Lờ i tự a - 5 - LỜI TỰANhữngôngtrùmtàichính — Nguồn gốc của các cuộc ₫ại khủng hoảng? Cuộc Đại Suy thoái những năm 1930 là sự kiện kinh tế nổi bật nhất của thế kỷ XX. Nó gần như là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức. Cuộc Đại Suy thoái cũng khuyến khích định hình một hệ thống phúc lợi xã hội mới ở Mỹ để đối phó với đói nghèo tràn lan. Ở khắp nơi, cuộc Đại khủng hoảng đã khiến người dân mất niềm tin vào chủ nghĩa tư bản phi điều tiết. Có rất nhiều phân tích về nguyên nhân của cuộc Đại khủng hoảng nhưng hầu hết đều cho rằng cuộc Đại khủng hoảng 1929 là kết quả của rất nhiều biến cố vượt ngoài tầm kiểm soát của các cá nhân cũng như chính phủ. Tuy nhiên, Liaquat Ahamed, nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tại Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. đồng thời là giám đốc điều hành của hãng quản lý đầu tư cá nhân Fischer Francis Trees and Watts lại cho rằng quyền lực tập trung trong tay một số chủ ngân hàng là nguyên nhân chính gây ra cuộc Đại khủng hoảng 1929. John Maynard Keynes, nhà kinh tế học thần tượng, đã viết trong một luận văn nhan đề “Cuộc Đại suy thoái năm 1930” (The Great Slump of 1930), xuất bản vào tháng Mười hai n ăm đó rằng: thế giới vẫn đang sống trong “bóng tối của một trong các thảm họa kinh tế lớn nhất của lịch sử hiện đại.” Tác phẩm mới nhất của Liaquat Ahamed Lords of Finance mà chúng tôi lấy tiêu đề là Nhữngôngtrùmtàichính đưa ra một cái nhìn mới về bản chất của cuộc khủng khoảng toàn cầu và còn là lời nhắc nhở chúng ta về những tác động to lớn tiềm ẩn từ các quyết định của một số ít chủ ngân hàng, sai lầm của họ, và về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả nhân loại. NHỮNGÔNGTRÙMTÀICHÍNH - 6 - Các ôngtrùmtàichính tạo nên nhan đề cuốn sách này là bốn ông chủ ngân hàng trung ương chi phối thời kỳ sau chiến tranh: Benjamin Strong của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ tại New York; Montagu Norman, lãnh đạo lâu đời của Ngân hàng nước Anh; Émile Moreau của Ngân hàng nước Pháp; và Hjalmar Schacht, lãnh đạo Ngân hàng Quốc gia Đức. Vào những năm 1920, bốn nhân vật này mang trong mình đầy những bí ẩn và danh tiếng; đôi khi họ được mô tả như là “câu lạc bộ độc quyền nhất của thế giới.” Cuộc kh ủng hoảng vừa qua năm 2008-2009 được so sánh với cuộc Đại suy thoái 1929-1933 với nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có vài sự khác biệt. Cuộc khủng hoảng hiện tại năm 2008-2009 càng làm cho người ta quan tâm nhiều hơn tới cuộc Đại suy thoái trong quá khứ. Cuộc Đại suy thoái tạo ra sự tàn phá đặc biệt nghiêm trọng. Như Liaquat Ahamed viết: “Trong suốt 3 năm khủng hoảng đó, GDP thực tế trong những n ền kinh tế lớn đã giảm 25%, một phần tư nam giới trong độ tuổi lao động mất việc làm… Suy thoái kinh tế đã tạo ra sự khốn khó chưa từng thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ những thảo nguyên bao la ở Canada tới những thành phố đông đúc chật chội ở Châu Á.” Ahamed cho rằng có hai nguyên nhân chính tạo ra cuộc Đại suy thoái. Thứ nhất là việc tái phục hồi m ột cách thiếu định hướng chế độ bản vị vàng vào những năm 1920. Thứ hai là những món nợ chính phủ khổng lồ, bao gồm cả những món bồi thường chiến phí của Đức, hệ quả của Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Trong Những ôngtrùmtàichính , chúng ta sẽ gặp gỡ các nhân vật tiêu biểu như một Montagu Norman dễ kích động và bí ẩn; một Émile Moreau đa nghi theo chủ nghĩa bài ngoại, một Hjalmar Schacht ngạo mạn nhưngtài năng, và Benjamin Strong có vẻ ngoài đầy nhiệt huyết nhưng ẩn chứa bên trong là một con người mang nhiều gánh nặng và bị tổn thương nghiêm trọng. Sau Chiến tranh Thế Giới thứ Nhất, các chủ ngân hàng này đã nỗ lực xây dựng lại nền tàichính th ế giới. Bỏ qua những mâu thuẫn, họ liên minh với nhau hòng vượt qua nỗi kinh hoàng không của riêng ai. Đó là việc lạm phát đang đe dọa chủ nghĩa tư bản. Đó còn là một tương lai u ám khi đồng hồ thời gian quay ngược và thế giới trở về Chế độ kim bản vị. Lờ i tự a - 7 - Trong vòng một thời gian ngắn giữa thập niên 1920, họ đã phần nào thành công. Tiền tệ thế giới ổn định, nguồn vốn bắt đầu lưu thông tự do trên toàn cầu. Tuy nhiên, những kẽ hở trong hệ thống tàichính bắt đầu xuất hiện bên dưới lớp vỏ của sự bùng nổ phát triển ở đô thị. Chế độ kim bản vị mà người ta tưởng là một cái ô tô đem l ại sự bền vững hóa ra lại chỉ là một cái áo khoác mỏng không hơn không kém. Và nền kinh tế toàn cầu bắt đầu trượt dốc một cách thảm hại mà cuộc Đại khủng hoảng kinh tế 1929 là một ví dụ điển hình. Không giống như bất cứ một sự biến động kinh tế nào đang diễn ra ngày nay, cuộc đại khủng hoảng và cột mốc 1929 vẫn được xem là bước ngo ặt lớn của biến động tàichính thế giới. Một câu chuyện kể đầy lôi cuốn, hấp dẫn với những sự kiện rất ít người biết đến, nhưng câu chuyện hậu trường của nền tàichính thế giới – Những ôngtrùmtàichính là môt lời nhắc nhở hiệu nghiệm về những tác động to lớn của những quyết định của các chủ ngân hàng, về sự sai lầm của họ, và về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả nhân loại. Những ôngtrùmtàichính của Ahamed được viết dựa trên những công trình nghiên cứu của các kinh tế gia danh tiếng như Milton Friedman, Anna Schwartz, Charles Kindleberger, Barry Eichengreen và Peter Temin. Nhưng Ahamed khác biệt ở chỗ ông chỉ ra những con người, những cá nhân cụ thể và những lực lượng chính trị đã gây ra cuộc khủng hoảng. Không giống như hầu hết các tác phẩm viết về nguyên nhân của cuộc đại khủng hoảng 1929, “ Những ôngtrùmtàichính được đông đảo độc giả đón nhận bởi tình tiết lịch sử hiện thực nhưng vẫn đậm tính văn học” như lời Niall Ferguson viết. Không những thế, Những ôngtrùmtàichính còn kể lại câu chuyện mang tính bi kịch của 4 ôngtrùmtài chính, những người không thể nhìn xa hơn khuôn khổ thông thường của thời kỳ đó. Cuốn sách là một bức tranh lịch sử đầy cuốn hút, đẹp đẽ… Xin trân trọng giới thiệu với độc giả một tác phẩm đồ sộ và chi tiết về bối cảnh tàichính thế giới. Thời gian đã khác đi nhiều nhưng bản chất củ a nền tàichính có lẽ vẫn không thay đổi. Hà Nội tháng 8/2010 N GUYỄ N C Ả NH B ÌNH CEO Alpha Books . trong quá khứ. Cuộc Đại suy thoái tạo ra sự tàn phá đặc biệt nghiêm trọng. Như Liaquat Ahamed viết: “Trong suốt 3 năm khủng hoảng đó, GDP thực tế trong. xuất bản vào tháng Mười hai n ăm đó rằng: thế giới vẫn đang sống trong “bóng tối của một trong các thảm họa kinh tế lớn nhất của lịch sử hiện đại.” Tác phẩm