Điều này thể hiện rõ thông qua sự đóng góp của ngành du lịch vào công cuộc phát triển kinh tế điểm đến như tăng ngoại tệ, tăng thu nhập từ thuế, thu hút vốn đầu tư, giải quyết công ăn vi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ
Trước tiên, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy - PGS.TS Trần Đức Thanh, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất đến cho tôi hoàn thành luận văn này Xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Du lịch, khoa Sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Phòng Văn hóa Thông tin huyện Ba
Vì và UBND xã Ba Vì đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả gia đình, bạn bè đã động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Học viên thực hiện
Lê Thị Thảo Xuân
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả, thông tin trong luận văn là trung thưc và chưa từng công
bố trong bất cứ công trình nào khác
Tác giả
Lê Thị Thảo Xuân
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Bố cục của luận văn 10
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 11
1.1 Khái niệm 11
1.1.1 Cộng đồng 11
1.1.2 Du lịch cộng đồng 12
1.2 Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương 13
1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 14
1.3.1 Dựa vào cộng đồng 14
1.3.2 Phân chia lợi ích hợp lý 14
1.3.3 Người dân quyết định hoạt động du lịch 15
1.3.4 Bảo tồn giá trị tài nguyên 15
1.4 Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng 16
1.4.1 Về mặt kinh tế 16
1.4.2 Về mặt xã hội 17
1.4.3 Về mặt môi trường 17
1.5 Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng 17
1.5.1 Tài nguyên du lịch 17
1.5.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 19
1.5.3 Sự tham gia của cộng đồng 19
1.5.4 Chủ chương, chính sách của chính quyền địa phương 20
1.6 Các bên tham gia vào du lịch cộng đồng 21
1.6.1 Cộng đồng địa phương 21
1.6.2 Các tổ chức hỗ trợ phát triển 21
1.6.3 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 22
Trang 61.6.4 Các doanh nghiệp du lịch 23
1.6.5 Khách du lịch 23
1.7 Một số mô hình phát triển DLCĐ và bài học kinh nghiệm cho phát triển DLCĐ ở xã Ba Vì 24 1.7.1 Mô hình phát triển DLCĐ trên thế giới 24
1.7.1.1 Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapurna – Nepal 24
1.7.1.2 Tại Chiêng Mai - Thái Lan 25
1.7.2 Mô hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam 27
1.7.2.1 Mô hình phát triển DLCĐ tại Bản Lác - Mai Châu – Hòa Bình 27
1.7.2.2 Mô hình phát triển DLCĐ tại vườn quốc gia Ba Bể 30
1.7.2.3 Mô hình phát triển DLCĐ tại làng Đồi – Nam Đông – Thừa Thiên Huế 31
1.7.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì 33
Tiểu kết chương 1 35
Chương 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở BA VÌ 36
2.1 Khái quát về xã Ba Vì 36
2.2 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì 37
2.2.1 Điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên 37
2.2.2 Điều kiện tài nguyên du lịch văn hóa 38
2.2.3 Đặc điểm ngành kinh tế - xã hội 42
2.2.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 43
2.2.5 Chính sách phát triển du lịch 43
2.3 Nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng của xã Ba Vì 44
2.4 Đặc điểm cư dân xã Ba Vì 48
2.5 Phân tích KSAP của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch xã Ba Vì 52
2.5.1 Phân tích Knowledge – kiến thức tham gia du lịch của cộng đồng 52
2.5.2 Phân tích Skill – kỹ năng tham gia du lịch của cộng đồng 54
2.5.3 Phân tích Attitude – thái độ tham gia du lịch của cộng đồng 55
2.5.4 Phân tích Practice – hoạt động của cộng đồng 57
2.5.5 Phân tích đánh giá của cộng đồng dân cư về hoạt động DLCĐ 58
2.6 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch xã Ba Vì 64
Tiểu kết chương 2 66
Chương 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ BA VÌ 67
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 67
3.2 Các nhóm giải pháp 67
Trang 73.2.1 Xây dựng cơ chế chính sách 67
3.2.2 Chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng 69
3.2.3 Nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực DLCĐ 70
3.2.4 Phát triển sản phẩm và dịch vụ độc đáo, đề cao giá trị văn hóa truyền thống của địa phương 71
3.2.5 Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông 72
3.2.6 Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá 73
3.2.7 Bảo tồn các giá trị tài nguyên và môi trường du lịch cộng đồng 73
3.2.8 Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì 74
3.2.8.1 Địa điểm thực hiện mô hình 74
3.2.8.2 Phân chia trong việc tham gia hoạt động DLCĐ 74
3.2.8.3 Bố trí các khu chức năng 75
3.2.8.4 Các thành phần tham gia mô hình 75
3.2.8.5 Nội dung phát triển DLCĐ tại xã Ba Vì 80
3.3 Kiến nghị 82
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước về du lịch 82
3.3.1.1 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ và Tổng cục 82
3.3.1.2 Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương 82
3.3.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương 83
3.3.3 Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh du lịch và CĐĐP 84
Tiểu kết chương 3 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Du lịch dựa vào cộng đồng CĐĐP Cộng đồng địa phương
DLCĐ Du lịch cộng đồng
DLST Du lịch sinh thái
MCD Centre for Marinelife Conservation and Community Development
Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng NGO Non-Governmental Organization
Tổ chức phi chính phủ REST Respondsible Ecological - Social Tours
Chương trình Du lịch xã hội – sinh thái có trách nhiệm
SNV Netherlands Development Organisation
Tổ chức phát triển Hà Lan STEP Sustainable Tourism – Eliminating Poverty Initiative
Du lịch bền vững – xóa đói giảm nghèo
UNDP United Nations Development Programme
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
Trang 9UNWTO United National World Tourist Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới VHTT-DL Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
VNAT Vietnam National Administration of Tourism
Tổng cục Du lịch
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng 13
Bảng 2.1 Diện tích đất canh tác xã Ba Vì 37
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu dân số xã Ba Vì 48
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu độ tuổi theo giới tính 50
Biểu đồ 2.3 Quy mô gia đình 50
Biểu đồ 2.4 Trình độ học vấn 51
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu lao động 52
Sơ đồ 3.1 Các thành phần tham gia mô hình phát triển DLCĐ ở Ba Vì 76
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như trước tình hình biến động không ngừng về kinh tế - xã hội hiện nay, du lịch ngày càng được ghi nhận như một nguồn lớn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là ở những nước nghèo Chuỗi giá trị và mối quan hệ của du lịch với các ngành kinh tế khác đã làm cho du lịch được xem như một công cụ xoá đói giảm nghèo nhanh ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển Điều này thể hiện rõ thông qua sự đóng góp của ngành du lịch vào công cuộc phát triển kinh tế điểm đến như tăng ngoại tệ, tăng thu nhập từ thuế, thu hút vốn đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống cho người dân bản địa… Cụ thể, theo số liệu của UNWTO cho biết ngành du lịch quốc tế chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trên toàn thế giới và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; đóng góp 9% tăng trưởng GDP toàn thế giới, đạt 1.500 tỷ USD trong năm 2014; đồng thời mang lại cơ hội việc làm cho cộng đồng Tính ra
cứ 11 người kiếm được việc làm thì có một người trong ngành du lịch [31]
Theo dự báo của UNWTO, ngành du lịch còn tăng trưởng hơn nữa, tạo ra cơ hội kinh tế lớn song cũng mang lại những thách thức và mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường và hội Trước những nguy cơ như vậy, con người đã có những thay đổi trong nhận thức và ngày càng muốn đóng góp có trách nhiệm cho sự phát triển bền vững hơn Theo đó, ngày nay du lịch cộng đồng ngày càng có ý nghĩa quan trọng và đang nhận được nhiều sự đồng thuận trong chiến lược phát triển du lịch không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn có ở nhiều quốc gia khác với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương, đặc biệt cho cộng đồng các làng quê nông thôn
Trong cơn bão chạy đua cùng xu hướng phát triển bền vững, du lịch cộng đồng đã dần trở nên phổ biến ở nước ta Xuất hiện từ năm 1997, trải qua gần hai thập kỷ hình thành và phát triển, du lịch dựa vào cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương Du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng hấp dẫn
Trang 12đối với khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài Việc phát triển loại hình du lịch này không chỉ góp phần đa dạng sản phẩm du lịch mà còn phát huy thế mạnh văn hóa bản địa, nâng cao đời sống cho người dân địa phương Tại một số vùng, du lịch đã mang lại những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội đáng kể, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, tiêu biểu đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số như ở Sa Pa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), A Lưới (Thừa Thiên Huế),…Đây đều là những nơi vùng sâu vùng xa, nơi sinh sống của những dân tộc thiểu số, đời sông kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
Hà Nội là mảnh đất giao thương và phát triển Từ khi mở rộng phạm vi lãnh thổ, tuy đã có nhiều thay đổi đáng kể về mặt kinh tế - xã hội Song có những nơi của
Hà Nội vẫn bắt gặp cuộc sống khó khăn của người dân, đặc biệt còn có những xã thuộc khu vực 3 như xã An Phú (huyện Mỹ Đức), xã Ba Vì (huyện Ba Vì)
Trong đó, xã Ba Vì là một xã miền núi nghèo, nằm ở vùng núi cao phía Tây của Hà Nội Ba Vì không chỉ mang những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, mà còn phong phú bởi nét văn hóa độc đáo của các cộng đồng dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Dao (chiếm 94,5%) của xã Ba Vì Tuy những công trình đã từng nghiên cứu như du lịch sinh thái, du lịch nông thôn tuy đã phần nào đóng góp vào việc khai thác và phát triển sản phẩm du lịch địa phương hướng đến bền vững, song đó là những nghiên cứu cho phát triển du lịch của toàn huyện Ba Vì Riêng đối với xã Ba
Vì, hoạt động du lịch vẫn còn rất yếu ớt, hầu như chưa có sự tham gia của người dân Ba Vì, và rất cần những định hướng, giải pháp cụ thể để thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch
Xuất phát từ những thực tế đó, có thể thấy việc nghiên cứu “Phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì” là rất cần thiết, và có ý nghĩa thời sự, nhằm góp phần tạo điều kiện cho người dân, cụ thể là cộng đồng người Dao, tham gia phát triển du lịch ở chính quê hương của họ
Trang 13Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng được hình thành, lan rộng và tạo ra
sự đa dạng cho các sản phẩm du lịch vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước tại các tại các khu vực châu Phi, châu Úc, châu Mỹ La tinh Hiện nay, du lịch cộng đồng được các tổ chức phi chính phủ, tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới quan tâm, đầu
tư và bắt đầu phát triển mạnh ở các nước châu Á, trong đó có các nước khu vực ASEAN như Indonesia, Philipin, Thái Lan, Malaysia, Nepal,…
Ở các nước ASEAN, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi từ Hội thảo “Xây dựng khung cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng” được tổ chức tại Indonesia tháng 5 năm 1995 Sau đó các quốc gia Đông Nam Á khác cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo trao đổi quan điểm, khái niệm, điều kiện, cách thức kinh nghiệm xây dựng
mô hình DLCĐ
Trong báo cáo của Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tổ chức tại Johannesburg năm 2002, đã kêu gọi “Phát triển bền vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn
Trang 14hóa và môi trường nơi sống của họ” Cũng tại hội nghị này, Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra sáng kiến phát triển du lịch bền vững gắn với xóa đói giảm nghèo hay gọi là sáng kiến STEP Với sáng kiến này, UNWTO đã cùng với chính phủ các nước xác định và tài trợ cho một số dự án phát triển du lịch có khả năng xóa đói giảm nghèo
Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch cộng đồng của các tác giả Douglas Hainsworth – Walter Jamieson, Steve Noakes & Sheena Day [5], Hum Gurung [24], Greg Richards and Derek Hall [25], Sue Beeton[28],… Các tác giả đã đề cập đến các vấn đề về cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, những tác động cũng như các những thay đồi ảnh hưởng đến cộng đồng
và ảnh hưởng đến môi trường, các công cụ quản lý giám sát du lịch cộng đồng, bảo tồn các nguồn tài nguyên, văn hóa và thiên nhiên, tao ra phúc lợi kinh tế cũng như các phúc lợi khác cho cộng đồng dân cư địa phương
Tác giả Sue Beeton trong cuốn “Commumnity Development through Tourism” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, DLCĐ nông thôn, đối phó với khủng hoảng DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, xúc tiến phát triển DLCĐ, phát triển cộng đồng thông qua du lịch, mô hình phát triển DLCĐ, du lịch nông thôn ở một số nước trên thế giới [28]
Theo Greg Richards and Derek Hall trong cuốn “Tourism and Sustainable community Development” đã đưa ra những nội hàm về: khái niệm, đặc điểm và sự tham gia du lịch của cộng đồng, phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển cộng đồng; xem xét các mối quan hệ giữa tính bền vững và cộng đồng, sự tương tác của cộng đồng với văn hóa và môi trường tự nhiên; đồng thời bao gồm các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng trong phát triển du lịch, cùng với các mô hình, kinh nghiệm du lịch cộng đồng ở một số vùng nông thôn như ở phía Bắc Bồ Đào Nha (Joachim Kappert), Ireland (Jayne Stocks) [25]
Trang 15Báo cáo khoa học “Phương pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo, một số kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam” của Douglas Hainsworth đã chỉ ra một số phương pháp nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển, kết quả ban đầu của việc phát triển DLCĐ ở một số địa phương nghèo ở Việt Nam
Theo quỹ phát triển châu Á, “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương.”[13]
Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới WWF lại xác định DLCĐ như một hình thức du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát, tham gia chủ yếu vào
sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ du lịch được giữ lại cho cộng đồng [32]
Ở Việt Nam
Năm 2003, tại Hội thảo “Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội lần đầu tiên đã bàn về vấn đề phát triển DLCĐ, đó là đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững; có sở hữu cộng đồng; thu nhập giữ lại cho cộng đồng; nâng cao nhận thức cho cộng đồng và tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước Từ cuộc hội thảo năm 2003 đã bắt đầu
mở ra một hướng mới trong khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam, DLCĐ ngày càng được hướng tới và phát triển mạnh
Năm 2007, với sự hợp tác của của SNV, MCD, Viện Đại học Mở, công ty du lịch Footprints, công ty lữ hành Intrepid, dự thảo về “mạng lưới du lịch cộng đồng của Việt Nam” đã được thiết lập Đây có thể coi là hình thức đầu tiên trên quy mô quốc gia về DLCĐ được các ban ngành, tổ chức quan tâm Do đó mà DLCĐ cũng trở thành lĩnh vực mới được quan tâm; nhiều bài báo khoa học, tài liệu, công trình nghiên cứu về DLCĐ được công bố
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam trong đề tài khoa học “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển lưu trú cho
Trang 16khách ở nhà dân”; nội dung của đề tài chủ yếu đưa ra các khái niệm về DLCĐ, du lịch homestay, thu thập, tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của một số quốc gia trên thế giới và cách thức vận dụng vào Việt Nam [21]
Du lịch cộng đồng được Võ Quế (2006) đề cập đến bao gồm nội hàm các lý thuyết về cộng đồng, lịch sử hình thành các khái niệm cộng đồng và bản chất cộng đồng, đồng thời nghiên cứu mô hình phát triển DLCĐ ở một số quốc gia trên thế giới [11]
Theo Phạm Trung Lương (chủ biên) và cộng sự trong cuốn “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” : Tác giả cũng khẳng định phải thu hút CĐĐP vào hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ hoạt động
du lịch với CĐĐP trong một số nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái [10]
Ngoài ra còn nhiều đề tài khác nghiên cứu về du lịch cộng đồng như đề tài khoa học cấp Bộ nghiên cứu năm 2002 do PGS.TS Phạm Trung Lương làm chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng”; đã
hệ thống các khái niệm liên quan giữa du lịch, môi trường và phát triển cộng đồng
Đề tài đã đưa ra thực trạng và phân tích sức ép tới môi trường trong những năm tới, đồng thời đề xuất mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng và giải pháp áp dụng mô hình Cũng như đề tài “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai” (Phạm Ngọc Thắng), đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long” (Phạm Thị Hồng Quyên)…
Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn phát triển DLCĐ của các tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức quí giá cho tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài thạc sĩ của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nhằm thu hút ngày càng nhiều cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch, phát triển DLCĐ ở xã Ba Vì ,góp phần xóa đói
Trang 17giảm nghèo, cải thiện đời sống của họ cũng như mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương Cụ thể là đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba
Vì
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về các vấn đề liên quan như: khái niệm về DLCĐ, các tiêu chí, điều kiện để phát triển DLCĐ Đồng thời tìm hiểu về DLCĐ của một số nước trên thế giới, trong khu vực và một số địa phương trong nước
- Nghiên cứu tổng quan các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Nghiên cứu các điều kiện, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trong khu vực nghiên cứu Qua đó phân tích, đánh giá thực trạng sự hiểu biết, nhân thức và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch Đồng thời đánh giá các hoạt động theo nguyên tắc phát triển DLCĐ
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì, cũng như khả năng tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu:
+ Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại xã Ba Vì
+ Kiến thức, thái độ, kỹ năng và mức độ tham gia hoạt động du lịch của cộng đồng dân cư xã Ba Vì
+ Các chính sách, chương trình phát triển DLCĐ đối với xã Ba Vì
- Phạm vi không gian: Giới hạn trong xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội
- Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này được
giới hạn từ năm 2010 - 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 18Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau
đã được sử dụng:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước Những thông tin thực tế liên quan đến cộng đồng người Dao xã Ba Vì được thu thập thông qua niên giám thống
kê từ UBND xã Ba Vì và phòng văn hóa thông tin xã
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Khảo sát được tiến hành tại khu vực xã Ba Vì giúp cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu + Đợt tháng 12/2015: Khảo sát tổng quan toàn bộ vùng đệm, nhằm đối chiếu
thực tế với dữ liệu thứ cấp đã thu thập được, đồng thời có cái nhìn tổng quan
về vấn đề nghiên cứu
+ Đợt tháng 4/2016: Khảo sát các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội và sự
tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở ba thôn Yên Sơn, Hợp Sơn,
Hợp Nhất của xã Ba Vì
- Phương pháp điều tra xã hội học: Để thu thập những thông tin chung về
nhận thức của người dân, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (350 phiếu) cho người dân, trong đó có bao gồm một số người là cán bộ quản lý tại xã Ba Vì để tác giả có thể thu được kết
quả khảo sát một cách tổng quát về vấn đề nghiên cứu
Bên cạnh đó, để phân tích dữ liệu trong quá trình nghiên cứu được chính xác
và hiệu quả, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp, trong đó phương pháp chính
được sử dụng là phương pháp KSAP, kết hợp công cụ xử lý với SPSS 16.0
Phương pháp KSAP
Trang 19Đây là phương pháp nghiên cứu được triển khai từ phương pháp KAP – một
phương pháp nhằm khảo sát về kiến thức (Knowledge) , thái độ (Attitude) và thực
tiễn (Practice) của đối tượng nghiên cứu đối với một chủ thể nào đó
Khảo sát KAP được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, kế hoạch hóa gia đình
và nghiên cứu dân số Đối với ngành du lịch, đây được xem như một công cụ
nghiên cứu khá mới, và càng mới hơn khi áp dụng kỹ thuật KSAP trong nghiên cứu
và phát triển du lịch Nghiên cứu mới nhất của tác giả Trần Đức Thanh tại hội nghị
khoa học quốc tế - “Phương pháp KSAP trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng,
nghiên cứu trường hợp ở Na Hang, Tuyên Quang” là một nghiên cứu điển hình Tác
giả đã chỉ ra tổ hợp giữa 4 yếu tố KSAP để điểm ra những lỗ hổng và đề xuất các
giải pháp phù hợp
Trong luận văn này, phương pháp
KSAP là một nghiên cứu để thu thập
thông tin về những hiểu biết, kỹ năng
của cộng đồng, thái độ của cộng đồng
cũng như thực tiễn tham gia vào hoạt
động DLCĐ của người dân xã Ba Vì
Phương pháp KSAP được thực
hiện qua các bước: Xác định các mục
tiêu khảo sát, Xây dựng cách thức khảo sát, Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, Tiến
hành khảo sát KSAP, Phân tích dữ liệu và sử dụng dữ liệu
Phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp:
Tác giả lựa chọn, sắp xếp các thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến
hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp thành các nhận định, báo cái nhằm có
được một nội dung hoàn chỉnh, tổng thể về đối tượng nghiên cứu
Trang 206 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương
Chương 1 Cơ sở lí luận về du lịch cộng đồng
Chương 2 Điều kiện và thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng xã Ba Vì Chương 3 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì
Trang 21Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có thể khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội Từ những tập hợp người, các liên minh rộng lớn như châu Á, cộng đồng các nước Đông Nam Á, đến kiểu xã hội có đặc tính tương đồng về tôn giáo, chủng tộc như cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người theo đạo Hindu, hay nhóm xã hội có đặc tính chung về lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội…
Do đó, thuật ngữ “cộng đồng” có thể được hiểu theo các cấp độ khác nhau,
có thể phân loại cộng đồng gồm:
- Cộng đồng địa lý: bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn
có thể có chung các đặc điểm văn hóa xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc nhau Ví dụ: cộng đồng người Dao ở Ba Vì, cộng đồng ngư dân trên đảo Phú Quốc…
Trang 22- Cộng đồng chức năng: gồm những cá thể có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có chung lợi ích Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức (NGO Training Project) Ví dụ: Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại cộng hòa Pháp, cộng đồng kinh tế ASEAN…
Nói tóm lại, cộng đồng là nhóm người sống trong phạm vi thôn, bản, các xã phường của khu vực nông thôn và thành thị, đặc biệt là các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa Cộng đồng có những điểm giống nhau, có chung các mối quan hệ nhất định và cùng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động và là đối tượng cần được quan tâm trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay
Du lịch cộng đồng thường đựợc khởi xướng là mục tiêu cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế địa phương Bên cạnh đó, có những lý do khác để cộng đồng theo đuổi DLCĐ như bảo tồn văn hoá và môi trường cũng như có những lợi ích phát triển khác mà DLCĐ mang lại
Theo như REST định nghĩa thì “Du lịch cộng đồng là du lịch có tính bền vững về mặt môi trường, văn hoá và xã hội Nó do chính cộng đồng quản lý và làm chủ vì lợi ích của cộng đồng vì mục đích tạo cho du khách có khả năng nhận thức
và tìm hiểu về cộng đồng và lối sống của cộng đồng” (REST – 1997)
Du lịch cộng đồng được định nghĩa đúng nhất phải là một quá trình , chứ không phải là một loại hình sản phẩm du lịch đặc biệt Quá trình đó có sự tham gia trực tiếp chủ yếu của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch, nhằm đảm
Trang 23bảo và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên du lịch, môi trường, cộng đồng đựơc hưởng lợi nhuận từ khách du lịch và bán các sản phẩm và dịch vụ du lịch
1.2 Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương
Cần phải hiểu DLCĐ là một mô hình chứ không phải là một sản phẩm Những lọai hình sản phẩm du lịch như du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch dân tộc thiểu số… được xem là các hình thức du lịch mang nét đặc trưng phù hợp với du lịch cộng đồng bởi chúng được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng
Bảng 1.1 Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng
Du lịch di
sản
Là du lịch bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong làng (nhà cổ, đình làng, miếu – đền, nhà thờ họ, các làn điệu dân ca…) được truyền lại cho hậu thế và các hoạt động của người xưa, để du khách có thể giao lưu, trải nghiệm
Thăm thú và học tập về các di tích lịch sử, thăm các nhà cổ, lưu trú, ẩm thực tại nhà hàng nông gia, hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn du khách đi tham quan làng…
Du lịch văn
hóa
Du lịch sử dụng các đặc trưng văn hóa, nghi lễ, nghệ thuật truyền thống và văn hóa phi vật thể độc đáo của làng
Tham quan các buổi trình diễn nghệ thuật truyền thống, tour tham quan nguồn gốc văn hóa truyền thống, tham quan và trải nghiệm các nghi lễ…
Trải nghiệm nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân, mua các sản phẩm nghề truyền thống, tham gia các tour tham quan sản phẩm nghề truyền thống…
Tour khám phá môi trường thiên nhiên như sông nước, phong cảnh, tham quan và thưởng thức các sản phẩm tại các vườn cây
ăn quả hoặc cơ sở chế biến
Du lịch
nông sinh
học
Du lịch tận dụng các thế mạnh của nghề nông, các điều kiện cuộc sống tại các nông thôn
Các chương trình tham quan, trải nghiệm, học tập về nông nghiệp, tập sản xuất nông nghiệp,
Trang 24thưởng thức nông sản, giao lưu với nông dân…
Các sản phẩm ngâm tắm khoáng, tắm thuốc dân gian…nhằm trải nghiệm và phục hồi sức khỏe
Du lịch dân
tộc thiểu số
Du lịch vận dụng đời sống và văn hóa của các dân tộc thiểu số
Lý giải đời sống của người dân tộc thiểu số, trải nghiệm văn hóa dân tộc, tham gia các buổi trình diễn, âm nhạc của người dân tộc thiểu số
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch « Cẩm nang du lịch nông thôn Việt Nam »
1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
1.3.1 Dựa vào cộng đồng
Đặc thù của DLCĐ là dựa vào cộng đồng Họ là chủ thể chính của hoạt động
du lịch, các thành viên của cộng đồng được tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình Hơn nữa, các lợi ích kinh
tế được chia đều, không chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các thành viên cộng đồng
1.3.2 Phân chia lợi ích hợp lý
Điều kiện để DLCĐ phát triển bền vững là việc phân chia lợi ích hợp lý giữa các bên:
- Cộng đồng địa phương: cung cấp các dịch vụ du lịch, tổ chức các hoạt động
du lịch
- Chính quyền địa phương: đại diện cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý các hoạt động tại địa phương, đảm bảo an ninh trật tự cho cộng đồng và du khách
- Các doanh nghiệp du lịch: phối hợp với cộng đồng và chính quyền địa phương trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch
Trang 25Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đòi hỏi cộng đồng có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác Trong việc chia sẻ lợi ích, không những doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia đều mà các bên tham gia phải có trách nhiệm đóng góp, duy tu, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hoạt động dân sinh từ nguồn thu hoạt động DLCĐ Trên thực tế, việc bảo tồn thiên nhiên
và văn hóa địa phương có mối quan hệ mật thiết với việc lập kế hoạch phát triển của
cơ sở hạ tầng cho các hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (nhà ở, đường giao thông, vườn hoa ) trên nguyên tắc hài hòa
1.3.3 Người dân quyết định hoạt động du lịch
DLCĐ muốn thực hiện được cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư Mọi chương trình của loại hình du lịch này đều được xây dựng dựa vào khả năng và hiểu biết của cộng đồng Việc các thành viên cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện, quản lý hoạt động DLCĐ là một thể hiện quan trọng của việc cộng đồng sở hữu các tài nguyên du lịch, họ làm chủ trong cung cấp dịch vụ, trong việc đảm bảo tính lâu bền của hoạt động du lịch Du khách có thể trải nghiệm sự đa dạng và phong tục của nền văn hóa địa phương, và quan trọng hơn là để tương tác với cộng đồng Cộng đồng là người “chủ nhà” thật sự, họ là những người chia sẻ với du khách những văn hóa địa phương để du khách được tiếp cận, tìm hiểu và chia sẻ văn hóa truyền thống của họ một cách xác thực nhất Họ trực tiếp chia sẻ các tri thức dân gian trong các bình diện của đời sống dân sinh như ẩm thực, âm nhạc, văn học dân gian, phong tục – tập quán, nghề truyền thống, phong cách sống v.v Cả du khách và cộng đồng văn hóa đối xử với nhau bằng sự tôn trọng
1.3.4 Bảo tồn giá trị tài nguyên
Điều kiện về tài nguyên tự nhiên và nhân văn đều có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển Hầu hết các hoạt động du lịch đều có thể mang lại những lợi ích to lớn đến cộng đồng địa phương, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nó mang lại những tác động tiêu cực đối với họ cũng như đối với môi
Trang 26trường tự nhiên Dù dưới bất cứ hình thức du lịch nào, môi trường thiên nhiên và văn hóa địa phương đều phải chịu những sức ép hữu hình và vô hình, cộng đồng phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và văn hóa địa phương đối với cuộc sống của họ và hoạt động du lịch mà họ đang cung cấp, về những tác động của DLCĐ đối với nền văn hóa của họ để có kế hoạch khai thác và bảo vệ hợp lý Việc tôn trọng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sắc thái văn hóa địa phương (tính độc đáo của địa phương, chẳng hạn như địa hình, khí hậu, kiến trúc, nghệ thuật, ẩm thực, lối sống v.v.) sẽ là động lực và nền tảng cho sự tái tạo nguồn tài nguyên cho hoạt động du lịch
Tài nguyên du lịch càng phong phú thì càng có sức hấp dẫn du khách Để du lịch cộng đồng phát triển một cách dài lâu và bền vững thì việc bảo tồn tài nguyên được xem là nhiệm vụ thiết yếu
1.4 Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng
Vai trò của việc phát triển du lịch cộng đồng là mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương đồng thời rộng hơn là phát triển vùng, miền theo nguyên tắc phát triển bền vững dựa trên cả ba tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường Đó cũng chính là mục tiêu của việc phát triển du lịch cộng đồng
1.4.1 Về mặt kinh tế
Mục tiêu đầu tiên mà DLCĐ hướng tới đó là mang lại lợi ích kinh tế cho người nghèo thông qua việc cho phép họ tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch.Hơn một nửa số nước nghèo nhất thế giới đã coi ngành du lịch là công cụ hiệu quả để giúp những nước này tham gia nền kinh tế toàn cầu và giảm đói nghèo Phần lớn, đóng góp đó là bởi sự phát triển của du lịch cộng đồng, cụ thể là khi DLCĐ phát triển thì vùng đất đó là vùng hấp dẫn du khách đến và tiêu thụ sản phẩm du lịch của địa phương, DLCĐ đã cung cấp một thị trường cho hàng hóa và dịch vụ địa phương, tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm và dịch vụ của du lịch Có thể họ sẽ làm việc cho các doanh nghiệp du lịch (nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, vận chuyển…), hay có thể
Trang 27trực tiếp sản xuất các đồ thủ công truyền thống làm thành đồ lưu niệm bán cho khách du lịch
1.4.2 Về mặt xã hội
Phát triển du lịch cộng đồng là cách tốt nhất để tạo ra công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương Bằng tài nguyên tự nhiên vốn có ở địa phương đó, hay bởi chính văn hóa, nếp sinh hoạt hàng ngày của cư dân địa phương đã làm tiền đề để du lịch cộng đồng giúp người dân có được việc làm mới, giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị lớn
Hơn nữa, du lịch cộng đồng không chỉ đơn thuần nhắm tới phát triển du lịch,
mà sự phát triển ấy còn thúc đẩy sự công bằng xã hội bằng việc mang lại cho toàn
bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia vào du lịch hay không, như giao thông tốt hơn, đường điện, nguồn nước sinh hoạt…tốt hơn, từ đó góp phần thay đổi bộ mặt xã hội của địa phương
1.4.3 Về mặt môi trường
Khi điều kiện sống khó khăn và lạc hậu, trình độ dân trí thấp và thiếu hiểu biết, nên vấn đề về bảo vệ tài nguyên môi trường có thể sẽ còn bị hạn chế đối với một số cộng đồng địa phương DLCĐ phát triển sẽ góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Chính DLCĐ tạo cơ hội cho người dân địa phương giao lưu học hỏi từ khách du lịch, từ đó còn giúp họ nâng cao hiểu biết và kiến thức Họ sẽ nhận ra việc bảo vệ tài nguyên chính là bảo vệ quyền lợi của họ Tài nguyên càng được bảo tồn thì càng có giá trị
để thu hút khách du lịch, từ đó kéo theo việc làm và thu nhập của họ
1.5 Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng
1.5.1 Tài nguyên du lịch
Theo Luật Du lịch: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các
Trang 28giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”[15,tr.9] Như vậy có thể chia tài nguyên du lịch gồm hai mảng là tài nguyên du lịch tự nhiên
và tài nguyên du lịch văn hóa
Điều kiện để tài nguyên thiên nhiên được xem là tài nguyên du lịch khi và chỉ khi chúng có khả năng hấp dẫn du khách bởi giá trị thẩm mỹ, giá trị tâm linh…Bên cạnh đó, môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm du lịch Ở những vùng có tài nguyên phong phú, mới
lạ đối với du khách thường là những vùng xa xôi, hẻo lánh như các vùng núi, vùng hải đảo…thì ở đây, cuộc sống của cư dân thường lấy tài nguyên thiên nhiên để mưu sinh như chặt phá rừng, săn bắt động vật làm đa dạng sinh thái bị đe dọa, chưa kể là nguồn nước, đất bị ô nhiễm Vì vậy, không ai khác, chính cư dân địa phương là nhân tố đầu tiên và quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên tự nhiên nếu muốn khai thác chúng trong việc phát triển du lịch cộng đồng
Mặt khác, để tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch cộng đồng không thể không kể đến các tài nguyên văn hóa gắn liền với cộng đồng dân cư, do chính họ sáng tạo, phát triển và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác Các tài nguyên du lịch văn hóa gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể, cũng như tài nguyên thiên nhiên thì tài nguyên vật thể chỉ được xem là tài nguyên du lịch khi mà chúng phải có được các giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, tâm linh…để thu hút khách du lịch như cầu Trường Tiền (Huế), chùa Một Cột (Hà Nội), thành nhà Hồ (Thanh Hóa) Bên cạnh đó, tài nguyên văn hóa phi vật thể lại mang tính cộng đồng cao, tính hấp dẫn đối với du khách bởi nó ăn theo lối sống, nếp sinh hoạt của cộng đồng địa phương, nó có tính lưu truyền Tuy nhiên, vì nó mang tính cộng đồng nên chúng cũng dễ bị du nhập, biến dạng khi có một cộng đồng khác tác động vào Hay chính sự phát triển của du lịch cũng sẽ làm mất đi những nét thuộc về truyền thống của cộng đồng sở tại Đây cũng là một trong những thách thức của phát triển du lịch cộng đồng
Trang 29Nói tóm lại, tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng đối với việc hình thành phát triển của du lịch nói chung cũng như của DLCĐ nói riêng Tài nguyên du lịch phong phú sẽ là cơ hội tốt để phát triển DLCĐ vì sức hấp dẫn lớn, song không phải đầu tư nhiều, đặc biệt đây lại là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội cho địa phương, góp phần cân bằng cuộc sống và xóa đói giảm nghèo
1.5.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) là những điều kiện ban đầu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch CSHT phục vụ du lịch bao gồm các công trình, phương tiện đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như cần có hệ thống giao thông thuận lợi, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước… CSVCKT bao gồm các công trình, phương tiện có chức năng tạo ra dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, khu vui chơi giải trí…khi khách đến mỗi điểm có tài nguyên du lịch và đảm bảo an toàn cho khách trong quá trình tham quan
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng thời cũng quyết định giá trị của sản phẩm du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng Muốn khai thác nguồn tài nguyên
du lịch đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch
1.5.3 Sự tham gia của cộng đồng
Đối với DLCĐ thì sự tham gia của cộng đồng được xem là điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển du lịch Tuy nhiên cần quan tâm, cộng đồng phải là những người dân địa phương đang sinh sống trong hoặc liền kề với khu vực chứa tài nguyên du lịch, và không bao gồm các doanh nghiệp từ nơi khác đến làm việc hay kinh doanh Họ là những người am hiểu các điều kiện về địa hình, lịch sử, đặc điểm nguồn tài nguyên nơi họ sinh sống, cũng chính họ sáng tạo nên những giá trị nhân văn như phong tục tập quán, lễ hội, văn hóa… Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Trang 30và nhân văn đó sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư trong quá trình tổ chức và phát triển DLCĐ
Ở Việt Nam về khuôn khổ pháp lý, sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch đựơc quy định tại điều 7 Luật Du lịch năm 2005 như sau:
“1 Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và huởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi truờng để tạo sự hấp dẫn du lịch
2 Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phuơng phục vụ hách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương” [15,tr.14]
Song, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch còn được xác định qua các tiêu chí:
Hiểu biết, nhận thức của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch
Kỹ năng làm du lịch của cộng đồng địa phương
Thái độ của cộng đồng dân cư về phát triển du lịch tại địa phương
Hành vi, ý thức của cộng đồng địa phương trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ phát triển du lịch
1.5.4 Chủ chương, chính sách của chính quyền địa phương
Có rất nhiều nơi, nhiều vùng có tài nguyên phong phú và độc đáo, người dân địa phương cũng đã biết nắm bắt cơ hội làm du lịch khi dòng du khách đổ về, đặc biệt theo kiểu du lịch homestay Tuy nhiên, đó là kiểu làm du lịch tự phát, và cũng
có những rủi ro, kém bền vững bởi thiếu những chủ chương, chính sách và hợp tác
từ phía chính quyền địa phương Chính vì thế, những chính sách, đường lối từ ban quản lý chính quyền địa phương sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển du lịch Các cấp chính quyền có thể hỗ trợ cho hoạt động DLCĐ bằng cách khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho khách
Trang 31du lịch đến tham quan, hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc duy trì và phát huy giá trị của các làng nghề, thủ công truyền thống, đồng thời chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch đia phương…
1.6 Các bên tham gia vào du lịch cộng đồng
1.6.1 Cộng đồng địa phương
Cộng đồng dân cư địa phương là trọng tâm phát triển DLCĐ Họ là những người làm chủ nguồn tài nguyên du lịch và trực tiếp phục vụ du khách Chính họ sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm, lối sống thực, làm cho du khách cảm thấy thoải mái và thân thiện Tuy nhiên, sự cởi mở và chân thực của họ chỉ là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của DLCĐ; song song đó, họ cần phải có kỹ năng và kiến thức để đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển này Chính vì vậy, đầu tư về mặt tài chính cho những lớp đào tạo này được xem là sáng suốt, tránh được những bất lợi lâu dài
Cộng đồng địa phương là chủ sở hữu nguồn tài nguyên môi trường, bởi vậy
họ cũng thường tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch, hàng hóa phục vụ
du lịch, tham gia xây dựng các cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch… Nếu các dự án quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng không hợp lý sẽ gây nên những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường, xã hội, cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư Do đó, khi quy hoạch các dự án phát triển DLCĐ cần tôn trọng và lấy ý kiến của cộng đồng, lựa chọn người có uy tín, trách nhiệm (như già làng, trưởng làng…) làm đại diện cho cộng đồng để đưa ra các quyết định phát triển
du lịch; tránh những hành động tiêu cực để vừa thuận cho hiệu quả các dự án và giải quyết các vấn đề khó khăn cho cộng đồng
1.6.2 Các tổ chức hỗ trợ phát triển
Các tổ chức hỗ trợ phát triển có thể là các tổ chức chính phủ, phi chính phủ.Các tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể hỗ trợ về mặt chuyên môn là chính và phần nhỏ hỗ trợ về mặt tài chính vì sự phát triển của cộng đồng.Các cá nhân, tư
Trang 32nhân có thể là người đóng vai trò tham gia hỗ trợ về mặt tài chính Bên cạnh đó, các
tổ chức như các trung tâm phát triển du lịch, các trường đại học, cao đẳng có thể đóng góp về mặt đào tạo chất lượng phục vụ du lịch cho cộng đồng dân cư
1.6.3 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch đều được quản lý và điều hành ở hai cấp
vĩ mô và vi mô Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch được chia thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất là nhóm cơ quan quản lý nhà nước địa bàn về du lịch, gồm: Chính phủ (cấp trung ương) và ủy ban nhân dân các cấp (cấp địa phương) Các cơ quan này có chức năng quản lý nhà nước một cách tổng trên mọi phương diện, trong đó có du lịch
Nhóm thứ hai là nhóm cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về du lịch, gồm: Bộ VHTT-DL, mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch - VNAT (cấp trung ương), Sở VHTT-DL, Phòng du lịch (cấp địa phương) Các cơ quan này có chức năng quản lý nhà nước về vấn đề chuyên môn của ngành du lịch Tại Việt Nam, VNAT có vị trí, chức năng và quyền lực trực thuộc Bộ VHTT-DL, cơ quan này chịu trách nhiệm về các chương trình hoạt động, quy hoạch, quảng bá và các chính sách phát triển du lịch ở tầm vĩ mô Ở cấp độ thấp hơn, chính quyền tại địa phương điều hành du lịch phối hợp với các ngành công nghiệp khác để thực thi chính sách và quy hoạch du lịch do VNAT đề ra Có ba cấp độ quản lý hành chính là chính quyền tỉnh, huyện và làng bản.Tại điểm DLCĐ, chính quyền làng bản trực tiếp quản lý hoạt động DLCĐ hàng ngày của điểm đó Các cấp lãnh đạo tỉnh và huyện tham gia giám sát và chỉ đạo Trong quá trình quy hoạch và thực hiện DLCĐ, sự có mặt của các cơ quan lãnh đạo tại tỉnh, huyện và làng bản không thể thiếu được.Và nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý thì DLCĐ tại địa phương đó càng có cơ hội thành công cao hơn
Nhóm thứ ba là nhóm cơ quan quản lý nhà nước hữu quan về du lịch, gồm:
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Bộ Văn hóa và Thông tin…
và các Sở tương ứng ở cấp địa phương Các cơ quan này được thành lập để quản lý
Trang 33các vấn đề thuộc ngành tương ứng Do du lịch là một ngành đa chiều nên có nhiều mối liên quan đến các ngành công nghiệp khác Chính vì vậy, trong quá trình phát triển du lịch cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của sản phẩm du lịch, vì nó có thể liên quan đến các trách nhiệm khác nhau của các bộ [7]
1.6.4 Các doanh nghiệp du lịch
Các doanh nghiệp du lịch được xem là cầu nối giữa khách du lịch với cộng đồng, đóng vai trò trung gian để giúp cộng đồng có thể tiếp cận và bán các sản phẩm du lịch của họ cho khách Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch cũng đóng vai trò hỗ trợ, đầu tư để tạo ra những sản phẩm du lịch mà cộng đồng chưa có khả năng cung ứng đủ
Tại nhiều nơi, các doanh nghiệp du lịch đóng vai trò lớn trong việc phát triển DLCĐ và hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng qua việc sử dụng nguồn lực và đóng góp lợi ích kinh tế của địa phương Tuy nhiên, cũng một số nơi, nhiều doanh nghiệp
du lịch lại đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch điểm đến theo kiểu bóc lột, cộng đồng địa phương không những không cải thiện được đời sống mà còn bị biến thành những lao động làm thuê, tài nguyên địa phương bị suy giảm và các doanh nghiệp cũng thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường
Rút ra, khi quy hoạch phát triển DLCĐ thì các yếu tố về tham gia của doanh nghiệp du lịch cần được xem xét kỹ lưỡng trên các phương diện về kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường để tránh những tác động tiêu cực đối với cộng đồng
1.6.5 Khách du lịch
Tại điểm 2, điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005), khách du lịch được định nghĩa là “người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”[15,tr.9], và khi tham gia vào DLCĐ thì nhóm khách này thường là những đối tượng có nhận thức cao, yêu thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống, có ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp phát triển cộng đồng, cụ thể là họ có thể sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm du lịch
Trang 34có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng Họ thường là những nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động về môi trường và xã hội, học sinh, sinh viên, những người thích khám phá những vùng đất mới lạ, con người và phong tục khác biệt…
1.7 Một số mô hình phát triển DLCĐ và bài học kinh nghiệm cho phát triển DLCĐ ở xã Ba Vì
1.7.1 Mô hình phát triển DLCĐ trên thế giới
1.7.1.1 Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapurna – Nepal
Giới thiệu chung
Ghandruk là một trong hai làng thuộc dự án bảo tồn vùng Annapurna – Nepal (có diện tích rộng 7629 km2, ở vùng núi Hymalaya) Dân cư ở đây thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác nhau bao gồm các dân tộc thiểu số là Gurung, Thakali và Manangba Họ đã từng sống ở đây nhiều thế kỷ nên có một nền văn hóa, phong tục tập quán và nhiều lễ hội phong phú, hấp dẫn du khách Nguồn thu chủ yếu của người dân ở đây là từ nông nghiệp, chăn nuôi trang trại và một phần nhỏ đi xuất khẩu lao động Làng Ghandruk nằm trong điều kiện khí hậu khác nhau – từ cận đới đến ôn đới, sa mạc và khô, khu vực này được thiên nhiên ban cho điều kiện tuận lợi cho cá loại động thực vật phát triển [18],[24],[29]
Tháng 12/1986, được sự hỗ trợ của ACAP (Dự án khu bảo tồn thiên nhiên), vùng Annapurna đã bắt đầu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với mục đích bảo tồn thiên nhiên, môi trường, dự án đã cam kết người dân địa phương được thừa hưởng mọi thành quả lợi ích từ hoạt động du lịch trong vùng Dự án mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn về tài nguyên, về du lịch, các phương pháp quản
lý hoạt động du lịch địa hương để cộng đồng hiểu biết và thao tác tốt công việc Ban quản lý dự án dần trao quyền cho cộng đồng trong mọi lĩnh vực trong đó có du lịch
Các dịch vụ phục vụ du khách bao gồm dịch vụ kinh doanh lưu trú dưới dạng nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, một số cộng đồng dân bản địa trở thành người hướng dẫn cho khách đi bộ tham quan rừng, dãy núi Hymalaya, leo núi…
Các bên liên quan
Trang 35Mô hình đã huy động được nhiều đơn vị tham gia gồm: đơn vị tổ chức ACAP (Annapurna Conservation Area Project), HMTTC (trung tâm đào tạo khách sạn) Đơn vị hỗ trợ là KMTNC (King Mahendra Trust for Nature Conservation) đã
hỗ trợ cộng đồng về hoạch định, quản lý, thực thi kế hoạch và tài chính cho cộng đồng Tham gia của các già làng trưởng bản góp phần động viên, nhắc nhở các thành viên cộng đồng Cộng đồng dân cư người thực hiện các dịch vụ du lịch và tham gia bảo vệ môi trường
- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa truyền thống dân tộc
- Nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm
tổ chức
- Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng
- Có sự cam kết với cộng đồng về quyền lợi và chia sẻ lợi ích,
Nhận xét
Có thể thấy mô hình phát triển DLCĐ ở làng Ghandruk đã mang lại những thành công đáng kể, phát huy hết được những mục tiêu đặt ra của DLCĐ đối với sự phát triển bền vững cho cộng đồng
1.7.1.2 Tại Chiêng Mai - Thái Lan
Giới thiệu chung
Chiêng Mai là một vùng miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Thái Lan, dân cư nghèo và sống thưa thớt; nhưng vốn là cố đô cũ của Thái Lan nên có bề dày phát triển về di sản văn hóa di tích và các làng nghề truyền thống của nhiều cộng đồng dân tộc Trước thực trạng làng nghề dần mai một, thu nhập của dân cư địa phương thấp kém, năm 1999 theo sáng kiến của Cục Xúc tiến xuất khẩu thuộc Bộ Thương
Trang 36mại Thái Lan phối hợp với Bộ Du lịch và Thể thao đã phát động phong trào mỗi làng một nghề hay còn gọi là phong trào OTOP (One Tambon – One Product)
Chương trình triển khai đầu tiên tại vùng Đông Bắc Thái Lan ở hai tỉnh Chiêng Rai và Chiêng Mai nhưng tập trung chính tại Chiêng Mai Sau 5 năm triển khai thực hiện có hơn 70 làng nghề được khôi phục và phát triển trong đó có 19 làng nghề phát triển mạnh trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo du khách quốc tế đến tham quan mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ như các làng: Baan Tawai, Baan Sri Pun-Krua, Baan Wua-Lai, Baan Roy Jaan…[21]
Các bên liên quan
Sự phát triển thành công của loại hình DLCĐ tại Chiêng Mai được ghi nhận bởi tổ chức UNWTO là do sự đóng góp của nhiều bên liên quan, trong đó:
- Chính quyền cấp tỉnh ngay từ đầu đã hỗ trợ cho các làng nghề ở việc hỗ trợ các nguồn vay vốn ưu đãi của Chính phủ, tổ chức huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân, phối hợp các bộ ngành trung ương hỗ trợ xúc tiến bán hàng
- Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách khuyến khích làng nghề sản xuất sản phẩm phục vụ du lịch chất lượng cao theo bộ tiêu chuẩn được chính phủ công nhận Các sản phẩm mang nhãn OTOP được chính phủ Thái Lan
ưu tiên trưng bày trong các hội chợ thương mại quốc tế, được hưởng chính sách miễn thuế hoặc giảm thuế
- Các doanh nghiệp du lịch hỗ trợ cho các trường đại học, các viện nghiên cứu trong việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Những tác động
Chương trình được đúc kết và nhậ rộng cho hơn 60 bản làng văn hóa khác và
đã mang lại nhiều kết quả to lớn và thiết thực:
Trang 37- Nhiều làng mạc hẻo lánh vùng nông thôn Đông Bắc ngày nay trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn
- Dân cư tạo được thêm thu nhập: sau chương trình OTOP được áp dụng, trong vòng 2 năm chương trình đã đem lại 3,66 tỷ Bath ước tính khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận cho cộng đồng địa phương và thúc đẩy phát triển hoạt động DLCĐ ở vùng sâu vùng xa của Thái Lan [TAT-Report 2005]
- Người dân biết sử dụng kiến thức vốn có của mình về phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống để tự nuôi mình và phát triển DLCĐ
- Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho các làng nghề để phục hồi sản xuất các sản phẩm
- Đầu tư các trung tâm nghiên cứu và đòa tạo nghệ nhân trên mỗi tỉnh có làng nghề
- Tổ chức huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân
- Hỗ trợ quảng bá sản phẩm của các làng nghề
- Giảm thuế cho các sản phẩm tại các làng nghề phục vụ khách DLCĐ
- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch lữ hành thường xuyên tổ chức đưa du khách đến các làng nghề tham quan, mua sắm
1.7.2 Mô hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam
1.7.2.1 Mô hình phát triển DLCĐ tại Bản Lác - Mai Châu – Hòa Bình
Giới thiệu chung
Trang 38Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, cách thị xã Hòa Bình khoảng 60 km, là nơi cư trú của người Thái trắng với 5 dòng họ người dân tộc Thái sinh sống ở bản Lác là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc… Người Thái trắng sinh sống tại bản Lác có một nền văn hóa dân tộc lâu đời và đến nay còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc Bản Lác được lựa chọn là “làng văn hóa” trong vùng vào những năm 60 và 70 Vào những năm 1980, bản bắt đầu đón khách du lịch, trong đó chủ yếu là từ khối Xô Viết Đông Âu, và khách du lịch phương Tây (đầu những năm 1990) Hiện nay, cả bản có 93 hộ gia đình, nghề nghiệp chính là trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc Một bộ phận nhỏ các hộ gia đình trong bản đã tham gia tích cực vào dịch vụ du lịch như dịch vụ nhà nghỉ tại gia, biểu diễn văn hóa, mô phỏng các làng nghề thủ công, dẫn khách tham quan quanh bản…
Khách du lịch muốn đến tham quan bản Lác phải mua vé tại UBND huyện Tiền bán vé được chuyển trực tiếp cho chính quyền địa phương, dân bản không được hưởng lợi trực tiếp Giá của các nhà nghỉ tại gia ở bản Lác từ 50.000 – 100.000VNĐ/người/đêm bao gồm ăn uống Khách du lịch không phải trả tiền xem biểu diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhưng phải trả tiền xem biểu diễn văn nghệ (50.000 VNĐ/người) và các tour tham quan Bán các đồ thủ công là một trong những nguồn thu chính của cộng đồng Những hộ gia đình thu được nhiều lợi nhuận nhất khoảng từ 200 triệu VNĐ mỗi năm Thu nhập trung bình mỗi hộ dân đón nhận khách là khoảng từ 3 – 5 triệu VNĐ/tháng Cuối năm, các hộ dân phải đóng góp 10% thu nhập của mình cho chính quyền huyện Tuy nhiên, số tiền này được sử dụng như thế nào và có hể phục vụ cho bản làng như thế nào thì chưa rõ, còn 90% thu nhập được các hộ sử dụng cho mục đích tiêu dùng và nâng cấp nhà cửa [9]
Các bên liên quan
Công ty du lịch Hòa Bình là một cơ quan nhà nước dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đây là công ty đầu tiên phát hiện điểm du lịch của vùng và quan tâm đến việc mở loại hình du lịch đi bộ mới và những nơi du khách nghỉ chân ngoài bản Lác
Trang 39Mặt khác, các cấp chính quyền địa phương lại thụ động: ban lãnh đạo huyện Mai Châu không tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch của bản Việc thu thập
số liệu về khách du lịch hàng tháng tới bản là trách nhiệm của phòng kinh tế huyện Mai Châu
Và không có một tổ chức phi chính phủ hay một cơ sở đào tạo năng lực nào tại địa phương tham gia các hoạt động du lịch của bản Lác
Những tác động
Hoạt động du lịch đã tác động mạnh mẽ đến bản thông qua việc tạo ra nhiều việc làm cho không chỉ những lao động trực tiếp mà cả gián tiếp cho những người dân cung cấp cho các hộ đón khách như bán thổ cẩm, thực phẩm và biểu diễn nghệ thuật Những gia đình làm ăn tốt thường đóng góp nhiều hơn để xây dựng bản như
hệ thống giao thông hoặc nước
Bên cạnh đó, khách du lịch còn là nhân tố góp phần khôi phục những điệu múa, những phong tục tập quán, những ngôi nhà theo phong cách kiến trúc truyền thống với một môi trường thiên nhiên xanh sạch đẹp của bản
Những tồn tại và thách thức
Vấn đề đặt ra là bản cần phải bảo tồn những ngôi nhà truyền thống (do nhiều nhà bị thay mái rơm bằng ngói) và ngăn chặn việc lấp ao cá để lấy bãi đất trống hoặc bãi đỗ xe, số lượng cây xanh cũng giảm đáng kể Bên cạnh đó, nét văn hóa từ việc mặc trang phục truyền thống của người phụ nữ cũng không còn tồn tại ngoại trừ những lúc biểu diễn văn nghệ Sản phẩm lưu niệm như thổ cẩm cũng bị pha trộn với hàng của các dân tộc khác, thậm chí là hàng công nghiệp, hàng Trung Quốc
Mặc dù người dân có trách nhiệm quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ nhưng nguồn khách hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty lữ hành sắp xếp và các dịch vụ hỗ trợ khách Hiện tại, vẫn chưa có một đơn vị quản lý chính thức nào trong bản Lác, chính vì vậy mà mỗi hỗ phải tự tổ chức công việc làm ăn và liên hệ với các công ty lữ hành để đón khách
Trang 40Người dân bản không được giúp đỡ về mặt tài chính và kinh nghiệm của các
tổ chức trong và ngoài nước hay cơ quan các cấp lãnh đạo của Nhà nước, dù họ rất muốn được cung cấp các khóa đào tạo về ngoại ngữ, về chế biến thức ăn, kỹ năng đón tiếp và phục vụ khách Hơn nữa, vấn đề bảo tồn tài nguyên và bản sắc văn hóa dân tộc chưa được quan tâm thường xuyên, các vấn đề liên quan đến du lịch như chương trình vệ sinh thôn bản và nguồn nước sạch vẫn còn là chủ đề được bàn thảo
và tranh luận
Bài học thu được
Một cộng đồng lớn mạnh và được tổ chức chặt chẽ chính là điều kiện thuận lợi để phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng Bên cạnh đó, phải tiến hành quy trình xây dựng năng lực cho địa phương, điều này đòi hỏi mất nhiều thời gian mới có thể tự hoạt động và kinh doanh
Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các công ty du lịch Bởi thực tế cho thấy những hộ gia đình thành công nhất trong bản là những hộ có mối quan hệ khăng khít với các công ty này
1.7.2.2 Mô hình phát triển DLCĐ tại vườn quốc gia Ba Bể
Giới thiệu chung
Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập năm 1977, rộng 76.000 ha với hệ sinh thái động thực vật nhiệt đới, cách Hà Nội khoảng 150km về phía Đông Bắc, nằm trong huyện chợ Rã, tỉnh Cao Bằng Trong khu vực có hai dân tộc sinh sống là người Tày và người Dao với khoảng 111 hộ gia đình
Năm 1988, Ban quản lý rừng Ba Bể đã xây dựng Phòng du lịch với nhiệm vụ phát triển các hoạt động du lịch Mục tiêu phát triển du lịch tập trung vào hai làng Pác Ngòi của người Tày và làng Bó Lù của người Dao Các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch phát triển như: dịch vụ leo núi, xây dựng các nhà nghỉ tại gia, dịch vụ hướng dẫn viên du lịch, dịch vụ ăn uống, tổ chức du lịch bằng thuyền, biểu diễn văn nghệ, trình bày sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ