bằng phương pháp hạch toán tăng trưởng, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm các biến như tăng trưởng kinh tế, chi tiêu công (phân thành chi thường xuyên và chi đầu tư), đầu tư tư nhân, độ mở thương mại và tăng trưởng lao động hàng năm, bởi vì về lý thuyết các biến này có quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế Đồng thời, có nhiều công trình thực nghiệm cũng đã sử dụng các biến này để nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế

Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp định lượng thực hiện kiểm định quan hệ

Trang 10

đồng tích hợp giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế bằng việc tách chi tiêu công thành hai biến là chi tiêu công tổng thể và chi tiêu công theo cơ cấu (chi đầu

tư và chi thường xuyên) Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn ước lượng các tác động ngắn hạn của các biến quan sát thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM)

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: chi tiêu công tác động tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu: được thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2012

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Từ trước đến nay, các cơ quan chức năng của thành phố khi đánh giá về nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế thường chỉ bằng những nhận xét chung chung mà chưa có bước thống kê định lượng cụ thể Những đánh giá này chưa xác định chính xác nhân tố nào tác động tích cực và những nhân tố nào tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả tăng trưởng kinh tế Khi chưa có kết luận chính xác thì chưa thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện công tác quản lý, từ đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tác động của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế còn là vấn đề gây tranh luận, luận văn góp phần khẳng định thêm minh chứng thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế đối với địa phương thành phố Hồ Chí Minh là loại đô thị đặc biệt, có nền kinh tế năng động nhất, có tốc độ phát triển cao so với cả nước

Luận văn đề xuất các gợi ý chính sách để làm nguồn tham khảo đối với công tác hoạch định chính sách của thành phố Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các học viên chuyên ngành về lĩnh vực tài chính công

6 Kết cấu đề tài:

Đề tài được thiết kế thành 4 chương như sau:

Chương 1: Lý thuyết về chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế

Trang 11

Chương 2: Thực trạng chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành

phố Hồ Chí Minh 1995-2012

Chương 3: Nghiên cứu định lượng sự tác động của chi tiêu công đến tăng

trưởng kinh tế tại TP.HCM

Chương 4: Kết luận và khuyến nghị

Trang 12

Vì vậy, trong phạm vi của đề tài này, chi tiêu công được hiểu một cách ngắn ngọn của chi ngân sách nhà nước (quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhằm thực thi nhiệm

vụ của bộ máy nhà nước và các mục tiêu chính sách từng giai đoạn)

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của chi tiêu công

Chi tiêu công có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

- Điểm nổi bật của chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay phạm vi quốc gia Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện của nền kinh tế- xã hội của nhà nước và cũng chính là quá trình thực hiện chức năng đó của nhà nước đã cung cấp một lượng hàng hóa công cộng khổng lồ cho nền kinh tế

Trang 13

- Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước thực hiện Các khoản chi tiêu công do chính quyền các cấp đảm nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện các chức năng quản lý, phát triển kinh tế - xã hội Song song đó, các cấp của cơ quan quyền lực nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công cộng nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia

- Các khoản chi tiêu hoàn toàn mang tính công cộng Chi tiêu công tương ứng với những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Đồng thời đó cũng là những khoản chi cần thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chi lương cho công chức nhà nước, chi hàng hóa dịch vụ công đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người dân,

- Các khoản chi tiêu công cộng mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp Điều này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công cộng Điều này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về kinh tế - xã hội của nhà nước

1.1.3 Lý thuyết về chi tiêu công

Các lý thuyết thường không chỉ ra một cách rõ ràng tác động của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất với nhau rằng: Trong một số trường hợp, việc cắt giảm hay gia tăng quy mô chi tiêu công đều

có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

1.1.3.1 Đường cong RAHN

Nhà kinh tế học Richard Rahn (1986) đã đưa ra biểu đồ biểu diện mối quan hệ giữa quy mô chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế Biểu đồ này gọi là "Đường cong Rahn" (The Rahn Curve)

Trang 14

Hình 1: Đường cong Rahn

(Nguồn: The Rahn Curve Chart from www.mimyanville.com)

Trên biểu đồ đường cong Rahn:

- Trục tung biểu diễn tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Trục hành biểu diện chi tiêu công theo % GDP

- Đường cong Rahn có dạng lồi so với góc tọa độ

- Đỉnh của đường cong Rahn thể hiện mức chi tiêu công tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế Quy mô tối ưu này không có con số chính xác nhưng dao động khoảng từ 15% đến 25% GDP

Đường cong Rahn hàm ý: tăng trưởng kinh tế sẽ đạt được tối đa khi chi tiêu công là vừa phải và được phân bổ hết cho những hàng hóa công cơ bản như cơ sở hạ tầng… Tuy nhiên, chi tiêu công sẽ có hại đối với tăng trưởng kinh tế nếu nó vượt qua mức giới hạn này, tức là chi tiêu công nằm phía biên kia dốc của đường cong Rahn

1.1.3.2 Trường phái của John Maynard Keynes

Các nhà kinh tế học theo trường phái của Keynes cho rằng: chi tiêu công – đặc biệt

là các khoản chi tiêu thông qua vay nợ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ làm

Trang 15

tăng sức mua (tổng cầu) của nền kinh tế Nhưng lý thuyết của trường phái Keynes

đã bỏ qua một sự thật là Chính phủ không thể bơm sức mua vào nền kinh tế trước khi làm giảm nó thông qua thuế và vay nợ

1.1.3.3 Các trường phái kinh tế khác

Các nhà kinh tế khác cho rằng việc cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, họ lập luận như sau:

Lập luận này sẽ đúng nếu như mối quan hệ giữa các biến số trên là chặt chẽ Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng giả thiết trên đã đề cao quá mức mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, lãi suất, đầu tư và tăng trưởng kinh tế

Các quan điểm thuộc các trường phái kinh tế khác không đưa ra câu hỏi rõ ràng về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế nhưng hầu hết các nhà kinh tế học đều đồng ý rằng: trong những trường hợp nhất định việc cắt giảm chi tiêu công

sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và có những trường hợp việc gia tăng chi tiêu công

là có lợi cho tăng trưởng kinh tế

1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

1.2.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định Bản chất của tăng trưởng kinh tế là sự đảm bảo gia tăng cả quy mô sản lượng và sản lượng bình quân trên đầu người

Một cách tổng quát, ta có thể đo lường tăng trưởng kinh tế bằng các chỉ tiêu: tổng

sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm tính bình quân đầu người

TĂNG NĂNG SUẤT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Trang 16

Tổng sản phẩm quốc nội- GDP (Gross Domestic Product): GDP là giá trị bằng tiền của tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm) GDP thường được tính bằng 3 phương pháp sau:

* Phương pháp 1: Phương pháp trực tiếp (theo tổng thu nhập)

* Phương pháp 2: Phương pháp gián tiếp (theo giá trị gia tăng)

GDP = VA

Trong đó: VA= giá trị sản lượng- giá trị sản phẩm trung gian

* Phương pháp 3: theo luồng chi tiêu

Tổng sản phẩm quốc dân- GNP (Gross National Product): là giá trị bằng tiền của tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm)

GDP = W + R + i+ Π+ Ti + De

W: tiền lương R: thu nhập cho thuê i: thu nhập của người cho vay (lãi) Π: lợi nhuận của chủ doanh nghiệp Ti: thuế gián thu

De: bù đắp hao mòn tài sản cố định

GNP = GDP+NFFI= GDP+IFFI- OFFI

NFFI: thu nhập yếu tồ ròng từ nước ngoài

IFFI: thu nhập từ nước ngoài chuyển vào trong nước

OFFI: thu nhập từ trong nước chuyển ra nước ngoài

Trang 17

Tổng sản phẩm tính bình quân đầu người (mức thu nhập bình quân đầu người- PCI- Per Capital Income): PCI = Y/P với Y: GDP (GNP), P: tổng dân số

Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế:

 Xác định mức tăng trưởng tuyệt đối:

ΔY= Yt – Y0 Y: GDP, GNP

Yt: GDP, GNP tại thời điểm tăng trưởng kinh tế của thời kỳ phân tích

Y0: GDP, GNP tại thời điểm gốc của thời kỳ phân tích

 Xác định mức tốc độ tăng trưởng:

gy = ΔY/Y0 x 100 Y: GDP, GNP

ΔY: mức gia tăng trưởng kinh tế GDP hoặc GNP giữa hai thời điểm

Y0: GDP, GNP tại thời điểm gốc

1.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế

1

LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

CỔ ĐIỂN

Adam Smith (thế kỷ XVII):

Là người đầu tiên đưa ra mô hình phát triển tư bản

chủ nghĩa dựa trên tiết kiệm và đầu tư cao Adam Smith đã dựa trên quá trình tích lũy tư bản, với tư tưởng ủng hộ tự do cạnh tranh và giảm thiểu sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế Ông cho rằng muốn tăng trưởng kinh tế thì phải phát triển đầu tư

nhờ việc cắt giảm tiêu dùng

David Ricardo (thế kỷ XVIII)

Giới hạn nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế là tài nguyên thiên nhiên

Trang 18

Karl Marx (thế kỷ XIX)

Lý thuyết về sự phát triển của tư bản chủ nghĩa quy luật giá trị thặng dư

2

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRƯỜNG PHÁI KEYNES

John Maynard Keynes (thế kỷ XX)

Các nền kinh tế hiện đại cần các chính sách chủ động để quản lý và tăng trưởng kinh tế

Roy F Harrord và Evsey Domar (1940)

Nguồn bốn của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia

3

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG TÂN CỔ ĐIỂN

Các yếu tố ngoại sinh: tiết kiệm, tăng dân số và tiến

bộ công nghệ có ảnh hưởng đến mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian

4

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH

Arrow (1962)-Romer (1990):

Các nhà kinh tế học cho rằng lực lượng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trưởng là sự tích lũy kiến thức với những cơ chế tạo ra kiến thức khác nhau và những nguồn lực được phân bổ vào ngành sản xuất

Trang 19

tế khả năng giải thích sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia dựa trên vốn

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

1.3 Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế

Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới và Việt Nam, cụ thể như:

GIAN

TÊN NGHIÊN CỨU KẾT LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU

1 Roger C Kormendi

Philip G Meguire

1985 Macroeconomic

Determinants of Growth: cross evidence

Chi tiêu công không

hề tác động đến tăng trưởng kinh tế

2 Robert J Barro 1990 Government

Spending in a Simple Model of economic

Growth

Chi tiêu công có tác động đến tăng trưởng kinh tế

Sự gia tăng chi đầu

tư có tác động tức cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó

sự gia tăng của chi thường xuyên lại có tác động tích cực

Trang 20

Sự phân cấp tài khóa làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế

5 Ghosh Gregorios 2008 The Composition

of Government Spending and Growth: is Current or Capital Spending Better

Chi thường xuyên chứ không phải chi đầu tư mới có đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh

tế

6 Nguyễn Phi Lân 2008 Phân cấp tài khoá

và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam

Tính phi hiệu quả trong chi tiêu công tổn tại trong cả chi tiêu công và đầu tư hàng năm

7 Phạm Thế Anh 2008 Phân cấp cơ cấu

chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Chi đầu tư có tích cực hơn chi thường xuyên trong một số ngành và ngược lại, chi thường xuyên có tác động tích cực hơn đối với chi đầu

tư trong một số ngành khác

8 Hoàng Thị Chinh Thon

Phạm Thị Hương

Phạm Thi Thuỷ

2010 Tác động của chi

tiêu công đến tăng trưởng kinh

tế tại các địa phưong ở Việt Nam

Nguồn chi đầu tư cấp huyện cần được tăng cường, trong khi chi đầu tư cấp tỉnh nên giảm để thúc đầy tăng trưởng kinh tế của địa phương

9 Sử Đình Thành

Mai Đình Lâm

2012 Phân cấp chi

ngân sách và tăng trưởng kinh

tế ở Việt Nam

Phân cấp chi ngân sách có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện tác động tích cực của chi trung ương, vốn đầu tư tư nhân và độ mở thương mại đến tăng trưởng

Trang 21

10 Sử Đình Thành 2013 Hiệu ứng ngưỡng

chi tiêu công và tăng trưởng kinh

tế ở Việt Nam- Kiểm định bằng phương pháp bootstrap

Có sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế với chi tiêu công tổng thể và chi thường xuyên ở Việt Nam, lần lượt mức ngưỡng là 28%GDP

và 19%GDP

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Điểm qua một số nghiên cứu trên đây về chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, tác giả nhận thấy có điểm chung là hầu hết các nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP Sự khác nhau chủ yếu là việc đưa thêm biến độc lập vào

mô hình nghiên cứu Có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này Quan điểm thứ nhất cho rằng quy mô chi tiêu ngân sách lớn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quan điểm thứ hai thì ngược lại, quy mô chi tiêu ngân sách nhỏ sẽ tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế và đến thời điểm hiện tại chưa có nhận định được quan điểm nào là chính xác nhất do ảnh hưởng nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan

Chi ngân sách được chia làm nhiều thành phần và mỗi thành phần có tác động khác nhau đến tăng trưởng Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chi ngân sách được chia làm 2 thành phần chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển tạo thêm năng lực sản xuất, cung cấp cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế và đặc thù của nó là độ trễ về thời gian nên có tác động dài hạn đế tăng trưởng kinh tế và chi thường xuyên là các khoản chi nhằm duy trì bộ máy nhà nước nên có tác động ngắn hạn đế tăng trưởng kinh tế

Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế là một vấn đề được nghiên cứu khá rộng rãi trên phương diện lý thuyết và kiểm định thực hiện Hiện tại có nhiều tranh luận về vai trò chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế Sự tranh luận bởi vì gánh nặng tài chính mà Chính phủ áp đặt lên công chúng và nền kinh tế Tiền đề cho sự tranh luận này dựa trên hai khía cạnh: (i) ngân sách càng lớn thì gánh nặng tài chính áp đặt lên nền kinh tế càng lớn; và (ii) khu vực tư sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn Chính phủ, nền kinh tế trở nên đánh đổi giữa hai khu vực

Trang 22

(Sử Đình Thành, 2012)

Những người ủng hộ quy mô chi tiêu Chính phủ lớn cho rằng, các chương trình chi tiêu của Chính phủ giúp cung cấp các hàng hoá công cộng quan trọng như cơ sở hạ tầng và giáo dục Họ cho rằng sự gia tăng chi tiêu Chính phủ có thể đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thông qua việc làm tăng sức mua của người dân Tuy nhiên, những người ủng hộ quy mô chi tiêu Chính phủ nhỏ lại có quan điểm ngược lại Họ giải thích rằng sự gia tăng chi tiêu Chính phủ sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế, bởi vì nó

sẽ chuyển dịch nguồn lực từ khu vực sản xuất hiệu quả trong nền kinh tế sang khu vực kém hiệu quả Họ cũng cảnh báo rằng sự mở rộng chi tiêu công sẽ làm phức tạp thêm những nỗ lực thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng – ví dụ như những chính sách cải cách thuế và an sinh xã hội – bởi vì những người chỉ trích có thể sử dụng sự thâm hụt ngân sách làm lý do để phản đối những chính sách cải cách nền kinh tế này (Phạm Thế Anh, 2008)

Ngoài ra, các quan điểm ủng hộ Chính phủ nhỏ hơn cho rằng Chính phủ càng lớn thì càng nhiều nguồn lực bị phân phối bởi lực lượng chính trị hơn lực lượng thị trường; có ba yếu chính cho thấy hiệu ứng tăng trưởng trở nên yếu ớt và tiêu cực

Thứ nhất, càng mở rộng khu vực công để thực thi các chính sách tăng trưởng

kinh tế sẽ làm thâm hụt ngân sách nhà nước trầm trọng hơn Trong nỗ lực gia tăng tài trợ chi tiêu công, Chính phủ có thể lựa chọn gia tăng thuế và vay nợ Đánh thuế cao sẽ gây tổn thất xã hội (Deadweight lost) bởi thuế tạo ra gánh nặng thu nhập và làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng Vay nợ để tài trợ chi tiêu công có thể làm gia tăng lãi suất trên thị trường vốn Kết quả là vay nợ gây ra hiện tượng chèn lấn đầu tư khu vực tư nhân dẫn đến thuế trong tương lai tăng cao Thực tế có nhiều nghiên cứu đã minh chứng chi tiêu công lớn lại gây ra hiệu ứng âm đối với tăng trưởng kinh tế (Laudau D, 1986; Barro R, 1991; Engen EM, 1991; Folster S,

2001) Thứ hai, bởi vì Chính phủ gia tăng quy mô so với khu vực thị trường thì

làm cho tiền lời sẽ bị thu hẹp dần Giả sử ban đầu Chính phủ chỉ tập trung vào các chức năng được cho là thích hợp (như bảo vệ quyền tài sản cá nhân, cung cấp hệ thống pháp luật, phát triển hệ thống tiền tệ, cung cấp an ninh quốc phòng,…),

Trang 23

bằng việc thực hiện tốt các chức năng của mình, Chính phủ sẽ cung cấp khuôn khổ cho sự vận hành có hiệu quả của thị trường và vì thế làm gia tăng tăng trưởng kinh

tế Khi mở rộng sự can thiệp vào khu vực khác, chẳng hạn như cung cấp cơ sở hạ tầng, giáo dục thì chính phủ vẫn cải thiện khả năng hoạt động và thúc đẩy thị trường phát triển Mặc dù khu vực tư nhân đã thể hiện khả năng của nó trong việc cung cấp các loại hàng hóa này có hiệu quả Tuy nhiên, nếu như sự mở rộng của Chính phủ cứ tiếp tục thì chi tiêu công ngày càng chuyển vào các hoạt động có hiệu suất càng kém Cuối cùng là, khi Chính phủ trở nên lớn hơn và thực hiện nhiều hoạt động không thích hợp thì càng làm cho mức sinh lợi đồng vốn giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại Điều này có thể xảy ra khi Chính phủ tham gia vào cung cấp các loại hàng hóa tư nhân mà lợi ích tiêu dùng chỉ mang lại cho cá nhân (lương thực, nhà ở, dịch vụ y tế,… cũng thuộc vào nhóm loại này) Không có lý do nào kỳ vọng Chính phủ sẽ phân phối hoặc cung cấp các loại hàng hóa như thế mà

có hiệu quả so với khu vực thị trường (James Gwartney et, Al, 1998) Cuối cùng là,

tiến trình chính trị ít năng động hơn so với thị trường Chi tiêu càng nhiều làm xói mòn tăng trưởng kinh tế bởi sự chuyển giao thêm nguồn lực từ khu vực sử dụng hiệu quả nhất của nền kinh tế sang khu vực chính phủ - nơi sử dụng kém hiệu quả hơn Vì Chính phủ thiếu thông tin trong việc ra quyết định chính sách, đồng thời do các nhà chính trị theo đuổi những lợi ích riêng nên ra quyết định chính sách phân bổ sai nguồn lực và gây cản trở tăng trưởng kinh tế Lý thuyết của Kiskanen (1971) cho rằng đội ngũ công chức trong khu vực công có khuynh hướng tối đa hóa ngân sách

để tối đa hóa lợi ích riêng của họ Hệ quả là, hàng hóa cung cấp không đáp ứng được nhu cầu tối ưu của xã hội nhưng bộ máy khu vực công ngày càng phình to (Sử Đình Thành, 2012)

Tóm lại, sự cung cấp hàng hóa công của Chính phủ có thể cung cấp một khuôn khổ dẫn đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, khi quy mô Chính phủ tiếp tục tăng lên thì: (i) gây ra các hiệu ứng không khuyến khích tư nhân phát triển do tăng thuế và vay nợ; (ii) làm thu hẹp mức sinh lợi khu vực tư; (iii) và làm chậm tiến trình phục hồi tăng trưởng Cuối cùng, các yếu tố này sẽ chi phối và chi tiêu biên của Chính phủ sẽ

Trang 24

gây hiệu ứng âm lên tăng trưởng kinh tế (Sử Đình Thành, 2012) Minh chứng thông qua đường cong Rahn như hình vẽ

Hình 2: Quy mô chính phủ và đường cong tăng trưởng:

Hình 2 miêu tả mối quan hệ giữa quy mô chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế với giả thuyết là Chính phủ thực hiện các hoạt động dựa vào tỷ suất sinh lợi của

nó Khi quy mô Chính phủ được đo lường theo chiều dài trục hoành, mở rộng, ban đầu tăng trưởng kinh tế được đo lường theo trục tung, gia tăng Phạm vi từ điểm

A đến điểm B của đường cong minh chứng trạng thái này Khi Chính phủ tiếp tục gia tăng tỷ phần quy mô so với GDP thì chi tiêu công sẽ chuyển vào các hoạt động kém hiệu quả và phản tác dụng, dẫn đến tăng trưởng kinh tế bị thu hẹp và cuối cùng là giảm xuống Phạm vi của đường cong vượt qua điểm B minh họa điều này (Sử Đình Thành, 2012)

1.4 Đánh giá các nghiên cứu về chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết kinh tế vĩ mô cũng như nhiều công trình nghiên cứu kiểm định thực chứng đã cho thấy chi tiêu công có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tăng trưởng kinh tế tùy thuộc phương pháp ước lượng khác nhau, mẫu nghiên cứu khác nhau cả về thời gian lẫn thành phần của các nước được nghiên cứu, số liệu nhiều nước và không nhất quán, các thước đo về khu vực Chính phủ cũng khác nhau giữa

Trang 25

các nước Kết quả nghiên cứu tùy thuộc vào cách thức đưa thêm biến độc lập vào

mô hình nghiên cứu và phạm vi lãnh thổ xem xét ở các nước nền kinh tế phát triển và ở các nền kinh tế đang phát triển, khung thời gian đưa vào mô hình nghiên cứu

* Các minh chứng thực nghiệm chỉ ra mối quan hệ âm

Các nghiên cứu đã sử dụng các phân tích hồi quy với dữ liệu bảng và các phương pháp kiểm định thống kê khác nhau để khảo sát vai trò chi tiêu Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế:

+ Nghiên cứu của Grier, K.B and G.Tullock (1989): “An empirical analysis of cross-national economic growth”, sử dụng hồi quy dữ liệu bảng 1951-1980 và các phương pháp kiểm định thống kê để khảo sát vai trò của chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế với mẫu là 113 quốc gia thời kỳ hậu chiến Tác giả đưa ta kết luận tiêu dùng Chính phủ có quan hệ nghịch với tăng trưởng kinh tế

+ Nghiên cứu của Barro, R.J (1991): "Economic growth in a cross- section of countries" khai thác dữ liệu bảng từ 98 quốc gia trong khoảng thời gian 1960 - 1985 và

để giải thích cho sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nước, Barro đã sử dụng phân tích hồi quy bội với rất nhiều biến giải thích như nguồn nhân lực, mức GDP ban đầu và những biến được dự đoán có tác động đến tăng trưởng kinh tế gồm các biến lạm pháp, tỉ trọng xuất khẩu/GDP, các biến chi tiêu Chính phủ phản ánh chính sách tài khóa, tiêu dùng Chính phủ, các biến phản ánh sự khác nhau về thể chế kinh tế và chính trị giữa các nước, các biến phản ánh mức độ bảo vệ quyền

sở hữu Kết quả nghiên cứu của Barro (1991) cho thấy tiêu dùng Chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế

Cùng với phân tích hồi quy dữ liệu chéo, các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng về chuỗi thời gian cũng được áp dụng rộng rãi:

+ Nghiên cứu của Ghura (1995): "Macro policies, External forces, and Economic

growth in Sub-Saharan Africa", trên cơ sở dữ liệu bảng từ 33 quốc gia ở vùng

Trang 26

"Sub- Saharan Africa" trong khoảng thời gian 1970 - 1990 minh chứng sự tồn tại quan hệ âm giữa tiêu dùng chính phủ và tăng trưởng kinh tế

+ Nghiên cứu của Folster và Henrekson (1999, 2001): "Growth Effects of Government Expenditure and Taxation in Rich Countries" đã tập trung nghiên cứu quan hệ chi tiêu công và tăng trưởng ở các nước phát triển và đưa ra nhận định chi tiêu chính phủ có quy mô lớn gây hiệu ứng âm lên tăng trưởng kinh tế + Nghiên cứu của Guseh (1997) nghiên cứu hiệu ứng quy mô chi tiêu chính phủ lên tăng trưởng được tiến hành theo phương pháp OLS với dữ liệu trong giai đoạn

1960 - 1985 của các quốc gia có thu nhập trung bình Minh chứng thực nghiệm kết luận quy mô Chính phủ có hiệu ứng âm với tăng trưởng kinh tế

Nhiều nhà kinh tế cũng tiến hành nghiên cứu từng quốc gia riêng rẽ để kiểm định

và khảo sát mối quan hệ chi tiêu công và tăng trưởng Bắt đầu với nền kinh tế Mỹ, Knoop (1999) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ 1970- 1995 đã phát hiện rằng một

sự giảm đi quy mô Chính phủ sẽ có tác động ngược đến tăng trưởng và phúc lợi xã hội Jong - Wha Lê (1995) đã đưa ra minh chứng thêm về mối quan hệ giữa tiêu dùng Chính phủ và tăng trưởng kinh tế bằng sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh của một nền kinh tế mở Nghiên cứu đã phát hiện chi tiêu Chính phủ có mối quan hệ tăng trưởng chậm hơn Hơn nữa, nghiên cứu đề xuất các thành tố trong chi đầu tư và khối lượng tổng số vốn tích lũy được cho là điều kiện quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

* Các minh chứng thực chỉ ra mối quan hệ dương

- Nghiên cứu của MesghenaYasin (2003) “public spending and economic growth:

empirical investigation of sub-saharan africa”, xem xét tác động của chi tiêu công

lên tăng trưởng kinh tế thông qua dữ liệu bảng của vùng Sahara Nam Phi Mô hình được xây dựng từ hàm sản xuất tổng quát mà trong đó chi tiêu công, viện trợ nước ngoài và độ mở thương mại được xem là những yếu tố đầu vào Ngoài ra, mô hình áp dụng kỹ thuật ước lượng random- effect và fixed-effects Kết quả từ cả hai

kỹ thuật ước lượng cho thấy, chi tiêu công, độ mở thương mại và đầu tư tư nhân

Trang 27

có tác động đáng kể và tích cực lên tăng trưởng Tuy nhiên, viện trợ nước ngoài

và tỷ lệ tăng trưởng dân số không có ý nghĩa thống kê Với kiểm định resticted version, sự đóng góp của viện trợ nước ngoài và tỷ lệ tăng trưởng dân số lên tăng trưởng kinh tế là bằng không về mặt thống kê

- Nghiên cứu của Kelly (1997): "Public Expenditure and Growth Journal of Development Studies" cho rằng mặc dù có sự chèn lấn đối với khu vực tư, song chi tiêu Chính phủ, đặc biệt là các khoản chi đầu tư và chuyển giao xã hội tác động đến tăng trưởng kinh tế Có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh chi tiêu công tiêu giáo dục của Chính phủ có tác động dương đối với tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu ứng lên nhân tố nguồn nhân lực (Barro, 1991, Birdsall, Ross và Sabot,1995) cũng như vai trò của Chính phủ trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng , hỗ trợ các hoạt động kinh tế xã hội qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế (Abdullah H Albatel, 2000) Đối với những nền kinh tế đang chuyển đổi các khoản chi tiêu của Chính phủ liên quan đến tạo vốn có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (Constatinous Alexios, 2009)

Các nhà kinh tế không chỉ xem xét mối quan hệ giữa tổng chi tiêu Chính phủ mà còn xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng Devarajan, Swaroop và Zou (1996) sử dụng phương pháp hồi quy chéo với số liệu từ 43 nước đang phát triển trong khoản thời gian 20 năm, đã đưa ra một kết quả rằng, sự gia tăng chi thường xuyên có tác động tích cực, trong khi sự gia tăng chi đầu tư có tác

động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Các tác giả đưa ra hàm ý chính sách là cơ

cấu chi tiêu Chính phủ ở các nước đang phát triển đang mắc phải sai lầm khi họ phân bổ quá nhiều nguồn lực cho các khoản chi đầu tư, khiến chúng trở nên kém hiệu quả so với chi thường xuyên Ghosh và Gregoriou (2008): " the composition of

government spending and growth: is current or capital spending better" sử dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments), với số liệu từ 15 nước đang

phát triển trong khoảng thời gian 28 năm cũng đưa ra kết quả là chi thường xuyên,

chứ không phải chi đầu tư, mới có đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế

Trang 28

Ở Việt Nam

- Nghiên cứu của Phạm Thế Anh (2008), “Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ

và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, cho rằng trong ngắn hạn, có sự chênh lệch khá lớn về tính hiệu quả giữa các khoản chi ngân sách khác nhau trong sự tương tác

đến tăng trưởng kinh tế Chẳng hạn, các khoản chi đầu tư có hiệu ứng tích cực hơn so với các khoản chi thường xuyên trong các ngành nông, lâm, thủy sản, giáo dục & đào tạo, y tế và ngành khác (riêng ngành giao thông vận tải có kết luận ngược lại) Ngoài ra, chi đầu tư và chi thường xuyên cho ngành giao thông vận tải, giáo dục & đào tạo và ngành khác có vai trò tích cực hơn đối với tăng trưởng kinh tế so với các khoản chi tương ứng cho ngành nông, lâm, thủy sản và ngành y

tế

- Nghiên cứu của Hoàng Thị Chinh Thon, Phạm Thị Hương và Phạm Thị Thủy

(2010) về “Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương

ở Việt Nam”, bàn về tác động của chi tiêu cấp tỉnh và chi tiêu cấp huyện đến tăng

trưởng kinh tế của địa phương Nghiên cứu này cho rằng, việc tăng cường đầu tư cấp huyện và giảm đầu tư cấp tỉnh có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

* Các nghiên cứu tiến hành kiểm định nhân quả

Từ đánh giá các công trình thực nghiệm, ta thấy mối quan hệ giữa chi tiêu công

và tăng trưởng kinh tế không rõ ràng Trong hơn hai thập kỷ trở lại đây, rất nhiều công trình tập trung tiến hành nghiên cứu quan hệ nhân quả cơ bản giữa chi tiêu công đối với GDP và các biến kinh tế liên quan (Fischer, 1985; Easterly và Rebelo, 1993; Girer và Tullock, 1989; Kormandi và Meguire, 1985) Lý do

cơ bản khiến nhiều nhà nghiên cứu chuyên tâm vào chủ đề này là vì có những khó khăn nhất định trong việc giải thích các mối quan hệ vĩ mô giữa các biến do chúng có khuynh hướng che lấp cả về chiều hướng lẫn bản chất của mối quan hệ nhân quả

Thật ra, trong các mô hình ước lượng đều có những sai lệch nhất định Ước lượng quan hệ nhân quả theo trường phái Wagner thì chi tiêu công bị cho là có vai trò bị

Trang 29

động; còn nếu theo trường phái Keynes thì đòi hỏi phải có nhiều biến số chính sách quan trọng Rõ ràng, cần phải nhận biết thấu đáo bản chất sự thật mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế để xác định điểm mạnh của mối quan hệ được ước lượng, từ đó đưa ra những hàm ý quan trọng cho chính sách vĩ mô Singh và Sahni (1984) đã sử dụng phương pháp Granger để kiểm tra quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công và GDP trong mô hình hai biến Kết quả thực nghiệm của họ với dữ liệu của Ấn Độ cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công và thu nhập quốc gia không như kết luận của trường phái Wagner lẫn trường phái Keynes Cũng với phương pháp kiểm định Granger, Conte và Darrt (1988) tiến hành thực nghiệm chiều hướng nhân quả giữa tăng trưởng khu vực công và tỷ lệ tăng trưởng thực đối với các quốc gia thuộc khối OECD Kết quả thực nghiệm cho rằng tăng trưởng kinh tế có quan hệ nhân quả Granger với chi tiêu chính phủ Ahsan, Kwan, và Sahni (1992) đã sử dụng cách tiếp cận tương tự nhưng trong mô hình ba biến Kết quả của họ từ dữ liệu của Mỹ không phát hiện bất kỳ quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công và thu nhập quốc gia trong mô hình hai biến, nhưng lại minh chứng mạnh quan hệ nhân quả gián tiếp từ GDP đến chi tiêu công thông qua khối tiền và thâm hụt ngân sách Bohl (1996) áp dụng kiểm định liên kết, đồng liên kết và nhân quả Granger trong khuôn khổ hai biến Kết quả kiểm định đã ủng hộ định luật Wagner đối với trường hợp của Mỹ

và Canada trong suốt thời kỳ hậu chiến tranh thế giới lần thứ hai Nghiên cứu của Ghali sử dụng kỹ thuật đồng liên kết trong mô hình Var và kiểm tra sự tương tác năng động giữa quy mô Chính phủ và tăng trưởng kinh tế trong hệ thống 5 biến, gồm tăng trưởng GDP, tổng chi tiêu chính phủ, đầu tư, xuất- nhập khẩu Bằng việc

sử dụng dữ liệu của 10 nước trong khối OECD, nghiên cứu của Ghali đã phát hiện quy mô chi tiêu công có quan hệ nhân quả Granger với tăng trưởng kinh

tế trong các nước thuộc mẫu nghiên cứu

Nói tóm lại, hiệu ứng chi tiêu Chính phủ lên tăng trưởng kinh tế vẫn còn là vấn đề tranh luận về lý thuyết lẫn thực nghiệm Minh chứng thực nghiệm liên quan hiệu ứng chi tiêu chính phủ lên tăng trưởng kinh tế rõ ràng là hỗn hợp Trong mỗi

Trang 30

nghiên cứu, các nhà kinh tế sử dụng các phương pháp ước lượng khác nhau, mẫu nghiên cứu khác nhau cả về thời gian lẫn thành phần nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào phương pháp và dữ liệu mà họ sử dụng Thật khó để xác định kết quả nghiên cứu nào là đáng tin cậy, bởi vì nguồn dữ liệu thường không nhất quán Đồng thời, mỗi phương pháp ước lượng cũng có những hạn chế nhất định Lý thuyết phân tích hồi quy truyền thống đòi hỏi các biến giải thích như chi tiêu công phải độc lập với tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên trong thực

tế mối quan hệ giữa các biến này phức tạp hơn nhiều, có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến Sự không nhất quán về khung phân tích trong thực nghiệm khiến cho việc đọc và so sánh kết quả từ các nghiên cứu gặp những khó khăn nhất định.(Sử Đình Thành, 2012)

1.5 Xây dựng mô hình lý thuyết

Qua sát quá trình tăng trưởng ở nhiều quốc gia cho thấy đóng góp cho tăng trưởng ngoài nhân tố vốn, lao động còn nhiều nhân tố khác gọi là "nhân tố tổng hợp" Các phương pháp kỹ thuật tính toán sự đóng góp riêng lẻ của nhân tố vốn, lao động và

nhân tố tổng hợp gọi là hạch toán tăng trưởng (Growth accounting) Phương pháp

này được sử dụng để nghiên cứu tăng trưởng kinh tế bởi Robert Solow (1957) Thực hiện phân tích hạch toán tăng trưởng kinh tế sẽ giúp ta xác định tầm quan trọng của các nhân tố trong tăng trưởng, từ đó đề xuất các chính sách thích hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nhân tố trong nền kinh tế phục vụ mục tiêu tăng trưởng.(Sử Đình Thành, 2012)

Mô hình lý thuyết được xây dựng nếu bỏ qua yếu tố tổng hợp, hàm sản xuất tân cổ điển tổng quát được viết lại dưới dạng đơn giản:

Y = f (K, L) (1.1) Trong đó, Y là mức sản lượng, K là đầu tư tư nhân, L là lực lượng lao động Khi

có sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế, theo Grossman (1988) đưa chi tiêu công (G) vào hàm sản xuất tổng quát Khi đó, có thể viết lại phương trình (1.1) như sau:

Trang 31

Y = f (K, L, G) (1.2) Khi nền kinh tế mở cửa để hội nhập kinh tế thế giới, có thể đưa thêm các biến kiểm soát khác (H) để giải thích thêm sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế Khi đó, phương trình (1.2) được viết lại:

Y = f (K, L, G, H…) (1.3)

Từ phương trình (1.3) cho thấy, để phân tích tác động của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng, cần xem xét nó trong sự tương tác với các biến kiểm soát như:

i) Vốn đầu tư tư nhân (K), bao gồm

* Đầu tư nội địa khu vực ngoài nhà nước: bao gồm vốn kinh tế tập thể, kinh tế

tư nhân và cá thể

* Đầu tư khu vực có vốn FDI

ii) Nguồn nhân lực (L)

Lực lượng lao động tham gia vào sản xuất cũng có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng nên tác giả chọn thêm biến tăng trưởng lao động bình quân hàng năm, cũng đại diện cho nhân tố này

iii) Chi tiêu công (G) chia thành cấu phần chi tiêu công được tài trợ bằng

nguồn thu trong nước (GD) và phần chi tiêu công được tài trợ bằng nguồn vốn vay nước ngoài (chủ yếu là ODA) (GF)

iv) Độ mở thương mại của nền kin h tế (H)- thông qua chỉ tiêu Xuất nhập khẩu

Trang 32

Dấu của tất cả đạo hàm từng phần được kỳ vọng là dương Điều này có nghĩa là đầu tư tư nhân, lực lượng lao động, chi tiêu công và độ mở thương mại tất cả được

kỳ vọng có hiệu ứng dương ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế càng

mở được kỳ vọng có tỷ lệ tăng trưởng càng cao so với nền kinh tế đóng

Trang 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế Khái quát những nghiên cứu trước đây của một số tác giả trong nước và nước ngoài đã chỉ ra được mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế Đây là cơ sở để tác giả thiết kế nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi tiêu công có tác động đến tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1995-2012 hay không?

Để tìm hiểu về mối quan hệ này, trước hết tác giả khái quát thực trạng chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế thành phố để có nhận định sơ bộ Phần này được tác giả thực hiện ở phần kế tiếp trong Chương 2

Trang 34

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHI TIÊU CÔNG

VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1995-2012

2.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh

Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

TP.HCM cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7 km

Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn Ngọc

Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em,

mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn

hoá đa dạng Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa

truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm

Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, TP.HCM đã

Trang 35

trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước

2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

TP.HCM là một trong những thành phố lớn nhất của cả nước và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính, đầu mối giao lưu quốc tế Vị trí của TP.HCM ngày càng được củng cố và nâng lên thể hiện qua những điểm nổi trội về quy mô, tốc

độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế so với cả nước

Thật vậy, các chỉ tiêu chủ yếu của TP.HCM đều chiếm tỷ trọng cao so với cả nước, như: Tổng sản phẩm nội địa (GDP), giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị dịch

vụ, kim ngạch xuất khẩu

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM

Dựa vào số liệu trên cho thấy vai trò của thành phố Hồ Chí Minh ngày càng có đóng góp quan trọng cho cả nước, tăng dần qua từng năm, cụ thể năm 2012 GDP chiếm tỷ trọng gần 1/3 cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp: 31,5% và giá trị dịch vụ: 37,8%

Trang 36

2.3 Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Những thành tựu đạt được về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 1995 – 2012 đã đạt được những thành tựu đáng kể sau:

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 1995 – 2012 theo khu vực kinh tế (%)

Giai đoạn

Tốc độ tăng trưởng bình quân chung

Nông – Lâm – Thủy sản Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê TP.HCM

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao được duy trì thời gian dài Giai đoạn 1995 – 2012 kinh tế TP.HCM đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10,9%/năm (bình quân của

cả nước 7,1%), xét trong mỗi giai đoạn 5 năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, tuy nhiên giai đoạn (2011-2012) tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với giai đoạn trước (do thời gian qua Chính phủ phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế đã gây áp lực làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô Vì vậy, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách vì thế Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước thực hiện nghiêm túc Nghị quyết này vì vậy ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế trong năm 2011, 2012)

Trang 37

Trong cấu phần tăng trưởng kinh tế thì khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh, tăng dần qua từng giai đoạn, khẳng định vai trò quan trọng của khu vực này và có đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của thành phố Giai đoạn 2006 – 2010 khu vực dịch vụ tăng trưởng bình quân 17,1%/năm, giai đoạn 2011-2012 là 22,5% Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố từ năm 2006 đến 2012 của khu vực dịch vụ luôn cao hơn so với khu vực công nghiệp-xây dựng và khu vực nông lâm thủy sản Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra đúng hướng, phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ vốn là thế mạnh của thành phố

Biểu đồ 2.1: Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng (%) theo từng khu vực kinh

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê TP.HCM

Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực cụ thể thành phần kinh tế ngoài nhà nước (kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể) chiếm tỷ trọng ngày càng lớn thể hiện vai trò đầu tàu tăng trưởng kinh tế, có đóng góp quan trọng nhất vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố, phản ánh đúng chủ trương huy động nội lực của chính quyền thành phố vào mục tiêu tăng trưởng Việc huy động các nguồn lực trong xã hội vào phát triển kinh tế đạt được những kết quả tốt, cơ cấu thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng gia tăng, cơ cấu thành phần kinh tế nhà nước giảm mạnh trong giai đoạn 1996 – 2010 Việc cải cách

Trang 38

doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ giai đoạn 1996 – 2010 thông qua hình thức

cổ phần hóa đã góp phần giảm đáng kể số lượng doanh nghiệp nhà nước cũng như đóng góp của thành phần kinh tế này trong cơ cấu GDP thành phố

Biểu đồ 2.2: Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng (%) theo thành phần kinh

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê TP.HCM

Các thành phần kinh tế phát triển đúng định hướng: chất lượng, hiệu quả hoạt động

của kinh tế Nhà nước được nâng lên; việc hình thành, phát triển Công ty Đầu tư tài

chính Nhà nước thành phố góp phần huy động các nguồn vốn đầu tư thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, thu hút mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế ;

kinh tế tập thể phát triển khá đa dạng, góp phần cùng kinh tế Nhà nước kịp thời bình

ổn thị trường khi có biến động giá cả, hỗ trợ, giúp đỡ những người sản xuất nhỏ,

nhất là lĩnh vực nông nghiệp; kinh tế tư nhân ngày càng phát triển nhanh và chiếm

tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế thành phố (chiếm 40,4% GDP); kinh tế c vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng tăng lên (chiếm 24,6%GDP), đóng góp

quan trọng vào quá trình phát triển thành phố (Nguồn: Tờ trình số 28-TTr/TU ngày

22 tháng 6 năm 2012 của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh trình

Bộ Chính trị)

TP.HCM là đầu tàu tăng trưởng của cả nước, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của cả nước Giai đoạn 1996 – 2010 kinh tế TP.HCM tăng trưởng bình quân nhanh hơn 1,5 lần so với tốc độ tăng chung của cả nước

Trang 39

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê TP.HCM

Tăng trưởng kinh tế TP.HCM có những đóng góp rất quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước, mức đóng góp này có xu hướng tăng và đạt mức cao nhất vào năm 2007 Tỷ phần đóng góp kinh tế TP.HCM vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng gia tăng Đến năm 2012

tỷ phần đóng góp của TP.HCM vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước đạt 29,83% Đến năm 2012 khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 31,52% vào tốc

độ tăng trưởng chung của khu vực công nghiệp – xây dựng của cả nước Khu vực dịch vụ TP.HCM đóng góp đến 37,98% vào tốc độ tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ cả nước Điều này cho thấy vai trò đầu tàu của kinh tế TP.HCM đối với tốc

độ tăng trưởng kinh tế của cả nước

Tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và được duy trì một thời gian dài đã nâng quy

mô kinh tế TP.HCM tăng lên gấp nhiều lần so với năm 1995, đã góp phần quan trọng vào nâng cao mức sống dân cư, đóng góp vào nguồn thu ngân sách của thành phố

Trang 40

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về quy mô kinh tế TP.HCM năm 2010 so với năm

1995

Năm 2010

so 1995 (lần)

5 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 2.598 20.967 8,07

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê

2.3.2 Những hạn chế về tăng trưởng kinh tế thành phố

Nhờ duy trì được tốc tốc độ tăng trưởng kinh tế trưởng cao trong thời gian dài nên kinh tế TP.HCM ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Có thể nói rằng trong 18 năm vừa qua và cho đến thời điểm hiện nay, kinh tế TP.HCM đã

và đang là “cực tăng trưởng kinh tế” lớn nhất của Việt Nam Tuy vậy, tiếp cận từ góc độ của cạnh tranh và phát triển bền vững thì nhiều thách thức vẫn đang đặt ra đối với tăng trưởng của kinh tế TP.HCM, trong đó “hạt nhân” của vấn đề, mối quan

Ngày đăng: 01/09/2020, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN