Có không ít địa phương xâydựng được những mô hình thành công như: Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai,Vĩnh Phúc… Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là mỗi địa phương tìm ra nét độc
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch cộng đồng đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, góp phần tạo việc làm,xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân tại nhiều địa phương, đồng thời gópphần phát huy thế mạnh văn hóa bản địa Những năm gần đây, du lịch cộng đồng là xuhướng phát triển tương đối mạnh với hình thức phong phú Có không ít địa phương xâydựng được những mô hình thành công như: Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai,Vĩnh Phúc…
Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là mỗi địa phương tìm ra nét độc đáo, huy độngcộng đồng cùng tham gia, tạo nên những sản phẩm mà ở đó du khách được trải nghiệmcuộc sống hằng ngày của cộng đồng, được thụ hưởng, cảm nhận những giá trị văn hóa bảnđịa đặc sắc Mô hình giúp đề cao, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạtđộng du lịch, nhằm giúp du khách có thêm hiểu biết và tình yêu đối với văn hóa, môitrường, phong tục, nếp sống… của người dân Bên cạnh việc phát huy, quảng bá những nétđẹp văn hóa bản địa, điều được lớn nhất của du lịch cộng đồng là đời sống của chính ngườidân cải thiện hơn
Mặc dù việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là phù hợp xu thế và số dukhách tìm đến các sản phẩm du lịch này ngày càng tăng Nhưng thực tế cho thấy du lịchcộng đồng ở Việt Nam vẫn mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản, chưa đi vào thựcchất Hình thức hoạt động mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, ít đạt được mục đích nâng caonhận thức, giáo dục môi trường và cảm nhận nét đặc sắc trong văn hóa của cộng đồng bảnđịa Trong khi đó một vài địa phương lại quá chú trọng đến yếu tố phát triển kinh tế nên tổchức còn manh mún, chụp giật, chuyển quá nhanh sang dịch vụ du lịch, mà chưa chú trọngđến vấn đề duy trì bền vững hoạt động này
Để du lịch cộng đồng phát triển, quan trọng nhất vẫn là cộng đồng của từng địaphương phải ý thức sâu sắc về giá trị đặc sắc của văn hóa, địa phương mình Từ đó truyềntải đến du khách những giá trị này bằng tình yêu, sự tôn trọng và niềm tin Song song vớiviệc tháo bỏ các vướng mắc đang hạn chế du lịch cộng đồng, cần hợp nghiên cứu, hướngdẫn người dân bản địa xây dựng sản phẩm hấp dẫn, không trùng lặp, bảo đảm vấn đề giữgìn cảnh quan, môi trường, tránh tình trạng chộp giật, phá hủy dần những nét văn hóa bảnđịa đặc sắc
Vì những lý do nêu trên mà chúng em lựa chọn đề tài:”Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam” nhằm phân tích thực trạng cũng như đưa ra một số giải pháp thiết
thực và cần thiết cho nhà nước cũng như các địa phương để giải quyết những hạn chế trong
Trang 2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch
Du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” góp phần tăng thu nhập quốc gia vàgiải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động Ngày nay nhiều nước trên thếgiới trong đó có Việt Nam đã ưu tiên phát triển ngành du lịch như một ngành mũi nhọnquốc gia mình Vì vậy trước tiên để có thể khai thác hiệu quả ngành này chúng ta cần phảihiểu được bản chất của nó
Theo Liên Hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of OfficialTravel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khácvới địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tứckhông phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống
Theo quan niệm đầy đủ về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch, Khoa Du lịch vàkhách sạn (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) đã đưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợpnhững lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt Nam trong nhữngnăm gần đây: “Du lịch là một trong những ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổchức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp,nhằm đáp ứng nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầukhác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại những lợi ích kinh tế, chính trị, xãhội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”
Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “du lịch” được hiểunhư sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãnnhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định"
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: du lịch là một trong nhữnghình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sangmột nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc, theo góc độ này ta thấy đây
là khái niệm nhằm tránh được sự di cư tự do do từ vùng này sang vùng khác
Trang 3Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồmnhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Nó vừa mang đặc điểmcủa ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.1.2 Vai trò của du lịch
Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu,phát triển với tốc độ cao, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những lợi ích to lớn vềkinh tế - xã hội mà nó đem lại Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hóa,khu vực hóa với hội nhập quốc tế hiện nay Với sự tăng trưởng liên tục trong nhiều thập kỷqua, du lịch đã khẳng định là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất
và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốcgia
Về mặt kinh tế, sự phát triển của du lịch đã tác động tích cực vào việc làm tăng thunhập quốc dân, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Đây
là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế Nhiều nước trong khu vực và trênthế giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua phát triển du lịch
Về mặt xã hội, du lịch góp phần tạo nhiều việc làm, kích thích khôi phục và phát triểncác lễ hội, làng nghề truyền thống Làm thay đổi diện mạo nhiều địa phương – nơi có cáckhu du lịch phát triển
1.1.3 Phân loại du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa
ra Hiện nay, đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theocác tiêu chí cơ bản dưới đây:
● Phân chia theo môi trường tài nguyên: du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa
● Phân loại theo mục đích chuyến đi: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịchnghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch thể thao, du lịch lễ hội, du lịch tôn giáo, du lịchnghiên cứu, du lịch kinh doanh
● Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: du lịch quốc tế, du lịch nội địa, du lịch quốcgia
● Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: du lịch miền biển, du lịch miền
Trang 4● Phân loại theo phương tiện giao thông: du lịch ô tô, du lịch tàu hỏa, du lịch xemáy, du lịch bằng máy bay…
● Phân loại theo loại hình lưu trú: khách sạn, nhà trọ thanh niên, camping,
● Phân loại theo độ dài chuyến đi: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày
● Phân loại theo hình thức tổ chức: du lịch cá nhân, du lịch tập thể, du lịch giađình
● Phân loại theo phương thức hợp đồng: du lịch trọn gói, du lịch từng phần
Ở một số địa phương trên cả nước có rất nhiều mô hình du lịch cộng đồng phát triển,đặc biêtk là khá thành công ở các vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinhsống như ở Lào Cai, Hà Giang v.v Những mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực,không chỉ phát huy được thế mạnh văn hoá bản địa của các dân tộc, mà còn góp phần xóađói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương
Theo các chuyên gia du lịch, việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là phùhợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểuvăn hoá dân tộc đặc sắc Tuy nhiên, các chuyên gia du lịch cũng đưa ra lời khuyến cáo:Muốn du lịch cộng đồng phát triển cần giữ nguyên gốc, nguyên sơ, chất phác chân thực củavăn hoá bản địa, đó là giá trị cốt lõi của cộng đồng, không để đánh mất nó Phát triển dulịch thì phải có trách nhiệm với xã hội Để phát triển kinh tế địa phương, tôn trọng nhữnggiá trị bản địa, giá trị cộng đồng thì loại hình du lịch có trách nhiệm sẽ là giải pháp để phát
Trang 5triển du lịch cộng đồng đúng hướng và bền vững Một nền du lịch bền vững thì người dânphải được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương…
1.2.2 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyếtđịnh đến phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
● Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư
● Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế
● Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý
● Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước
1.2.3 Tiêu chí của du lịch sinh thái cộng đồng
Theo UNWTO (2008) cho rằng những tiêu chí mà du lịch sinh thái cộng đồng đanghướng tới gồm có các tiêu chí sau:
● Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động
du lịch tại cộng đồng
● Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng
● Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng hơn chỉ
là sự tham gia của một vài thành viên
● Quan tâm đến sự bền vững của môi trường
● Mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và các
"cấu trúc xã hội" tại cộng đồng
● Có hệ thống/ phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể "vượt qua"những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây
● Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa nhữngảnh hưởng đến văn hoá và môi trường
● Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có nhữnghành động hợp lý trong quá trình du lịch
● Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái vớivăn hoá/tôn giáo của họ
● Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịchnếu họ không muốn
Trang 61.2.4 Nguyên tắc của du lịch sinh thái cộng đồng
Võ Quế (2008) cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồngbao gồm:
● Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện
và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng
● Phù hợp với khả năng của cộng đồng
● Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng
● Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hoá
Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng cần phảidựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững:
● Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu vàgiúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng
● Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo họ
đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trị truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết
và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau
● Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế
-xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ công bằng
Có sự tương đồng rõ ràng giữa sự phát triển cộng đồng ở góc độ rộng lớn hơn
và cơ sở lập kế hoạch không chỉ có sự tham gia, mà còn có sự kiểm soát của cộng đồng lớnhơn của các quá trình phát triển ở cấp địa phương
Như vậy, phát triển cộng đồng rõ ràng đã tìm cách dỡ bỏ các rào cản về cơ cấu, sựtham gia và phát triển các phản ứng tập thể nhằm giải quyết các vấn đề địa phương Việcxây dựng và phát triển năng lực của cộng đồng sẽ đảm bảo tính hợp lý trong việc tiếp cậnvới các nguồn lực tự nhiên để đáp ứng nhu cầu không chỉ của khách du lịch mà còn củachính cộng đồng Từ góc độ quản lý, việc chia sẻ lợi ích cân bằng trong cộng đồng cũngđặt ra các thách thức đáng kể trong hệ thống quản lý và điều phối hoạt động du lịch cũngnhư sự quan tâm sâu sát của chính phủ và các tổ chức phát triển Với cộng đồng, khôngđơn giản chỉ là việc nâng cao nhận thức mà quan trọng là họ phải thực sự tìm được cảmhứng và đam mê trong việc khai thác du lịch từ đó hình thành ý thức tôn trọng với chínhnhững giá trị văn hóa và tự nhiên mà họ đang có
Trang 7Một đặc điểm chung đối với các khu vực vùng sâu vùng xa và nông thôn đó là ngườidân sống chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao Vì vậy, nếu đưakhai thác du lịch vào một cách thụ động thì mức độ thương mại hóa sẽ diễn ra nhanh hơnbởi họ được tiếp cận với cách làm không bền vững và tốc độ phát triển nóng trong du lịch.Nhằm đảm bảo sự ổn định và lâu dài, cần chuẩn bị cho cộng đồng đủ kiến thức và kỹ năng
để phục vụ du lịch đồng thời cần có những cam kết ràng buộc nhất định về mặt pháp luật
để họ có ý thức tốt hơn đối với các giá trị tài nguyên
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, yếu tố thị trường luôn là yếu tố quyết định Việcnày đối với các cộng đồng thường được nhìn nhận khá đơn giản thông qua hoạt động mua
và bán Cộng đồng có xu hướng “bắt chước” các sản phẩm của nhau trong khi bỏ quanhững yếu tố được khách du lịch cho là “duy nhất” tại mỗi điểm đến Giúp cho cộng đồngnhìn rõ những nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng và xác định các khoảng trốngtrên thị trường hay nói một cách khác đó là cộng đồng tìm ra phân khúc thị trường ngáchcho riêng mình chính là cách thức đảm bảo việc khai thác hiệu quả Mỗi yếu tố khác biệt sẽgiúp cho cộng đồng tìm được cơ hội trong hoạt động du lịch.Tuy nhiên, họ cần nhìn nó vớimột tầm nhìn xa hơn để không chỉ thỏa mãn các nhu cầu hiện tại mà có thể tạo ra sự thayđổi khi khách du lịch tự thay đổi và thích nghi với điểm đến để tạo nên giá trị trải nghiệmmới Để làm được điều này, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cácviện nghiên cứu về du lịch và các tổ chức phát triển là hết sức cần thiết trong việc thu thập,phân tích thông tin, định hướng nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm… để cùng vớicộng đồng từng bước xác định các cơ hội thích hợp với địa phương Bên cạnh đó, cần thấy
rõ vai trò của cộng động cần được khẳng định trong việc lựa chọn và ra quyết định
Trang 8CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên.
a Địa hình
Địa hình có ý nghĩa đặc biệt với du lịch Các dạng địa hình nước ta có tiềm năng lớn về
du lịch chủ yếu là địa hình Karst, địa hình bờ biển và địa hình hải đảo
- Địa hình Karst: Kiểu địa hình này chiếm khoảng 60.000 km2 tập trung chủ yếu ở ViệtBắc, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, với các dạng Karst hang động, Karst ngập nước
và Karst đồng bằng Địa hình Karst tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống cáchang động, núi đá vôi…
- Điạ hình bờ biển: Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phongphú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉdưỡng và vui chơi giải trí Các bãi biển nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Bà(Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Văn Phong (Nha Trang), Vũng Tầu…
- Địa hình hải đảo: Nước ta có hơn 3.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo cócảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh),Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tầu)…
b Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hoá đa dạng theo mùa, theo vĩ tuyến và theo độcao nên có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức du lịch Sự phân hóa của các loại khí hậu đã quyđịnh sự phát triển của các loại hình du lịch, vì vậy nước ta có cả các hình thức du lịch của đớinóng và đới lạnh
Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Nước ta có nhiều bão, lũ lụt vào mùa mưa tànphá nặng nề các khu vực nó đi qua, đặc biệt là vùng duyên hải miền Trung; gió mùa đông bắcvào mùa đông, và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt làm các ngưng trệ nhiều hoạt động dulịch sinh thái, tham quan
c Thủy văn:
Trang 9Nước trên mặt: Nước trên mặt có giá trị quan trọng không chỉ cung cấp cho nhu cầu củacác khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng: du lịch hồ, du lịch sông nước
Có giá trị hơn cả là mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long và một vài sông khácnhư sông Hương, sông Hàn, sông Hồng Hệ thống hồ cũng có giá trị lớn về du lịch, tiêu biểunhư hồ Tây(Hà Nội), hồ Hoà Bình (Hoà Bình), hồ Ba Bể (Bắc Kạn, hệ thống hồ ở Đà Lạt(Lâm Đồng)
Nước dưới đất: Nhìn chung ít có giá trị du lịch Trong đó tài nguyên nước khoáng cógiá trị đặc biệt đối với du lịch Nước khoáng chứa một số thành phần vật chất đặc biệt có tácdụng cho sức khoẻ con người và gắn với loại hình du lịch chữa bệnh Nước ta đã phát hiệnđược khoảng hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên, trong đó có nhiều nguồn nước đã đượcđưa vào khai thác cho mục đích du lịch, tiêu biểu như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh(Quảng Ninh), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Thanh Hóa, Vũng Tầu…
d Sinh vật:
Việt Nam nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư động thực vật, vì thế tài nguyên sinhvật rất phong phú và đa dạng Diện tích rừng che phủ ở nước ta khoảng 37 % (2006), chủ yếutập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Đã thống kê được hơn
800 loài cây gỗ, 332 loài thú, trên 1.000 loài chim và 330 loài bò sát, trong đó có nhiều loàiquí hiếm Nước ta đã thành lập được 105 khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm 27 vườn quốc gia,
44 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường Tài nguyên sinh vậtnước ta ngoài giá trị lớn về môi trường còn có ý nghĩa kinh tế, du lịch to lớn
2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
a Di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch Cho đến nay cảnước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có 2.715 di tích được Bộ Văn hoá - Thông tinxếp hạng Đặc biệt đã có những di tích lịch sử - văn hoá được UNESCO công nhận là di sảncủa nhân loại như cố đô Huế (1993), phố cổ Hội An (1999), thánh địa Mỹ Sơn (1999) Ngoài ra còn một số di tích khác đang đề nghị UNESCO công nhận, như chùa Hương (HàTây), bãi đá cổ Sa Pa (Lào Cai), Hoàng Thành Thăng Long Các di tích này đã và đangđược khai thác nhất định vào phát triển du lịch
b Lễ hội
Trang 10Việt Nam có một nền văn hoá mang bản sắc riêng độc đáo Chính những nét riêng đó
đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc dân tộc Việt Nam Nhiều lễ hội ra đời cách ngày nayhàng nghìn năm vẫn được giữ gìn và duy trì Các lễ hội văn hóa có sức hút vô cùng to lớn đốivới du khách thập phương
Các lễ hội của nước ta vẫn luôn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị vàhấp dẫn như lễ hội Đền Gióng (Hà Nội), hay lễ hội của các đồng bào dân tộc Tây Nguyênnhư: lễ phát rẫy, lễ trỉa lúa, lễ mừng lúa mới, lễ thu hoạch lúa, lễ mở cửa kho lúa
c Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn khác
Nước ta có 54 dân tộc phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với những phong tục, tậpquán độc đáo, các hoạt động văn hoá - nghệ thuật đa dạng và đặc sắc có sức hút to lớn đối vớikhác du lịch trong và ngoài nước
Dọc chiều dài đất nước có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống, những món đặcsản đậm đà bản sắc dân tộc Ngoài ra cã nước còn có hàng trăm bảo tàng với nhiều hiện vật
và tài liệu lịch sử quý giá đang được lưu giữ
2.2 Thành tựu trong việc phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Những năm gần đây, du lịch cộng đồng là xu hướng phát triển tương đối mạnh vớihình thức phong phú Có không ít địa phương xây dựng được những mô hình thành côngnhư: Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc…
Cụ thể, các hoạt động du lịch cộng đồng tại Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) đã vàđang phát triển khá mạnh, trung bình mỗi năm có 30.000-40.000 lượt khách đến thamquan, nghỉ lại
Với cảnh quan đẹp, văn hóa phong phú, ẩm thực đa dạng, mô hình du lịch cộng đồng
ở Bản Dền (Sa Pa, Lào Cai) cũng đón từ 3 đến 3,5 vạn du khách/năm, doanh thu hằng nămđạt từ 3- 4 tỷ đồng Các hộ gia đình tổ chức homestay (du khách sẽ ở ngay tại nhà củangười dân địa phương) có thêm thu nhập bình quân từ 1- 3 triệu đồng/tháng
Ở Quảng Ninh, mô hình du lịch cộng đồng xuất hiện muộn hơn, nhưng cũng đem lạikhông ít thành công Trong đó, đầu tiên phải kể đến mô hình hợp tác xã dịch vụ du lịchchèo thuyền đưa du khách đi tham quan làng chài Cửa Vạn, Vông Viêng do Công ty CP Duthuyền Đông Dương triển khai Bước đầu mô hình này đã mang lại những thành công nhấtđịnh, tạo công ăn việc làm cho bà con ngư dân Những người ngư dân quanh năm gắn bóvới sông nước, chỉ biết làm công việc đánh bắt cá nay đã được biết thêm một nghề mới, đó