1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc trong quản lý của văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện văn yên, tỉnh yên bái

110 40 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM TRUNG KIÊN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM MƯU, GIÚP VIỆCTRONG QUẢN LÝ CỦA VĂN PHÒNG CẤP ỦY VÀCHÍNH QUYỀN HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGNGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020

1

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM TRUNG KIÊN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM MƯU, GIÚP VIỆCTRONG QUẢN LÝ CỦA VĂN PHÒNG CẤP ỦY VÀCHÍNH QUYỀN HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾMã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Anh Tài

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020

1

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS TS Đỗ Anh Tài Các kết quả nghiên cứu

được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác và thông tin trích dẫn trong luận văn đềuđã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020

Tác giả

Phạm Trung Kiên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự kính trọng và tình cảm chân thành của mình, cho phép tôiđược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu, Khoa sau đại họcthuộc trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học TháiNguyên, toàn thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý kinh tế, các thầy côgiáo đã trực tiếp giảng dạy và tham gia quản lý tôi trong quá trình học tập vàthực hiện luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Anh Tài đã tận tình

và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên, tỉnhYên Bái, các phòng chức năng, các đồng chí đồng nghiệp đã động viên giúpđỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tôi có được số liệu, tư liệu cũng như ýkiến đóng góp trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn.

Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do khả năng cóhạn, do đó luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự chỉ dẫnvà góp ý của các chuyên gia, các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp.Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020

Tác giả

Phạm Trung Kiên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp của luận văn về mặt học thuật, lý luận và thực tiễn: 3

5 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THAMMƯU, GIÚP VIỆC CỦA VĂN PHÒNG 5

1.1 Cơ sở lý luận về công tác tham mưu, giúp việc của văn phòng 5

1.1.1 Khái niệm cơ bản 5

1.1.2 Vai trò của công tác tham mưu, giúp việc 10

1.1.3 Mối quan hệ giữa tham mưu, giúp việc 12

1.1.4 Yêu cầu trong tham mưu, giúp việc 13

1.1.5 Các nội dung tham mưu của Văn phòng 14

1.1.6 Chất lượng công tác tham mưu, giúp việc của văn phòng cấp ủy và chínhquyền huyện 18

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam 19

1.2.1 Kinh nghiệm trong công tác tham mưu, giúp việc của văn phòng cấp ủyhuyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 19

1.2.2 Kinh nghiệm trong công tác tham mưu, giúp việc của văn phòng Cấp ủyvà Chính quyền huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa 22

1.2.3 Bài học rút ra 23

Trang 6

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 25

2.2 Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 25

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 28

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 29

2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng chất lượng tham mưu, giúp việc của Vănphòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian qua 29

2.3.2 Chỉ tiêu nội dung cụ thể cần xây dựng nhằm nâng cao chất lượng công táctham mưu, giúp việc của Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnhYên Bái trong thời gian tới 29

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM MƯU, GIÚP VIỆC CỦAVĂN PHÒNG CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN HUYỆN VĂN YÊN,TỈNH YÊN BÁI 32

3.1 Khái quát về huyện Văn Yên 32

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 32

3.1.2 Hệ thống các phòng chuyên môn thuộc huyện 36

3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn 37

3.2 Thực trạng của Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện 38

3.3.2 Tham mưu, tổng hợp giúp HĐND, UBND huyện 55

3.3.3 Tham mưu, giúp cấp ủy, chính quyền phổ biến, quán triệt, triển khai thựchiện sơ kết, tổng kết các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnhủy và Huyện ủy 56

Trang 7

3.3.4 Tham mưu, giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện

công tác nội chính, tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo 57

3.3.5 Công tác thông tin tổng hợp phục vụ cấp ủy, chính quyền 57

3.3.6 Công tác tham mưu, biên soạn, thẩm định văn bản của cấp ủy, chínhquyền 60

3.3.7 Công tác Văn thư – lưu trữ 62

3.3.8 Công tác phục vụ hoạt động cấp ủy, chính quyền 70

3.3.9 Hoạt động của Bộ phận hành chính công 71

4.1 Quan điểm, định hướng 78

4.3.1 Đối với Nhà nước 86

4.3.2 Đối với Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 86

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 93

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND : Hội đồng nhân dânUBND : Ủy ban nhân dân VP : Văn phòng

CNTT : Công nghệ thông tinCTVT : Công tác văn thưVB : Văn bản

VTLT : Văn thư lưu trữ

CB, CC, VC : Cán bộ, Công chức, viên chức

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức văn phòng cấp ủy và chínhquyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 48Bảng 3.2: Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức văn phòng cấp ủy

và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 50

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼBiều đồ

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu CBCCVC theo độ tuổi của Văn phòng cấp ủy và chínhquyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2019 48Biểu đồ 3.2: Chất lượng tham mưu trong quản lý của Văn phòng cấp ủy vàchính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 61Biểu đồ 3.3: Chất lượng phục vụ của Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyệnVăn Yên, tỉnh Yên Bái 71Biểu đồ 3.4: Thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận hành chính

công của Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnhYên Bái 73Biểu đồ 3.5: Mức độ hài lòng của người dân về cách phục vụ tại bộ phận hành

chính công của Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên,tỉnh Yên Bái 74

Hình vẽ

Hình 3.1: Giao diện hệ thống quản lý văn bản đi 64Hình 3.2 Giao diện hệ thống quản lý vb đến 66

Trang 11

Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, được thành lập trêncơ sở hợp nhất Văn phòng Huyện ủy với Văn phòng HĐND, UBND huyện,đi vào hoạt động từ 01/7/2018 Với vị trí là cơ quan tham mưu, giúp việc củacấp uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, trực tiếp và thườngxuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ, Thường trực Hội đồng nhândân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời là cơ quan chuyên môn củaỦy ban nhân dân huyện Chức năng, nhiệm vụ thực hiện hợp nhất các chứcnăng, nhiệm vụ của Văn phòng Huyện ủy với Văn phòng Hội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân huyện theo Quy định số 220-QĐ/TW ngày 27/12/2013của Ban Bí thư Trung ương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014của Chính phủ Từ khi hợp nhất, Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyệnVăn Yên, tỉnh Yên Bái đã tích cực làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.Chất lượng và sự hiệu quả trong công tác tham mưu, giúp việc của cơ quanVăn phòng cấp ủy và chính quyền huyện trong thời gian qua đã góp phầnnâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Cấp ủy, HĐND, UBND huyện,đồng thời góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chínhtrị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Văn Yên.

Trang 12

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tham mưu, giúp việc củaVăn phòng cấp ủy và chính quyền vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất địnhnhư: việc tham mưu ban hành một số văn bản chỉ đạo, điều hành chất lượngchưa cao, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành thấp; việcquản lý hệ thống số liệu còn chưa khoa học, chưa kịp thời cập nhật thông tin,số liệu mới, có lĩnh vực số liệu cung cấp còn thiếu chính xác ảnh hưởng đếnquá trình ra quyết định của lãnh đạo huyện; đội ngũ cán bộ, công chức cònthiếu, có mặt công tác còn hạn chế; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phụcvụ cho việc cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin còn thiếu vàchưa đồng bộ; mối quan hệ phối hợp công tác giữa cơ quan Văn phòng huyệnvới các cơ quan, đơn vị cấp huyện và UBND các xã, thị trấn có lúc, có việcchưa thường xuyên, chưa thông suốt, hiệu quả chưa cao.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, góp phần xây dựng cơ quan Vănphòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên ngày càng vững mạnh, đáp ứng

được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tôi chọn đề tài: "Nâng cao chất

lượng tham mưu, giúp việc trong quản lý của Văn phòng cấp ủy và chínhquyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái " làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác văn phòng.- Phân tích thực trạng công tác tham mưu, giúp việc của Văn phòng cấpủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên bái, những kết quả đạt được,những hạn chế, nguyên nhân.

Trang 13

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thammưu, giúp việc của Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnhYên Bái.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Về đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng: Công tác tham mưu, giúp việc (thông qua đội ngũ cán bộ,

công chức văn phòng) nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc của Vănphòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

3.2 Về phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

- Phạm vi nghiên cứu: Trong giai đoạn 2017 - 2019.

4 Những đóng góp của luận văn về mặt học thuật, lý luận và thực tiễn:

Bước vào giai đoạn phát triển mới, trong xu thế hội nhập quốc tế ngàycàng sâu rộng, việc nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phục vụ lãnh đạocủa cấp ủy; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng cấp ủyvà chính quyền huyện là hết sức cấp thiết Do đó, việc nghiên cứu đề tài luậnán có ý nghĩa quan trong cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Luận văn đã làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đềnghiên cứu và xây dựng khung lý luận về nâng cao chất lượng tham mưu,giúp việc của Văn phòng cấp ủy và Chính quyền huyện Cung cấp luận cứkhoa học để xây dựng các đề án tăng cường chất lượng, hiệu quả công táctham mưu, giúp việc của Văn phòng cấp ủy và Chính quyền huyện Văn Yên,tỉnh Yên Bái Đồng thời cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho cácnghiên cứu sau đó cùng chuyên đề.

Đặc biệt, luận văn đã đưa ra khái quát tình hình của huyện Văn Yên,tỉnh Yên Bái; khái quát về cơ quan Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền huyệnVăn Yên; những thuận lợi, khó khăn của địa phương gắn với công tác thammưu, giúp việc của cơ quan Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền huyện Đưa ra

Trang 14

được thực trạng công tác tham mưu, giúp việc của Văn phòng cấp ủy vàChính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Thông qua khảo sát và phân tíchthực trạng, đưa ra được những mặt đã đạt được, những vấn đề còn khó khăn,tồn tại và chỉ ra được các nguyên nhân của thực trạng này Đưa ra được mộtsố giải pháp khả thi, áp dụng cho cả Huyện ủy, HĐND, UBND huyện VănYên, tỉnh Yên Bái và các cơ quan khác Góp phần cải tiến lề lối làm việc,nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hệ thống chính trị; giúpcấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hộiđảng bộ các cấp.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được chialàm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tham mưu – giúp việccủa văn phòng

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng công tác tham mưu, giúp việc của Văn phòngcấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu, giúpviệc của Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Trang 15

1.1.1.1 Khái niệm Văn phòng

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN tại ViệtNam, có rất nhiều tổ chức đang hoạt động như các cơ quan quyền lực nhànước; các cơ quan hành chính nhà nước; các cơ quan tư pháp; tổ chức chínhtrị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp; cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang;các tổ chức phi chính phủ; các doanh nghiệp… Trong cơ cấu của cơ quan, tổchức đó thì “Văn phòng” là một phận không thể thiếu, thậm chí đối với cácdoanh nghiệp thì văn phòng (trụ sở chính) được pháp luật quy định như làmột bộ phận bắt buộc khi tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh (khoản 1điều 35 của Luật Doanh nghiệp) Tuy nhiên, hiểu thế nào là văn phòng thì cónhiều cách hiểu khác nhau do cách nhìn khác nhau của tác giả Đã có nhiềutài liệu, báo cáo khoa học, giáo trình đang lưu hành hầu hết đều đưa ra cáccách hiểu về vấn đề này nhưng thực tế chưa có một quan điểm nào đượcthống nhất tuyệt đối.

Có quan niệm cho rằng văn phòng là “Văn phòng là một bộ máy điềuhành của cơ quan, đơn vị; là nơi thu thập, xử lý thông tin hỗ trợ của hoạt độngquản lý, là nơi chăm lo mọi lĩnh vực dịch vụ hậu cần, đảm bảo các điều kiệnhoạt động vật chất cần thiết cho hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức” Ở quanniệm này có thể hiểu văn phòng là một nhiệm vụ đa nhiệm vụ với nghiệp vụrất rộng, từ việc thực hiện các công việc điều hành như ra quyết định, tổ chứcthi hành quyết định, vấn đề tổ chức nhân sự… cho tới việc đảm bảo mọi điềukiện về cơ sở vật chất như mua sắm, bảo dưỡng, thiết kế, xây dựng… đảmbảo cho mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức được thông suốt Trên thực tế

Trang 16

văn phòng như quan niệm này đề cập có thường có tên gọi là “văn phòng”hoặc phòng “Hành chính – Quản trị” hoặc phòng “Hành chính – Tổ chức –Quản trị” hay phòng “Hành chính – Tổng hợp”.

Bên cạnh đó cũng có quan niệm cho rằng văn phòng chỉ là một bộ phậnthuộc khối hành chính văn phòng và chuyên thực hiện các thủ tục hành chínhnhư tiếp nhận và xử lý văn bản, giấy tờ; quản lý hồ sơ, tài liệu, cho một cơquan, một tổ chức Ở quan niệm này thì văn phòng được gọi là bộ phận “Vănthư” hoặc bộ phận “Văn thư – Lưu trữ” hay bộ phận “Văn thư – lễ tân”.

Ngoài ra, trên thực tế xã hội Việt Nam thì có tên gọi như văn phòngQuốc hội, văn phòng Chính phủ, Văn phòng UBND… trong trường hợp nàythì văn phòng không còn được hiểu là một đơn vị, một bộ phận của một cơquan, tổ chức nữa mà nó là một cơ quan, một tổ chức trong xã hội Ở trong cáccơ quan, tổ chức này vẫn có một bộ phận là phòng Hành chính hay phòngHành chính – Quản trị Quan niệm này không nằm trong phạm vi của quản trịhành chính văn phòng.

Như vậy, có thể thấy quan niệm của xã hội, cùa nhiều học giả đềunghiêng về cách hiểu văn phòng là một đơn vị giải quyết các thủ tục hànhchính, thực hiện các nghiệp vụ hành chính và thực thi các công việc hậu cần.Nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam và các nước trên thế giới, thì văn phòngkhông chỉ thực hiện các công việc như quản lý nhân sự, quản lý hoạt động sảnxuất kinh doanh, tham gia tích cực trong việc tìm kiếm, mở rộng đối tác haychăm sóc khách hàng… (nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệptư nhân) Chẳng hạn với một công ty có quy mô 250 công nhân thì văn phòngphải tham gia rất nhiều vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty từviệc tuyển dụng nhân sự, xây dựng kế hoạch sản xuất, tính toán lương, xăngxe… cho tới việc bảo vệ giữ gìn an toàn cho công ty Hay trong thời đại côngnghệ thông tin như hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt độngthương mại điện tử thì xuất hiện khái niệm “văn phòng ảo” cung cấp địa điểmgiao dịch của doanh nghiệp với địa chỉ xác định, số điện thoại, số fax, nhânviên lễ tân, biển hiệu

Trang 17

công ty, kế toán báo cáo thuế… Văn phòng ảo thuần túy chỉ là một nơi traođổi thông tin và thực hiện các giao dịch các bức thư điện tử, sự trao đổi quađiện thoại… nhưng hoạt động của doanh nghiệp vẫn bình thường.

Ngoài ra, các phòng chuyên môn trong một cơ quan, doanh nghiệp, đểthực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của mình thì phòng đó cũng cần cóngười thực hiện các công việc hành chính hỗ trợ cho các cá nhân chuyên mônkhác Ví dụ như phòng Kỹ thuật của một công ty, các kỹ sư làm tốt các côngviệc thiết kế, thí nghiệm, chế tạo các sản phẩm kỹ thuật thì cũng rất cần ngườihỗ trợ về công tác hành chính như nhận văn bản từ văn phòng công ty, soạnthảo văn bản cần thiết trình lãnh đạo hay chuẩn bị các công việc hành chínhcủa phòng khi làm việc với các phòng ban khác Ở một trường đại học, cáckhoa đào tạo đều có văn phòng khoa và ở đó có một bộ phận chuyên tráchthực hiện các công việc hành chính giúp việc cho lãnh đạo, hỗ trợ giảng viênvà tham gia quản lý sinh viên như soạn thảo các thông báo tới sinh viên theoyêu cầu của nhà lãnh đạo khoa, hỗ trợ giảng viên khi làm việc với sinh viên,quản lý hồ sơ, tài liệu của khoa, hướng dẫn sinh viên thực hiện các yêu cầutrong công tác đào tạo… Như vậy có thể thấy văn phòng đều xuất hiện trongtừng cơ quan, tổ chức hay các đơn vị, bộ phận trong tổ chức đó.

Ở đây, tác giả cho rằng cần hiểu “văn phòng” là một bộ phận của mộtcơ quan, tổ chức Văn phòng không chỉ hiểu đơn thuần là bộ phận giải quyếtcác công việc hành chính đơn giản như xử lý văn bản, quản lý con dấu, haydọn dẹp vệ sinh mà nó phải là nơi mang lại các giá trị cho tổ chức như thammưu, xây dựng hệ thống các quy định, cơ chế làm việc và tổ chức thực hiệnquy định đó để quản lý hệ thống, tham mưu và đảm bảo các nguồn lực của tổchức; phối hợp và điều hòa hoạt động của tổ chức thông qua hệ thống kếhoạch – chương trình hành động; tổ chức các hoạt động đối nội nhằm xâydựng bộ máy chuyên nghiệp và vững mạnh; tổ chức các hoạt động đối ngoạiđể xây dựng hình thành và phát triển thương hiệu, uy tín của tổ chức… như

Trang 18

vậy, rõ ràng văn phòng là một bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu tổ chứccủa bất kỳ một cơ quan, doanh nghiệp Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm về vănphòng của các cơ quan, tổ chức như sau:

“Văn phòng là bộ phận không thể tách rời của một cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp; là nơi tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo trong công tác quảnlý và điều hành; thực hiện và hỗ trợ công tác hành chính cho các đơn vị chứcnăng, nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ chung của cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp”.

1.1.1.2 Tham mưu, giúp việc

Tham mưu là hiến kế, kiến nghị, đề xuất, đưa ra các ý tưởng độc đáo,sáng tạo có cơ sở khoa học, các sáng kiến, các phương án tối ưu, những chiếnlược, sách lược và các giải pháp hữu hiệu cho thủ trưởng cơ quan, đơn vịtrong việc đặt ra và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn,hàng năm của cơ quan đơn vị đạt kết quả cao nhất Cá nhân làm tham mưungày xưa gọi là các quân sư, các mưu sĩ, là những người hiến kế cho nhà vua,cho thủ lĩnh; trong trận mạc, đề ra các kế hoạch tấn công tác chiến.

Trong quản trị, tham mưu được hiểu là đưa ra những ý kiến, đóng gópmang tính quyết định để giúp cho các nhà quản trị cấp cao có thể đưa ranhững quyết định phù hợp nhất.

Có nhiều quan điểm đồng nhất nghĩa của tham mưu, tư vấn Tuy nhiên,

quan điểm này là không đúng Theo Đại từ điển Tiếng Việt, ”Tham mưu làgóp ý kiến, giúp người chỉ huy đặt tổ chức thức hiện kế hoạch quân sự”;“Tham mưu là góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch và biện pháp cho mộtngười hay một tổ chức” Theo từ điển thông dụng của trung tâm Từ điển học,“Tư vấn là góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng không có quyềnquyết định” Rõ ràng, giữa tham mưu và tư vấn có sự khác biệt về tính chất và

mức độ quan trọng.

Trang 19

Trong lịch sử, tham mưu được dùng phổ biến trong lĩnh vực quân sựvới vai trò nổi bật là đưa ra những mưu kế, sách lược nhằm giúp lãnh đạo,chỉ huy có thông tin làm cơ sở cho những quyết định để giải quyết vấn đềnào đó Ngày càng có nhiều quan điểm về tham mưu trong đời sống xã hội.Đặc biệt, trong công tác Văn phòng tham mưu trở thành một trong nhữngchức năng quan trọng và cơ bản nhất giúp lãnh đạo tổ chức, điều hành vàlàm tốt vai trò lãnh đạo.

Như vậy “Tham mưu là đề xuất, đóng góp ý kiến, kiến nghị về một nộidung, một chủ trương, một lĩnh vực, một công việc, công đoạn cụ thể theomục tiêu, yêu cầu có tính chất chỉ đạo cho người lãnh đạo, người chỉ huy”.

Trong hoạt động của Văn phòng, muốn công việc đạt hiệu quả caocần có sự tổng hợp và phân tích thông tin, công việc một cách đầy đủ vàchính xác.

1.1.1.3 Công tác tham mưu, giúp việc

Theo từ điển Hán Việt của nhóm tác giả Quốc Khánh, Ngọc Thái “côngtác được định nghĩa là công việc của nhà nước hoặc đoàn thể giao phó; Côngtác là làm việc ở một nơi khác, xa nơi làm việc hiện tại trong một thời giannhất định; Công tác là làm việc nhà nước, đoàn thể giao cho”.

Công tác trong hoạt động hành chính được hiểu là toàn bộ hệ thống cáccông việc cần thực hiện một cách khoa học, theo quy trình cụ thể để thực hiệnmột nghiệp vụ, một nội dung có tính chất quan trọng như công tác Văn thư-Lưu trữ, Công tác Thi đua-khen thưởng, công tác lễ tân

Công tác tham mưu là tổng hợp các công việc, các hoạt động, các biệnpháp tiến hành theo một quy trình cụ thể của một tổ chức, một cá nhân có tínhchuyên nghiệp, nghề nghiệp theo đúng nguyên tắc của tổ chức, hoạt động đápứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân cần tham mưu về một chủ trương, nội dung,công việc nhất việc, yêu cầu đã được xác định.

Trang 20

Công tác giúp việc của Văn phòng là toàn bộ công việc trực tiếp giúpcho việc điều hành quản lý của ban lãnh đạo cơ quan đơn vị thông qua cáccông việc cụ thể như: Xây dựng chương trình kế hoạch công tác quý, tháng,tuần, ngày và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch đó Văn phòng là nơithực hiện các hoạt động lễ tân, tổ chức các hội nghị, các chuyến đi công tác,tư vấn cho lãnh đạo về công tác soạn thảo văn bản…

1.1.2 Vai trò của công tác tham mưu, giúp việc

Công tác tham mưu có vị trí đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo, quản lývà điều hành công việc của tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước Cố nhànghiên cứu Trần Bạch Đằng đã từng nói “Cuối cùng rồi có thể có những thammưu đúng nghĩa như Gia Cát Lượng làm quân sư cho Lưu Bị và có nhữngtham mưu đặc sệt “Thày dùi kiểu Bàng Hồng” Song cái bản lĩnh của ngườilãnh đạo là cân nhắc và quyết định Bản lĩnh ấy được kiểm nghiệm qua thựctiễn Nói cho cùng, không thể không có tham mưu Đồng thời, hết sức cần cómột chọn lọc tham mưu theo hai tiêu chuẩn: đủ kiến thức, đủ trung thực”.

Trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, thể chế, chế độchính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và giải quyếtcác vấn đề quốc gia đại sự đều cần có sự tham mưu, hiến kế của các nhà lãnhđạo quản lý, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, đặc biệt là sự tham mưuhiến kế của người thày vĩ đại là nhân dân.

Văn phòng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng Vai trò, vị trí đặc biệtcủa văn phòng thể hiện ở chỗ nó là một bộ phận cấu thành, một đơn vị tổchức không thể thiếu được đối với bất kỳ cơ quan nào Văn phòng ra đời, tồntại cùng với sự ra đời và tồn tại của cơ quan, thiếu nó cơ quan khó có thể hoạtđộng và tổ chức điều hành công việc một cách bình thường Vai trò, vị trí đặcbiệt của văn phòng các cơ quan đảng, nhà nước còn thể hiện ở chỗ nó có chứcnăng tham mưu đắc lực cho lãnh đạo cơ quan trong việc xây dựng, tổ chứcthực hiện chương trình, kế hoạch công tác, trong triển khai và kiểm tra thực

Trang 21

hiện các quyết định lãnh đạo, quản lý, trong tổ chức quản lý và điều hành,điều phối công việc hàng ngày của cơ quan Chức năng tham mưu của vănphòng được khẳng định trong hoạt động thực tế và được quy chế hóa, thể chếhóa trong các văn bản quan trọng của các cơ quan đảng và nhà nước, cụ thểnhư: “Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan trực thuộc Ban chấp hànhTrung ương Đảng, có chức năng tham mưu giúp Ban chấp hành Trung ươngtrực tiếp là Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị tổ chức điều hành công việclãnh đạo của Đảng; phối hợp, điều hòa các hoạt động của các cơ quan thammưu của Trung ương Đảng”; “Văn phòng Quốc hội là cơ quan giúp việc củaQuốc hội, có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp và tổ chức phục vụhoạt động của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, cácphó Chủ tịch Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội”;“Văn phòng chủ tịch nước là cơ quan giúp việc của Chủ tịch nước, có chứcnăng nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp và tổ chức phục vụ các hoạt động củaChủ tịch nước, các phó chủ tịch nước”; “Văn phòng Chính phủ là bộ máygiúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chức năng tham mưu tổnghợp, giúp Chính phủ tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ; tham mưutổng hợp giúp Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ)lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chínhnhà nước từ Trung ương đến cơ sở” Chức năng tham mưu của văn phòngcòn được quy định cụ thể trong các quyết định của cấp có thẩm quyền về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của văn phòng Chức năng thammưu của văn phòng bộ được xác định bởi đặc điểm, đặc thù và địa vị pháp lýcủa nó Đây là tổ chức trực tiếp giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị điều hành côngviệc và các hoạt động của cơ quan, đơn vị; đồng thời là trung tâm thông tintổng hợp phục vụ lãnh đạo và quản lý Văn phòng có điều kiện làm chức năngtham mưu hơn các cơ quan khác do có đầy đủ các cơ sở dữ liệu thông tin, cócác nguồn, các kênh thông tin khác nhau để phân tích, xử lý, tổng hợp thammưu cho cho lãnh đạo ra các quyết định quản lý chính xác Chức năng tham

Trang 22

mưu của văn phòng khác với chức năng tham mưu của các đơn vị chức năngkhác Đó là tham mưu tổng hợp, tham mưu ở giai đoạn cuối cùng, giai đoạnquyết định và ở tầm cao hơn, chính xác hơn Công tác tham mưu của vănphòng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng Với vị trí là giúp việc trực tiếp cholãnh đạo nên văn phòng được coi là bộ phận tham mưu chính cho lãnh đạotrong việc quản lý và điều hành công tác hành chính của cơ quan, tổ chức.Trên cơ sở thông tin đã được thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp và trình lãnhđạo; văn phòng trong phạm vi quyền hạn còn nghiên cứu tình hình, thammưu, đề xuất các biện pháp hợp lý giúp lãnh đạo có thêm cơ sở lựa chọn vàban hành các quyết định kịp thời nhằm giải quyết công việc một cách hiệuquả nhất trong công tác quản lý và điều hành Bên cạnh đó, trong các lĩnh vựcchuyên môn khác, văn phòng là đầu mối tập hợp các ý kiến, tham mưu, kiếnnghị, đề xuất từ các đơn vị chuyên môn và tổng hợp thành những đề án, biệnpháp hoàn chỉnh trình lãnh đạo Điều đó cho thấy hoạt động tham mưu làcông việc rất quan trọng của văn phòng các cơ quan, tổ chức.

Chức năng giúp việc cho lãnh đạo được coi là một trong những chứcnăng quan trọng của văn phòng Bên cạnh việc tham mưu tốt thì việc đápứng về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác từ văn phòng sẽ là điều kiệnquan trọng để việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị củađơn vị, địa phương đạt hiệu quả cao nhất.

1.1.3 Mối quan hệ giữa tham mưu, giúpviệc

Trong mọi hoạt động của đời sống xã hội nói chung, các hoạt độngquản lý nói riêng, giữa các bộ phận, đơn vị luôn có sự những mối quan hệnhất định, hay giữa các hoạt động nghiệp vụ phải đảm bảo quy trình trướcsau Có những mối quan hệ hỗ trợ nhau để thực hiện công việc tốt hơn nhưngcũng có không ít mối quan hệ lại gây ra sự khó khăn trong thực hiện công việc.

Cùng là chức năng của Văn phòng, chính vì vậy giữa tham mưu và giúpviệc có mối quan hệ không thể tách rời.

Trang 23

Theo tác giả Nguyễn Hữu Tri “Văn phòng có chức năng tham mưu vàchức năng giúp việc, hai chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau…”

Trong một nghiên cứu khác, nhóm tác giả Nghiêm Kỳ Hồng, Lê Văn In cho

rằng “Chức năng của Văn phòng là tham mưu, nhưng tham mưu mang tínhgiúp việc, tổng hợp, giúp người lãnh đạo chỉ huy, điều hành chung mọi hoạtđộng, mọi đơn vị trong cơ quan, làm cho bộ máy tổ chức của cơ quan, doanhnghiệp chạy đều, vận hành trôi chảy, còn tham mưu của các đơn vị, tổ chứckhác trong cơ quan là tham mưu chuyên sâu về nội dung theo từng lĩnh vực”.

Giữa tham mưu và giúp việc có mối quan hệ không thể tách rời màluôn đi liền, hỗ trợ lẫn nhau, hoạt động giúp việc là cơ sở để tham mưu, vàtham mưu chỉ đạt được kết quả tốt khi công tác giúp việc được thực hiện đầyđủ, chính xác và kịp thời.

1.1.4 Yêu cầu trong tham mưu, giúp việc

Công tác tham mưu, giúp việc của văn phòng có vị trí, vai trò đặc biệtquan trọng Để công tác tham mưu của văn phòng đảm bảo chất lượng cầnphải tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc sau:

Về yêu cầu:

Yêu cầu tham mưu: Tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động công vụ,là hoạt động do cấp thừa hành thực hiện, để: nghiên cứu vấn đề, tổ chức thôngtin, xây dựng các phương án về việc nên làm, về cách thức và điều kiện thựchiện công việc Kỹ năng phân tích công việc giúp chuẩn bị nội dung cho côngtác tham mưu trong xử lý các vấn đề, giải quyết các hoạt động công vụ.

- Tham mưu phải bám sát thực tế, phân tích thực trạng các hoạt độngđể triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ; chỉ ra được các ưu, khuyếtđiểm, nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm và các giải pháp khắc phục.Đồng thời, phải phân tích kỹ khả năng và điều kiện hiện thực để thực hiện cácý tưởng đã tham mưu, đề xuất Phải căn cứ vào các luận cứ khoa học đầy đủ,không lồng những mong muốn cá nhân trong tham mưu.

Trang 24

- Tham mưu phải trung thực là để đảm bảo cho các phán quyết, kếtluận và quyết định của lãnh đạo chính xác Nếu tham mưu không trung thựcsẽ dẫn đến những sai sót trong phán quyết, trong kết luận và quyết định củalãnh đạo, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả quản lý, đến kết quả chỉđạo, điều hành công việc và các hoạt động của cơ quan, đơn vị.

- Tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo phải đảm bảo đúng pháp luật Thammưu sai, trái với các quy định của pháp luật sẽ dẫn đến những hậu quả và táchại không lường Sai trong tham mưu, đề xuất có cái sửa được, có cái khôngsửa được, cái sai chỉ ảnh hưởng đến đơn vị, có cái sai ảnh hưởng đến cơ quan,có cái sai ảnh hưởng đến cả ngành, cả nước Do đó, cần hiểu thực hiệnnghiêm túc các quy định của pháp luật.

- Tham mưu phải đả bảo tính kịp thời, đầy đủ thông tin Đồng thời phảicăn cứ vào nhu cầu tin của lãnh đạo để tiến hành thu thập, cung cấp thông tinhữu ích, phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định của lãnh đạo.

- Đề cao trách nhiệm cá nhân chính là đề cao tư chất và bản lĩnh củangười tham mưu, đòi hỏi người tham mưu phải cam kết trước lãnh đạo về tínhchính xác của các vấn đề do mình tham mưu, đề xuất Đề cao trách nhiệm làbổn phận của cá nhân trước sự tin cậy, uỷ thác của lãnh đạo giao cho nhiệmvụ tham mưu Đề cao trách nhiệm trong tham mưu cũng là để hạn chế nhữngsai lầm, rủi ro không cần thiết có thể xảy ra.

1.1.5 Các nội dung tham mưu của Văn phòng

Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòngsẽ được quy định cụ thể trong các văn bản của từng cơ quan, tổ chức Các cơquan khác nhau về qui mô, tính chất và lĩnh vực hoạt động thì chức năng củaVăn phòng cũng có sự khác nhau, kéo theo sự khác biệt trong một số nội dungtham mưu, giúp việc.

Công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng bao gồm một số nội dungcơ bản sau:

Trang 25

Thứ nhất: Tham mưu giúp cấp ủy xây dựng, tổ chức thực hiện quy chếlàm việc và chương trình công tác.

- Các văn phòng có nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo xây dựng và tổchức thực hiện quy chế làm việc của cơ quan, các đơn vị.

- Các chương trình làm việc của lãnh đạo cơ quan được thực hiện dướisự tham mưu văn phòng; các nội dung xây dựng phải đảm bảo đúng nguyêntắc; bao quát, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình thực tiễncủa cơ quan; trong thực hiện nếu có phát sinh khó khăn cần kịp thời điềuchỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng thời điểm, thời kỳ và đảm bảo đúngthẩm quyền của cơ quan.

Các chương trình công tác năm, hàng quý, tháng của cơ quan, lãnh đạo

cũng là một trong những nội dung quan trọng mà Văn phòng tham mưu, tổng hợp.

Ngoài tham mưu, đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình,kế hoạch công tác, Văn phòng còn tham mưu, đề xuất xây dựng các quy chếvề lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị Xây dựng quy chế làm việc phảithể hiện được trách nhiệm, quyền hạn và có sự phân công rõ ràng trong từngnhiệm vụ.

Thứ hai: Tổ chức thực hiện tốt Công tác thông tin tổng hợp phục vụcấp ủy, chính quyền

Thông tin trong hoạt động quản lý là sự phản ánh nội dung và hình thứcvận động liên lạc giữa các đối tượng, yếu tố của một hệ thống và giữa hệthống đối với môi trường xung quanh

Thông tin là nhu cầu thiết yếu của quá trình lãnh đạo Nói rõ hơn, bảnchất của lãnh đạo là sự chuẩn bị, thông qua và thực hiện một chuỗi nhữngquyết định kế tiếp nhau từ những cơ sở thông tin được xử lý Quyết định lãnhđạo đưa ra dựa trên những thông tin và Văn phòng tổng hợp, xử lý và cungcấp Những thông tin này sẽ cung cấp dữ liệu và là cơ sở để lãnh đạo đưa raquyết định và kiểm tra việ thực hiện quyết định Thông tin càng chính xác,

Trang 26

đầy đủ thì quyết định đưa ra càng nhanh chóng và đảm bảo được các yêu cầu.Không những thế, tham mưu tổ chức thực hiện thông tin còn góp phần gợi mởsuy nghĩ của lãnh đạo và nâng cao hiệu quả quản lý, lãnh đạo.

Thứ ba: Tham mưu, tổng hợp và công tác soạn thảo và ban hành văn bản

Soạn thảo văn bản là công việc hằng ngày của các nhân viên Vănphòng Mặc dù là công việc đơn giản song công việc này đòi hỏi phải có tínhchính xác cao Người thực hiện soạn thảo văn bản cần nắm rõ thẩm quyền banhành và nhận diện một cách chính xác các loại văn bản Đặc biệt, người làmcông tác tham mưu cho lãnh đạo nội dung này cần phải nắm rõ các nguyêntắc, yêu cầu, quy trình nghiệp vụ và được đào tạo bài bản về chuyên môn Cónhư vậy, tham mưu tổng hợp mới đem lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, Văn phòng cũng tham mưu giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vịban hành các văn bản về công tác kiểm tra, rà soát văn bản Đồng thời, thammưu xây dựng các lớp bồi dưỡng về soạn thảo văn bản để thực hiện nhiệm vụchính xác, đạt hiệu quả cao.

Thứ tư: Tham mưu tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ

Công tác văn thư, lưu trữ là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổchức cửa cơ quan, đơn vị nào Bộ phận làm công tác tham mưu, tổng hợp vềcông tác văn thư, lưu trữ có nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo ban hành cácbăn bản quy định về công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan; quản lý thựchiện các nghiệp vụ lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ cơ quan; đề xuất các phươngán đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ chocơ quan và các đơn vị (nếu có) Hàng năm, tổng hợp và báo cáo tình hình thựchiện công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan năm qua và đưa ra phươnghướng, kế hoạch hoạt động trong năm tiếp theo.

Liên quan đến công tác tổ chức nhân sự làm công tác văn thư, lưu trữ,Văn phòng có nhiệm vụ tham mưu với lãnh đạo về tuyển dụng và bố trí saocho hợp lý Nhân sự có trình độ, chuyên môn giỏi sẽ tìm ra phương pháp phân

Trang 27

loại và sắp xếp tài liệu khoa học, phục vụ tốt công tác tra tìm và sử dụng hiệuquả Do đó, đội ngũ làm công tác tham mưu, tổng hợp cần chú trọng vấn đềnày để không chỉ nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ mà còn gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn cơ quan.

Thứ năm: Tham mưu về công tác phục vụ cho cấp ủy, chính quyền.

- Xây dựng cơ sở vật chất có vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt độngcủa mọi cơ quan tổ chức Cơ sở vật chất và trang thiết bị là một trong nhữngyếu tố góp phần vào thành công của tổ chức, là công cụ hỗ trợ đắc lực để độingũ cán bộ, nhân viên hoàn thành công việc hiệu quả, tiết kiệm Do đó, côngtác tham mưu, tổng hợp về cơ sở vật chất là vấn đề cần được quan tâm.Những người làm công tác này cần tham mưu với lãnh đạo để thực hiện tốtcông tác xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để đáp ứng được yêucầu công việc ngày càng phức tạp và sự phát triển mạnh mẽ của khoa họccông nghệ Tuy nhiên, khi tham mưu về công tác này cần thiết phải xem xét ởmức độ cần thiết và tình hình thực tế của cơ quan để tránh lãnh phí.

- Tài chính là vấn đề vô cùng nhạy cảm, cần phải có sự quản lý chặt

chẽ do đó cần phải chủ động tổng hợp và tham mưu một cách linh hoạt VPcó trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo cơ quan phân phối và sử dụng nguồnvốn tự có và nguồn ngân sách có trọng điểm và đúng với các nhiệm vụ của cơquan, đơn vị, tránh hiện tượng lãng phí, tham ô công quỹ Đồng thời, thammưu giúp lãnh đạo quản lý chi tiêu chặt chẽ, hiệu quả thông qua các quy chếvề quản lý, sử dụng tài chính công Để làm được điều này, cần phải có chế độkiểm tra, thống kê thường xuyên và rõ ràng.

Thứ sáu: Tham mưu, giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, tổchức thực hiện công tác nội chính, tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Công tác tiếp dân, tham mưu xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được vănphòng cấp ủy nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định Tình hình khiếu nại,tố cáo trên địa bàn huyện Văn Yên tiếp tục giữ được ổn định, không đểphát

Trang 28

sinh điểm nóng, phức tạp; các vụ việc đông người đã được quan tâm chỉ đạo, giải quyết dứt điểm.

Thư bảy: Tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền phổ biến, quán triệt,triển khai thực hiện sơ kết, tổng kết các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trungương, Tỉnh ủy và Huyện ủy

Thông qua quá trình học tập, quán triệt các văn bản đã gắn với xâydựng, thảo luận xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của cấp ủy đảmbảo quan điểm chỉ đạo và những chủ trương, định hướng lớn; nêu cao ý thứctrách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong tham gia học tập, quán triệt các chỉthị, nghị quyết, quy định của Đảng, gắn với yêu cầu tự giác nghiên cứu, tìmhiểu vận dụng liên hệ vào thực tiễn của mỗi cán bộ, đảng viên;

Thứ tám: Đảm bảo hoạt động của Bộ phận Hành Chính công đảm bảotheo quy định.

1.1.6 Chất lượng công tác tham mưu, giúp việc của văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện

Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luônbiến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, khônggian, điều kiện sử dụng.

Chính vì vậy chất lượng công tác tham mưu, giúp việc của văn phòngcấp ủy và chính quyền huyện được hiểu là việc triển khai thực hiện nhiệm vụcác công việc, các hoạt động, các biện pháp tiến hành, xây dựng chương trìnhkế hoạch công tác quý, tháng, tuần, ngày và tổ chức triển khai thực hiện cáckế hoạch, các hoạt động lễ tân, tổ chức các hội nghị, các chuyến đi công tác,tư vấn cho lãnh đạo về công tác soạn thảo văn bản… nhằm thỏa mãn, đáp ứngnhu cầu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế, tínhchất công việc và yêu cầu của cấp ủy, chính quyền với mục tiêu hiệu quả côngviệc ngày một nâng lên.

Trang 29

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam

1.2.1 Kinh nghiệm trong công tác tham mưu, giúp việc của văn phòng cấp ủy huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Việc hợp nhất Văn phòng Huyện ủy với Văn phòng Hội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân huyện thành Văn phòng cấp ủy huyện Tiên Yên, tỉnhQuảng Ninh mang lại nhiều ưu điểm, lợi thế trong công tác tham mưu, giúpviệc của Văn phòng Từ khi hợp nhất, Văn phòng cấp ủy huyện Tiên Yên đã:

- Kịp thời tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng, tổ chức thực hiện quy chếlàm việc và các chương trình công tác

+ Các chương trình làm việc của cấp uỷ đã được văn phòng cấp ủytham mưu xây dựng đảm bảo đúng nguyên tắc; nội dung bao quát, toàn diện,có trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình thực tiễn của địa phương; trongthực hiện đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng thời điểm,thời kỳ và đảm bảo đúng thẩm quyền của ban chấp hành, ban thường vụ vàthường trực cấp ủy, trách nhiệm tập thể và cá nhân theo quy chế làm việccấp uỷ Chất lượng tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chương trìnhcông tác ngày càng tốt hơn; chương trình toàn khoá của cấp ủy, chương trìnhcông tác năm, hàng quý, tháng của ban thường vụ và thường trực cấp ủyđược thực hiện khá đầy đủ.

- Tham mưu, giúp Huyện ủy, UBND huyện triển thực hiện có hiệu quảcác chủ trương, chính sách trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và đối ngoại của tỉnh.

Cùng với tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, vănphòng đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho BanThường vụ, Thường trực huyện uỷ chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giámsát (mỗi năm tiến hành từ 10 - 12 cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề) và côngtác sơ kết, tống kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế- xã hội, đánh giá đúng thực trạng tình hình và kịp thời đưa ra các nhiệm vụ,giải pháp thực hiện sát hợp với điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội của huyện.

Trang 30

- Tham mưu, giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệuquả công tác nội chính, tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Đã tham mưu chỉ đạo thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo định kỳ vềlĩnh vực nội chính Thông qua đó, văn phòng đã tổng hợp, phản ánh kịp thờithông tin về tình hình nội chính, về công tác nội chính, về hoạt động của cáccơ quan nội chính để phục vụ sự lãnh đạo của cấp uỷ; đồng thời đã tích cựcgiúp cấp ủy chỉ đạo thực hiện một số chuyên đề như: chỉ đạo công tác tôngiáo; tổ chức thực hành diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh; chỉ đạo diễn tập khuvực phòng thủ các địa phương trên địa bàn Chú trọng giúp cấp ủy chỉ đạothực hiện công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàngiao thông; phòng, chống tham nhũng; cải cách tư pháp; phòng, chống vàkiểm soát ma tuý….

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tổng hợp thông tin phục vụ cấp ủy

Văn phòng cấp ủy đã làm tốt chức năng cầu nối giữa cấp uỷ với cáccấp, các ngành, với đảng viên và nhân dân trong tỉnh; bám sát thực tiễn cuộcsống, phối hợp chặt chẽ với các ban xây dựng đảng, các cơ quan, ban, ngànhcó liên quan, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chủ trương,nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và cấp ủy cấp mình, góp phần đảmbảo cho mọi nghị quyết, chỉ thị được thực hiện một cách nghiêm túc và cóhiệu quả từ tỉnh đến cơ sở Chất lượng thông tin, nội dung thông tin báo cáovới ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy đảm bảo chính xác, kịp thời,khách quan, trung thực, có sự chắt lọc, mang tính tổng hợp cao.

- Công tác tham mưu, biên soạn văn bản cấp ủy có nhiều tiến bộ, chấtlượng các loại văn bản của cấp ủy từng bước được nâng cao

Từ năm 2018 đến nay, văn phòng cấp ủy huyện Tiên Yên đã trực tiếptham mưu và đến nay phối hợp tham mưu cho cấp ủy ban hành gần 1.000 vănbản các loại Văn bản phát hành đảm bảo đầy đủ thể thức văn bản và đúngthẩm quyền, tiến độ thời gian, chất lượng ngày càng được nâng cao, truyềnđạt đúng tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành, ban thường vụ và

Trang 31

thường trực cấp ủy Nhiều văn bản đã đi vào thực tiễn, tạo nên những chuyểnbiến tích cực trên các mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệthống chính trị.

- Tham mưu thực hiện có hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản củaĐảng, Nhà nước bảo đảm hậu cần cho hoạt động của cấp ủy, chính

Đã thực hiện tốt vai trò tham mưu giúp thường trực cấp ủy điều hành,quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ, đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiệnnhiệm vụ chính trị và công tác đối nội, đối ngoại của cấp uỷ và các cơ quantham mưu của cấp uỷ, của UBND huyện Thực hiện tốt các quy định củaLuật ngân sách Nhà nước về lập, phê duyệt, phân bổ, quyết toán thu, chi tàichính Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định vềquản lý tài chính, tài sản và về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách cho cácđơn vị trực thuộc, đảm bảo cho các đơn vị hoạt động có hiệu quả, đúng quyđịnh Công tác quản lý tài chính, tài sản của các cấp ủy ngày càng chặt chẽhơn Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo quyết toán tài chính, báo cáo côngkhai tài chính hàng năm đúng theo quy định.

- Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ yếu theo đúng cácquy định của Đảng và Nhà nước; triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệthông tin trong các cơ quan Đảng

+ Công tác văn thư, lưu trữ được đánh giá khá tốt Từ việc tiếp nhậnvăn bản, gửi văn bản đi, theo dõi quá trình vận hành các văn bản; tổ chứcnhân sao, in ấn, phát hành các loại văn bản; ứng dụng công nghệ thông tin,hiện đại hoá công tác văn bản, bảo đảm an toàn và giữ tài liệu mật của Đảng;thu hồi, chỉnh lý, bảo quản… các tài liệu phông lưu trữ Đảng thuộc tráchnhiệm quản lý của cấp ủy; tổ chức khai thác tài liệu phục vụ cho công tác lãnhđạo của các cấp ủy, cho đến việc hướng dẫn nghiệp vụ công tác văn thư, lưutrữ trong hệ thống các cơ quan đảng, đoàn thanh niên trong tỉnh đều được tổchức thực hiện đạt kết quả tốt, không để xảy ra sai sót đáng tiếc.

Trang 32

+ Công tác cơ yếu, công nghệ thông tin, đã tham mưu cấp ủy triển khaixây dựng và thực hiện việc quản lý, khai thác, ứng dụng, bảo vệ mạng thôngtin diện rộng của đảng bộ và hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tincho toàn bộ hệ thống văn phòng cấp uỷ, bảo đảm thông tin kịp thời, thôngsuốt, liên tục, góp phần quan trọng vào việc cải cảnh thủ tục hành chính trongĐảng.

- Phối hợp kịp thời, chặt chẽ hơn với các ban xây dựng đảng để thammưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càngtrong sạch vững mạnh

Văn phòng đã phối hợp với ban tuyên giáo tham mưu cho cấp ủy lãnhđạo công tác tư tưởng, định hướng dư luận xã hội, kịp thời quán triệt, triểnkhai các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh việc họctập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức, thốngnhất ý chí, hành động trong đảng bộ và sự đồng thuận trong xã hội; phốihợp với uỷ ban kiểm tra và các đơn vị liên quan tham mưu cấp uỷ chỉ đạo xâydựng và tổ chức thực hiện các chương trình kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổngkết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và của cấpuỷ; phối hợp ban tổ chức tham mưu cho cấp ủy trong việc quản lý tổ chức bộmáy, biên chế cán bộ, củng cố kiện toàn bộ máy các tổ chức trong hệ thốngchính trị; phối hợp ban dân vận tham mưu cấp uỷ lãnh đạo đổi mới nội dung,phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội, vậnđộng đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thiđua yêu nước, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, củng cốkhối đại đoàn kết toàn dân tộc

1.2.2 Kinh nghiệm trong công tác tham mưu, giúp việc của văn phòng

Cấp ủy và Chính quyền huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Đề án nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc của Văn phòng cấp ủyvà chính quyền huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa được triển khai đã gópphần quan trọng giúp Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Khánh Vĩnh nâng cao

Trang 33

chất lượng, hiệu quả hoạt động, đổi mới phương thức, tác phong, lề lối làmviệc, đáp ứng được yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của chínhquyền huyện trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Văn phòng cấp ủy huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đã chủ độngtham mưu giúp cấp ủy xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện Chương trìnhcông tác toàn khoá, quy chế làm việc của Ban chấp hành, chương trình kiểmtra, giám sát của cấp uỷ Tham mưu xây dựng chương trình công tác hàngtuần, tháng, quý, năm giúp Thường trực cấp ủy chủ động giải quyết công việctrên các lĩnh vực kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xâydựng hệ thống chính trị, đối ngoại kịp thời, có hiệu quả Trong xây dựngchương trình, kế hoạch, chỉ thị, nghị quyết đã thực hiện đúng quy trình, bámsát tình hình thực tế của địa phương, nắm bắt những nội dung quan trọng, tưtưởng chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ cấp uỷ, nhờ vậy chất lượngcác văn bản do văn phòng cấp uỷ tham mưu được nâng cao, góp phần giảiquyết có hiệu quả, kịp thời những vấn đề phức tạp phát sinh Tập thể cán bộ,công chức của văn phòng cấp ủy đã từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động và ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của BanThường vụ, Thường trực huyện ủy…

1.2.3 Bài học rútra

Từ những thực tiễn như vậy, Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyệnVăn Yên, tỉnh Yên Bái có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong thực hiện thammưu, giúp việc, cụ thể như sau:

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng và tổ chứcthực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Huyện ủy, HĐND, UBNDhuyện Tập trung nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc cho UBND huyệntrên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề trọng tâm,cấp bách và chiến lược của địa phương.

- Đổi mới phương thức quản lý, điều hành; kiện toàn tổ chức bộ máyđảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,

Trang 34

viên chức đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có chất lượng tốt, đáp ứngđược yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.

- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộcUBND huyện; các cơ quan, đơn vị khác có liên quan và chính quyền cácxã, thị trấn trên địa bàn huyện để kịp thời tham mưu cho Huyện ủy, HĐND,UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết các vấn đề đặt ra đảm bảo đúngchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vàphù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và các điều kiệnlàm việc cho cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin trong các hoạt động tham mưu, giúp việc và phục vụ; xây dựngmôi trường làm việc thân thiện, hiện đại, chuyên nghiệp, phát huy tính chủđộng, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.

Trang 35

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:

(1) Thực trạng công tác tham mưu, giúp việc của Văn phòng cấp ủy vàchính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ra sao?

(2) Các yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng tham mưu, giúp việc củaVăn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái?

(3) Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc củaVăn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong thờigian tới?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Theo phương pháp này các thông tin được thu thập từ:

- Sách, báo, giáo trình, công trình nghiên cứu có liên quan về công táctham mưu, giúp việc của văn phòng.

- Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 26/4/2018 của Tỉnh ủy thí điểm hợp nhấtVăn phòng cấp ủy với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dâncấp huyện.

- Quyết định số 1242-QĐ/TU, ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Tỉnh ủyYên Bái hợp nhất Văn phòng Huyện ủy với Văn phòng Hội đồng nhân dân vàỦy ban nhân dân huyện Văn Yên.

- Quy chế làm việc của Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn

Yên ban hành kèm theo Quyết định số 4041/QĐ-HU, ngày 29/6/2018 của

Huyện ủy Văn Yên.

- Quyết định số 4452-QĐ/HU ngày 25/10/2018 của Huyện ủy Văn Yênvề sửa đổi, bổ sung, ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộhuyện Văn Yên khóa XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Trang 36

- Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 của UBND huyệnVăn Yên về việc ban hành Quy chế làm việc của UBND huyện Văn Yên khóaXV, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

- Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13, ngày 25/6/2015 của Quốchội khóa XIII.

- Luật Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ngày19/6/2015 của Quốc hội khóa XIII.

- Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12, ngày 13/11/2008 củaQuốc hội khóa XII

2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá chất lượng tham mưu giúp việc trong quản lý của vănphòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đề tài sửdụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua bảng câu hỏi Tiến Trình thuthập dữ liệu sơ cấp được thực hiện bao gồm các bước:

* Xác định mục đích và đối tượng điều tra: Cán bộ, lãnh đạo làm công

tác Văn phòng và một số cán bộ thuộc các phòng, ban khác; người dânđến làm việc với cơ quan.

- Mục đích: Lấy ý kiến đánh giá của cán bộ, lãnh đạo huyện và một sốcán bộ thuộc các phòng, ban khác.

- Xác định đối tượng:

+ Lãnh đạo huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái gồm 5 người

+ Cán bộ, nhân viên Văn phòng và một số phòng ban khác 30 người.+ Người dân đến làm việc với cơ quan: 85 người.

* Thiết kế bảng câu hỏi: Quy trình xây dựng bảng hỏi được tiến hànhtheo ba bước như sau:

Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.

Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viênhướng dẫn và một số nhà quản trị để có được sự điều chỉnh lại cho phù hợp vàdễ hiểu.

Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và gửi đi xin ý kiến chính thức.

Trang 37

Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu cónhững lợi ích sau:

Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực;

Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảosát không cần phải gặp mặt nhau.

Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng với công cụ bảng câu hỏi nghiên cứu có thểcó được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cáchnhanh chóng và hiệu quả Tuy nhiên thì bảng câu hỏi tự trả lời có một số hạnchế như sau:

Trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữsử dụng trong bảng câu hỏi là không biết trước được; Tỉ lệ trả lời đối với cácbảng câu hỏi có thể là chưa cao hoặc không đồng đều nhau.

* Thang đo bảng câu hỏi

Kết quả khảo sát được đo lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, với cácmức độ được đánh giá (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Phân vân;(4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum –Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8

Ý nghĩa các mức như sau:

3 Phân vân 2,61 – 3,40 Thực hiện ở mức độ trung bình4 Đồng ý 3,41 – 4,20 Thực hiện ở mức độ khá

5 Rất đồng ý 4,21 – 5,00 Thực hiện ở mức độ tốt

* Xác định cỡ mẫu

Tác giả tiến hành điều tra lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và cán bộ, nhân viên văn phòng và một số phòng ban liên quan; người dân

Trang 38

đến làm việc với cơ quan vì vậy không sử dụng bất kỳ phương pháp chọn mẫu nào trong đề tài, tính đến tháng 10/2019:

- Lãnh đạo 5 người.

- Cán bộ, nhân viên: 30 người.- Người dân: 85 người

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1 Phương pháp tổng hợp thông tina Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêulên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướngphát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận Từ đó cónhững đánh giá chính xác nhất đối với nâng cao chất lượng công tác thammưu, giúp việc của Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnhYên Bái.

b.Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giácông tác tham mưu, giúp việc của Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyệnVăn Yên, tỉnh Yên Bái.

c Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp mộtcách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác tham mưu, giúp việc củaVăn phòng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tham mưu, giúpviệc của Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêuđề và số liệu thu thập được Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉtiêu công tác tham mưu, giúp việc của Văn phòng và các nhân tố ảnh hưởngđến chất lượng của công tác tham mưu, giúp việc của Văn phòng cấp ủy vàchính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

d Phương pháp đồ thị thống kê

Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau đểmô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng, căn cứ vàothực

Trang 39

trạng nghiên cứu về công tác tham mưu, giúp việc của Văn phòng và các nhântố ảnh hưởng đến chất lượng tham mưu, giúp việc của Văn phòng.

2.2.2.2 Phương pháp phân tích thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá đểtính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài Các công cụ và kỹthuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel Công cụ phần mềm nàyđược kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê môtả để phản ánh thực trạng về công tác tham mưu, giúp việc của Văn phòng vàcác nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác tham mưu, giúp việc củaVăn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thông quacác số liệu được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng chất lượng tham mưu, giúp việccủa Văn phòng cấp ủy và chính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Báitrong thời gian qua

- Khái quát về đặc điểm tình hình cơ quan Văn phòng cấp ủy và chínhquyền huyện Văn Yên.

- Những kết quả đạt được trong công tác tham mưu, giúp việc.- Một số hạn chế và nguyên nhân.

- Nguyên nhân của những hạn chế.

2.3.2 Chỉ tiêu nội dung cụ thể cần xây dựng nhằm nâng cao chấtlượng công tác tham mưu, giúp việc của Văn phòng cấp ủy vàchính quyền huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng và tổ chứcthực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Huyện ủy, HĐND, UBNDhuyện Tập trung nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc cho UBND huyệntrên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề trọng tâm,cấp bách và chiến lược của địa phương.

Trang 40

Đổi mới phương thức quản lý, điều hành; kiện toàn tổ chức bộ máyđảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có chất lượng tốt, đáp ứngđược yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.

Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc UBNDhuyện; các cơ quan, đơn vị khác có liên quan và chính quyền các xã, thịtrấn trên địa bàn huyện để kịp thời tham mưu cho Huyện ủy, HĐND,UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết các vấn đề đặt ra đảm bảo đúngchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vàphù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và các điều kiệnlàm việc cho cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin trong các hoạt động tham mưu, giúp việc và phục vụ; xây dựngmôi trường làm việc thân thiện, hiện đại, chuyên nghiệp, phát huy tính chủđộng, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.

* Chỉ tiêu cụ thể cần đạt được giai đoạn 2020 - 2023

(1) 100% cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm chủ trương của đảng,chính sách pháp luật nhà nước; thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị.

(2) 100% văn bản của cấp ủy, chính quyền huyện phát hành đúng thểthức, chính xác nội dung, chuyển đến nơi nhận đầy đủ, đúng địa chỉ, đúngthời gian quy định.

(3) Hằng năm, Chi bộ Văn phòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đượccông nhận là chi bộ đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.

(4) Hằng năm, 100% đảng viên được đánh giá, phân xếp loại hoànthành tốt nhiệm vụ trở lên; trong đó có từ 15% trở lên đảng viên hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ.

Ngày đăng: 07/08/2020, 01:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w