1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV Thạc sỹ_hoàn thiện tổ chức hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại các doanh nghiệp thuộc công ty cổ phần xây dựng hạ tầng sông đà

103 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 804 KB

Nội dung

Nhận thức được vai trò quan trọng của TSCĐ trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của đơn vị, với mong muốn được đóng góp vào việc hoàn thiện tổchức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả

Trang 1

khu vực và trên thế giới Với chế độ chính trị ổn định, môi trường đầu tưthuận lợi đã và đang tạo cho Việt Nam những lợi thế để đẩy mạnh phát triểncông nghiệp và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm

2020 Theo chương trình phát triển của Chính phủ và mục tiêu của ngành đặt

ra từ nay cho đến năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 35 – 40%,doanh thu đạt 400 triệu USD/năm Để đáp ứng được mục tiêu đề ra Nhà nước

đã có chính sách ưu tiên phát triển xây dựng, kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiệnđại Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế kéo theo các nhu cầu của cácthành phần kinh tế trong nước phát triển Lĩnh vực xây lắp, sản xuất vật liệu

và kinh doanh dịch vụ có điều kiện thuận lợi để phát triển và tăng trưởng cao

để đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội

Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà tiền thân là Trạm bê tôngthương phẩm, ngành nghề kinh doanh ban đầu chủ yếu là sản xuất kinh doanh

bê tông thương phẩm Qua 6 năm xây dựng và phát triển Công ty đã khôngngừng lớn mạnh trở thành một Công ty kinh doanh đa ngành nghề, đa dạngsản phẩm, duy trì mô hình tổ chức các nhà máy, xí nghiệp, đội xây lắp trựcthuộc và Ban quản lý các dự án đầu tư Hiện nay, ngoài khối văn phòng đặt tạitrụ sở chính, Công ty có 02 xí nghiệp, 01 nhà máy, 01 trạm trực thuộc, 02 độithi công xây lắp, và 01 ban quản lý các dự án đầu tư Các sản phẩm côngnghiệp của Công ty với lợi thế bề dày truyền thống và kinh nghiệm, hệ thốngdây chuyền, thiết bị máy móc hiện đại được xây dựng tại những nơi thuận lợiđáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và thị trường Thêm vào đó lợi thếthương mại, thương hiệu SÔNG ĐÀ đã tạo cho Công ty một thế mạnh riêng

Trang 2

Bước đột phá lớn trong hoạt động kinh doanh của Công ty là đầu tư dâychuyền về đào tường Barret và khoan cọc nhồi, đóng cọc bê tông công trình

dự ứng lực với trọng lượng búa từ 7,5 tấn đến 10 tấn Theo sự đánh giá củacác chuyên viên kỹ thuật trong ngành thì đây là một lĩnh vực mới mà cácCông ty khác trong và ngoài Tổng công ty Sông Đà ít có cơ hội tiếp cận Hiệnnay tại địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có 1-2đơn vị có các máy móc thiết bị trên Do vậy, lợi thế của Công ty trong thờigian tới là rất lớn để phát huy hết khả năng, năng lực máy móc thiết bị, tài sảnhiện có Và có thể nói TSCĐ tại công ty chiếm một số lượng lớn vốn đầu tư

và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp trực thuộc và của Công ty

Nhận thức được vai trò quan trọng của TSCĐ trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của đơn vị, với mong muốn được đóng góp vào việc hoàn thiện tổchức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại cácdoanh nghiệp thuộc Công ty, tác giả đã chọn đề tài:

“Hoàn thiện tổ chức hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại các doanh nghiệp thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Luận văn nghiên cứu phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chứchạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanhnghiệp thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà trên cơ sở nghiêncứu lý luận và phân tích thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng caohiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộc Công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 3

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tổchức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong cácdoanh nghiệp thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà

Luận văn giới hạn việc nghiên cứu tổ chức hạch toán TSCĐ với việcnâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp thuộc Công ty Cổphần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà từ năm 2003 đến nay Trên cơ sở đó kháiquát hoá những phương hướng và nêu giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toánTSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộcCông ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở phương phápluận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để luận giải các vấn đềliên quan, phương pháp thống kê, hệ thống hoá và ngoại suy kết hợp vớiphương pháp tổng hợp phân tích tình hình thực tiễn, khảo sát thu thập tư liệutại các doanh nghiệp trong Công ty

5 Những đóng góp của đề tài

- Hệ thống hoá và tổng kết những lý luận về hạch toán TSCĐ với việcnâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

- Phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ và hiệu quả

sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạtầng Sông Đà

- Đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán TSCĐvới việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộc Côngty

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương cơ bản sau:

Trang 4

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao

hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu

quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạtầng Sông Đà

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán

TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà

Trang 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 TSCĐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TSCĐ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ

TSCĐ là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quantrọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, việcxác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hay là một khoản chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp

Theo chuẩn mực số 03, 04 ban hành và công bố theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phảithoả mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn sau:

-Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tàisản đó;

-Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

-Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

-Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Tài sản là một nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đemlại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp

Đặc điểm chung và cơ bản nhất của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳsản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ hao mòn dần

và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh Có hailoại hao mòn TSCĐ, đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Trong đóhao mòn hữu hình là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát,

bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận ; còn hao mòn vô hình là sự giảm giá trị

Trang 6

của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại

có nhiều tính năng với công suất cao hơn và với chi phí thấp hơn

Những đặc điểm trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hạch toánTSCĐ từ khâu tính giá tới khâu hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp.Việc tổ chức hạch toán TSCĐ để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tìnhhình tăng giảm TSCĐ về mặt số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và haomòn TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý và sử dụng hợp

lý công suất của TSCĐ Điều này góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốnđầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ

1.1.2 Phân loại TSCĐ

TSCĐ rất đa dạng về chủng loại, mỗi loại có chức năng sử dụng khácnhau và được sử dụng cho những mục đích khác nhau Việc phân loại TSCĐphải đảm bảo yêu cầu thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán TSCĐ nhằmphát huy cao nhất hiệu quả sử dụng TSCĐ Có những cách phân loại chủ yếusau đây:

* Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư:

- TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất (từng đơn vị tài

sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liênkết với nhau để thực hiện một hay là một số chức năng nhất định như: nhàxưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ) do doanh nghiệp nắm giữ để

sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ hữu hình

- TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác

định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinhdoanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

Trang 7

- TSCĐ thuê tài chính: là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn

và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu tài sản Tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trảiđược chi phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ đầu tư đó

Theo chế độ hiện hành, TSCĐ thuê tài chính chỉ bao gồm những TSCĐ

mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạnthuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuêtheo các điều kiện thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuêmột loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đươngvới giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

* Phân loại theo quyền sở hữu của TSCĐ:

- TSCĐ tự có: là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo

bằng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp (do ngân sách cấp, tự bổ sung, dođơn vị khác góp vốn liên doanh, ) hoặc bằng nguồn vốn vay Đây là nhữngTSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếmhữu, sử dụng và định đoạt (cho thuê, nhượng bán, thanh lý, ) trên cơ sở chấphành đúng thủ tục theo quy định của Nhà nước

-TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản

nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợpđồng thuê, đối với loại tài sản này doanh nghiệp không có quyền định đoạt(quyền sở hữu)

* Phân loại theo nguồn hình thành của TSCĐ:

- TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu: là những TSCĐ mà khi

doanh nghiệp tiếp nhận chúng thì phải đồng thời việc ghi tăng vốn chủ sở hữuhoặc vốn chủ sở hữu không đổi Gồm có:

Trang 8

+ TSCĐ hình thành từ nguồn vốn ngân sách: bao gồm những TSCĐđược Nhà nước cấp khi doanh nghiệp bước vào hoạt động hoặc được muasắm, xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Nhà nước cấp.+ TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung: bao gồm những TSCĐđược xây dựng và mua sắm bằng các vốn quỹ chuyên dùng của doanh nghiệpnhư quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi,

+ TSCĐ hình thành từ vốn liên doanh: là các TSCĐ do các bên tham gialiên doanh đóng góp, hoặc được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn đầu tưxây dựng cơ bản do các vên tham gia liên doanh góp vốn

+ TSCĐ hình thành từ vốn cổ phẩn: là các TSCĐ được hình thành từ vốn

do các cổ đông đóng góp

+ TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay: là những TSCĐ được mua sắmbằng nguồn vốn vay từ ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng hoặc từ các đốitượng khác

* Phân loại theo mục đích sử dụng củaTSCĐ:

- TSCĐ dùng trong sản xuất - kinh doanh: là những TSCĐ do doanh

nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp (TSCĐ hữuhình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê ngoài)

- TSCĐ dùng ngoài hoạt động sản xuất- kinh doanh: là những TSCĐ do

doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng, phục vụ cho các lĩnh vực như y tế,

sự nghiệp, phúc lợi, an ninh quốc phòng, trong doanh nghiệp

- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước: là những TSCĐ

doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nướctheo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- TSCĐ chưa cần dùng: là những TSCĐ chưa dùng hoặc đã sử dụng

nhưng hiện tại tạm thời chưa sử dụng, nhưng vẫn cần sử dụng khi có nhu cầutương lai

Trang 9

- TSCĐ không cần dùng: là những TSCĐ chưa dùng hoặc đã sử dụng

nhưng dôi thừa so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao mà đơn vị đang trực tiếpquản lý không có nhu cầu sử dụng

- TSCĐ chờ thanh lý: là những TSCĐ đã hư hỏng không thể khôi phục

lại được hoặc chi phí khôi phục, sửa chữa quá lớn không mang lại hiệu quảkhi sử dụng lại

* Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật củaTSCĐ:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình

thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho,

- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt

động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng,thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ,

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải

gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như

hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước,

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong quản lý

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý,thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đo lường,

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn

cây lâu năm như vườn cà phê, các loại súc vật,

- Các loại TSCĐ hữu hình khác: là toàn bộ các TSCĐ hữu hình khác

chưa liệt kê vào 5 loại trên như thiết bị phục vụ sinh hoạt văn hoá, thiết bịphục vụ ăn uống, thiết bị phục vụ y tế, thể dục thể thao,

- Quyền sử dụng đất: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ chi phí

thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để

có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặtbằng,

Trang 10

- Quyền phát hành: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí

thực tế doanh nghiệp chi ra để có quyền phát hành

- Bản quyền, bằng sáng chế: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ

các chi phí thực tế doanh nghiệp chi ra để có quyền tác giả, bằng sáng chế

- Nhãn hiệu hàng hoá: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực

tế liên quan trực tiếp đến việc mua nhãn hiệu hàng hoá

- Phần mềm máy vi tính: phản ánh giá trị TSCĐ là các chi phí thực tế

doanh nghiệp chi ra để có phần mềm máy vi tính

- Giấy phép và giấy phép chuyển nhượng quyền: phản ánh giá trị TSCĐ

vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phépchuyển nhượng quyền thực hiện công việc đó như giấy phép khai thác, giấyphép sản xuất loại sản phẩm mới

- TSCĐ vô hình khác: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình khác chưa phản ánh

ở trên như bản quyền, quyền sử dụng hợp đồng,

1.1.3 Đánh giá TSCĐ

1.1.3.1 Xác định giá trị ban đầu

Theo chuẩn mực số 03, 04 ban hành và công bố theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, TSCĐ phải được xác định giá trị banđầu theo nguyên giá

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để

có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sửdụng

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình:

+ TSCĐ hữu hình mua sắm: bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản đượcchiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm cáckhoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tàisản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí chuẩn bị mặt bằng; chi phí

Trang 11

vận chuyển và bốc xếp ban đầu; chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoảnthu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); chi phí chuyên gia và các chi phíliên quan trực tiếp khác

Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phươngthức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, cácchi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có)

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền vớiquyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt

và ghi nhận là TSCĐ vô hình

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thứctrả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thờiđiểm mua Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trảngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch

đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định củachuẩn mực kế toán “chi phí đi vay”

Các khoản chi phí phát sinh như: chi phí quản lý hành chính, chi phí sảnxuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác nếu không liên quan trựctiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thìkhông được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình Các khoản lỗ ban đầu domáy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ

+ TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: là giá thành thực tế củaTSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử Trườnghợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐthì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếpliên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Trong cáctrường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của

Trang 12

các tài sản đó Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí,lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thườngtrong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giáTSCĐ hữu hình.

+ TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữuhình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tựhoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận

về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoảntiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐhữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyển sởhữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự,trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) Trong cả haitrường hợp không có bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ nào được ghi nhận trong quátrình trao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại củaTSCĐ đem trao đổi

+ TSĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác: Nguyên giá TSCĐ hữu hìnhđược tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý banđầu Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệpghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đếnviệc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

- Nguyên giá TSCĐ vô hình:

+ Mua TSCĐ vô hình riêng biệt: bao gồm giá mua (trừ (-) các khoảnđược chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồmcác khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưatài sản vào sử dụng theo dự tính

Trang 13

Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với mua nhà cửa, vật kiếntrúc trên đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghinhận là TSCĐ vô hình.

Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thứctrả chậm, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả ngaytại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giámua trả ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạnthanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình(vốn hoá) theo quy định của chuẩn mực kế toán “chi phí đi vay”

Nếu TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từliên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giátrị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn.+ Mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp: là giá trị hợp lý củatài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh nghiệp)

Doanh nghiệp phải xác định nguyên giá TSCĐ vô hình một cách đáng tincậy để ghi nhận tài sản đó một cách riêng biệt

Giá trị hợp lý có thể là: giá niêm yết tại thị trường hoạt động, giá củanghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự

Nếu không có thị trường hoạt động cho tài sản thì nguyên giá của TSCĐ

vô hình được xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vàongày mua tài sản trong điều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sởkhách quan dựa trên các thông tin tin cậy hiện có Trường hợp này doanhnghiệp cần cân nhắc kết quả của các nghiệp vụ đó trong mối quan hệ tươngquan với các tài sản tương tự

Khi không có thị trường hoạt động cho TSCĐ vô hình được mua thôngqua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, thì nguyên giá TSCĐ vô

Trang 14

hình là giá trị mà tại đó nó không tạo ra lợi thế thương mại có giá trị âm phátsinh vào ngày sáp nhập doanh nghiệp.

+ TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Nguyên giá TSCĐ vôhình là quyền sử dụng đất có thời hạn khi được giao đất hoặc số tiền trả khinhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trịquyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh

Trường hợp quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua nhàcửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được xácđịnh riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ hữu hình

+ TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc tặng, biếu: được xác định theogiá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tàisản vào sử dụng theo dự tính

+ TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ vô hìnhmua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tàisản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về hoặcbằng với giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoảntiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ

vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữumột tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trongcùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợpkhông có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi.Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ

vô hình đem trao đổi

+ Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: là toàn

bộ chi phí phát sinh từ thời điểm mà tài sản vô hình đáp ứng được tiêu chuẩnghi nhận TSCĐ vô hình đến khi được đưa vào sử dụng

Trang 15

Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồmtất cả các chi phí liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lý

và nhất quán từ các khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn

bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính

- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính:

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lýcủa tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu(trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuêtối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạtđộng thuê tài chính

Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việcthuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãisuất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê.Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bêncho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê (Số thuế này bên thuê sẽ phải hoànlại cho bên cho thuê, kể cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào sảnxuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ thuế và trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào sảnxuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGThoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp)

1.1.3.2 Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghităng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi íchkinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó

- Chi phí liên quan đến tài sản vô hình được tính vào nguyên giá TSCĐ

vô hình khi thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

Trang 16

+ Chi phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tếtrong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;

+ Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ

vô hình cụ thể

1.1.3.3 Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ được xác địnhtheo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại

Giá trị phải khấu hao của TSCĐ được phân bổ một cách có hệ thốngtrong suốt thời gian sử dụng hữu ích của chúng

1.1.4 Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp

TSCĐ là cơ sở vật chất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, không

có TSCĐ doanh nghiệp không thể duy trì quá trình sản xuất kinh doanh củamình, TSCĐ chính là xương sống xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp TSCĐ thể hiện năng lực sản xuất và năng lực của mỗidoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chính vì vậy, các doanh nghiệpphải hết sức quan tâm, chú trọng đến việc đầu tư và quản lý TSCĐ sao cho cóthể phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng TSCĐ Một trong những điều kiện để

có thể quản lý TSCĐ là phải thực hiện tốt công tác tổ chức hạch toán TSCĐtại doanh nghiệp Kế toán TSCĐ với tư cách là một công cụ phản ánh kháchquan và trung thực những nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ của doanh nghiệp sẽcung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về trạng thái hoạt động của hệthống TSCĐ tại doanh nghiệp Bên cạnh đó là những thông tin chi tiết về từngloại TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp Những thông tin kịp thời, chính xác

và đầy đủ về TSCĐ do kế toán cung cấp sẽ giúp nhà quản lý đưa ra các quyếtđịnh sản xuất kinh doanh và đầu tư hợp lý Thông qua hệ thống sổ sách mẫubiểu về TSCĐ doanh nghiệp có thể quản lý được TSCĐ của mình Tổ chức

Trang 17

hạch toán TSCĐ cùng với công tác kiểm kê định kỳ, phân tích đánh giáthường xuyên hiệu quả sử dụng TSCĐ qua đó doanh nghiệp có thể nắm được

số lượng, chủng loại, tình trạng hoạt động của từng loại tài sản để có biệnpháp quản lý và sử dụng hiệu quả hơn

Như vậy, tổ chức hạch toán TSCĐ tại các doanh nghiệp là hết sức cầnthiết Tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học và chấp hành nghiêmchỉnh quy định của Nhà nước sẽ là một công cụ quản lý đắc lực của doanhnghiệp Nó giúp cho doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ tình hình biến động tàisản, có kế hoạch đầu tư hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cố định Từ đótiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm đi đôivới việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại cho doanhnghiệp tiềm lực kinh tế và uy tín trên thị trường

1.2 TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.2.1 Yêu cầu, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức hạch toán TSCĐ

Để tăng cường công tác quản lý TSCĐ, cung cấp các thông tin về tìnhhình quản lý, sử dụng TSCĐ, tổ chức hạch toán TSCĐ trong các doanhnghiệp cần phải thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ sau:

- Tổ chức hạch toán, ghi chép, phản ánh, tổng hợp về tình hình hìnhTSCĐ hiện có của đơn vị kịp thời về số lượng, giá trị và sự biến động tănggiảm, hiện trạng của các TSCĐ Tổ chức hạch toán phải cung cấp các thôngtin về nguyên giá, về giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn vốn hình thànhTSCĐ; các thông tin về thời gian sử dụng TSCĐ, phương pháp khấu hao cũngnhư phương pháp phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng sử dụng Dựatrên các thông tin trên về TSCĐ mà doanh nghiệp chủ động khai thác TSCĐ

và có kế hoạch tự đổi mới TSCĐ

Trang 18

- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, các báo cáo kếtoán và hạch toán TSCĐ theo quy định nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chínhxác các thông tin về tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ phù hợp với đặc điểm

và yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp

- Bố trí, phân công hợp lý cán bộ kế toán thực hiện công tác kế toánTSCĐ Quy định rõ chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ của nhân viên kháctrong bộ máy và các bộ phận khác trong doanh nghiệp

- Tổ chức hạch toán phải đảm bao cung cấp đầy đủ thông tin cho mụcđích quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ với chi phí thấp nhất

Để thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trên, tổ chức hạch toán TSCĐphải dựa trên các nguyên tắc:

- Mục tiêu: thiết kế công tác kế toán TSCĐ phải hướng đến mục tiêu cuốicùng là nhằm quản lý TSCĐ tại doanh nghiệp

- Tính tuân thủ: tổ chức hạch toán TSCĐ tại doanh nghiệp cần tuân thủluật kế toán, các chuẩn mực và chế độ kế toán chung cũng như trong lĩnh vực

kế toán TSCĐ

- Tính nhất quán: Kế toán TSCĐ là một trong những phần hành của tổchức kế toán doanh nghiệp nên nguyên tắc tổ chức hạch toán TSCĐ phảithống nhất với nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán chung của doanh nghiệp

- Tính linh hoạt: Tổ chức hạch toán TSCĐ phải căn cứ vào những đặc thùtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và yêu cầu của nhà quản lý để

tổ chức hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán cho phù hợp

- Tính hữu dụng: Tổ chức hạch toán TSCĐ phải đảm bảo tính hữu dụng,

đó là doanh nghiệp cần tổ chức hạch toán TSCĐ sao cho dễ thực hiện, dễ đốichiếu, kiểm tra, đạt được mục tiêu quản lý TSCĐ đi đôi với tinh thần tiết kiệmchi phí

1.2.2 Nội dung tổ chức hạch toán TSCĐ

Trang 19

1.2.2.1 Tổ chức chứng từ hạch toán TSCĐ

Tổ chức chứng từ kế toán TSCĐ là tổ chức việc ban hành, ghi chép cácchứng từ liên quan đến TSCĐ, kiểm tra, luân chuyển và lưu trữ các chứng từtrong đơn vị nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin phục vụ cho việc ghi

sổ kế toán chi tiết và tổng hợp

Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, hệ thống chứng từ kế toán TSCĐgồm có 6 chứng từ với tính chất hướng dẫn (Bảng 1.1)

Bảng 1.1: Hệ thống chứng từ kế toán TSCĐ theo Quyết định số

6 Bảng tính và phân bổ khấu hao

Ngoài các chứng từ trên được quy định theo Quyết định số BTC, nghịêp vụ kinh tế liên quan đến TSCĐ còn phát sinh nhiều chứng từkhác:

15/2006/QĐ Tổ chức chứng từ hạch toán tăng, giảm TSCĐ:

TSCĐ của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm do nhiều nguyên nhân:tăng do mua sắm, xây dựng cơ bản bàn giao, nâng cấp TSCĐ, do điều chuyểnnội bộ, nhận góp vốn liên doanh, Giảm do thanh lý TSCĐ, nhượng bán tàisản, điều chuyển cho các đơn vị khác Đối với mỗi trường hợp tăng, giảmTSCĐ, doanh nghiệp cần lập đầy đủ các chứng từ phù hợp với trường hợp cụthể, như sau:

Trang 20

+ Quyết định của các cấp có thẩm quyền liên quan đến việc tăng, giảmtài sản

+ Hợp đồng mua bán TSCĐ (nếu có)

+ Hoá đơn mua sắm, nhượng bán TSCĐ

+ Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ

+ Các chứng từ khác liên quan đến việc tăng giảm TSCĐ như: Biên lainộp thuế trước bạ, nộp thuế nhập khẩu (nếu có); chứng từ phản ánh chi phílắp đặt, vận chuyển, chạy thử (trường hợp mua sắm TSCĐ); chứng từ phảnánh chi phí nguyên vật liệu, lệ phí xin giấy phép, chi phí tư vấn, thiết kế(trường hợp bàn giao xây dựng cơ bản); các chứng từ do bên điều chuyển tàisản bàn giao (trường hợp điều chuyển tài sản); chứng từ phản ánh chi phíthanh lý, chi phí tổ chức đấu thầu, chi phí môi giới (trường hợp thanh lý,nhượng bán tài sản, )

- Tổ chức chứng từ hạch toán khấu hao TSCĐ:

Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tựnhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn.Hao mòn này được thể hiện dưới 2 dạng: hao mòn hữu hình và hao mòn vôhình Để thu lại giá trị hao mòn của TSCĐ, kế toán tiến hành trích khấu hao,tức là lựa chọn phương pháp chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào chiphí kinh doanh Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảmgiá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quantrong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ

Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán khấu hao TSCĐ là bảng tính vàphân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng

- Tổ chức chứng từ hạch toán sửa chữa TSCĐ:

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ luôn bị hao mòn, năng lực sản xuất củaTSCĐ bị giảm dần, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và an toàn khi vận hành

Trang 21

Để duy trì năng lực hoạt động và khôi phục giá trị sử dụng của TSCĐ cầnphải sửa chữa TSCĐ.

Đối với trường hợp sửa chữa nhỏ: chi phí sửa chữa được hạch toán vàochi phí kinh doanh trong kỳ

Đối với trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ: Vì thời gian sửa chữa dài, chiphí lớn nên doanh nghiệp phải lập kế hoạch sửa chữa Từ đó lập dự toán chiphí sửa chữa lớn Các chứng từ liên quan đến sửa chữa lớn TSCĐ bao gồm:+ Hợp đồng sửa chữa

+ Hoá đơn sửa chữa do bên thực hiện xuất cho đơn vị

+ Biên bản nghiệm thu, bàn giao khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành+ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành

+ Báo cáo quyết toán chi phí sửa chữa lớn đã được duyệt

- Trình tự luân chuyển chứng từ TSCĐ

Việc thực hiện chặt chẽ quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ liênquan đến hình thành nguyên giá TSCĐ và quản lý TSCĐ (Sơ đồ 1.1)

+ Căn cứ vào các chứng từ gốc ban đầu, kế toán TSCĐ lập các quyếtđịnh tăng giảm TSCĐ

+ Hội đồng giao nhận tài sản tiến hành giao nhận tài sản và lập biên bản + Kế toán TSCĐ lập (huỷ) thẻ TSCĐ, ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp,tính và phân bổ KH, lập kế hoạch theo dõi và sửa chữa TSCĐ, bảo quản vàlưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước

Sơ đồ 1.1: Trình tự luân chuyển chứng từ TSCĐ

Đại diện chủ

sở hữu

Hội đồnggiao nhận Kế toán TSCĐ

Trang 22

1.2.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản hạch toán TSCĐ

Yêu cầu đối với tổ chức hệ thống tài khoản hạch toán TSCĐ:

- TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại

Vì thế tổ chức hệ thống tài khoản hạch toán TSCĐ cần đảm bảo theo dõi đượcTSCĐ trên cả 3 chỉ tiêu là: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại

- Quản lý TSCĐ yêu cầu theo dõi tài sản chi tiết theo từng loại: TSCĐhữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính Trong mỗi loại, tuỳ theo yêucầu quản lý tại doanh nghiệp, đặc điểm TSCĐ tại doanh nghiệp và khả năngđáp ứng của kế toán mà mỗi doanh nghiệp theo dõi ở mức độ chi tiết hơn theotừng nhóm tài sản có cùng đặc tính hay phân theo nguồn vốn hình thànhTSCĐ

Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, TSCĐ được phản ánh trên các tàikhoản sau:

- Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình: dùng để phản ánh giá trị hiện

có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanhnghiệp theo nguyên giá

Bên Nợ: phản ánh nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoànthành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp liên doanh, dođược cấp, do được tặng biếu, tài trợ ; điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ

Nghiệp vụ

TSCĐ

Bảo quản,lưu trữ

Quyết địnhtăng, giảm

Giao nhậnTSCĐ và lậpbiên bản

Lập (huỷ) thẻ TS

CĐ, ghi sổ chitiết, tổng hợp,

Trang 23

do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp ; điều chỉnh tăng nguyêngiá TSCĐ do đánh giá lại

Bên Có: phản ánh nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyểncho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh ;nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận; điều chỉnhgiảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp

Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình có 6 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc

+ Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị

+ Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn

+ Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý

+ Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

+ Tài khoản 2118 - TSCĐ khác

- Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính: phản ánh giá trị hiện có

và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanhnghiệp

Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng

Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại chobên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanhnghiệp

Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có

- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình: dùng để phản ánh giá trị hiện

có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của doanh nghiệp

Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng

Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp

Trang 24

Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình có 7 tài khoản cấp 2

+ Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất

+ Tài khoản 2132 - Quyền phát hành

+ Tài khoản 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế

+ Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu hàng hoá

+ Tài khoản 2135 - Phần mềm máy vi tính

+ Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền

+ Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác

1.2.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán TSCĐ

Sổ kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản trênthực tế vận dụng, là phương tiện vật chất cơ bản để hệ thống hoá các số liệu

kế toán trên cơ sở chứng từ gốc và các tài liệu kế toán khác

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụkinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian

có liên quan đến doanh nghiệp

Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

+Sổ tài sản cố định (Mẫu số S21-DN): dùng để đăng ký, theo dõi và quản

lý chặt chẽ trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảmTSCĐ Mỗi một sổ hoặc một số trang sổ được mở theo dõi cho một loạiTSCĐ Căn cứ vào chứng từ tăng giảm TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ các chỉtiêu như số hiệu, ngày tháng của chứng từ dùng để ghi sổ; tên, đặc điểm, ký

Trang 25

hiệu của TSCĐ; tên nước sản xuất; ngày tháng năm đưa TSCĐ vào sử dụng;

số hiệu TSCĐ; nguyên giá TSCĐ, tỷ lệ khấu hao một năm

+ Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng ( Mẫu số DN): dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm TSCĐ tại từng nơi sử dụng nhằmquản lý TSCĐ, làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ Mỗiđơn vị hoặc bộ phận thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theo dõi TSCĐ.+ Thẻ TSCĐ (Mẫu số S23-DN): theo dõi chi tiết từng TSCĐ của doanhnghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng nămcủa từng TSCĐ Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biênbản đánh giá lại TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lýTSCĐ, các tài liệu kỹ thuật có liên quan

S22-Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu quản lý và đặc thù của doanh nghiệp, cácdoanh nghiệp có thể mở các loại sổ chi tiết khác như sổ chi tiết theo nguồnhình thành TSCĐ, sổ chi tiết theo tình trạng sử dụng, loại TSCĐ, thời gianđầu tư,

- Tổ chức sổ tổng hợp TSCĐ

Tổ chức sổ tổng hợp TSCĐ phụ thuộc vào hình thức kế toán mà doanhnghiệp lựa chọn Hiện nay các doanh nghiệp được áp dụng một trong nămhình thức kế toán sau: Nhật ký chung, Nhật ký - Sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật

ký - Chứng từ

+Hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là tất cả các nghiệp vụ kinh

tế, tài chính phát sinh liên quan đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theotrình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Sau đó lấy

số liệu để ghi sổ cái

Sổ tổng hợp TSCĐ theo hình thức kế toán Nhật ký chung gồm sổ Nhật

ký chung; Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214; các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trang 26

+ Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh liên quan được ghi chép theo trình tự thời gian và nội dungkinh tế trên sổ Nhật ký - Sổ cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ cái là cácchứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sổ tổng hợp TSCĐ theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm Nhật ký

Sổ Cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết

+ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này: Chứng từ ghi sổ là căn cứtrực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, ghi theo nội dungkinh tế trên Sổ Cái Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ

kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dungkinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm(theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có các chứng từ kế toánđính kèm

Sổ tổng hợp TSCĐ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm các loại

sổ kế toán sau: Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ cái các TK

211, 212, 213, 214; các sổ, thẻ kế toán chi tiết

+ Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có củacác tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tàikhoản đối ứng Nợ

Trang 27

Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình

tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theotài khoản)

Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùngmột sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản

lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính

Sổ tổng hợp TSCĐ theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm cácloại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ; bảng kê; sổ cái các TK 211, 212, 213,214; Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

+ Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kếtoán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vitính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hìnhthức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm

kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in đượcđầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định

Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại

sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghibằng tay

1.2.2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo TSCĐ

Tổ chức hạch toán TSCĐ có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về tìnhhình TSCĐ tại đơn vị, từ đó hỗ trợ các nhà quản lý ra các quyết định trongviệc sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả Để thực hiện tốt vai trò này, kế toánTSCĐ cần thiết lập được hệ thống các báo cáo chứa đựng những thông tinchính xác và kịp thời

Trang 28

Báo cáo kế toán về TSCĐ là một bộ phận trong báo cáo kế toán củadoanh nghiệp được lập ra nhằm mục đích cung cấp các thông tin toàn diện, hệthống về tình hình tăng, giảm số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, giá trị các tàisản đang trong tình trạng xây dựng, nâng cấp Dưạ trên những báo cáo này,nhà quản lý sẽ đánh giá về thực trạng sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp,mức độ hiệu quả, từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm khai thác nguồnvốn cố định một cách tối ưu, hay xây dựng một kế hoạch đầu tư mở rộng.

Tổ chức báo cáo kế toán về TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm các báocáo kế toán sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp và báo cáo về TSCĐ trình bàytrong hệ thống báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp về TSCĐ: là những

báo cáo chi tiết về TSCĐ phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành sản xuất kinhdoanh trong doanh nghiệp Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng đơn vị, hệthống báo cáo này sẽ được thiết kế khác nhau về số lượng cũng như kết cấu,nội dung với mục đích cuối cùng là cung cấp được thông tin thoả mãn nhucầu của nhà quản trị các cấp ở doanh nghiệp

- Báo cáo về TSCĐ trình bày trong hệ thống báo cáo tài chính: bao gồm

các chỉ tiêu tổng hợp về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ(trên bảng cân đối kế toán); tình hình tăng, giảm TSCĐ theo từng loại TSCĐhữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính; lý do tăng giảm TSCĐ (trênthuyết minh báo cáo tài chính) Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu trong báo cáonày được lấy từ sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214 có đối chiếu với sổ kế

toán theo dõi TSCĐ

1.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.3.1 Chỉ tiêu phân tích tình hình biến động và hiệu quả sử dụng TSCĐ

Trang 29

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánhnăng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanhnghiệp Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ để nâng cao hiệu quả

sử dụng TSCĐ là vấn đề hết sức quan trọng đối với quá trình SXKD của đơnvị

- Hệ số tăng tài sản cố định, được xác định bằng công thức:

Hệ số tăng TSCĐ

Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ

=Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ

- Hệ số giảm tài sản cố định được xác định bằng công thức:

Hệ số giảm TSCĐ

Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ

=Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ

- Hệ số đổi mới tài sản cố định được xác định bằng công thức:

- Chỉ tiêu phân tích trình hình trang bị TSCĐ:

Phân tích tình hình trang bị TSCĐ là đánh giá mức độ đảm bảo TSCĐ,đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất cho lao động, cho một đơn vị diện tíchsản xuất, trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ nhằm tăng năng suấtlao động, tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

Nguyên giá TSCĐ

Trang 30

Nguyên giá TSCĐ bình

quân 1 công nhân

=

Số công nhân bình quân

- Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Giá trị sản lượng sản phẩm

=

Nguyên giá bình quân TSCĐ

Doanh thu thuần (giá trị tổng sản lượng)Sức sản xuất của TSCĐ =

Nguyên giá bquân ( Giá trị còn lại bquân) TSCĐ

Lợi nhuận trước (sau) thuếSức sinh lời của TSCĐ =

Nguyên giá bquân ( Giá trị còn lại bquân) TSCĐ

Nguyên giá bquân ( Giá trị còn lại bquân) TSCĐ Sức hao phí của TSCĐ =

Doanh thu thuần ( lợi nhuận thuần)

1.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp căn cứ vào thực tế nhu cầu quản lý TSCĐ tại đơn vịmình để xây dựng các chỉ tiêu quản lý hiệu quả TSCĐ cần thiết, từ đó tiếnhành phân tích và tập hợp thông tin hữu ích cho nhà quản lý

- Phân tích tình hình biến động TSCĐ:

Hệ số tăng, giảm TSCĐ phản ánh chung mức độ tăng, giảm thuần tuý vềquy mô TSCĐ Còn hai hệ số đổi mới và loại bỏ TSCĐ ngoài việc phản ánhtăng giảm về quy mô TSCĐ còn phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hìnhđổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp Khi phân tích có thể so sánh các hệ

số trên giữa cuối kỳ và đầu kỳ, hoặc giữa thực tế và kế hoạch để thấy phươnghướng đầu tư, đổi mới trang thiết bịcủa doanh nghiệp

Trang 31

Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn Trongquá trình sử dụng TSCĐ hao mòn dần đến một lúc nào đó sẽ không còn sửdụng được nữa Mặt khác, quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quátrình sản xuất kinh doanh Bởi vậy việc phân tích tình trạng kỹ thuật củaTSCĐ là một vấn đề rất quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ củadoanh nghiệp đang sử dụng còn mới hy cũ ở mức độ nào, có biện pháp đúngđắn tái sản xuất TSCĐ Để phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, doanhnghiệp cần phân tích chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ Nếu hệ số hao mòn cànggần tới 1, chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp phải chú trọng đến việcđổi mới và hiện đại hoá TSCĐ Ngược lại, nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đang ở tình trạng kỹ thuật tốt.

- Phân tích tình hình trang bị TSCĐ:

Chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ bình quân 1 công nhân trong ca lớn nhất phảnánh chung trình độ trang bị TSCĐ cho công nhân Chỉ tiêu này càng tăng,chứng tỏ trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp càng cao

Chỉ tiêu nguyên giá thiết bị sản xuất bình quân cho 1 công nhân trong calớn nhất phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật cho công nhân Chỉ tiêu này càngtăng chứng tỏ trang bị kỹ thuật càng cao

- Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

Hiệu quả sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh củadoanh nghiệp trong dài hạn Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việctrang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐchính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoànchỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trìnhcông nghệ Đồng thời sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có là biện phát tốt nhất

sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả

Trang 32

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh cứ một đồng nguyên giá bìnhquân của TSCĐ tham gia vào quá trình SXKD thì tạo ra được bao nhiêu đồnggiá trị sản lượng sản phẩm Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sửdụng TSCĐ tốt Như vậy, doanh nghiệp muốn nâng cao giá trị sản lượng sảnphẩm thì cần nâng cao giá trị của nguyên giá TSCĐ bình quân và hiệu suất sửdụng TSCĐ, trong đó hiệu suất sử dụng TSCĐ là nhân tố phát triển sản xuấttheo chiều sâu.

Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ phản ánh cứ một đồng nguyên giá bìnhquân TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được baonhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụngTSCĐ càng tốt Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này đồng thời với việc tăng sảnlượng sản phẩm bán ra, doanh nghiệp phải giảm tuyệt đối những TSCĐ thừa,không cần dùng vào sản xuất, phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuấthiện có của TSCĐ

Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá bình quâncủa TSCĐ đem lại bao nhiêu dồng lợi nhuận, tỷ lệ này càng cao càng đượcđánh giá tốt Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp phải nâng cao tổnglợi nhuần thuần đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý TSCĐ

Chỉ tiêu sức hao phí của TSCĐ cho biết để có một đồng doanh thu thuầnhoặc lợi nhuận thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ Do đó, chỉ tiêunày có giá trị càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp càng tốn ít chi phí cố định hơn,hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh cao hơn

Trang 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG SÔNG ĐÀ

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG SÔNG ĐÀ

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Sông Đà là Công ty được thànhlập trên cơ sở cổ phần hoá Trạm bê tông thương phẩm thuộc Công ty Sông Đà

9 theo Quyết định số 1302/QĐ - BXD ngày 18/10/2002 và Quyết định số1653/QĐ-BXD ngày 09/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển

Trang 34

Trạm Bê tông thương phẩm thuộc Công ty Sông Đà 9 - doanh nghiệp nhànước thuộc Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty Cổ phần.

Tại Quyết định số 470 CT/HĐQT ngày 10/11/2003 của Chủ tịch Hộiđồng Quản trị Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Sông Đà, tên Công tyđược đổi thành Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng và Xây dựng SôngĐà

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty số 0103001788 do Sở

Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 17/01/2003 Trong quá trìnhhoạt động, Công ty đã được cấp các Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhthay đổi lần 1,2,3,4,5 và 6 liên quan đến việc đổi tên Công ty, địa chỉ, thay đổivốn điều lệ và bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 6, tên Công ty làCông ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà, tên giao dịch là: Song DaInfrastructure Construction Joint Stock Company Infrastructure, tên viết tắt là:SICO.,JSC

Tổng số vốn điều lệ khi thành lập Công ty là 2.000.000.000 đồng, đếnthời điểm ngày 09/11/2007, vốn điều lệ đăng ký được tăng lên23.000.000.000 đồng

Trụ sở chính của Công ty tại Toà nhà SICO, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình,huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Hoạt động kinh doanh chính:

- Hoạt động kinh doanh hạ tầng, kinh doanh bất động sản

Trong những năm gần đây, Công ty chuyển hướng sang hoạt động kinh doanh

hạ tầng, kinh doanh bất động sản Đây được xem là hoạt động phù hợp với xuhướng phát triển của ngành xây dựng nói chung, đồng thời phát huy đượcnhững điểm mạnh truyền thống của Công ty Trong thời gian tới, hoạt độngnày tiếp tục được chú trọng đầu tư, tiến tới trở thành hoạt động chủ lực của

Trang 35

Công ty Từ năm 2005 đến nay, Công ty đã tham gia làm chủ đầu tư dự án Toànhà hỗn hợp Mỹ Đình, đồng thời đang tiến hành chuẩn bị đầu tư vào một số

dự án lớn như: dự án Văn phòng cao cấp làm việc và văn phòng cho thuê, 268Trung Kính; Khu công nghiệp và đô thị Yên Phong II Bắc Ninh; Dự án Khu

đô thị Sơn Tây; Dự án Tổ hợp căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê, Tổ hợpvăn phòng, khách sạn, nhà ở thôn Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội,

-Hoạt động xây lắp

Thi công xây lắp các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi; Xử lý nền móng và

hạ tầng khu đô thị và công nghiệp; Nhận thầu xây lắp các công trình dândụng, công trình công nghiệp;

Hiện tại, xây lắp là sản phẩm chủ lực của Công ty Năm 2006, doanh thusản phẩm xây lắp chiếm 65% tổng doanh thu toàn Công ty Sản phẩm xây lắpđược chia thành 3 nhóm sản phẩm chính Đối với các công trình thuỷ điện,Công ty chủ yếu đảm nhận thi công các hạng mục như cống dẫn dòng, tườngchắn, đập tràn, đập dâng Đây là các hạng mục thi công yêu cầu kỹ thuật cao.Công ty đã tham gia thi công tại các công trình thuỷ điện lớn, trọng điểm quốcgia như thuỷ điện Tuyên Quang, Bản Vẽ, Nậm Chiến Nhìn chung, Công ty

có đủ năng lực để thi công tất cả các hạng mục của một công trình thuỷ điện.Trong lĩnh vực xử lý nền móng hạ tầng khu đô thị và công nghiệp, Công

ty là đơn vị dẫn đầu trong Tổng Công ty Sông Đà, Công ty xử lý nền theo cácphương pháp cọc khoan nhồi, cọc đóng, cọc ép Ngoài ra, Công ty còn thicông tường Barret (tường sâu dưới lòng đất) theo dây chuyền công nghệSingapore Trong lĩnh vực xử lý nền móng tuy phải cạnh tranh mạnh vớinhiều đối thủ nhưng Công ty đã khẳng định được uy tín của mình và giànhđược nhiều gói hợp đồng lớn như xử lý nền móng Trạm nghiền xi măng HiệpPhước (231 tỷ đồng), xử lý nền móng Nhà máy Xi măng Hạ Long (204 tỷđồng), thi công phần ngầm khu siêu thị và cao ốc văn phòng số 2 Nguyễn Tri

Trang 36

Phương - TP Huế (13 tỷ), và nhiều công trình xử lý nền móng dân dụngkhác.

Công ty nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp đa dạngnhư Nhà làm việc Ban QLDA và nhà xưởng khu công nghiệp Đại An (5 tỷđồng), xây lắp toà nhà hỗn hợp Mỹ Đình - Từ Liêm (25 tỷ đồng), Dự án cơ sởnghiên cứu Viện Công nghệ Môi trường 18 Hoàng Quốc Việt - Hà Nội (12 tỷđồng), Nhà Ký túc xá và Hạ tầng kỹ thuật trường THKT in Hà Nội (5 tỷđồng),

- Sản xuất công nghiệp: gồm các sản phẩm công nghiệp sau: bê tông

thương phẩm, bê tông đúc sẵn, cấu kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng; Quehàn điện Sông Đà - Thượng Hải

Tiền thân Công ty là trạm trộn bê tông nên lĩnh vực cung cấp bê tôngtươi vừa là ngành nghề truyền thống, vừa là thế mạnh của Công ty Hiện tại,Công ty có 4 trạm trộn bê tông thương phẩm, bình quân mỗi trạm trộn đầu tưkhoảng 3 tỷ đồng gồm có 2 trạm tại Hà Nội, 1 trạm tại Bản Vẽ, 1 trạm tạiHiệp Phước Các trạm trộn được đầu tư theo công nghệ Italia, Hàn Quốc cócông suất từ 80-100m3 bê tông/giờ Do đó, tuy bị cạnh tranh nhiều với đơn vịkhác trong ngành nhưng Công ty vẫn giành được nhiều hợp đồng lớn nhưcung cấp bê tông thương phẩm cho thuỷ điện Bình Điền, Bản Vẽ, công trìnhbiệt thự The Manor, Công trình Công ty 1 - ĐN1 - Mỹ Đình,

Đối với hoạt động sản xuất que hàn, Công ty đã đầu tư toàn bộ bằng dâychuyền tiên tiến của Thượng Hải - Trung Quốc với công suất 5000T/ca/năm.Hoạt động sản xuất que hàn chủ yếu cung cấp cho các công trình thuỷ điệncủa Tổng Công ty làm chủ đầu tư và các công trình thuỷ điện Quốc gia Do

đó, đầu ra của sản phẩm được bảo đảm Sản phẩm que hàn đã có mặt tại hầuhết các thuỷ điện lớn như thuỷ điện Sơn La, Tuyên Quang, Nậm Chiến,SeSan, Bản Vẽ, Bình Điền, Nhà máy Xi măng Hạ Long,

Trang 37

- Hoạt động khác: Kinh doanh vật tư; Cung cấp dịch vụ, lao vụ

Dưới sự điều hành của ban lãnh đạo có trách nhiệm và năng lực quản lýcao cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành lành nghề, kinhnghiệm lâu năm, có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về máy móc, thiết bị thicông có thể đề xuất và thực hiện các biện pháp thi công tối ưu cho mọi côngtrình, trên các địa bàn khác nhau, giúp cho Công ty luôn đảm bảo tiến độ thicông với chất lượng sản phẩm cao nhất vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty tương đối tốt và mang lại hiệu quả cao, góp phần thực hiện đầy

đủ nghĩa vụ với Nhà nước, trả lương cho người lao động, trả cổ tức cho cổđông và tích luỹ để tái sản xuất mở rộng Với những thành tích và đóng góp tolớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước, Công ty đã được Tổng công ty Sông Đàtặng danh hiệu đơn vị xuất sắc toàn diện năm 2003

Chúng ta có thể thấy được sự lớn mạnh của Công ty Cổ phần Xây dựng

Hạ tầng Sông Đà qua các số liệu trong những năm gần đây (Phụ lục 1.1)

2.1.2 Đặc điểm về tổ chức hoạt động và bộ máy quản lý của Công ty

Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà

Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà được tổ chức và hoạt độngtheo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, Điều lệ Tổ chức và Hoạtđộng của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan Bộ máy tổ chứccủa Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Sông Đà, bao gồm:

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao

nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗinăm một lần ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệCông ty quy định ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm củaCông ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệmthành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty

Trang 38

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh

Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty khôngthuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của Công ty

có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm Chủtịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra

Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng

quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra vàthay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty, báo cáo trực tiếp Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soátcủa Công ty có 03 thành viên

Ban Tổng Giám đốc gồm có 03 thành viên, trong đó có 01 Tổng Giám

đốc và 02 Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc là người điều hành và chịutrách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghịquyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, Điều lệ Công ty, Tổng Giám đốc

là người đại diện theo pháp luật của Công ty

Phòng Tổ chức - Hành chính: có chức năng tham mưu giúp HĐQT và

Tổng Giám đốc Công ty thực hiện các công việc: công tác tổ chức và công táccán bộ; công tác đào tạo; công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật; công táchành chính văn phòng

Phòng Kinh tế - Kế hoạch : là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT

và Tổng Giám đốc trong các lĩnh vực: công tác kinh tế; công tác đấu thầu,mua sắm thiết bị, xe máy; công tác hợp đồng kinh tế; công tác kế hoạch

Phòng Quản lý kỹ thuật: Là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng Giám đốc

trong các lĩnh vực: Quản lý kỹ thuật, chất lượng và tiến độ các công trình đấuthầu, nhận thầu thi công hoặc các công trình do Công ty làm chủ đầu tư; Quản

lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm công nghiệp sản xuất; Nghiên cứu, hướngdẫn và hỗ trợ ứng dụng công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật, các sáng kiến cải tiến

Trang 39

kỹ thuật, biện pháp hợp lý hoá sản xuất trong các hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty; Quản lý về an toàn bảo hộ lao động trong công ty; Tìmkiếm, phát triển thị trường và tiếp thị đấu thầu các công trình trong phạm vingành nghề kinh doanh của Công ty; Lập và trình duyệt các dự án đầu tư củaCông ty.

Phòng Vật tư - Cơ giới: là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng Giám đốc

trong các lĩnh vực: Quản lý cơ giới, quản lý toàn bộ máy móc thiết bị và tàisản của Công ty; Quản lý vật tư; Đảm bảo cung ứng kịp thời các nhu cầu vật

tư, phụ tùng thiết yếu nhằm đáp ứng công tác sản xuất và phục vụ sản xuất,công tác phục hồi và sửa chữa xe máy; Xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng

Phòng Tài chính - Kế toán: là bộ phận giúp Tổng Giám đốc tổ chức bộ

máy Tài chính - kế toán - tín dụng Mặt khác giúp Tổng Giám đốc kiểm tra,kiểm soát các hoạt động kinh tế - tài chính trong các doanh nghiệp trực thuộc

Các doanh nghiệp trực thuộc

Hiện nay, ngoài khối văn phòng đặt tại trụ sở chính, Công ty Cổ phầnXây dựng Hạ tầng Sông Đà có 02 xí nghiệp hạch toán độc lập; có 01 nhà máy,

01 trạm trực thuộc, 02 đội thi công xây lắp, và 01 ban quản lý các dự án đầu

tư hạch toán phụ thuộc

Trạm bê tông Sông Đà

Mới chuyển đổi mô hình từ Xí nghiệp thành trạm trực thuộc Công ty từngày 15 tháng 01 năm 2007 Thành lập theo Quyết định số 369CT/HĐQTngày 01/8/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Bê tông vàXây dựng Sông Đà (nay là Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà) vớitên ban đầu là Xí nghiệp BT & VLXD Sông Đà Trụ sở của Xí nghiệp tại xãYên Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây Ngành nghề kinh doanh chính sảnxuất kinh doanh vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm; sản xuất lắp đặt cáccấu kiện bê tông, kết cấu thép Với diện tích mặt bằng hơn 10.000 m2, gồm

Trang 40

02 Trạm trộn bê tông thương phẩm và nhà xưởng, sân bãi bê tông đúc sẵn vớiđầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho chuyên ngành bê tôngthương phẩm và bê tông đúc sẵn

Xí nghiệp Xây lắp và Sản xuất Vật liệu Xây dựng số 1

Thành lập theo Quyết định số 400CT/HĐQT ngày 10/10/2003 của Chủtịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Sông Đà (nay

là Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà) Trụ sở của Xí nghiệp đặt tại

xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An Xí nghiệp hoạt động theoGiấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 2713000108 do Phòng Đăng ký Kinhdoanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 30/8/2005 Hoạtđộng kinh doanh chính của Xí nghiệp là sản xuất, kinh doanh vật liệu xâydựng, bê tông thương phẩm Sản xuất lắp đặt các cấu kiện bê tông đúc sẵn,kết cấu thép, Thi công xây lắp các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi

Định hướng năm 2009, Xí nghiệp sẽ được chuyển sang hình thức Công

ty TNHH 1 hoặc 2 thành viên với ngành nghề kinh doanh chính là khai tháckhoáng sản, đặt trụ sở chính tại Con Kuông - Nghệ An

Xí nghiệp Hạ tầng và Xây lắp số 2

Thành lập theo Quyết định số 43CT/HĐQT ngày 10/3/2004 của Chủ tịchHội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng và Xây dựngSông Đà (nay là Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà) Trụ sở của Xínghiệp đặt tại thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Xí nghiệp hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt dộng số 0113004115

do Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố HàNội cấp ngày 14/4/2004 Hoạt động kinh doanh chính của Xí nghiệp là nhậnthầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, xử lý nền móng và hạ tầngkhu đô thị và công nghiệp Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng

Ngày đăng: 15/08/2020, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w