1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Công tác Quản lý Chuyên môn THCS

10 1,1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 92,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD & ĐT AN BIÊN TRƯỜNG THCS HƯNG YÊN Số : 10/2010/CM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY ĐỊNH Thực hiện quy chế chuyên môn đối với giáo viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 21 /2010/QĐ-HT ngày 15 tháng 09 năm 2010 của Hiệu trưởng trường THCS Hưng Yên) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông với 3 cấp độ : Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo, đảm bảo dạy và học phù hợp với từng đối tượng học sinh, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo. Điều 2. Đối tượng áp dụng. Quy định này được áp dụng cho tất cả các giáo viên dạy lớp trong nhà trường Chương II NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN Điều 3. Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn 1) Lên lịch báo giảng Vào thứ sáu hoặc thứ bảy hàng tuần, yêu cầu lên lịch đầy đủ, rõ ràng, chính xác đúng theo phân phối chương trình (PPCT) do Sở GD – ĐT Kiên Giang ban hành năm 2009, ghi chép sạch đẹp, đầy đủ các cột, mục theo yêu cầu. 2) Dạy theo phân phối chương trình Dạy đúng theo phân phối chương trình, không được cắt xén chương trình, không được dạy trước chương trình, không được bỏ qua bài thực hành, luyện tập, ôn tập. Nếu dạy trễ thì tự có kế hoạch dạy bù trên lịch báo giảng đầy đủ và được thể hiện trên sổ đầu bài. 3) Soạn – dạy Soạn giảng giáo án đầy đủ khi lên lớp, soạn đúng theo PPCT, soạn đầy đủ các bài luyện tập, ôn tập, thực hành, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra dưới 1 tiết. Bài soạn tay hoặc trên máy tính, các bài luyện tập, ôn tập, thực hành, kiểm tra 1 tiết, cũng thể hiện rõ nội dung như sau: 1 Tuần : . . . . . Tiết . . . . . . Ngày soạn : . . ./ . . . ./ . . . Ngày dạy : . . ./ . . . ./ . . . Bài . . . . . Tên bài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: 2. Kỹ năng: 3. Thái độ: II/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III/ tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số : Vắng : . . . . (tên học sinh vắng . . . . . . . ) 2. Kiểm tra bài cũ : Với nhiều hình thức kiểm miệng 1 vài học sinh, kiểm tra 1 nhóm, kiểm tra dưới 1 tiết . Câu hỏi kiểm tra miệng hay các hình thức khác phải nêu ra rõ ràng câu 1, 2, 3… với mức độ từ dễ đến khó. 3. Bài mới : Giới thiệu sơ nét bài mới hay đặt vấn đề vào bài . . . mục đích thu hút học sinh hứng thú học tập. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng 4. Củng cố : (tổng kết và đánh giá): GV sử dụng các câu hỏi hệ thống kiến thức bài học hoặc tổ chức một số trò chơi có tính chất học tập. 5. Dặn dò : 2-3 phút Tùy theo mức độ học tập của học sinh mà phân công chuẩn bị bài trước khi đến lớp phù hợp với từng đối tượng. 4) Hồ sơ giáo viên. 2 Giáo viên gồm có các loại hồ sơ sau: Ngoài giáo án giảng dạy, giáo viên phải ghi chép cẩn thận các loại : Sổ kế hoạch tuần, sổ dự giờ, sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm (nếu có), sổ họp. Đối với tổ trưởng chuyên môn ngoài các loại sổ trên còn có sổ quản tổ chuyên môn, lên kế hoạch năm, tháng, tuần đầy đủ. Nộp hồ sơ, giáo án vào ngày 27 hàng tháng đối với tổ Ngữ văn – GDCD; vào ngày 28 hàng tháng đối với tổ Tự nhiên; Vào ngày 29 hàng tháng đối với tổ Sử - Địa và vào ngày 30 hàng tháng đối với tổ Tiếng Anh – Thể dục. Nếu trùng với ngày chủ nhật hoặc tháng 2 có 28 ngày thì đôn lên ngày tiếp theo nhưng không quá 1 ngày. Tổ trưởng chuyên môn quản tổ và chịu trách nhiệm trước BGH về mọi hoạt động chuyên môn của Tổ. Hàng tháng, Tổ trưởng phải nắm được quá trình soạn, giảng của mỗi giáo viên để đánh giá thi đua thật chính xác đối với mỗi tổ viên và báo cáo cho BGH tình hình thực hiện chương trình và thực hiện các quy định về chuyên môn của Tổ. 5) Kiểm tra, chấm và trả bài kiểm tra, vào điểm, học bạ a) Kiểm tra thường xuyên Với nhiều hình thức: Có thể gọi cá nhân hoặc hai, ba học sinh lên bảng hoặc đứng tại chổ trả lời câu hỏi hay điền khuyết, chú thích tranh câm . . . mà giáo viên đặt ra theo từng mức độ, từng đối tượng, gợi ý học sinh trả lời, hạn chế cho điểm không “0”. Kiểm tra miệng cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể. Kiểm tra dưới một tiết : Giáo viên ra đề theo hình thức tự luận. b) Kiểm tra định kỳ (Ra đề kiểm tra 1 tiết trở lên và đề kiểm tra học kỳ) Đề kiểm tra 1 tiết trở lên ra theo 2 phần : Trắc nghiệm và tự luận ( phần trắc nghiệm 3 hoặc 4 điểm, trong đó mỗi ý đúng không quá 0,5đ, trắc nghiệm có thể với nhiều hình thức như khoanh tròn ý đúng, điền khuyết, nối ghép cột … Phần tự luận 7 hoặc 6 điểm với 3 hoặc 4 câu). Lập ma trận đề chi tiết. Đề kiểm tra học kỳ ra đề theo hình thức tự luận (4 câu). Dành tối thiểu 50% bài làm cho nội dung thông hiểu, vận dụng sáng tạo. Đề kiểm tra một tiết trở lên và đề kiểm tra học kỳ phải đánh máy vi tính trên một mặt giấy, rõ ràng, trình bày đẹp, không được sai sót, hạn chế lỗi chính tả, trình tổ trưởng chuyên môn ký duyệt trước một tuần (trừ các môn Phòng GD-ĐT ra đề) và được bảo mật gởi về cho phó Hiệu trưởng in, photo đề theo quản chung. Tổ chức kiểm tra một tiết giữa học kỳ thời gian chung cho toàn trường đối với các môn Ngữ văn, Sử hoặc Địa, Toán, Tiếng Anh. 3 Đối với môn Thể dục cũng tổ chức kiểm tra chung giữa học kì và học kỳ từ lớp 6 – 9, với hình thức phân ra từng lứa tuổi bằng nhau để kiểm tra thể lực của học sinh (Tổ trưởng chuyên môn làm chủ khảo) Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm phân công cho các giáo viên dạy cùng khối ra đề, sau đó tổ trưởng chọn đề, ký duyệt đề (đề được bảo mật). Xây dựng ngân hàng đề thi của tổ. c) Chấm điểm, trả bài học sinh. Khi chấm điểm giáo viên cần nhận xét lời phê, rèn luyện kỹ năng trình bày của học sinh. Bài kiểm tra dưới 1 tiết, một tiết trở lên sau một tuần phải trả cho học sinh và yêu cầu học sinh bảo quản cẩn thận. (bài thi tập trung không trả cho học sinh) Đối với bài kiểm tra tập trung thì chấm điểm tập trung (cắt phách). Thông báo điểm cho học sinh biết. Hệ số bài kiểm tra được quy định tại Quyết định số 40/2006 của Bộ GD-ĐT và sự thống nhất trong tổ chuyên môn, nhưng không ngoài quy định. d) Vào điểm. Không được sai sót, sửa chữa quá 2 lỗi, giáo viên bộ môn tự vào điểm học bạ của môn mình, ký ghi rõ họ tên. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin cá nhân học sinh, ký xác nhận điểm (sửa hoặc không sửa). Nhận xét 2 mặt ý thức học tập và đạo đức của học sinh, ngoài ra nhận xét thêm về lao động, tham gia phong trào tập thể lớp (không được ghi sơ sài, vắn tất). Vào sổ điểm cá nhân sau khai chấm, trả bài cho học sinh. Vào điểm ở sổ gọi tên và ghi điểm: Giáo viên bộ môn phải cập nhật điểm hàng tháng vào sổ lớn ( điểm kiểm tra vào sổ gọi tên và ghi điểm phải có trên 2/3 điểm trung bình trở lên/ lớp. Nếu những học sinh chưa đạt sẽ kiểm tra lần 2 ). Cần hạn chế tối đa việc sửa chữa điểm, nếu trên 5 lỗi sửa thì phải chịu trách nhiệm thay sổ mới. e) Vào điểm học bạ. 6) Bài soạn Powerpoint, giáo án soạn vi tính. Bài soạn Powepoint chỉ là bài trình chiếu mang tính chất hỗ trợ bài giảng, không phải là giáo án (giáo án điện tử là E-learning). Giáo án soạn vi tính chỉ là khuyến khích, được tổ trưởng chuyên môn kiểm tra bài soạn hàng tuần, yêu cầu soạn trước một tuần khi được kiểm tra. 7) Giờ lên lớp 4 Vào lớp ra lớp đúng giờ, dạy theo phân phối chương trình. Bài dạy cần bám sát yêu cầu của chương trình, làm nổi bật các trọng tâm và khắc sâu được kiến thức cơ bản. Giáo viên phải nắm vững chương trình nội dung SGK để có thể lựa chọn được nội dung, phương pháp của từng bài dạy một cách hợp lí. Tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với nội dung chương trình, với các quy định về đổi mới PPDH được quy định khá chi tiết ở tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Hạn chế “đọc chép” dạy chay, thuyết trình lan man, thoát ly đối tượng, học sinh ghi nhớ máy móc, thụ động, thực hiện theo định hướng “Thầy nói ít, trò phát biểu nhiều” … Cố gắng tìm hiểu phương pháp khác nhau để làm hóa giải các vấn đề phức tạp, giúp cho các em tiếp thu các kiến thức khó một cách dễ dàng, đồng thời cũng phải tránh khuynh hướng tăng nội dung, tránh việc phức tạp hóa các kiến thức không cần thiết cho học sinh. Mỗi tiết học cần có thời gian thích hợp để kiểm tra và luyện tập cho học sinh. Thực hiện cách dạy theo hướng phát huy tích cực, chủ động, tôn trọng những suy nghĩ độc lập, sáng tạo của học sinh, giúp các em tham gia có hiệu quả vào hoạt động dạy và học, đồng thời coi trọng vai trò tổ chức, dẫn dắt và thuyết giảng của giáo viên. Thông qua các giờ lên lớp, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học ở nhà. Một giáo viên giỏi, phải là giáo viên biết dạy cho học sinh tự học có hiệu quả, biến được quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Coi trọng việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa ở trên lớp cũng như ở nhà. Tổ trưởng, BGH kiểm tra hồ sơ chuyên môn bất kỳ lúc nào (Kể cả trong giờ làm việc) đều phải chấp hành. 8) Dồ dùng dạy học. ĐDDH của nhà trường phải được bảo vệ cẩn thận, còn nguyên vẹn, sạch sẽ khi trả, để đúng nơi quy định. Nếu mất cá nhân chịu trách nhiệm bồi thường. Đồ dùng dạy học: ĐDDH tự làm, đầu năm phải có kế hoạch cụ thể để BGH có kế hoạch về kinh phí thực hiện. Tổ chức thi đồ dùng dạy học vòng trường vào tháng 11 9) Ôn tập, luyện tập để kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì. Bài Ôn tập, luyện tập để kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì phải thực hiện đầy đủ theo số tiết quy định. Không được cắt xén, sơ lược, không để cho học sinh tự nghiên cứu. 10) Giúp đỡ học sinh yếu, kém. Bồi dưỡng học sinh giỏi. a) Giúp đỡ học sinh yếu kém. Đây là trách nhiệm của giáo viên bộ môn và cả giáo viên chủ nhiệm, nếu có đối tượng này trong bộ môn mình giảng dạy thì phải có trách nhiệm giúp đỡ, động 5 viên, khích lệ, tinh thận học tập của các em và có trách nhiệm phụ đạo cho các em tiến bộ, phù hợp với đối tượng, không gây “quá tải” Tổ chức dạy hơn 6 buổi/tuần cho học sinh yếu kém qua khảo sát đầu năm, dạy tự chọn với chủ đề bám sát. Các môn học chéo buổi (dạy hơn 6 buổi/ tuần) giáo viên bộ môn có trách nhiệm quản lý, điểm danh học sinh, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm báo về ghi đình nếu 3lần bỏ học không rõ do và đề nghị cho học lại, thi lại. b) Bồi dưỡng học sinh giỏi: Thi chọn đội tuyển học sinh giỏi khối 7,8 vào đầu tháng 11. Khối 9 tiến hành bồi dưỡng ngay tuần đầu tiên của năm học, kết hợp với việc dạy tự chọn với chủ đề nâng cao. Dạy ôn thi tuyển đầu vào lớp 10 cho học sinh lớp 9. Việc kiểm tra, đánh giá dạy chủ đề tự chọn thực hiện theo quy định 40/2006 của Bộ GD-ĐT (Điều 10) 11) Tham gia thi giáo viên dạy giỏi. Trong mỗi năm học các tổ chuyên môn đề cử 2 – 3 giáo viên của tổ tham dự thi và viên dạy giỏi vòng trường và tiến tới thi giáo viên dạy giỏi vòng tỉnh. 16) Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tích hợp, lòng ghép chương trình địa phương, lịch sử địa phương, an toàn giao thông, phòng chống HIV/AIDS. Mỗi giáo viên có trách nhiệm giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh, giáo dục ý thức lao động, học tập cho học sinh. Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện TDTT, nhạc, họa. Đặt biệt đối với giáo viên phụ trách giảng dạy những môn này nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu tiếp tục bồi dưỡng, không nên quá đòi hỏi học sinh rèn luyện để trở thành vận động viên, ca sĩ, họa sĩ. 12) Dạy bù, dạy thay. Nếu giáo viên dạy trễ chương trình dù có do thì cũng phải tổ chức dạy bù vào tuần tiếp theo, không để kéo dài. Dạy thay, nếu giáo viên nghỉ có do thì phải gởi lại giáo án, sổ điểm cá nhân cho người được phân công dạy thay. Nếu không có các hồ sơ đó thì người được phân công dạy thay không cần dạy, chỉ lên lớp ổn định, giữ trật tự lớp (trừ trùng hợp giáo viên dạy cùng khối cùng môn, giáo viên nghỉ điều trị bệnh trên 1 tháng, giáo viên nghỉ không hưởng lương, giáo viên nghỉ phép) 13) Ghi sổ đầu bài. 6 Giáo viên bộ môn khi lên lớp có trách nhiệm điểm danh học sinh ghi lên sổ đầu bài và cuối giờ ghi đầy đủ thông tin ở các cột, xếp loại tiết dạy đúng theo quy định, nếu dạy thay thì ghi thêm chữ “dạy thay” ngay phần nhận xét của giáo viên. (Xem phần hướng dẫn cách ghi sổ đầu bài) Trước khi xếp giờ học của lớp giáo viên nên có nhận xét sơ bộ về ý thức học tập của lớp, những hạn chế cấn khắc phục, những ưu điểm cần phát huy. Giáo viên chủ nhiệm cuối tuần sinh hoạt lớp và cũng nhận xét, xếp loại tiết sinh hoạt của lớp. Thống kê đầy đủ giờ lên lớp, giờ dạy thay . . . ký xác nhận. 14) Giáo viên nghỉ phép. Giáo viên nghỉ phép phải có do chính đáng, không gì việc riêng tư, cá nhân xin nghỉ làm ảnh hưởng chung của nhà trường. Trong 1 năm nếu nghỉ 40 ngày trở lên thì không được xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Các trường hợp đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 1 năm, kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để bình bầu xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Chương III CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KHÁC Điều 5. Giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn 1. Giáo viên chủ nhiệm lớp Sinh hoạt đầy đủ nội dung do nhà trường và các văn bản quy định, thời gian sinh hoạt lớp như thời gian giảng dạy, không được ra sớm vào trễ trong giờ sinh hoạt. Tổ chức cho học sinh tự điều kiển trong giờ sinh hoạt, tổng kết tuần, nhận xét lớp, đề nghị phê bình, tuyên dương và có hình thức kỷ luật học sinh nếu nhiều lần vi phạm không sửa chữa. Đưa ra kế hoạch tuần tới, tháng tới. GVCN không nên bảo hộ làm thay. Viết đúng lịch, địa chỉ, điện thoại, nắm vững số ngày nghỉ, số lần cúp tiết của từng học sinh lớp chủ nhiệm. (Xem phần hướng dẫn ở sổ gọi tên và ghi điểm) Nắm được năng lực học tập và ý thức rèn luyện của từng học sinh, liên hệ với giáo viên bộ môn để phát hiện học sinh yếu kém ngay những tháng đầu của năm học để bố trí người giúp đỡ hoặc phụ đạo. Hiểu được diễn biến tư tưởng, đạo đức học sinh, phải có sổ theo dõi, cần kịp thời ngăn chặn các tệ nạn xâm nhập như: ma túy, quan hệ Nam–Nữ, bạo lực, băng nhóm. 7 Liên hệ tốt với Đoàn TN, Đội TNTP, phụ huynh học sinh để nắm đầy đủ các thông tin về học sinh mình. Quản lớp, quản sổ điểm chính thức của lớp chủ nhiệm, tổng hợp và xếp loại các mặt giáo dục từng học kỳ và cuối năm học. GVCN có trách nhiệm bảo vệ cơ sở vật chất phòng học, xanh hóa phòng học, đảm bảo 50% học sinh trong lớp tham gia đọc sách ở Thư viện. 2. Giáo viên phụ trách thiết bị, thư viện Theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, đối chiếu với lịch báo giảng của giáo viên, kịp thời báo cáo với Hiệu trưởng. Hàng tháng vào buổi họp Hội đồng giáo viên giới thiệu các thiết bị, sách, đồ dùng dạy học còn mới, chưa sử dụng hoặc đồ dùng dạy học bị hỏng. Quản tốt các loại sách, thiết bị, ghi chép đúng quy định. Điều 6. Giáo viên kiêm nhiệm công tác đoàn thể 1. Giáo viên kiêm Chủ tịch công đoàn Giáo viên kiêm chủ tịch công đoàn trước hết phải thành nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy, sau đó là hoàn thành nhiệm vụ công đoàn. Không có do vì công việc khác mà chuyên môn không hoàn thành. Ngoài được giảm số tiết theo quy định hiện hành, còn có trách nhiệm kết hợp với lãnh đạo tuyên truyền vận động giáo viên thi đua dạy tốt, học tốt. 2. Giáo viên kiêm Tổng phụ trách đội Phải giảng dạy theo số quy định (1/2 số tiết), chấp hành đúng quy chế chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ đầy đủ. Kết hợp cùng GVCN rèn luyện giáo dục ý thức đạo đức, học tập của học sinh. 3. Giáo kiêm trưởng Ban Thanh tra nhân dân. Giảng dạy theo quy định hiện hành, chấp hành theo quy chế chuyên môn, thanh tra nội bộ trường học, tham mưu, đề xuất thanh tra về lĩnh vực chuyên môn. Điều 7. Giáo viên với các hoạt động khác Tất cả giáo viên phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường, cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng. Thành lập các tiểu ban tổ chức kiểm tra đánh giá đối với giáo viên, học sinh trong việc thực hiện quy chế này. 8 Hàng tháng, học kì nhận xét phê bình, tuyên dương những tập thể và cá nhân làm tốt, đồng thời có hình thức nhắc nhở có hình thức kỷ luật đối với giáo viên, học sinh cố tình không thực hiện theo quy chế. 2. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn a) Quản tổ chuyên môn Tổ trưởng chuyên môn quản tổ và chịu trách nhiệm trước BGH về mọi hoạt động chuyên môn của Tổ. Hàng năm, Tổ trưởng phải nắm được quá trình soạn, giảng của mỗi giáo viên để đánh giá thi đua thật chính xác đối với mỗi tổ viên và báo cáo cho BGH tình hình thực hiện chương trình và thực hiện các quy định về chuyên môn của Tổ. Tổ chức thao giảng cấp Tổ, trường chọn cá nhân điển hình để tổ chức giảng mẫu theo chuyên đề “Thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng”. Mỗi bộ môn, mỗi khối lớp, mỗi học kỳ phải có một báo cáo về quá trình giảm tải chương trình và đổi mới phương pháp dạy học. Dự giờ, xếp loại 4 tiết/ GV/HK. Tổ trưởng dự giờ bất kỳ giờ nào nhưng phải báo trước cho giáo viên bộ môn biết ít nhất là một tiết trước đó. b) Sinh hoạt tổ chuyên môn Tổ sinh hoạt theo chuyên đề giảng dạy, lên kế hoạch ghi rõ tên chuyên đề sinh hoạt cụ thể. Biết được tiến độ chương trình giảng dạy của từng tổ viên, từ đó có hướng chỉ đạo để thực hiện đúng theo phân phối chương trình. Trong sinh hoạt cần nêu tóm tắt những việc làm được, chưa làm được, những ưu điểm và khuyết điểm của các thành viên trong tổ. Sinh hoạt chuyên môn 2 tuần/ lần. Ngoại khóa: 1 lần/ tổ/năm. Sinh hoạt lần 1 trong tháng nhận xét sơ bộ về hồ sơ, giáo án của tổ viên và có sự tuyên dương, nhắc nhở. Yêu cầu mỗi giáo viên phải mang theo SGK, SGV và những tài liệu cần thiết cho việc thảo luận trong họp tổ. Mỗi giáo viên phải phát biểu nhận xét về nội dung, phương pháp. Khi tất cả mọi người của một khối, một nhóm phát biểu xong, tổ trưởng sẽ hướng dẫn thảo luận các vấn đề khúc mắc được nêu ra ở trên. Thống nhất để rút ra những bài học kinh nghiệm, có thể điều chỉnh ngay trong tháng tới, hoặc chỉ để rút kinh nghiệm cho những năm tới. Thực hiện theo quy trình trên, nhưng với nội dung là phát biểu, thảo luận những nội dung khó, mới, cần thống nhất trong nhóm, trong tổ để thực hiện các bài giảng trong tháng tới. 9 Phân công cụ thể tên giáo viên phải đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu có liên quan phần bài giảng của tháng tiếp theo, để báo cáo trước tổ trong kỳ họp tổ tháng tới. Phân công viết chuyên đề và báo cáo chuyên đề theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Sinh hoạt lần 2 trong tháng nhận xét, đánh giá và xếp loại giáo viên cuối tháng. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn giáo viên trong tháng qua, ghi biên bản người kiểm tra, nếu khi ban Chuyên môn kiểm tra phát hiện lỗi mà người của Tổ không phát hiện ra lỗi (lỗi lớn như sai mẫu giáo án, hay thiếu tiết…….) thì hạ một bậc thi đua của người kiểm tra khi họp tổ tại tháng mà Ban Chuyên môn hay BGH phát hiện ra lỗi đó. Kiểm điểm công tác tháng qua, thực hiện nề nếp chuyên môn của mỗi người. Bàn biện pháp thực hiện tháng tới, giải quyết các vấn đề chuyên môn (nếu có). Góp ý cho BGH và các tổ trưởng của trường kiến nghị (nếu có).Bình xét thi đua tháng qua. Sau khi dự giờ hoặc có những vấn đề chuyên môn cần thiết, Tổ trưởng có thể triệu tập hội ý Tổ bất thường. Các nhóm chuyên môn cố gắng hội ý thường xuyên để trao đổi các vấn đề chuyên môn cần thiết, đảm bảo sự thống nhất trong giảng dạy của Nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt tổ cho các tổ trưởng chuyên môn khác và Ban Giám hiệu cùng tham dự, rút kinh nghiệm. * Nơi nhận: - CM Phòng GD-ĐT - Chi bộ, Hiêu trưởng - Chủ tịch công đoàn trường - BT Đoàn TN trường - Tổ trưởng CM - Giáo viên -Lưu HS CM KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Bùi Quang Vinh 10 . của Tổ trưởng chuyên môn a) Quản lý tổ chuyên môn Tổ trưởng chuyên môn quản lý tổ và chịu trách nhiệm trước BGH về mọi hoạt động chuyên môn của Tổ. Hàng. tịch công đoàn trước hết phải thành nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy, sau đó là hoàn thành nhiệm vụ công đoàn. Không có lý do vì công việc khác mà chuyên môn

Ngày đăng: 17/10/2013, 03:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Kiểm tra bài cũ : Với nhiều hình thức kiểm miệng 1 vài học sinh, kiểm tra 1 nhóm, kiểm tra dưới 1 tiết .. - Công tác Quản lý Chuyên môn THCS
2. Kiểm tra bài cũ : Với nhiều hình thức kiểm miệng 1 vài học sinh, kiểm tra 1 nhóm, kiểm tra dưới 1 tiết (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w