1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của thu nhập đối với việc chi tiêu của sinh viên mỗi tháng.pdf

17 2,7K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 420,53 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của thu nhập đối với việc chi tiêu của sinh viên mỗi tháng.

Trang 1

Ảnh hưởng của thu nhập đối với việc chi tiêu của sinh viên mỗi tháng

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN NGÀNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

Khoá: 30 - Lớp: ĐT3

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Ảnh hưởng của thu nhập đối với việc chi tiêu của sinh viên mỗi tháng

Thành viên nhóm:

Nguyễn Ngọc Hoàng Uyên – 104287049

( sonca_nguyen@yahoo.com ) Trần Thị Hồng Nhung - 104282029 Nguyễn Thị Hương Lài - 104282021 Nguyễn Thị Mỹ Trang - 104280042 Nguyễn Thị Đức Phương - 104294037 Phạm Xuân Phương - 104254037

Hồ Quốc Thanh - 104294041

TP HCM, 10-2006

Trang 3

Lời mở đầu:

Thu nhập và tiêu dùng là hai vấn đề luôn được các nhà kinh tế dành cho sự quan tâm đặc biệt khi nghiên cứu Bởi lẽ đó là hai nhân tố quan trọng tác động đến nền kinh tế thị trường Bất kì một chủ thể nào khi tham gia vào nền kinh tế thị trường đều có sự cân nhắc trong việc chi tiêu hợp lý khoản thu nhập khả dụng của chủ thể đó

Chính vì vậy khi nghĩ đến việc nghiên cứu đề tài, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu về ảnh hưởng của thu nhập đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên Đối tượng nghiên

cứu ở đây chính là sinh viên tỉnh Vậy câu hỏi đặt ra là “nghiên cứu đề tài này có mục đích

gì?” Vì hầu như các bạn trong nhóm đề tài chúng tôi đều là sinh viên ở tỉnh lên thành phố học,

chúng tôi đều đã được trải qua những khó khăn khi mới bước chân lên thành phố Có rất nhiều thứ cần phải lo lắng đối với những tân sinh viên, đặc biệt là vấn đề với số tiền có được hàng tháng thì phải chi tiêu như thế nào cho hợp lý Mặc dù khi lên thành phố chắc hẳn ai cũng sẽ được nghe rất nhiều lời khuyên,chỉ dẫn cách tiêu tiền nhưng lần đầu tiên cầm và được làm chủ một số tiền khá lớn chắc hẳn các bạn sẽ gặp những khó khăn và lúng túng khi không biết là có nên bắt chước cách chi tiêu của các bạn khác hay những người đi trước hay không? Để giải thích cho những câu hỏi tương tự vậy và cung cấp cho các bạn những thông tin sơ bộ về vấn đề này nhóm đề tài chúng tôi đã nghiên cứu và sẽ trình bày cho các bạn một cách rõ ràng và chính xác qua lần lượt từng chương nghiên cứu Để có được một kết quả rõ ràng và một kết luận chính xác về mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu chúng tôi đã phải cố gắng tìm đọc, tra cứu những sách vở và trang web có liên quan đồng thời đi thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu, và xử lý số liệu bằng phần mềm eview Tất cả những việc làm đó của chúng tôi chỉ vì một mục đích duy nhất là có thể đem lại một kết quả đáng tin cậy về những thông tin cần thiết cho các bạn sinh viên ở tỉnh đặc biệt là các tân sinh viên Sau đây chúng tôi xin được trình bày cấu trúc của đề tài nghiên cứu :

1.Tóm tắt 2.Lời mở đầu

3.Chương I: Cơ sở lý thuyết 4.Chương II: Khung phân tích 5.Chương III: Kết quả phân tích 6.Chương IV: Kết luận của đề tài 7.Tài liệu tham khảo

8 Phụ lục

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các bạn đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài Chắc rằng đề tài cũng sẽ có những sai sót nên chúng tôi mong có được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để đề tài có thể được hoàn thiện

Nhóm đề tài

Trang 4

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 10

Phụ lục: 11

Tài liệu tham khảo 12

Trang 5

Tóm tắt

Với mục đích tạo cơ sở và cung cấp thông tin về việc chi tiêu trong thu nhập có được của bản thân cho các bạn sinh viên khi mới bước chân vào đại học (đặc biệt là các bạn sinh viên tỉnh), nhóm đề tài chúng tôi đã nghiên cứu về vấn đề “Ảnh hưởng của thu nhập đối với chi tiêu hằng tháng của sinh viên” Qua điều tra thu thập và xử lý số liệu nhóm chúng tôi đã khẳng định được vấn đề nghiên cứu Có nghĩa là thu nhập có ảnh hưởng thực sự đến mức chi tiêu hằng tháng của sinh viên

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.Khái niệm

1.1.Thu nhập: Có các loại thu nhập sau:

1.1.1.Thu nhập cá nhân: (PI) : phản ánh phần thu nhập thực sự được phân chia cho các cá nhân trong xã hội Lượng thu nhập mà công dân một nước tạo ra là NNP chưa chắc đựơc chia hết cho cá nhân, vì doanh nghiệp còn phải trích một lợi nhuận cho chính phủ và giữ lại một phần để lập quỹ doanh nhiệp Mặt khác, một số cá nhân còn được nhận các khoản chuyển nhượng của chính phủ Vì vậy, thu nhập cá nhân được xác định bởi:

PI = NI – Pr* + Tr Với: NI : thu nhập quốc dân

Pr* : lợi nhuận không chia và nộp cho chính phủ Tr : trợ cấp từ chính phủ

1.1.2 Thu nhập khả dụng:

Chi tiêu thu nhập cá nhân (PI) phản ánh phần thu nhập chia cho cá nhân Nhưng đó chưa phải là lượng thu nhập cuối cùng mà chúng ta có quyền sử dụng Sau khi nhận được thu nhập từ PI, nhiều người còn phải trích nộp các khoản thuế và lệ phí (được tính vào thuê cá nhân) Sau khi trừ thuế cá nhân, phần còn lại của PI được gọi là thu nhập khả dụng (DI):

DI = PI - thuế cá nhân

Tuy nhiên, ở đề tài mà chúng ta đang xét trong điều kiện các cá nhân là sinh viên, vì vậy sẽ không đóng thuế cá nhân,cũng như không bị trích nộp một phần cho chính phủ Vì vậy, thu nhập ở đây cũng chính là thu nhập khả dung, hay thu nhập cá nhân Đây là thu nhập mà sinh viên có thể hoàn toàn có quyền sử dụng Có hai nguồn chính để tạo nên thu nhập cho sinh viên: nguồn phụ cấp từ gia đình và thu nhập từ làm thêm

+Phụ cấp gia đình: đó là khoảng thu nhập ngòai lao động của sinh viên, là phần tiền mà gia đình cung cấp hằng tháng cho mỗi sinh viên để trang trải cuộc sống, hay tất cả các khoảng thu nhập tự có khác

+Thu nhập từ đi làm thêm: đó là khoảng thu nhập mà sinh viên đi làm thêm kiếm được khi tham gia vào thị trường lao động Song khoản thu nhập này không bị chính phủ ta đánh thuế (do là sinh viên)

( TS.Dương Tấn Diệp “Kinh tế vĩ mô” nxbThống Kê 2001 trang 85-86 )

1.2.Chi tiêu (tiêu dùng) :

Tiêu dùng là lượng tiền mà mỗi cá nhân dùng để sử dụng cho việc mua các loại hàng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu của bản thân

Trang 7

Ví dụ: mỗi tháng, sinh viên phải chi trả tiền cho một số nhu cầu bức thiết như: tiền ăn, tiền mặc, tiền nhà ở (nếu sinh viên phải thuê mướn nhà), tiền đi lại …Mỗi một số tiên chi ra cho từng công việc này đều phục vụ cho nhu cầu bản than của sinh viên

2.Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Với giả định là sinh viên cố gắng đem lại lợi ích tối đa cho bản thân họ bằng cách sử dụng một số lượng nguồn lực nhất định nào đó Nghĩa là, trong số những cách thức chi tiêu mà sinh viên có thể thực hiện được, họ sẽ chọn cách thức nào có khả năng mang lại cho họ sự thoả mãn tối đa Vì thế, mục tiêu của chương này là nhằm nghiên cứu cách thức sinh viên sử dụng thu nhập của mình để tối đa hóa sự thỏa mãn của bản thân

Trong điều kiện giới hạn về thu nhập, khi lựa chọn một cách thức chi tiêu nào đó, sinh viên sẽ cân nhắc xem liệu rằng cách chi tiêu đó có thỏa mãn cao nhất nhu cầu của họ không, trong khi phần tiền mà họ có được là có giới hạn Chương này cũng sẽ giải thích chi tiêu của sinh viên sẽ bị ảnh hưởng của thu nhập như thế nào

Tất cả các cách thức lựa chọn cho việc chi tiêu của bản thân đều có khả năng thỏa mãn ít nhất một nhu cầu nào đó của con người Thí dụ, sinh viên có thể sử dụng tất cả thu nhập, hay chỉ sử dụng một lượng ít trong thu nhập của mình cho việc chi tiêu Cũng như các nhà kinh tế cho rằng hàng hóa, dịch vụ có tính hữu dụng, thì ở đây, việc chọn lựa

này cũng mang tính hữu dụng Trong kinh tế học, thuật ngữ hữu dụng được dùng để chỉ

mức độ thoả mãn của con người sau khi tiêu dùng một số lượng hàng hóa, dịch vụ nhất định

Đối với vấn đề nghiên cứu của chúng tôi, mức độ tiêu dùng số lượng hàng hoá dịch vụ được thể hiện gián tiếp thông qua số lượng và cách thức trong việc chi tiêu (số tiền tiêu dùng của sinh viên) Do đó, ở đề tài này, hữu dụng được dùng để chỉ mức độ thoả mãn của con người sau khi chi trả một lượng tiền cho nhu cầu của sinh viên

Lý thuyết về hành vi của người dùng được bắt đầu với ba giả thiết cơ bản về thị hiếu con người Những giả thiết này phù hợp trong hầu hết các trường hợp

(1) Người tiêu dùng có thể so sánh, xếp hạng các hàng hóa theo sự ưa thích của bản thân hay mức hữu dụng mà chúng đem lại Lưu ý rằng sự so sánh về sở thích này hoàn toàn không tính đến chi phí

(2) Thị hiếu có tính "bắc cầu" Nếu một người nào đó thích hàng hóa A hơn hàng hóa B, và thích hàng hóa B hơn hàng hóa C, thì người này cũng thích hàng hóa A hơn hàng hóa C

(3) Trong một chừng mực nhất định, người tiêu dùng thích nhiều hàng hóa hơn ít Rõ ràng, người tiêu dùng cảm thấy thỏa mãn hơn khi tiêu dùng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn

Còn đối với đề tài cũng sẻ dựa trên ba giải thiết này để xây dựng vấn đề nghhiên cứu Nhưng đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bây gìơ không còn là hàng hoá nữa mà là các

Trang 8

cách thức khác nhau trong việc chi tiêu của một sinh viên, đặc biệt là sinh viên tỉnh Do vậy ba giả thiết này sẽ được chúng tôi cụ thể hóa trong đề tài này gồm:

(1) Sinh viên có thể so sánh, xếphạng các cách thức chi tiêu theo sự hài lòng (2) Nếu một sinh viên hài lòng về cách chi tiêu này hơn cách chi tiêu khác, và có một cách chi tiêu khác nữa mà sinh viên hài lòng hơn thì sinh viên sẽ hài lòng về cách chi tiêu sau cùng hơn cách chi tiêu đầu tiên

(3) Sinh viên vẫn thích chi tiêu sao cho là lợi nhất

Lúc đó, hàm tiêu dùng của sinh viên sẽ là: C = f(Y) Hàm này phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiêu dùng dự kiến vào lượng thu nhập mà sinh viên có được

Thông thường, khi thu nhập của sinh viên tăng lên thì tiêu dùng cũng sẽ tăng theo, nhưng tiêu dùng có khuynh hướng tăng chậm hơn thu nhập Vì ngòai việc chi tiêu cho những nhu cầu của mình, sinh viên còn có xu hướng tiết kiệm (phòng khi đau ốm, bệnh hoạn, hay có chuyện đột xuất xảy ra…)

Ví dụ: một sinh viên tháng đầu khi có thu nhập là 1 triệu đồng một tháng, sinh viên ấy sử dụng hết số tiền đó cho tiêu dùng trong tháng của mình, không tiết kiệm Tháng sau thu nhập của sinh viên tăng lên gấp đôi (2 triệu đồng), sinh viên ấy quyết định tiêu dùng 1,5 triệu đồng cho việc tiêu dùng trong tháng, tiết kiệm 500 ngàn đồng Lúc đó, khuynh hướng tăng tiêu dùng ít hơn gấp đôi (2 triệu đồng) Tháng sau nữa, thu nhập của sinh viên ấy lại tăng lên gấp đôi nữa (tức 4 triệu đồng), thì sinh viên này quyết định tiêu dùng 1,8 triệu đồng, tiết kiệm 2,2 triệu đồng Ta lại thấy, trong khi thu nhập tăng lên gấp đôi, nhưng khuynh hướng tăng tiêu dùng ít hơn gấp đôi (3 triệu đồng) và tiết kiệm tăng nhiều hơn gấp đôi (1 triệu đồng)

Đây là hiện tượng phổ biến, phản ánh tâm lý nói chung của đại đa số sinh viên, đặc biệt là các sinh viên ở tỉnh khi lên thành phố học tập Điều này cũng phản ánh phần nào quy luật “tâm lý cơ bản của người tiêu dùng” của John Maynard Keynes

Sau đây là một số số liệu để làm rõ hơn về điều này:

Y (thu nhập) 0 200 400 600 800 1000 1200 C (tiêu dùng) 100 250 400 550 700 850 1000 S (tiết kiệm)-100 -50 0 50 100 150 200

Nếu tiêu dùng tăng chậm hơn thu nhập thì tỷ trong tiêu dùng trong thu nhập sẽ giảm xuống khi thu nhập tăng lên Nói cách khác, khuynh hướng tiêu dùng trung bình sẽ giảm

Trang 9

dần Để mô tả khuynh hướng nêu trên, ta sử dụng hàm tuyến tính y = a + bx để xây dựng hàm tiêu dùng

Hàm C = f(Y) nêu trên mô tả sự tác động của thu nhập đối với lượng tiêu dùng của sinh viên Nhưng lượng tiêu dùng này không chỉ không chi phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Khi những yếu tố khác làm thay đổi lượng tịêu dùng của sinh viên, thì hàm C cũng thay đổi

C=120+0,6Yđường 45

Hình vẽ (1.1)

Xét theo phương diện toán học, trên hình 1.1 ta có :

Cm = ∆C/∆Y = tgα = độ dốc đường C Trong hình vẽ ta cần lưu ý những điểm sau :

Trang 10

Bất cứ điểm nào nằm trên đường 45° đều có giá trị bằng với thu nhập tương ứng dưới trục hoành Chúng ta vẽ thêm đường 45°là để lợi dụng tính chất này

Trên đường C, những diểm nằm phía trên đường 45° có mức tiêu dùng cao hơn thu nhập, những điểm nằm phía dưới đường 45° có mức tiêu dùng thấp hơn thu nhập

Như vậy, tiêu dùng biên (Cm) chính là số đo độ dốc của đường biểu diễn hàm số tiêu dùng C = f(Y) Ta thấy:

+ Cm >0 vì thu nhập tăng thì chi tiêu cũng tăng theo

+ Cm <1 vì độ dốc của đường C thấp hơn đường 45° (độ dốc đường 45° thì bằng 1)

Vì sao độ dốc đường C thấp hơn độ dốc đường 45° ?

Bởi vì nếu hai độ dốc này bằng nhau thì có nghĩa là mọi người luôn tiêu dùng một lượng đúng bằng lượng thu nhập mà mình kiếm được, cho dù mức thu nhập đó cao hay thấp Điều này không xảy ra trong thực tế Thực tế khi thu nhập tăng lên đến một mức nào đó người ta sẽ dành ra một phần tiết kiệm Số tiền tiết kiệm càng nhiều khi thu nhập càng cao Vì vậy đường C phải nằm dưới đường 45°, tức là có độ dốc thấp hơn

CHƯƠNG 2 : THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các biến số mà chúng tôi dùng để xử lý khi xây dựng vấn đề nghiên cứu bao gồm: thu nhập (ngàn đồng), chi tiêu hằng (ngàn đồng) tháng và giới tính (bằng 1 nếu là nam, bằng 0 nếu là nữ) của sinh viên (giới cũng có ảnh hưởng đến việc chi tiêu của sinh viên)

Để các số liệu thu thập được chính xác chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và đối tượng nghiên cứu là sinh viên tỉnh nến đối tượng và chúng tôi phỏng vấn là các sinh viên tỉnh Chúng tôi sẽ phỏng vấn một cách ngẫu nhiên 100 sinh viên tỉnh (mẫu n=100) và đã được bảng số liệu sau:

BẢNG SỐ LIỆU

Họ và tên

Lớp (Khoá, Ngành)

Giới tính

Phụ cấp gia đình

(ngàn đồng)

Thu nhập tlàm thêm

(ngàn đồng)

Tổng thu nhập

(ngàn đồng)

Chi tiêu

(ngàn đồng)

Trần Minh Nghĩa K30 KTNN 1 1800 0 1800 1800

Trang 11

Nguyễn Quốc Công K30 KTNN 1 1500 0 1500 1500

Nguyễn Vũ Văn Khoa K30 KTNN 1 500 800 1300 1000

Huỳnh Thị Bảo Châu K30 KTNN 0 1200 0 1200 1000

Nguyễn Đức Thọ K30 Đầu tư 2 1 1800 0 1800 1800

Ngô Minh Phương K30 Đầu tư 2 0 1000 400 1400 1200

Trần Thanh Sang K30 Đầu tư 2 1 1000 0 1000 1000

Huỳnh Đặng Thế Hữu K30 Đầu tư 3 1 1000 0 1000 1000

Nguyễn Tuấn Anh K30 Đầu tư 3 1 600 0 600 600

Ngô Long Hải K30 Đầu tư 3 1 600 700 1300 1300

Nguyễn Văn Hoàng K30 Đầu tư 3 1 900 0 900 900

Lê Văn Chiến K30 Đầu tư 3 1 500 400 900 900

Trịnh Thị Xuân Diệu K30 Đầu tư 3 0 500 400 900 700

Lê Đăng Phi K30 Đầu tư 3 1 600 0 600 600

Trần Thị Út Thuý K30 Đầu tư 3 0 1100 0 1100 1100

Lê Thị Thu Mơ K30 Đầu tư 3 0 800 0 800 800

Lữ Cẩm Thi TM4 K29 0 1000 0 1000 1000

Trang 12

Dương Quốc Quân TM4 K29 1 1000 0 1000 1000

Lê Lý Trọng Hiếu K30 Đầu tư 3 1 500 700 1200 1200

Hồ Ngọc Minh Trang K30 Đầu tư 3 0 800 200 1000 1000

Bùi Huy Bình K30 Đầu tư 2 1 600 500 1100 1000

Trần Minh Gíap K30 Đầu tư 1 1 1000 0 1000 1000

Nguyễn Nữ Thanh

Hương K30 Đầu tư 3 0 1500 0 1500 1500

Nguyễn Thị Hạnh K30 Đầu tư 3 0 1000 800 1800 1500

K'Sor Mun K30 Đầu tư 3 1 500 400 900 900

Kim Sô Phia K30 Đầu tư 3 1 800 0 800 600

Trần Công Danh TM3 K29 1 1000 200 1200 1000

Nguyễn Kim Hoàng TM2 K29 1 1500 0 1500 1500

Nguyễn Huy Cường TM4 K29 1 1000 300 1300 1200

Nguyễn Thị Hoài Trúc K30 Đầu tư 3 0 800 750 1550 1200

Phan Thanh Hoà K31 lớp 18 0 800 0 800 800

Trần Văn Lợi K30 Đầu tư 2 1 1000 200 1200 1200

Vũ Thị Lan K31 lớp 15 0 700 300 1000 900

Nguyễn Mạnh Hùng K30 Đầu tư 2 1 1500 0 1500 1500

Võ Tấn Danh K30 Đầu tư 3 1 800 450 1250 1000

Lê Thị Na K30 Kế toán 8 0 1200 0 1200 1200

Ngô Lê Việt Anh K30 Kế toán 8 1 1100 0 1100 1100

Lê Thanh Trí K30 Kế toán 8 1 2000 0 2000 2000

Trương Bá Thuận K30 Đầu tư 3 1 1300 0 1300 1300

Lê Thái Hào K30 Đầu tư 3 1 1000 500 1500 1500

Nguyễn Hoàng Nam TM3 K29 1 1000 1500 2500 2000

Phạm Thị Gấm K30 Đầu tư 3 0 1000 0 1000 1000

Phạm Thị Tuyết Dung K30 Đầu tư 3 0 1000 0 1000 1000

Kiều Xuân Khải K30 Đầu tư 3 1 1200 0 1200 1200

Nguyễn Thị Thuý Mai TM4 K29 0 400 400 800 600

Trương Minh Thái TM4 K29 1 1000 550 1550 1000

Nguyễn Việt Cường TM4 K29 1 700 500 1200 1000

Trần Minh Mẫn K30 Đầu tư 3 1 1500 0 1500 1500

Võ Văn Hưng K30 NH14 1 1000 500 1500 1500

Nguyễn Tấn Thịnh K30 TCDN 11 1 1000 300 1300 1200

Nguyễn Quý Gíap K30 TCDN 10 1 400 200 600 600

Nguyễn Lê Hải Hiền K30 NH10 0 1200 300 1500 1400

Đoàn Võ Anh K29 NH3 1 1200 300 1500 1400

Ngô Lưu Khiết K30 TCDN 12 1 1500 0 1500 1300

Nguyễn Thanh Huyền K30 NH9 0 1500 0 1500 1300

Đỗ Văn Dũng K30 TCDN 10 1 1000 0 1000 1000

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w