1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng số liệu thống kê trong dạy học phần địa lí kinh tế – xã hội, lớp 12

18 34 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1 1 Lí do chọn đề tài:

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019 - 2020: “Tiếp tụctriển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sáchgiáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 củaThủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoagiáo dục phổ thông.”

“…Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, đánh giá học sinhnhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tựhọc của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năngvào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọngcác hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng là một khâu rất quantrọng, nhưng biến nội dung đó thành tri thức của bản thân học sinh lại là mộtkhoa học và một nghệ thuật, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảngdạy của thầy Người thầy cần sử dụng hình thức và phương pháp dạy học thíchhợp nhất để làm cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc và vữngchắc Không có một phương pháp nào là vạn năng và được sử dụng trong toànbộ quá trình dạy học, mà thực tế là sự kết hợp nhiều phương pháp Vì vậy khi đisâu nghiên cứu một phương pháp: phương pháp sử dụng số liệu thống kê tronggiảng dạy Địa lí Kinh tế – xã hội lớp 12, thực chất là cụ thể hóa phương phápnày trong hệ thống các phương pháp được sử dụng ở trường phổ thông để nêulên tính ưu việt khi sử dụng phương pháp này trong giảng dạy Địa lí Kinh tế –xã hội lớp 12

Số liệu thống kê là phương tiện dạy học quan trọng mang lại hiệu quảcao trong dạy học Địa lí Kinh tế 12 Thông qua việc phân tích những mối liên hệgiữa các số liệu thống kê với nhau sẽ giúp học sinh hiểu được bản chất, tính đặctrưng của từng ngành, từng vùng trong cả nước Tuy nhiên hiện nay phần lớnviệc dạy học Địa lí ở các trường THPT các thầy cô mới chỉ xem số liệu thống kênhư là một phương tiện trực quan minh họa cho kênh chữ mà chưa hướng dẫncho học sinh khai thác nó như là một nguồn kiến thức quan trọng vì vậy mà hiệuquả dạy học còn hạn chế cả về mục tiêu kiến thức và kỹ năng.

Trang 2

Xuất phát từ những thực tế đó, là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí tôi

xin trình bày một số kinh nghiệm về: “Sử dụng số liệu thống kê trong dạy họcphần Địa lí Kinh tế – xã hội, lớp 12.”

1 2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng số liệu thống kêđể nâng cao chất lượng học môn địa lí lớp 12 thông qua các bài học trong sáchgiáo khoa.

Các em có thể vận dụng và phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trìnhsử dụng số liệu thống kê để tìm ra kiến thức và khám phá những kiến thức mới.

Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác Không chỉ nhận thứchoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thànhnhiệm vụ ở vòng 2 Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân

1 3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 12A4, 12A5, 12A7 năm học 2017 - 2018

Học sinh lớp 12A4, 12A6, 12A7, 12A8, năm học 2018 - 2019

1 4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận:Khai thác thông tin khoa học bộ mônĐịa lí 12, tham khảo tài liệu có liên quan, các số liệu thống kê … đặc biệt quacác chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cấp trên tổ chức.

- Phương pháp quan sát: Trực tiếp thực hiện giờ dạy ở các lớp được phân

công đảm nhiệm, động viên khích lệ các em học sinh tham gia tích cực học tập

- Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trao đổi đàm thoại với học sinh

thông qua các bài dạy.

Như vậy, trong dạy học Địa lí lớp 12 ở trường phổ thông, có thể tạo tìnhhuống tích cực theo 3 cách:

+ Tạo ra một nghịch lí: Mâu thuẫn giữa con số, mâu thuẫn giữa những kiếnthức mới khoa học đã có và kiến thức thực tiễn cuộc sống.

+ Tạo ra sự bế tắc: Phải có một cách tính toán độc đáo mới giải quyết được.Tuy nhiên, cần chú ý sự bế tắc này phải vừa sức với học sinh.

Trang 3

+ Tạo ra sự lựa chọn: Có nhiều phương án, giải pháp nhưng buộc phải chọn mộtphương án, giải pháp đúng.

- Phương pháp sử dụng số liệu thống kê thể theo nhiều phương pháp khácnhau Thông thường giáo viên dựa vào kiến thức của học sinh đã học ở các bàitrước, phần trước; Dựa vào kinh nghiệm thực tế và các tri thức đã tích luỹ đượctrong thực tiễn và cuộc sống hằng ngày của các em; Dựa vào tài liệu thực tế đểtừ đó kết hợp với các kiến thức mới tạo ra các nghịch lí, sự bế tắc hay lựa chọn.

Phương pháp sử dụng số liệu thống kê như vậy phụ thuộc nội dung kiếnthức bài giảng và phương pháp trình bày của bài viết ở sách giáo khoa Về hìnhthức, phần lớn các tình huống có vấn đề thường xuất hiện các câu hỏi kích thích:“Tại sao?”, “Thế nào?”, “Vì đâu?”, “Nguyên nhân nào quan trọng nhất?”, “Vìsao?” Tất nhiên các câu hỏi đó phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, đồngthời phải chứa đựng phương án giải quyết vấn đề và thu hẹp phạm vi tìm kiếmcâu trả lời, phản ánh trước tâm trạng ngạc nhiên, xúc cảm mạnh của học sinh khinhận ra mâu thuẫn của nhận thức.

Sử dụng số liệu thống kê có thể được tạo ra lúc bắt đầu bài giảng mới, khibước vào một mục của bài hay lúc đề cập đến một khái niệm, một nội dung kiếnthức mới.

1 5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Có thể vận dụng ở tất cả các cấp học, môn học theo chương trình đổi mớicủa Bộ giáo dục và đào tạo.

Tất cả giáo viên (kể cả giáo viên bộ môn khác có thể vận dụng trong quátrình giảng dạy của mình).

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2 1 Cơ sở lí luận.

Những biến đổi của xã hội đã thôi thúc những người làm trong ngành giáodục quan tâm hơn đến việc đầu tư và xây dựng một nền giáo dục đáp ứng yêucầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo sự hội nhập và giao lưuquốc tế Vấn đề phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của học sinh nhằm đàotạo ra những người lao động sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ

những năm 1960 Khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đàotạo” cũng đã đi vào các trường sư phạm từ thời điểm đó.

Hiện nay mặc dù giáo dục đã được quan tâm đầu tư phát triển, thực hiện

mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Tuy nhiên, so

Trang 4

với nhiều nước trong khu vực thì phải thừa nhận sự phát triển giáo dục nước tacòn bộc lộ nhiều hạn chế Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chươngtrình, phương pháp giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Để khắc phục

tình trạng trên chúng ta phải tiếp tục “đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” tạo

ra những chuyển biến sâu sắc trong đổi mới tổ chức quy trình dạy học nâng caochất lượng và hiệu quả giáo dục.

Đối tượng người học cũng đã thay đổi rất nhiều so với trước đây Họ cóđiều kiện tiếp thu tri thức một cách dễ dàng và nhanh chóng Sống trong mộtmôi trường luôn vận động biến đổi nhanh chóng vì thế họ trở nên năng độnghơn, nhạy bén hơn do đó họ yêu cầu ngày càng cao hơn đối với giáo dục Dovậy giáo dục không chỉ chú ý đến mặt thiết chế của xã hội về mục đích, mục tiêugiáo dục mà còn phải quan tâm đến lợi ích của người học và nhu cầu phát triểncủa chính bản thân người học Do đó, đổi mới phương pháp dạy học là một yêucầu tất yếu hiện nay trong nhà trường Phổ thông, Cao đẳng và Đại học ở nướcta.

2 2 Thực trạng của vấn đề

a Yêu cầu đối với giáo viên.

Giáo viên phải nắm chắc cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của phương phápsử dụng số liệu thống để vận dụng có hiệu quả vào giảng dạy Địa lí ở trườngphổ thông.

Phải nắm vững nội dung của chương trình Địa lí lớp 12 để hướng dẫn họcsinh tìm câu trả lời cho những câu hỏi liên quan đến số liệu thống kê.

Giáo viên phải có sự chuẩn bị số liệu và nội dung câu hỏi từ trước và nêuvấn đề ra trước lớp để đảm bảo phù hợp với nội dung và thú vị.

Giáo viên phải động viên, khích lệ học sinh phát biểu ý kiến Trong quátrình đó giáo viên đồng thời phải chú ý tránh lặp các số liệu và nội dung đã đượctrình bày từ trước, không đưa ra nhận xét tức thì

Cuối cùng giáo viên tổng hợp các ý kiến để đưa ra một kết luận chung Chú ý, trong quá trình tiếp nhận những phát biểu của học sinh giáo viênđồng thời phải giữ ổn định tổ chức lớp, tránh ồn ào.

b Yêu cầu đối với học sinh

Học sinh phải được hướng dẫn nguyên tắc sử dụng, phân tích số liệu vàbảng số liệu.

Trang 5

Có động lực học tập mạnh mẽ đó là động cơ, hứng thú, niềm lạc quantrong quá trình học tập.

Học sinh phải tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạtđộng học tập, mạnh dạn đưa ra những nhận xét của mình, khuyến khích nhữngý tưởng mới lạ, độc đáo.

2 3 Các biện pháp đã dùng trong sử dụng số liệu thống kê trong dạy họcĐịa lí

2.3.1 Khái niệm

Theo tác giả Nguyễn Trọng Phúc: “Thống kê học là khoa học nghiên cứumặt số lượng của hiện tượng, những quy luật của đời sống kinh tế - xã hội trongmối quan hệ mật thiết với chất lượng, trong những điều kiện, địa điểm và thờigian nhất định”.

Như vậy, những số liệu về tình hình sản xuất, sản phẩm, sản lượng, tàinguyên, dân cư, tình hình phát triển nông – công nghiệp… là những số liệuthống kê.

Số liệu thống kê và bảng số liệu không chỉ đơn thuần biểu hiện về mặt sốlượng mà chúng còn có mối quan hệ mật thiết với mặt chất của những hiệntượng kinh tế – xã hội Thông qua việc phân tích và từ những mối quan hệ củacác số liệu thống kê, chúng ta có thể biết được bản chất, các đặc điểm của cáchiện tượng và quy luật kinh tế – xã hội Từ đó ta có thể thấy rằng: việc nghiêncứu các số liệu thống kê trong Địa lí kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết vàchúng ta phải sử dụng chúng một cách hợp lí trong việc dạy học Địa lí kinh tế –xã hội ở trường trung học phổ thông để rèn luyện cho học sinh biết phương phápphân tích, tìm ra được những kết luận đúng đắn và khoa học.

2.3.2 Phân loại

Số liệu thống kê chia làm 2 loại:+ Số liệu rời (số liệu riêng biệt)+ Bảng số liệu

2.3.3 Vai trò

Là phương tiện của học sinh trong quá trình nhận thức.

Làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát hoặc dùng để minh họa, làm rõcác kiến thức địa lí.

Trang 6

Việc phân tích các số liệu giúp học sinh thu nhận được các kiến thức địa lícần thiết.

Như vậy, số liệu thống kê là một phương tiện dạy học, góp phần giúp họcsinh minh họa, làm rõ kiến thức Mặt khác, số liệu thống kê cũng góp phần giúphọc sinh tìm ra tri thức mới nhờ phân tích số liệu số liệu thống kê là ph ươngtiện dạy học không thể thiếu trong dạy học Địa lí.

a Sử dụng số liệu rời

Các số liệu rời là số liệu dùng riêng rẽ để cụ thể hóa một số đối tượng địalý nào đó về mặt số lượng Nó thường độc lập nằm rải rác trong các bài của sáchgiáo khoa.

Có nhiều cách sử dụng khác nhau:

+ Tạo biểu tượng về độ lớn của số liệu+ Tính toán số liệu

+ So sánh các số liệu với nhau

+ Chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối…

b Sử dụng bảng số liệu* Khái niệm

Bảng số liệu là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu với nhau theomột chủ đề nhất định Các số liệu ở bảng được sắp xếp theo các cột dọc và hàngngang theo các tiêu chí và có mối quan hệ với nhau tạo điều kiện cho việc sosánh tương quan giữa chúng theo các mặt cần thiết của bảng thể hiện.

* Kĩ năng sử dụng bảng số liệu

- Không được bỏ sót các dữ liệu.

- Trong quá trình phân tích phải sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng.Cần phải sử dụng hết các dữ liệu của đề ra, tránh bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắtnghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.

- Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phântích.

Trang 7

+ Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (dùng loại đơn vị tấn, hay m3, tỉkwh, tỉ đồng), hoặc tương đối (%).

+ Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng tươngđối Quá trình phân tích phải đưa được cả hai đại lượng này để minh hoạ.

- Tính toán số liệu theo hai hướng chính: theo cột dọc và theo hàng ngang+ Hầu hết là có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiệncơ cấu của đối tượng.

+ Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng củađối tượng;

+ Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bêntrong của đối tượng.

+ Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiềuthời gian.

- Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể.+ Thường là đi từ các số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phậnnào đó của hiện tượng địa lý được nêu ra trong bảng số liệu.

+ Các nhận xét cần tập trung là: các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cựctiểu, các số liệu có tính chất đột biến Các giá trị này thường được so sánh dướidạng hơn kém (lần hoặc phần trăm so với tổng số).

- Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng.

+ Quá trình phân tích bao giờ cùng đòi hỏi khai thác mối liên hệ giữa cácđối tượng có trong bảng Do đó cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng.

+ Cần tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tính toán, điều này làm mất thờigian làm bài Cũng tránh trường hợp là chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu Có vôsố mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý gắn với các nội dung của từng bài…

- Cần chú ý phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giảithích.

+ Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích.

Trang 8

+ Giải thích sự biến đổi, sự chuyển dịch của đối tượng là nêu ra nhữngnguyên nhân, lý do dẫn tới sự thay đổi, sự khác biệt về phương diện thời gian vàkhông gian của đối tượng.

Nói chung, để phân tích một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức,tính toán hợp lý để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phù hợp với yêu cầu của đề ra Điều đócho thấy không nắm được kiến thức cơ bản, không nắm vững lý thuyết sẽ khôngthể phân tích bảng số liệu.

Quy trình thực hiện số liệu và bảng số liệu:

2 3 4 Một số ví dụ minh họa cụ thểVí dụ 1: Cho bảng số liệu sau:

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp nướcta giai đoạn 2000 – 2010

Ý kiến 1Ý kiến 2Ý kiến 3

GIÁO VIÊN

Trang 9

Hướng dẫn phân tích

* Nhận xét cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta

+ Cây công nghiệp hàng năm có tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm dần,năm 2010 chỉ chiếm 28,7%.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.Ví dụ 2: Cho bảng số liệu

Dân số Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2013

(Đơn vị: nghìn người)

Trang 10

2 Nhận xét tình hình phát triển dân số của nước ta từ biểu đồ đã vẽ

* Hướng dẫn phân tích

1 Vẽ biểu đồ cột chồng

Trang 11

Biểu đồ thể hiện tổng số dân và dân số phân theo giới tính của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2013

Nămnghìn người

2 Nhận xét và giải thícha Nhận xét

- Từ năm 1995 – 2013, dân số nước ta liên tục tăng: từ 71 995 nghìnngười tăng lên 89 760 nghìn người, tăng 17 765 nghìn người ( trung bình mỗinăm tăng 987 nghìn người).

- Có sự gia tăng khác nhau giữa nam và nữ, số dân nữ luôn lớn hơn số dânnam (năm 2013, số dân nữ là 45 395 nghìn người, số dân nam là 44 365 nghìnngười), tuy nhiên gần đây số dân nam tăng nhanh hơn số dân nữ.

Trang 12

(Căn cứ vào biểu đồ đã cho và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi từ số 1đến câu hỏi số 7)

Câu 1 Nhận xét đúng về cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ

chuyên môn kỹ thuật năm 1996 và 2005

A cơ cấu lao động đã qua đào tạo có có xu hướng tăng B cơ cấu lao động chưa qua đào tạo có xu hướng tăng.

C cơ cấu lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo đều tăng D cơ cấu lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo đều giảm

Câu 1 Biểu đồ đã cho được gọi là

Câu 3 Trong giai đoạn 1996 – 2005, cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên

môn kỹ thuật của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:

A Tăng tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo, giảm tỉ trọng lao động đã đào tạo B Tăng tỉ trọng lao động đã qua đào tạo, giảm tỉ trọng lao động chưa quađào tạo

Ngày đăng: 12/07/2020, 05:57

Xem thêm:

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nói chung, để phân tích một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức, tính toán hợp lý để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phù hợp với yêu cầu của đề ra - Sử dụng số liệu thống kê trong dạy học phần địa lí kinh tế – xã hội, lớp 12
i chung, để phân tích một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức, tính toán hợp lý để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phù hợp với yêu cầu của đề ra (Trang 8)
2. Nhận xét tình hình phát triển dân số của nướcta từ biểu đồ đã vẽ. - Sử dụng số liệu thống kê trong dạy học phần địa lí kinh tế – xã hội, lớp 12
2. Nhận xét tình hình phát triển dân số của nướcta từ biểu đồ đã vẽ (Trang 10)
- Chọn số liệu và bảng số liệu phù hợp. - Sử dụng số liệu thống kê trong dạy học phần địa lí kinh tế – xã hội, lớp 12
h ọn số liệu và bảng số liệu phù hợp (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w