Họ và Tên:VŨ THỊ THƯƠNG Lớp :QHS-2007-Sư phạm hóa Môn học:Phương pháp dạy học hóa học. Bài 25: KIMLOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIMLOẠI KIỀM (Hóa học 12-ban cơ bản) Tiết 1.KIM LOẠI KIỀM. I.Mục tiêu của bài học. 1.Về kiến thức: +Biết được vị trí của kimloại kiềm trong bảng tuần hoàn. +Biết được tính chất vật lý,tính chất hóa học của kimloại kiềm. +Biết được trạng thái tự nhiên,ứng dụng và phương pháp điều chế của kimloại kiềm. +Giải thích được tính chất hóa học đặc trưng của kimloại kiềm là tính khử. 2.Về kỹ năng. +Rèn được kỹ năng viết phương trình phản ứng hóa học. +Rèn được thao tác tư duy theo trình tự:từ vị trí,cấu tạo …suy ra tính chất hóa học đặc trưng của kimloại kiềm. 3.Về thái độ. +Học tập nghiêm túc. II.Chuẩn bị. *Chuẩn bị của giáo viên: -Chuẩn bị bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. -Chuẩn bị bảng 6.1 SGK trang 106. -Chuẩn bị sơ đồ điện phân NaCl nóng chảy. *Chuẩn bị của học sinh: -Ôn lại bài cũ. -Chuẩn bị bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. -Đọc trước bài mới. III.Phương pháp giảng dạy. -Phương pháp đàm thoại,hỏi đáp. -Phương pháp nêu vấn đề. IV.Hoạt động dạy học. 1.Ổn định lớp. 2.Nội dung bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:Vị trí và cấu tạo GV:Yêu cầu học sinh: +Dựa vào bảng hệ thống tuần hoàn cho biết vị trí của KLK?Đọc tên các nguyên tố trong nhóm? +Viết cấu hình electron của Li(Z=3),Na (Z=11),K (Z=19). Và cho biết đặc điểm của electron lớp ngoài cùng? GV:Nhận xét và bổ xung: -Các KLK có 1 electron ở lớp ngoài cùng và điền vào phân lớp ns→Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các HS: +KLK thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn,các nguyên tố KLK đứng đầu mỗi chu kỳ. +Các nguyên tố KLK:liti(Li) ,Natri (Na),kali (K),rub đi(Rb),xesi(Cs) và franxi (Fr). HS:cấu hình electron. Li(Z=3):1s 2 2s 1 Na(Z=11):1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 K(Z=19): 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 +Đặc điểm :Có 1 electron ở lớp ngoài cùng. KLK có dạng ns 1 . Hoạt động 2:Tính chất vật lý. GV:Yêu cầu học sinh: +Dựa vào SGK và bảng 6.1( SGK trang 106) hãy cho biết màu sắc ,nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi,khối lượng riêng,độ cứng của các kimloại kiềm? GV:Nhận xét và bổ xung: + KLK có nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi thấp,khối lượng riêng nhỏ,độ cứng thấp là do KLK có mạng tinh thể lập phương tâm khối,cấu trúc tương đối rỗng.Trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kimloại yếu. Hoạt động 3:Tính chất hóa học. GV:Yêu cầu học sinh. +Dựa vào cấu hình electron của KLK hãy dự đoán tính chất hóa học của KLK? GV:Nhận xét và bổ xung: +Do các KLK có năng lượng ion hóa nhỏ,vì vậy KLK có tính khử mạnh. +Tính khử tăng dần dần từ liti đến xesi. +Trong các hợp chất,KLK có số oxihoa là +1. *Xét phản ứng tác dụng với phi kim. GV:NX:Các KLK dễ dàng khử các phi kim thành cac ion âm. GV:Yêu cầu học sinh: +Viết phương trình phản ứng của Na,K với O 2 ,Cl 2 ? GV:Nhận xét và bổ xung. +Phương trình chung. 4M+O 2 →2M 2 O 2 M+Cl 2 →2MCl +Các KLK cháy trong Oxi với màu ngọn lửa khác nhau:Natri cháy với ngọn lửa màu vàng,Kali cháy với ngọn lửa HS: +Các KLK có màu trắng bạc,có ánh kim. +Nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi thấp. +Khối lượng riêng nhỏ. +Độ cứng thấp. HS: +Các KLK có 1 electron ở lớp ngoài cùng →dễ nhường 1 electron để thể hiện tính khử. HS: 4Na+O 2 →2Na 2 O (natrioxit) 4K+O 2 →2K 2 O (kali oxit) 2Na+Cl 2 →2NaCl (natriclorua) 2K+Cl 2 →2KCl (kali clorua) màu tím,Liti cháy với ngọn lửa màu đỏ .Vì vậy có thể dùng tính chất này để nhận biêt các KLK với nhau. +KLK cháy trong Oxi khô sẽ tạo ra các hợp chất peoxit. 2 M+O 2(khô) →M 2 O 2 VD: 2Na+O 2(khô) →Na 2 O 2 (natri peoxit) *Xét phản ứng tác dụng với axit. GV:KLK khử mạnh các ion H + thành H 2 . Yêu cầu học sinh;Viết phương trình phản ứng của Na với axit HCl,HNO 3 , GV:Lưu ý:Các phản ứng của KLK với axit xảy ra rất mãnh liệt,có thể gây nổ khi tiếp xúc và tỏa nhiệt mạnh. Phương trình tổng quát: 2M+2H + →2M + +H 2 *Tác dụng với nước. GV:KLK Khử nước dễ dàng ở nhiệt độthường và giải phóng H 2 . Yêu cầu học sinh:Viết phương trình của Na tác dụng với nước? GV:Lưu ý. +Phương trình tổng quát: 2M+2H 2 O→2MOH +H 2 Khi phản ứng với nước thì : +Natri bị nóng chảy,chạy trên mặt nước. +Kali tự bùng cháy. +Rubuđi và Xesi phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước. *Chú ý:Vì các KLK phản ứng dễ dàng với Oxi và nước trong không khí lên người ta bảo quản KLK bằng cách ngâm KLK trong dầu hỏa. Hoạt động 4:Ứng dụng,trạng thái tự nhiên và điều chế. GV:Dựa vào SGK hãy nêu ứng dụng của KLK? HS: 2Na+2HCl→2NaCl +H 2 2Na+2HNO 3 → 2 NaNO 3 +H 2 HS: 2Na+2H 2 O→2 NaOH +H 2 HS: +Ứng dụng của KLK: -Dùng để chế tạo hợp kimcó nhiệt độ nóng chảy thấp. GV:Yêu cầu học sinh dựa vào SGK cho biết trạng thái tự nhiên của KLK? GV:+Để điều chế kimloại kiềm, người ta dùng phương pháp nào ? +Quan sát hình 6.1(SGK –trang 108) để hiểu quá trình điện phân NaCl nóng chảy. Viết sơ đồ điện phân, phản ứng ở mỗi điện cực và phương trình điện phân?. -Hợp kim Liti-nhôm siêu nhẹ ,được dùng trong kỹ thuật hàng không. -Xesi được dùng làm tế bào quang điện. HS:Trong tự nhiên .các KLK không có ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất .Trong nước biển có NaCl,trong đất có các hợp chất silicat,aluminat. HS:Muốn điều chế KLK người ta cần phải khử các ion của chúng. M + +e→M Nguyên tắc: điện phân muối nóng chảy: M + + e M Điều chế Na: -Nguyên liệu: NaCl tinh khiết -Phương pháp: Điện phân nóng chảy NaCl, trong bình điện phân có cực dương bằng than chì, cực âm bằng thép. -Các phản ứng xảy ra khi điện phân: * Cực âm:Na + +e → Na (Quá trình khử) *Cực dương:2Cl – →Cl 2 + e ( QT oxi hóa) Phương trình điện phân: 2NaCl (r) 2Na + Cl 2 Hoạt động 5.Bài tập củng cố 1) Tính chất hóa học đặc trưng của kimloại kiềm là gì? Giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa với Kali? 2) Viết phương trình phản ứng biểu diễn các chuyển hóa sau ( ghi rõ điều kiện nếu có) M → M 2 O → MOH → M 2 CO 3 → MHCO 3 MCl → MOH 3) Có thể điều chế kimloại kiềm Na bằng cách nào sau đây? A. điện phân dd NaCl bão hòa. B. điện phân dd NaCl. C. điện phân NaOH rắn . D. điện phân NaCl nóng chảy. *Bài tập về nhà: làm bài tập ở SGK : 1,2,8 trang 111. Điện phân nóng chảy đpnc ↓ . . phạm hóa Môn học: Phương pháp dạy học hóa học. Bài 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM (Hóa học 12- ban cơ bản) Tiết 1 .KIM LOẠI KIỀM tiêu của bài học. 1.Về kiến thức: +Biết được vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn. +Biết được tính chất vật lý,tính chất hóa học của kim loại kiềm.