1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận lý thuyết tài chính hệ thống các trung gian tài chính của việt nam trong bối cảnh của cmcn 4 0

66 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Nổi bật trong số đó có thể kể đến như sự ứng dụng củacông nghệ Blockchain, sự xuất hiện của các công ty Fintech đã một phần nào đólàm thay đổi cách hoạt động, quản lý của các ngân hàng t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cách mạng 4.0 xuất hiện với những công nghệ hiện đại mới sẽ tạo nênhàng loạt những thay đổi mang tính bước ngoặt, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh-

tế xã hội của nước ta, trong đó có ngành tài chính mà cụ thể là hệ thống trung giantài chính của Việt Nam Nổi bật trong số đó có thể kể đến như sự ứng dụng củacông nghệ Blockchain, sự xuất hiện của các công ty Fintech đã một phần nào đólàm thay đổi cách hoạt động, quản lý của các ngân hàng thương mại, các công tybảo hiểm, các trung gian tài chính khác

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng củaCMCN 4.0 tác động lên thể chế trung gian tài chính truyền thống (đặc biệt là ngânhàng thương mại) với những số liệu cập nhật, kế thừa và phát huy những nghiêncứu trước đó, từ đó có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp, đề xuất các bên trong

đó có các cơ quan quản lý nhằm có những hành động phù hợp Nếu ứng dụngnhững kết quả của CMCN 4.0 một cách hợp lý lên sự vận hành, hoạt động của cáctrung gian tài chính, đảm bảo khách hàng sẽ có được phục vụ tốt hơn, lợi ích cácbên sẽ phát triển theo hướng tích cực nhất

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được đưa ra nhằm đạt được 3 mục tiêu sau:

1 Đánh giá tổng quan về hệ thống trung gian tài chính tại Việt Nam

2 Đánh giá sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến hệ thống trung gian tài chínhViệt Nam

3 Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển các trung gian tài chính phùhợp trong xu thế công nghiệp hóa

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trang 2

Đối tượng nghiên cứu là sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 lên hệ thống trunggian tài chính Việt Nam

4 Kết cấu của bài nghiên cứu

Bài tiểu luận được chia thành 3 phần;

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứuChương 2: Kết quả và thảo luận

Chương 3: Giải pháp và kết luận

Trang 3

1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của John Gibson với đề tài “ The impact that financial technology known as FinTech is having on the financial services industry in Ireland” công bố tháng 8 năm 2015: Nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm liên quan đến Fintech (Financial

Technology - sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ ) để từ đó chỉ ra sự ảnh hưởng củaFintech tới dịch vụ tài chính của các trung tâm tài chính (tại Ireland ) trong hiện tại và xuhướng phát triển trong tương lai Theo đó, kể từ năm 2004 đã có hơn 53% thương vụ củaFintech được kí kết giữa Anh và Ireland và có thể sẽ tạo ra 5000 việc làm tính đến năm

2020 Theo thống kê của tác giả, hệ thống ngân hàng đã trở nên có hiệu quả và có đượcniềm tin của khách hàng hơn nhờ vào các ứng dụng công nghệ, trong đó đã chỉ ra có 74%người sử dụng ngân hàng online, 25% sử dụng ứng dụng ngân hàng trên điện thoại và15% chọn sử dụng các phương pháp thanh toán online Tuy nhiên điều này cũng gây ra

sự khó khăn với một số người dùng trong việc sử dụng các ứng dụng này một cách hiệuquả

Bên cạnh đó tác giả còn chỉ ra sự ảnh hưởng của Fintech trong những lĩnh vực nhưđầu tư, thanh toán, vay mượn theo chiều hướng tích cực tuy nhiên đây cũng có thể là sựthách thức đối với các ngân hàng truyền thống Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên, tácgiả đã đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng hai chiều của Fintech đến thị trường tài chính VàFintech sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển đúng như mong đợi trong tương lai, tạo ra nhiềugiá trị cho người dùng và doanh nghiệp và chủ đầu tư

Maria Demertzis, Silvia Merler, Guntram B Wolf với nghiên cứu : “ Capital Markets Union and the Fintech opportunity” công bố 19/01/2018:Maria Demertzis

cùng với các cộng sự của mình( Silvia Merler, Guntram B Wolff) cho rằngFintech( Financial Technology) có tiềm năng thay đổi đáng kể cấu trúc trung gian tài

Trang 4

chính Nó có thể phá vỡ sự trung gian hiện có với các mô hình kinh doanh hiện đại đượctrao quyền bởi các thuật toán thông minh, dữ liệu lớn, điện toán đám mây và trí tuệ nhântạo Chi phí thấp hơn và có khả năng trải nghiệm tốt hơn của người tiêu dùng có thể làđộng lực Điều đó càng được thể hiện rõ hơn trong Journal of Financial Revolution,

Volumn 4 Mặc dù với những ưu điểm nổi bật của mình nhưng Fintech vẫn chỉ chiếm

một phần khá nhỏ, kể cả trong khối liên minh Châu Âu ( EU) ( chủ yếu tập trung ở AnhQuốc ) hay Trung Quốc Do đó với đề tài này, tác giả đã đưa ra những đề xuất để có thểphát triển thị trường Fintech ở Châu Âu một cách hợp lý để có thể tạo ra sự cân bằng,phát triển bền vững và hiệu quả cho hệ thống tài chính đặc biệt là các trung gian tài chínhtại Châu Âu

Bài nghiên cứu: The Impact of Blockchain on Banks & Financial Institution” đăng trên Asia Blockchain Review, 26/6/2019 Tác giả đã nêu những nét khát quát

chung về Blockchain, sau đó chỉa ra những lợi ích mà Blockchain mang đến khi đượcứng dụng vào dịch vụ ngân hàng Đó là tiết kiệm chi phí (dự đoán sẽ tiết kiệm từ 15 đến

20 triệu đô la chỉ cho cơ sở hạ tầng trong năm 2022), giao dịch nhanh hơn, tăng cườngbảo mật, cải thiện chất lượng dữ liệu khi dữ liệu ngân hàng tồn tại ở nhiều nơi thay vìmột nơi như trước, và các dữ liệu này không dễ bị xâm nhập bởi những luật đã được định

ra trước đó Theo tác giả, ngân hàng và các tổ chức tài chính chắc chắn sẽ ứng dụngBlockchain mặc dù với tốc độ còn chậm vì những thay đổi trong cách hoạt động cũ

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Hiện nay có rất nhiều các bài nghiên cứu về tác động của cách mạng công nghệ4.0 đến hệ thống tài chính mà cụ thể là các trung gian tài chính Các tác giả đã rất tâmhuyết đưa ra những thống kê giá trị, bàn luận một cách tập trung và có hệ thống

Nghiên cứu Mai Ngọc Kha với đề tài “ Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế” công bố năm 2008: Từ những nghiên cứu về thực trạng trung tâm tài chính tại

Việt Nam và hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt

Trang 5

thành công đã tạo điều kiện phát triển về cả số lượng và loại hình trung tâm tài chính.

Thứ hai, các trung tâm tài chính được nâng cao chất lượng hoạt động và ngày càng

chuyên nghiệp hơn, các trung gian tài chính có quy mô vốn ngày càng tăng nhờ huy độngđược trên thị trường chứng khoán Có thể thấy hoạt động của trung gian tài chính trên thịtrường chứng khoán đã góp phần quan trong việc vận hành thị trường cũng như làm tăngthu nhập đáng kể với các trung gian tài chính

Đối với xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế, tác giả đã đề ra một số giảipháp thúc đẩy hoạt động của các trung tâm tài chính trên thị trường chứng khoán có thể

kể đến như tiếp tục thực hiện cải cách chính sách Tài chính - Tiền tệ, chính sách cổ phầnhóa doanh nghiệp nhà nước, đổi mới trong chính sách kinh tế đối ngoại, hoàn thiện chứcnăng và tăng cường phối kết hợp giữa các cơ quan quản lí nhà nước

Bùi quang Tiến với nghiên cứu: “Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành Ngân hàng Việt Nam và cơ hội, thách thức đối với lĩnh vực thanh toán” đăng trên Tạp chí ngân hàng số ra ngày 5/7/2017: Tác giả nhận định về sự ảnh

hưởng của CMCN 4.0 đến ngành Ngân hàng Việt Nam bên cạnh sự phát triển nở rộ củacác công ty Fintech đã đem lại không ít những cơ hội cũng như thách thức, đặc biệt làhoạt động thanh toán tại Việt Nam CMCN 4.0 có thể sẽ làm thay đổi toàn bộ kênh phânphối và sản phẩm của ngân hàng truyền thống Sự phát triển mạnh mẽ của điện thoạithông minh làm thay đổi hành vi của khách hàng, mạng xã hội và ngân hàng số, giao dịchkhông giấy tờ sẽ là một xu thế phát triển mạnh mẽ Tác giả đã chỉ ra: hiện nay tài khoản

cá nhân mở tại các NHTM trên cả nước đạt 68,7 triệu tài khoản, khoảng 70 NHTM cungcấp dịch vụ thanh toán trên Internet và có khoảng 36 NHTM cung cấp dịch vụ thanh toánqua điện thoại di động Ngân hàng Nhà nước cũng đã cung cấp Giấy phép hoạt độngcung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho 21 tổ chức không phải ngân hàng (công tyFintech)

Từ những nghiên cứu, thống kê trên tác giả đã đánh giá được những cơ hội CMCN 4.0 mang lại đó là: Mang lại cơ hội ứng dụng công nghệ quản trị thông minh, làbàn đạp giúp các ngân hàng trong nước cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trên thế

Trang 6

giới; định hình mô hình kinh doanh, quản trị thanh toán, hướng tới xây dựng các ngânhàng kỹ thuật số thông minh Bên cạnh đó còn có những thách thức như: thách thức trongviệc hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ hoạt động thanh toán điện tử, vấn đề bảo mậtcũng như mô hình kinh doanh hợp lý, giảm thiểu chi phí kinh doanh, hạn chế rủi ro tácnghiệp và hoạt động.

Nghiên cứu của Hoàng Hà với đề tài “Fintech và cách mạng công nghiệp cách mạng 4.0, những tác động lên thế giới tài chính” công bố năm 2017: Với đề tài

này, tác giả đã tiến hành tổng hợp và phân tích về các công trình nghiên cứu nổi bật vềFintech trên thế giới để xây dựng cơ sở lí thuyết vững chắc bên cạnh việc tìm hiểu, thuthập thông tin trên các phương tiện truyền thông, tạo nên bài nghiên cứu có tính thực tiễn,

cập nhật với thực tế Kết quả nghiên cứu của tác giả đã cho thấy: Thứ nhất, Fintech và

CMCN 4.0 có tác động thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ trong ngành tài chính Cụ thể 92%

ngân hàng đang có những chuẩn bị về đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng quacông nghệ để đón nhận và thích nghi với những bước tiến của CMCN 4.0 76% chuẩn bị

về thu hút lao động trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ cao và công nghệ thông tin, 44%

phát triển nguồn tài chính và sắp xếp lại mô hình chi nhánh, phòng giao dịch Thứ hai,

Fintech là một thách thức đối với các định chế tài chính truyền thống Đặc biệt là trong

lĩnh vực vay tiêu dùng khi Fintech có thể đưa ra mức lãi suất hấp dẫn hơn cho cả người

cho vay và người đi vay Thứ ba, tiềm năng phát triển của Fintech là rất lớn Dân số

Việt Nam với độ tuổi trung bình là hơn 30, là thế hệ gắn liền với Internet, được coi là thịtrường tiềm năng trong việc áp dụng và phát triển công nghệ số đặc biệt trong lĩnh vực

thanh toán điện tử Thứ tư, hợp tác giữa Fintech và các định chế tài chính truyền thống

là điều không thể tránh khỏi Ưu thế không thể phủ nhận của Fintech ở việc đáp ứng nhu

cầu của người tiêu dùng trong những lĩnh vực có quy mô vốn nhỏ và rủi ro cao như chovay tiêu dùng hay thanh toán trực tuyến, tuy nhiên Fintech vẫn bị hạn chế trong việc tiếpcận đến các dịch vụ truyền thống các ngân hàng như cho vay mua nhà, cho vay doanhnghiệp lớn

Trang 7

Với những kết quả nghiên cứu trên tác giả đã đưa ra kết luận và đánh giá: Fintech

đã và đang tạo nên thách thức rất lớn đối với các định chế tài chính Tuy nhiên, mô hìnhhợp tác giữa Fintech và ngân hàng trong tương lai có thể giúp cho việc giao dịch tài chínhđược thực hiện dễ dàng trên nền tảng công nghệ cao, từ đó ngân hàng càng trở nên thôngminh và phục vụ khách hàng tốt nhất Một khi được liên kết với nhau, thời gian giao dịch

và chi phí cho các loại hình dịch vụ sẽ giảm xuống, cạnh tranh lúc này sẽ phát huy vai tròtích cực đối với khách hàng

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Những năm gần đây, CMCN 4.0 phát triển và ngày càng được ứng dụng trong lĩnhvực tài chính Trong khi đó các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam vẫn sử dụng số liệu

cũ, hay chưa đánh giá nhiều về sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 và sự ứng dụng của nó lên

hệ thống các trung gian tài chính Vì vậy cần có một nghiên cứu mới với số liệu cập nhật,

để có thể đưa ra giải pháp đóng góp giúp các tổ chức, ban ngành có thể xây dựng chiếnlược phát triển hệ thống trung tâm tài chính ứng dụng CMCN 4.0 một cách đầy đủ và hợplý

1.2 Cơ sở lí thuyết

1.2.1 Hệ thống trung gian tài chính

Sự ra đời của hệ thống trung gian tài chính

Trung gian tài chính đã xuất hiện từ rất lâu với sự ra đời của một số ngân hàng sơkhai Kinh tế ngày càng phát triển cùng với tính thiếu hoàn hảo của thị trường tài chính,

đó là kênh dẫn vốn trực tiếp, đã không đáp ứng được nhu cầu vốn khổng lồ trong nềnkinh tế Chính vì thế, rất nhiều các trung gian tài chính đã xuất hiện và phát triển mạnh

mẽ Trung gian tài chính đã khắc phục được những hạn chế của kênh dẫn vốn trực tiếp vàtrở thành kênh dẫn vốn quan trọng của hệ thống tài chính nói riêng và ngành kinh tế nóichung

Khái niệm

Trang 8

Các định chế trung gian tài chính (TGTC) là những tổ chức chuyên hoạt độngtrong lĩnh vực tài chính- tiền tệ có chức năng chủ yếu là chuyển các nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi đến những chủ thể thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhằm mục đích thulợi nhuận

Tại Việt Nam cũng như phổ biến trên nhiều nước trên thế giới, trung gian tài chínhthường là một tổ chức trung gian cho kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người

đi vay Tức là, người cho vay chuyển tiền vốn cho tổ chức này (ví dụ như ngân hàng haytín dụng tập thể) và nó sẽ chuyển tiền vốn này cho bên vay/chi tiêu

Có thể nói trung gian tài chính là các định chế tài chính chuyên hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các tổchức này là tập trung các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sử dụng số vốn đó cungứng cho những chủ thể có nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính - tiền tệ chokhách hàng

Trung gian tài chính được nhìn nhận theo hai tư cách:

Thứ nhất, với tư cách như một doanh nghiệp, mục tiêu lớn nhất của hầu hết cácdoanh nghiệp đó là tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị doanh nghiệp Tuy nhiên cũng có sựkhác nhau giữa TGTC với một doanh nghiệp thông thường Ví dụ khi mua một sản phẩm,với TGTC thì sản phẩm tài chính sẽ phải đánh giá phân tích những sự kiện có thể xảy ratrong tương lai Trong khi đó, một doanh nghiệp thông thường không cần thiết phải làmnhư vậy khi mua một hàng hóa tiêu dùng hàng ngày Ngoài ra, trong TGTC cũng có sựkhác nhau về sản phẩm Ví dụ như ngân hàng thương mại có thể nhận tiền gửi từ cáckhoản tiền nhàn rỗi trong xã hội và khoản tiền đó có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng vớiloại hình bảo hiểm, quỹ hưu trí, khoản tiền đóng để mua bảo hiểm không được rút ra màchỉ được chi trả theo những điều khoản trong hợp đồng

Thứ hai, với tư cách là một tổ chức huy động vốn và cung ứng nguồn vốn trongnền kinh tế, có thể hiểu TGTC là chiếc cầu nối giữa hai chủ thể, giữa những người có vốnnhàn rỗi với những người dư thừa về vốn Tuy nhiên nhiệm vụ trung gian của TGTC

Trang 9

không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn đóng vai trò trung gian trong nhiều hoạt động khácnhư là phương tiện để nhà nước điều hành chính sách tiền tệ khi cần thiết.

Loại tổ chức trung gian tài

Tổ chức tiết kiệm theo hợp

Quỹ lương hưu Tiền đóng góp của người

thuê lao động và người LĐ

Trái phiếu và cổ phiếu công

Trung gian đầu tư

Quỹ đầu tư thị trường tiền

tệ

Cổ phần Các công cụ thị trường tiền

tệ

Trang 10

Công ty tài chính Phiếu nợ thương mại, cổ

phiếu và trái phiếu

Cho vay tiêu dùng và kinh doanh

Bảng 1 Các tài sản có và tài sản nợ hàng đầu của những tổ chức trung gian tài chính

Đặc trưng và vai trò của các TGTC

Trung gian tài chính có hai chức năng chính là chức năng tạo, cung ứng vốn vàchức năng kiểm soát:

Chức năng tạo và cung ứng vốn

Các TGTC ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính Nó thực sựđem lại lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho cả người có vốn và người cần vốn, cho cả nền kinh

tế xã hội và bản thân các tổ chức tài chính trung gian

Tiền vốn có thể chuyển từ người cho vay tới người vay bằng ba con đường khácnhau bao gồm: trực tiếp, thông qua các trung gian tài chính và thông qua gặp nhau trênthị trường chứng khoán Trong đó, con đường thứ hai, được gọi là tài chính gián tiếp bởi

vì nó liên hệ đến một người ở giữa: một tổ chức trung gian tài chính đứng giữa người chovay/người tiết kiệm và người vay/người chi tiêu và giúp chuyển vốn từ người này sangngười kia Một tổ chức trung gian tài chính thực hiện điều này bằng cách vay vốn củangười cho vay/người tiết kiệm và sau đó cho người đi vay, người chi tiêu vay vốn Chứcnăng này được thể hiện rõ nhất thông qua hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi, chủyếu là các ngân hàng thương mại Đối với các khoản vay dài hạn thì có rất ít người đồng

ý cho vay vì họ sợ rủi ro, để bù đắp rủi ro đó họ thường đòi một mức lãi suất cao, gây khókhăn đối với người đi vay Nhưng các tổ chức tài chính trung gian đã kết nối được cáckhoản tiền gửi ngắn hạn nối tiếp nhau nên các tổ chức này có thể cho vay với thời hạn dàihơn mà chi phí lại thấp hơn nhiều so với một người cho vay cá nhân

Chức năng kiểm soát

Các trung gian tài chính thực hiện chức năng kiểm tra giám sát của mình để giảm

Trang 11

thực hiện tốt chức năng này, các trung gian tài chính phải kiểm tra kĩ, thu thập xử lýthông tin trước khi cho vay, định kì kiểm soát trong quá trình cho vay và sau khi cho vayđối với các doanh nghiệp nói riêng- bộ phận đi vay lớn nhất- và toàn bộ những đối tượng

đi vay

Càng có nhiều các trung gian tài chính thì càng có nhiều các công cụ tài chính để

dễ dàng giảm rủi ro Đó là bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư Khi các nhà đầu tưgửi tiền vào các quỹ đầu tư, những quỹ đầu tư sẽ dùng số tiền đó đầu tư cùng lúc vàonhiều loại tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu của nhiều công ty hay trái phiếu công ty, tráiphiếu chính phủ, Bằng cách đó, quỹ đầu tư đã đa dạng hoá việc đầu tư, làm hạn chế đếnmức thấp nhất rủi ro cho nguồn vốn đầu tư Nhưng việc này chỉ được thực hiện khi có sốtiền đủ lớn mà một hay 2 cá nhân không đủ khả năng thực hiện được Từ đó ta nhận thấy,

đa dạng hoá danh mục đầu tư là một lợi thế của định chế tài chính trung gian

Giảm chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin

Những nhà đầu tư mua tài sản tài chính phải có những kỹ năng cần thiết để hiểu vàđánh giá một khoản đầu tư Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân thường không có đủ điềukiện để phát triển những kỹ năng này cả về mặt thời gian và kiến thức Vì thế, để thựchiện một khoản cho vay thì nhà đầu tư cá nhân này thường phải thuê người viết hợp đồng

và dùng lợi nhuận thu được từ hợp đồng cho vay này để trả cho chi phí này Chi phí nàyđược gọi là chi phí hợp đồng Bên cạnh đó, để có các thông tin và xử lý các thông tin đó

về tài sản tài chính và người phát hành tài sản tài chính đó, ngoài chi phí cơ hội là việctiêu tốn thời gian cho việc thu thập và xử lý thông tin thì nhà đầu tư còn tốn tiền để cóđược những thông tin Chi phí đó được gọi là chi phí xử lý thông tin

Các định chế tài chính trung gian là các nhà đầu tư chuyên nghiệp Với vai trò đó,chúng có thể dễ dàng thu hút được nhiều nhà đầu tư và nhiều người đi vay Mặc dù nóphát sinh thêm chi phí để cho những đối tượng này gặp nhau nhưng ngược lại, chúng cóđược một đội ngũ nhân viên được đào tạo một cách chuyên nghiệp nên có thể soạn thảocác hợp đồng đủ loại một cách tốt nhất, giám sát việc tuân thủ các điều khoản trong hợp

Trang 12

một cách khác, do các định chế tài chính trung gian quản lý một khối lượng vốn lớn vàhoạt động chuyên nghiệp, nên họ có được lợi thế về qui mô trong việc ký hợp đồng và xử

lý thông tin Chi phí thấp hơn này sẽ làm tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư mua tài sảntài chính của các định chế tài chính trung gian, và những người phát hành tài sản tài chínhcũng có lợi ích từ việc đi vay với chi phí thấp

Cung cấp phương thức thanh toán

Với sự phát triển của không chỉ nền kinh tế mà còn công nghệ 4.0, ngày nay việcthanh toán không còn được thanh toán nhiều bằng mặt hay thậm chí là tiền xu Nó đượcthanh bằng các hình thức khác như: séc, thẻ tín dụng, thẻ nợ, chuyển khoản, ví điện tử….Một số tổ chức tài chính trung gian đảm nhận việc cung cấp những phương thức thanhtoán này ( chủ yếu là ngân hàng) Khả năng thực hiện việc thực hiện thanh toán khôngbằng tiền mặt là hết sức quan trọng đối với sự vận hành trôi chảy của một thị trường tàichính có hiệu quả Nói tóm lại, các tổ chức nhận tiền gửi chuyển các tài sản mà không thể

sử dụng để thanh toán thành những tài sản khác có khả năng này

Chính vì những chức năng quan trọng đó và TGTC cũng có những vài trò rất quan trọng trong ngành tài chính nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung

Thứ nhất, TGTC có vai trò như một kênh huy động vốn đầu tư ở trong nước Các

TGTC ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế thịtrường Nó thực sự đem lại lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho cả người có vốn, người cầnvốn, cho cả nền kinh tế xã hội và bản thân các tổ chức TCTG Hoạt động của các TGTCgóp phần giảm bớt những chi phí thông tin và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân tổ chức vàtoàn bộ nền kinh tế Do trình độ chuyên môn hóa và sự thành thạo trong nghề nghiệp, cáctài chính trung gian thường xuyên thay đổi lãi suất một cách hợp lý, làm cho nguồn vốnthực tế được tài trợ cho đầu tư tăng lên mức cao nhất Hơn thế, các TGTC còn thực hiệnmột cách hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro cókhả năng xảy ra

Trang 13

Ở Việt Nam, với quan điểm thiệt lập hệ thống trung gian tài chính theo hướng đadạng hóa, đa năng hóa, thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như luật các tổ chứctín dụng, các nghị định của chính phủ, đã hình thành hệ thống tài chính trung gian khá đadạng gồm có hai khối đó là các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng Muốn huy độngngày càng nhiều vốn qua các TGTC từ các đơn vị tổ chức kinh doanh, các tổ chức cónguồn vốn tạm nhàn rỗi nhất là nguồn vốn trong dân cư, hộ gia đình thì cần có nhữngchính sách thật hợp lý để họ đưa vốn của mình vào các ngân hàng, các tổ chức tài chínhtín dụng hoặc đưa trực tiếp vào các doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, cácnguồn vốn phải được khai thông và tìm mọi biện pháp huy động cho phát triển kinh tế.

Các TGTC huy động vốn đầu tư trong nước trên cơ sở khai thác các nguồn vốntiết kiệm nằm ở các khâu tài chính doanh nghiệp, tài chính các tổ chức xã hội và tài chính

hộ gia đình thông qua phát hành các sản phẩm tài chính như: trái phiếu, các chứng chỉtiền gửi tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm với nhiều kì hạn khác nhau và phát hành chứngkhoán trên thị trường chứng khoán Với sự chuyên môn hóa về các chứng khoán, thịtrường chứng khoán được xem như là một cơ sở hạ tầng tài chính để các TGTC thực hiệnchính sách huy động vốn của các nhà đầu tư thông qua phát hành các giấy tờ có giá

Thứ hai, TGTC còn là một kênh huy động vốn từ nước ngoài Các TGTC huy

động vốn từ nước ngoài qua các hình thức sau: Tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triểnchính thức ( ODA) để thực hiện cho vay theo các chương trình tín dụng chỉ định của cácnhà tài trợ nước ngoài ODA( Official Development Assistance) nghĩa là hỗ trợ phát triểnchính thức, được định nghĩa là viện trợ của chính phủ được thiết kế để thúc đẩy phát triểnkinh tế và phúc lợi của các nước đang phát triển Các khoản cho vay và tín dụng cho cácmục đích quân sự bị loại trừ Hỗ trợ có thể được cung cấp song phương, từ nhà tài trợ chongười nhận, hoặc được chuyển qua một cơ quan phát triển đa phương như Liên HiệpQuốc hoặc Ngân hàng thế giới Khoản viện trợ bao gồm các khoản tài trợ, các khoản vay

“mềm” (trong đó phần tử tài trợ tối thiểu là 25% tổng số) và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước đang phát triển đảm bảo chi đầu tư pháttriển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Vốn ODA có đặc tính ưu việt là thời hạn

Trang 14

cho vay thường là 10- 30 năm, lãi suất khoảng từ 0,25% đến 2%/ năm Chỉ có nguồn vốnlớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới có thểtập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước,thủy lợi và các cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế Những cơ sở hạ tầng KTXH đượcxây dựng mới hoặc cải tạo bằng nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăngtrưởng nền kinh tế của các nước nghèo.

Thứ ba, TGTC có thể huy động vốn đầu tư qua thị trường vốn quốc tế( phát hành

chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế) Có thể thấy, lượng trái phiếu Chính phủphát hành ra thị trường vốn quốc tế trong cuối năm 2014 là một thành công của nước tatrong năm qua Bởi lượng trái phiếu này đã chỉ phải chịu mức lãi suất cố định 4,8%/năm,thay vì 5,125%/năm như dự kiến ban đầu Mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suấtcho trái phiếu Chính phủ được phát hành trong năm 2005 và 2010( tương ứng6,875%/năm và 6,755%/năm), giúp tiết kiệm được 32,5 triệu USD Đặc biệt, nhờ đợtphát hành này, Bộ Tài chính đã hoán đổi được một lượng trái phiếu phát hành năm 2005

và năm 2010, giúp tiết kiệm được 13,9 triệu USD, góp phần cơ cấu lại nợ công theohướng kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực về nghĩa vụ trả nợ

Huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế làquan hệ tín dụng thông thường, không bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện như vốn hỗ trợODA, miễn là người vay trả được nợ Đầu tư vào trái phiếu phát hành trên thị trường vốnquốc tế cũng khá an toàn, ngay cả trường hợp quốc gia đi vay không trả được nợ, thì các

tổ chức tài chính quốc tế trung gian đứng ra thu vốn phải trả nợ thay

Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn trong nước cớ thời gian dài, lãisuất thấp, thì cũng cần huy động vốn trên thị trường quốc tế, để có vốn đầu tư, cơ cấu lại

nợ, giảm áp lực trả nợ và lãi suất vay vốn, đồng thời không gia tăng nợ công Ưu điểmcủa kênh này là mở ra cho các tài chính trung gian trong nước một thị trường huy độngvốn lớn

Trang 15

1.2.2 Hệ thống trung gian tài chính tại Việt Nam

Theo số liệu của cục thống kê thì hiện Việt Nam có: 5 Ngân hàng thương mạilớn( Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ngânhàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu); Ngân hàng chính sách; Ngân hàngphát triển; 6 Ngân hàng liên doanh; 36 Ngân hàng Thương mại cổ phần; 46 chi nhánhNgân hàng nước ngoài; 10 Công ty tài chính; 13 Công ty cho thuê Tài chính; 998 Quỹ tíndụng nhân dân cơ sở

Tại Việt Nam, hiện có đầy đủ các loại hình tổ chức tài chính trung gian bao gồm:Ngân hàng thương mại, Công ty chứng khoán, Công ty Tài chính , Công ty bảo hiểm,Quỹ đầu tư Sau đây là khái quát của một số trung gian tài chính tiêu biểu

Loại hình: Ngân hàng thương mại

Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh tiền

tệ, với nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ liênquan đến lĩnh vực tài chính- ngân hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận

Các ngân hàng thương mại( NHTM) hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ Sảnphẩm của NHTM mang tính dịch vụ, gắn liền với phân phối và dử dụng vốn, tư vấn tàichính Các NHT M hoạt động phụ thuộc nhiều vào lòng tin và tín nhiệm của khách hàng

Và hoạt động kinh doanh của NHTM thì có nhiều rủi ro tiềm ẩn và cũng mang tính hệthống, chịu ảnh hưởng dây chuyền lẫn nhau

Hoạt động của ngân hàng kinh doanh, cung ứng thường xuyên các hoạt độngnghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Trang 16

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019, tháng 6/2019

Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23/5/1990 của Hội đồng nhà nước ViệtNam xác định: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủyếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sửdụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanhtoán”

Dân số nước ta hiện nay ước khoảng 98 triệu người, GDP khoảng 240 tỷ USD, sốlượng các ngân hàng này hiện nay được xem là đông đảo so với một thị trường tài chínhnhỏ như Việt Nam Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trongnhững năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm.Bên cạnh sự tăng trưởng, hiệuquả hoạt động của các ngân hàng Thương mại cũng được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là khốiNHTMCP

Trang 17

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019, tháng 6/2019

Trong những năm vừa qua, các NHTM đóng một phần lợi ích không nhỏ cho nềnkinh tế thị trường và song hành với nhưng thành quả đó luôn có sự hỗ trợ từ Chính Phủ

và Nhà nước Việt Nam Theo đó, quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý

nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” đã đề ra mục tiêu: Tăng vốn điều lệ để bảo đảm tỷ lệ antoàn vốn theo chuẩn mực Basel II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong cácNHTM nhà nước, trong đó Nhà nước nắm giữ mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần Theo

đó, vốn điều lệ của toàn hệ thống tính đến tháng 3/2019 đạt 578,9 nghìn tỷ đồng, tăng0,45% so với cuối năm 2018 và tăng 63,5% so với cuối năm 2011 Vốn chủ sở hữu củatoàn hệ thống đạt 792,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cuối năm 2018 và 20,1% so vớicuối năm 2017 Trên đây là một trong số ít những lợi ích mà các NHTM cùng với sự điềutiết của Chính phủ đem lại cho nền kinh tế Việt Nam

Loại hình: Công ty chứng khoán

Định nghĩ về Công ty chứng khoán được quy đinh rõ tại Quyết định số

27/2007/QĐ-BTC rằng "Công ty chứng khoán" là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh

Trang 18

chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tựdoanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.

"Tổ chức kinh doanh chứng khoán" là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,công ty quản lý tài sản, ngân hàng đầu tư thực hiện các nghiệp vụ theo quy đinh tại Luậtchứng khoán như tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

Tính từ khi ra đời, số lượng các công ty chứng khoán không ngừng tăng nhanh về

số lượng Nếu như năm 2000 khi thị trường Chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt độngchính thức với 4 công ty Chứng khoán thì đến thời điểm 2007 đã có tới 61 công ty chứngkhoán với tổng số vốn điều lệ đạt 5735 tỷ đồng Và đến nay đã có hơn 2000 công tychứng khoán hoạt động

Trang 19

Nguồn: Đầu tư Chứng khoán

Các công ty chứng khoán trong quá trình phát triển luôn đồng thời tăng vốn điều

lệ, nhằm đáp ứng khả năng tài chính và sự phát triển Các công ty chứng khoán đã gópphần tốt trong việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp Tính đến cuốinăm 2018, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán đạt gần 68,6% GDP quốc dân Điều nàychứng tỏ, các công ty chứng khoán đã giúp các doanh nghiệp niêm yết có điều kiện tiếpcận với nguồn vốn từ công chúng đầu tư, ổn định và với chi phí vốn thấp, mang tính dàihạn

Loại hình: Công ty tài chính

Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, nó sinh ra một nhu cầu lớn về vốn.Khi này, các ngân hàng với những điều kiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kì hạn vay,điều kiện giải ngân,…sẽ rất khó đáp ứng được hết nhu cầu vốn lớn này Sự ra đời của các

Trang 20

công ty tài chính, cho thuê tài chính là một bước phát triển tất yếu của thị trường tàichính.

Công ty tài chính là Doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng,huy động vốn cho vay, đầu tư, cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệnhưng nguyêntắc không được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm

Theo quy định của pháp luật Việt Nam công ty tài chính được thành lập dưới cáchình thức: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty do một tổ chức tín dụng làmchủ sở hữu, công ty liên doanh tổ chức tín dụng Việt Nam và tổ chức tín dụng nướcngoài, công ty có 100% vốn đầu tư của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài

Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tếnhà nước Các công ty tài chính thường trực thuộc những Tập đoàn, Tổng công ty Nhànước như: Công ty tài chính thường trực thuộc những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nướcnhư: Công ty tài chính công nghiệp tàu thủy, Công ty tài chính Điện lực Công ty tàichính Xi măng, Công ty tài chính Than khoáng sản Việt Nam, công ty tài chính Cổ phầnDầu khí…

Các công ty tài chính với ưu thế về nguồn vốn lớn từ các tập đoàn rót xuống đãliên tục đầu tư dài hạn, tài trợ các dự án như: Dự án đóng tàu, dự án thủy điện, đầu tư tàichính…

Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cungứng cho nhiều dự án lớn trọng điểm Tuy nhiên ở Việt Nam, các công ty tài chính lại trựcthuộc các tập đoàn mà các tập đoàn này về bản chất là sử dụng vốn của nhà nước

Loại hình: các Công ty Bảo hiểm

Dẫn lời một quan chức trong ngành Bảo hiểm thì Việt Nam vẫn là một thị trườngbảo hiểm năng động và tiềm năng Sự ra đời và xuất hiện các công ty bảo hiểm trên thịtrường đem lại cho người tiêu dùng nhiều lợi ích từ việc bảo hiểm những rủi ro trongcuộc sống hằng ngày

Trang 21

Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 423.423 tỷ đồng, tăng19,01% so với cùng kỳ năm trước.Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 71.147 tỷ đồng, tăng24,35%; tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 91.456 tỷ đồng, tăng 28,8%; chi trả quyềnlợi bảo hiểm ước đạt 18.653 tỷ đồng, tăng 19,61%); phí thu xếp qua môi giới ước đạt4.215 tỷ đồng; hoa hồng môi giới ước đạt 383 tỷ đồng, tăng 4,2%

Ngành bảo hiểm cũng đã chi trả 10.318 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ Số hợpđồng bảo hiểm khai thác mới đạt 1.222.000 hợp đồng, tăng 27% Trong năm 2019,ngành bảo hiểm đặt mục tiêu tăng trưởng 20% Trước đó lãnh đạo một số công ty bảohiểm cũng đưa ra dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng năm nay chỉ ở mức kế hoạch đã đặt ratức là 20%, chậm hơn so với các năm trước Tuy nhiên qua gần 8 tháng hoạt động, ngànhđang có những bước tăng trưởng nhanh hơn so với dự đoán

Hiện có 64 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 30 doanh nghiệp bảohiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và

14 môi giới bảo hiểm

Trong một diễn biến khác, mới đây Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam(Vietnam Report) đã công bố danh sách Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2019, dựatrên phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) trên truyền thông, kết hợpnghiên cứu chuyên sâu các ngành trọng điểm, có tiềm năng tăng trưởng cao như: Bấtđộng sản – Xây dựng, Ngân hàng, Dược, Thực phẩm – Đồ uống, Bán lẻ, Du lịch,Logistics…

Theo đó, top 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ uy tín nhất thuộc về Bảo Việt,Prudential, AIA, Dai-ichi Life, Manulife, Chubb Life, Sun Life, Hanwa Life, Cathay Life

và Mirae Asset.Top 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lần lượt thuộc về Bảo Việt,Bảo hiểm PVI, bảo hiểm Petrolimex, bảo hiểm Bưu điện (PTI), bảo hiểm Bảo Minh, bảohiểm BIDV (BIC), bảo hiểm VietinBank, bảo hiểm Ngân hàng Quân đội (MIC), bảohiểm Liberty và Bảo hiểm hàng không

Trang 22

Như vậy, sự phát triển của các loại hình tài chính trung gian đã tạo ra một lượngcung vốn dồi dào cho các doanh nghiệp, có tác dụng thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinhtế.

1.2.3 Tổng quan về Cách mạng công nghiệp 4.0

Cho đến bây giờ, chúng ta đã qua ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn Thứnhất, cách mạng công nghiệp 1.0 (1784) là sự xuất hiện của động cơ hơi nước Động cơhơi nước tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thôngvận tải Thứ hai, cách mạng công nghiệp 2.0 (1870) là khi động cơ điện ra đời, mang lạicuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi nước Thứ ba, cáchmạng công nghiệp 3.0 (1969) là khi bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc đượcvới nhau Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ mà hiệnnay chúng ta đang thụ hưởng

Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự tiếp nối cách mạng công nghiệp 3.0 là sản phẩmcủa cách mạng KHCN đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn hơn, sâu rộng hơn, tốc độnhanh hơn, dường như đồng thời trên quy mô toàn cầu, đến mức không thể kịp nhận đoán

“hình dạng” của ngày mai Nó thể hiện vừa đồng thời, đồng loạt, cộng hưởng, đột biến,bất ngờ, ảnh hưởng dữ dội, quy mô lớn và sâu rộng so với các giai đoạn lịch sử trước đâytrong sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và công nghiệp Do vậy cách mạngcông nghiệp 4.0 có những đặc tính tương đồng với cách mạng KHCN hiện đại và là sựthể hiện trên lĩnh vực công nghiệp của cách mạng KHCN Cách mạng KHCN ở giai đoạnphát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần loại con người ra khỏi quá trình sảnxuất trực tiếp, biến họ trở thành những chủ thể sáng tạo thực sự, tạo tiền đề vật chất vàlực lượng sản xuất mới cho một nền kinh tế mới, đang được gọi bằng nhiều tên khácnhau, đưa nhân loại đến giai đoạn phát triển mới cũng với những tên gọi khác nhau (Kinh

tế số, kinh tế mềm, kinh tế tri thức, xã hội thông tin, xã hội tri thức…)

Trang 23

Nguồn: ICTnews

CMCN 4.0 kế thừa những thành tựu lớn của cách mạng công nghiệp lần 3 để lại,hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), SMAC (Nền tảng công nghệ phát triểnthông minh bao gồm Social, Media, Mobile, Analytics, Cloud), công nghệ nano, công

CMCN 4.0 tạo ra những nhà máy thông minh (smart factory) Trong các nhà máythông minh với cấu trúc kiểu môđun, hệ thống thực - ảo giám sát các quy trình thực tế,tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán Qua IoT, các

hệ thống thực - ảo giao tiếp, cộng tác với nhau, với con người trong thời gian thực, cùngvới sự hỗ trợ của Internet dịch vụ (Internet of Services), dịch vụ nội hàm và dịch vụ phốihợp giữa các tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng

Ba trụ cột quan trọng để phát triển công nghiệp 4.0 là: công nghệ vật lý, công nghệ

số và công nghệ sinh học Trong đó, công nghệ số liên quan đến rất nhiều ứng dụng tronglĩnh vực ngân hàng, bao gồm các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, học máy, điện toán đámmây,blockchain.…

Trang 24

CMCN 4.0 là môi trường thông minh, có kết nối Internet, có tập hợp dữ liệu lớn,với những đặc điểm như: Tốc độ thay đổi nhanh chóng; Tác động rộng và sâu (mọi mặtcuộc sống và mọi chủ thể -cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, quốc gia và toàn cầu); Kếtnối, chia sẻ dữ liệu là nhân tố chính; Có tác động tích cực về lâu dài nhưng tiêu cực trongngắn hạn; Kết hợp nhiều công nghệ, hoạt động khác nhau; Kết nối giữa thực và ảo; Thayđổi dòng (flows) thông tin - dữ liệu, tri thức, vai trò của doanh nghiệp và cá nhân.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), sáng 18/1, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức “ Hội thảo ASEM về Thúc đẩy kinh tế số trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0” Buổi Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết về nền

kinh tế số, thực trạng, vai trò, tác động, thách thức và cơ hội để các cơ quan quản lý đưa

ra được những chính sách theo kịp sự phát triển của nền kinh tế số, hướng tới tăng trưởngvàkết nối bền vững trong khu vực

Theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử, Bộ Công Thương, ông Đặng HoàngHải, kinh tế số mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội cho các nền kinh tế thay đổi và thựchiện tốt hơn các hoạt động kinh tế, tạo ra những mô hình kinh doanh mới, giúp thúc đẩyGDP trên toàn cầu Kinh tế số cũng có thể giúp các quốc gia tăng năng suất, hiệu quả vàtính minh bạch trong thương mại quốc tế Ông Hải cũng cho rằng, Cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 dựa trên nền tảng cách mạng công nghệ số sẽ mang lại cho nền kinh tế cáctiềm năng và thúc đẩy sự sáng tạo Các cơ hội của nền kinh tế số đối với doanh nghiệp đó

là doanh nghiệp có thể dễ dàng phát triển liên kết thương mại với người tiêu dùng thôngqua nền tảng thương mại điện tử Các doanh nghiệp cũng thuận tiện trong việc phát triểncác dịch vụ hỗ trợ thanh toán, bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng, ; tham gia vào việc pháttriển hạ tầng số Công nghệ cao vượt trội từ cuộc CMCN 4.0 mang lại đang tác động rấtmạnh vào ngành ngân hàng và các định chế tài chính truyền thống và được dự báo sẽmang lại sự thay đổi toàn diện ngành tài chính nói chung trong thời gian tới

1.2.4 Một số khái niệm mới

Trang 25

Việt Nam có những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với CMCN 4.0 Với

cơ cấu dân số trẻ, đa phần sống ở khu vực nông thôn nhưng trình độ học vấn và khảnăng tiếp cận các dịch vụ công nghệ mới của người dân Việt Nam đạt mức khá so vớicác nước trên thế giới Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của người dân Việt Nam cũngđạt mức cao, trung bình một người dân sở hữu nhiều hơn một thuê bao di động Trongbối cảnh đó, ngành Ngân hàng nói chung cũng như lĩnh vực thanh toán nói riêng tạiViệt Nam đã và đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0, cùngvới đó sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngânhàng (Fintech); đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành Ngânhàng, trong đó có hoạt động thanh toán tại Việt Nam Vậy Fintech là gì?

Khi các chuỗi công ty Start-up lần lượt ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính năm

2008, những cuộc cách mạng về công nghệ trong lĩnh vực tài chính đã trỗi dậy một cáchmạnh mẽ, làm thay đổi cách thức hoạt động của thế giới ngân hàng nói riêng và thị

trường tài chính trên thế giới nói chung Đây cũng là lúc thuật ngữ Fintech ra đời Ban

đầu, thuật ngữ này chỉ được dùng khi nói về hệ thống xử lý dữ liệu( back-end) thiết lậpmạng lưới người tiêu dùng của các tổ chức tài chính thương mại Từ sự bùng nổ của cuộccách mạng Internet và cách mạng Internet trên nền tảng di động, ngành công nghệ tàichính đã bùng nổ Fintech, vốn ban đầu chỉ được áp dụng cho các ứng dụng văn phòngcủa các ngân hàng hoặc các công ty thương mại, đã lấn sang các lĩnh vực tài chính Haytóm lại, Fintech là viết tắt của từ Financial technology (công nghệ trong tài chính), vàđược sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, côngnghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệuquả của hoạt động ngân hàng và đầu tư

Các công ty fintech được chia thành 2 nhóm Nhóm thứ nhất là các công ty phục

vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vaymượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup Nhóm còn lại là các công ty thuộc

Trang 26

Về cơ bản , ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyểntiền Fintech còn cung cấp các dịch vụ trải rộng hơn như gọi vốn Cộng đồng( Crowd-funding), cho vay ngang cấp( peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân( PersonalFinance), Công nghệ bảo hiểm( Insur - Tech), tiền tệ số(Crypto Blockchain), quản trị dữliệu(Data Mnagement ),…

Nguồn: CBINSIGHTS

Tiềm năng mở rộng của Fintech là vô cùng lớn Nhiều sáng kiến Fintech có tầmảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, tư vấn tài chính và sản phẩm tàichính Các Công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo( AI), phân tích và dự đoán hình vi , tiếpthị theo phân tích dữ liệu sẽ đưa ra phỏng đen và thói quen ra khỏi các quyết định tàichính bởi những ứng dụng của Fintech sẽ không chỉ đơn thuần tìm hiểu thói quen củangười dùng mà còn thu hút người dùng ra những quyết định chi tiêu và tiết kiệm trong vôthức tốt hơn

Fintech là một trong những tín hiệu thành công dẫn đầu cho cuộc cách mạng 4.0,mang đến cho con với những tiện ích thông qua sự phát triển công nghệ toàn diện đặcbiệt trên lĩnh vực công nghệ thông tin Các tác động Fintech tạo ra một lần nữa khẳngđịnh tầm quan trọng mà trên nền tảng công nghệ mang lại

Trang 27

Làm thay đổi các kênh dịch vụ tài chính truyền thống: Xu thế phát triển mạnh mẽcủa các kế bán hàng qua internet , đặc biệt ở dịch vụ ngân hàng như Mobilebanking,Tablet Banking, Ngân hàng Kỹ thuật số, Internetbaking,… Ứng dụng công nghệ cao :Bigdata là một ví dụ cụ thể giúp phân tích hành vi của khách hàng, giảm chi phí nhưng

vô cùng hiệu quả , nâng cao chất lượng dịch vụ Thay đổi thị trường lao động lĩnh vực tàichính : nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao gia tăng( giỏi về chuyên môn tài chínhlẫn Công nghệ thông tin)

Các chuyên gia đến từ Solidiance dự đoán, đến năm 2020, thị trường Fintech ViệtNam sẽ đạt mức 7,8 tỷ USD Từ năm 2015, các startup về Fintech phát triển mạnh mẽ tạithị trường Việt Nam, từ đó nó dần trở thành một tín hiệu tốt gây chú ý với cộng đồngcũng như các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này, đặc biết là tại Hà Nội vàTP.HCM Tuy nhiên, nếu so với các quốc gia khác trong khu vực con số này còn rấtkhiêm tốn Ví dụ, theo một thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2017-2018, Singapore cókhoảng hơn 490 công ty fintech, Malaysia 196 công ty, Indo - nesia là 262 công ty, thuộclĩnh vực này Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường Fintech Đông Nam Ácũng như tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho các startup và các doanhnghiệp lớn trong thời gian tới Fintech là danh sách hiếm hoi có sự góp mặt các startuptầm thế giới như Momo trong Top 100 fintech thế giới và ứng dụng số 1 thế giới về quản

lý chi tiêu Money Lover Một vài công ty đã ứng dụng AI và data-sciene vào sản phẩmdịch vụ, đi vào cuộc sống thường ngày của rất nhiều người như FEcredit, Tima vàTrusting Social

Để Công nghệ tài chính thực sự góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, NHNN đãbước đầu triển khai nghiên cứu một số lĩnh vực FinTech, làm cơ sở xây dựng các chínhsách phù hợp, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, vừa đảm bảo sự phát triển hài hòa củaFinTech và ngân hàng, kiểm soát rủi ro, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng Tiếp thu kinhnghiệm quản lý FinTech ở một số nước, NHNN dự kiến xây dựng khuôn khổ pháp lý thửnghiệm cho hoạt động FinTech ở Việt Nam Fintech mặc dù vẫn là lĩnh vực tồn tại nhiều

lo ngại, tuy nhiên những lo ngại này trên thực tế là không đáng kể Fintech được xem là

Trang 28

bứt phá lớn về công nghệ tài chính Với những thành tựu đã đạt được và tiềm năng có thểtrông thấy trong tương lại, Fintech chắc chắc sẽ còn vươn xa.

Blockchain

Blockchain hay cuốn sổ cái (dịch ra tiếng việt là chuỗi khối), tên ban đầu của nó

là block- chain, là một hệ thống cơ sở dữ liệu chứa thông tin, được dùng để lưu trữ thông

tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau, và được quản lý bởi tất cả mọi ngườitham gia hệ thống, thay vì một bên thứ 3 riêng lẻ như nhà nước hay ngân hàng trungương; đồng thời cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn bằng một hệ thống mã hóaphức tạp, và được mở rộng theo thời gian Đây là cách sử dụng mạng lưới với nhiều lợiích rõ ràng Cơ sở dữ liệu Blockchain sẽ không được lưu trữ ở một vị trí duy nhất, đồngnghĩ với việc các hồ sơ đều được công khai và dễ dàng kiểm chứng

Sẽ không có một phiên bản tập trung nào của thông tin này tồn tại để hacker pháhoại Được lưu trữ bởi hàng triệu máy tính cùng một lúc, dữ liệu của nó có thể được tiếpcận bởi bất kỳ ai trên thế giới internet rộng lớn

Nguồn: Kenniex

Trong hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính, gồm: Public Blockchain là hệthống blockchain mà bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain được.Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay thậmchí là hàng vạn nút tham gia Do đó, để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bấtkhả thi vì chi phí rất cao

Trang 29

Loại thứ hai là Private Blockchain Đây là hệ thống blockchain cho phép ngườidùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về một bên thứ

ba tuyệt đối tin cậy Bên thứ ba này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệutrong một số trường hợp Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trênBlockchain

Cuối cùng là Permissioned Blockchain, hay còn gọi là Consortium, là một dạngcủa Private Blockchain nhưng bổ sung một số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềmtin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private Ví dụ: Cácngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình

Blockchain được tạo ra để chống lại sự thay đổi dữ liệu trong hệ thống, đồngthời công nghệ blockchain (Blockchain technology) cũng có một tính năng rất đặc biệt đó

là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian nào để xác nhận thông tin Bởi vìtrong hệ thống Blockchain tồn tại rất nhiều nút hoạt động độc lập có khả năng xác thựccác thông tin trong hệ thống mà không đòi hỏi “dấu hiệu của niềm tin”

Thông tin khi được nhập vào trong chuỗi khối blockchain thì sẽ không thể thay đổi

và chỉ được bổ sung thêm khi có sự chấp thuận của tất cả mọi người trong hệ thống Đây

là một hệ thống đảm bảo sự an toàn rất cao cho các dữ liệu trước các nguy cơ bị đánhcắp, nhất là các dữ liệu nhạy cảm như tài khoản ngân hàng online, tài khoản thẻ thanhtoán… Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain bị tấn công, thì các phần kháckhông bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin

Trang 30

Nguồn: Petrotime, Công nghệ nền tảng blockchain có tiềm năng phát triển trong nhiều lĩnh vực

Ứng dụng của Blockchain trong dịch vụ tài chính, ngân hàng là đa dạng và phong

phú Bitcoin Atom là một nhánh mới của Bitcoin cho phép trao đổi tiền mã hóa dễ dàng

mà không tốn phí giao dịch và không thể bị tấn công khi giao dịch, khiến Bitcoin thực sựđược phân cấp lại Công nghệ này dựa trên các hoán đổi nguyên tử (atomic swaps) –được xem là một công cụ vô giá để trao đổi các đồng tiền mã hóa và không cần phải cómột bên thứ ba đáng tin cậy Nhưng hiện tại, việc áp dụng rộng rãi các giao dịch hoán đổinguyên tử đã bị ngăn chặn vì chúng đòi hỏi phải có kỹ năng kỹ thuật cao; Bitcoin Atom

có thể giải quyết vấn đề này một phần nào đó

Một ứng dụng nữa mà blockchain mang đến cho các ngân hàng đó là hệ thốngnhận diện khách hàng dựa trên sổ cái phân tán Điều này thực sự hiệu quả vì tất cả cácngân hàng, tổ chức tín dụng đều phải có quy trình xác thực KYC (Know Your Customer).Blockchain cho phép người dùng xác minh danh tính chỉ bằng một bước đơn giản vàthông tin này được lưu trữ và được cấp quyền cho các ngân hàng khác trong hệ thống.Các hoạt động tài chính và ngân hàng có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm tiền gửi và

Trang 31

cho vay Nhưng tại một số ngân hàng lớn hiện nay trên thế giới, việc đảm bảo vẫn chưachắc chắn.

Securrency là một nền tảng giao dịch tiền mã hóa và một vài loại tài sản, bao gồm

cả những tài sản không hoán đổi thành tiền mặt, được trao đổi thông qua token củaSecurrency Dự án cho phép tiền mã hóa được giao dịch bên ngoài các giao dịch chuyêndụng của chúng Ripple là một dạng blockchain, nhắm đến việc trở thành một nhà cungcấp giải pháp thanh toán toàn cầu bằng cách kết nối ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụthanh toán, doanh nghiệp và các giao dịch tài sản kỹ thuật số, cho phép giải quyết ngaytức thì, theo nhu cầu trên toàn cầu ABRA là một ứng dụng toàn cầu và ví tiền mã hóacho phép bạn mua, đầu tư và trữ 20 loại tiền mã hóa, bao gồm Bitcoin, ethereum,litecoin… Aeternity là một nền tảng blockchain có khả năng mở rộng cao này có thểđược sử dụng cho bất kỳ ứng dụng nào yêu cầu tốc độ giao dịch cao, bao gồm các hợpđồng thông minh được tạo ra từ các thanh toán chuỗi, nano và vi mô

Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ blockchain, toàn bộ hệ thống phân phối cáckhoản tiền gửi và nhận sẽ được phân cấp và sẽ không bị kiểm soát bởi bất cứ cá nhân hay

tổ chức nào Hoặc đơn giản như quá trình thanh toán bảo hiểm Thay vì cách thức hoạtđộng truyền thống, quá trình chi trả bảo hiểm sẽ được thực hiện tự động Hệ thống sẽhoạt động trên hợp đồng thông minh, xác minh tự động và không hề có sự chậm trễ giữacác bên và quá trình chi trả được thực hiện ngay lập tức

Tuy vậy, do sự biến động của thị trường tiền ảo mà ứng dụng blockchain có khảnăng mang lại rủi ro cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các đơn vị quản lý tại Châu Á TháiBình Dương vẫn chưa thể nắm bắt rõ các loại tiền ảo Thái độ của Ngân hàng Thanh toánquốc tế cho thấy các giao dịch blockchain vẫn sẽ còn khó được chấp nhận trong thời giantrước mắt

Trang 32

1.3 Khung phân tích lý thuyết

Nghiên cứu này được phát triển dựa trên khung lý thuyết của Phan Thị Cúc(2001), Hoàng Hà (2017) và Lương Đình Hải để xây dựng cơ sở lí thuyết, từ đó tiến đếnphân tích chuyên sâu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trong bài nghiên cứu này, số liệu thứ cấp được thu thập thông qua Internet và cáccông trình nghiên cứu liên quan Trong đó có số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ TàiChính, tạp chí Tài Chính, EY report, PwC Global Report,

1.4.2 Phương pháp phân tích

Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để đánh giá một cách tổng quan

về tình hình ảnh hưởng của CMCN 4.0 lên hệ thống các trung gian tài chính

Dựa trên nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra một số biện pháp phù hợp nhằm đónggóp cho sự phát triển của cá trung gian tài chính trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp4.0

Trang 33

2 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1.5 Kết quả

1.5.1 Sự thay đổi của Ngân hàng thương mại trong CMCN 4.0

Đối với mô hình tổ chức, quản trị tại các ngân hàng:

Nhiều công nghệ hiện đại, đột phá như Cloud, BigData, AI, Blockchain… đã đượccác ngân hàng ứng dụng vào hoạt động, dịch vụ ngân hàng - tài chính hoặc tăng cườnghợp tác với công ty FinTech Điều này sẽ đưa đến một số tác động lớn trong hệ thốngngân hàng như nguồn nhân lực phải thay đổi theo hướng tinh gọn, có kỹ năng số, tinhthông nghiệp vụ, am hiểu về tài chính công nghệ ; các hạ tầng thị trường tài chính, trong

đó có hệ thống thanh toán cần phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh cách mạng côngnghệ 4.0( Big Data, AI, Blockchain,…)

Không những vậy, CMCN 4.0 còn làm thay đổi căn bản mô hình kinh doanh, quảntrị ở các ngân hàng theo xu hướng ngân hàng số, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ thànhtựu của cách mạng công nghệ 4.0; thay đổi kênh phân phối theo hướng số hóa, đa kênhđồng nhất (Omni - Chanel), đòi hỏi tái thiết kế các sản phẩm dịch vụ lấy khách hàng làmtrung tâm

Các ngân hàng thời nay đã có những bước đầu ứng dụng AI trong việc quản lýdanh mục rủi ro, quản lý khách hàng, quản lý cơ sở dữ liệu Với khả năng tự học hỏi vàthích nghi, tiềm năng của AI là không giới hạn trong hầu hết các ứng dụng, vì vậy, yêucầu đặt ra với ngành Ngân hàng là nắm bắt được xu hướng và thời cơ để có thể ứngdụng vào cách làm việc và kiểm soát AI để đảm bảo hoạt động ngân hàng diễn ra antoàn, hiệu quả tránh những rủi ro có thể xảy ra

Hệ thống ngân hàng là một thành phần của nền kinh tế nói chung và hệ thống cáctrung gian tài chính nói riêng, lĩnh vực hoạt động có tính liên thông và ứng dụng côngnghệ ở mức độ cao, là mạch máu của xã hội nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và bắt buộcphải chuyển mình theo CMCN 4.0 CMCN 4.0 tạo ra những bước tiến mới trong thay đổi

Ngày đăng: 14/08/2020, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w