1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Kinh nghiệm đo sáng

8 412 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 95,24 KB

Nội dung

Kinh nghiệm đo sáng Từ khi nhiếp ảnh ra đời cho đến này thì vấn đề đo sáng khi chụp ảnh luôn là một đề tài nóng bỏng và hấp dẫn. Bởi vì nhiếp ảnh là vẽ bằng ánh sáng nên việc xác định đúng lượng sáng cần thiết cho nội dung thể hiện của một tấm ảnh là cực kỳ quan trọng. Sự khác biệt giữa nhiếp ảnh gia Pro và nghiệp dư cũng nằm tại ánh sáng trong ảnh. Kỹ thuật đo sáng đã không ngừng phát triển mà thiết bị chuyên dụng nổi tiếng nhất là các máy đo sáng cầm tay - Exposure Meter. Vào thoảng thập niên 70 của thế kỷ XX thì sự tiến bộ vượt bậc của máy đo sáng lắp sắn trong máy ảnh đã thật sự tạo một bước ngoặt và đưa các thiết bị đo sáng cầm tay trở thành công cụ riêng của Studio. Cùng với thời gian, kinh nghiệm và tiến bộ của khoa học thì các máy ảnh SLR và dSLR gần đây cho kết quả đo sáng chính xác và ổn định. Nhưng chưa bao giờ máy móc có thể thay thế con người 100%. Chính bạn là người duy nhất biết mình cần một lượng sáng bao nhiêu cho tấm ảnh sẽ chụp. Máy móc giúp bạn biết được các thông số kỹ thuật về ánh sáng nhưng nó không thể nói với bạn chính xác cặp thông số "khẩu độ ống kính/tốc độ chụp ảnh" cần thiết là bao nhiêu? Để có thể đo sáng đúng, hay xác định chính xác, lượng ánh sáng này ta cần biết những nguyên tắc căn bản sau đây: 1. Tập cách phát hiện ánh sáng đẹp: NTL muốn nói ngay với bạn rằng không phải khi trời nắng to thì cũng đồng nghĩa với ánh sáng đẹp. Ánh sáng đẹp thường rất phức tạp, có nhiều độ chuyển, tạo khối tốt .Bạn có thể gặp ánh sáng đẹp khi trời nắng, lúc ngày mưa hay thậm chí trong một buổi chiều đông ảm đạm. Hãy tập thói quen quan sát và phát hiện. 2. Tập cách diễn giải ánh sáng thực địa: với kinh nghiệm của riêng cá nhân mình thì một cảnh với ánh nắng chan hòa lại thường rất khó thể hiện ảnh đẹp và nghệ thuật như ý muốn. Trái lại một ngày trời nhiều mây lại có cơ hội sáng tác tốt. Trước khi bấm máy bạn nên để vài phút tự phân tích hướng sáng, bóng đổ, sự khác biệt của tương phản giữa các vùng .Nhiều khi cùng một cảnh nhưng với ánh sáng khác nhau sẽ cho những kết quả rất khác biệt. Chính điều kiện ánh sáng là yếu tố quyết định bố cục và kỹ thuật của ảnh. Chụp ảnh cũng cần sự kiên nhẫn đợi đến khi có ánh sáng thích hợp. 3. Tập cách ước lượng ánh sáng: đây là một việc làm không dễ, có vẻ như rất Pro, thế nhưng nếu bạn thật sự muốn đạt được thì chỉ cần luyện tập thường xuyên. Đầu tiên bạn hãy lấy ISO 100 làm chuẩn rồi tập tự đưa ra cặp khẩu độ/tốc độ, sau đó dùng máy ảnh xác định lại kết quả này. Khi bạn có khả năng ước lượng đúng ánh sáng thì hoàn toàn có thể xác định chính xác độ chênh sáng giữa các vùng và có giải pháp hợp lý. 4. Cần biết mình muốn thể hiện cái gì? Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Nhật đã nói: cách đơn giản nhất để xác định đúng lượng sáng cần thiết cho tấm ảnh là biết được mình nhìn tấm ảnh đó "sáng" hay "tối". Nếu lấy trị số "0" làm mốc cho kết quả đo sáng của máy thì khi ta tiến tới + 2,5 Ev ảnh sẽ rất sáng, khi tiến tới -2,5 Ev thì ảnh sẽ rât tối. Đây cũng là nguyên tắc căn bản để tiến hành hiệu chỉnh kết quả đo sáng. 5. Cần biết ưu/nhược điểm của thiết bị chụp ảnh mà mình đang sử dụng. Không phải ai cũng biết rằng giữa phim âm bản và dương bản có hai nguyên tắc đo sáng rất khác nhau: phim âm bản cần ưu tiên vùng ánh sáng thấp, phim dương bản cần ưu tiên vùng ánh sáng cao. Bên cạnh đó bạn cũng cần biết chính xác "Latitude d'exposition" (Exposure Latitude) của từng loại phim. Xin bạn đừng nhầm lẫn khái niệm này với "Gamme Dynamique" (Dynamic Range) nhé. Còn với kỹ thuật số hiện tại thì trừ chiếc máy Fuji S3 ra tất cả các dSLR đều tuân thủ nguyên tắc ưu tiên vùng ánh sáng cao. Để có thể sử dụng hiệu quả các thiết bị đo sáng thì trước hết cần hiểu hoạt động của chúng. Ta có thể phân ra thành 2 dòng máy đo sáng chính: 1. Exposure Meter, gồm có: - Light Meter: dùng để đo ánh sáng liên tục - Flash Meter: dùng để đo ánh sáng đèn flash trong studio 2. TTL Meter: là loại thiết bị gắn sẵn trong máy ảnh SLR, dSLR, MF . Hai dòng thiết bị này hoạt động trên hai nguyên tắc khắc hẳn nhau. "Exposure Meter" đo ánh sáng chiếu tới chủ thể. Để biết kết quả đo sáng chính xác ta cần đặt Meter gần nhất với chủ thể đồng thời hướng chính xác hình bán cầu mầu trắng của máy về phía ống kính. Góc định hướng này có ảnh hưởng rất quan trọng tới kết quả đo sáng. Thông thường người ta tìm cách sao cho trục của ống kính máy ảnh thẳng hàng với hình bán cầu trắng này. Ưu điểm của Meter cầm tay là nó không chịu ảnh hưởng của mầu sắc hay độ sẫm, nhạt của chủ thể. Nhưng trái lại không phải lúc nào ta cũng có thể tới gần để đo sáng như trong trường hợp ảnh phong cảnh xa. Mẹo để giải quyết trường hợp này là bạn giơ cao Meter hơn đầu và hướng hình bán cầu trắng theo hướng xa máy ảnh nhất. Kết quả đo sáng của Meter chỉ chính xác theo từng vùng và đây là một nhược điểm lớn. Loại TTL Meter đo ánh sáng phản xạ từ vật thể qua ống kính máy ảnh. Cách đo sáng này chính xác theo phương diện là nó sẽ nhận được ánh sáng từ vật thể có kể đến cả những thay đổi trên quãng đường đi. Nhưng nhược điểm của nó là bị ảnh hưởng mạnh bởi mầu sắc của vật thể cũng như độ sẫm, nhạt của nó. Như thế kết quả đo sáng sẽ không chính xác và ta cần áp dụng thêm hiệu chỉnh kết quả đo sáng (sẽ đề cập tới sau) Trong các máy SLR, dSLR cao cấp thường có 3 kỹ thuật đo sáng điển hình: - Matrix hay Multizone: đây là kỹ thuật tiên tiến nhất cho phép máy ảnh thao tác đo sáng tại nhiều vùng khác nhau trên ảnh rồi sau đó so sánh với các trường hợp đo sáng được tính toán trước và lưu trong bộ nhớ, tiếp theo máy sẽ cho gia một kết quả hoàn chỉnh nhất. Nến nhớ rằng trước đây TTL Meter chỉ tính giá trị trung bình của toàn ảnh mà thôi. - Đo sáng trung tâm: ta hay thấy phần dành cho đo sáng có ký hiệu hình tròn, chiếm khoảng 75% khuôn ngắm. Khi thao tác đo sáng thì máy sẽ chỉ tính toán các giá trị được thấy trong phạm vi giới hạn này mà thôi. Đây là phương pháp đo sáng đặc biệt hiệu quả với thể loại ảnh chân dung. - Đo sáng điểm: tuỳ theo máy mà góc đo sáng "spot" thay đổi trong khoảng từ 1° tới 5°. Đây là phương pháp được các nhiếp ảnh gia Pro ưa chuộng nhất vì nó cho biết chính xác độ tương phản của ảnh và cho một khả năng sáng tạo vô cùng. Cả hai loại thiết bị đo sáng này đều hoạt động dựa trên chuẩn cổng nghiệp "độ xám trung mình 18%". Hãng Kodak đã chế tạo "Grey Card" phục vụ cho nhu cầu đo sáng "chuẩn" này. Trong phạm vi bài viết này NTL chỉ muốn đề cập tới thao tác đo sáng ngoài trời với ánh sáng tự nhiên chứ không phải ánh sáng nhân tạo, rất chủ động, trong các studio. Như đã đề cập tới trong bài viết #1 thì việc phân tích ánh sáng của một khuôn hình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sáng tạo. Dựa trên nguyên lý "Zone System" ta có thể chia độ tương phản của ảnh theo các cấp độ sau: 1. Tương phản yếu: khi độ chênh sáng giữa vùng sáng nhất/tối nhất nhỏ hơn 4 Ev. Trong trường hợp này thì sự can thiệp của kỹ thuật buồng tối với phim cổ điển sẽ đem lại cho ta độ tương phản cần thiết. 2. Độ tương phản trung bình: khi độ chênh sáng này là 5 Ev. Đây là một trường hợp căn bản và lý tưởng cho các loại ảnh. 3. Độ tương phản cao: khi độ chênh sáng lớn hơn 6 Ev. Với hoàn cảnh này ta sẽ bị mất chi tiết hoặc trong vùng ánh sáng cao, hoặc trong vùng ánh sáng thấp tuỳ theo lựa chọn ưu tiên. Việc xử lý từ thao tác tráng phim cho đến chọn loại giấy phóng ảnh có vai trò quyết định cho chất lượng ảnh. Với kỹ thuật số ta hoàn toàn có thể áp dụng các nguyên tắc này và tiến hành chỉnh sửa thêm ảnh với các công cụ tin học. Với các cảnh tĩnh thì khi độ chênh sáng quá lớn, giải pháp hoàn hảo nhất là chụp 2 kiểu ảnh riêng biệt rồi ghép lại với nhau. Bạn nên nhớ rằng nếu ảnh gốc đã mất chi tiết thì không một phần mềm nào có thể tái tạo lại được chúng ngoài cách "copy & paste". Một giải pháp nữa có thể áp dụng là dùng thêm kính lọc ND với hệ số lớn. Bây giờ ta hãy quay lại với kỹ thuật đo sáng dùng "TTL Meter" - loại thiết bị phổ biến nhất. Theo kinh nghiệm của riêng cá nhân mình thì NTL nhận thấy kỹ thuật "Matrix" hoàn toàn đáng tin cậy với điều kiện ánh sáng không trực tiếp, ánh sáng tản hay phản xạ. Khi độ chênh sáng cao thì đo sáng trung tâm là giải pháp linh hoạt nhất đồng thời cho phép ta thao tác rất nhanh. Cuối cùng là kỹ thuật đo sáng điểm "spot" đặc biệt dàng cho sáng tạo, chỉ có kỹ thuật này mới cho bạn biết cực kỳ chính xác lượng ánh sáng cần thiết cho tấm ảnh trong một hoàn cảnh tinh tế về ánh sáng. Bên cạnh đó ta có thể dùng "Grey card" để đo sáng khi chụp ảnh phong cảnh chẳng hạn. Bạn chỉ cần để Grey Card trong cùng một ánh sáng chiếu chung cho cảnh chụp rồi tiến hành đo sáng trên đó bằng TTL Meter. Giải pháp này tránh được ảnh hưởng của mầu sắc trên chủ thể nhưng bạn cần làm hiệu chỉnh thêm kết quả đo sáng +1/2 Ev đến +1 Ev với các cảnh sáng mầu và -1/2 Ev đến -1 Ev với các cảnh sẫm mầu. Ngược lại, khi bạn đo sáng trực tiếp bằng TTL Meter thì với các ảnh sẫm mầu ta cần thao tác -Ev và +Ev với các cảnh sáng mầu. Lý do rất đơn giản: máy ảnh nhìn tất cả theo độ xám 18% nên nó "cho rằng" các cảnh sáng mầu là "thừa sáng" nên chủ động giảm bớt lượng sáng, ngược lại cho các cảnh sẫm. Nếu ta lấy vị dụ ảnh chụp than đen cần hiệu chỉnh kết quả đo sáng chừng - 2Ev thì một cảnh tuyết trắng có thể cần tới +2 Ev. Thao tác hiệu chỉnh kết quả đo sáng này đặc biệt quan trọng với ảnh macro khi chủ thể mầu sắc chiếm phần lớn khuôn hình. Với kinh nghiệm thực tế ta có thể thấy rằng mầu vàng cần +1 1/2 Ev; mầu tím sẫm hay đỏ sẫm cần -1 1/2 Ev . Khi bạn gặp một tình huống ánh sáng quá phức tạp thì thao tác đo sáng trên lòng bàn tay sẽ là một giải pháp hay. Bạn chỉ việc hướng ống kính vào đó là xem kết quả của cặp "khẩu độ/tốc độ" nhưng nên nhớ rằng da tay phản xạ ánh sáng nhiều gấp 2 lần độ xám 18% nên ta cần giảm bớt đi -1 Ev để có kết quả đúng. Trên đây là những nguyên tắc căn bản nhất mà bạn cần nhớ và thành thạo khi chụp ảnh. Không có một lý thuyết nào hiệu quả hơn kinh nghiệm thực hành, bạn cần tập luyện và tự rút ra bài học cho chính mình. NTL hy vọng với chùm bài viết ngắn này đã giúp các bạn giải đáp được phần nào những thắc mắc khi đo sáng cho một tấm ảnh. Những thắc mắc, trao đổi sẽ giúp chúng mình cùng đi lên đấy. Đặt tên cho ảnh Đặt tên cho ảnh tựa như làm khai sinh cho đứa con tinh thần trước khi vào đời giao tiếp với xã hội. Nếu không có ngoại lệ cái tên ấy sẽ vĩnh viễn gắn với ảnh theo quy trình khép kín: cuộc sống - tác giả - tác phẩm - người xem - cuộc sống. Nhâm dịp đầu xuân Bính Tuất, từ những thực tế qua các cuộc thi và triển lãm, xin được tạm tổng kết những lỗi nên tránh khi đặt tên cho ảnh như một tư liệu tham khảo: 1.Tham khảo quá nhiều ý kiến: Khi đặt tên tác phẩm, có nhà nhiếp ảnh tham vấn người có vị trí cao trong xã hội hoặc trong lĩnh vực bạn đang công tác. Có người còn xem việc đặt tên cho ảnh gắn liền với "cái tôi" nên có thể gây nhiều trắc trở ngầm trong mối quan hệ lâu dài. Để tránh vấp phải chuyện tế nhị , chỉ nên tham khảo ý kiến của những người giỏi chuyên môn thật thân thiết, càng cô đọng càng tốt. Và đừng quên giử kèm một lời cảm ơn chân thành khi ảnh vào giải hay được chọn triển lãm! 2.Sáo rỗng và khoa trương: Đây là bức ảnh chỉ có lỹ thuật, nội dung bình thường nhưng lại cố áp đặt một triết lý cao siêu. Việc này tựa như sính dùng chữ quá kêu đặt tên cho một sản phẩm chất lượng kém. Tên ảnh khoa trương, sáo rỗng dễ gây phản cảm, đôi khi lại được hiểu là thiếu cẩn trọng! 3.Dài dòng và thiếu trọng tâm: Một bức ảnh biểu cảm lập tức thu hút ngay sự chú ý của mọi người, nên không nhất thiết phải cần dùng nhiều chữ minh hoạ - ngoại trừ ảnh báo chí cần chú thích hội đủ các thông tin cần thiết - tên ảnh quá dài dễ làm người xem mệt mỏi, ngại đọc bởi hình tượng mới là yếu tố quan trọng. Đặt tên cho ảnh quá dài còn cho thấy tác giả chưa lĩnh hội được tư tưởng chủ đề của hình tượng do chính tay mình chụp! 4.Trùng lắp và thiếu sinh khí: Dù vô tình hay cố ý, việc lấy nhầm cái tên đã thành danh của một bức ảnh khác đều gây ra sự nhàm chán và làm giảm giá trị của ảnh . Người xem cảm nhận sự thiếu đầu tư trí tuệ của chủ nhân bức ảnh. Tựa như một thiếu nữ có nhan sắc đệp nhưng vì khi xướng danh thì ai cũng phải ngẩn ngơ tiếc thầm vì tên quá nhạt không xứng với người! 5. Ảnh và tên chỉ là . một: Anh bạn chụp Hội An vào ban đêm rồi đặt tên cho ảnh là: "Đêm phố cổ" !. Chữ "đêm" ở đây là thừa, vì nhìn vào không gian hiện hữu ai cũng đã rõ. Một trong những nguyên tắc đặt tên cho ảnh là không tìm cách diễn giải những gì người xem đã thấy. Cố gắng thoát khỏi nghĩa đen của ảh bằng cách đọc vài tác phẩm văn học hay, vài bài thơ giàu cảm xúc . có thể nhiều ý tưởng mới sẽ đến . 6. Đánh đố người xem: Đọc xong tên ảnh rồi nhìn vào hình tượng, suy nghĩ mãi chẳng thấy có mối liên hệ gần - xa nào! Kiểu như lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" . Đừng để rủi ro này xuất hiện bởi sai một ly có thể . đi một dặm. 7. Tối nghĩa và sai chính tả: Thật đáng tiếc khi điều này xảy ra bởi, bởi tự thân tên ảnh trở thành tấm gương phản ánh phần nào thực chất bản thân. Nếu tự thấy vốn văn học còn kém thì phải cố gắng khắc phục - bởi nhà nhiếp ảnh không chỉ biết chụp giỏi mà còn biết bảo vệ ý kiến trước đồng nghiệp và trước người xem. Mỗi khi đặt bút viết hãy tra cứu từ điển cẩn thận, tránh viết sai ngữ pháp hay lỗi chính tả. Vậy thế nào là một cái tên ảnh hay? Mười lăm năm đã trôi qua, tôi vẫn giữ nguyên cảm xúc khi nhớ đến "Mặt trời của mẹ" của tác giả Vũ Khánh - giải nhất cuộc thi ảnh Trẻ em Việt Nam và mối quan tâm của chúng ta (1991). Nhà báo Hoàng Nguyên Kỳ đã khéo mượn ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm để đặt tên cho bức ảnh: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng khơi gợi cho "màu đỏ" biểu cảm nơi hình tượng biết bao mối liên tưởng, kỳ vọng ở tương lai vượt ra ngoài khuôn khổ hạn hẹp của khung giấy. Xét cho cùng, đặt tên cho ảnh cũng chính là quá trình sáng tạo,góp phần cho sự thành công trọn vẹn của tác phẩm./. . Kinh nghiệm đo sáng Từ khi nhiếp ảnh ra đời cho đến này thì vấn đề đo sáng khi chụp ảnh luôn là một đề tài nóng. ảnh mà thôi. - Đo sáng trung tâm: ta hay thấy phần dành cho đo sáng có ký hiệu hình tròn, chiếm khoảng 75% khuôn ngắm. Khi thao tác đo sáng thì máy sẽ

Ngày đăng: 17/10/2013, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w