cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010.
Trang 1Cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế Mỹ dù đã đi qua tuy nhiên hậu quả mà nó đểlại cho nền kinh tế nhiều nước là hết sức nặng nề, thậm chí đến lúc này nhiều nước vẫnđang gồng mình vật lộn với những khó khăn mà nó để lại Đây là cuộc khủng hoảngtrong nhiều lĩnh vực, bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp và bản thân nó lạilà nguồn gốc trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010.
Khủng hoảng Mỹ xảy ra với sự bất ngờ lớn của thế giới Không ai có thể ngờrằng một tượng đài, một đầu tàu Thế giới lại có thể suy sụp nhanh đến như vậy và kéotheo nó là bao nhiêu khó khăn mà cả Thế giới phải gánh chịu.
Vậy nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này là gì? Diễn biến của nó ra sao? Hậuquả gây ra như thế nào? Chính phủ Mỹ đã có biện pháp gì và Việt Nam có tránh đượccơn bão khủng hoảng đó hay không?
Vâng, đó cũng chính là nội dung mà nhóm sinh viên chúng tôi đã tổ chức thảoluận để tìm ra lời giải Từ đó có một cách nhìn tổng quát về cuộc khủng hoảng kinh tếMỹ 2007-2010
Vì đây là lần đầu tiên nhóm tổ chức thảo luận về đề tài kinh tế nên chưa hiểu sâuvề kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót.Rất mong cô cùng các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để bài thảo luận được hoànthiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NHÓM THỰC HIỆN NHÓM 11
Trang 21, Những dấu hiệu dự báo khủng hoảng từ trước :
- Vào năm 1982, giá dầu tăng và sự kiểm soát chặc chẽ tín dụng đã kềm hãm kinh tếphát triển; đồng thời làm tăng lạm phát Kết quả tiền lời tăng đến 21% cao nhứt trong lịchsử Bắc Mỹ Ngân sách Hoa Kỳ bị thâm thụt và thất nghiệp gia tăng.
- Vào năm 2000, vì hệ thống kế toán không chính xác và thiếu minh bạch nên cáchãng mạng lưới (dot.com) phóng đại các con số thu nhập; cộng thêm biến cố 9/11 đưa tớisự tuột dốc của thị trường chứng khoán và làm mất hàng ngàn tỷ tiền đầu tư của dânchúng từ tháng 3 năm 2000 đến tháng 10 năm 2002.
- Vào năm 2007, giá dầu và ngũ cốc tăng; cộng thêm chi phí quá nặng cho chiến tranhIrak, Afghanistan và sự cho vay dễ dãi của ngân hàng cho những người mua nhà (subprime mortage) đưa tới khủng hoảng kinh tế 2008.
Như vậy Sub prime mortage trở thành giọt nước làm tràn ly dẫn đến khủng hoảng.
Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị trườngtài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của các bên liên quan.Thêm vào đó, việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụnglây lan ra toàn hệ thống ngân hàng; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàngkhác phá sản Và mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm chotình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn.
Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảmvà chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo Rủi ro mang tính hệthống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khimà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trongdanh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đổ Tiếp theo đó, khủng hoảng tàichính nổ ra vào tháng 8 năm 2007 khi đến lượt cả các SPV và SIV cũng sụp đổ, rồi pháttriển thành khủng hoảng tài chính toàn cầu từ tháng 9/2008 khi cả những tổ chức tàichính khổng lồ như Lehman Brothers sụp đổ.
Trang 33, Bong bong thị trường nhà ở:
Diễn biến thay đổi của lãi suất chính sách ở Hoa Kỳ (đường màu xanh).
Diễn biến thay đổi giá nhà trong thời kỳ bong bóng thị trường nhà ở.
Khi bong bóng dot.com bị bể, chính phủ và các kinh tế gia Hoa Kỳ bày ra chiến dịch“mỗi gia đình làm chủ một căn nhà” để phát triển kinh tế dựa trên chương trình cho vayvới lãi suất thấp trong mấy năm đầu và cao cho các năm sau (sub prime rate), viết tắt SP.Đôi khi, các nhà tín dụng còn mạo hiểm cho con nợ vay tiền mua nhà có tên là Ninja tứclà người vay tiền không cần có công ăn việc làm, không cần trả tiền vốn ban đầu vàkhông cần trả nợ trong các năm đầu Tóm lại, bất cứ ai chỉ cần ký tên vay tiền là có thểlàm chủ căn nhà.
Chẳng hạn, giá nhà bán 100 đô-la, ngân hàng cho vay 120 đô-la (cao hơn giá nhàmua).20 đô-la, đồng được xử dụng để trả tất cả chi phí như tiền vốn ban đầu, tiền lời chocác năm đầu, kể cả các dịch vụ mua nhà cửa Các năm kế tiếp, người mua nhà sẽ trả tiềnlời cao hơn Những người mua nhà đầu tư hy vọng giá nhà tăng, họ có thể bán lại căn nhàđầu tư để kiếm lời.
Trang 4Bong bóng Dot.com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện rõ sau sự kiện 11tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nền kinh tếnước này khỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng Chỉ trong thờigian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11đợt từ 6,5% xuống còn 1,75% Tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo Điều này kíchthích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăngtrưởng kinh tế Trong môi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã có xu
vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở Năm 2005,có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không.Năm này, bong bóng nhà ở này phát triển đến mức cực đại và vỡ Từ quý IV năm 2005đến quý I năm 2006, giá trị trung vị của giá nhà giảm 3,3% Thời điểm đó, tổng giá trịtích lũy các khoản tín dụng nhà ở thứ cấp lên đến 600 tỷ đô-la
Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ Nhiều tổchức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ Giá nhà ở giảmnhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO - viết tắt của collateralizeddebt obligations) và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS - viết tắt củamortgage-backed security) do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng.Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức này xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bịcác tổ chức đánh giá đánh tụt Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.
Theo hai định luật vô thường thịnh-suy và nhân duyên giữa các nhân, giá nhà vàgiá dầu tăng cao Các hãng xưởng bắt đầu đóng cửa; số người thất nghiệp gia tăng Ngườivay tiền không đủ sức trả nợ Càng ngày càng nhiều người bán nhà hay chạy nợ, bỏ nhàlại cho ngân hàng (foreclosure) Kết quả , giá nhà đổ, nhà bán không có người mua, kéotheo sự suy sụp của các ngành nghề khác Thị trường chứng khoán tuột dốc và thế giới bịlỗ trên 1.000 tỷ đô la trong năm 2008.
Điểm chót không kém quan trọng, các ngân hàng ngoại quốc ham lời nên đã chia sẻ với các ngân hàng Hoa Kỳ cho những người mua nhà vay tiền tại Hoa Kỳ Giá nhà bị sụp đổ kéo theo sự suy thoái của thị trường chứng khoán làm cho các ngân hàng ngoại quốc bị mất hàng tỷ đô; thí dụ, ING (Hòa Lan) mất 4.5 tỷ, BNP (Pháp) 5 tỷ, Northern Rock (Anh) 25 tỷ, UBS (Thụy Sĩ) 4 tỷ v.v
Tóm lại, sự cho vay dễ dãi của các ngân hàng tín dụng tại Hoa Kỳ đã đưa tới sự sụp đổ thị trường bất động sản, kéo theo sự lỗ lã của các ngân hàng, làm cho các ngành nghề khác bị đóng cửa, thợ thuyền thất nghiệp Tiền đầu tư, hưu trí của dân chúng bị bốc thànhhơi.
Nhìn một cách khái quát hơn, nguyên nhân sâu xa chính từ cư cấu và động lựctăng trưởng bất hợp lí của Mỹ nhưng nó đã bị bỏ qua bởi các nhà hoạc định chính sách
tự mãn và sự lạc quan thái quá của người dân Mỹ.
Nền kinh tế mất cân bằng:
Trang 5Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đầutư và đẩy mạnh xuất khẩu thì nước Mỹ đã chọn cho mình một con đường riêng để duy trìđà tăng trưởng kinh tế đó là khuyến khích và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa Trong nhưngnăm qua tiêu dùng của người dân luôn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDPcủa nước này và hiện đang tỷ trọng lớn đến 70% GDP Chiến lược này trong một thờigian đã tỏ ra rất hiệu quả khi lòng tin của người tiêu dùng vào triển vọng của nền kinh tếđang ở mức cao nhưng nó đã tạo nên một lỗ hổng to lớn trong nền kinh tế đó chính là làmcho nền kinh tế trở nên mất cân bằng.
Tiêu dùng của người dân Mỹ đã dần dần trở nên quá mức bởi tư tưởng lạc quan thái vàđược khuyến khích bởi sự dễ dãi của các tổ chức tín dụng trong cho vay tiêu dùng Chínhđiều đó đã tạo khoản thâm hụt thương mại cực lớn và có dấu hiệu ngày càng tăng, đồngthời hệ thống kinh tế trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết bởi các mối quan hệ vaynợ dễ dãi và chồng chéo
Để tài trợ cho khoản thâm hụt thương mại cực lớn của mình nước Mỹ đã sử dụng biệnpháp vay nợ nước ngoài bằng cách phát hành trái phiếu ra toàn thế giới và các nước đãhăng hái mua các trái phiếu này đặc biệt là Trung Quốc và các nước Châu Á Tính chungcho 5 năm trở lại đây trung bình mỗi ngày nước Mỹ vay nợ thêm 2 tỷ USD Và các nhàkinh tế theo chủ nghĩa hoài nghi đã cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nhưng các cảnh báonày đã bị bỏ qua Thậm chí có nhiều nhà kinh tế cho rằng thâm hụt thương mại của Mỹsẽ được bù đắp bởi các khoản đầu tư của các nước trên thế giới quay ngược trở lại nướcMỹ và cán cân thanh toán vẫn cân bằng Họ lập luận rằng hệ thống kinh tế bao giờ cũngcó khả năng tự điều chỉnh về mức cân bằng do đó không có vấn đề gì đáng lo ngại.Tuy nhiên các nhà kinh tế lạc quan đã vô tình bỏ qua một yếu tố hết sức quan trọng trongnhận định của mình Bởi lẽ khi thâm hụt thương mại của một quốc gia tăng lên liên tụctrong nhiều năm thi nghiễm nhiên đồng tiền của quốc gia đó nhiều khả năng sẽ phảigiảm giá do ngân hàng trung ương có thể phải in thêm tiền nhằm tài trợ cho khoản thâmhụt này Ngoài ra nếu nước Mỹ tiếp tục sử dụng các khoản nợ nước ngoài nhằm tài trợcho tiêu dùng thì khi các khoản nợ này đáo hạn đồng USD sẽ được in ra để trả nợ vớikhối lượng lớn do đó không còn hấp dẫn giới đầu tư Xu hướng này nếu xảy ra sẽ tiếp tụckích thích giới đầu cơ thực hiện một cuộc tấn công tiền tệ chống lại đồng USD và do đótrong hoàn cảnh xấu nhất có thể gây ra khủng hoảng nghiêm trọng Đồng USD mất giá,lòng tin của công chúng vào triển vọng kinh tế xấu đi lập tức sẽ dẫn tới người tiêu dùngcắt giảm chi tiêu và nước Mỹ mất đi động lực chính của mình cho tăng trưởng và chìmvào suy thoái toàn diện
Các tổ chức tín dụng phải gánh chịu hậu quả đầu tiên bởi các khoản cho vay dễ dãi củahọ không có khả năng thu hồi Các khoản vay này lại được chứng khoán hóa và bán chogiới đầu tư khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi giới đầu tư bị thiệt hại nặng nề.Đến lượt mình giới đầu tư lại bán tháo các khoản đầu tư đang nắm trong tay khiến chúngrớt giá thảm hại gây thiệt hại nặng cho các ngân hàng đầu tư Các ngân hàng đầu tư sụpđổ khiến các khoản ủy thác đầu tư của công chúng bốc hơi và đẩy hàng trăm ngàn ngườivào cảnh khánh kiệt Bên cạnh đó các tổ chức kinh tế lớn phá sản sẽ khiến hàng triệu
Trang 6người khác lâm vào cảnh mất việc và đến lượt họ lại cắt giảm chi tiêu tối đa hoặc khôngthanh toán được các khoản nợ của mình
Có thể nói nước Mỹ đã rơi vào một vòng xoáy không có lối thoát do nó tự gây ra chomình bởi tính tự mãn và sự kiêu ngạo của các nhà hoạnh định chính sách.
Trang 71, Toàn cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ (2007-2010):
Năm 2007-khủng hoảng xảy ra
Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vàomột trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan Sựlây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hết.
Những người phản đối kế hoạch giải cứu tại Phố Wall (Ảnh:Foxbusiness)
* Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại chúng thấp vàkhông bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ - quỵngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản cho vay bấtđộng sản dưới chuẩn ở Mỹ
* Tháng 7 - Tháng 9/2007: Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng đầu tiên tại
châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trường cho vay dưới chuẩnở Mỹ Trong khi đó, Ngân hàng SachsenLB của Đức phải nhận sự cứu trợ từ chính phủ.* Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century FinancialCorporation phải làm thủ tục xin phá sản Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu củamình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation Nhiều người gửi tiền ở cáctổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiếncho các tổ chức đó càng thêm khó khăn Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành Cuộckhủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra.
Trang 8Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác Ở Anh quốc, ngân hàng Northern Rock bịchao đảo vì người gửi tiền xếp hàng đòi rút tiền gửi của mình ra* Ngày 14/9/2007: Lần đầu tiên trong hơn 1 thế kỷ, khách hàng ùn ùn kéo đến bủa vây đểđòi rút tiền ở một ngân hàng lớn tại Anh - Ngân hàng cho vay thế chấp Northern Rock -ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh
* Ngày 15/10/2007: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bố lợinhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên tới 6,5 tỷUSD Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức vào ngày 4/11.
* Ngày 17/12/2007: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với nạn nhân là Tậpđoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố buôn bán lớn ở Mỹ tại Úc sau khi tậpđoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm Cổ phiếu Centro Properties đã tụt giá 70% tạicác giao dịch ở Sydney.
Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáokinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dựtính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính Tình trạng đói tín dụng trở nênrõ ràng Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không có hiệu quả như mong đợi.
GDP trong quý IV năm 2007 đã giảm mức tăng đáng kể, chỉ tăng 0,6% so với mức tăng4,9% quý III/2007
Năm 2008-2009: Đạisuy thoái
Tình hình phá sản2007-2008
Trang 9Năm 2008 bắt đầu những dấu hiệu ảm đạm Bong bóng nhà đất xuất hiện tại Mỹvới trên 1 triệu chủ nhà đất đối mặt với nguy cơ tịch thu tài sản thế nợ Nhiều ngân hàngvướng phải các khoản nợ dưới chuẩn (subprime loan) phải hứng chịu những khoản thualỗ nặng.
* Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn
hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàngcho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản cho vay khó đòi quá lớn * 30/1/2008: Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS công bố trích lập dự phòng 4 tỷ USD,nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do những thất thoát quan đến cuộckhủng hoảng cho vay cầm cố.
* 17/2/2008: Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock
* 28/2/2008: Ngân hàng DZ Bank của Đức được đưa vào danh sách các nạn nhân củacuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổng giá trị tài sản mất giá là 1,36 tỷ euro.* Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưngkhông nổi 16-17/3/2008, công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10dollar một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắtgiá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York cứukhông nổi Bear Sterns và buộc lòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã khiến chosự lo ngại về năng lực can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khókhăn Sự sụp đổ
* 29/4/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản thua lỗ trướcthuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ xấu và các chứngkhoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấp bất động sản.
* 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàng IndyMacBancorp Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới nay saukhi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày.
* 31/7: Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo là 3,6 tỷ USD, nângtổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD Deutsche Bank trở thành một trong 10nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.* Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhấtvà lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản Tiếp sau Lehman là một số công ty khác.* 7/9: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoànchuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ.* 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại chínhmình Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%.
Trang 10Các nhân viên của Lehman Brothers (Ảnh: foxbusiness)
* 14/9: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29 USD/cổ phần sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers.
* 15/9: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụkhủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001 Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố
Tập đoàn AIG (Ảnh: Foxbusiness)
* 16/9: Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỉ USD vào các thị
Trang 11trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn chặn sự đóng băng của hệthống tài chính toàn cầu Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa Fed công bố kế hoạch bơm 85tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần Ngân hàng Barclays của Anh mua lại mộtphần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehman với trị giá 1,75 tỷ USD
* 17/9: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh; Tập đoàn LloydsTSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng khoán Mỹ kiềm chế tình trạng bánkhống
* 19/9: Các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ công bố kế hoạch mualại tài sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn, giúp làm thanh sạch hệ thống tàichính
* 20-21/9: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD Hai ngân hàngGoldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng đa năng,đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall
* 22/9: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD để thâu tóm hoạt độngcủa Lehman tại châu Á Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại châu Âu và Trung
Đông Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần Morgan Stanley
* 23/9: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman Sachs; Cục điều tra liênbang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman vì nghi ngờ có sự gian lận trongcuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ
* 25/9: Washington Mutual Inc (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã
sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp Cơ quan Bảo hiểmtiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu và sau đó bán các tài sảncủa ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho JPMorgan Chase & Co với giá 1,9 tỷ USD Với307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sửMỹ.
Trong khi đó tại Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý vềnhững điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD.
Trang 12WaMu - một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổcũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp.(Ảnh: Foxbusiness)
* 29/9: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ Phảnứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay
* 1/10: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) vớimột số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập chodoanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảohiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD
vào phá sản, chính phủ các nước trên thế giới cũng tới tấp thông báo kế hoạch cứu nguynền kinh tế.
Thất nghiệp đua nhau lập những kỷ lục mới Nhu cầu co lại buộc các doanh nghiệpphải đóng cửa làm ăn.
Tháng 9 và 10 cũng trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số Dow Jones sụttới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9 Kể từ sau giai đoạn này, biến động tạiphố Wall trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng và giảm tồn tại trong hàng chụcnăm đã bị phá.
Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm cũng chứng kiến các cơn sốt dầu,lương thực, và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu Đặc biệt là giá dầu, từ
mức 90 đôla một thùng vào đầu năm đã leo lên trên 100 đôla vào 20/2 và lập kỷ lục trên147 đôla một thùng vào 11/7.
Trong quý 4 năm 2008 GDP của Mỹ đã giảm 3.8% theo báo cáo đầu tiên ngày 30tháng giêng năm 2009 rồi điều chỉnh lại là 5.4% chứng tỏ suy thoái đang gia tăng.
Số xe hơi và xe chở hàng của Mỹ xuống còn 9 triệu 600 000 xe mỗi năm sovới thời cực đại khoảng 16 triệu xe một năm.
Cũng trong năm này, nhập siêu 813 tỷ 800 triệu đô-la nghĩa là xuất cảng được 1377 tỷnhưng nhập cảng 2190 tỷ đô-la.
Trang 13Chỉ số kỹ nghệ trung bình của Mỹ khoảng 14164 vào 9/10/2007 đến 27/2/2009chỉ còn 7067, mất gần 50% chứng tỏ nước Mỹ đã rơi vào đại khủng hoảng kinh tế.
Tính cả năm 2009, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 2,4%, mức tăng trưởng tính theonăm thấp nhất từ năm 1946.
Cuối năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ xấp xỉ 10%, cao nhất kể từ sau đại suythoái 1929-1939 (khi đó là 25%)
Năm 2010, kinh tế Mỹ dần hồi phục và bước đầu thoát khỏi khủng hoảng với tỉ lệ tăngtrưởng khoảng 2% tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp vẫn rất cao (hơn 10%)
Trung tâm Anderson Forecast thuộc Đại học California, Los Angeles hôm9/12/2010 công bố bản nghiên cứu khẳng định nền kinh tế Mỹ “đang trên đà phát triển dùvới tỷ lệ thất nghiệp rất cao.”
Trung tâm Anderson Forecast là một trong những tổ chức thường xuyên nghiên cứu vađưa ra những dự báo kinh tế cho bang California nói riêng và nước Mỹ nói chung.
Trung tâm Anderson Forecast khẳng định đà tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế Mỹphản ánh tác động của bảng cân đối tiêu dùng và cũng là kết quả của quá trình chuyển đổitừ một nền kinh tế nhập khẩu cao với tỷ lệ tiết kiệm thấp sang nền kinh tế hướng về xuấtkhẩu với tỷ lể tiết kiệm cao.
Chính sách “Đồng đô-la yếu” của chính quyền Obama là động lực của sự chuyểnđổi trên Chính sách này đã giảm mức tăng tiêu dùng xuống còn 2%.
Trong khi tỉ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi tại Mỹ thì mức lương thực tế chỉ tăng ởmức hạn chế với 6.5% Trong quý I-2010, tỉ lệ thất nghiệp là 10,5%.
Trang 142, Những tác động và hậu quả:a Đối với Hoa Kì
Cuộc khủng hoảng đã đưa nước Mỹ bước vào thời kì tồi tệ nhất trong lịch sử từ sau cuộcđại suy thoái thập niên 1930.
Hàng loạt các ngân hàng hàng đầu thế giới như Lehman, Merrill Lynch,… tuyênbố phá sản hoặc bị bán rẻ cho nước ngoài.
Năm 2008, Mỹ nợ 10000 tỷ đô-la, một món nợ lứn nhất mà chưa quốc gia nào có.Năm 2009, kinh tế mỹ tăng trưởng âm 2,4%, thấp nhất từ 1946.
Tỉ lệ thất nghiệp tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tiêu dùng của các hộgia đình giảm làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa Hàng hóa ế thừa, mứcgiá chung của nền kinh tế giảm liên tục, dẫn đến lạm phát cao.
Tình hình khủng hoảng của ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ thể hiện rõ nhất qua tìnhhình kinh doanh của Detroit's Big Three từ quý IV năm 2007 Tháng 2 năm 2008, GMthông báo rằng năm 2007 hãng bị lỗ 38,7 tỷ dollar (trước khi trừ thuế và phần trả nợ).Ford có mức lỗ kinh doanh trong năm 2007 là 2,723 tỷ dollar Sang năm 2008, tình hìnhkinh doanh càng tồi tệ hơn Doanh số của 3 hãng chế tạo ô tô lớn nhất nước này trongnăm 2008 giảm xuống mức thấp ngang hồi thập niên 1950 Tám tháng đầu năm 2008,Chrysler bị lỗ tới 400 triệu dollar GM bị lỗ trước thuế 4,2 tỷ dollar chỉ riêng trong quýIII năm 2008, trong khi Ford lỗ 2,75 tỷ dollar
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ 2007-2010
Trang 15Mặc dù nhận được các khoản vay của Chính phủ nhưng các công ty này vẫn lần lượttuyên bố phá sản.
Tỷ trọng của nền kinh tế Hòa Kỳ đối với kinh tế thế giới càng giảm, tỷ trọng này năm2008 là 23.79% - mức thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, giảm 8% so với năm2001 Tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế Hoa Kỳ giảm từ 3,42%/năm (từ 1991-2000) xuống 1,61%/năm (từ 2001- 2010) trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình củakinh tế thế giới tăng từ 3,07%/năm (1991-2000) lên 3,2%/năm (2001-2010) Trong suốtgiai đoạn 10 năm trở lại đây, kinh tế Hoa Kỳ liên tục có tốc độ phát triển thấp hơn tốc độtrung bình của toàn thế giới Giá trị đồng USD giảm sút, tính đến tháng 9 năm 2009, đồngUSD đã mất giá 10% so với tháng 12 năm 2005 và 18% so với tháng 12 năm 2000 (tínhtheo tỷ giá USD/SDR).
Bảng 2: TỶ GIÁ NGOẠI TỆ TÍNH TRÊN SDR THÁNG 9 NĂM 2009