Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
703,73 KB
Nội dung
Mởđầu- 33 - 1 Mở ₫ầu Giai đoạn đó quả là một chương dò thường trong tiến trình kinh tế của loài người, rốt cuộc rồi cũng đi đến hồi kết vào tháng Tám năm 1914! John Maynard Keynes, Những hậu quả kinh tế của hòa bình V ào năm 1912, London đứng ở trung tâm của một mạng lưới tín dụng quốc tế tinh vi và phức tạp, được xây dựng trên cơ sở chế độ bản vị vàng. Hệ thống này đã mang theo nó sự tăng trưởng rõ rệt của thương mại và của cải trên tồn cầu. Giai đoạn bốn mươi năm trước đó đã khơng phải chứng kiến một cuộc chiến tranh lớn hay m ột cuộc cách mạng vĩ đại nào. Những tiến bộ cơng nghệ của khoảng thời gian giữa thế kỷ XIX - đường sắt, tàu hơi nước, và máy điện báo - đã lan ra khắp thế giới, mở ra những địa hạt rộng lớn cho các hoạt động thỏa thuận và thương mại. NHỮNG ÔNGTRÙMTÀICHÍNH - 34 - Thương mại quốc tế bùng nổ khi dòng vốn từ châu Âu được tự do luân chuyển khắp toàn cầu, cung cấp nguồn tàichính dồi dào cho các thương cảng ở Ấn Độ, các đồn điền cao su ở Malaya, đồn điền bông ở Ai Cập, các nhà máy ở Nga, các đồng lúa mì ở Canada, các mỏ vàng và kim cương ở Nam Phi, các trại gia súc ở Argentina, tuyến đường sắt nối Berlin tới Baghdad, và cả hai kênh đào Suez và Panama. Mặc dù hệ thống này vẫ n thường bị rung chuyển bởi những cuộc khủng hoảng tàichính và hoảng loạn ngân hàng, song các thời kỳ suy thoái trong lĩnh vực thương mại thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi và nền kinh tế thế giới luôn hồi phục nhanh chóng. Hơn tất thảy mọi thứ, thậm chí còn vượt trên cả niềm tin vào thương mại tự do, hay lý tưởng về một hệ thống thu ế thấp và bộ máy chính phủ nhỏ gọn, chế độ bản vị vàng chính là totem 5 kinh tế của thời đại này. Vàng là máu của hệ thống tài chính. Đó là chiếc mỏ neo của hầu hết các đồng tiền, nó cung cấp nền tảng cho các ngân hàng, và trong những giai đoạn chiến tranh hay hoảng loạn, nó đóng vai trò như một phương tiện dự trữ an toàn. Đối với tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới, những chủ thể đóng góp một phần rất lớ n vào quỹ tiền gửi, chế độ bản vị vàng còn hơn cả một hệ thống tài tình nhằm kiểm soát hoạt động phát hành tiền tệ. Nó giúp củng cố đức tính cẩn trọng và cần kiệm, những phẩm chất tốt đẹp của thời đại Victoria 6 , trong các chính sách công. Theo những từ ngữ của H. G. Wells thì ở đó ẩn chứa một “sự trung thực ngốc nghếch cao quý.” Trong giới chủ ngân hàng, dù ở London hay New York, Paris hay Berlin, nó được tôn thờ bằng một niềm sùng tín gần như mang màu sắc tôn giáo, được coi như một món quà của thượng đế, một bộ chuẩn mực ứng xử vượt không gian và thời gian. Vào năm 1909, nhà báo người Anh Norman Angell, sau này là biên tập viên tại Paris cho ấn bản tiếng Pháp của tờ Daily Mail , đã cho xuất bản 5 Totem: vật tổ, vật thể được coi như biểu tượng của một nhóm người (có thể là một gia đình, một bộ tộc), có tác dụng phù trợ và bảo vệ cho nhóm người đó. 6 Thời đại Victoria là cụm từ chỉ thời kỳ của Nữ hoàng Victoria, kéo dài từ tháng Sáu năm 1837 đến khi Nữ hoàng qua đời vào tháng Một năm 1901, một thời kỳ với những tiến bộ chính trị, quân sự và công nghiệp rực rỡ của nước Anh. Trong giai đoạn này, nước Anh đã có sự phát triển vượt bậc và trở thành cường quốc hàng đầu trên thế giới. Mởđầu- 35 - một cuốn tiểu luận với tiêu đề Ảo ảnh thị giác của châu Âu (Europe’s Optical Illusion). Luận điểm trong tác phẩm khiêm tốn của ông là những lợi ích kinh tế thu được từ chiến tranh đều rất hão huyền - đó là nguồn gốc của tiêu đề cuốn sách - và mối liên kết thương mại và tàichính giữa các quốc gia hiện nay sâu rộng đến độ không một quốc gia khôn ngoan nào lại muốn tính đến chuyện gây chiến. Tình trạng hỗn loạn về kinh tế, đặc biệt là sự chia rẽ tín d ụng quốc tế, nảy sinh từ một cuộc chiến tranh giữa các Thế lực lớn sẽ gây tổn hại cho tất cả các bên và kẻ chiến thắng cũng sẽ phải chịu nhiều mất mát không kém gì người chiến bại. Ngay cả trong trường hợp chiến tranh bộc phát ở châu Âu, thì nó cũng sẽ sớm kết thúc mà thôi. Angell đứng ở một vị trí rất thích hợp để viết về sự tương thuộc toàn cầu. Suốt cuộc đời mình, ông đã sống như một kẻ du mục. Sinh ra trong một gia đình trung lưu xứ Lincolnshire, khi còn nhỏ tuổi ông đã được gửi đến học tại một trường trung học Pháp tại St. Omer. Lên mười bảy, ông trở thành biên tập viên một tờ báo tiếng Anh ở Geneva, theo học một trường đại học ở đây, sau đó, do bi quan về tương lai của châu Âu, ông nhậ p cư vào Mỹ. Dù chỉ cao hơn một mét sáu và có vóc người nhỏ thó, ông vẫn lao mình vào cuộc sống của một người dân lao động chân tay, làm việc cật lực ở California trong suốt bảy năm trời, thử đủ loại công việc khác nhau: trồng nho, đào kênh tưới tiêu, đóng dấu bò, đưa thư, và đãi vàng, rồi cuối cùng về làm phóng viên cho tờ St. Louis Globe-Democrat và tờ San Francisco Chronicle . Quay về châu Âu vào năm 1898, ông chuyển đến sống ở Paris, tại đây ông vào làm việc cho tờ Daily Mail . Tiểu luận của Angell được xuất bản thành sách vào năm 1910 dưới tiêu đề Ảo tưởng lớn (The Great Illusion). Lý lẽ cho rằng sự tàn bạo của chiến tranh và bản chất thiếu hiệu quả về mặt kinh tế khiến nó không thể được chấp nhận như một công cụ quyền lực của nhà nước đã gãi trúng chỗ ngứa của công chúng trong thời đại vật chất đó. Tác phẩm này nhờ đó đã được đón nhận nồng nhiệt. Đến năm 1913, cuốn sách đã bán đượ c hơn một triệu bản và được phiên dịch sang 22 thứ tiếng, bao gồm tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng A Rập, và tiếng Ba Tư. Hơn 40 tổ chức đã được thành lập để truyền tải thông điệp của cuốn sách đi khắp nơi. Nó được không ít nhân vật tai to mặt lớn trích dẫn lại, trong số đó có Hầu tước Edward Grey, Bộ trưởng Ngoại giao Anh; Bá tước von Metternich; và Jean Jaurès, lãnh tụ NHỮNG ÔNGTRÙMTÀICHÍNH - 36 - đảng Xã Hội Pháp. Người ta đồn rằng ngay đến Hoàng đế Đức Wilhem, người nổi tiếng vì bản tính hiếu chiến hơn là vì lòng yêu chuộng hoà bình, cũng đã từng bày tỏ sự lưu tâm đối với học thuyết này. Môn đệ xuất chúng nhất của Angell phải kể đến Reginald Brett, Tử tước nhị đẳng Esher, một nhân vật quyền quý có tư tưởng tự do, đồng thời là người bạn chí thiết c ủa Vua Edward VII. Mặc dù Tử tước Esher đã không ít lần được tiến cử giữ những trọng trách lớn trong chính phủ, song ông lại thích được giữ nguyên chức phó soái kiêm tỉnh trưởng Lâu đài Windsor và tiếp tục vận dụng uy quyền mình có để gây ảnh hưởng từ hậu trường. Quan trọng hơn cả, ông là thành viên sáng lập Ủy ban Phòng vệ đế quốc, một tổ chức phi chính thức nhưng có quyền lực cực l ớn được thành lập sau thất bại của Chiến tranh Boer 7 nhằm thảo luận và đề xuất các khuyến nghị liên quan đến chiến lược quân sự của đế quốc Anh. Vào tháng Hai năm 1912, ủy ban này bắt đầu theo dõi các vấn đề liên quan đến thương mại thời chiến. Phần lớn tàu biển của các thương nhân Đức thời đó được bảo hiểm tại hãng Lloyds of London, và ủy ban đã một phen chết điếng khi nghe vị chủ tịch của Lloyds chứng th ực rằng trong trường hợp chiến tranh nổ ra, nếu các tàu bè của Đức bị Hải quân hoàng gia phá hủy, thì theo các luật sư của hãng, Lloyds có trách nhiệm danh dự cũng như nghĩa vụ hợp pháp phải bù đắp những tổn thất nói trên. Như vậy, giả sử Anh và Đức có gây chiến với nhau, các công ty bảo hiểm của Anh sẽ buộc phải bồi hoàn cho những chiến hạm của Hoàng đế Đức bị đánh đắm. Khả năng này khiến cho riêng việc mưu tính một cuộc xung đột ở châu Âu đã trở nên vô cùng khó khăn rồi. Chẳng trách tại sao trong các buổi thuyết giảng về Ảo tưởng lớn tại Đại học Cambridge và Đại học Sorbonne, Tử tước Esher không ngần ngại tuyên bố rằng “các nhân tố kinh tế mới rõ ràng đã minh chứng cho sự ngớ ngẩn của chiến tranh,” và rằng “thảm họa thương mại, tổn hại về 7 Chiến tranh Boer có hai thời kỳ, lần thứ nhất từ 16/12/1880 đến 23/3/1881. Chiến tranh Boer lần thứ hai là cuộc chiến chính và được lịch sử nêu đến nhiều hơn, từ 11/10/1899 đến 31/5/1902. Cuộc chiến xảy ra giữa đế quốc Anh và hai nước độc lập tại nam châu Phi : Orange Free State và Cộng hòa Nam Phi (còn gọi là Cộng hòa Transvaal). Sau hơn 3 năm đấu tranh gay go, hai nền cộng hòa này phải đầu hàng và chịu khuất phục đế quốc Anh. Mởđầu- 37 - mặt tàichính và những nỗi đau mà mỗi cá nhân phải gánh chịu” do một cuộc chiến ở châu Âu sẽ là quá to lớn, đến mức người ta thậm chí còn không dám nghĩ tới chuyện gây chiến. Tử tước Esher và ngài Angell đã đúng về những lợi ích xoàng xĩnh và chi phí đắt đỏ của chiến tranh. Song quá tin tưởng vào lý trí của các quốc gia và bị mê hoặc bởi những thành tựu kinh tế phi thường của thời đại đó - giai đo ạn mà sau này được người Pháp gọi bằng cụm từ đầy chất thơ La Belle Époque , thời đại hoàn mỹ - họ đã đánh giá sai hoàn toàn khả năng bùng phát một cuộc chiến kéo theo sự tham gia của tất cả các cường quốc ở châu Âu. NHỮNGƠNGTRÙMTÀICHÍNH- 38 - 2 Người ₫àn ơng kỳ dị và cơ ₫ộc NĂM 1914 Bất kỳ kẻ nào đến gặp bác só tâm lý đều cần phải kiểm tra lại cái đầu mình. SAMUEL GOLDWYN T HỨ BA, ngày 28 tháng Bảy, năm 1914, Montagu Norman, khi ấy là một trong những hội viên của hãng ngân hàng thương nhân Anglo-Mỹ Brown Shipley, lên London để giải quyết cơng chuyện trong ngày. Đang vào giữa mùa nghỉ lễ, và như hầu hết những người khác cùng tầng lớp mình, ơng đã dành phần lớn thời gian của tuần vừa qua để về vùng nơng Người đàn ông kỳ dị và cô độc - 39 - thôn chơi. Ông đang trong quá trình giải thể tư cách hội viên của mình, do đó buộc phải có mặt ở thành phố trong thời gian ngắn. Cũng trong buổi chiều ngày hôm đó, có tin rằng Áo đã tuyên chiến với Serbia và đã bắt đầu tấn công Belgrade. Dù đã hay tin, song Norman, “cảm thấy trong người rất không khỏe” do áp lực từ những cuộc thương thuyết nhọc nhằn, quyết định quay trở lại nông thôn. Cả ông lẫn đa ph ần những người dân Anh khác đều không tưởng tượng nổi chỉ trong vài ngày tới, cả đất nước sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân hàng tồi tệ nhất trong lịch sử; rằng hệ thống tàichính quốc tế đã mang lại sự thịnh vượng phồn vinh nhường ấy cho thế giới sẽ đổ vỡ hoàn toàn; và rằng, chỉ trong vòng chưa đầy một tuần l ễ, gần như toàn bộ châu Âu, trong đó có nước Anh, sẽ chìm trong máu lửa chiến tranh. Thực ra, cũng như những người đồng bào của mình, Norman không để tâm lắm đến cuộc khủng hoảng đã nung nấu trong lòng châu Âu suốt tháng vừa qua. Ngày 28 tháng Sáu, hoàng tử Áo Franz Ferdinand, người thừa kế ngai vàng của đế quốc Áo, và vợ là Sophie đã bị một nhóm các phần tử quá khích người Serbia ám sát bằng bom tại Sarajevo. Có vẻ như đây chỉ là một chươ ng đẫm máu nữa trong lịch sử vốn đã không êm ả của khu vực Balkan. Vụ việc này cuối cùng cũng chiếm lĩnh trang nhất trên các tờ báo ở Anh khi Áo ra tối hậu thư gửi tới Serbia vào ngày 24 tháng Bảy, buộc tội chính phủ nước này đồng loã với các phần tử ám sát và đe doạ sẽ gây chiến. Nhưng ngay cả đến nước đó, thì hầu hết mọi người vẫn vô tư tậ n hưởng tiếp những ngày nghỉ thảnh thơi của mình. Người ta cũng khó lòng lo lắng thái quá về một cuộc khủng hoảng ở Trung Âu cho được, khi chính Thủ tướng H. H. Asquish cũng tỏ ra hết sức ung dung và một hai đòi dành mấy ngày cuối tuần về tận Berkshire để chơi golf cho thư thái đầu óc; còn Ngoại trưởng, Ngài Edward Grey, theo lệ thường, đã về nghỉ hè tại căn nhà gỗ ở Hampshire để đi câu cá hồ i. Đó là một trong những mùa hè đẹp nhất ở nước Anh, bầu trời trong xanh không một gợn mây suốt nhiều ngày liên tiếp, nhiệt độ ấm áp vừa phải. Trước đó Norman cũng đã có một chuyến đi nghỉ kéo dài hai tháng ở Mỹ, như mọi năm, ông dành hầu hết thời gian ở New York và Maine. Ông mới quay lại Anh vào hồi cuối tháng Sáu, rồi lại tận hưởng thêm một tháng NHỮNG ÔNGTRÙMTÀICHÍNH - 40 - Bảy thảnh thơi ở London, hài lòng với thời tiết hiền hoà, tụ tập cùng các bạn bè cũ ở Eton, và tiêu khiển bằng cách tới sân Lord’s xem cricket, niềm đam mê của cả gia đình. Cuối cùng ông cũng thoả thuận xong với các cộng sự của mình về vấn đề rút vốn và đi theo con đường riêng. Đó là một quyết định đau đớn. Ông ngoại của ông từng là hội viên cao cấp tại Brown Shipley, một chi nhánh củ a hãng đầu tư Mỹ Brown Brothers, trong suốt hơn 35 năm trời. Bản thân Norman cũng đã làm việc ở đây từ năm 1894. Nhưng thể trạng suy kém cùng những xung đột nảy sinh với các thành viên khác của hãng khiến ông không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc cắt đứt những mối quan hệ này. Norman quay về Gloucestershire vào buổi sáng thứ Tư, ngày 29 tháng Bảy, thì nhận được một bức điện khẩn gọi ông quay về London g ấp. Ông bắt chuyến xe lửa cùng ngày, lúc đến nơi thì trời đã tối mịt, quá muộn để tham dự cuộc họp điên rồ của “triều đình” – Ban Giám đốc ‒ Ngân hàng Trung ương Anh quốc. Norman đã là thành viên của câu lạc bộ độc nhất vô nhị này từ năm 1905. Dù đã bốn mươi ba tuổi, Norman vẫn chưa lập gia đình và sống một mình trong căn nhà hai tầng rộng lớn sang trọng, Thorpe Lodge, toạ lạc ngay cạnh công viên Holland, phía tây London. Ngôi nhà này cùng bảy gia nhân là hai món tài sản xa xỉ nhất của Norman. Khi ông mua lại căn nhà này vào năm 1905, nó là một ngôi nhà rách nát thê thảm; trong bảy năm tiếp đó, ông đã cống hiế n hết tâm sức của mình để cải tạo hoàn toàn công trình này. Ông tự tay thiết kế phần lớn nội thất căn nhà, bao gồm cả đồ đạc kê đặt trong đó. Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những lý tưởng của William Morris 8 và trào lưu thủ công mỹ nghệ thời bấy giờ, ông đã thuê những thợ thủ công tài khéo bậc nhất và đặt mua những vật liệu đắt tiền nhất, thậm chí thỉnh thoảng trên đường từ thành phố trở về nhà, ông còn tạt qua xưởng mộc để chỉ đạo thợ thuyền làm việc. 8 William Morris (1834 - 1896): nhà thiết kế, nghệ sĩ, nhà văn, nhà xã hội học nổi tiếng người Anh. Ông là một thành viên của Hội phản Raphael (Hội này được thành lập năm 1848, bao gồm các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình Anh; mục tiêu của hội là cải cách nghệ thuật theo hướng đi ngược lại với cách tiếp cận mà họ coi là quá máy móc của những người ủng hộ Raphael) và là người có nhiều đóng góp quan trọng cho trào lưu thủ công m ỹ nghệ tại Anh, trào lưu này quảng bá và đề cao phong cách trang trí giản dị và cổ điển. Người đàn ông kỳ dị và cô độc - 41 - Phải nói là, thị hiếu của Norman trong chuyện trang hoàng nhà cửa khá cá tính, thậm chí có phần kỳ quặc. Ngôi nhà được ốp bằng những loại gỗ lạ lùng nhập từ châu Phi và châu Mỹ, khiến cả toà nhà mang một bầu không khí khổ hạnh và u ám tựa như tu viện của một nhà triệu phú. Trong nhà có rất ít chi tiết trang trí: vòm cửa dẫn vào nhà được ốp gạch lấp lánh, trông như khảm xà cừ song thực ra chỉ là một loại silicone công nghiệ p; hai tấm thảm thêu lớn của Nhật thêu hình những con công treo trên tường; và một chiếc lò sưởi khổng lồ xây theo kiểu Italia hồi thế kỷ XVII. Đó là chốn ẩn náu của ông, tránh xa khỏi thế giới xô bồ. Ở một bên chái nhà, ông đã cho xây một phòng nhạc vòm nhọn, tại đây ông hay tổ chức các buổi hoà nhạc nho nhỏ: các nhóm tứ tấu chơi nhạc thính phòng của Brahms hoặc Schubert, đôi khi chỉ có một mình Norman là khán giả. Và d ưới tầng trệt, ông đã cải tạo mảnh đất nhỏ thành một khu vườn xinh xắn rợp bóng cây ăn quả, phía trên là một bao lơn nơi ông dùng bữa vào mùa hè. Mặc dù cũng có chút tài sản thừa kế, song ngoài căn nhà kể trên, Norman sống khá giản dị. Ông đã giao hết bất động sản mà cha mình để lại ở Much Hadham, vùng Hertfordshire, cho em trai, ông này đã kết hôn và có một gia đình nhỏ. Về phần mình, ông tự hài lòng với căn nhà g ỗ nhỏ nằm trong khuôn viên điền trang này. BỀ NGOÀI CŨNG như cách ăn vận của Norman không hề có nét gì giống với một viên chức ngân hàng. Vóc người cao dong dỏng, vầng trán rộng và chỏm râu nhọn đã ngả bạc, ông có bàn tay thon dài của một nghệ sĩ hoặc một nhạc công. Trông ông giống một nhà quý tộc bước ra từ những bức họa của Velázquez 9 hay một triều thần vào thời vua Charles Đệ nhị hơn. Diện mạo thì vậy, song dòng dõi thế gia nhà Norman thì không chê vào đâu được: cả cha và mẹ ông đều xuất thân từ hai gia tộc ngân hàng quyền thế và danh tiếng nhất nước Anh. Sinh năm 1871, ngay từ thuở ấu thơ, dường như cậu bé Montagu Norman chưa bao giờ thật sự thích nghi được với cuộc sống. Từ lúc sinh ra cậu đã ốm dặt ốm dẹo và kh ổ sở vì những cơn đau nửa đầu. Bà mẹ tính 9 Diego Rodríguez de Silva y Velázquez (1599 – 1660) là họa sĩ người Tây Ban Nha, ông là họa sĩ đứng đầutại triều đình của Vua Felipe IV. Ông là họa sĩ theo trường phái chủ nghĩa cá nhân của giai đoạn Baroque đương đại, cũng là một họa sĩ vẽ tranh chân dung quan trọng. NHỮNG ÔNGTRÙMTÀICHÍNH - 42 - tình nhạy cảm và hay lo xa của cậu (bản thân bà cũng mắc bệnh trầm cảm và ảo tưởng khá nặng) ra sức bao bọc con trai. Giống như ông nội và bố, cậu vào trường Eton học. Nhưng không giống như ông nội, bố, chú ruột, và sau này là em trai, những người đều đã lần lượt trở thành đội trưởng đội cricket XI, Montagu không bộc lộ được tố chất gì nổi trội trong môi trường ganh đua và thể thao, và không thể hoà nhập với mọi người - cậu cô đơn, tách biệt và luôn luôn âu sầu. Năm 1889, cậu vào học tại King’s College ở Cambridge, song vẫn không thoát khỏi cảm giác buồn chán và lạc lõng, cậu rời trường chỉ sau một năm. Ngay cả khi đã trở thành một chàng thanh niên, Montagu dường như vẫn gặp không ít khó khăn trên con đường tìm kiếm chính mình. Ông dành ra vài năm lang thang khắp châu Âu, sống ở Dresden một năm, tại đây ông học tiếng Đức và nghiên c ứu triết học suy nghiệm, và sống ở Thụy Sĩ một năm. Đến năm 1892, ông trở lại Anh để vào làm việc ngân hàng nơi gia đình mình góp cổ phần, Ngân hàng Martins, cha và chú ruột của ông đều là hội viên ở đây. Ông giữ chân giao dịch viên tập sự tại chi nhánh Phố Lombard. Do không mấy tha thiết với những nghiệp vụ nhàm chán của ngành kinh doanh ngân hàng thương mại, đến năm 1894, ông quyết định chuyển sang ngân hàng của ông ngoại, Brown Shipley. Ho ạt động chính của ngân hàng này là cung cấp nguồn tàichính cho các giao dịch thương mại giữa Mỹ và Anh, chí ít công việc này cũng cho ông cơ hội rời khỏi London và ông đã có hẳn hai năm làm việc tại các văn phòng của Brown Brothers ở thành phố New York. Ông tìm thấy cuộc sống mới ở Mỹ, miền đất có ít sự ràng buộc, giới hạn hơn, tự do hơn và không thủ cựu như cái thế giới hẹp hòi của ngành ngân hàng London. Thậm chí ông còn tính chuyện ở hẳn lại Mỹ. Song thay vào đó, ông lại tìm thấy sự giải thoát trong chiến tranh. Vào tháng Mười năm 1899, Chiến tranh Boer nổ ra. Norman đã tham gia lực lượng dân quân từ năm 1894, từ đó cứ mỗi mùa hè ông lại góp mặt trong các khoá đào tạo quân sự kéo dài chừng vài tuần lễ. Đến lúc ấy ông đã lên đến chức đại tá và lập tức xung phong xin được ra chiến tuyến. Norman chẳng phải là người quá đỗi tôn sùng đế quốc. Thực ra, ông có vẻ bị kích động bởi ý tưởng lãng mạn muốn kiếm tìm những cuộc phiêu lưu và khao khát muốn vượt thoát trạng thái sinh tồn trần tục hiện tại hơn. [...]... chương D.S.O - huân chương công trạng xuất sắc, phần thưởng cao quý thứ nhì dành cho một quân nhân ‒ vì lòng quả cảm vượt bậc Đó vẫn là một trong những thành tựu khiến ông tự hào nhất - trong suốt nhiều năm trời, ngay cả khi đã lên đến hàng “vua biết mặt, chúa biết tên” trên thế giới, đó vẫn là danh hiệu duy nhất ông đòi được gắn vào tên mình trong ấn bản xuất bản tại Anh của cuốn sách Ai là ai Song điều... phố London; họ nắm trong tay trọng trách giám sát guồng máy vay nợ quốc tế lớn nhất mà lịch sử thế giới từng được chứng kiến Hàng năm một tỷ đô-la trái phiếu nước ngoài được phát hành - 46 - Ngư ời đàn ông kỳ dị và cô độc thông qua các ngân hàng ở London Riêng trong năm vừa qua, hãng Barings và Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải đã phối hợp để cung cấp một khoản vay trị giá 125 triệu đô-la cho Trung Quốc;... Âu.” Vào hồi mười giờ sáng thứ Sáu, một tờ thông báo đã được dán lên cửa ra vào ở sàn giao dịch chứng khoán, trong đó tuyên bố sàn sẽ bị đóng cửa cho đến khi có thông báo mới, lần đầu tiên kể từ ngày thành lập vào năm 1773 - 47 -NHỮNGÔNG T RÙM T ÀI CHÍNH Các ngân hàng trong khắp thành phố bắt đầu từ chối chi trả đồng sovereign vàng12 cho các khách hàng Chẳng mấy chốc dòng người dài dằng dặc đã nối nhau... Buckingham, đám đông lấn đường của tất cả ô tô và xe buýt, hăng hái hò reo và cùng hát vang những bài ca anh hùng - “La Marseillaise” cũng như “God save the King” - và kêu gọi hành động - 49 -NHỮNGÔNG T RÙM T ÀI CHÍNH Thứ Hai, theo lẽ thường thành phố sẽ vắng tanh trong Ngày hội Ngân hàng tháng Tám Song thay vào đó, Norman lại cùng 150 viên chức ngành ngân hàng khác tụ họp tại Ngân hàng Trung ương Anh quốc... phát triển thịnh vượng trong giai đoạn từ thập niên 1840 đến thập niên 1920, đặc biệt là tại các quốc gia nói tiếng Anh - 45 -NHỮNGÔNG T RÙM T ÀI CHÍNH ngân hàng trong nhóm bạn hữu thân thiết nhất của mình, ông vẫn ưa được dành thời gian giao lưu với những con người có tư tưởng phóng khoáng thuộc giới nghệ sĩ và nhà thiết kế hơn ĐẾN THỨ NĂM, ngày 30 tháng Bảy, vụ việc ban đầu có vẻ chỉ là một rắc... sovereign vàng là đồng tiền vàng của Anh được phát hành lần đầu vào năm 1489 và đến nay vẫn còn được sản xuất Một đồng sovereign vàng có giá trị danh nghĩa tương đương một bảng, song trên đồng tiền đặc biệt này không hề có dấu hiệu gì biểu hiện giá trị của nó - 48 - Ngư ời đàn ông kỳ dị và cô độc đồng các chủ ngân hàng đã cảnh báo rằng “trong trường hợp chiến tranh bùng nổ, các quốc gia ngoại bang... với các kỹ thuật tương tự như những kỹ thuật được sử dụng trong thiền định Các bệnh nhân của ông được hướng dẫn cách tự trấn an bản thân bằng cách tập trung trí óc vào một loạt các hình thù phức tạp, hoặc đôi khi chỉ là hướng suy nghĩ vào một từ nào đó Sau này Vittoz đã trở nên rất nổi tiếng trong một số hội nhóm xã hội ở London, trong số - 44 - Ngư ời đàn ông kỳ dị và cô độc những bệnh nhân của ông có... thương mại này cho đến khi chiến tranh kết thúc - 50 - Ngư ời đàn ông kỳ dị và cô độc nghĩ dường như lại làm dịu bớt những rối loạn thần kinh của ông Như ông viết trong thư gửi đến một người bạn ở Mỹ, “Tôi đã vùi đầu vào công việc từ sáng sớm đến đêm khuya, và không thấy buồn bã hay bực dọc chút nào, thậm chí tôi chưa bao giờ có cảm giác phấn chấn hơn trong vài năm trở lại đây.” Theo một cách dị thường... đám đông, trong đó có nhiều phụ nữ đứng “nôn nóng đếm những tờ giấy bạc mình có,” được đưa vào sân trong của Ngân hàng, thì một nhóm còn đông hơn nhiều gồm toàn những kẻ ngoài cuộc hiếu kỳ cũng tụ tập trên những bậc thềm của tòa nhà Royal Exchange nằm ở phía đối diện Tờ Time đưa tin rằng “mặc dù phải có tới hàng trăm người, rất nhiều người trong số đó là người nước ngoài, đã đứng xếp hàng trong suốt ngày... trọn hai năm sau đó để khôi phục lại sức khỏe, trong đó có mấy tháng tĩnh dưỡng tại biệt thự của chú ruột tại Hyères dọc bờ biển Riviera, và từ đó đem lòng say đắm vùng đất Côte d’Azur thơ mộng Phải đến tận năm 1905, ông mới có thể trở lại làm việc toàn thời gian tại Brown Shipley, trong vòng sáu năm kế tiếp, ông là một trong bốn hội viên chủ chốt của hãng - đó là quãng thời gian đặc biệt mệt mỏi đối với . Mở đầu - 33 - 1 Mở ₫ầu Giai đoạn đó quả là một chương dò thường trong tiến trình kinh tế của loài người, rốt. của nước Anh. Trong giai đoạn này, nước Anh đã có sự phát triển vượt bậc và trở thành cường quốc hàng đầu trên thế giới. Mở đầu - 35 - một cuốn tiểu luận