Tiểu luận môn SNA hệ thống tài khoản quốc gia - tỷ lệ ICGO của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006
Trang 1Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất, kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhận so với vốn, thời gian thu hồi vốn Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra Trong phạm vi nền KTQD, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là tỷ trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội.Trong nhiều trường hợp,để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặ chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội như tạo việc làm, giảm thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích hiệu quả sản xuất của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005.
Tài khoản sản xuất Việt Nam 2005(giá hiện hành) Đơn vị: nghìn tỷ đồng
( Nguồn: Niên giám thống kê 2006)
A-
Phân tích chung
Năm 2005 tỷ lệ IC/GO là 51,52 %, tỷ lệ VA/GO là 48,48 %
Mục tiêu của quá trình sản xuất là tạo ra nhiều giá trị tăng thêm VA/Go của năm 2005 là 48,48 % thấp chứng tỏ quá triònh sản xuất vẫn còn sử dụng nhiều yếu tố đầu vào để tạo ra đầu ra chứng tỏ hiệu quả của quá trình sản xuất thấp.
837,858 890,3404
Phân loại theo khu vực SX
343,807 647,2424
Trang 2Trong giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ IC/Go tăng dần ( năm 2001 là 40,69 % , năm 2005 là 51,52 % trung bình mỗi năm tăng 6,1 % ), tỷ lệ VA/GO giảm dần ( năm 2001 là 59,31 %, năm 2005 là 48,48 %) chứng tỏ hiệu quả sản xuất vẫn còn thấp Tuy nhiên tỷ lệ IC/GO biến động không giống nhau trong các ngành kinh tế Chúng ta hãy cùng phân tích tỷ lệ này trong từng ngành kinh tế.
Trang 3vụ Điều đó thể hiện chi phí các yếu tố đầu vào của ngành nông nghiệp là thấp Nhưng phương thức sản xuất lạc hậu, lao động nông nghiệp vẫn còn hạn chế về mặt chất lượng phần lớn lao động chưa qua đào tạo, chỉ là lao động phổ thông, đơn giản, làm việc theo kinh nghiệm) Mặt khác, từ phía khách quan, thời tiết diẽn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả và hiệu quả sản xuất Có thể kể đến ngập úng tại Đồng bằng sông Cửu Long 2 năm liên tiếp 2001 và 2002, nắng hạn nghiêm trọng trong mùa khô kéo dài từ 2002 đến 2005 tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ Hay các trận mưa lũ quét tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Cùng với những khó khăn về thời tiết, dịch cúm gia cầm bùng phát trên hầu hết các tỉnh, thành phố đầu năm 2004 và tiếp tục tái phát ở nhiều địa phương vào đầu năm 2005 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa năm 2003 và vụ kiện bán phá giá tôm năm 2004 cũng ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất thủy sản, nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp Giá nhiên liệu, các yếu tố đầu vào khác như: cây con giống, phân bón, thức ăn gia súc… tăng cao theo biến động giá chung cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong thời kỳ này Trên đây đã là những nguyên nhân căn bản dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp tại nước ta còn hạn chế Do đó tỷ lệ gia tăng vẫn chưa cao Đó chính là cản trở, trở ngại trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay.
Như vậy, có thể thấy rằng nhìn chung sản xuất nông nghiệp đã có những bước tiến quan trọng đang vượt lên một nền sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm đa dạng, có tính cạnh tranh và thị trường ổn định Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trong những năm qua vấ đang tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn do sản xuất còn mang tính tự phát và việc phát triển mở rộng sản xuất nhiều nơi vẫn chưa gắn triệt để với qiải quyết các vấn đề môi trường.
II-
Giải pháp:
Từ những tồn tại và hạn chế trong ngành nông nghiệp ta có thể đưa ra một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất của ngành nông nghiệp:
- Tận dụng nguồn nhiên liệu sẵn có để giảm thiểu chi phí mua ngoài.
- Cần phải cải tiến, đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp giúp sản xuất nông nghiệp thoát ra khỏi tình trạng sản xuất lạc hậu, kém năng suất Muốn vậy cần phải đầu tư, trang bị máy móc công nghệ vào sản xuất nông
Trang 4nghiệp Bởi nền sản xuất nông nghiệp hiện tại của nước ta chủ yếu là sử dụng phương pháp kỹ thuật thô sơ thủ công, khoa học công nghệ đc áp dụng còn rất hạn chế.
- Bên cạnh đó phải nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp Lao động nông nghiệp phải được tiếp cận với những công nghệ sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất Phát triển ngành chăn nuôi với qui mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng cao hiệu quả sản xuất theo qui mô, nhanh chóng đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính.
Trong tương lai với sự phát triển bùng nổ của khoa học kỹ thuật, nền sản xuất nông nghiệp sẽ có nhiều tiến bộ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào nhằm giảm giá trị chi phí trung gian, tạo ra giá trị tăng thêm ngày càng cao Là cơ sở để tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.
C- Công nghiệp
Chi phí trung gian là 1 bộ phận chủ yếu của chi phí sản xuất nói chung, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng không bị mất đi về mặt giá trị mà được thu về nguyên vẹn sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất và lại đựoc sử dụng tiếp tục cho chu kỳ tiếp theo.
Chi phí trung gian có ý nghĩa duy trì sản xuất, bảo đảm cho tái sản xuất giản đơn, luôn được bảo toàn và không bị mất đi sau một chu kì sản xuất.
Chi phí trung gian khác với chi phí sản xuất là không bao gồm những khoản chi phí không phải là chi phí vật hóa như: chi phí nhân công,chi nộp thuế, lệ phí như thuế và các khoản chi phí dưới dạng quà biếu, tặng và khấu hao tài sản cố định
Trang 5IC 240,2252 301,711 415,0417 565,9003 700,1014
IC/GO (%)
Trong 5 năm 2001-2005 tỷ trọng IC/GO của ngành công nghiệp đã tăng trung bình 3,88% / năm (IC/GO năm 2001 là 60,69% thì tới năm 2005 đã tăng lên70,64%) Do IC/GO tăng nên VA/GO giảm xuống (VA/GO năm 2001 là 39,31% thì tới năm 2005 đã giảm xuống còn 29,36%) Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất của ngành công nghiệp có xu hướng ngày càng thấp đi.
Sản xuất công nghiệp trong những năm qua của nước ta diễn ra 1 tình trạng có tính quy luật mà ta không mong muốn
Tỷ trọng IC/GO
Đơn vị: %
CN SX, phân phối điện, khí đốt, nước
29,3 31,98 29,81 47,75 47,77
- Ngành công ngiệp khai thác mỏ gồm khai thác than,dầu thô và khí tự nhiên,khai thác quặng kim loại, khai thác đá và các loại mỏ.Đây là ngành có tỷ trọng IC/GO thấp nhất và tương ứng với nó là tỷ trọng VA trong GO là cao nhất trong các ngành công nghiệp của nứớc ta hiện nay.Trong giai đoạn 2001-2003 tỷ trọng IC/GO của ngành này có xu hướng tăng lên nhưng tới năm 2004 thì giảm nhẹ và tới năm 2005 thì giảm mạnh.
Trong giai đoạn 2001-2003 tỷ trọng IC/GO của ngành này đã tăng trung bình 46,15% / năm (IC/GO năm 2001 là 15,11% thì năm 2003 đã tăng lên 31,79%) Nhưng tới năm 2005 tỷ trọng này đã giảm mạnh chỉ còn 19,88% Điều này dẫn tới kết cục tất yếu là phần giá trị tăng thêm VA đã tăng lên (năm 2004 là 69.83 % thì năm 2005 là 80.12% ) Đây là 1 dấu hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả sản xuất của ngành đã tăng lên Nguyên nhân là do :
Trang 6ngành công nghiệp khai thác mỏ không đòi hỏi nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào mà chỉ cần các chi phí liên quan tới việc phục vụ cho quá trình khai thác( như điện nước, vận tải, thông tin liên lạc, quần áo bảo hộ, đồng phục cho người lao động, công cụ sản xuất…) do đó chi phí trung gian của ngành này thường nhỏ Trong giai đoạn đầu do kỹ thuật, công nghệ khai thác của chúng ta còn lạc hậu nên đòi hỏi nhiều chi phí trung gian.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kỹ thuật khai thác mỏ ngày càng dược cải tiến hiện đại hơn, đòi hỏi ít chi phí trung gian hơn Do đó chi phí trung gian năm 2004, 2005 đã có xu hướng giảm.
- Ngành công nghiệp chế biến hiện nay chiếm khoảng 83,2% giá trị sản xuất và khoảng 60% giá trị tăng thêm trong toàn bộ lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam nên bất kỳ một sự thay đổi nào của ngành này đều ảnh hưởng rất nhiều tới sự biến động chung của toàn bộ khu vực công nghiệp.Nhìn chung công nghiệp chế biến của Việt Nam nằm trong tình trạng lấy công làm lãi, mà tiền công ở đây cũng quá rẻ so với các nước.
Có thể thấy tốc độ tăng của IC > tốc độ tăng của GO dẫn đến tốc độ tăng của VA nhỏ hơn tốc độ tăng của GO.Tốc độ tăng trung bình của IC là 30,47 % / năm Tốc độ tăng trung bình của GO là 26,67 % / năm ( tỷ lệ IC/GO năm 2001 là 70,33 %; năm 2005 là 79,01 % ) Đây là ngành đòi hỏi chi phí trung gian lớn nhất trong các ngành công nghiệp ( tỷ lệ IC/GO năm 2005 là 79,01 % vì ngành chế biến tiêu hao nguyên vật liệu nhiều, giá cả của các nguyên vật liệu cao và chủ yếu là nhập khẩu Mặt khác do máy móc thiết bị cũ kĩ, công nghệ lạc hậu nên định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu lớn Các ngành có chi phí trung gian lớn gồm chủ yếu là các ngành gia công lắp ráp như: sản xuất thiết bị máy móc, thiết bị điện, điện tử, thiết bị chính xác, máy tính, máy văn phòng, phương tiện vận tải…
Ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng của phần giá trị mới sáng tạo VA tăng lên chậm hơn GO Mặt khác tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến ở nước ta quá nhỏ trong GO Điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả sản xuất của công nghiệp chế biến chưa dược cải thiện, thậm chí còn suy giảm nhẹ.
- Đối với các ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước Chi phí trung gian của ngành này bao gồm các chi phí vật chất như nguyên, nhiên vật liệu, điện, nước và các chi phí dịch vụ như chi phí vận tải, tiền thuê khách sạn, nhà trọ, chi phí bưu điện, chi phí quảng cáo, chi phí dịch vụ pháp lý, chi phí thuê phương tiện, dịch vụ phí ngân hàng được sử dụng trong quá trình sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước, Chi phí trung gian vẫn có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng GO trong giai đoạn 2001-2004 (tốc độ
Trang 7tăng của IC trung bình là 49,37% / năm; tốc độ tăng của GO trung bình là 25,84 % / năm ).Chi phí trung gian tăng là do chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng cao đồng thời các chi phí dịch vụ cũng tăng.
*
Nhận xét:
- Chi phí trung gian của ngành công nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng bình quân của giá trị sản xuất Tỷ lệ chi phí trung gian tăng bình quân chung cho toàn ngành tăng liên tục qua các năm Tăng chi phí trung gian do sử dụng định mức nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ đầu vào chiếm một tỷ lệ đáng kể.- Trong số chi phí trung gian tăng lên thì phần tăng của ngành công nghiệp chế biến là quyết định vì là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất, có hệ số chi phí trung gian và tốc độ tăng lên cao nhất.
- Phân tích trong tổng chi phí trung gian thì:
• chi phí nguyên vật liệu chiếm trên 81% tăng bình quân 25%/năm,• chi phí dịch vụ chiếm trên 9%, tăng 27,3% (tăng cao hơn mức tăng
chung của tổng chi phí),
• chi phí về nhiên liệu chiếm khoảng 6%, tăng bình quân 20%/năm• chi phí năng lượng chiếm khoảng 3%,tăng bình quân 21%/năm
II-
Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng chi phí trung gian gia tăng:
Các nguyên nhân tiêu cực:
- Giá nguyên vật liệu tăng cao giá cả của nhiều chủng loại nguyên nhiên
vật liệu đầu vào là hàng nhập khẩu và cước phí vận tải quốc tế tăng Ở đây, chỉ đề cập đến giá nhập khẩu bình quân 10 tháng đầu của năm 2003 so với cùng kỳ 2002 tăng và làm cho kim ngạch tăng theo; giá xăng dầu tăng 22,9% làm tăng 372 triệu USD, giá sắt thép tăng 38,6% làm tăng 392 triệu USD, giá chất dẻo tăng 16,7% làm tăng 89 triệu USD, giá phân bón tăng 19,1% làm tăng 70 triệu USD, giá sợi dệt tăng 15,7% làm tăng 33 triệu USD, giá bông tăng 15,8% làm tăng 12 triệu USD Chỉ với 6 mặt hàng trên đã làm tăng 968 triệu USD, chiếm 24,5% tổng kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ.
- Giá nhiên liệu và năng lượng tăng cao
- Công nghệ cũ, lạc hậu nên định mức tiêu hao nguyên vật liệu cao
Trang 8Ngay công nghiệp, mặc dù đạt được nhiều kết quả vượt trội, nhưng trình độ công nghệ cũng còn thấp Tỷ trọng doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm ngành công nghệ cao chỉ đạt 20,6%, thấp hơn tỷ trọng tương ứng 29,1% của Philippin, 29,7% của Inđônêxia, 30,8% của Thái Lan, 51,1% của Malaixia, 73% của Singapore); thuộc nhóm ngành công nghệ trung bình đạt 20,7%; thuộc nhóm ngành công nghệ thấp chiếm tới 58,7% (Inđônêxia 47,7%, Philippin 45,7%, Thái Lan 42,7%, Malaixia 24,3%, Singapore 10,5%) Nếu tính theo giá trị sản xuất thì trong công nghiệp chế biến của Việt Nam, những ngành công nghệ cao chỉ chiếm 15,7%, công nghệ thấp chiếm tới 52,8% Nếu tính theo giá trị tăng thêm thì tỷ trọng công nghệ cao của công nghiệp nước ta còn thấp hơn nữa, vì phần lớn những ngành công nghệ cao chủ yếu là lắp ráp.
Trình độ kỹ thuật - công nghệ thấp chủ yếu do vốn sản xuất kinh doanh thấp Mức trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động của các cơ sở kinh tế cá thể chỉ có 8,6 triệu đồng, của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ có 36,6 triệu đồng, của doanh nghiệp Nhà nước cao hơn cũng chỉ có 132,1 triệu đồng, còn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 191,6 triệu đồng Hệ số đổi mới tài sản cố định hiện mới đạt 19%, thấp hơn so với 24 - 25% của mục tiêu đề ra
- Chi phí thuê mặt bằng tăng cao: giá nhà đất tăng và đang ở mức rất cao,
làm cho chi phí đầu tư xây dựng, chi phí thuê trụ sở, địa điểm sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, làm cho giá cả sản phẩm vật chất và dịch vụ dâng cao.
Giá bất động sản đã qua 3 lần tăng Lần thứ nhất (năm 1993-1994) tăng gấp 3-4 lần Lần thứ hai (2001-2002) lại tăng gấp 3-4 lần Lần thứ 3 (vào cuối năm 2004, đầu năm 2005) tuy bản thân giá bất động sản không tăng, nhưng giá tính thuế tăng gấp 3-4 lần, nên tiền thuê, mua, tiền đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi và giao cho các nhà đầu tư vẫn rất cao, làm cho chi phí thuê mua bất động sản làm địa điểm sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh Đây là một trong những rào cản lớn đối với việc ra đời của các doanh nghiệp tư nhân cũng như sự mở rộng sản xuất kinh doanh của họ.
- Chi phí ngoại giao tiếp khách: các chi phí tiếp khách cũng chiếm 1 tỷ lệ
không nhỏ trong tổng chi phí trung gian Để có thể có được các mối quan hệ với bên đối tác, ký được các hợp đồng kinh tế thì nhiều doanh nghiệp cũng đã phải mất khá nhiều chi phí.
Trang 9Các nguyên nhân tích cực:
- Sử dụng nguyên vật liệu chất lượng cao nhiều doanh nghiệp ở nhiều
ngành kinh tế đã thay đổi chủng loại nguyên vật liệu có chất lượng cao, có giá trị lớn hơn để phù hợp với thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh
- Chi phí bảo vệ môi trường: trong xu thế phát triển mới,việc phát triển
phải đảm bảo bền vững theo cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường nên công tác bảo vệ môi trường hiện nay đang rất được chú trọng.Nhiều doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ môi trường,chi phí di chuyển nhà máy, xử lí chất thải rắn, khí thải trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, điều đó cũng đã làm tăng thêm các khoản chi phí, nhất là khi luật bảo vệ môi trường đã có hiệu lực.
- Chi phí dịch vụ tăng cao, nhất là các dịch vụ quảng cáo, tư vấn,bảo
hiểm Tuy mới bắt đầu phát triển nhưng các dịch vụ cũng đã được sử dụng
khá nhiều trong ngành công nghiệp và có xu hướng sẽ tiếp tục tăng cao.Đây là dấu hiệu đáng mừng vì việc gia tăng chi phí trung gian về các chi phí dịch vụ này mang tính tích cực, thể hiện được sự đổi mới của ngành Các dịch vụ quảng cáo, xúc tiến thương mại, marketing đã đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm công nghiệp, tạo đầu ra cho sản phẩm và góp phần tích cực vào việc mở rộng thị trường tiêu thụ Các công ty tư vấn hoạt động khá hiệu quả Các dịch vụ ngân hàng đa dạng đã giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động vốn, thanh toán không chỉ trong nước mà còn cả phạm vi quốc tế.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp
chế biến: những ngành công nghiệp có tỷ lệ chi phí trung gian cao lại là
những ngành có tốc độ tăng trưởng sản xuất nhanh hơn, tạo nên tỷ trọng cũng tăng lên nhanh hơn những ngành có tỷ lệ chi phí trung gian thấp Điều này phản ánh đúng thực tế phát triển công nghiệp Việt Nam những năm qua, các ngành gia công, lắp ráp có hệ số chi phí trung gian từ trên 70% trở lên có tốc độ tăng trưởng cao nhất và tăng liên tục qua các năm như: sản xuất thép, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, lắp ráp ô tô, xa máy, sản xuất đồ dùng gia đình, lắp ráp điện tử, sản xuất hóa chất Ngược lại, những ngành có tỷ lệ chi phí trung gian thấp thì sản xuất tăng chậm hoặc giảm, làm cho tỷ trọng có xu hướng giảm như: khai thác dầu khí, sản xuất rượu bia, thuốc lá, sản xuất phân bón, thủy tinh, gốm sứ, gạch ngói
Trang 10Các giải pháp để làm giảm tỷ lệ IC/GO của ngành công nghiệp là sự kết hợp đồng thời giữa việc giảm những chi phí trung gian mang tính tiêu cực, tăng những chi phí trung gian tích cực và nỗ lực thúc đẩy giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Giá nguyên vật liệu, nhiên liệu và năng lượng tăng cao:
Chúng ta cần đẩy manh tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, chủ động về nguồn nguyên nhiên vật liệu.Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ.Có chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước như nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng nội địa, giảm tỷ lệ nhập khẩu, tạo điều kiện cho các odanh nghiệp mở rộng thị trường.
Chi phí thuê mặt bằng tăng cao:
Sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm mặt bằng.Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề về đất đai như hoàn thiện các khu công nghiệp, khu chế xuất với hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước hiện đại, tạo sự ổn định và niềm tin đối với nhà đầu tư Hiện nay, một số địa phương có sự cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, thậm chí họ đưa ra các chính sách về thuế, giá thuê đất, thấp hơn nhiều so với mức quy định chung của cả nước chỉ nhằm mục đích tăng trưởng về số lượng DN có vốn đầu tư nước ngoài và tăng tỷ trọng CN hoá trên địa bàn ngay cả khi các DN này không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế hay gây nên sự mất cân đối về sản xuất so với quy hoạch Vì vậy, Nhà nước cần có thêm các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ hơn và xử lý nghiêm minh đối với các địa phương cố tình vi phạm các chính sách của Nhà nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Công nghệ cũ, lạc hậu nên định mức tiêu hao nguyên vật liệu cao
Tích cực hiện đại hóa công nghệ, đổi mới công nghệ để giảm định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu,đặc biệt trong những ngành có điều kiện đổi mới nhanh như chế tạo linh kiện điện tử, điện tử công nghiệp, công nghiệp công nghệ thông tin, phần mềm phục vụ quản lí, giáo dục đào tạo, phục vụ phát triển thương mại điện tử
Chi phí ngoại giao, tiếp khách gia tăng:
Chủ động hoạt động tiết kiệm,giảm các chi phí ngoài sản xuất, chi phí quản lý gián tiếp không hiệu quả, thậm chí là bất hợp lệ, bất hợp pháp.
Nhóm giải pháp về các chi phí trung gian tích cực:Sử dụng nguyên vật liệu chất lượng cao