CHUONG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG HOÁ
1.1 Quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và vai trò tổ chức kế toán
chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa
1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải hàng hoá
Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt Kinh doanh dịch vụ vận tải là một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh kết hợp một cách có hiệu quả các yếu tố sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm dịch vụ vận tải Tuy nhiên sản phẩm dịch vụ vận tải không có hình thái vật chất mà sản
phẩm vận tải là qúa trình di chuyển hàng hoá, hành khách từ địa điểm này đến địa điểm khác
Như vậy khác với các ngành sản xuất vật chất khác là hoạt động kinh doanh vận tải không tạo ra lượng giá trị mới cho xã hội mà chỉ là hoạt động đặc thù ở
chỗ nó sử dụng phương tiện vận tải để thực hiện dịch vụ di chuyển đối tượng lao
động là hàng hoá hay hành khách
Với đối tượng phục vụ là hàng hóa thông qua hoạt động di chuyển hàng hoá từ
địa điểm này đến địa điểm khác, hoạt động kinh doanh dịch vụ vậ tải hàng hoá có thể thực hiện bằng các phương thức vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tài
đường thuỷ, vận tải hàng không Mỗi loại hình vận tải nói trên đều có những đặc thù riêng chi phối đến cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành san phẩm Vì vậy, các nhà kinh doanh dịch vụ vận tải cần phải chú ý đến những đặc thù riêng đó để vận dụng vào công tác quản lý có hiệu quả
Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá có những đặc
điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa là một quá trình mà doanh nghiệp dịch vụ vận tải sử dụng các phương tiện vận tải để di chuyển hàng hoá từ
địa điểm này đến địa điểm khác theo yêu cầu của khách hàng
Thứ hai, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá có thể thực hiện bằng các loại
Trang 2Thứ ba, việc khai thác vận chuyển hàng hoá phụ thuộc khá lớn vào cơ sở hạ tầng: đương xá, cầu phà và điều kiện địa lý, khí hậu
Thứ tr, kinh doanh dịch vụ vậ tải hàng hoá diễn ra gồm nhiêu khâu như: giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hoá, thanh toán hợp đồng, lập kế hoạch điều vận
và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vận chuyển
Thứ năm, ngành kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá phát sinh chi phi đa dạng và địa điểm kinh doanh với địa điểm phát sinh chi phí không cố định Vì vậy đòi hỏi phải tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí dịch vụ và tính giá thành dịch vụ vận tải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả
- Thứ sáu, kế hoạch tác nghiệp cần phải cụ thể cho từng ngày, tuần, định kỳ ngắn ., lái xe và phương tiện làm việc chủ yếu ở bên ngoài doanh nghiệp Do đó, quá trình quản lý phải rất cụ thể, phải xây dựng được chế độ vật chất rõ ràng, vận dụng cơ chế khoán hợp lý
Ngành vận tải bao gồm nhiều loại hình hoạt động, mỗi loại hình vận tải nói trên đều có những đặc thù, chi phối đến công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ Vì vậy, các nhà quản lý trong ngành vận tải nói chung và trong các
doanh nghiệp vận tải nói riêng cần phải chú ý đến những đặc điểm, đặc thù để vận
dụng vào công tác quản lý có hiệu quả
Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ và phát triển của nền kinh tế thì ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ vận tải hàng hoá nói riêng ngày càng được trú trọng và phát triển, đòi hỏi chất lượng của dịch vụ phải tốt đảm bảo thuận tiện, nhanh gọn và an toàn
1.1.2 Yêu cầu quản lý chỉ phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa
Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá là hoạt động cung ứng dịch vụ phục vụ nhu cầu di chuyển hàng hóa nói chung ( của dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội ) Vì vậy đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải tốt đảm bảo yêu cầu của khách hàng Với hàng hoá mà ngành dịch vụ vận tải phục vụ rất đa dạng, phong phú, đồng thời kết hợp với đòi hỏi về thời gian vận chuyển nên các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá phải linh hoạt trong quá trình phục vụ xong vẫn đạt được mục tiêu hiệu quả - lợi nhuận Muốn vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá nói chung phải thực hiện yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất, giá thành dịch vụ vận tải, đó là: phải hạch toán kịp thời và chính xác các loại chi phí sản xuất kinh doanh và tính đúng, tính đủ giá thành dịch vụ
Trang 3- — Tổ chức kế toán chính xác các loại chỉ phí phát sinh: tổ chức việc ghi
chép, tính toán và phản ánh từng loại chi phí doanh nghiệp đã chi ra được phân loại theo từng địa điểm phát sinh chi phí và từng đối tượng phải chịu chi phí
- Tổ chức công tác tổng hợp và phân loại kế toán chỉ tiết chi phí theo các
hướng khác nhau, tuỳ theo mục đích quản trị của doanh nghiệp
- _ Tổ chức tính đúng, tính đủ các loại giá thành sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp
Việc tổ chức tốt cơng tác hạch tốn chi phí làm cơ sở cho việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm dịch vụ là một việc làm có ý nghĩa lớn, nó giúp cho việc phán ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giá thành, xác định đúng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần quan trọng và thiết thực trong việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp nói chung
1.1.3 Vai trò của hạch toán chỉ phí và tính giá thành dịch vụ vận tải
Với tính chất, đặc điểm của chỉ phí và giá thành dịch vụ vận tải như đã trình bầy ở phần trên thì hạch toán chi phí và tính giá thành dịch vụ có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp ở tầm vi mô mà cả tầm quản lý vĩ mô là nhà nước
- — Đối với doanh nghiệp:
Phải hạch toán đúng, đủ chi phí, tính đúng giá thành nhằm giúp cho doanh nghiệp biết được thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ , xác định được những kết quả của những chi phí bỏ ra Từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí cá biệt của doanh nghiệp, hạ giá thành dịch vụ Đây chính là điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Ngồi ra, thơng qua hạch toán chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ cũng giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải tìm ra được những khâu, bộ phận yếu kém, không hiệu quả để hạn chế và có biện pháp xử lý kịp thời, phát hiện những khả năng tiêm tàng để phát huy nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
- — Đối với nhà nước:
Trang 41.2 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kinh doanh vận tải hàng
hoá
1.2.1 Chỉ phí sản xuất và phân loại chỉ phí sản xuất 1.2.1.1 Bản chất của chỉ phí sản xuất
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản
xuất Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liên với
sự vận động và tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất Nói cách khác quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Đồng thời quá trình sản xuất cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố trên Sự tham gia của các yếu tố đó vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau và hình thành khoản chi phí tương ứng Để tạo ra sản phẩm, lao vụ dịch vụ thì các doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí chủ yếu đó là: Hao phí về lao động vật hoá như: chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ Và hao phí lao động sống cần thiết như:
chí phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, các khoản trích theo
lương Đó chính là chi phí sản xuất kinh doanh
Như vậy, chỉ phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng/ quý/ năm) Thực chất chi phí là sự chuyển dịch vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá
Xét riêng đối với ngành vận tải hàng hoá, do đặc điểm là hoạt động kinh doanh không làm tăng giá trị sử dụng mới cho xã hội mà chỉ đơn thuần là hoạt động di
chuyển hàng hoá từ địa điểm này đến địa điểm khác nên chỉ phí vận tải mang tính
đặc thù và sự tham gia của các yếu tố chi phí vào quá trình kinh doanh cũng khác với các ngành sản xuất vật chất khác Có thể nói rằng, chi phí vận tải là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp vận tai da chi ra cho quá trình hoạt động dich vu vận tải trong một
thời kỳ nhất định
.* Dưới góc độ kế toán tài chính:
Trang 5động của doanh nghiệp Nó được định lượng bằng một lượng tiền chi ra, một mức
giảm sút giá trị tài sản, một khoản nợ dịch vụ, thuế Như vậy, trong lĩnh vực kế toán tài chính chi phí được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn sở hữu của doanh nghiệp và thường phải đảm bảo bởi những chứng cứ nhất định ( chứng từ ) chứng minh là phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh
* Dưới góc độ kế toán quản trị :
Kế toán quản trị đặt trọng tâm giải quyết các vấn đề quản trị ở doanh nghiệp Do vậy, kế toán quản trị thiết kế thơng tin kế tốn nhằm cung cấp cho các nhà quản trị dùng vào việc điều hành, hoạch định và ra các quyết định kinh doanh Vì vậy, kế toán quản trị không chỉ đơn thuần nhận thức theo phương pháp
nhận diện thông tin ra quyết định Chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát
sinh trong một hợp đồng sản xuất kinh doanh, những phí tổn mất đi do chọn lựa phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh Như vậy, trong kế toán quản trị khi xem xét chi phí cần chú ý đến sự lựa chọn so sánh theo mục đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh hơn là trú trọng vào chứng cứ
1.2.1.2 Phản loại chỉ phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nhiệm vụ kiểm soát chi phí và dự toán sự biến động của chi phí đối với nhà quản trị rất quan trọng Nhận diện các cách phân loại chi phí sao cho hữu ích và thích hợp là một phương pháp nghiệp vụ của kế toán quản trị theo quan điểm "Chi phí được phân làm nhiều loại khác nhau nhằm thoả mãn các mục đích khác nhau của nhà quản trị" Như vậy, việc phân loại để nhận diện chi phí là một công cụ quan trọng mà kế toán sử dụng
* Dưới góc độ kế toán tài chính
- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: Căn cứ vào việc tham gia của chỉ phí vào hoạt động kinh doanh, toàn bộ chi phí được chia làm ba loại :
+ Chỉ phí sản xuất kinh doanh: Bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và quản lý hành chính
+ Chi phí hoạt động tài chính: Gồm những chỉ phí liên quan đến hoạt động về vốn và đầu tư tài chính
+ Chi phí khác: Gồm những khoản chi phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại
Trang 6*Phân loại chỉ phí vận tải theo công dụng kinh tế
Theo tiêu chuẩn loại này, chi phí vận tải được sắp xếp theo khoản mục có công dụng kinh tế khác nhau, phục vụ cho việc hoàn thành dịch vụ vận tải Mỗi loại hình vận tải có đặc điểm khác nhau nên chỉ phi vận tải của những loại hình vận tải khác nhau cũng khác nhau
-Đối với vận tải ô tô, các chi phí phân loại theo công dụng gồm các khoản mục sau đây:
1.Tién lương lái xe và phụ xe
2 BHXH, BHYT, KPCĐ của lái xe và phụ xe 3 Nhiên liệu
4 Vật liệu
5 Chi phí săm lốp
6 Chi phí sữa chữa TCSĐ 7 Khấu hao phương tiện 8 Chi phí công cụ, dụng cụ 9 Chi phí dịch vụ mua ngoài 10 Các khoản chi phí khác -Đối với vận tải đường thuỷ, các chỉ phí phân loại theo công dụng kinh tê gồm các khoản mục sau:
1.Tiêền lương lái tàu, phụ lái và nhân viên tổ lái 2 BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân lái tàu 3 Nhiên liệu và động lực
4 Vật liệu
5 Chi phí sữa chữa tàu 6 Chi phí thuê tàu
7 Chi phí dịch vụ mua ngoài 8 Chi phi cong cu, dụng cụ 9 Chi phí khác
Trang 7bao gồm các khoản mục sau: Tiền lương BHXH, BHYT, KPHCĐ Nhiên liệu Động lực Vật liệu Chi phí sửa chữa TSCĐ Khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Co ON Dn F&F G2 NY
Chi phi khac
Phan loai chi phi theo công dụng kinh tế có ý nghĩa lớn trong quản ly chi phí theo trọng điểm Xác định rõ được nguyên nhân tăng, giảm của từng khoản mục chi phí để từ đó có biện pháp hữu hiêu nhằm giảm thấp giá thành dịch vụ vận tải
*- Phân loại theo khoản mục chỉ phí trong giá thành
Căn cứ vào ý nghĩa của chỉ phí trong giá thành sản phẩm và để thuận lợi cho
việc tính giá thành, toàn bộ chi phí được phân theo khoản mục Hiện nay chi phi sản xuất bao gồm các khoản mục sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị của nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp vào quá trình thực hiện các dịch vụ vận tải như chi phí xăng, dầu
Loại chỉ phí này có thể tách biệt, rõ ràng và cụ thể cho từng đối tượng và sẽ hạch toán thẳng cho từng đối tượng chịu chi phí
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiên lương và các khoản trích theo
lương: BHXH, BHYT, KPCĐ cho những người vận hành phương tiện vận tải tạo
ra sản phẩm dịch vụ
+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh ở dưới phân xưởng, bộ phận sản xuất còn lai ngoài CPNVLTT & CPNCTT Như vậy, chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại khác nhau, thường là các khoản chi phí có tính chất
gián tiếp đối với nhiều đối tượng, khó có thể tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng
Trang 8Cách phân loại này dựa vào mục đích, công dụng cua chi phi ma không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào Cách phân loại này, giúp cho nhà quản trị dự toán được các khoản mục chi phí trọng yếu trong CPSX KD dịch vu, cung cấp số liệu cho việc xây dựng định mức giá thành và quản lý giá thành theo khoản mục chỉ phí, từ đó xác định nguyên nhân, đề ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chỉ phí, hạ giá thành dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Phân loại theo cách thức kết chuyển chỉ phí:
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và
chi phí thời kỳ Chi phí sản phẩm là những chỉ phí gắn liền với các sản phẩm được
sản xuất ra hoặc được mua, còn chỉ phí thời kỳ là những chỉ phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh
* Dưới góc độ kế toán quản trị:
Khác với kế toán tài chính, trong kế toán quan tri, chi phi được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo nhu cầu quản lý, nên việc chi phí cũng được phan loại theo nhiều tiêu thức
Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất của hai mặt : Hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất, CPSX là chỉ tiêu được dùng để phản ánh hao phí sản xuất,
còn kết quả sản xuất được thể hiện bằng chỉ tiêu giá thành sản phẩm
- Phân loại CPSX theo phương pháp qui nạp: Theo tiêu thức này chi phí tồn tại dưới hai hình thức
+ Chỉ phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí như CPNVLTT, CPNCTT Loại chi phí này thường chiếm
một tỷ lệ rất lớn trong tổng chỉ phí
+ Chi phí gián tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí khác nhau như chi phí ÑVL phụ, chi phi nhân công phục vụ sản xuất, chi phí quảng cáo Để xác định chỉ phí cho từng đối tượng cần phải
dùng phương pháp phân bổ gián tiếp theo tiêu thức phân bổ thích hợp
Cách phân loại này, có ý nghĩa đối với việc xá định phương pháp tập hợp và phân bổ các nguồn lực đã tiêu dùng ( chi phí ) cho các đối tượng chịu chỉ phí, song chỉ thuần tuý là kỹ thuật hạch toán Đối với chỉ phí liên quan đến nhiều đối
tượng cần tiến hành phân bổ có thể cho phép đạt được mục tiêu xác định giá thành của một loại sản phẩm nhất định, nhưng khó có thể đạt được mục tiêu kiểm
Trang 9* Phân loại chỉ phí vận tải theo theo cách ứng xử của chỉ phí (mối quan hệ với doanh thu vận tải)
Theo tiêu chuẩn phân loại này, chi phí vận tải được phân chia thành ba loại chi phí, đó là chi phí biến đổi , chi phi cố định và chi phí hỗn hợp
- Chỉ phí biến đổi
Chi phí biến đổi là những khoản chỉ phí doanh thu vận tải tăng hay giảm thì số tiền chi phí cũng tăng hay giảm theo nhưng chi phi cho một đồng hoặc 1000
đồng doanh thu (tỷ suất chỉ phí) thì hầu như không thay đổi (thay đổi không đáng
kể)
Trong một doanh nghiệp , biến phí tồn tại khá phổ biến như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng Những chi phí này, khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp gia tăng thì chúng cũng tăng tỷ lệ thuận và ngược lại Chúng ta thấy biến phí không phải thuần nhất một hình thức tồn tại mà còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau
- Biến phí tuyệt đối
Đây là loại biến phí mà sự biến động của chúng thực sự thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chỉ phí nhân công trực tiếp, chỉ phí hoa hồng bán hàng Về mặt toán học biến phí tuyệt đối được thể hiện theo phương trình sau:
Y=a.X
Với: Y là tổng biến phí
a Mức biến phí trên I đơn vị mức độ hoạt động X: Mức độ hoạt động
Với cách ứng xử này, để thực sự kiểm soát được biến phí tuyệt đối, nhà quản trị khơng chỉ kiểm sốt tổng số mà còn kiểm soát tốt biến phí trên 1 mức độ hoạt
động (định mức biến phí) ở mức độ a, khác nhau Hoạch định, xây dựng và hoàn
thiện định mức biến phí tuyệt đối sẽ là tiền dé để tiết kiệm, kiểm soát biến phí và giá thành sản phẩm một cách chặt chế hơn
- Biến phí cấp bậc
Trang 10này cũng thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của doanh nghiệp, nhưng chúng chỉ thay đổi khi quy mô sản xuất, mức độ hoạt động của máy móc thiết bị đạt đến một phạm vi nhất định
- — Chỉ phí cố định (định phí)
Chi phí cố định là những khoản chi phí khi doanh thu vận tải tăng hay giảm
thì số tiền chi phí không thay đổi hoặc tăng giảm không đáng kể, nhưng số tiền
chi phí tính cho một đồng (hay 1000đ) doanh thu (tỷ suất chi phí) thì thay đổi theo chiều ngược lại (giảm hoặc tăng )
Như vậy dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì định phí vẫn tồn tại Có hai loại định phí :
Định phí bắt buộc: là những định phí có tính chất cơ cấu, liên quan đến cấu
chúc tổ chức của một doanh nghiệp mà rất khó thay đổi Nếu muốn thay đổi loại
định phí này phải cần một khoảng thời gian tương đối dài Định phí bắt buộc có hai đặc điểm cơ bản là chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không thể cắt giảm đến bằng không trong một thời gian
ngắn
Do những đặc điểm trên, việc dự báo và kiểm soát định phí bắt buộc phải bắt đầu từ lúc xây dựng, triển khai dự án, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý doanh
nghiệp
Định phí không bắt buộc: là các định phí có thể được thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Điểm khác biệt giữa định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc là :
Định phí không bắt buộc liên quan đến kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng
đến dòng chi phí của doanh nghiệp hàng năm Ngược lại, định phí bắt buộc thường gắn liền với kế hoạch dài hạn và chịu sự ràng buộc nhiều năm
Trong trường hợp cần thiết, có thể cắt bỏ định phí không bắt buộc nhưng vấn đề này không thể tiến hành với định phí bắt buộc
Ngoài những điểm khác biệt với định phí bắt buộc, giữa định phí không bắt buộc với biến phí cấp bậc thường tồn tại những hình thức pha trộn cần phải nhận thức rõ hành vi ứng xử của chúng
Thứ nhất: Biến phí cấp bậc có thể điều chỉnh thay đổi rất nhanh khi các điiêù kiện thay đổi Trong khi đó, định phí không bắt buộc đã xác định và khó thay đổi
hơn mặc dù bản chất của nó có thể điều chỉnh theo hành vi quản trị
Trang 11Có thể tóm tắt mối tương quan của chỉ phí vận tải với doanh thu vận tải bằng sơ đồ sau đây:
Loại chỉ phí | D thu vận tải | Số tiền chỉ phí Tỷ suất chỉ phí
C.P biến đổi | Tăng (giảm) Tăng (giảm) Không đổi
C.P cố định Tăng (giảm) Không đổi Giảm (tăng)
* Chỉ phí hôn hợp
Chi phí hỗn hợp là những mục chỉ phí bao gồm các yếu tố biến phí và định phí pha trộn lẫn nhau ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp thể hiện
đặc điểm của định phí, ở một mức độ hoạt động khác chúng thể hiện đặc điểm của biến phí Chi phí hỗn hợp tồn tại rất nhiều trong thực tế của doanh nghiệp như
chi phí thuê bao điện thoại, chi phí thuê phương tiện vận tải hàng hoá
Qua đặc điểm của chi phí hỗn hợp trên, có thể biểu hiện chi phí hỗn hợp
dưới dạng phương trình sau: Y=aX+b
Dong chi phí hỗn hợp tồn tại theo 2 vùng phù hợp: Vùng định phí và vùng biến phí Như vậy, đối với nhà quản trị phải nhận định và lựa chọn thích hợp những vùng chi phí trong việc xây dựng ngân sách chi phí doanh nghiệp Để quản lý tốt chi phí hỗn hợp, chúng ta phải cân nhắc, khảo sát chi tiết tỷ mỷ tính hữu dụng của chi phí hỗn hợp trong tương lai để tránh lãng phí, khi tiến hành phải tăng cường công suất hoạt động để đơn giá bình quân của chúng thấp hơn, đồng thời phải thiết lập được mức biến phí trong thành phần hỗn hợp chỉ phí
Đây là cách phân loại đặc biệt chú ý trong việc phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp hoạch định, kiểm tra và ra quyết định Cách phân loại này quan tâm đến cách ứng xử chi phí dựa vào đó để nghiên cứu mối quan hệ chi phi — khối lượng — lợi nhuận, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc ra quyết định ngắn hạn nhằm tối đa hoá lợi nhuận Việc phân biệt định phí, biến phí giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí và biến phí đơn vị
Trang 12Nha quan trị doanh nghiệp cần phải xác định một kết cấu chỉ phí, định phí, biến phí phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
-_ Phân loại chi phí được sử dụng trong việc lựa chọn phương án gồm:
Chi phí cơ hội là chi phí lớn nhất mà doanh nghiệp phải từ bỏ khi trọn phương án hành động này thay vì phương án hành động khác Ngoài các chi phí sản xuất đã tập hợp được, phản ánh trên hệ thống sổ kế toán Trước khi chọn phương án nhà quản trị còn phải xem xét cơ hội do những yếu tố kinh doanh đó có thể sử dụng theo cách khác nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho họ
+ Chi phí chênh lệch: là những chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần của phương án khác Chi phí chênh lệch là một căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh
- Chi phí chìm: là loại chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu bất kể đã lựa chọn phương án nào hay hành động nào Do đó chi phí chìm có ở mọi phương án nên không có tính chênh lệch và không phải xét đến khi so sánh lựa chọn phương án
Ngoài ra, chi phí sản xuất có thể được phân thành các loại sau: *, Phân loại chỉ phí để kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được:
Chi phí kiểm soát được là những chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó, nhà quản trị xác định được chính xác sự phát sinh của nó, đồng thời nhà quản trị cũng có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh của nó Ví dụ: Chi phí hội họp, chi phí tiếp khách Ngược lại, chi phí khơng kiểm sốt được là những chi phí mà nhà
quản trị không thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó hay không có thẩm
quyền ra quyết định về loại chi phí đó, ví dụ: như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp đối với trưởng phòng Marketing Sự nhận thức đâu là
dong chi phi kiểm soát được và đâu là dòng chi phí không kiểm soát được tuỳ
thuộc vào hai nhân tố cơ bản:
+ Đặc điểm phát sinh của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Sự phân cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 13Nhận thức và so sánh chi phí là tiền đề để đề ra các quyết định của nhà quản trị Điều này đòi hỏi nhà quản trị, những nhà kế toán phải giải quyết tốt về bản
chất chỉ phí, quan điểm chi phí theo từng lĩnh vực khác nhau Qua phần trên, chúng ta có thể hình dung chi phí là những hao phí có mục đích gắn liên với sản xuất kinh doanh Với sự nhận dạng chi phí theo nội dung kinh tế, theo công dụng
kinh tế giúp nhà quản trị thấy được đặc điểm chuyển hoá chi phí từ tính chất ban
đầu sang công dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, với phương pháp nhận dạng chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết qủa giúp nhà quản trị nhận thức được chi phí tương xứng trong từng thời kỳ Đồng thời với những phương pháp nhận dạng chỉ phí trên, các phương pháp nhận dạng chi phí theo khả năng kiểm soát, chi phí chìm, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội sẽ giúp cho nhà quản trị nhận thức bao quát chi phí trong môi trường kinh doanh
1.2.2 Gía thành sản phẩm và phân loại giá thành dịch vụ vận tải hàng hoá 1.2.2.1.Giá thành sản phẩm:
Bản chất của giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về
lao động sống và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm hoàn thành nhất định, vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận
Giá thành dịch vụ vận tải là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản
phẩm dịch vụ vận tải đã hoàn thành
Giá thành vận tải là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp vận tải Thông qua chỉ tiêu giá thành có thể xác định được hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân tài, vật lực trong doanh nghiệp cũng như đánh giá, một cách có cơ sở các biện pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoàn thành các dịch vụ cho khách hàng Giá thành vận tải là giới hạn bù đắp chi phí vận tải, là căn cứ để xác định khả năng bù đắp chi phí trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải Giá thành vận
tải còn là căn cứ để lập giá kinh doanh vận tải, là xuất phát điểm để xác định giá
Trang 14Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch toán giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả dịch vụ, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau có nhiều cách phân loại giá thành khác nhau:
* Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành
- Giá thành định nưứíc: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất
tính theo dự toán ( định mức) để hình thành khối lượng sản phẩm hay dịch vụ
hoàn thành Như vậy, giá thành định mức được xác định theo định mức kinh tế, định mức kỹ thuật và khung giá quy định áp dụng theo từng vùng lãnh thổ của Nhà nước Khi các định mức kinh tế kỹ thuật thay đổi thì giá thành định mức cũng thay đổi theo nhằm phù hợp với các định mức thực tế
Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định dựa trên những điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể và được tính toán trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay thì việc lập kế hoạch giá thành là một trong những mục tiêu quan trọng của hệ
thống chỉ tiêu tác nghiệp, giúp doanh nghiệp có biện pháp cụ thể để phấn đấu hạ giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ
- Giá thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí thực tế phát sinh để hoàn thành khối lượng sản phẩm hay dịch vụ Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế toán, sau khi dịch vụ vận tải hoàn thành Bao gồm:
+ Giá thành sản xuất dịch vụ: Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình thực hiện dịch vụ gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
+ Giá thành toàn bộ dịch vụ vận tải hoàn thành bao gồm giá thành sản xuất dịch vụ và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho dịch vụ vận tải hoàn thành 1.2.3 Quan hệ giữa chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ vận tải hàng hoá
Giá thành sản phẩm và CPSX là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan
hệ mật thiết Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, CPSX biểu hiện sự hao phí để sản xuất sản phẩm, còn giá thành sản phẩm biểu hiện kết quả của
quá trình sản xuất
Trang 15không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa Còn khi nói đến giá thành sản phẩm là nói là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định Đứng trên giác độ quá trình hoạt động để xem xét, thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục,
còn việc tính giá thành sản phẩm là một điểm cắt có tính chu kỳ để so sánh chi
phí với đại lượng kết quả, nên tại thời điểm tính giá thành có thể có khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó, gọi là chi phi san
xuất đở dang cuối kỳ Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một lượng sản phẩm
sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang kỳ này để tiếp tục sản xuất chứa đựng một lượng chỉ phí sản xuất cho nó, gọi là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Nhu vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chỉ phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần chi phí phát sinh trong kỳ Hơn nữa, giá thành sản phẩm mang tính chủ quan, phụ thuộc vào những phương pháp tính toán phân
bổ như việc ghi nhận trước vào giá thành sản phẩm những khoản được coi là chi
phí nhưng thực tế chưa phát sinh hoặc những chi phí thực tế đã chi ra nhưng được
phân bổ cho nhiều kỳ, nhằm đảm bảo một sự ổn định tương đối cho giá thành sản phẩm qua các thời kỳ
Trong ngành kinh doanh dịch vụ vận tải, các khoản chỉ phí trích trước và chỉ phí chờ phân bổ phát sinh rất lớn do tính đặc thù của ngành là giá trị phương tiện vận tải như chỉ phí săm lốp phục vụ hoạt động thực hiện dịch vụ có giá trị rất lớn, cần phải có kế hoạch trích trước vào chi phí kinh doanh để tránh biến động lớn về chi phí và giá thành dịch vụ Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa chỉ phí sản xuất và giá thành dịch vụ hoàn thành
Chỉ phí kỳ trước chuyển sang Chi phí kỳ này
Giá thành dịch vụ vận tải kỳ này Chỉ phí chuyển sang kỳ sau
1.2.4 Đối tượng và phương pháp kế toán chỉ phí và giá thành dịch vụ vận tải hàng hoá
1.2.4.1 Đối tượng tập hợp và phương pháp hạch toán chỉ phí dịch vụ vận tải * Đối tượng tập hợp chỉ phí vận tải
Trang 16hợp những chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng chịu chỉ phí và phân tích các chi phi d6 theo yêu cầu cụ thể của nội dung chi phí thuộc giá thành Giai đoạn sau là giai đoạn tính giá thành dịch vụ theo từng đối tượng tính giá thành trên cơ sở số liệu đã tập hợp được của giai đoạn trước Vì vậy, việc tập hợp chỉ phí vận tải chính
xác ở giai đoạn trước là tiền đề để tính giá thành chính xác Muốn xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí cần phải nắm vững đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của doanh nghiệp, từ đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu tổ chức hạch toán ban đầu, tổng hợp và phân bổ chi phí đúng đắn cũng như
việc sử dụng các tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp trong quá trình tập hợp chi phí theo những chuẩn mực, nguyên tắc chung của kế toán
Có thể nói đối tượng tập hợp chi phí vận tải là phạm vi, giới hạn mà các chỉ phí vận tải cần được tập hợp Như vậy, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí vận tải chính là phạm vi giới hạn tập hợp đối với các khoản chi phí vận tải tương ứng của từng loại hình vận tải, từng doanh nghiệp vận tải Cụ thể:
Đối với vận tải đường bộ có thể tập hợp chi phí vận tải theo từng đoàn xe, đội xe Để phục vụ quản trị chi phí, đối tượng hạch toán phải được chỉ tiết theo từng loại xe, đội xe và từng loại chi phí ( định phí, biến phí)
Đối với vận tải đường thuỷ có thể tập hợp chi phí vận tải theo từng đoàn tầu
hay từng con tầu cụ thể
Đối với vận tải đường sắt do quy trình công nghệ phức tạp, một khối lượng vận tải hoàn thành có liên quan đến nhiều bộ phận nghiệp vụ, kỹ thuật như bộ phận vận chuyển, bộ phận đầu máy, toa xe, bộ phận cầu đường, bộ phận thông tin tín hiệu Vì vậy, chi phí vận tải đường sắt cần phải tập hợp riêng theo từng bộ phận và theo khoản mục chỉ phí cuả ngành đường sắt quy định
Đối với vận tải hàng không cũng mang tính chất đặc thù riêng, để hoàn thành khối lượng công việc vận tải cũng liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau nên chỉ phí vận tải hàng không cũng có thể tập hợp theo các bộ phận riêng biệt
đó
* Phương pháp tập hợp chỉ phí vận tải
Tập hợp chi phí vận tải là phương pháp hay hệ thống các phương pháp dùng để tập hợp chi phí vận tải phát sinh trong phạm vi, giới hạn của đối tượng tập hợp chi phí đã được lựa chọn Nội dung chủ yếu của phương pháp tập hợp chi
phí vận tải là căn cứ vào đối tượng tập hợp chỉ phí đã xác định để mở các sổ hoặc
Trang 17*Phương pháp tập hợp chỉ phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp là những khoản chỉ phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí và có thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng Vì vậy, hàng ngày khi các khoản chi phí trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng nào kế toán phải căn cứ vào những chứng minh cụ thể từng tài khoản chi phí hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó trên các tài khoản kế toán hoặc sổ kế toán chỉ tiết
* Phương pháp tập hợp và phân bổ chỉ phí sản xuất chung
Chỉ phí sản xuất chung là những chỉ phí liên quan đến nhiều đối tượng, cần
phải tổng hợp để phân bổ cho các đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý Ở đây cần
phải hiểu rằng chi phí sản xuất chung không đơn thuần là chi phí quản lý, phục vụ mà đó là những chi phí cấu thành nên giá thành dịch vụ
Theo phương pháp này, hàng ngày khi kế toán nhận được các chứng từ về các khoản chỉ phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, phải tập hợp
số liệu vào sổ kế toán chi phí chung, cuối tháng phân bổ cho các đối tượng chịu chi phi theo tiêu chuẩn thích hợp
Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí chung như sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng
_ Căn cứ vào các chứng từ phát sinh chi phí, kế toán ghi vào sổ cho tiết chỉ phí chung
_ Cuối tháng, tổng hợp số liệu từ sổ chỉ tiết chi phí chung theo tổng số và
có phân tích theo từng nội dung chi phí
Bước 2: Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và phân bổ theo từng nội dung chỉ
phí
-Trên cơ sở dựa vào đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ, tổ chức quản lý và tính chất của từng sản phẩm để lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ Tiêu chuẩn phân bổ hợp lý đối với dịch vụ vận tải thường là tổng chi phí trực tiếp
(gồm chỉ phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) hoặc phân bổ theo tiêu
chuẩn doanh thu vận tải
_ Tính toán phân bổ chi phí chung theo công thức tính sau:
Chỉ phí chung Tổng chỉ phí cần phân bổ Tiêu chuẩn phân
Trang 18từng đối tượng Tổng tiêu chuẩn phân bổ
Về mặt lý thuyết người ta có thể lựa chọn mỗi nội dung chi phí một tiêu chuẩn phân bổ khác nhau, vì mỗi nội dung chi phí có tính chất, tác dụng không giống
nhau nên không lựa chọn một tiêu chuẩn phân bổ
1.2.4.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải * Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí vận tải đều nhằm kiểm
tra, kiểm soát và quản lý tốt chi phí giá thành Song cần phân biệt rõ danh giới giữa chúng Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu lý luận kế toán
chi phí và giá thành sẩn phẩm
Việc xác định đối tượng tính gía thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản
lý và yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp Trong ngành vận tải hiện nay, đối tượng tính giá thành vận tải hàng hoá thường là tấn ( hoặc tấn/km vận
chuyển)
* Phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải
Phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải là phương pháp sử dụng số liệu
chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ, để tính toán tổng giá thành và giá thành
đơn vị theo từng khoản mục chỉ phí đã quy định cho các đối tượng tính giá thành
Tuỳ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản
phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chỉ phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trong kinh doanh vận tải thường áp dụng các phương pháp sau đây
-_ Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Phương pháp này còn gọi là phương pháp tính trực tiếp, được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải như vận tải ô tô, vận tải thuỷ, vận tải hang không Cuối cùng, trên cơ sở số liệu về chi phí vận tải đã tập hợp được trong kỳ và trị giá nhiên liệu còn ở đầu kỳ và cuối cùng để tính giá thành theo công thức:
Chỉ phí nhiên liệu Chỉ phí vận tải Chỉ phí nhiên liệu Giá thành = cònởphươngtiện + phát sinh trong +_ còn ởphương tiện
sản phẩm đầu kỳ kỳ cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành
Trang 19BANG TINH GIA THANH VAN TAI HANG HOA (HANH KHACH) THANG NĂM
Trị giá - |Trị giá vs „|CP vận Lo » Gia NL con 6| _,| NL con 6 | Tong `
Khoả h tải phat h ms thanh
joan mục ươn ươn lá
: pawons tién dau | sinh Piven |tiện cuối | thành |e | don
` trong kỳ ` vị
kỳ kỳ
1 Chỉ phí nhiên liệu trực tiếp
2 Chi phí nhân công trực tiếp 3 Chỉ phí sản xuất chung + Chi phí săm lốp + Chi phí khấu hao + Chi phí sửa chữa
+ Chi phi dich vu mua ngoài + Chỉ phí khác Cộng
Con trong trường hợp nhiên liệu tiêu hao khoán cho lái xe, cuối kỳ không xác định trị giá nhiên liệu còn ở phương tiện, giá thành sản hẩm là toàn bộ chỉ phí vận tải tập hợp được trong kỳ
- Phương pháp tính giá thành định mức
Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp có chế độ quản lý theo định mức đã được kiện toàn và có nền nếp, trình độ tổ chức và nghệp vụ chuyển mơn kế tốn tương đối cao, đặc biệt là chế độ hạch toán ban đầu
Nội dung của phương pháp này như sau:
- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành của hoạt động vận tải
- Tổ chức hạch toán một cách riêng biệt số chi phí thực tế phù hợp với định mức và số chênh lệch thoát ly định mức
- Khi có sự thay đổi định mức phải kịp thời tính toán lại giá thành định mức và chi phí chênh lệch do thoát ly định mức
Trang 20tế của hoạt = mức của hoạt + dothayđổi + động vận tải động vận tải định mức thoát ly định mức BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH VẬN TẢI Tháng năm Tổng giá thành Khoản mục Định | Thay đổi mức định mức Chênh lệch định mức Thực tế Giá thành đơn vị 1 Chi phí Ñ L trực tiếp 2 Chỉ phí NC trực tiếp 3 Chi phí sản xuất chung Cộng
- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp vận tải hành khách và vận tải hàng hóa trong trường hợp vận chuyển hành khách du lịch và vận tải chọn lô hàng theo hợp đồng của khách hàng Đối tượng tính giá thành là dịch vụ vận tải theo từng hợp đồng đặt hàng hoặc hàng loạt hợp đồng vận chuyển, còn kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ cung cấp dịch vụ Khi nào dịch vụ vận tải được hồn thành kế tốn tiến hành tính giá thành cho từng hợp đồng Khi có khách hàng hợp đồng đặt hàng, kế toán phải trên cơ sở hợp đồng để mở bảng tính giá thành cho hợp
đồng đó Cuối tháng hoặc kết thúc hợp đồng kế toán tính toán, tập hợp chi phí và
tính giá thành căn cứ vào số liệu đã tập hợp từ các đội vận tải
Với mỗi phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải như vậy, kế toán đều cần thiết phải lập Bảng tính giá thành vận tải (có mở chi tiết theo từng hoạt động)
BANG TINH GIA THANH THEO DON DAT HANG
Trang 21Than / CP.NL | CP NC Doi xe/ tau CP SXC | Cộng 5 trực tiếp | trực tiếp Đội xe (xe I)/ tầu Đội xe ( xe II/ tầu Tổng giá thành Giá thành Dvi 1.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán chỉ phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hàng hoá 1.3.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng theo mẫu do Bộ tài chính quy định, bao gồm:
* Về lao động - tiền lương:
- Bang cham công: chứng từ bắt buộc, mẫu số 01-LĐTL
- Bang thanh toán tiền lương: chứng từ bắt buộc, mẫu số 02-LĐTL - Biên bản điều tra tai nạn lao động: chứng từ hướng dẫn theo mẫu số 09-LĐTL * Vé hang ton kho:
- Phiếu nhập kho: chứng từ bắt buộc, mẫu số 01-VT - Phiếu xuất kho: chứng từ bắt buộc, mẫu số 02-VT
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyền nội bộ: chứng từ bắt buộc, mẫu số 03-VT - Thẻ kho: chứng từ bắt buộc, mẫu số 06-VT
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá: chứng từ bắt buộc, mẫu số 08-VT * Về tiền tệ:
- Phiếu thu: chứng từ bắt buộc, mẫu số 01-TT
- Phiếu chỉ: chứng từ bắt buộc, mẫu số 02-TT
- Giấy đề nghị tạm ứng: chứng từ hướng dẫn theo mẫu số 03-TT
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng: chứng từ bắt buộc, mẫu số 04-TT
- Bảng kiểm kê quỹ: chứng từ bắt buộc, mẫu số 07a-TT (tiền VN)
Ngoài ra, đối với ngành vận tải còn có chứng từ đặc thù như: vé cầu phà
1.3.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Trang 22kế toán hiện hành sẽ sử dụng các tài khoản:
* Tập hợp chỉ phí nhiên liệu, kế toán sử dung TK621-“Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp” Nội dung và kết cấu của tài khoản như sau:
Bên Nợ: Ghi trị giá thực tế của nhiên liệu đưa vào sử dụng trực tiếp cho từng phương tiện vận tải
Bên Có: Kết chuyển trị giá nhiên liệu tính vào chỉ phí dịch vụ vận tải TK621 cuối kỳ không có số dư
Doanh nghiệp có thể mở chỉ tiết để ghi chép nhiên liệu trực tiếp cho từng
hoạt động vận tải (vận tải hàng hoá và vận tải hành khách.)
* Tập hợp chỉ phí nhân cơng trực tiếp, kế tốn sử dụng TK622- “Chỉ phí nhân
Ấn”?
công trực tiếp” Nội dung và kết cấu của tài khoản như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp điều khiển phương tiện lái xe, lái tàu, phụ xe, phụ tàu hoặc tổ lái nói chung
Bên Có: Kết chuyển và phân bổ chi phí nhân côn trực tiếp cho từng đối
tượng chịu chi phí
TK622 không có số dư cuối kỳ Việc tính toán và phân bổ chi phí nhân công trực
tiếp (tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ) được thể hiện ở trên Bảng phân bổ tiền
lương
* Tập hợp chỉ phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627- Chỉ phí sản xuất chung” Nội dung và kết cấu của tài khoản như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ phục vụ cho dịch vụ vận tải như chi phí vật liệu, dầu nhờn, dầu mỡ, chi phí săm lốp, chi phí khấu hao phương tiện, chi phí sửa chữa phương tiện và một só chi phí khác
Bên Có: Kết chuyển (hay phân bổ ) chi phí sản xuất chung TK 627 có thể chỉ tiết cho từng đối tượng hoạt động cụ thể
TK627 được chi tiết cho từng đội xe, đầu xe TK6271: Chi phí nhân viên quản lý
TK 627(2): Chi phí vật liệu, công cụ TK 627 4: Chi phí khấu hao TSCD TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí khác bằng tiền
Trang 23-Tài khoản dùng để tổng hợp chỉ phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp
sử dụng phương pháp kê khai thường xuyén 14 TK154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Nội dung và kết cấu của tài khoản như sau:
Bên Ng: -Giá trị nhiên liệu còn ở đầu kỳ
- Tập hợp cho phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.)
Bên Có: - Các khoản làm giảm chi phí
- Tổng giá thành của dịch vụ vận tải đã hoàn thành trong kỳ
TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chỉ phí vận tải đầu xe, đội xe
Do đặc thù riêng của ngành vận tải nên không có sản phẩm dở dang đầu kỳ
và cuối kỳ Nên không có bước kiểm kê đánh giá sản phẩm dịch vụ dở dang và
không phát sinh chi phí bán hàng
Ngoài các tài khoản trên, kế toán chi phí vào giá thành dịch vụ vận tải còn sử dụng một số tài khoản như: -_ TK 335- “Chi phí trả trước” -_ TK 142- “Chi phí trích trước” - TK 111, 112, 331 - TK 334, 338 - TK 214- “Hao mon TSCD”
1.3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí vận tải trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên
* Kế toán tập hợp chỉ phí nhiên liệu
Trong giá thành dịch vụ vận tải, nhiên liệu là khoản chỉ phí trực tiếp có tỷ trọng cao nhất, không có nhiên liệu phương tiện vận tải không hoạt động được Doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế để định mức nhiên liệu tiêu hao cho từng loại phương tiện, trên từng tuyến đường hoạt động Chi phí nhiên liệu cấu thành nên giá thành dịch vụ vận tải được xác định theo công thức:
Trang 24tiéu hao dau ky dung trong ky cuối kỳ - Khi xuất nhiên liệu sử dụng cho phương tiện vận tải, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 621 - “Chi phí NL trực tiếp” (Chi tiết theo từng hoạt động)
Có TK 152 — “Nguyên vật liệu” (Chỉ tiết nhiên liệu)
Chi phí nhiên liệu thường được hạch toán cho đầu xe, đầu tầu nhằm kiểm tra giám sát tình hình thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng xe, từng tầu Ngoài ra nhiều doanh nghiệp còn khoán chỉ phí nhiên liệu cho lái xe, lái tầu hoặc giao tiền mặt cho lái xe, lái tầu để mua nhiên liệu trên đường đi Ngay từ đầu tháng kế toán có thể ứng trước cho lái xe một số tiền nhất đỉnh để mua nhiên liệu và một số chi phí khác phát sinh trên đường kế toán căn cứ vào phiếu chi tạm ứng ghi:
Nợ TK 141- “Tạm ứng”
Có TK 111 —- “Tiền mặt”
Sau khi hoàn thành chuyến vận tải hoặc cuối tháng, lái xe sẽ trực tiếp thanh toán với phòng kế toán Lái xe có thể lập bảng kê thanh toán tạm ứng (kèm theo các chứng từ mua nhiên liệu), kế toán căn cứ vào số thực chi, đối chiếu với định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng xe ghi:
Nợ TK 621 —“CP NVL trực tiếp” (chi tiết cho từng hoạt động) Có TK 141 - “Tạm ứng”
- Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển chỉ phí nhiên liệu trực tiếp theo từng hoạt động vận tải, kế toán ghi:
Trang 25Sơ đồ hạch toán chỉ phí nhiên liệu trực tiếp
TK 152 TK 621 TK 154
XXX
xuất nhiên liệu dùng
cho phương tiện
TK 111
XXX Mua nhiên liệu ding ngay Kết chuyển để tính Z cho phương tiện
(giá chưa htuế GTGT) TK 133 XXX Thué GTGT dau vao được khấu trừ
Trường hợp doanh nghiệp khoán nhiên liệu cho lái xe, kế tốn khơng cần thiết phải quan tâm đến trị giá nhiên liệu còn ở phương tiện mà chỉ ghi đúng theo trị giá nhiên liệu tiêu hao theo định mức
* Kế toán tập hợp chỉ phí nhân công trực tiếp
Trong dịch vụ vận tải, chỉ phí NCTT bao gồm tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của lái xe, lái tầu và phụ xe, phụ tầu hoặc tổ lái nói chung Không được tính vào CPNCTT các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của các nhân viên ở bến xe, đội sửa chữa
Chi phí NCTT thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan (đầu xe, đội xe, hoạt động vận tải ) trường hợp cá biệt thường liên quan đến nhiều đối tượng thì cần phải tính phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý Trình tự hạch toán chi phí NCTT được phản ánh trên sơ đồ sau: TK 334 TK 622 TK 154 XX
Tiên lương phải trả
cho CNTT Kết chuyển (phân bổ) TK 338 Chi phí NCTT để tính giá thành
XX
Trang 26* Kế toán tap hop chỉ phí sản xuất chung - Tập hợp chỉ phí săm lốp:
Chi phi sim lốp là khoản chi phí mang tính đặc thù của ngành vận tải ô tô Trong quá trình sử dụng phương tiện, săm lốp bị hao mòn dần, do đó đến một lúc nào đó, săm lốp cần phải được thay thế để đảm bảo cho phương tiện hoạt động được bình thường Để giá thành dịch vụ vận tải hàng tháng không bị biến động đột ngột do ảnh hưởng của việc tính toán chi phi sam lốp vào chi phí vận tải, các doanh nghiệp vận tải phải trích trước chi phí săm lốp vào chi phí vận tải hàng tháng Theo quy định hiện nay của nghành vận tải ô tô, chỉ phí săm lốp được trích vào chi phi theo 1 trong 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp l: Căn cứ vào tổng số tiền ước tính của các bộ săm lốp và thời gian sử của chúng để tính ra chi phí cho một tháng hoặc một kỳ tính giá thành theo công thức:
Số trích trước Tổng số tiên ước tính bộ săm lốp
Chỉ phí săm lốp Số tháng sử dụng
+ Phương pháp 2: Căn cứ vào định mức chi phí săm lốp cho Ikm (100km, 1000km) xe chạy trên tuyến đường tiêu chuẩn loại 1 và số km xe chạy thực tế ứng với hệ số quy đổi từ đường loại 1 để áp dụng cho xe chạy trên các loại đường khác nhau công thức xác định:
Sốtiểntích = Địnhmứcchiphí x Sốkmthựctế x Hệ số tính trước săm lốp săm lốp cho 100 km xe chạy trong đổi từ đường
một tháng xe chạy trên đường tháng loại I
Trong đó mức chi phí săm lốp cho 100km xe chạy trên đường loại I được
xác định bằng công thức:
DM = (NgS,-Gd) x S _ S,x(Ng.S, - Gd,)
DM, km k
Trong đó: ĐM:định mức chi phí săm lốp cho 100km xe chạy trên đường loai 1 NgSn: Nguyên giá của l bộ săm lốp
Trang 27DM,,,,: SO km xe chạy định mức cho một bộ săm lốp trên đường loại l
Ng.S,: Nguyên giá bộ săm lốp đầu tiên Gd,: Gid trị đào thải của bộ săm lốp đầu tiên S,: Số bộ săm lốp đầu tiên
K: Định ngạch kỹ thuật đời xe Trình tự hạch toán:
- Căn cứ vào số liệu đã tính toán trích trước vào chi phí vận tải, kế toán ghi: No TK 627 — “Chi phi SXC ” (chỉ tiết cho từng loại hoạt động)
Có TK 335 — “Chi phí phải trả”
- Cuối kỳ tiến hành đối chiếu giữa số trích trước và số tiền thực tế phát sinh
+ Nếu khoản chỉ phí trích trước lớn hơn chỉ phí thực tế phát sinh, khoản chênh lệch được ghi giảm chỉ phí:
Nợ TK 335 — “Chi phí phải trả”
Có TK 627 — “Chi phí SCX” (chi tiết cho từng hoạt động)
+ Ngược lại, chi phí trích trước nhỏ hơn chỉ phí thực tế phát sinh, khoản
chênh lệch được trích bổ sung:
Nợ TK 627 - “Chi phí SXC”
Có TK 142 —“ Chi phí trả trước”
- Sau đó kết chuyển chi phí sang TK 154 — “Chi phi sản xuất kinh doanh đở dang” No TK 154 — “Chi phí SXKDDD”(chi tiết cho từng hoạt động)
C6 TK 627 — “Chi phí SXC”(chi tiết cho từng hoạt động)
Nếu xác định chi phí sam lốp cho từng đối tượng hoạt động, đối tượng chịu chi phi, kế tốn khơng nhất thiết phải sử dụng TK 627 — “Chi phí sản xuất chung” mà ghi ngay vào TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” - chỉ tiết theo từng đối tượng
- Tap hợp chỉ phí vật liệu:
Chi phí vật liệu trong vận tải ô tô, tầu biển bao gồm dầu nhờn, mỡ, xà phòng, giẻ lau và các phương tiện khác dùng để bảo quản xe, tầu nên không thể hạch toán được trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí Vì vậy, phải tập hợp ở TK 627 “Chi phí sản xuất chung” (TK 6272) Chi phí vật liệu, cuối kỳ tổng hợp
Trang 28Phương pháp kế toán chi phí vật liệu như sau:
- Khi xuất vật liệu sử dụng chung cho các phương tiện thuộc các hoạt động khác nhau, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho ghi:
No TK 627 — “Chi phi SXC”
Có TK 152 - “Nguyên liệu và vật liệu”
- Trường hợp mua vật liệu đưa ngay vào sử dụng kế toán ghi: Nợ TK 627 — “Chi phi SXC” Có TK 111 - “Tiền mặt” C6 TK 141 — “Tam ứng” - Cuéi ky, tong hop va phan bé cho timg loai hoat dong van tai theo tiêu chuẩn phần bổ hợp lý, kế toán ghi: Nợ TK 154 - “Chi phi SXKDDD” (chi tiét cho từng hoạt động) Có TK 627 — “Chi phí SXC”
- Tập hợp chỉ phí khấu hao phương tiện:
Để phản ánh tình hình tính toán và phẩn bổ khấu hao vào chi phí vận tải,
cho từng xe và tổng hợp theo từng đội xe, tầu ( đoàn tầu) kế toán sử dụng TK 627 — “Chi phí sản xuất chung” (TK 6274 - Chi phí khấu hao) Tài khoản này mở chi tiết để phản ánh riêng chi phí khấu hao phương tiện của từng hoạt động vận tải Đối với vận tải ô tô do đã tính được trực tiếp nên cuối tháng chi phí khấu hao phương tiện không cần phân bổ mà kết chuyển sang TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành dịch vụ vận tải theo từng hoạt động Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải tính theo phương pháp khấu hao phương tiện theo thời hạn sử dụng, tức là căn cứ vào nguyên giá, phương tiện và tỷ lệ hao mòn mà Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải đã quy định cho từng loại phương tiện Phương pháp khấu hao được thực hiện là phương pháp tuyến tính
Theo quy định hiện hành của ngành vận tải, tỷ lệ tính khấu hao phương tiện ô tô được tính như sau:
- Xe vận tải hàng hoá có trọng tải dưới 2 tấn và xe chở khách dưới 25 chỗ ngồi thì tỷ lệ khấu hao là 9% (năm)
Trang 29phương tiện đầu tư bằng nguồn vốn vay
Và với mỗi loại phương tiện hoạt động trên tuyến đường có mỗi hệ số tính
khấu hao khác nhau, cụ thể như sau:
+ Các phương tiện hoạt động trên tuyến đường tốt thì có hệ số thấp nhất + Các phương tiện hoạt động trên tuyến đường trung bình có hệ số trung bình
+ Các phương tiện hoạt động trên tuyến đường xấu có hệ số cao nhất Hàng tháng căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của phương tiện để tính ra khấu hao phương tiện Để đơn giản hơn cho việc tính tốn ta áp dụng cơng thức khấu hao như sau:
Khấu hao Khấu hao Khấu hao Khấu hao
phươngtiện = phương tiện + phương tiện - phuong tién trich thang nay trích tháng trước tăng tháng này giảm tháng này
Để phản ánh tình hình khấu hao phương tiện, kế toán ghi sổ như sau:
- Căn cứ vào kết quả tính khấu hao và phân bổ khấu hao phương tiện cho các hoạt động vận tải, kế toán ghi:
Nợ TK 627 - “Chi phí SXC” (6274)
Có TK 214 - “Hao mòn TSCĐ” (2141)
- Cuối kỳ, kết chuyển khấu hao phương tiện theo hoạt động vận tải, kế toán ghi: Nợ TK 154 - “Chi phí SXKDDD”.(chi tiết cho từng hoạt động)
Có TK 627 — “Chi phí SXC”(chi tiết cho từng hoạt động)
Để tính toán phẩn bổ khấu hao ta lập bảng phân bổ khấu hao: BANG TINH VA PHAN BO KHAU HAO
Tháng năm
Tỷ lệ| Chia ra Vận tải hàng Vận tải hành
Chỉ tiêu khấu | Toàn DN hoá khách
Trang 30nay II Số KH giảm tháng này IV Số KH trích tháng này
- Tập hợp chỉ phí sửa chữa phương tiện
Các phương tiện vận tải là TSCĐ có giá trị lớn và chiếm một tỷ lệ cao trong giá trị tài sản của doanh nghiệp Khi các phương tiện đó bị hư hỏng, phải bảo dưỡng kỹ thuật cấp II, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên Cũng trong vận tải, chỉ phí sửa chữa được hạch toán riêng cho từng đội xe, đội tầu Để tránh sự biến động lớn của giá thành vận tải, doanh nghiệp phải tiến hành trích trước chỉ phí sửa chữa lớn vào chi phí vận tải của từng hoạt động Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa và mức chi phí dự trù cho cả năm, ta tiến hành trích trước theo công thức: Số tiên tính trước Số khấu hao về sửa chữa cả năm Chỉ phí sửa chữa = 1 tháng 12 tháng Để ghi chép tình hình tính trước chi phí sửa chữa, chi phí săm lốp và các chi phí khác cần tính trước BẢNG CHI PHÍ TRÍCH TRƯỚC Tháng Năm Ghi Nợ TK 335 Ghi Có TK 335 Số dư Diễn giải 111 112 | | Cộng | 627 | Cộng | Nợ | Có
1/Trích trước chi phí săm lốp
2 Trích trước chi phí sửa chữa
Cộng
Sau đó kế toán tiến hành định khoản theo bảng tính trích trước chi phí sửa chữa phương tiện
Trang 31No TK 627 — “Chi phí SXC” (chi tiết cho từng hoạt động)
Có TK 335 — “Chi phi phải trả”
- Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành dịch vụ vận tải
Nợ TK 154 —“ Chi phí sản SXKDDD” (chi tiết cho từng hoạt động) Có TK 627 — “Chi phí SXC” (chi tiết cho từng hoạt động) - Tập hợp chỉ phí khác
Ngoài chi phí hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí, hoạt động vận tải còn bao gồm các khoản chi phí khác mà khơng hạch tốn được trực tiếp như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí cầu phà, chi phí thiệt hại do đâm đổ, Do đó căn cứ vào các khoản chỉ cụ thể, kế toán tiến hành hạch toán vào TK 6277 hoặc TK 6278 Trình tự hạch toán chi phí khác như sau:
- Khi phát sinh các chi phí về dịch vụ mua ngoài, thiệt hại bồi thường cầu phà kế toán ghi:
Nợ TK 627 — “Chi phi SXC” (TK 6277, TK6278) Coé TK 111, 112, 331,
- Cuối kỳ, tổng hợp các khoản chi phí sản xuất chung chưa hạch toán trực
tiếp, kế toán cần tiến hành phân bổ chi phí theo tiêu chuẩn phân bổ thích hợp, có thể phân bổ chi phí chung theo tổng chi phí trực tiếp hoặc phân bổ theo tổng
doanh thu vận tải
Chỉ phí chung Tổng chỉ phí chung cần phân bổ Chỉ phí trực tiếp?
phân bổ cho = ễ" (hoặc doanh thu)
từng hoạt động Tổng chỉ phí trực tiếp (hoặc doanh thu) từng hoạt động Sau đó kế toán ghi:
No TK 154 — “Chi phí SXKDDD”(Chi tiết theo từng hoạt động) Có TK 627 - “Chi phí SXC”
1.3.2.2 Kế toán chỉ phí dịch vụ vận tải trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng
phương pháp kiểm kê định kỳ
Theo phương pháp này, cuối kỳ chi phí sản xuất đã tập hợp được trên các TK 621, 622, 627, không kết chuyển sang TK 154 mà kết chuyển sang TK 631 —
“Giá thành sản phẩm”
Trang 32nhiên liệu xuất dùng trong kỳ
Trị giá nhiên Trị giá nhiên Trị giá nhiên Trị giá nhiên Trị giá nhiên liệu xuấtdùng =_ liệu tổn + liệumuavào - liệu tồn -_ liệu tiêu hao
trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ trong kỳ
Việc tập hợp chi phí tính giá thành dịch vụ vận tải theo phương pháp kiểm
kê định kỳ phản ánh trên sơ đồ sau:
Kế toán chỉ phí vận tải theo phương pháp kê khai định kỳ TK 621 TK 631 Kết chuyển CPNL trực tiếp TK 622 Kết chuyển CPNC trực tiếp TK 627 TK 632
Kết chuyển chi phí SXC Giá thành của dịch vụ vận tải hoàn thành trong kỳ
1.3.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán chỉ phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ
vận tải hàng hoá
Trang 34Sơ đồ 2.8 : Tổ chức hạch toán CPSX và tính GTSP theo hình thức Nhát ký chứng từ Nhật ký _— chứng từ số Chứng từ gốc 1,2,5,6 Bang ke Bảng phân bổ so VL, CCDC,tién luong, BHXH, BHTSCD Bảng kê số 4,5,6 Nhật ký chứng từ SỐ 7 Sổ cái
Như vậy mỗi hình thức ghi sổ sẽ được luân chuyển theo trình tự khác nhau vì
vậy mối quan hệ kiểm tra, đối chiếu cung cấp thông tin giữa các bộ phận trong hệ thống kế toán cũng khác nhau
1.3.4 Tổ chức hệ thống báo cáo chỉ phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hàng hoá
Mỗi bộ phận kế toán có chức năng thu nhận cung cấp thông tin kế toán vừa ở dạng tổng hợp vừa ở dạng chi tiết theo yêu cầu quản lý Căn cứ vào các thông tin
này bộ phận kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị để
cung cấp thông tin phục vụ cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
Để cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải cho các nhà quản trị doanh nghiệp, kế toán đã lập hệ thống báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành như sau:
- Báo cáo chi phí sản xuất theo từng bộ phận tập hợp chi phí - Báo cáo chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
- Báo cáo chi phí sản xuất theo kỳ ( tháng, quý năm) của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp
- Bảng tính giá thành dịch vụ hoàn thành
Trang 351.4 Kinh nghiệm các nước về kế toán chi phi san xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hàng hoá
Hiện nay, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, kế toán chi phí và giá thành là bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống kế toán quản trị doanh nghiệp, trong đó có hai mô hình kế toán của Mỹ và Pháp Đây là những mô hình kế toán mà các nhà xây dựng chính sách kinh tế tài chính Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi những kinh nghiệm trong quá trinh hội nhập kinh tế quốc tế
1.4.1 Mơ hình hạch tốn chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị chỉ phí của Mỹ
Đặc trưng cơ bản của hệ thống kế toán Mỹ đó là mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị Kế toán quản trị chi phí không tổ chức thành một bộ phận riêng mà tổ chức chung với kế toán tài chính Kế toán tài chính sử dụng các tài khoản tổng hợp, báo cáo tài chính, kế toán quản trị sử dụng kế toán chỉ tiết, các báo cáo bộ phận và các phương pháp khác để thu nhận và xử lý thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định trong kinh doanh
Nội dung cở bản của kế toán chi phí và giá thành theo mô hình kế toán Mỹ là một bộ phận trong hệ thống kế tốn mà thơng tin cung cấp giúp cho việc cho việc kiểm tra, kiểm soát chi phí phục vụ cho lập các báo cáo cho việc điều hành hoạt động ở các bộ phận sản xuất, báo cáo tiền thuê phân xưởng, tổng hợp giờ công lao động thực tế của từng bộ phận, bảng tổng hợp chỉ phí sản xuất và giá thành sản
phẩm, phân tích số liệu để lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
Theo hệ thống kế toán Mỹ, chi phí cũng được phân loại theo nhiều tiêu thức để phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát chi phí Tuy nhiên theo hệ thống kế toán này, đặc biệt quan tâm đến việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí — khối lượng — lợi nhuận, phân tích báo cáo bộ phận và áp dụng phương pháp tính lãi theo biến phí trong quá trình tính toán chi phí, xây dụng định mức chỉ phí cũng như kế hoạch linh động, phân tích chí phí chung, từ đó có thể tính được giá phí, tác động lên giá phí và cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình ra các quyết định trong quản lý Về hệ thống xác định chi phi và tính giá thành có thể vận dụng một trong ba hệ thống đó là: Giá thành thực tế, giá thành định mức ( giá thành theo chi phí tiêu chuẩn ) và giá thành kết hợp giữa chi phí thực tế và chi phí định mức
Trang 36đó tránh được các bút tốn rườm rà khơng cần thiết trong trường hợp có sử dung chi phí định mức
1.4.2 Mơ hình hạch tốn chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị chỉ phí của Pháp
Đặc trưng cơ bản của mô hình kế tốn Pháp là mơ hình kế toán tĩnh Kế toán
tổng quát và kế toán phân tích được tổ chức tách rời nhau, độc lập tương đối Kế toán
phân tích được tổ chức thành bộ máy riêng ( phòng kế toán quản trị hoặc bộ phận kế toán quản trị ), sử dụng tài khoản kế toán riêng, sổ kế toán và báo cáo kế toán nội bộ tách rời với kế toán tài chính
Kế toán phân tích là công cụ để các nhà quản lý doanh nghiệp kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình Kế toán phân tích là công cụ
để xử lý các dữ kiện và để đạt được các mục tiêu sau:
- _ Xác định chỉ phí của các trung tâm phân tích để tập hợp chi phi - _ Xác định các loại giá phí, giá thành
- _ Thiết lập các khoản dự toán chi phí và kết quả của từng trung tâm phân tích - _ Cung cấp các yếu tố cơ bản cho việc đưa ra các quyết định quản lý
-_ Điều phối và hoà giải giữa kế toán tổng quát và kế toán phân tích về chỉ phí thu nhập và kết quả cuối cùng
Chi phí được phân loại theo nhiều tiêu thức để phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
*Chỉ phí theo chức năng: Các chỉ phí trong kế toán tổng quát được phân loại bản chất kinh tế hay còn gọi là chi phí thông thường Việc phân loại này có tính chất tổng quát mà chưa cung cấp thông tin dầy đủ để tính toán các loại giá phí trong kế toán phân tích Vì vậy, các chi phí của kế toán tổng quát khi chuyển sang kế toán phân tích phải tái hiện chi phí theo chức năng, tuỳ theo đặc tính quy mô của tưng doanh nghiệp có các chức năng sau:
- _ Chức năng quản trị hành chính, tài chính
- _ Chức năng quản lý máy móc thiết bị, dụng cụ nhà xưởng - _ Chức năng cung ứng vật tư
- _ Chức năng sản xuất và chức năng phân phối
Chi phí được tái hiện ở kế toán tổng quát bằng tổng chỉ phí theo các chức nang ở kế
toán phân tích
*Chỉi phí trực tiếp và chỉ phí gián tiếp
Chỉ phí trực tiếp là các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất chế tạo sản
phẩm, công việc, lao vụ khi phát sinh có thể kết chuyển trực tiếp vào giá chi phí của
các đối tượng hoặc đưa vào giá thành
Trang 37trung tâm chính và trung tâm phụ: phân chia lần hai các chi phí ở trung tâm phụ cho các trung tâm chính
*Chi phi phân bổ, chi phi không phân bổ và chi phí bổ sung
Các chi phí thực tế đã ghi trong kế toán tổng quát khi chuyển sang kế toán phân tích sẽ có số được đưa vào gội là chi phí phân bổ, những chi phí không được đưa vào
gọi là chi phí không được phân bổ
- Chi phi duoc phân bổ là những chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi trả theo dung chế đọ kế toán giá thành quy định như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tiền lương trả cho công nhân sản xuất, chi phí khấu khao tài sản cố định
- Chi phí không được phân bổ là các chi phí như chi phí thành lập, khấu hao chi phí tăng vốn, các khoản giảm tài sản, các khoản tiền phạt, bị truy thu thuế, các khoản nợ vay quá hạn
- Chi phí bổ sung là những chi phí không phat sinh ở kế toán tổng quát nhưng khi
tính giá thành, giá thành kế toán phân tích lại được tính vào như: tiền lãi tính trên vốn tự có của doanh nghiệp, tiền lương chủ nhân
*Chi phí cố định và chỉ phí biến đổi (định biến và biến phí) Các loại giá phí và giá thành:
*Giá phí: Thông thường trong một doanh nghiệp có 3 loại sau:
- Giá chi phí nguyên vật liệu mua vào ghi trên hoá đơn và các chi phi thu mua như vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, bảo hiểm
- Giá phí sản xuất gồm giá phí vật liệu, chỉ phí nhân công
- Giá phí phân phối bao gồm; chi phí về tiêu thụ sản phẩm, chi phí vận chuyển, bao
bì đóng gói, thuế, bảo hiểm
*Giá thành: Bao bì giá phí sản xuất và giá phí phân phối
Trang 38CHUONG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GÍA THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HOÁ TẠI CÁC
ĐƠN VỊ THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần VINAFCO
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần VINAFCO
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước, thấy được tiềm năng phát triển ngành
vận tải là rất lớn, đánh giá tình hình thực tế và lâu dài, Bộ giao thông vận tải nhận thấy cần phải có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này để kịp thời
nắm bắt được nhu cầu tiểm tàng trong xã hội Công ty cổ phần VINAFCO là một
trong những doanh nghiệp ra đời từ yêu cầu đó
Công ty cổ phần VINAFCO tiền thân là công ty cổ phần vận tải trung ương
trực thuộc Bộ giao thông vận tải chính thức được cổ phần hoá ngày 16/12/2000 theo quyết định số 2339A QĐÐ/ TCCB
Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt : CÔNG TY CÓ PHẢN
VINAFCO
Tên viết tắt: VINAFCO
Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam
Trụ sở đăng ký của công ty là :
e Địachi : Số 36 đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà e _ Điện thoại : (84-4) 7684471 e Fax : (84-4) 7684465 e Email : info@vinafco.net e Website : www.vinafco.net Quá trình hoạt động của công ty chia thành các giai đoạn: TU NAM 1988-1992
Những ngày đầu thành lập công ty chỉ có 40 cán bộ công nhân viên với 13 cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải , tô chức cán bộ, tài chính kế toán từ các vụ chức năng của Bộ giao thong vận tải, chủ yếu từ vụ vận tải kiêm trung tâm điều độ vận tải của bộ
Trang 39Day là giai đoạn mang tính bước ngoặt quan trọng với công ty vì lúc đó chỉ có sự lựa chọn duy nhất giữa ba con đường là thành lập lại hay giải thể hoặc sát nhập vào doanh nghiệpkhác
Đến ngày 2/8/1993 Bộ Giao thông vận tải có quyết định 1542QĐ/TCCB-
LĐ thành lập lại công ty dịch vụ Vận tải Trung wong là một doanh nghiệp Nhà Nước Trong giai đoạn này công ty đã thành lập được một số đơn vị trực thuộc như:Chỉ nhánh công ty tại TP Hồ Chí Minh Ngồi ra cơng ty còn tăng cường mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, đầu tư thêm trang thiết bị mới để mở rộng sản xuất kinh doanh
NAM 1998-2000
Đây là giai đoạn thay đôi lớn về cơ cấu đầu tư chuẩn bị cho cổ phần hố Cơng ty trong những giai đoạn cuối của thập kỷ 90, hệ thống các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ phát triển rất nhanh, đa dạng, nhiều thành phần chất lượng dịch vụ được nâng cao Công ty dịch vụ vận tải Trung ương đứng trước thách thức cạnh tranh quyết liệt
Để tổn tại và phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tập thể lãnh đạo công ty đã tìm những giải pháp tích cực Đặt ra mục tiêu cần tập trung giải quyết là :
° Nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành cho trước mắt và lâu dài và coi đây là yếu tố để tồn tại và phát triển vững chắc
° Xây dựng kế hoạch, quy mô phát triển trước mắt và lâu đài của công
ty
° Nhanh chóng mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ gin uy tín với khách hàng
° Đầu tư đối mới công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất
Chuẩn bị tư tưởng, nhận thức đúng đắ cho tập thể cán bộ công
nhân viên để chủ động chuyên sang công ty cổ phần theo chủ trương của Đảng và Chính phủ
° NĂM 2001
Trang 40Công ty đã thay đổi, phát triển về nhiều mặt như vốn, tài sản, đầu tư, lao
động, thu nhập và đặc biệt hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ của Công ty cổ phần
Từ NĂM 2002 đén nay
Các nhiệm vụ cơ bản của công ty là liên hiệp vận chuyển hàng hoá với các
cơ sở, các tổ chức đồng thời nhận uỷ thác của chủ hàng và chủ phương tiện tổ
chức thực hiện các dịch vụ vận tải hàng hóa
Qua 07 năm được cổ phần hoá, thời kỳ đầu, có rất nhiều khó khăn cho cán bộ công nhân viên công ty Vì trên thị trường có rất nhiều Công ty dịch vụ vận tải lâu đời, giá cả giữa các Công ty có sự cạnh tranh rất khốc liệt Mặt khác cơ sở vật chất của Công ty còn thiếu thốn chưa được đầu tư tuy nhiên đó là thời kỳ khó khăn chung của các Doanh nghiệp Điều thuận lợi nhất lúc này để Công ty đứng vững và phát triển là khả năng về thị trường vận tải Công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả và bước tiến ngày càng xa Công ty đã có những đường lối, chính sách đúng đắn và sự quản lý chỉ đạo đúng của Ban lãnh đạo Công ty, mặt khác do sự cố gắng của toàn thể các phòng ban, người lao động nên Công ty đã có những
bước đi vững chắc trên thị trường