Nhận thức được vai trò quan trọng của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, với mong muốn được đóng góp vào việc hoàn thiện tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu q
Trang 1Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong
khu vực và trên thế giới Với chế độ chính trị ồn định, môi trường đầu tư
thuận lợi đã và đang tạo cho Việt Nam những lợi thế để day manh phat trién
công nghiệp và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm
2020 Theo chương trình phát triển của Chính phủ và mục tiêu của ngành đặt
ra từ nay cho đến năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 35 — 40%, doanh thu đạt 400 triệu USD/năm Dé đáp ứng được mục tiêu đề ra Nhà nước
đã có chính sách ưu tiên phát triển xây dựng, kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện
đại Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế kéo theo các nhu cầu của các thành phần kinh tế trong nước phát triển Lĩnh vực xây lắp, sản xuất vật liệu
và kinh doanh dịch vụ có điều kiện thuận lợi để phát triển và tăng trưởng cao
để đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội
Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà tiền thân là Trạm bê tông thương phâm, ngành nghề kinh doanh ban đầu chủ yếu là sản xuất kinh doanh
bê tông thương phẩm Qua 6 năm xây dựng và phát triển Công ty đã không ngừng lớn mạnh trở thành một Công ty kinh doanh đa ngành nghề, đa dạng
sản phẩm, duy trì mô hình tổ chức các nhà máy, xí nghiệp, đội xây lắp trực
thuộc và Ban quản lý các dự án đầu tư Hiện nay, ngoài khối văn phòng đặt tại
trụ sở chính, Công ty có 02 xí nghiệp, 01 nhà máy, 01 trạm trực thuộc, 02 đội
thi công xây lắp, và 01 ban quản lý các dự án đầu tư Các sản phẩm công nghiệp của Công ty với lợi thế bề dày truyền thống và kinh nghiệm, hệ thống dây chuyển, thiết bi máy móc hiện đại được xây dựng tại những nơi thuận lợi
đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và thị trường Thêm vào đó lợi thế
thương mại, thương hiệu SÔNG ĐÀ đã tạo cho Công ty một thế mạnh riêng
Trang 2các chuyên viên kỹ thuật trong ngành thì đây là một lĩnh vực mới mà các
Công ty khác trong và ngoài Tổng công ty Sông Đà ít có cơ hội tiếp cận Hiện
nay tại địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có 1-2
đơn vị có các máy móc thiết bị trên Do vậy, lợi thế của Công ty trong thời gian tới là rất lớn để phát huy hết khả năng, năng lực máy móc thiết bị, tài sản
hiện có Và có thể nói TSCĐ tại công ty chiếm một số lượng lớn vốn đầu tư
và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp trực thuộc và của Công ty
Nhận thức được vai trò quan trọng của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, với mong muốn được đóng góp vào việc hoàn thiện tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộc Công ty, tác giả đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện tố chức hạch toán tài sản cỗ định với việc nâng cao hiệu quá sứ dụng tài sản cỗ định tại các doanh nghiệp thuộc Công ty Cổ phần
Xây dựng Hạ tầng Sông Đà”
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức
hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh
nghiệp thuộc Công ty Cô phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà trên cơ sở nghiên
cứu lý luận và phân tích thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao
hiệu quả str dung TSCD tai các doanh nghiệp thuộc Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 3doanh nghiệp thuộc Công ty Cô phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà
Luận văn giới hạn việc nghiên cứu tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp thuộc Công ty Cổ
phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà từ năm 2003 đến nay Trên cơ sở đó khái
quát hoá những phương hướng và nêu giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộc
Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở phương pháp
luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin dé luận giải các vấn đề
liên quan, phương pháp thống kê, hệ thống hoá và ngoại suy kết hợp với phương pháp tổng hợp phân tích tình hình thực tiễn, khảo sát thu thập tư liệu
tại các doanh nghiệp trong Công ty
5 Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá và tổng kết những lý luận về hạch toán TSCĐ với việc
nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
- Phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ và hiệu quả
sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ
tầng Sông Đà
- Đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán TSCĐ
với việc nâng cao hiệu quả sử dung TSCD tai các doanh nghiệp thuộc Công
ty
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương cơ bản sau:
Trang 4quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ
tầng Sông Đà
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tô chức hạch toán
TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộc
Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà
Trang 5CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 TSCD VA NHUNG VAN DE CO BAN VE TSCD
1.1.1 Khai niém va dac diém cia TSCD
TSCĐ là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quan
trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, việc xác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hay là một khoản chi phi san
xuất, kinh đoanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
Theo chuẩn mực số 03, 04 ban hành và công bố theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thoả mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn sau:
-Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
-Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
-Thời gian sử dụng ước tính trên l năm;
-Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Tài sản là một nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đem
lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp
Đặc điểm chung và cơ bản nhất của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ hao mòn dần
và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chỉ phí kinh doanh Có hai loại hao mòn TSCĐ, đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Trong đó hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát,
bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận ; còn hao mòn vô hình là sự giảm giá trị
Trang 6TSCĐ từ khâu tính giá tới khâu hạch toán chỉ tiết và hạch toán tổng hợp
Việc tổ chức hạch toán TSCĐ đề thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình
hình tăng giảm TSCĐ về mặt số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản ly va sir dung hop
lý công suất của TSCĐ Điều này góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh đề tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ 1.1.2 Phân loại TSCĐ
TSCD rat da dang về chủng loại, mỗi loại có chức năng sử dụng khác nhau và được sử dụng cho những mục đích khác nhau Việc phân loại TSCĐ
phải đảm bảo yêu cầu thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán TSCĐÐ nhằm phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng TSCĐ Có những cách phân loại chủ yếu
sau đây:
* Phân loại TSCĐ theo hình thái biếu hiện kết hợp tính chất đầu tư:
- TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất (từng đơn vị tài
sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tai san liên
kết với nhau để thực hiện một hay là một số chức năng nhất định như: nhà
xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ) do doanh nghiệp nắm giữ để
sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCD hữu hình
- TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
Trang 7quyền sở hữu tài sản Tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trai
được chỉ phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ đầu tư đó
Theo chế độ hiện hành, TSCĐ thuê tài chính chỉ bao gồm những TSCĐ
mà đoanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn
thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê
theo các điều kiện thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê
một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng
* Phân loại theo quyền sở hữu của TSCP:
- TSCĐ rự có: là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo
bằng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp (do ngân sách cấp, tự bố sung, do đơn vị khác góp vốn liên doanh ) hoặc bằng nguồn vốn vay Đây là những
TSCD thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (cho thuê, nhượng bán, thanh lý, ) trên cơ sở chấp
hành đúng thủ tục theo quy định của Nhà nước
-TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản
nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê, đối với loại tài sản này doanh nghiệp không có quyền định đoạt (quyền sở hữu)
* Phân loại theo nguồn hình thành cúa TSCĐ:
- TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu: là những TSCĐ mà khi
doanh nghiệp tiếp nhận chúng thì phải đồng thời việc ghi tăng vốn chủ sở hữu hoặc vốn chủ sở hữu không đổi Gồm có:
Trang 8+ TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung: bao gồm những TSCĐ được xây dựng và mua sắm bằng các vốn quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp
như quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi
+ TSCĐ hình thành từ vốn liên doanh: là các TSCĐ do các bên tham gia
liên đoanh đóng góp, hoặc được mua sắm, xây đựng bằng nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản do các vên tham gia liên doanh góp vốn
+ TSCĐ hình thành từ vốn cổ phần: là các TSCĐ được hình thành từ vốn
do các cô đông đóng góp
+ TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay: là những TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng hoặc từ các đối tượng khác
* Phân loại theo mục đích sw dung ciaTSCD:
- TSCĐ dùng trong sản xuất - kinh doanh: là những TSCĐ do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê ngoài)
- TSCĐ dùng ngoài hoạt động sản xuất- kinh doanh: là những TSCĐ do doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng, phục vụ cho các lĩnh vực như y tế,
sự nghiệp, phúc lợi, an ninh quốc phòng trong doanh nghiệp
- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước: là những TSCĐ
doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước
theo quy định của cơ quan Nhà nước có thắm quyền
- TSCD chưa cân dùng: là những TSCĐ chưa dùng hoặc đã sử dụng
nhưng hiện tại tạm thời chưa sử dụng, nhưng vẫn cần sử dụng khi có nhu cầu
tương lai
Trang 9quản lý không có nhu cầu sử dụng
- TSCĐ chờ thanh lý: là những TSCĐ đã hư hỏng không thể khôi phục
lại được hoặc chi phí khôi phục, sửa chữa quá lớn không mang lại hiệu quả khi sử dụng lại
* Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật củaTSCP:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình
thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho,
- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt
động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tai gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường Ống và các thiết bị truyền dẫn như
hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước
- Thiết bị, dụng cụ quán lý: là những thiết bi, dung cu ding trong quan ly hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý,
thiết bị điện tử, thiết bị đụng cụ đo lường
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, các loại súc vật,
- Các loại TSCĐ hữu hình khác: là toàn bộ các TSCĐ hữu hình khác chưa liệt kê vào 5 loại trên như thiết bị phục vụ sinh hoạt văn hoá, thiết bị phục vụ ăn uống, thiết bị phục vụ y tế, thể dục thể thao,
- Quyên sử dụng đất: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ chỉ phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để
có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lap mat bang
Trang 10- Quyên phát hành: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chỉ phí thực tế doanh nghiệp chỉ ra để có quyền phát hành
- Bản quyên, bằng sáng chế: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ
các chi phi thực tế đoanh nghiệp chỉ ra để có quyền tác giả, bằng sáng chế
- Nhãn hiệu hàng hoá: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực
tế liên quan trực tiếp đến việc mua nhãn hiệu hàng hoá
- Phan mém may vi tinh: phản ánh giá trị TSCĐ là các chi phi thực tế doanh nghiệp chỉ ra để có phần mềm máy vi tính
- Giấy phép và giấy phép chuyển nhượng quyên: phản ánh giá tri TSCD
vô hình là các khoản chỉ ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép
chuyển nhượng quyền thực hiện công việc đó như giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phâm mới
- TSCĐ vô hình khác: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình khác chưa phản ánh
ở trên như bản quyền, quyền sử dụng hợp đồng,
1.1.3 Đánh giá TSCĐ
1.1.3.1 Xác định giá trị ban đầu
Theo chuẩn mực số 03, 04 ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, TSCĐ phải được xác định giá trị ban
đầu theo nguyên giá
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chỉ phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trang thái sẵn sàng sử dụng
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình:
+ TSCĐ hữu hình mua sắm: bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được
chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoán thuế được hoàn lại) và các chỉ phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí chuẩn bi mat bang; chi phí
Trang 11vận chuyển và bốc xếp ban đầu; chỉ phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phâm, phế liệu do chạy thử); chi phí chuyên gia và các chi phi
liên quan trực tiếp khác
Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các
chỉ phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có)
Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với
quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt
và ghi nhận là TSCĐ vô hình
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức
trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chỉ phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch
đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định của
chuẩn mực kế toán “chỉ phí đi vay”
Các khoản chi phi phat sinh như: chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác nếu không liên quan trực
tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì
không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ
+ TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chỉ phí lắp đặt, chạy thử Trường
hợp doanh nghiệp dùng sản phâm do mình sản xuất ra để chuyên thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp
liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Trong các
trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của
Trang 12các tài sản đó Cac chi phi không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường
trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá
TSCĐ hữu hình
+ TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu
hình mua dưới hình thức trao đối với một TSCĐ hữu hình không tương tự
hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận
về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản
tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua đưới hình thức trao đổi với một TSCĐÐ
hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán đề đổi lấy quyên sở
hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự,
trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ nào được ghi nhận trong quá
trình trao đối Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của
TSCĐ đem trao đổi
+ TSĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác: Nguyên giá TSCĐ hữu hình
được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban
đầu Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp
ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phi liên quan trực tiếp đến
việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
- Nguyên giá TSCĐ vô hình:
+ Mua TSCĐ vô hình riêng biệt: bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khẩu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm
các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính
Trang 13Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi
Nếu TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ
liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn + Mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp: là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh nghiệp)
Doanh nghiệp phải xác định nguyên giá TSCĐ vô hình một cách đáng tin cậy để ghi nhận tài sản đó một cách riêng biệt
Giá trị hợp lý có thể là: giá niêm yết tại thị trường hoạt động, giá của
nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự
Nếu không có thị trường hoạt động cho tài sản thì nguyên giá của TSCĐ
vô hình được xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vào ngày mua tài sản trong điều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sở khách quan dựa trên các thông tin tin cậy hiện có Trường hợp này doanh
nghiệp cần cân nhắc kết quả của các nghiệp vụ đó trong mối quan hệ tương
quan với các tài sản tương tự
Khi không có thị trường hoạt động cho TSCĐ vô hình được mua thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, thì nguyên giá TSCĐ vô
Trang 14hình là giá trị mà tại đó nó không tạo ra lợi thế thương mại có giá trị âm phát
sinh vào ngày sáp nhập doanh nghiệp
+ TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Nguyên giá TSCĐ vô
hình là quyền sử dụng đất có thời hạn khi được giao đất hoặc số tiền trả khi
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị
quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh
Trường hợp quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua nhà
cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ hữu hình
+ TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc tặng, biếu: được xác định theo
giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chỉ phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài
sản vào sử dụng theo dự tính
+ TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đôi: Nguyên giá TSCĐ vô hình
mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về hoặc
bằng với giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản
tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đối với một TSCĐ
vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán đề đổi lấy quyền sở hữu
một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợp không có bắt kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đối Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về được tính bằng giá trị còn lai cua TSCD
vô hình đem trao đối
+Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: là toàn
bộ chỉ phí phát sinh từ thời điểm mà tài sản vô hình đáp ứng được tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình đến khi được đưa vào sử dụng
Trang 15Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí liên quan trực tiếp hoặc được phân bồ theo tiêu thức hợp lý
và nhất quán từ các khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn
bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính
- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính:
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý
của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
(trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt
động thuê tài chính
Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi
suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bên
cho thuê đã trá khi mua TSCĐ đề cho thuê (Số thuế này bên thuê sẽ phải hoàn
lại cho bên cho thuê, kế cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp)
1.1.3.2 Chỉ phí phát sinh sau ghỉ nhận ban đầu
- Cac chi phi phat sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi
tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích
kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó
- Chi phí liên quan đến tài sản vô hình được tính vào nguyên giá TSCĐ
vô hình khi thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
Trang 16+ Chỉ phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;
+ Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ
vô hình cụ thé
1.1.3.3 Xác định giá trị sau ghỉ nhận ban đầu
Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ được xác định
theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại
Giá trị phải khấu hao của TSCĐ được phân bổ một cách có hệ thống
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của chúng
1.1.4 Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán TSCĐ trong các doanh
nghiệp
TSCD là cơ sở vật chất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, không
có TSCĐ doanh nghiệp không thể duy trì quá trình sản xuất kinh doanh của mình, TSCĐ chính là xương sống xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp TSCĐ thể hiện năng lực sản xuất và năng lực của mỗi
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm, chú trọng đến việc đầu tư và quản lý TSCĐ sao cho có
thể phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng TSCĐ Một trong những điều kiện để
có thể quản lý TSCĐ là phải thực hiện tốt công tác tổ chức hạch toán TSCĐ tại doanh nghiệp Kế toán TSCĐ với tư cách là một công cụ phản ánh khách quan và trung thực những nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về trạng thái hoạt động của hệ thống TSCĐ tại doanh nghiệp Bên cạnh đó là những thông tin chỉ tiết về từng loại TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp Những thông tin kịp thời, chính xác
và đầy đủ về TSCĐ do kế toán cung cấp sẽ giúp nhà quản lý đưa ra các quyết
định sản xuất kinh doanh và đầu tư hợp lý Thông qua hệ thống số sách mẫu
biểu về TSCĐ doanh nghiệp có thể quản lý được TSCĐ của mình Tổ chức
Trang 17hạch toán TSCĐ cùng với công tác kiểm kê định kỳ, phân tích đánh giá thường xuyên hiệu quả sử dụng TSCĐ qua đó doanh nghiệp có thể nắm được
số lượng, chủng loại, tình trạng hoạt động của từng loại tài sản để có biện
pháp quản lý và sử dụng hiệu quả hơn
Như vậy, tổ chức hạch toán TSCĐ tại các doanh nghiệp là hết sức cần thiết Tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học và chấp hành nghiêm
chỉnh quy định của Nhà nước sẽ là một công cụ quản lý đắc lực của doanh nghiệp Nó giúp cho đoanh nghiệp theo dõi chặt chẽ tình hình biến động tài sản, có kế hoạch đầu tư hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cô định Từ đó
tiết kiệm chỉ phí, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm đi đôi
với việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại cho doanh
nghiệp tiềm lực kinh tế và uy tín trên thị trường
12 TO CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP
1.2.1 Yêu cầu, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức hạch toán TSCĐ
Để tăng cường công tác quản lý TSCĐ, cung cấp các thông tin về tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ, tổ chức hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp cần phải thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ sau:
- Tổ chức hạch toán, ghi chép, phản ánh, tổng hợp về tình hình hình TSCĐ hiện có của đơn vị kịp thời về số lượng, giá trị và sự biến động tăng
giảm, hiện trạng của các TSCĐ Tổ chức hạch toán phải cung cấp các thông tin về nguyên giá, về giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn vốn hình thành TSCĐ; các thông tin về thời gian sử dụng TSCĐ, phương pháp khấu hao cũng như phương pháp phân bổ chỉ phí khấu hao cho các đối tượng sử dụng Dựa trên các thông tin trên về TSCĐ mà doanh nghiệp chủ động khai thác TSCĐ
và có kế hoạch tự đổi mới TSCĐ.
Trang 18- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, các báo cáo kế
toán và hạch toán TSCĐ theo quy định nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ phù hợp với đặc điểm
và yêu cầu quan lý trong doanh nghiệp
- Bố trí, phân công hợp lý cán bộ kế toán thực hiện công tác kế toán
TSCĐ Quy định rõ chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ của nhân viên khác
trong bộ máy và các bộ phận khác trong doanh nghiệp
- Tổ chức hạch toán phải đảm bao cung cấp đầy đủ thông tin cho mục đích quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ với chi phí thấp nhất
Để thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trên, tổ chức hạch toán TSCD
phải dựa trên các nguyên tắc:
- Mục tiêu: thiết kế công tác kế toán TSCĐ phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là nhằm quản lý TSCĐ tại doanh nghiệp
- Tính tuân thủ: tổ chức hạch toán TSCĐ tại doanh nghiệp cần tuân thủ luật kế toán, các chuẩn mực và chế độ kế toán chung cũng như trong lĩnh vực
kế toán TSCĐ
- Tính nhất quán: Kế toán TSCĐ là một trong những phần hành của tổ
chức kế toán doanh nghiệp nên nguyên tắc tổ chức hạch toán TSCĐ phải
thống nhất với nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán chung của đoanh nghiệp
- Tính linh hoạt: Tổ chức hạch toán TSCĐ phải căn cứ vào những đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và yêu cầu của nhà quản
ly để tổ chức hệ thống tài khoản, chứng từ, số sách kế toán cho phù hợp
- Tính hữu dụng: Tổ chức hạch toán TSCĐ phải đảm bảo tính hữu dụng,
đó là doanh nghiệp cần tổ chức hạch toán TSCD sao cho dé thực hiện, dễ đối
chiếu, kiểm tra, đạt được mục tiêu quản lý TSCĐ đi đôi với tỉnh thần tiết kiệm
chi phí
1.2.2 Nội dung tố chức hạch toán TSCD
Trang 191.2.2.1 Tổ chức chứng từ hạch toán TSCĐ
Tổ chức chứng từ kế toán TSCĐ là tổ chức việc ban hành, ghi chép các
chứng từ liên quan đến TSCĐ, kiểm tra, luân chuyên và lưu trữ các chứng từ
trong đơn vị nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin phục vụ cho việc ghi
Bảng tính và phân bô khâu hao
- Tổ chức chứng từ hạch toán tăng, giảm TSCĐ:
TSCĐ của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm do nhiều nguyên nhân: tăng do mua sắm, xây dựng cơ bản bàn giao, nâng cấp TSCĐ, do điều chuyển
nội bộ, nhận góp vốn liên đoanh Giảm do thanh lý TSCĐ, nhượng bán tài
sản, điều chuyên cho các đơn vị khác Đối với mỗi trường hợp tăng, giảm
Trang 20TSCĐ, doanh nghiệp cần lập đầy đủ các chứng từ phù hợp với trường hợp cụ
thể, như sau:
+ Quyết định của các cấp có thâm quyền liên quan đến việc tăng, giảm tài sản
+ Hợp đồng mua bán TSCĐ (nếu có)
+ Hoá đơn mua sắm, nhượng bán TSCĐ
+ Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ
+ Các chứng từ khác liên quan đến việc tăng giảm TSCĐ như: Biên lai nộp thuế trước bạ, nộp thuế nhập khẩu (nếu có); chứng từ phản ánh chỉ phí
lắp đặt, vận chuyền, chạy thử (trường hợp mua sắm TSCĐ); chứng từ phản
ánh chi phí nguyên vật liệu, lệ phí xin giấy phép, chi phí tư vấn, thiết kế
(trường hợp bàn giao xây dựng cơ bản); các chứng từ do bên điều chuyến tài
sản bàn giao (trường hợp điều chuyến tài sản); chứng từ phản ánh chỉ phí
thanh lý, chi phí tổ chức đấu thầu, chi phí môi giới (trường hợp thanh lý,
nhượng bán tài sản, )
- Tổ chức chứng từ hạch toán khẩu hao TSCD:
Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự
nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn Hao mòn này được thể hiện dưới 2 dạng: hao mòn hữu hình và hao mòn vô
hình Để thu lại giá trị hao mòn của TSCĐ, kế toán tiến hành trích khấu hao,
tức là lựa chọn phương pháp chuyên phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào chỉ phí kinh doanh Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm
giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan
trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ
Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán khấu hao TSCĐ là bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng
- Tổ chức chứng từ hạch toán sửa chữa TSCĐ:
Trang 21Trong quá trình sử dụng, TSCĐ luôn bi hao mòn, năng lực sản xuất của
TSCĐ bị giảm dần, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và an toàn khi vận hành
Để duy trì năng lực hoạt động và khôi phục giá trị sử dụng của TSCĐ cần
phải sửa chữa TSCĐ
Đối với trường hợp sửa chữa nhỏ: chi phí sửa chữa được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong ky
Đối với trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ: Vì thời gian sửa chữa dài, chỉ phí lớn nên doanh nghiệp phải lập kế hoạch sửa chữa Từ đó lập dự toán chi phí sửa chữa lớn Các chứng từ liên quan đến sửa chữa lớn TSCĐ bao gồm: + Hợp đồng sửa chữa
+ Hoá đơn sửa chữa do bên thực hiện xuất cho đơn vị
+ Biên bản nghiệm thu, bàn giao khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành + Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành
+ Báo cáo quyết toán chỉ phí sửa chữa lớn đã được duyệt
- Trình tự luân chuyển chứng từ TSCĐ
Việc thực hiện chặt chẽ quy trình luân chuyền chứng từ TSCĐ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ liên
quan đến hình thành nguyên giá TSCĐ và quản lý TSCĐ (Sơ đồ 1.1)
+ Căn cứ vào các chứng từ gốc ban đầu, kế toán TSCĐ lập các quyết định tăng giảm TSCĐ
+ Hội đồng giao nhận tài sản tiến hành giao nhận tài sản và lập biên bản
+ Kế toán TSCĐ lập (huỷ) thẻ TSCĐ, ghi số kế toán chỉ tiết và tổng hợp,
tính và phân bổ KH, lập kế hoạch theo đối và sửa chữa TSCĐ, bảo quản và
lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước
Trang 22Sơ đô 1.1: Trình tự luân chuyển chứng từ TSCĐ
Đại diện chủ Hội đồng Kế toán TSCĐ
Quyết định Giao nhận Lập (huỷ) thẻ TS
tăng, giảm TSCD va lap CĐ, ghi số chi
biên bản tiệt, tông hợp
1.2.2.2 Tổ chức hệ thông tài khoản hạch toán TSCĐ
Yêu cầu đối với tổ chức hệ thống tài khoản hạch toán TSCĐ:
- TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại
Vì thế tổ chức hệ thống tài khoản hạch toán TSCĐ cần đảm bảo theo đõi được
TSCĐ trên cả 3 chỉ tiêu là: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại
- Quản lý TSCĐ yêu cầu theo đõi tài sản chỉ tiết theo từng loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính Trong mỗi loại, tuỳ theo yêu
cầu quản lý tai doanh nghiệp, đặc điểm TSCĐ tại doanh nghiệp và khả năng
đáp ứng của kế toán mà mỗi doanh nghiệp theo dõi ở mức độ chỉ tiết hơn theo
từng nhóm tài sản có cùng đặc tính hay phân theo nguồn vốn hình thành TSCD
Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, TSCĐ được phản ánh trên các tai
khoản sau:
- Tài khoản 211 - Tài sản có định hữu hình: dùng để phản ánh giá trị
hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh
nghiệp theo nguyên giá
Bên Nợ: phản ánh nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp liên doanh, do
Trang 23được cấp, do được tặng biếu, tài trợ ; điều chính tăng nguyên giá của TSCĐ
do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tao nâng cấp ; điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại
Bên Có: phản ánh nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm đo điều chuyển
cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh ; nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận; điều chỉnh
giảm nguyên gia TSCD do đánh giá lại
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp
Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình có 6 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 21 I1 - Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị
+ Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn
+ Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý
+ Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
+ Tài khoản 2118 - TSCĐ khác
- Tài khoản 212 - Tài sản cô định thuê tài chỉnh: phản ánh giá trị hiện có
và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh
nghiệp
Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng
Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyên trả lại cho
bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh
nghiệp
Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có
- Tài khoản 213 - Tài sản có định vô hình: dùng đê phản ánh giá trị hiện
có va tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của doanh nghiệp
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm
Trang 24Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình có 7 tài khoản cấp 2
+ Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất
+ Tài khoản 2132 - Quyền phát hành
+ Tài khoản 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế
+ Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu hàng hoá
+ Tài khoản 2135 - Phần mềm máy vi tính
+ Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
+ Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác
1.2.2.3 Tổ chức hệ thống số kế toán T.SCĐ
Số kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản trên thực tế vận dụng, là phương tiện vật chất cơ bản để hệ thống hoá các số liệu
kế toán trên cơ sở chứng từ gốc và các tài liệu kế toán khác
Số kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian
có liên quan đến doanh nghiệp
Số kế toán gồm số kế toán tổng hợp và số kế toán chỉ tiết
- Tổ chức số chỉ tiết TSCĐ:
Số kế toán chỉ tiết TSCĐ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh liên quan đến TSCĐ chỉ tiết theo yêu cầu quản lý
Theo Quyết định số 15/QÐ/2006-BTC, Bộ Tài chính hướng dẫn có các
mẫu số sau:
+Số tài sản có định (Mẫu số S21-DN): dùng đề đăng ký, theo déi va quan
lý chặt chẽ trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm
TSCĐ Mỗi một số hoặc một số trang số được mở theo đõi cho một loại
TSCĐ Căn cứ vào chứng từ tăng giảm TSCĐ để ghi vào số TSCĐ các chỉ
tiêu như số hiệu, ngày tháng của chứng từ dùng đề ghi số; tên, đặc điểm, ký
Trang 25hiệu của TSCĐ; tên nước sản xuất; ngày tháng năm đưa TSCĐ vào sử dụng;
số hiệu TSCĐ; nguyên giá TSCĐ, tỷ lệ khấu hao một năm
+ Số theo đõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng ( Mẫu số S22- DN): ding dé ghi chép tình hình tăng, giảm TSCĐ tại từng nơi sử dụng nhằm
quán lý TSCĐ, làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ Mỗi
đơn vị hoặc bộ phận thuộc doanh nghiệp phải mở một số để theo dõi TSCĐ
+ Thẻ TSCĐ (Mẫu số S23-DN): theo dõi chỉ tiết từng TSCĐ của doanh
nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên
bản đánh giá lại TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lý
TSCĐ, các tài liệu kỹ thuật có liên quan
Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu quản lý và đặc thù của doanh nghiệp, các
doanh nghiệp có thể mở các loại số chỉ tiết khác như số chỉ tiết theo nguồn hình thành TSCD, sé chi tiết theo tình trạng sử dụng, loại TSCĐ, thời gian đầu tu,
- Tổ chức số tong hop TSCD
Tổ chức số tổng hợp TSCĐ phụ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh
nghiệp lựa chọn Hiện nay các doanh nghiệp được áp dụng một trong năm
hình thức kế toán sau: Nhật ký chung, Nhật ký - Số cái, Chứng từ ghi số, Nhật
ký - Chứng từ
+Hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là tất cả các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh liên quan đều phải được ghi vào số Nhật ký chung theo
trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Sau đó lấy
số liệu để ghi số cái
Số tổng hợp TSCĐ theo hình thức kế toán Nhật ký chung gồm số Nhật
ký chung; Số cái các tài khoản 211, 212, 213, 214; các số, thẻ kế toán chỉ tiết.
Trang 26+ Hình thức kế toán Nhật ký - Số cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan được ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung
kinh tế trên số Nhật ký - Số cái Căn cứ để ghi vào số Nhật ký - Số cái là các
chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Số tổng hợp TSCĐ theo hình thức kế toán Nhật ký - Số Cái gồm Nhật ký
Số Cái, các số, thẻ kế toán chỉ tiết
+ Hình thức kế toán Chứng từ ghi số
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này: Chứng từ ghi số là căn cứ
trực tiếp để ghi số kế toán tổng hợp Việc ghi số kế toán tổng hợp bao gồm:
ghi theo trình tự thời gian trên Số đăng ký chứng từ ghi số, ghi theo nội dung
kinh tế trên Số Cái Chứng từ ghi số do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ
kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung
kinh tế
Chứng từ ghi số được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
(theo số thứ tự trong Số Đăng ký Chứng từ ghi số) và có các chứng từ kế toán đính kèm
Số tổng hợp TSCĐ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi số gồm các loại
số kế toán sau: Chứng từ ghi số; Số đăng ký chứng từ ghi số; Số cái các TK
211,212, 213, 214; các số, thẻ kế toán chỉ tiết
+ Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của
các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.
Trang 27Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình
tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chỉ tiết trên cùng một số kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép
Sử dụng các mẫu số in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản
lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính
Số tổng hợp TSCĐ theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm các
loại số kế toán sau: Nhật ký chứng từ; bảng kê; số cái các TK 211, 212, 213,
214; Số hoặc thẻ kế toán chỉ tiết
+ Hình thức kế toán trên máy vi tính:
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình
thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm
kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi số kế toán, nhưng phải in được
đầy đú số kế toán và báo cáo tài chính theo quy định
Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại
số của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu số kế toán ghi bằng tay
1.2.2.4 Tổ chức hệ thông báo cáo TSCĐ
Tổ chức hạch toán TSCĐ có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về tình
hình TSCĐ tại đơn vị, từ đó hỗ trợ các nhà quản lý ra các quyết định trong việc sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả Để thực hiện tốt vai trò này, kế toán
TSCĐ cần thiết lập được hệ thống các báo cáo chứa đựng những thông tin chính xác và kịp thời
Trang 28Báo cáo kế toán về TSCĐ là một bộ phận trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp được lập ra nhằm mục đích cung cấp các thông tin toàn diện, hệ
thống về tình hình tăng, giảm số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, giá trị các tài sản đang trong tình trạng xây dựng, nâng cấp Dưa trên những báo cáo này,
nhà quản lý sẽ đánh giá về thực trạng sử dụng TSCĐ trong đoanh nghiệp,
mức độ hiệu quả, từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm khai thác nguồn
vốn cố định một cách tối ưu, hay xây dựng một kế hoạch đầu tư mở rộng
Tổ chức báo cáo kế toán về TSCĐ trong đoanh nghiệp bao gồm các báo cáo kế toán sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp và báo cáo về TSCĐ trình bày
trong hệ thống báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp về TSCĐ: là những báo cáo chỉ tiết về TSCĐ phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng đơn vị, hệ thống báo cáo này sẽ được thiết kế khác nhau về số lượng cũng như kết cấu,
nội dung với mục đích cuối cùng là cung cấp được thông tin thoả mãn nhu
cầu của nhà quản trị các cấp ở doanh nghiệp
- Báo cáo về TSCĐ trình bày trong hệ thống báo cáo tài chính: bao gồm
các chỉ tiêu tống hợp về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ
(trên bảng cân đối kế toán); tình hình tăng, giảm TSCĐ theo từng loại TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính; lý do tăng giảm TSCĐ (trên thuyết minh báo cáo tài chính) Số liệu dé ghi vào các chỉ tiêu trong báo cáo
này được lấy từ số cái các tài khoản 211, 212, 213, 214 có đối chiếu với số kế
toán theo dõi TSCĐ
1.43 PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.3.1 Chi tiêu phân tích tình hình biến động và hiệu quá sử dụng TSCĐ
Trang 29Tai san cé dinh 1a co sé vat chat kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ đề nâng cao hiệu quả
sử dụng TSCĐ là vấn đề hết sức quan trọng đối với quá trình SXKD của đơn
VỊ
- Hệ số tăng tài sản cố định, được xác định bằng công thức:
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ
- Hệ số giảm tài sản cô định được xác định bằng công thức:
Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
Hệ số giảm TSCD =
Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ
- Hệ số đồi mới tài sản cố định được xác định bằng công thức:
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ
- Hệ số loại bỏ tài sản có định được xác định bằng công thức:
Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ
Trang 30Phan tich tinh hinh trang bi TSCD là đánh giá mức độ đảm bảo TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất cho lao động, cho một đơn vị diện tích
sản xuất, trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, giảm chỉ phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
Sô công nhân bình quân
- Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Giá trị sản lượng sản phẩm
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu thuần (giá trị tổng sản lượng)
Nguyên giá bquân ( Giá trị con lai bquan) TSCD
Lợi nhuận trước (sau) thuế Sức sinh lời của TSCĐ
Nguyên giá bquân ( Giá trị còn lại bquân) TSCĐ
Nguyên giá bquân ( Giá trị con lai bquan) TSCD
Sức hao phí của TSCĐ
Doanh thu thuần ( lợi nhuận thuần)
1.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp
Trang 31Các doanh nghiệp căn cứ vào thực tế nhu cầu quản ly TSCD tai don vi mình để xây dựng các chỉ tiêu quản lý hiệu quả TSCĐ cần thiết, từ đó tiến hành phân tích và tập hợp thông tin hữu ích cho nhà quản lý
- Phân tích tình hình biến động TSCĐ:
Hệ số tăng, giảm TSCĐ phản ánh chung mức độ tăng, giảm thuần tuý về
quy mô TSCĐ Còn hai hệ số đổi mới và loại bỏ TSCĐ ngoài việc phản ánh
tăng giảm về quy mô TSCĐ còn phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình
đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp Khi phân tích có thể so sánh các hệ
số trên giữa cuối kỳ và đầu kỳ, hoặc giữa thực tế và kế hoạch đề thấy phương
hướng đầu tư, đổi mới trang thiết bjcủa đoanh nghiệp
Nhân tổ cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn Trong quá trình sử dụng TSCĐ hao mòn dần đến một lúc nào đó sẽ không còn sử
dụng được nữa Mặt khác, quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá
trình sản xuất kinh doanh Bởi vậy việc phân tích tình trạng kỹ thuật của
TSCĐ là một vấn đề rất quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của
doanh nghiệp đang sử dụng còn mới hy cũ ở mức độ nào, có biện pháp đúng đắn tái sản xuất TSCĐ Để phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, doanh
nghiệp cần phân tích chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ Nếu hệ số hao mòn càng
gần tới 1, chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp phải chú trọng đến việc
đổi mới và hiện đại hoá TSCĐ Ngược lại, nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn I
chứng tỏ TSCĐ của đoanh nghiệp đang ở tình trạng kỹ thuật tốt
- Phân tích tình hình trang bị TSCĐ:
Chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ bình quân 1 công nhân trong ca lớn nhất phản ánh chung trình độ trang bị TSCĐ cho công nhân Chỉ tiêu này càng tăng, chứng tỏ trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp càng cao
Trang 32Chỉ tiêu nguyên giá thiết bi sản xuất bình quân cho 1 công nhân trong ca lớn nhất phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật cho công nhân Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ trang bị kỹ thuật càng cao
- Phân tích hiệu quả str dung TSCD
Hiệu quả sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc
trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình
công nghệ Đồng thời sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có là biện phát tốt nhất
sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình SXKD thì tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng sản phẩm Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử
dung TSCD tốt Như vậy, doanh nghiệp muốn nâng cao giá trị sản lượng sản
phẩm thì cần nâng cao giá trị của nguyên giá TSCĐ bình quân và hiệu suất sử dụng TSCĐ, trong đó hiệu suất sử dụng TSCĐ là nhân tố phát triển sản xuất theo chiều sâu
Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tốt Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này đồng thời với việc tăng sản
lượng sản phẩm bán ra, doanh nghiệp phải giảm tuyệt đối những TSCĐ thừa,
không cần dùng vào sản xuất, phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất
hiện có của TSCĐ
Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá bình quân
của TSCĐ đem lại bao nhiêu dồng lợi nhuận, tỷ lệ này càng cao càng được
Trang 33đánh giá tốt Do đó, dé nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp phải nâng cao tống
lợi nhuần thuần đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý TSCĐ
Chỉ tiêu sức hao phí của TSCĐ cho biết để có một đồng doanh thu thuần
hoặc lợi nhuận thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ Do đó, chỉ tiêu
này có giá trị càng nhỏ chứng tỏ đoanh nghiệp càng tốn it chi phí cố định hơn,
hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh cao hơn
Trang 34CHUONG II: THỰC TRANG TO CHUC HACH TOAN TSCD VOI VIEC NANG CAO HIEU QUA SU DUNG TSCD TAI CAC DOANH NGHIEP THUOC CONG TY CO PHAN XAY DUNG HA TANG
SONG DA
2.1 TONG QUAN VE CONG TY CO PHAN XAY DUNG HA
TANG SONG DA
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cúa Công ty
Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Sông Đà là Công ty được thành
lập trên cơ sở cô phần hoá Trạm bê tông thương phẩm thuộc Công ty Sông Đà
9 theo Quyết định số 1302/QĐÐ - BXD ngày 18/10/2002 và Quyết định số
1653/QĐÐ-BXD ngày 09/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyên Trạm Bê tông thương phẩm thuộc Công ty Sông Đà 9 - doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty Cổ phần
Tại Quyết định số 470 CT/HĐQT ngày 10/11/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Sông Đà, tên Công ty
được đổi thành Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ha tầng và Xây dựng Sông
Đà
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty số 0103001788 đo Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 17/01/2003 Trong quá trình hoạt động, Công ty đã được cấp các Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
thay đổi lần 1,2,3,4,5 va 6 liên quan đến việc đổi tên Công ty, địa chỉ, thay đổi
vốn điều lệ và bố sung thêm ngành nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 6, tên Công ty là
Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà, tên giao dịch là: Song Da Infrastructure Construction Joint Stock Company Infrastructure, tén viét tat 1a: SICO.,JSC
Trang 35Tổng số vốn điều lệ khi thành lập Công ty là 2.000.000.000 đồng, đến thời điểm ngày 09/11/2007, vốn điều lệ đăng ký được tăng lên 23.000.000.000 đồng
Trụ sở chính của Công ty tại Toà nhà SICO, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình,
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Hoạt động kinh doanh chính:
- Hoạt động kinh doanh hạ tang, kinh doanh bat động sản
Trong những năm gần đây, Công ty chuyên hướng sang hoạt động kinh doanh
hạ tầng, kinh doanh bắt động sản Đây được xem là hoạt động phù hợp với xu
hướng phát triển của ngành xây dựng nói chung, đồng thời phát huy được
những điểm mạnh truyền thống của Công ty Trong thời gian tới, hoạt động
này tiếp tục được chú trọng đầu tư, tiến tới trở thành hoạt động chủ lực của
Công ty Từ năm 2005 đến nay, Công ty đã tham gia làm chủ đầu tư dự án
Toà nhà hỗn hợp Mỹ Đình, đồng thời đang tiến hành chuẩn bị đầu tư vào một
số dự án lớn như: dự án Văn phòng cao cấp làm việc và văn phòng cho thuê,
268 Trung Kính; Khu công nghiệp và đô thị Yên Phong II Bắc Ninh; Dự án Khu đô thị Sơn Tây; Dự án Tổ hợp căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê, Tổ
hợp văn phòng, khách sạn, nhà ở thôn Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
-Hoạt động xáy lắp
Thi công xây lắp các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi; Xử lý nền móng và
hạ tầng khu đô thị và công nghiệp; Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công trình công nghiệp;
Hiện tại, xây lắp là sản phẩm chủ lực của Công ty Năm 2006, doanh thu
sản phẩm xây lắp chiếm 65% tổng doanh thu toàn Công ty Sản phâm xây lắp được chia thành 3 nhóm sản phâm chính Đối với các công trình thuỷ điện, Công ty chủ yếu đảm nhận thi công các hạng mục như cống dẫn dòng, tường chắn, đập tràn, đập dâng Đây là các hạng mục thi công yêu cầu kỹ thuật cao
Trang 36Công ty đã tham gia thi công tai các công trình thuỷ điện lớn, trọng điểm quốc gia như thuỷ điện Tuyên Quang, Bản Vẽ, Nậm Chiến Nhìn chung, Công ty
có đủ năng lực đề thi công tất cả các hạng mục của một công trình thuỷ điện Trong lĩnh vực xử lý nền móng hạ tầng khu đô thị và công nghiệp, Công
ty là đơn vị dẫn đầu trong Tổng Công ty Sông Đà, Công ty xử lý nền theo các
phương pháp cọc khoan nhồi, cọc đóng, cọc ép Ngoài ra, Công ty còn thi công tường Barret (tường sâu dưới lòng đất) theo dây chuyền công nghệ
Singapore Trong lĩnh vực xử lý nền móng tuy phải cạnh tranh mạnh với
nhiều đối thủ nhưng Công ty đã khắng định được uy tín của mình và giành được nhiều gói hợp đồng lớn như xử lý nền móng Trạm nghiền xi măng Hiệp Phước (231 tỷ đồng), xử lý nền móng Nhà máy Xi măng Hạ Long (204 tỷ đồng), thi công phần ngầm khu siêu thị va cao ốc văn phòng số 2 Nguyễn Tri
Phương - TP Huế (13 tỷ), và nhiều công trình xử lý nền móng dân dụng
khác
Công ty nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp đa dạng
như Nhà làm việc Ban QLDA và nhà xưởng khu công nghiệp Dai An (5 ty
đồng), xây lắp toà nhà hỗn hợp Mỹ Đình - Từ Liêm (25 tỷ đồng), Dự án cơ sở
nghiên cứu Viện Công nghệ Môi trường 18 Hoàng Quốc Việt - Hà Nội (12 tỷ
đồng), Nhà Ký túc xá và Hạ tầng kỹ thuật trường THKT in Hà Nội (5 tỷ
đồng)
- Sản xuất công nghiệp: gồm các sản phẩm công nghiệp sau: bê tông
thương phẩm, bê tông đúc sẵn, cấu kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng; Que hàn điện Sông Đà - Thượng Hải
Tiền thân Công ty là trạm trộn bê tông nên lĩnh vực cung cấp bê tông tươi vừa là ngành nghề truyền thống, vừa là thế mạnh của Công ty Hiện tại, Công ty có 4 trạm trộn bê tông thương phẩm, bình quân mỗi trạm trộn đầu tư
khoảng 3 tỷ đồng gồm có 2 trạm tại Hà Nội, l trạm tại Bản Vẽ, I trạm tại
Trang 37Hiệp Phước Các tram trộn được đầu tư theo công nghệ Italia, Hàn Quốc có
công suất từ 80-100m” bê tông/giờ Do đó, tuy bị cạnh tranh nhiều với đơn vị khác trong ngành nhưng Công ty vẫn giành được nhiều hợp đồng lớn như
cung cấp bê tông thương phẩm cho thuỷ điện Bình Điền, Bản Vẽ, công trình
biệt thự The Manor, Công trình Công ty I - ĐNI - Mỹ Đình
Đối với hoạt động sản xuất que hàn, Công ty đã đầu tư toàn bộ bằng dây chuyền tiên tiến của Thượng Hải - Trung Quốc với công suất 5000T/ca/năm Hoạt động sản xuất que hàn chủ yếu cung cấp cho các công trình thuỷ điện của Tổng Công ty làm chủ đầu tư và các công trình thuỷ điện Quốc gia Do
đó, đầu ra của sản phẩm được bảo đảm Sản phẩm que hàn đã có mặt tại hầu hết các thuỷ điện lớn như thuỷ điện Sơn La, Tuyên Quang, Nậm Chiến, SeSan, Bản Vẽ, Bình Điền, Nhà máy Xi măng Hạ Long
- Hoạt động khác: Kinh doanh vật tư; Cung cấp dịch vụ, lao vụ
Dưới sự điều hành của ban lãnh đạo có trách nhiệm và năng lực quản lý
cao cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành lành nghề, kinh
nghiệm lâu năm, có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về máy móc, thiết bị thi
công có thể đề xuất và thực hiện các biện pháp thi công tối ưu cho mọi công
trình, trên các địa bàn khác nhau, giúp cho Công ty luôn đảm bảo tiến độ thi công với chất lượng sản phẩm cao nhất vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty tương đối tốt và mang lại hiệu quả cao, góp phần thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ với Nhà nước, trả lương cho người lao động, trả cô tức cho cổ đông và tích luỹ đề tái sản xuất mở rộng Với những thành tích và đóng góp to
lớn cho sự nghiệp xây đựng đất nước, Công ty đã được Tổng công ty Sông Đà tặng danh hiệu đơn vị xuất sắc toàn diện năm 2003
Chúng ta có thé thấy được sự lớn mạnh của Công ty Cổ phần Xây dựng
Hạ tầng Sông Đà qua các số liệu trong những năm gần đây (Phụ lực 1.1)
Trang 382.1.2 Đặc điểm về tổ chức hoạt động và bộ máy quán lý của Công ty
Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Da
Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà được tô chức và hoạt động
theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, Điều lệ Tổ chức và Hoạt
động của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Sông Đà, bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cô đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cô đông có quyền biêu quyết, họp ít nhất mỗi
năm một lần ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ
Công ty quy định ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm
thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty
Hội đông quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không
thuộc thâm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của Công ty
có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm Chủ
tịch Hội đồng quản trị đo Hội đồng quản trị bầu ra
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng
quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp Đại hội đồng cô đông Ban kiểm soát
của Công ty có 03 thành viên
Ban Tổng Giám đốc gồm có 03 thành viên, trong đó có 01 Tổng Giám
đốc và 02 Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc là người điều hành và chịu
trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị
Trang 39quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, Điều lệ Công ty, Tổng Giám đốc
là người đại diện theo pháp luật của Công ty
Phòng Tổ chức - Hành chính: có chức năng tham mưu giúp HĐQT và
Tổng Giám đốc Công ty thực hiện các công việc: công tác tổ chức và công tác cán bộ; công tác đào tạo; công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật; công tác
hành chính văn phòng
Phòng Kinh tế - Kế hoạch : là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT
và Tống Giám đốc trong các lĩnh vực: công tác kinh tế; công tác đấu thầu, mua sắm thiết bị, xe máy; công tác hợp đồng kinh tế; công tác kế hoạch
Phòng Quản lý kỹ thuật: Là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng Giám đốc
trong các lĩnh vực: Quản lý kỹ thuật, chất lượng và tiền độ các công trình đấu thầu, nhận thầu thi công hoặc các công trình do Công ty làm chủ đầu tư; Quản
lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm công nghiệp sản xuất; Nghiên cứu, hướng
dẫn và hỗ trợ ứng dụng công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật, các sáng kiến cải tiến
kỹ thuật, biện pháp hợp lý hoá sản xuất trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty; Quản lý về an toàn bảo hộ lao động trong công ty; Tìm kiếm, phát triển thị trường và tiếp thị đấu thầu các công trình trong phạm vi
ngành nghề kinh đoanh của Công ty; Lập và trình duyệt các du án đầu tư của Công ty
Phòng Vật tư - Cơ giới: là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng Giám đốc trong các lĩnh vực: Quản lý cơ giới, quản lý toàn bộ máy móc thiết bị và tài sản của Công ty; Quản lý vật tư; Đảm bảo cung ứng kịp thời các nhu cầu vật
tư, phụ tùng thiết yếu nhằm đáp ứng công tác sản xuất và phục vụ sản xuất,
công tác phục hồi và sửa chữa xe máy; Xuất nhập khâu vật tư, phụ tùng
Phòng Tài chính - Kế toán: là bộ phận giúp Tổng Giám đốc tổ chức bộ
máy Tài chính - kế toán - tín dụng Mặt khác giúp Tổng Giám đốc kiểm tra,
kiểm soát các hoạt động kinh tế - tài chính trong các doanh nghiệp trực thuộc
Trang 40Các doanh nghiệp trực thuộc
Hiện nay, ngoài khối văn phòng đặt tại trụ sở chính, Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà có 02 xí nghiệp hạch toán độc lập; có 01 nhà máy, 01 trạm trực thuộc, 02 đội thi công xây lắp, và 01 ban quản lý các đự án
đầu tư hạch toán phụ thuộc
Trạm bê tông Sông Đà
Mới chuyên đổi mô hình từ Xí nghiệp thành trạm trực thuộc Công ty từ
ngày 15 tháng 01 năm 2007 Thành lập theo Quyết định số 369CT/HĐQT
ngày 01/8/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Bê tông và
Xây dựng Sông Đà (nay là Công ty Cô phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà) với
tên ban đầu là Xí nghiệp BT & VLXD Sông Đà Trụ sở của Xí nghiệp tại xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây Ngành nghề kinh doanh chính sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm; sản xuất lắp đặt các
cấu kiện bê tông, kết cấu thép Với diện tích mặt bằng hơn 10.000 m2, gồm
02 Trạm trộn bê tông thương phẩm và nhà xưởng, sân bãi bê tông đúc sẵn với
đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho chuyên ngành bê tông thương phẩm và bê tông đúc sẵn
Xí nghiệp Xây lắp và Sản xuất Vật liệu Xây dựng số 1
Thành lập theo Quyết định số 400CT/HĐQT ngày 10/10/2003 của Chủ
tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Sông Đà (nay
là Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà) Trụ sở của Xí nghiệp đặt tại
xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An Xí nghiệp hoạt động theo
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 2713000108 do Phòng Đăng ký Kinh
doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 30/8/2005 Hoạt
động kinh doanh chính của Xí nghiệp là sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm Sản xuất lắp đặt các cấu kiện bê tông đúc sẵn,
kết cấu thép, Thi công xây lắp các công trình thuý điện, thuý lợi