1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc

106 1,2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu

Trang 1

Danh mục viết tắt iii

Danh mục bảng và hình v

LỜI NÓI ĐẦU vi

Chương 1 Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những tác động chính đến nền kinh tế thế giới 1

1.1 Một số vấn đề về khủng hoảng tài chính 1

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại về khủng hoảng tài chính 1

1.1.2 Khủng hoảng tài chính dưới góc nhìn của học thuyết kinh tế của Keynes J.M 5

1.2 Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 11

1.2.1 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 11

1.2.2 Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 16

1.3 Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến nền kinh tế thế giới 22

1.3.1 Tác động tới thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng 22

1.3.2 Tác động tới thương mại quốc tế 24

1.3.3 Tác động tới đầu tư quốc tế 26

1.3.4 Tác động tới tăng trưởng 27

1.3.5 Tác động tới cơ cấu ngành 29

1.3.6 Tác động tới các khoản nợ quốc gia 36

Chương 2 Nền kinh tế các nước Châu Âu dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 38

2.1 Bối cảnh nền kinh tế các nước Liên minh Châu Âu - EU trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 38

2.1.1 Khái quát chung về lịch sử hình thành và các nước thành viên 38

2.1.2 Tình hình kinh tế EU trước khủng hoảng 2008 39

2.2 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới kinh tế, thương mại các nước EU 41

2.2.1 Tác động tới thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng 41

Trang 2

2.2.4 Tác động tới tăng trưởng kinh tế 50

2.2.5 Tác động tới cơ cấu ngành 54

2.2.6 Tác động tới vấn đề việc làm và thất nghiệp 62

2.2.7 Tác động tới các khoản nợ quốc gia 67

Chương 3 Các chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu của các nước Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 73

3.1 Các biện pháp của các nước EU đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu 73

3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 83

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 3

AUD Australian Dollar Đô la Úc

CDS Credit Default Swap Tín phiếu trao đổi các món nợ xấuCIS Commonwealth of Independent States Cộng đồng các quốc gia độc lập

EA-16 Eurozone/ Euro area Khu vực đồng tiền chung Châu Âu

ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu ÂuECSC European Coal & Steel Community Cộng đồng than thép Châu Âu

EIB European Investment Bank Ngân hàng đầu tư Châu Âu

viên, trước ngày 01/04/2004EU-25 European Union Liên minh Châu Âu gồm 25 thànhviên, trước ngày 01/01/2007

Eurostat Statistical Office of the European

Euratom European community of atomic energy Cộng đồng Năng lượng nguyên tửChâu Âu

FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp QuốcFDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp ra nước ngoàiFED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Mỹ

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

Trang 4

MBS Mortgage-Backed Security Khoản vay thế chấp/Chứng khoánđảm bảo bằng tài sản thế chấp

OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinhtế

UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 5

Bảng 1 Diễn biến thị trường chứng khoán toàn cầu 23

Bảng 2 Tốc độ tăng trưởng của toàn thế giới và các khu vực 27

Bảng 3 Xuất khẩu thương mại dịch vụ toàn thế giới năm 2008 32

Bảng 4 Thương mại dịch vụ toàn thế giới theo từng khu vực 33

Bảng 5 Tốc độ tăng trưởng hàng năm của EU, Mỹ và Nhật Bản 40

Bảng 6 Sự thay đổi các chỉ số chứng khoán Châu Âu 43

Bảng 7 Xuất nhập khẩu của EU trong 7 tháng đầu năm 2009 46

Bảng 8 Chỉ số thu nhập từ ngành nông nghiệp trong EU-27 và EU-15 59

Bảng 9 Nợ chính phủ của EU-27 và EA-16 67

Hình 1 Sự suy giảm của thương mại thế giới trong cuộc khủng hoảng 2008-2009 25

Hình 2 Sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp 29

Hình 3 Lượt khách du lịch quốc tế 31

Hình 4 Thương mại quốc tế về hàng hóa năm 2005 41

Hình 5 Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của EU, EA-16, Mỹ và Nhật Bản 51

Hình 6 Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của các nước EU từ 2007 đến 2010 53

Hình 7 Chỉ số tổng sản phẩm công nghiệp trong EU-27 và EA-16 54

Hình 8 Sự thay đổi về doanh thu các lĩnh vực dịch vụ tháng 9-10/2008 60

Hình 9 Sự thay đổi doanh thu trong ngành dịch vụ ở một số nước thành viên EU, tháng 11/2008 61

Hình 10 Sự thay đổi việc làm trong EU 63

Hình 11 Nợ công của các nước thành viên EU 68

Trang 6

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 bắt nguồn từ cuộc khủng hoảngtài chính Mỹ từ cuối năm 2007, lan rộng ra các nước Châu Âu và ảnh hưởng sâurộng đến nền kinh tế toàn thế giới Năm 2008 trôi qua với nhiều sự kiện kinh tếđáng chú ý, tiêu biểu nhất là nền kinh tế thế giới trải qua 3 cú sốc liên tiếp: khủnghoảng lương thực, khủng hoảng dầu mỏ và nổi bật là cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu Tình hình phát triển kinh tế của thế giới gặp nhiều khó khăn và thử tháchdưới những diễn biến phức tạp

và những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng Bước sang năm 2009,cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế làm cho nền kinh tế các nướccàng trở nên trầm trọng Vì vậy vấn đề về khủng hoảng tài chính toàn cầu đã vàđang là đề tài thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý không chỉ của các chuyêngia kinh tế mà của mỗi cá nhân trên toàn thế giới bởi chúng ta là những người đangphải gánh chịu những hậu quả do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra Châu Âulà một khu vực quan trọng trên bản đồ kinh tế của thế giới với những nền kinh tếlớn như Đức, Anh, Pháp, đặc biệt là Liên minh Châu Âu Năm 2007, Tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) của toàn Châu Âu đạt 20.103 tỷ USD, chiếm 36% GDP củatoàn thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra tác động mạnh mẽ đếnmọi khía cạnh của nền kinh tế Châu Âu từ thị trường chứng khoán, hệ thống ngânhàng đến vấn đề tăng trưởng kinh tế Để đối phó với tình hình đó Chính phủ, Ngânhàng Thương mại các nước và các tổ chức khác đã phải hết sức khẩn trương thựchiện các biện pháp can thiệp, giải cứu thị trường như liên tục giảm lãi suất, tung racác gói giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính nhằm đảm bảolòng tin của công chúng, thị trường và đã đạt được những kết quả khả quan Do đó,việc tìm hiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế cácnước Châu Âu là hết sức quan trọng Bên cạnh đó các giải pháp đối phó với khủnghoảng kinh tế của các nước Châu Âu sẽ là những bài học quý báu cho nền kinh tếViệt Nam

Trang 7

thương mại các nước Châu Âu”.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích nguyên nhân, diễn biến của

cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; từ đó đưa ra một bức tranh toàn cảnh về cáctác động của cuộc khủng hoảng này tới nền kinh tế, thương mại của các nước ChâuÂu Bên cạnh đó, khóa luận cũng sẽ giới thiệu các giải pháp và kinh nghiệm của cácnước Châu Âu áp dụng để đối phó với cuộc đại khủng hoảng này, từ đó rút ra bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu là các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn

cầu đến nền kinh tế, thương mại các nước thuộc liên minh Châu Âu và các biệnpháp mà các nước này áp dụng để khắc phục hậu quả từ cuộc đại khủng hoảng kinhtế.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt thời gian là giai đoạn từ năm 2007,

thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và sau đó lan sang các quốc giakhác cho đến nay; về mặt không gian, khóa luận tập trung nghiên cứu tác động củakhủng hoảng tài chính toàn cầu tới các nước thành viên của Liên minh Châu Âu –EU (27 nước).

Phương pháp nghiên cứu của khóa luận là thu thập, tổng hợp và sử dụng tài

liệu và số liệu thứ cấp, sau đó phân tích, đáng giá, so sánh số liệu thống kê Bêncạnh đó khóa luận cũng sử dụng phương pháp phân tích đi từ chung đến riêng,nghiên cứu lý luận kết hợp tổng hợp từ thực tiễn.

Bố cục của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và nhữngtác động chính đến nền kinh tế thế giới.

Chương 2: Nền kinh tế các nước Châu Âu dưới tác động của khủng hoảng tàichính toàn cầu 2008.

Trang 8

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS Vũ Hoàng Nam –Trưởng khoa Hợp tác quốc tế trường đại học Ngoại Thương, đã hướng dẫn chỉ bảotận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận này Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn sựchỉ bảo dạy dỗ của tất cả các thầy cô giáo trường đại học Ngoại Thương Tuy nhiên,mặc dù đã cố gắng hết sức tìm tòi và khai thác tài liệu nhưng do kiến thức chuyênmôn còn hạn chế và thời gian viết khóa luận ngắn nên chắc chắn khóa luận khótránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầycô và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2010Sinh viên thực hiện

Trần Việt Anh

Trang 9

Chương 1 Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu 2008 và những tác động chính đến nền kinh tế thếgiới

Từ đó tìm hiểu khái niệm khủng hoảng tài chính Khủng hoảng và khủnghoảng tài chính không phải là vấn đề mới trong kinh tế học, mà là một trong nhữngvấn đề được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu kinh tế từ trước đến nay.Các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra rất nhiều lý thuyết khác nhau, cách hiểu và lýgiải khác nhau về khủng hoảng tài chính Từ đó cũng đưa ra rất nhiều các quanđiểm khác nhau trong việc điều tiết thị trường, nhận biết khủng hoảng và hạn chếnhững tác động của nó Do vậy, hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau vềkhủng hoảng tài chính

Theo Concise Oxford Dictionary, 2006, Khủng hoảng là thời kỳ cực kỳ khókhăn hoặc nguy hiểm Từ gốc Hilap là Krisis Khủng hoảng tài chính là khủnghoảng trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính.

Theo trang web BusinessDictionary.com, khủng hoảng tài chính là tình trạngcầu tiền vượt quá cung tiền Tức là tính thanh khoản bị giảm đi nhanh chóng, bởitiền bị rút ồ ạt khỏi các ngân hàng (tháo chạy), và buộc các ngân hàng phải bán cáctài sản đầu tư khác để bù đắp khoản thiếu hụt hoặc phá sản, kéo theo suy thoái

Trang 10

Theo nhà kinh tế học người Mỹ Federic Mishkin thì khủng hoảng tài chính làsự đổ vỡ thị trường tài chính mà trong đó những sự lựa chọn nghịch và rủi ro đạođức trở nên tồi tệ hơn, làm cho thị trường không có khả năng hướng 1 cách hiệu quảcác quỹ đến những người có cơ hội đầu tư hiệu quả nhất.

Tóm lại, khủng hoảng tài chính chính được hiểu là sự thất bại của một haymột số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ bổn phận, nghĩa vụ tàichính của mình Hay nói cách khác khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính(quỹ) mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn đến sụp đổ quỹ Khủng hoảng tài chínhxảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với nguồn cung Nhu cầu về tiền mặt của ngườidân hay các nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thịtrường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính có thể sụp đổ.Trong nền kinh tế hiện tại, sự lan rộng của khủng hoảng tài chính trong một thờigian dài kéo theo tình trạng suy thoái kinh tế (Laeven, L & Valencia, F 2008).

1.1.1.2 Đặc điểm

Khủng hoảng tài chính thường có những biểu hiện cơ bản sau:

Thứ nhất, có hiện tượng khan hiếm tín dụng, cầu về dự trữ quá lớn khiến chongân hàng không thể cùng một lúc đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người Giá trị tàisản của ngân hàng giảm mạnh dẫn đến mất khả năng trả nợ Điều này dẫn đến mộtsố ngân hàng sụp đổ và xuất hiện tình trạng đổ xô đến các ngân hàng, các “bongbóng” giá tài sản nổ tung, sự sụt giá ban đầu trong các giá trị tài sản buộc các ngânhàng phải bán tiếp tài sản và làm giá tài sản giảm mạnh hơn nữa Các khoản tíndụng hình thành trong thời điểm bùng nổ thì được mang ra bán tháo.

Thứ hai, các ngân hàng đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn.

Thứ ba, toàn bộ bộ máy tài chính – tín dụng quốc gia lâm vào tình trạng tồitệ: sự phá vỡ hệ thống thanh toán, tài chính nhà nước; sự phá sản của các định chếtài chính trung gian; phá giá đồng nội tệ, áp lực lạm phát.

Thứ tư, cán cân thanh toán, cán cân mậu dịch, ngân sách nhà nước bị mất cânbằng nghiêm trọng.

Trang 11

Thứ năm, vay nợ nước ngoài tăng nhanh và có thể kéo tới suy thoái kinh tếtrầm trọng.

Ngoài những biểu hiện trên khủng hoảng tài chính còn được thể hiện quanhững tác động tiêu cực khác đến nền kinh tế của các nước, gây ra tăng trưởng kinhtế chậm và có thể kéo theo suy thoái kinh tế ở nhiều nơi Bên cạnh đó dự báo quantrọng trước một cuộc khủng hoảng tài chính là khi một nền kinh tế tăng trưởng quánóng và có một tỷ giá hối đoái quá yếu hoặc quá mạnh Điều này được lý giải là dođẩy sự đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản, thu hút đầu tư nước ngoài,đồng thời lượng tiền được đầu tư vào những nơi sinh lợi cao và đầu cơ tăng nhanhcủa các nhà đầu tư.

Trang 12

dụng và lo lắng cho tài sản của mình gửi ở đó (Laeven, L & Valencia, F 2008) Tạimột thởi điểm nhất định, một tổ chức tín dụng thường không giữ nhiều tiền mặt vàkhông thể ngay lập tức thu hồi các khoản cho vay của mình nên khi người gửi tiềnđổ xô đến rút tiền thì dẫn đến hiện tượng khan hiếm tín dụng, tổ chức này trở nênmất khả năng thanh toán thực sự và thường phải ngừng giao dịch, thậm chí có thểphải tuyên bố phá sản Nhiều tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng như vậy sẽ dẫn tớikhủng hoảng cả hệ thống ngân hàng.

Thứ hai là khủng hoảng tiền tệ Theo nghĩa hẹp, khủng hoảng tài chính gắnliền với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, khi nền kinh tế đi xuống hoặc vấp phảinhững làn sóng đầu cơ cực mạnh sẽ phải điều chỉnh ở trong nước chuyển sang chếđộ tỷ giá hối đoái thả nổi Mức độ tỷ giá thả nổi mà thị tường qui định thường caohơn so với tỷ giá cố định mà chính phủ cố gắng duy trì rất nhiều Mức biên độ tỷ giáhối đoái này thường rất khó kiểm soát, hiện tượng này chính là khủng hoảng tiền tệ.Theo nghĩa rộng, khủng hoảng tiền tệ chính là hiện tượng mà khi đó mức độ biếnđộng của tỷ giá hối đoái vượt quá phạm vi một quốc gia có thể gánh chịu Khủnghoảng tiền tệ còn có thể hiểu đơn giản là hiện tượng giá trị đối ngoại của nội tệ bịsuy giảm một cách nghiêm trọng và nhanh chóng Chính phủ gặp rất nhiều khókhăn để kiểm soát tỷ giá hối đoái và khi Ngân hàng Trung ương (NHTW) cố gắngcan thiệp tỷ giá để bảo vệ giá trị đồng nội tệ thì dự trữ ngoại hối của quốc gia bị sụtgiảm nhanh chóng trên một quy mô lớn (Burnside, C et al 2008).

Thứ ba là khủng hoảng nợ Khủng hoảng nợ là trường hợp quốc gia vay nợnước ngoài quá nhiều và sự dụng không hiệu quả nên không trả được nợ đúng hạn,lâm vào khủng hoảng nợ buộc phải xin hoãn nợ, xóa nợ hoặc tuyên bố vỡ nợ.Khủng hoảng nợ thường xảy ra ở một số nước đang phát triển Có rất nhiều chỉ tiêuđánh giá khả năng thanh toán của một quốc gia trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất làchỉ tiêu tỷ lệ thanh toán nợ nước ngoài Chỉ tiêu này thường nằm dưới 20%, nếuvượt quá 20% thì chứng tỏ lượng vốn vay nước ngoài của một quốc gia là rất lớn vàdễ dẫn đến việc không thể trả được nợ và lâm vào khủng hoảng nợ.

Thứ tư là khủng hoảng thị trường tài chính Khủng hoảng thị trường tài chínhlà sự rối loạn nặng nề trên thị trường tài chính vốn, có thể dẫn đễn sự sụp đổ nghiêm

Trang 13

trọng một cách đột biến do sự suy giảm khả năng thực hiện có hiệu quả chức năngcủa thị trường Nó có thể có những ảnh hưởng bất lợi trên diện rộng cho nền kinh tếthật như: ồ ạt rút tiền gửi từ các Ngân hàng Thương mại (NHTM), thu hẹp đáng kểquy mô tín dụng, tăng số vụ phá sản Giá chứng khoán biến động mạnh (tuột dốchay leo thang quá nhanh) ngoài tầm kiểm soát hay do hiệu ứng “domino” làm chochứng khoán bị bán đổ bán tháo, thu hẹp phát hành Khủng hoảng tài chính xảy rakhi thị trường bị “đông cứng” vì không có giao dịch, gây ra sự mất cân đối giữa tiền(chứng khoán) vào và ra Thị Trường Chứng Khoán (TTCK) (quỹ) Một cuộc khủnghoảng thị trường tài chính có thể liên quan đến một cuộc khủng hoảng tiền tệ,nhưng một cuộc khủng hoảng tiền tệ thì không cần thiết dẫn đến sự sụp đổ một cáchtrầm trọng hệ thống thanh toán trong thị trường nội địa và như vậy nó không lớnbằng một cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Khủng hoảng thị trường tài chínhkhông nhất thiết đi đôi với khủng hoảng hệ thống tài chính – tín dụng quốc gia.Tình trạng trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi cả hai dạng khủng hoảng xảy ra cùngmột lúc và chuyển thành khủng hoảng niềm tin vào chính quyền.

1.1.2 Khủng hoảng tài chính dưới góc nhìn của học thuyết kinh tế củaKeynes J.M

Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã xảy ra khá nhiều cuộckhủng hoảng, trong đó không thể không nhắc đến cuộc đại khủng hoảng 1929 –1933, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Wall Street vào ngày 29tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến với cái tên: ngày Thứ Ba đen tối) Nó bắtđầu ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và khắp các nơi trên thếgiới, phá hủy cả các nước phát triển Một lý thuyết kinh tế chịu ảnh hưởng sâu sắctừ cuộc đại khủng hoảng này và cũng chính là một lập luận quan trọng mô tả chi tiếtcuộc khủng hoảng là lý thuyết kinh tế học của Keynes Những giải pháp của ông đãgiúp nước Mỹ thoát ra được khỏi cuộc đại khủng hoảng những năm 1930s này VậyKeynes là ai? Lý thuyết của ông có ảnh hưởng ra sao? Nó có tầm quan trọng nhưthế nào?

Trang 14

1.1.2.1 Lý thuyết kinh tế học của Keynes

John Maynard Keynes – được mệnh danh là người thầy của nền kinh tế họchiện đại, là một nhà kinh tế học người Anh (1883 – 1946), xuất thân từ tầng lớpthượng lưu, tiểu sử của ông có rất nhiều mặt nổi bật với những ý tưởng hình thànhnên Kinh tế học Keynes – một trong những lý thuyết về kinh tế có ảnh hưởng lớntrên toàn thế giới và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế học hiện đại thế kỷ 20.

Trong giai đoạn trước khi cuộc đại khủng hoảng lịch sử 1929 nổ ra, theo tấtcả các mô hình cổ điển và tân cổ điển về kinh tế thì thị trường tự giải quyết tất cảcác vấn đề của nó và tự điều tiết, chính phủ có vai trò gần như bằng không trongviệc điều tiết cũng như quản lý thị trường Mô hình kinh tế điển hình trong giaiđoạn này là mô hình kinh tế học của Adam Smith (1723 – 1790) Theo lý thuyết bàntay vô hình của Adam Smith thì tự người lao động biết rõ nhất cái gì có lợi cho họ,do vậy nếu không có bàn tay của Chính phủ kiểm soát, người lao động sẽ thu đượclợi nhuận từ đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa và thông qua thị trường tự do này lợi íchcá nhân sẽ gắn với lợi ích xã hội Ông cho rằng: “Mọi cá nhân không có ý thức thúcđẩy lợi ích công cộng mà chỉ nhằm vào lợi ích của riêng mình, người đó được bàntay vô hình dẫn dắt để phục vụ một mục đích không nằm trong ý định của mình”.Rồi trên cơ cở đó, ông đưa ra đánh giá về vai trò của chính phủ: “Bạn nghĩ rằng bạnđang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằngnhững hành động can thiệp của mình Không phải vậy đâu, hãy để mặc, hãy để mọisự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho cácbánh xe kinh tế hoạt động gần như kỳ diệu Không ai cần kế hoạch, không cần quytắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả” Theo lý thuyết này, Adam Smith đánh giá chínhphủ hoàn toàn không có vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của thị trường (VũThị Ngọc Phùng, Giáo trình Kinh tế phát triển, 2006).

Lý thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith và các học thuyết kinh tế “thịtrường tự do” của trường phái cổ điển và tân cổ điển bị cho là thiếu tính xác đáng,kém hiệu quả, không đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh khi cuộc đạikhủng hoảng 1929 – 1933 nổ ra Điều này đòi hỏi phải có một học thuyết kinh tếmới có khả năng thích ứng với tình hình mới và khắc phục những nhược điểm của

Trang 15

các học thuyết cũ, bên cạnh đó cần tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp để vượtqua khó khăn hiện tại Cuộc đại khủng hoảng những năm 1930s này có ảnh hưởnghết sức sâu sắc tới suy nghĩ và tư duy kinh tế học của Keynes Nếu như trước đây,các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển cho rằng, mỗi khi xảy ra khủng hoảngkinh tế, giá cả và tiền công giảm đi và các nhà sản xuất sẽ có động lực tăng thuêmướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi thì Keynes lạicó cái nhìn rất khác Ông quan sát cuộc đại khủng hoảng, nghiên cứu, phân tích vàcho rằng: tiền công không hề giảm đi cũng như việc làm không tăng và sản xuất mãikhông hồi phục được Từ đó, ông cho rằng thị trường không hoàn hảo như các nhàkinh tế trước đây từng nghĩ Theo Keynes, để khắc phục được tình trạng khủnghoảng kinh tế thì vai trò của chính phủ trong việc điều tiết và quản lý thị trường làhết sức quan trọng Và học thuyết kinh tế của Keynes ra đời.

1.1.2.2 Học thuyết kinh tế của Keynes

Trong học thuyết của mình, Keynes đã nêu ra nguyên nhân làm sụt giảm nềnkinh tế một cách hết sức đơn giản Sự giảm sút của nền kinh tế được giải thích nhưsau:

Khi nền kinh tế đang ở thời kỳ ổn định, lượng việc làm cho công nhân sẽ ởmức cao và vì thế, người tiêu dùng cũng sẽ có xu hướng chi tiêu bình thường Ở đâycó sự hiện diện của một quá trình tuần hoàn, trao đổi qua lại của tiền tệ trong nềnkinh tế, như tiền tiêu dùng của một người trở thành tiền thu nhập của người khác vàngược lại tiền tiêu dùng của người khác sẽ là tiền thu nhập lại của một người.Nhưng khi có một động cơ hay lý do nào đó làm cho người tiêu dùng mất đi sự tintưởng vào thị trường, khi người tiêu dùng lo sợ bất ổn kinh tế, họ sẽ cố gắng giảmbớt mọi khoản chi tiêu Nhưng do khoản chi tiêu của một người cũng là một phầnthu nhập của người khác, nên nếu một người ngừng chi tiêu, nó sẽ ảnh hưởng xấuđến mức thu nhập của người khác Người khác sẽ rơi vào một tình thế khó xử và bắtđầu giảm mức chi tiêu cá nhân Khi đó nó lại tác động xấu lại một người Hiệntượng “hình vòng luẩn quẩn” xảy ra, mọi người càng tiết kiệm chi tiêu trong thời kỳkhó khăn thì nền kinh tế càng trở nên nghiêm trọng khi tất cả đều giảm chi tiêu.

Trang 16

Điều này cũng được thể hiện ở một số luận điểm chính mà Keynes trình bày trongcuốn Lý thuyết tổng quát được trích dẫn ngay sau đây.

Trước hết, tiền công có tính cứng nhắc Mức tiền công được thỏa thuận giữachủ và thợ là tiền công danh nghĩa chứ không phải tiền công thực tế và mức tiềncông này được ghi trong hợp đồng, được công đoàn và được luật pháp bảo vệ Dođó, mức tiền công không phải là linh hoạt như giới học thuật kinh tế vẫn giả định.Giới chủ chỉ tăng thuê mướn lao động khi tiền công thực tế giảm; mà muốn thế thìtiền công danh nghĩa phải giảm nhiều hơn mức giá chung của nền kinh tế Song nếuvậy, thì cầu tiêu dùng sẽ giảm, kéo theo tổng cầu giảm Đến lượt nó, tổng cầu giảmlại làm tổng doanh số giảm, lợi nhuận giảm làm triệt tiêu động lực đầu tư mở rộngsản xuất - việc cần thiết để thoát khỏi suy thoái

Bên cạnh đó, kỳ vọng về giảm tiền công và giá cả sẽ khiến người ta giảm chitiêu do nghĩ rằng tiền trong túi của mình đang tăng giá trị Cầu tiêu dùng và tổngcầu giảm Cứ thế, vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế hình thành

Đồng thời, thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng chỉ làm cho khủnghoảng thêm trầm trọng Khi kinh tế suy thoái, chính phủ nên đẩy mạnh chi tiêunhằm tăng tổng cầu như một chính sách chống suy thoái Và nói chung, chính phủnên tích cực sử dụng các chính sách chống chu kỳ, chứ đừng nên trông mong vào sựtự điều chỉnh của thị trường (Vũ Thị Ngọc Phùng, Giáo trình Kinh tế phát triển,2006).

Keynes cũng nêu ra giải pháp để giải quyết cho tình trạng khó khăn này lànhà nước phải áp dụng hiệu quả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong hệthống những chính sách kinh tế vĩ mô Đây chính là hai chính sách then chốt, làchiếc chìa khóa có tác động nhanh và mạnh nhất trong việc giải quyết những vấn đềcủa nền kinh tế

Thứ nhất là chính sách tài khóa (CSTK) Đó là những chính sách liên quanđến những điều chỉnh trong các hoạt động thu – chi ngân sách của chính phủ, cơ cấu

Trang 17

thu chi ngân sách chính phủ và quan hệ giữa chúng với nhau nhằm hướng nền kinhtế tới mục tiêu vĩ mô mong muốn.

Các công cụ chủ yếu của CSTK là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư của Chínhphủ Khoản chi tiêu này có được từ các loại thuế trực thu, gián thu và các khoản thukhác Ngân sách chủ yếu có được từ thuế và các khoản chuyển nhượng mang lại.Vai trò quan trọng nhất của các chính sách thuế ở các nước đang phát triển là huyđộng các nguồn tài trợ cho chi tiêu công cộng Bên cạnh đó, thuế còn có chức năngđiều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, nó không chỉ hạn chế sức mua của người đóngthuế nhằm dành những nguồn lực đó cho nhà nước, phân bổ lại thu nhập giữa cáctầng lớp dân cư mà còn là công cụ đắc lực để điều phối các nguồn và luồng đầu tưsao cho hiệu quả, gián tiếp tác động cơ cấu lại sản xuất.

CSTK có thể nói là một trong những chính sách quan trọng trong việc thựchiện được các mục tiêu về tăng trưởng sản lượng, tạo công ăn việc làm đầy đủ vàkiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khi nền kinh tế tăngtrưởng chậm hoặc ở tình trạng suy thoái thì chính phủ có thể tăng chi tiêu chính phủhoặc giảm thuế CSTK thông minh là phải biết phát huy được vai trò tích cực khi xửlý vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước và hạn chế được những tác động tiêu cựcđến nền kinh tế.

Thứ hai là chính sách tiền tệ (CSTT) CSTT hiểu theo nghĩa hẹp là tổng thểcác biện pháp, các công cụ của Ngân hàng Trung ương (NHTW) nhằm góp phần đạtđược các mục tiêu kinh tế thông qua việc chi phối dòng tiền di chuyển, khối lượngtiền và mặt bằng lãi suất Hiểu theo nghĩa rộng thì CSTT là tổng thể các biện phápcủa Nhà nước pháp quyền nhằm mục đích cung ứng những phương tiện thanh toáncần thiết và tạo dựng những khuôn khổ tiền tệ cho các mối quan hệ kinh tế của nềnkinh tế nhằm những mục tiêu cơ bản như: ổn định tỷ giá hối đoái, cân bằng cán cânthanh toán, giữ nền kinh tế tăng trưởng đều Công cụ của CSTT bao gồm các côngcụ gián tiếp và các công cụ trực tiếp

Trang 18

Nhóm công cụ trực tiếp là nhóm các công cụ tác động thẳng vào mục tiêutrung gian của CSTT (hay tác dụng thẳng vào khối lượng tiền cung ứng và lãi suất).Nhóm công cụ này bao gồm hạn mức tín dụng, khung lãi suất, biên độ dao động củatỷ giá mua bán ngoại tệ và chính sách quản lý ngoại hối.

Nhóm công cụ gián tiếp là nhóm các công cụ tác động trước hết vào các mụctiêu hoạt động của CSTT, thông qua cơ chế thị trường mà tác động đến khối lượngtiền cung ứng và lãi suất Nhóm công cụ này bao gồm nghiệp vụ thị trường mở,chính sách tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và chính sách tỷ giá hối đoái.

Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ trong đó NHTW sử dụng các nghiệpvụ mua bán chứng khoán trên thị trường tiền tệ mở để thay đổi khối lượng tiền cơsở, từ đó tác động đến khối lượng tiền cung ứng và mức lãi suất trên thị trường KhiNHTW mua hoặc bán các chứng khoán, nó sẽ làm tăng hoặc giảm ngay lập tức dựtrữ của các NHTM Đây là công cụ điều tiết các mục tiêu trung gian có hiệu quảnhất vì nó linh hoạt và chủ động Tuy nhiên việc thực hiện công cụ này đòi hỏi sựphát triển của thị trường tài chính và tiền tệ.

Chính sách tái chiết khấu là chính sách trong đó NHTW thường cho cácNHTM vay dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá ngắn hạn do các NHTMđưa đến Chính sách cho vay của NHTW đối với các NHTM gọi là chính sách táichiết khấu Mức độ hiệu quả của công cụ này căn cứ vào mức độ phụ thuộc về vốncủa NHTM vào NHTW Vì thế nó là công cụ kém chủ động, khi sử dụng thườngđược kết hợp với công cụ dự trữ bắt buộc.

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoảntiền gửi không hưởng lãi tại NHTW Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này là tỷ lệ phần trămnhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó Công cụ này ảnhhưởng đến khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến lãi suấtvà cung tiền.

Chính sách tỷ giá hối đoái là sự can thiệp của NHTW nhằm tác động tới tỷgiá hối đoái được thực hiện thông qua các hoạt động mua vào hoặc bán ra ngoại tệ

Trang 19

của NHTW trên thị trường ngoại hối Mức độ can thiệp của NHTW vào sự hìnhthành tỷ giá hối đoái trên thị trường phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái do quốcgia đó áp dụng.

Theo Keynes, giải pháp tối ưu dành cho chính phủ để giải quyết vấn đềkhủng hoảng thị trường gặp phải là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phải đẩymạnh cung ứng tiền tệ (cung tiền tệ) Việc hỗ trợ thêm tiền cho chi tiêu sẽ giúpngười tiêu dùng không phải giảm chi dùng hay thậm chí còn tăng tiêu dùng, nhưvậy sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kích thích doanh nghiệp sản xuất trở lại Nguyên lýcầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định Vìthế, khi bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóacông cộng (tăng chi tiêu công cộng) thì sản xuất và việc làm cũng sẽ tăng theo, nhờvậy nền kinh tế có thể thoát khỏi suy thoái

Học thuyết Keynes đã khẳng định rất rõ vai trò cần thiết và vô cùng quantrọng của Chính phủ trong việc điều tiết thị trường, đặc biệt hơn trong giai đoạnkhủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 hiện nay thì học thuyết này lại càng phát huyđược sức mạnh của mình.

1.2 Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

1.2.1 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Cuộc khủng hoảng tài chính này đầu tiên xảy ra tại Mỹ - một nước có nềnkinh tế chiếm tới 25% GDP toàn cầu và có một tỷ lệ lớn trong các giao dịch quốc tế.Sau đó cuộc khủng hoảng lan sang các nước công nghiệp Tây Âu – những trungtâm tài chính lớn của thế giới và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới

Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng Mỹlà chính sách phi điều tiết các hoạt động đầu tư của ngành ngân hàng và chính sáchlãi suất quá thấp trong một thời gian quá lâu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).Và các công cụ tài chính trực tiếp gây ra thảm họa này là các món nợ có thế chấpbất động sản dưới chuẩn, các công cụ tài chính phái sinh, ví dụ như Khoản vay thếchấp hay còn gọi là Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS - Mortgage-

Trang 20

Backed Security) hoặc Tín phiếu trao đổi các món nợ xấu (CDS - Credit Default

Swap) Bên cạnh đó, sự suy sụp của thị trường bất động sản và “vỡ nợ” tín dụng,hàng loạt các ngân hàng thua lỗ cũng được xem là những nguyên nhân trực tiếp vàcơ bản gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.

Trước hết là những hậu quả từ sự suy sụp của thị trường bất động sản tạiMỹ Ở Mỹ, theo luật có điều khoản khi một cá nhân hay công ty muốn mua một bấtđộng sản, thì họ phải trả ngay một số tiền trị giá khoảng 10% - 25% trị giá nhà.Phần còn lại NHTM có thể cho vay, với điều kiện căn nhà đó được thế chấp để bảolãnh khoản tiền nợ (Mortgage) và khách hàng có thể trả dài hạn, khoảng từ 10 đến25 năm Như vậy, người mua không cần có nhiều tiền mà vẫn mua được nhà, nhưnghọ phải có việc làm và thu nhập ổn định để trả lãi hàng tháng cho ngân hàng Nếu vìlý do nào đó, người mua không có tiền trả lãi, ngân hàng có thể tịch thu căn nhà đóvà bán cho người khác Phần tiền 80% trị giá căn nhà sẽ được chủ nợ mang đi bảohiểm với một tổ chức tài chính lớn (ví dụ công ty AIG của Mỹ) Như thế, nếu báncăn nhà bị lỗ, ngân hàng chủ nợ sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường phần bị lỗ.Nếu áp dụng đúng luật như vậy thì các ngân hàng chủ nợ cho vay đều được an toàn,vì tỷ lệ nợ khó đòi trong ngành bất động sản bình thường tương đối thấp, chỉ vàokhoảng 1% - 2%.

Nhưng tại Mỹ, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ,FED đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất chovay tiền mua bất động sản Vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của FED là trên6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉcòn 1% Bên cạnh đó, về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chínhphủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân damàu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà Việc này phần lớn được thực hiệnthông qua hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac.Hai công ty này giúp đầu tư vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại cáckhoản cho vay của các NHTM, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm

Trang 21

bằng MBS, rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở Wall Street, đặc biệt là các ngân hàngđầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.

Mặt khác, vì có sự chuyển đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tưnên thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản không còn là thịtrường duy nhất của các NHTM hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất độngsản nữa Nó đã trở thành một thị trường đầu tư mới cho các nhà đầu tư, có khả nănghuy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại quốc Điểm đặc biệt ởđây là bởi vì việc hình thành, mua bán, và bảo hiểm MBS là vô cùng phức tạp chonên nó diễn ra gần như ngoài tầm kiểm soát thông thường của chính phủ Bởi vìthiếu sự kiểm soát cần thiết cho nên lòng tham và tính mạo hiểm đã trở nên phổbiến ở các nhà đầu tư Bên cạnh đó, bởi vì có thể bán lại phần lớn các khoản vay đểcác công ty khác biến chúng thành MBS, các NHTM đã trở nên mạo hiểm hơntrong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay.

Như vậy, lãi suất thấp, các chính sách của chính phủ, sự mạo hiểm của cácngân hàng giúp người dân mua địa ốc dễ dàng, các công ty và tư nhân đều có thểmượn tiền dễ dàng để đầu tư hoặc mua bất động sản Hậu quả là đẩy giá nhà lên, giánhà bình quân đã tăng đến 54% chỉ trong vòng bốn năm từ 2001 (năm bắt đầu cắtgiảm mạnh lãi suất) đến 2005 Việc này cũng dẫn đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại là giánhà sẽ tiếp tục lên Hệ quả là người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao, bất kể giá trịthực và khả năng trả nợ sau này vì họ nghĩ nếu cần sẽ bán lại để trả nợ ngân hàngmà vẫn có lời Khi đó, các ngân hàng cạnh tranh nhau và tìm mọi cách ưu đãi kháchhàng Thậm chí nhiều ngân hàng không yêu cầu người mua phải trả khoản tiền mặt20% trị giá ngôi nhà Đây là tình trạng rủi ro rất cao cho các ngân hàng chủ nợ Cáckhoản vay này được gọi là dưới chuẩn (subprime), vì người vay nợ không đủ tiêuchuẩn để đi vay Do đó một bong bóng đã hình thành trong thị trường bất động sản.

Sau đó, do lo lắng về diễn biến lạm phát, FED bắt đầu tăng dần lãi suất, dẫnđến việc thị trường bất động sản bắt đầu chững lại vào đầu năm 2006 Trong khivào giữa năm 2003 lãi suất căn bản của FED chỉ có 1% thì vào giữa năm 2006 nó

Trang 22

đã tăng lên đến 5,25% Điều này bắt buộc các NHTM phải đẩy lãi suất cho vay tiềnmua nhà lên cao hơn nhiều nữa Tình hình lãi suất cao đã khiến cường độ vay đểmua nhà giảm xuống Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt cầu Nhiều người muanhà giá cao trước đây bắt đầu thấy giá thị trường của căn nhà đang sở hữu thấp hơnkhoản nợ mà mình đang vay Bên cạnh đó, rất nhiều người trong nhóm vay tiền vớilãi suất dưới chuẩn bắt đầu mất khả năng trả nợ khi lãi suất của họ bị điều chỉnh trởlại theo lãi suất mới hiện hành khá cao Họ muốn bán nhà để trả nợ cũng khôngđược vì giá nhà thấp hơn khoản nợ do thị trường tụt dốc Hệ quả là họ đành bỏ nhàcho ngân hàng trưng thu lại Trên 12 triệu căn nhà bị các ngân hàng chủ nợ tịch thuvà không bán được.

Mặt khác, việc ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ ngân hàngmỗi tháng dẫn đến việc trị giá của các MBS bị tụt dốc Như đã nói lúc đầu, có rấtnhiều nhà đầu tư ở Wall Street đã mua MBS Do đó, khi MBS mất giá thì đồngnghĩa với việc tài sản của họ cũng bị mất theo, dẫn đến việc thiếu hụt vốn Bêncạnh đó, các công ty bảo hiểm MBS, chẳng hạn như AIG, cũng lâm vào cảnh khốnđốn khi phải đứng ra bảo lãnh ngày càng nhiều các khoản vay xấu Ngoài ra, cácNHTM hoặc các công ty cho vay thế chấp còn giữ lại phần lớn các khoản vay chomình (thay vì bán lại cho Fannie Mae chẳng hạn) cũng nhìn dòng vốn và tín dụngcủa mình bị cạn kiệt khi phải đương đầu với tỷ lệ mất khả năng trả nợ ngày càngcao của người vay thuộc nhóm dưới chuẩn Khoản tiền cho vay dành cho nhóm nàyđã tăng vùn vụt Theo các ước tính thì nó tăng từ 160 tỷ USD ở năm 2001 lên 540 tỷvào năm 2004 và trên 1.300 tỷ vào năm 2007 (Trần Văn Thọ & Trần Lê Anh 2008).Tóm lại, bởi vì có nhiều mối liên hệ phức tạp giữa người vay và nhiều thànhphần cho vay trực tiếp cũng như gián tiếp, thị trường bất động sản đi xuống đã ảnhhưởng trực tiếp đến thị trường tài chính nói chung Mức độ lan tỏa và nghiêm trọngcủa vấn đề là do sự mua đi bán lại các công cụ tài chính phái sinh (các MBS vàCDS) Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các nhà đầu tư bắt đầu bántháo các công cụ đầu tư mạo hiểm để tìm cách bảo tồn vốn Đồng thời các nhà đầutư có tiền gửi ngân hàng bị hoảng loạn và đều đến rút tiền ở ngân hàng ra Các tổ

Trang 23

chức tài chính lớn cũng phải chi các khoản bảo hiểm bất động sản và bị thiếu tiềnmặt, có thể cũng phải tuyên bố phá sản.

Bên cạnh đó vấn đề “vỡ nợ” tín dụng bất động sản và hàng loạt các ngânhàng thua lỗ tại Mỹ cũng được xem là một nguyên nhân cơ bản khác của cuộckhủng hoảng tài chính Mỹ Hàng loạt vụ đổ vỡ xảy ta trong ngành tài chính – ngânhàng Mỹ.

Trước hết phải kể đến sự sụp đổ của mô hình ngân hàng đầu tư độc lập(investment bank) của Wall Street Cả 5 ngân hàng độc lập của con phố tài chínhnày đều trải qua những bước ngoặt quan trọng trong năm 2008: Lehman Brothersphá sản, Bear Sterrns và Merill Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và GoldmanSachs phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company).Tính đến ngày 15/12/2008, số NHTM của Mỹ phải đóng cửa đã lên tới con số 25,so với con số 3 ngân hàng bị ngưng hoạt động trong cả năm 2007 Trong số này,phải kể những tên tuổi lớn như Washington Mutual, Wachonia, IndyMac.

Như vậy cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu từ năm 2007 với đỉnh điểmlà sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tư khổng lồ và những công ty bảo hiểm lớn nhấtnước Mỹ vào tháng 9/2008 Các công ty này có trụ sở tọa lạc ở khu Wall Street Sauhàng trăm năm hiện hữu với tư cách là trung tâm tài chính của nước Mỹ và của cảthế giới, khu Wall Street đã hoàn toàn sụp đổ trong một tuần lễ, kể từ ngày15/9/2008, với sự phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers Tiếp đến là phảnứng dây chuyền gây nên sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng, quĩ tín dụng, không chỉở Mỹ mà lan ra toàn cầu, sang cả các thị trường chứng khoán, rồi tới mọi ngành sảnxuất kinh doanh của nền kinh tế thực của các quốc gia, làm suy giảm thương mại,đầu tư, gia tăng đói nghèo và thất nghiệp trên toàn thế giới Vì vậy có thể nói cuộckhủng hoảng tài chính Mỹ là nguyên nhân cơ bản của cuộc đại khủng hoảng toàncầu 2008.

Trang 24

1.2.2 Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu từ năm 2007 và ngày càng trầmtrọng hơn kéo theo sự sụp đổ đối với thị trường tài chính, hệ thống tài chính ngânhàng Mỹ đồng loạt đổ vỡ, ngành dịch vụ sản xuất bắt đầu chững lại và đi xuống.Kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái với tốc độ nhanh khoảng -0,3% trong quý III/2008.Mức chi tiêu của người tiêu dùng – vốn đóng góp tới 2/3 vào sự tăng trưởng Mỹ suygiảm mạnh nhất kể từ năm 1980 Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, thâm hụt ngân sáchliên bang trong năm tài khóa 2008 tăng mạnh tới mức kỷ lục 454,8 tỷ USD, cao gấp3 lần mức thâm hụt 161,5 tỷ USD trong năm tài khóa 2007 Sau đó, cuộc khủnghoảng tài chính ở Mỹ đã nhanh chóng lan rộng ra các nền kinh tế khác, trở thànhcuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến suy thoái kinh tế trên toàn thế giới.Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu được đánh giá là trầm trọng nhấttrong vòng 75 năm qua Cuộc khủng hoảng đã đánh dấu sự phá sản của học thuyếtkinh tế thị trường tự do của Mỹ Nó đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ, lâu dài tớitình hình kinh tế chính trị của thế giới.

Đầu tiên, được bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra hết sức tànkhốc ở Mỹ, cuộc đại khủng hoảng 2008 bắt đầu phát triển và lan rộng ra các nướccông nghiệp Châu Âu, làm nhiều công ty phải phá sản Những nạn nhân đáng kểđầu tiên "dính trấu" đều liên quan trực tiếp tới hoạt động cho vay dưới chuẩn nhưNorthern Rock và Countrywide Financial vào hai tháng 8 và 9/2007 NorthernRock, ngân hàng lớn thứ năm tại Anh, vào tháng 9/2007, sau khi mất thanh khoảnnghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản, đã phải cầu cứu NHTWAnh Nhà đầu tư ùn ùn kéo đến rút tiền khiến Chính phủ buộc phải tiếp quản tậpđoàn ngân hàng này Trước đó, Country Financial, tập đoàn tài chính chuyên chovay thế chấp địa ốc của Mỹ cũng bị phá sản do nợ khó đòi vào tháng 8/2007 Đếntháng 1/2008, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về giá trị vốn hóa và tiền gửi, Bank ofAmerica, đã mua lại Country Financial với giá 4 tỷ USD Tiếp đến, vào ngày17/2/2008, Nothern Rock chính thức bị quốc hữu hóa Sự kiện Nothern Rock vàCountry Financial là dấu hiệu báo trước cơn bão sắp đổ xuống thị trường tài chính

Trang 25

toàn cầu cũng như làn sóng sáp nhập, phá sản, và bị Chính phủ tiếp quản của cácđịnh chế tài chính.

Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9/2008 khi hai nhà cho vaycầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được Chính phủtiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản Sự kiện này tiếp tục châm ngòi cho vụ đổvỡ với những tên tuổi lớn khác Vào ngày 15/9/2008, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản Đúng 10 ngàysau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử vớitổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ USD Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính, ngânhàng đầu tư số một nước Mỹ, Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of America.Chính phủ đã buộc phải bơm 85 tỷ USD vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thếgiới, để tránh cho thị trường tài chính nước này một kết cục tồi tệ hơn Tháng 9 và10/2008 cũng trở thành giai đoạn đen tối với Wall Street khi chỉ số Dow Jones sụttới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9/2008 Kể từ sau giai đoạn này,biến động tại Wall Street trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng và giảmtồn tại trong hàng chục năm đã bị phá.

Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm 2008 cũng chứng kiến các cơnsốt dầu, lương thực, và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu Đặc biệt làgiá dầu, từ mức 90 USD một thùng vào đầu năm đã leo lên trên 100 USD vào 20/2và lập kỷ lục trên 147 USD một thùng vào 11/7 Dầu leo thang kéo giá hàng hóa cơbản và lương thực lên theo Trong đó, vàng lập kỷ lục trên 1.000 USD một ouncevào 17/3 Còn giá lương thực đắt đỏ lại tạo ra căng thẳng thực sự tại nhiều nơi, thậmchí cả các quốc gia xuất khẩu lương thực Nạn lạm phát từ đó cũng xảy ra tràn lantại nhiều quốc gia Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh vào tháng 7/2008, giá dầu bất ngờlao dốc không phanh Nguyên nhân cho hiện tượng trên là nhu cầu sử dụng dầu tạinhiều quốc gia, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ, sụt giảm mạnh do khó khăn kinh tế.Giá loại nhiên liệu này chỉ còn khoảng 40 USD một thùng, mất hơn 100 USD,tương ứng gần 70%, so với giá trị ban đầu, bất chấp những nỗ lực cắt giảm sảnlượng của OPEC.

Trang 26

Tình trạng thị trường tài chính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến NHTW

Mỹ, Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi

thông dòng vốn Mỹ kể từ đầu năm 2008 đã 8 lần cắt giảm lãi suất, từ đó lãi suất cơ

bản từ 5% đã xuống chỉ còn 0,25% Không dừng lại ở các điều chỉnh tài khóa, cácquốc gia trên cũng tích cực bơm tiền nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tàichính, cũng như kích thích hoạt động tiêu dùng và cho vay Trong đó, FED quyếtđịnh dùng 700 tỷ USD để mua lại nợ xấu của các Ngân hàng Trước khi được thôngqua vào ngày 1/10/2008, kế hoạch hỗ trợ lớn chưa từng có trong lịch sử đã vấp phảikhông ít phản đối tại Quốc hội Mỹ Đặc biệt tại vòng bỏ phiếu vào ngày 29/9, Hạviện bất ngờ không thông qua kế hoạch trên tạo ra một cú sốc thực sự với WallStreet, khiến chỉ số Dow Jones trải qua ngày giảm điểm tồi tệ nhất trong lịch sử.Không lâu sau khi kế hoạch trên được thông qua, vào ngày 13-14/10, các quốc giaChâu Âu đã công bố gói giải pháp hỗ trợ kinh tế khổng lồ có trị giá lên tới 2.300 tỷUSD.

Bước vào quý IV, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mớikhi nền tài chính và kinh tế của nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng Iceland lànước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia Cơn bão khủng hoảng tàichính do cho vay bất động sản dưới chuẩn tràn lan đã nhấn chìm hệ thống ngânhàng của quốc gia từng có thu nhập đầu người cao nhất thế giới Chính phủ Icelandđã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa những ngân hàng hàngđầu Từ đó, đồng nội tệ krona của nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóasổ Tại châu Á, kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá hơn 40%kể từ đầu năm và ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãisuất và bơm tiền vào hệ thống tài chính Trước tình hình trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiền vào Iceland, Hungary, và Ukraine đểngăn chặn những kết cục tồi tệ hơn có thể xảy ra Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từNhật và EU tuyên bố rơi vào suy thoái Mỹ, lần đầu tiên sau 8 năm, chính thức thừanhận đã lâm vào tình trạng trên từ tháng 12/2007 Điều tương tự cũng xảy ra vớiNga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới Giá dầu sụt giảm mạnh cùng với đó là

Trang 27

nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai mặt hàng xuất khẩuchiến lược của Nga là dầu mỏ và kim loại, góp phần khiến quốc gia này rơi vào suythoái Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự giảm súttrong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân Hệquả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tạinhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng rơi xuốngmức thấp nhất trong nhiều năm Trong ba tháng, tính tới cuối tháng 9/2008, đã cóhơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia nàytính tới 6/12/2008 đã lên tới 6,7%, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua Ngoài ra,một số kỷ lục buồn tồn tại hàng chục năm về số người mới thất nghiệp theo tuần vàtháng cũng đã bị phá trong quý IV/2008.

Chưa dừng lại ở đó, mọi chuyện còn có thể tồi tệ hơn nữa nếu ba nhà sảnxuất xe hơi hàng đầu là Ford, General Motors (GM), và Chrysler phá sản Kể từ đầunăm đến nay, ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ đã bị khủng hoảng tài chính "quật"cho tơi tả Với việc doanh số bán xe trong tháng 10/2008 của Mỹ tụt xuống mứcthấp nhất trong vòng 25 năm qua, và dự đoán sẽ tồi hơn do khủng hoảng tài chính,ba đại gia trên đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, mà trước mắt là cạn kiệttiền mặt Chrysler từ ngày 18/12/2008 đã ngừng hoàn toàn hoạt động sản xuất tạikhu vực Bắc Mỹ Chính phủ Mỹ đang cân nhắc kế hoạch cho GM và Chrysler, haitập đoàn nguy ngập nhất, "vay nóng" 14 tỷ USD, được trích từ nguồn hỗ trợ 700 tỷUSD dành cho việc mua nợ xấu nhà băng Tuy nhiên, khoản tiền trên có lẽ chỉ nhưmột liều thuốc tạm thời, đủ để hai hãng "sống sót" đến hết quý I/2009 Các kế hoạchdài hơi hơn nhằm giải quyết khó khăn của ngành công nghiệp xe hơi khi đó sẽ đượcchuyển giao cho Chính phủ mới của Tổng thống Barack Obama Theo ước tính củacác nhà kinh tế, nếu các công ty được coi là biểu tượng của nền công nghiệp xe hơiMỹ phá sản, sẽ có thêm khoảng 2,5 triệu lao động mất việc làm Tỷ lệ thất nghiệptại Mỹ từ đó cũng sẽ leo thang với tốc độ chóng mặt.

Lãnh đạo kinh tế Mỹ và Châu Âu chưa hết khốn đốn vì khủng hoảng tàichính và suy thoái kinh tế, Mỹ và EU lại một lần nữa rung chuyển khi vào giữatháng 12/2008 vụ lừa đảo lớn chưa từng có do Benard Madoff thực hiện bị phanh

Trang 28

phui Lợi dụng ảnh hưởng và uy tín của Madoff tại Wall Street, quỹ đầu tư củaMadoff, hoạt động theo mô hình Ponzi, đã thu hút được hơn 50 tỷ USD từ các nhàđầu tư, trong đó có nhiều ngân hàng lớn tại Châu Âu Nhiều khách hàng của Madoffđang đối mặt với nguy cơ mất trắng tiền đầu tư Vụ scandal trên hiện vẫn chưa cóhồi kết với những câu hỏi lớn xoay quanh vai trò của hệ thống giám sát tài chínhMỹ cũng như sự dính líu của quan chức tại Washington tới Madoff.

Bước sang năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục tác độngtiêu cực đến nền kinh tế các nước trên toàn thế giới Tăng trưởng kinh tế giảm, sảnxuất công nghiệp sụt giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2009 Tiêu biểu làngành công nghiệp ô tô của Mỹ Có thể nói, năm 2009 là một năm gian khó nhất đốivới ngành công nghiệp ô tô Mỹ Chrysler và General Motors, hai trong số ba đại giacủa ngành xe hơi đều lần lượt đệ đơn xin bảo hộ phá sản, dựa vào khoản cứu trợ từChính phủ để bước ra khỏi trình tự phá sản, hoàn thành việc tái cơ cấu nợ Trongkhi đó, hãng xe Ford dù chưa phải nộp đơn bảo hộ phá sản, nhưng trong cuộc cạnhtranh toàn cầu hoá cũng bước đi rất gian nan Để giải cứu ngành công nghiệp ô tô,Tổng thống Obama đã phải nhanh chóng thành lập tổ công tác đặc biệt của ngànhcông nghiệp ô tô, đồng thời cung cấp khoản vay cứu trợ trị giá 50 tỷ USD cho GMvà Chrysler Không chỉ tiếp nhận 9,85% cổ phần của Chrysler, 60,8% cổ phần củaGM và 2,1 tỷ USD cổ phần ưu đãi, Chính phủ còn nhận khoản nợ trị giá 13,8 tỷUSD của hai công ty này Bên cạnh đó, ngành ngân hàng Mỹ tiếp tục gặp khó khănkhi số ngân hàng bị giải thể từ tháng 1 đến tháng 12/2009 đã lên tới con số 140 Đâylà con số kỷ lục về số vụ giải thể ngân hàng tại Mỹ kể từ năm 1992 Năm ngoái, chỉcó 25 ngân hàng Mỹ đổ vỡ Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ cho hay, cơquan này đã phải chi 30 tỷ USD để giải quyết các vụ đóng cửa ngân hàng trong nămnay và dự kiến sẽ phải chi thêm khoảng 100 tỷ USD cho công tác này trong bốnnăm tới Mặt khác, đồng đô la Mỹ USD - đơn vị tiền tệ thuộc loại mạnh nhất trênthế giới đã trải qua một năm tuột dốc không phanh Cuộc khủng hoảng tài chínhbùng nổ khiến chỉ số ngoại tệ này không ngừng rơi xuống mốc thấp nhất trong lịchsử Trong bối cảnh giá dầu mỏ, vàng, hàng hoá tăng mạnh, tỷ giá đồng USD/EUR,tỷ giá USD/GBP, tỷ giá USD/AUD đều trượt giảm.

Trang 29

Bên cạnh Mỹ, nền kinh tế Nhật Bản cũng bị suy giảm mạnh Theo các số liệuđược công bố hôm 9/12/2009 từ Văn phòng nội các Nhật Bản, trong quý III/2009,GDP của Nhật giảm 0,3% so với quý II/2009 Văn phòng Nội các Nhật Bản chohay, nguyên nhân chủ yếu khiến cho kinh tế Nhật Bản giảm trong quý III/2009 lànhu cầu của thị trường nội địa có những thay đổi lớn, mức tăng trưởng bị điều chỉnhgiảm thành âm, những đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của thị trường nội địa từ0,8% cũng chỉ còn 0,1%.

Vấn đề thất nghiệp trở nên đáng báo động trên toàn cầu Tỷ lệ người thấtnghiệp ngày càng tăng Có thể nói 2009 là một trong những năm đen tối nhất đốivới người lao động Theo thống kê của Văn phòng lao động quốc tế (ILO), so vớinăm 2007, tức thời kỳ tiền khủng hoảng, trận động đất tài chính và kinh tế lần nàycướp mất công việc làm của từ 40 – 60 triệu người trong năm 2009; đẩy khoảng 200triệu người lao động vào cảnh khốn cùng với thu nhập chưa đầy hai USD một ngày.Tầng lớp bị tác động nhiều nhất là thanh niên và phụ nữ Số thanh niên dưới 26 tuổikhông có việc làm nhảy vọt từ 12% lên thành 15% trong một năm vừa qua.

Bên cạnh đó, nợ quốc gia trở thành một trong những tác động nặng nề nhấtcủa cuộc đại khủng hoảng này tới nền kinh tế thế giới trong năm 2009 Sau nhữnggói kích thích kinh tế, nhiều quốc gia sẽ phải coi việc trả nợ là nhiệm vụ trọng tâmtrong kế hoạch tài khóa năm nay Trong suốt năm 2009, nhiều tổ chức nghiên cứukinh tế đã cảnh báo về tình trạng nợ của các chính phủ sau khi chi rất nhiều tiền chocác biện pháp kích thích kinh tế Tình trạng này đặc biệt phổ biến tại châu Âu khithâm hụt ngân sách ở hầu hết các quốc gia đều vượt quá 3% Tạp chí BusinessWeekvừa đưa ra danh sách những nước có tỷ lệ nợ so với GDP dự kiến ở mức nguy hiểmtrong năm 2010, trong đó có cả những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, NhậtBản, Iceland, Hy Lạp Nổi bật nhất là cú sốc Dubai Thị trường thế giới ngày23/11/2009 đón nhận một thông tin gây sốc khi Dubai World, một doanh nghiệpNhà nước hàng đầu xin khất nợ, khiến thị trường tài chính toàn cầu được phen chaođảo Vụ “nhà giàu khất nợ” bắt đầu khi Chính phủ Dubai tuyên bố, Dubai World cókế hoạch xin hoãn trả khoản nợ lên tới 59 tỷ USD, hơn 2/3 trong tổng số nợ 80 tỷUSD của Chính phủ nước này Tuyên bố về kế hoạch xin khất nợ của Dubai đã

Trang 30

nhanh chóng tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán các nước và niềm tin củagiới đầu tư đối với nợ Chính phủ Không chỉ khiến chứng khoán thế giới “đỏ sàn”,yêu cầu hoãn thanh toán nợ này của Dubai còn kéo giá dầu và vàng cùng sụt giảm.

Đến cuối năm 2009, có những dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế toàncầu bước đầu đã cho thấy những bước hồi phục nhất định, trong đó các quốc giaChâu Á đóng vai trò là đầu tàu trong quá trình vực dậy nền kinh tế khu vực Kinh tếcác nước bắt đầu tăng trưởng trở lại, sản xuất bắt đầu được phục hồi.

Sang năm 2010, nền kinh tế thế giới tiếp tục có những dấu hiệu khả quanhơn Triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ cũng lớn dần Tổng sản phẩm côngnghiệp cũng như các đơn đặt hàng mới ở các nước EU cũng gia tăng Các quốc giaChâu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore cũng có những bước hồi phục đángkể Tuy nhiên vấn đề về tỷ lệ thất nghiệp cao và vấn đề về các khoản nợ khổng lồcủa các quốc gia vẫn đang là những khó khăn lớn cho nền kinh tế thế giới.

1.3 Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đếnnền kinh tế thế giới

1.3.1 Tác động tới thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng

Có thể nói những tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất của cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu là những tác động lên thị trường chứng khoán Thị trường chứng

khoán suy giảm mạnh mẽ, chỉ tính riêng từ khi bắt đầu khủng hoảng các thị trường

chứng khoán toàn cầu suy giảm mạnh Trong năm 2008, cũng do tác động cuộckhủng hoảng nên thị trường chứng khoán tài chính toàn cầu đã mất khoảng 17.000tỷ USD Thị trường chứng khoán các nước mới nổi giảm 54,72%, thị trường cácnước phát triển giảm 42,72% Mức sụt giảm cao nhất rơi vào các nước Brazil, Nga,Ấn Độ và Trung Quốc khoảng hơn 70% Ma rốc và Israel là những thị trường códiễn biến tốt nhất Theo Bảng 1, tại một số thị trường lớn kể từ khi bắt đầu cuộckhủng hoảng (12/9/08) đến 12/1/2009 thì hầu hết chỉ số chứng khoán của các quốcgia đều giảm như Mỹ: chỉ số Dow Jones giảm 25,81%, chỉ số Nasdas giảm 32,03%;chỉ số S&P 500 giảm 30,47%; chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 18,29%; chỉ sốNikkey 225 của Nhật giảm 31,12% (NHNN 2009).

Trang 31

Bảng 1 Diễn biến thị trường chứng khoán toàn cầu

Trang 32

chỉ tính riêng tại Mỹ con số này đã lên tới 25 ngân hàng và lên tới 140 ngân hàngtrong năm 2009 Theo số liệu IMF công bố vào tháng 4/2010, ngành ngân hàng thếgiới thiệt hại 2,28 nghìn tỷ USD vì khủng hoảng tài chính, trong đó ngành ngânhàng Mỹ thiệt hại 885 tỷ USD Bên cạnh đó, hàng loạt những ngân hàng lớn trênthế giới như Northern Rock (Anh), BNP Paribas (Pháp) và hệ thống ngân hàng củamột số nước khác cũng đang gặp khó khăn Lãi suất biến động mạnh do các điềukiện trên thị trường tài chính thế giới bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc nhấttrong nhiều thập kỷ qua buộc một loạt NHTW các nước thực hiện nới lỏng bằngcách liên tục cắt giảm lãi suất để đối phó với suy thoái kinh tế và bơm thanh khoảnvào hệ thống ngân hàng Lãi suất Libor, Sibor biến động mạnh Lãi suất Sibor kỳhạn qua đêm ngày 17/9 tăng lên kỷ lục 6,75%/năm, ngày 05/01/2009 giảm xuốngmức thấp kỷ lục 0,105%/năm, lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm tăng kỷ lục 6,87%/nămngày 30/9/2008 giảm xuống mức thấp kỷ lục là 0,11%/năm vào ngày 19/12/2008.Những diễn biến ngoài dự đoán của thị trường tài chính làm bùng nổ khủng hoảngtài chính toàn cầu đã khiến nhu cầu thanh khoản USD của các ngân hàng trên toànthế giới tăng đột biến, đẩy đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác.Đồng thời, nguy cơ suy thoái kinh tế tại những nền kinh tế đối trọng của Mỹ nhưkhu vực đồng Euro, Nhật Bản đã làm giảm đi lợi thế cạnh tranh giữa các đồng tiềnnày với USD Diễn biến đồng USD từ lúc bắt đầu khủng hoảng đến 12/1/2009 lêngiá 6,99% so với Euro; lên giá 18,06% so với GBP; nhưng giảm giá 17,3% so vớiJPY và ổn định so với CNY (NHNN 2009).

1.3.2 Tác động tới thương mại quốc tế

Nhìn chung, cuộc khủng hoảng tác động đến thương mại thế giới làm thươngmại thế giới giảm mạnh, tính từ tháng 4/2008 đến tháng 5/2009 đã giảm 21% Sựsụt giảm này ở một vài nước ít rõ rệt hơn khi giá cả hàng hóa và tỷ giá hối đoái thayđổi thất thường Đến tháng 10/2009, thương mại thế giới có dấu hiệu phục hồinhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng thương mại cùng kỳ giai đoạn trước khủnghoảng là 2,1% (theo Hình 1).

Trang 33

Tháng 11Tháng 12

Tháng 1Tháng 2

Bên cạnh đó, sự thay đổi số liệu xuất khẩu theo từng tháng cho thấy rõ hơnmức độ suy giảm của thương mại Ngân Hàng Thế Giới (WB) đã ước tính rằng,trong tháng 10/2008 giá trị xuất khẩu của 44 nền kinh tế lớn trên thế giới (hiệnchiếm khoảng 3/4 giá trị thương mại toàn cầu) giảm khoảng 7,4% và tiếp tục giảm

Trang 34

15,4% trong tháng tiếp theo trước khi được giữ vững trong tháng 12/2008 rồi tiếptục giảm 12,2% vào tháng 01/2009 Tuy nhiên, tính chung cả năm 2008, xuất khẩutrên toàn thế giới vẫn tăng 2%, song đã thấp hơn nhiều tốc độ tăng trưởng 6% củanăm 2007 Ở Châu Á, ảnh hưởng rõ rệt và thấy rõ nhất là Trung Quốc Quốc giađông dân nhất thế giới này hiện là thị trường xuất khẩu khổng lồ và đang phải chịunhiều khó khăn khi các đối tác xuất khẩu chính như Châu Âu (đối tác chiếm khoảng70% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc) cũng đang chìm sâu trong khủng hoảng.Trong tháng 2/2009, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 26% so với cùng kỳ nămngoái và 28% so với tháng 1/2009

1.3.3 Tác động tới đầu tư quốc tế

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 dẫn đến suy thoái xảy ra ở hầuhết các nước trên thế giới Những nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ, Nhật, EUcũng không phải là ngoại lệ, do vậy như một kết quả tất yếu lượng đầu tư quốc tếgiảm rõ rệt: trong năm 2008 chỉ tăng 3,5% - thấp hơn nhiều so với mức 13,2% củanăm 2007, dự đoán giảm 9,7% vào năm 2009 và sẽ tăng 4,9% trong năm 2010 Đặcbiệt do tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính lớn nhất trongvòng 80 năm qua, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) toàn cầu trong năm 2009 đãgiảm 38,7% so với năm 2008, xuống còn 1.040 tỷ USD Theo báo cáo Giám sát xuhướng đầu tư toàn cầu hàng quý của Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mạivà Phát triển (UNCTAD), đây là năm thứ 2 liên tiếp FDI toàn cầu giảm và chỉ bằngxấp xỉ 50% so với năm 2007 (khoảng 2.000 tỷ USD).

Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ những nước có thu nhập caodành cho các nước đang phát triển giảm khá mạnh so với trước khi khủng hoảng tàichính toàn cầu 2008 xảy ra Năm 2009, vốn FDI đổ vào những quốc gia đang pháttriển giảm 34,7%, sau 6 năm tăng liên tục FDI đổ vào các nước phát triển cũnggiảm 41,2% Mỹ vẫn là quốc gia tiếp nhận vốn FDI lớn nhất thế giới trong năm2009 với 137 tỷ USD cho dù con số này đã giảm 57% so với năm 2008 Vị trí thứ 2thuộc về Trung Quốc với 90 tỷ USD (giảm 2,6%) và thứ 3 là Pháp với 65 tỷ USD

Trang 35

(giảm 35%) Trong khi đó, vốn FDI vào Nhật Bản giảm 53,4% xuống còn 11,4 tỷUSD (UNCTAD 2009).

1.3.4 Tác động tới tăng trưởng

Cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 ảnh hưởng đến các nước có nền kinh tếđang phát triển trước hết thông qua sự sụt giảm mạnh của những hoạt động kinh tếtoàn cầu như: sự cắt giảm đột ngột trong các dự án đầu tư, nhu cầu về hàng tiêudùng bền, nhu cầu về hàng xuất khẩu giảm, giá cả hàng hóa.

Bảng 2 Tốc độ tăng trưởng của toàn thế giới và các khu vực

Ký hiệu: * = dự đoán

Tăng trưởng GDP thực tế (%)200720082009*2010*2011*

Khu vực đồng tiền chung Châu Âu 2,7 0,5 -3,9 1,0 1,7

Khư vực Châu Âu & Trung Á 7,1 4,2 -6,2 2,7 3,6

Khu vực châu Phi cận Saharan 6,5 5,1 1,1 3,8 4,6

Nguồn: World Bank 2010, trang 3

Trang 36

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP ở nhóm các nước đang phát triển giảmmạnh Theo Bảng 2 ước tính tốc độ này sẽ giảm từ 8,1% năm 2007 xuống còn 1,2%năm 2009 Trong đó, khu vực Châu Âu và Trung Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từcuộc đại khủng hoảng 2008 với tốc độ tăng trưởng GDP ước tính năm 2009 là -6,2% Khu vực Mỹ Latinh và Địa Trung Hải cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng âmở mức -2,6% năm 2009 Tốc độ tăng trưởng GDP ở các khu vực còn lại trong nhómcác nước đang phát triển cũng giảm mạnh song vẫn giữ ở mức tăng trưởng dương.

Bên cạnh đó, GDP của nhiều nước tăng trưởng âm liên tiếp, từ những nướccó nền kinh tế phát triển cao như: Mỹ, Pháp, Anh, Đức đến những nước kinh tế mớinổi như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan Cụ thể Bộ thống kê quốc gia Trung Quốccho biết, tăng trưởng GDP của quốc gia này trong quý I/2009 đã sụt giảm xuốngcòn 6,1% so với mức tăng trưởng của quý IV/2008 là 6,8% và mức tăng trưởng 2con số từ năm 2003 đến năm 2007 Đây là mức tăng trưởng thấp kỷ lục tính theoquý từ năm 1992 đến nay Tăng trưởng GDP của Thái Lan cũng giảm 7,1% trongquí I/2009 - mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 Vàvới Ấn Độ – con số này được dự đoán là 6,7% năm 2009 Như vậy, tình hình suythoái kinh tế diễn ra trên diện rộng, suy thoái kinh tế là tốc độ tăng trưởng của tổngsản phẩm quốc nội (GDP) âm liên tục trong 2 quý (World Bank 2010).

Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới đều tăng cao Tỷlệ thất nghiệp tăng phản ánh nền kinh tế chững lại do khủng hoảng tài chính Đầutiên phải kể đến Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này tăng 6,7%, mức cao nhất kể từ 15năm gần đây, công bố của Bộ Lao động Mỹ ngày 5/12/2008 Theo Bộ này, trongtháng 11/2008 có 533.000 người ở Mỹ bị mất việc, điều chưa từng có kể từ năm1974 đến nay Tính đến tháng 11/2008, số người thất nghiệp tại Mỹ là 10,3 triệungười, cao hơn thống kê đầu năm 2008 là 2,7 triệu người, khi sự suy thoái hiện tạiđã tác động đến toàn bộ lĩnh vực của nền kinh tế Và tính từ đầu kỳ chính thức suythoái tại Mỹ vào tháng 12/2007 tỷ lệ người thất nghiệp tăng 1,7%, và từ tháng10/1993 tăng 6,7%, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ 15 năm gần đây Các nước Châu Âunhư Tây Ban Nha, Áo, Anh, v.v… cũng lâm vào tình trạng tương tự Tại Châu Á,

Trang 37

Nhật Bản – nền kinh tế đã phát triển ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp cũng gia tăng vàocuối năm 2008 với khoảng 2,7 triệu người thất nghiệp Singapore có khoảng 13.400công nhân bị mất việc trong cả năm 2008, cao hơn nhiều so với con số 7.700 trongnăm 2007 Trung Quốc với con số thống kê cuối năm 2008 là 8,3 triệu người – đạtmức 4,2%, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2007 (World Bank 2010).

1.3.5 Tác động tới cơ cấu ngành

Không chỉ tác động đến sự tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới,cuộc đại khủng hoảng 2008 còn có ảnh hưởng sâu rộng đến cơ cấu các ngành trongnền kinh tế, từ công nghiệp đến nông nghiệp và dịch vụ.

Thứ nhất là những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới sảnxuất công nghiệp Có thể nói, ngành công nghiệp là ngành bị ảnh hưởng nặng nềnhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Giống như thương mại toàn cầu, nềncông nghiệp của toàn thế giới có dấu hiệu đi xuống, tháng 2/2009, sản xuất côngnghiệp toàn cầu giảm 23,7% (Hình 2).

Nguồn: World Bank 2010, trang 23

Hình 2 Sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp

Trang 38

Cụ thể, theo Cơ quan thống kê Châu Âu (Eurostat), sản xuất công nghiệp củaChâu Âu trong tháng 5 đã giảm 1,9% trong khu vực Eurozone và giảm trung bình1,4% trong biên giới của 27 nước liên minh Châu Âu (EU), trong khi mức tươngứng trong tháng 4/2008 lần lượt là 1% và 0,3% Ngành sản xuất của Mỹ tháng12/2008 cũng sụt giảm tháng thứ 5 liên tiếp do tác động của cuộc khủng hoảng ngàycàng trầm trọng Theo báo cáo của Viện quản lý nguồn cung (Institute of SupplyManagement), chỉ số sản xuất chủ yếu trong tháng 11 đã giảm 3,8 điểm xuống 32,4điểm, thấp hơn con số 35,4 điểm mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó Đây là mứcthấp nhất kể từ khi chỉ số này chạm mức 30,3 điểm vào tháng 06/1980 Chịu ảnhhưởng nặng nề phải kể đến ngành sản xuất ô tô của Mỹ Đáng kể nhất trong năm2008 là cuộc khủng hoảng ba đại gia ngành công nghiệp chế tạo ô tô của Mỹ là GM,Ford và Chrysler Từng là biểu tượng của nền kinh tế Mỹ, nhưng cuối năm 2008 cảba nhà sản xuất lớn này đều đang đứng một chân bên bờ vực phá sản và phải chờ sựtrợ giúp của chính phủ nước này Tập GM và Chrysler cho biết nếu không có khoảnvay từ chính phủ, họ sẽ không có tiền để duy trì hoạt động tới hết quý I/2009 CònFord có thể cầm cự được tối đa tới hết năm 2009 Lĩnh vực sản xuất máy móc cũngsuy giảm mạnh, khi các nhà máy ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã hầu nhưđóng cửa Các công ty sản xuất đã ngừng sản xuất ra các mặt hàng mới và thu hẹpquy mô nhằm bù lại tốc độ chậm chạm của các hoạt động do tác động của khủnghoảng kéo dài.

Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 04-05/2009, sản xuất công nghiệp của toàn thếgiới có dấu hiệu phục hồi, ban đầu do tăng trưởng ở Trung Quốc sau gói kích thíchkinh tế trọng tâm vào chính sách tài khóa trị giá 575 tỷ USD Nhu cầu nhập khẩu từTrung Quốc tăng lan rộng ra những nước khác với sản xuất công nghiệp tăng trưởngdương ở những nước kinh tế mới nổi (trừ Trung Quốc) vào tháng 03/2009 và cácnước thu nhập cao vào tháng 05/2009.

Thứ hai là những tác động đến ngành dịch vụ Theo thống kê của WB, từnăm 2000 trở lại đây, đóng góp tới gần 70% giá trị trong tổng GDP, có thể nói dịchvụ là một ngành có một vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu (WTO2010) Dịch vụ bao gồm những lĩnh vực chính như dịch vụ ngân hàng, tài chính,

Trang 39

vận tải, bảo hiểm, du lịch Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tác động không nhỏđến ngành dịch vụ toàn cầu Nhiều lĩnh vực dịch vụ bị sụt giảm đáng kể Tiêu biểulà ngành du lịch thế giới, theo báo cáo của tổ chức Du lịch thế giới, lượng khách dulịch giảm 7% trong 6 tháng đầu năm 2009, trong đó những nước Trung Âu và ĐôngÂu có mức giảm lớn nhất – 11%, trong khi những nước Châu Phi lượng khách dulịch tăng nhẹ Ngành du lịch Mexico cũng gặp khó khăn – giảm 19% trong quýII/2009.

Tuy nhiên thời gian gần đây, du lịch thế giới đã xuất hiện những dấu hiệukhả quan với lượt khách theo thống kê tháng 07/2009 chỉ giảm 4% so với cùng kỳnăm trước Bằng những nỗ lực nhằm hỗ trợ du lịch thông qua các khoản khuyếnmãi, khấu trừ đặc biệt, giảm các hạn chế trong việc cấp visa và những kế hoạch đầutư đang được chuẩn bị, tổ chức Du lịch thế giới kỳ vọng lượng du lịch toàn cầu sẽchỉ giảm từ 4%-6% trong cả năm 2009.

Phần trăm thay đổi về số lượng theo từng năm

Nguồn: World Bank 2010, trang 37

Hình 3 Lượt khách du lịch quốc tế

Bên cạnh đó, thương mại dịch vụ cũng bị những tác động đáng kể từ cuộckhủng hoảng này Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trongnăm 2008, xuất khẩu thương mại dịch vụ toàn thế giới đạt 3.730 tỷ USD, tăng 11%so với năm 2007 Trong đó, vận tải tăng 15%, du lịch tăng 10% và những dịch vụthương mại khác tăng 10% Những dịch vụ thương mại khác – lĩnh vực bao gồm cảdịch vụ tài chính chiếm 51%, du lịch chiếm 25% và vận tải chiếm 23% trong tổnglượng thương mại dịch vụ (Bảng 3).

Trang 40

Bảng 3 Xuất khẩu thương mại dịch vụ toàn thế giới năm 2008

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GBP British Pound Đồng Bảng Anh - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
ritish Pound Đồng Bảng Anh (Trang 3)
Bảng 1. Diễn biến thị trường chứng khoán toàn cầu - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Bảng 1. Diễn biến thị trường chứng khoán toàn cầu (Trang 32)
Hình 1. Sự suy giảm của thương mại thế giới trong cuộc khủng hoảng 2008-2009 - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Hình 1. Sự suy giảm của thương mại thế giới trong cuộc khủng hoảng 2008-2009 (Trang 35)
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của toàn thế giới và các khu vực - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của toàn thế giới và các khu vực (Trang 37)
Hình 2. Sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Hình 2. Sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp (Trang 39)
Hình 3. Lượt khách du lịch quốc tế - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Hình 3. Lượt khách du lịch quốc tế (Trang 41)
Bảng 3. Xuất khẩu thương mại dịch vụ toàn thế giới năm 2008 Giá trị (tỷ  - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Bảng 3. Xuất khẩu thương mại dịch vụ toàn thế giới năm 2008 Giá trị (tỷ (Trang 42)
Bảng 4. Thương mại dịch vụ toàn thế giới theo từng khu vực - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Bảng 4. Thương mại dịch vụ toàn thế giới theo từng khu vực (Trang 43)
Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của EU, Mỹ và Nhật Bản - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của EU, Mỹ và Nhật Bản (Trang 51)
Hình 4. Thương mại quốc tế về hàng hóa năm 2005 - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Hình 4. Thương mại quốc tế về hàng hóa năm 2005 (Trang 52)
Bảng 6. Sự thay đổi các chỉ số chứng khoán Châu Âu - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Bảng 6. Sự thay đổi các chỉ số chứng khoán Châu Âu (Trang 54)
Hình 5. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của EU, EA-16, Mỹ và Nhật Bản - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Hình 5. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của EU, EA-16, Mỹ và Nhật Bản (Trang 62)
Hình 6. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của các nước EU từ 2007 đến 2010 - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Hình 6. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của các nước EU từ 2007 đến 2010 (Trang 64)
Hình 7. Chỉ số tổng sản phẩm công nghiệp trong EU-27 và EA-16 - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Hình 7. Chỉ số tổng sản phẩm công nghiệp trong EU-27 và EA-16 (Trang 65)
Bảng 8. Chỉ số thu nhập từ ngành nông nghiệp trong EU-27 và EU-15 - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Bảng 8. Chỉ số thu nhập từ ngành nông nghiệp trong EU-27 và EU-15 (Trang 70)
nhau cũng có những sự thay đổi. Hình dưới đây sẽ thể hiện rõ sự thay đổi so với thời gian cùng kỳ năm trước của doanh thu trong các lĩnh vực dịch vụ khác nhau, tháng  9-10/2008. - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
nhau cũng có những sự thay đổi. Hình dưới đây sẽ thể hiện rõ sự thay đổi so với thời gian cùng kỳ năm trước của doanh thu trong các lĩnh vực dịch vụ khác nhau, tháng 9-10/2008 (Trang 71)
Hình 9. Sự thay đổi doanh thu trong ngành dịch vụ ở một số nước thành viên EU, tháng - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Hình 9. Sự thay đổi doanh thu trong ngành dịch vụ ở một số nước thành viên EU, tháng (Trang 72)
Hình 10. Sự thay đổi việc làm trong EU - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Hình 10. Sự thay đổi việc làm trong EU (Trang 74)
Bảng 9. Nợ chính phủ của EU-27 và EA-16 - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Bảng 9. Nợ chính phủ của EU-27 và EA-16 (Trang 78)
Hình 11. Nợ công của các nước thành viên EU - Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Hình 11. Nợ công của các nước thành viên EU (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w