1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận phân tích báo cáo tài chính phân tích khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành dược

18 42 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 321,5 KB

Nội dung

Điều này chứng tỏ trong năm 2015 Doanh nghiệp DHG đã có sự đầu tư lớn để trang bị cho tài sản cố định hoặc có sự thay đổi về cách tính khấu hao và nguyên giá của TSCĐ... Giai đoạn 2014 –

Trang 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÓM NĂM CÔNG TY

NGÀNH DƯỢC

1 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

 Sàn : HOSE

 Mã chứng khoán : DHG

 Ngày thành lập: 02/09/1974

 Trụ sở chính:Số 288 Bis Nguyễn Văn Cừ P An Hòa Q Ninh Kiều

-Tp Cần Thơ

Dược Hậu Giang là một doanh nghiệp sản xuất và phân phối Dược phẩm hàng đầu Việt Nam với bề dày hoạt động hơn 40 năm Công ty hiện vận hành 2 nhà máy sản xuất dược, 1 nhà máy bao bì, và đang sở hữu 5% thị phần toàn ngành dược – 14% thị phần thuốc sản xuất trong nước, cùng với hệ thống mạng lưới phân phối thuốc hơn 25.000 điểm bán giúp cho DHG là một trong 5 doanh nghiệp mạnh nhất trong ngành dược Việt Nam

2 CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO (TRAPHACO JSC)

Traphaco Joint Stock Company

 Sàn : HOSE

 Mã chứng khoán : TRA

 Ngày thành lập: 28/11/1972

 Trụ sở chính: 75 Phố Yên Ninh - P Quán Thánh - Q Ba Đình - Tp Hà Nội

Sau 42 năm hình thành và phát triển, Traphaco đã không ngừng vươn lên, trở thành thương hiệu nổi tiếng và uy tín trên thị trường Việt Nam Theo báo cáo của IMS, đến hết quý 4/2014, thị phần của Traphaco chiếm 1,2% tổng thị trường dược phẩm Việt Nam, xếp thứ 14 trong tổng số 20 công ty có doanh thu đứng đầu ngành dược phẩm Xét riêng nhóm hàng OTC, thị phần của Traphaco chiếm 3,3% và xếp thứ 2 về doanh

Trang 2

3 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH

(BIDIPHAR)

Binhdinh Pharmaceutical and Medical Equipment Joint Stock Company

 Sàn : HOSE

 Mã chứng khoán : DBD

 Ngày thành lập: 1976

 Trụ sở chính: Số 498 Nguyễn Thái Học – P Quang Trung - Tp Quy Nhơn – T Bình Định

Bidiphar là một trong các doanh nghiệp đầu ngành dược Việt nam về các sản phẩm chủ lực gồm thuốc kháng sinh, các loại thuốc điều trị ung thư, nhóm thuốc viên Non-Betalactam, nhóm thuốc viên nang mềm và nhóm thuốc dung dịch thẩm phân máu đóng góp 40% – 45% doanh thu của công ty Hiện nay, doanh nghiệp có 1 nhà máy tại trụ sở chính với 7 xưởng sản xuất gồm 12 dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn GMP-WHO Cơ cấu doanh thu của Bidiphar bình quân khoảng 90% đến từ mảng dược phẩm, trong đó 70% đến từ bán sỉ và 30% bán lẻ, đối với hoạt động bán sỉ - công ty phân phối qua qua hình thức đấu thầu ở các Sở Y tế và bệnh viên các tỉnh miền Trung như Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng

4 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG

 Sàn : HOSE

 Mã chứng khoán : DCL

 Ngày thành lập: 1976

 Trụ sở chính: Bình Phước

Công ty CP Dược phẩm Cửu Long là một Công ty nghiên cứu phát triển và sản xuất ra các sản phẩm phục vụ sức khỏe con người với 3 dòng sản phẩm chính là: Dược phẩm hơn 250 loại trên thị trường; Thiết bị y tế với hơn 20 loại và dòng sản phẩm viên nang

Trang 3

cứng nhiều chủng loại, kích cỡ, đáp ứng nhu cầu cho ngành dược phẩm và thực phẩm chức năng trên toàn quốc

5 CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO

 Sàn : HOSE

 Mã chứng khoán : DMC

 Ngày thành lập: 01/01/2004

 Trụ sở chính: Số 66 – Quốc lộ 30 – P Mỹ Phú – Tp Cao Lãnh –

T Đồng Tháp

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu DOMESCO có hoạt động chính là sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu, phụ liệu dùng làm thuốc, vật tư y tế, trang thiết

bị y tế, các thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng, các loại nước uống, nước tinh khiết phục vụ trong ngành dược phầm – y tế Với 12 chi nhanh trải rộng trên toàn quốc, DOMESCO hiện nay đang là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành dược Việt Nam

Trang 4

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TỈ LỆ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH/ TỔNG

TÀI SẢN VÀ CÁCH GHI NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA

DOANH NGHIỆP VÀ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC

DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH DƯỢC

1 Dược Hậu Giang (DHG)

Nhận xét DHG so với tỷ lệ ngành bình quân :

Dược Hậu Giang ( DHG) với quy mô luôn dẫn đầu tiên phong trong ngành dược phẩm- y tế nên khuynh hướng quy mô tài sản tương đối lớn Trong đó tài sản cố định chiếm phần lớn trong tổng tài sản duy trì từ 23,22% đến 31,75% trong giai đoạn 5 năm

2014 - 2018 Nhìn chung khuynh hướng đầu tư vào TSCĐ của DHG có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2014 đến 2018 Tỷ lệ này giảm đi là do xu hướng tổng tài sản của Dược Hậu Giang có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2014 – 2018 và tài sản cố định có xu hướng giảm dần qua các năm

Duy nhất cá biệt năm 2015 tỉ lệ TSCĐ/ Tổng tài sản tăng cao vượt trội bằng 31,75

% chênh lệch hơn hẳn 8,45 % so với tỉ lệ trung bình ngành Điều này chứng tỏ trong năm 2015 Doanh nghiệp DHG đã có sự đầu tư lớn để trang bị cho tài sản cố định hoặc

có sự thay đổi về cách tính khấu hao và nguyên giá của TSCĐ

Trang 5

Với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm – y tế, giá trị TSCĐ của công ty chủ yếu tập trung vào phần máy móc thiết bị Đây là phần TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm ngành Dược, đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung trọng điểm để phục vụ đáp ứng yêu cầu số lượng, đảm bảo chất lượng

và tiến độ sản xuất dược phẩm và thiết bị của các nhà máy Vì vậy, phần máy móc thiết bị so với nhà cửa kiến trúc, dụng cụ quản lý, phương tiện vận tải hay các TSCĐ khác có giá trị hơn nhiều

So sánh với các DN khác trong ngành:

DHG và DMC có xu hướng có tỷ lệ TSCĐ/TTS giảm dần trong giai đoạn này chứng tỏ

2 DN này đang có những chiến lược tương đồng trong việc đầu tư vào TSCĐ

Thời gian sử dụng

Nhà cửa, vật kiến trúc 3- 19 năm 3- 25 năm 3- 25 năm 3- 50 năm 3-50 năm

máy móc, thiết bị 3 - 20 năm 3- 20 năm 1,5 - 20 năm 3- 20 năm 3-20 năm

Phương tiện vận tải 3 - 10 năm 3 - 10 năm 3- 20 năm 3- 10 năm 3- 20 năm

Thiết bị văn phòng 2 - 10 năm 3 - 10 năm 3 - 10 năm 3- 10 năm 3- 10 năm

Phần mềm vi tính 3 - 8 năm 3- 8 năm 3- 8 năm 3-8 năm 3-8 năm

Nhận xét:

- Nhà cửa, vật kiến trúc có thời gian sử dụng hữu ích tương đối dài và tăng dần qua các năm cao nhất là 50 năm vào năm 2017 và 2018

- Thời gian sử dụng hữu ích cho TSCĐ hữu hình đa số tối thiểu là 3 năm cho tất cả các năm đang xét trừ 2016 máy móc, thiết bị có thời gian sử dụng hữu ích 1,5 năm và thiết bị văn phòng 2 năm cho thiết bị văn phòng

- Phần mềm vi tính có thời gian sử dụng hữu ích là 3 – 8 năm thấp nhất trong nhóm TSCĐ Nguyên nhân do phần mềm vi tính thuộc lĩnh vực công nghệ nên dễ bị lạc hậu, lỗi thời, dễ đổi mới nên doanh nghiệp có xu hướng tính toán thời gian sử dụng hữu ích ngắn nhất để phù hợp với quy mô hoạt động của công ty

Phương pháp ghi nhận TSCĐ:

Trang 6

Giai đoạn 2014 – 2018 Dược Hậu Giang có cách ghi nhận Tài sản cố định thống nhất giống nhau qua các năm cùng sử dụng các

- Phương pháp phản ánh TSCĐ: Nguyên giá trừ giá trị khấu hao lũy kế

- PP khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp

 Nhìn chung, phương pháp khấu hao bình quân được sử dụng phổ biến là do ưu điểm của nó Đây là phương pháp tính toán đơn giản, dễ hiểu Mức khấu hao được tính vào giá thành sản phẩm sẽ ổn định và như vậy sẽ tạo điều kiện ổn định giá thành sản phẩm Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao bình quân tổng hợp cho tất cả các loại TSCĐ của doanh nghiệp thì sẽ giảm được khối lượng công tác tính toán, thuận lợi cho việc lập kế hoạch KHTSCĐ của doanh nghiệp

 Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ và đồng thời giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng TSCĐ sẽ không giống nhau Hơn nữa, do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn đầu

tư chậm và như vậy không thể hạn chế ảnh hưởng bất lợi của Hao mòn vô hình đối với TSCĐ trong doanh nghiệp

- Khoản mục Thanh lý; Chi phí xây dựng cơ bản dở dang; TSCĐ vô hình và khấu hao; Quyền sử dụng đất có thời hạn; Quyền sử dụng đất vô thời hạn tương đồng qua các năm

 Nhận xét: Việc sử dụng phương pháp đồng nhất qua các năm giúp cho Doanh nghiệp dễ dàng quản lý, trích lập Sử dụng cùng một phương pháp còn cho thấy sự ổn định trong việc quản lý tài sản cố định và sự ổn định trong tình hình mua sắm

2 Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định

Tỉ lệ TSCĐ/Tổng TS qua các năm:

Trang 7

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Giá trị TSCĐ

104.43 168.27 235.76 246.92 218.86 ( đơn vị: tỷ đồng)

Giá trị Tổng TS

( đơn vị: tỷ đồng)

Tỉ lệ TSCĐ/Tổng TS 14.09% 15.75% 16.72% 15.99% 15.27%

Tỉ lệ TSCĐ/Tổng

TS của ngành

Nhận xét:

- Trong cả giai đoạn 2014-2018, tỉ lệ TSCĐ/Tổng TS từ năm 2014 đến 2015 tăng mạnh nhất với 1,67% là do trong năm 2015, Công ty đã hoàn tất việc sáp nhập Bidiphar 1 vào Bidiphar Việc thực hiện sáp nhập Bidiphar 1 vào Bidiphar giúp cho Công ty có thể hoàn thiện được chuỗi sản xuất, kiểm nghiệm dược phẩm và phân phối Mục đích nhằm gia tăng được quy mô và tiềm lực tài chính để cạnh tranh với các đối thủ lớn trong cùng ngành, cũng như giảm bớt những khoản chi phí phát sinh khi 02 công ty hoạt động độc lập

- Đến năm 2016, Bidiphar đã nhận được chấp thuận của Ban Quản lý Khu Kinh tế UBND tỉnh Bình Định trong việc đầu tư các dự án xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc mới tại 03 công ty con do Bidiphar sở hữu 100% vốn là Công ty TNHH Bidiphar Công nghệ cao, Công ty TNHH Bidiphar Non-Betalactam, Công ty TNHH Bidiphar Betalactam dự kiến hoàn thành vào năm 2019 Việc thực hiện đầu tư các dự

án này khiến dòng tiền đầu tư vào tài sản cố định giảm nhẹ vào các năm sau khiến tỉ lệ TSCĐ/Tổng tài sản của công ty giảm xuống 0,73% vào năm 2017và 0,72% vào năm 2018

Trang 8

- Có thể thấy tỉ lệ TSCĐ/Tổng tài sản của Bidiphar khá thấp hơn so với trung bình ngành Nguyên nhân của vấn đề này có thể lí giải là do hoạt động sản xuất các sản phẩm chủ lực của công ty (thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng sinh) có giá thành nguyên vật liệu đầu vào cao so với mặt bằng chung của các sản phẩm dược phẩm khác nên doanh nghiệp cần phân bổ dòng tiền vào nguyên vật liệu nên dòng tiền đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ bị san sẻ sang chi phí mua nguyên vật liệu

Cách ghi nhận TSCĐ của DBD:

Về TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao

mòn luỹ kế Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Phương pháp khấu hao: Đường thẳng – dựa trên thời gian hữu dụng ước tính

Về tài sản vô hình: tài sản vô hình thể hiện giá trị quyền sử dụng đất và phần mềm máy

tính và được trình bày theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế

- Quyền sử dụng đất có thời hạn được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Quyền sử dụng đất không thời hạn được ghi nhận theo giá gốc và không tính khấu hao theo quy định hiện hành

- Phần mềm máy tính được phân bổ theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính

Thời gian sử dụng ước tính

Thời gian sử dụng

hữu ích

Nhà cửa, vật kiến trúc 6-50 năm 6-50 năm 6-50 năm 6-50 năm 6-50 năm

Máy móc, thiết bị 6-10 năm 6-10 năm 3-10 năm 3-10 năm 3-10 năm

Phương tiện vận tải 6-10 năm 6-10 năm 6-10 năm 6-10 năm 6-10 năm

Thiết bị văn phòng 3-6 năm 3-6 năm 3-6 năm 3-6 năm 3-6 năm

Phần mềm vi tính 3 năm 3 năm 3- 8 năm 3-8 năm 3-8 năm

Trang 9

Có thể thấy thời gian hữu dụng ước tính của máy móc thiết bị từ giai đoạn

2014-2015 sang 2016- 2018 đã có thay đổi ở thời gian hữu ích tối thiểu giảm từ 6 năm xuống còn 3 năm cho thấy công ty đang đầu tư cải tiến mạnh về dây chuyền sản xuất nên thiết bị máy móc có thể sẽ phải thay đổi nhanh nên giảm thời gian ước tính để có thể trích hết khấu hao và sau đó thanh lí nhanh chóng dễ dàng hơn

So với các doanh nghiệp cùng ngành khác thì cách ghi nhận TSCĐ cũng tương tự tuy nhiên về thời gian hữu dụng ước tính có những khác biệt tuỳ theo chính sách của mỗi doanh nghiệp

3 Dược Cửu Long

Nhìn chung tỷ TSCĐ/Tổng TTS của CP Dược phẩm Cửu Long giảm dần qua các năm từ 2015 – 2017 và bắt đầu tăng dần trở lại vào năm 2018-2019 Đặc biệt tỷ lệ này đạt cao nhất vào năm 2015 là 32,47% Năm 2017 tỷ lệ này giảm sâu xuống 21,16% thấp nhất trong 5 năm từ 2014 -2018

Tỷ lệ này giảm đi là do xu hướng tổng tài sản của CP Dược phẩm Cửu Long có xu hướng tăng lên trong giai đoạn từ 2014 – 2018 và tài sản cố định có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể so với tổng tài sản

Thời gian sử dụng ước tính 2014 2015 2016 2017 2018 Nhà cửa, vật kiến trúc 05-10 05-10 05-10 06-40 06-40

Phương tiện vận tải, truyền dẫn 06-10 06-10 06-10 06-10 06-10 Thiết bị dụng cụ quản lý 03-05 03-05 03-05 03-05 03-05

Trang 10

Phương pháp và cách ghi nhận tài sản cố định của Doanh nghiệp:

Tài sản cố định hữu hình:

- TSCĐ HH được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

- Tài sản cố định được khấu hạo theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính như trình bày ở trên

Tài sản cố định vô hình:

- TSCĐ VH thể hiện giá trị quyền sử dụng đất và được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hoa mòn lũy kế

- Quyền sử dụng đất được phân bổ theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian

sử dụng lô đất Đối với quyền sử dụng đát được đánh giá là không có thời hạn thì quyền sử dụng đát không được phân bổ

 Tỷ lệ TSCĐ/ Tổng TS qua các năm:

Tỷ lệ TSCĐ? Tổng TS 32.47% 23.74% 21.16% 22.53% 25.17%

Tỷ lệ TSCĐ/ Tổng 25.13% 23.30% 21.12% 25.28% 24.17%

TS của ngành

4 Y tế DOMESCO

Tỉ lệ TSCĐ/Tổng TS qua các năm

Trang 11

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Giá trị TSCĐ

294.589 268.029 241.064 226.262 233.397 ( đơn vị: tỷ đồng)

Giá trị Tổng TS

( đơn vị: tỷ đồng) 932.300 988.023 1083.994 1305.473 1465.089

Tỉ lệ TSCĐ/Tổng TS 31.60% 27.13% 22.24% 17.33% 15.93%

Tỉ lệ TSCĐ/Tổng

TS của ngành

Nhận xét :

- Nhìn chung tỷ lệ TSCĐ/Tổng TTS của Công ty DOMESCO giảm dần qua các năm

từ 2014 - 2018 Đặc biệt tỷ lệ này đạt cao nhất vào năm 2014 là 31,60%

- Năm 2018 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 15,93% thấp nhất trong 5 năm giai đoạn từ

2014 -2018

- Tỷ lệ này giảm đi là do xu hướng tổng tài sản của Công ty DOMESCO có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2014 – 2018 và tài sản cố định có xu hướng giảm dần qua các năm

- DOMESC là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nên TSCĐ sẽ chủ yếu tập trung vào máy móc và trang thiết bị Bên cạnh đó với 12 cơ

sở thì lượng máy móc trang thiết bị của DOMESCO cũng được tổng hợp đầy đủ để giúp nâng cao giá trị TSCĐ của doanh nghiệp

Thời gian hữu dụng ước tính

Trang 12

Thời gian sử dụng

hữu ích

Nhà cửa, vật kiến trúc 5-50 năm 5-50 năm 5-50 năm 5-50 năm 5-50 năm

Máy móc, thiết bị 6-10 năm 6-10 năm 6-10 năm 6-15 năm 6-15 năm

Phương tiện vận tải 5-10 năm 5-10 năm 5-10 năm 5-10 năm 5-10 năm

Thiết bị văn phòng 3-10 năm 3-10 năm 3-10 năm 3-10 năm 3-10 năm

Phần mềm vi tính 3 năm 3 năm 3 năm 3-5 năm 3-5 năm

Nhận xét

Thời gian sử dụng trang thiết bị của DOMECO trung bình từ 3-50 năm, trong đó nhà cửa và vật tư kiến trúc cso thời hạn sử dụng lâu nhất Do đặc thù về ngành sản xuất kinh doanh nên TSCĐ của DOMESCO phần lớn nằm ở máy móc, thiết bị với thời hạn sử dụng là 6-15 năm Con số này được thay đổi từ giai đoạn 2014-2015 sang giai đoạn 2016-2018 do công ty đã đầu tư trang bị máy móc hiện đại và tiên tiến hơn, do vậy thời hạn sử dụng trung bình cũng được kéo dài, nâng cao giá trị TSĐC của doanh nhiệp

So với các doanh nghiệp cùng ngành khác thì cách ghi nhận TSCĐ cũng tương tự tuy nhiên về thời gian hữu dụng ước tính có những khác biệt tuỳ theo chính sách của mỗi doanh nghiệp

Cách ghi nhận TSCĐ của DMC:

Tài sản cố định hữu hình:

- Được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

- Khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính Tài sản cố định vô hình:

- Trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hoa mòn lũy kế

Ngày đăng: 17/08/2020, 14:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w