1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU DẠY HỌC PHẦN MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP ĐỊA LÍ 12 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

64 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 735,35 KB

Nội dung

...28 2.7 Thiết kế một số bài dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12 THPT có sử dụng các tư liệu dạyhọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh...3

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

Trang 2

-🙢 🙢 🙢 -

Trang 3

SÁNG KIẾN KINH

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU DẠY HỌC PHẦN “MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP” ĐỊA LÍ 12- THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ

Năm thực hiện: 2021- 2022

Trang 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

Trang 5

TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4

LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ

TÁC GIẢ:

- TRẦN THỊ LIÊN THANH - TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3 -

ĐẶNG THỊ HOA PHƯỢNG - TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4

Năm thực hiện: 2021- 2022 SĐT: 0356008140 - 0397924584

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1 1

Lí do chọn đề tài .1 2.Mục đích nghiên cứu .2 3.Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4 Đốitượng và phạm vi nghiên cứu 2 5 Phươngpháp nghiên cứu 2 6 Đóng gópcủa đề tài .3 7 Cấu trúc của

đề tài .3 PHẦN NỘIDUNG 4 CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU DẠY HỌCTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .4 HỌC

Trang 6

SINH .4 1.1 Cơ sở

lí luận 4 1.1.1 Cáckhái niệm liên quan 4 1.1.2 Dạyhọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh 5 1.2 Cơ sởthực tiễn 8 1.2.1.Tổngquan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .8 1.2.2 Thựctrạng về xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học trong dạy học địa lí ở các trườngTHPT 8CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU DẠY HỌC PHẦN “MỘT SỐ VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP” ĐỊA LÍ 12 THPT THEO ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 14 2.1 Những ưu thế của phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp”- Địa lí 12 THPT trong việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 14 2.2.1 Vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp gắn liền với thực tiễn cuộc sống 14 2.2.2 Nộidung dạy học phần một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp phong phú, đa

dạng 14 2.2 Yêu cầu của việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 15 2.2.1 Yêu cầu của việc xây dựng tư liệu dạy học 15 2.2.2 Yêu cầu của việc sử dụng tư liệu dạy học 15 2.3 Nguyên tắc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 16 2.3.1 Bám sát mục tiêu bài học, bảo đảm tính định hướng vào nội dung .16 2.3.2 Đảm bảo tính chính xác, khoa học .16 2.3.3 Đảm bảo tính sư phạm 16 2.3.4 Đảm bảo về mặt kĩ thuật, công nghệ .17 2.3.5 Hệ thống tư liệu phải tạo ra môi trường học tập mở và thuận tiện trong sử dụng .17 2.3.6 Đảm bảo tính thực tiễn 17 2.4 Điều kiện

cơ sở vật chất để xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực họcsinh 17

2.5 Quy trình xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 18 2.5.1 Quy trình xây dựng tư liệu dạy học 18 2.5.2 Quy trình sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh .19 2.6 Xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa

lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh 20 2.6.1 Kế hoạch xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh 20 2.6.2 Xây dựng tư liệu dạyhọc phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh .22 2.6.3 Sử dụng tư liệu dạy học phần

“Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh .28 2.7 Thiết kế một số bài dạy học phần

“Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12 THPT có sử dụng các tư liệu dạyhọc theo định hướng phát triển năng lực học

sinh 37 2.8 Đánh giá năng lực tự xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lựccủa học sinh .46 2.8.1 Đánh

Trang 7

giá năng lực tự xây dựng tư liệu của học sinh: 46 2.8.2 Đánh giá năng lực sử dụng tư liệu của học sinh: 46 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 47 3.1 Mục đích thực nghiệm 47 3.2 Đối tượng thực nghiệm 47 3.3 Nội dung, phương pháp thực nghiệm 47 3.3.1 Nội dung thực nghiệm: 47 3.3.2 Phương phápthực nghiệm 47 3.4 Kết quả thực

nghiệm 47 3.5 Phân tích kết quảthực nghiệm 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 1 Kết

luận 50 2 Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ

LỤC 53

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN

Trong quá trình giáo dục, đào tạo ra những công dân tương lai của đất nước, giáo dụcluôn coi trọng việc “phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân” người học, xemngười học là “trung tâm” của quá trình dạy học và sáng tạo Luật giáo dục 2019 cũng đã nêurõ: “Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duysáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thựchành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Nhờ đó mà ngày càng có nhiều sáng tạo khoahọc kĩ thuật, nhiều lao động với kĩ thuật lành nghề có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng

Trang 8

cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giúp cho nền kinh tế nước ta cókhả năng tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước không chỉ phụ thuộc vào tình hình trongnước mà còn phụ thuộc rất lớn vào những biến đổi trên thế giới Đặc biệt, từ cuối năm 2019đến nay, cả thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề do Đại dịch Covid-19 gây ra trên mọi mặtđời sống kinh tế- xã hội Giáo dục nước ta cũng chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng khi mà sốngười mất vì Covid-19 ngày càng tăng, nhiều địa phương học sinh và giáo viên không thể đếntrường trong thời gian dài vì Đại dịch, các phong trào thi đua, các kì thi như THPT Quốc giacũng vì đó mà chịu ảnh hưởng, nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành không thể tiến hành theođúng kế hoạch… Để chủ động học tập, tham gia các hoạt động giáo dục trong tình hình dịch

bệnh hiện nay, tất cả các cấp ngành và địa phương đều phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ:

“phải cố gắng hết sức để giảm thiểu những tổn thương đối với giáo dục”, và phải “đảm bảo

an toàn phòng chống dịch và các yêu cầu chất lượng cốt lõi” Các hình thức dạy học qua

truyền hình, qua mạng theo hình thức online hay offline được các địa phương và cơ sở giáodục lựa chọn ngày càng phổ biến và rất linh hoạt Khi học sinh học tập trực tuyến, chất lượngcủa bài học không chỉ do việc đáp ứng tốt các phương tiện dạy học, ý thức tự giác của ngườihọc được nâng cao mà còn do hệ thống các tư liệu dạy học quyết định Hệ thống các tư liệudạy học đa dạng, trực quan, sinh động thì mới hấp dẫn đối với học sinh, thu hút học sinh họchỏi, tìm tòi, khám phá và sáng tạo, … Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay,

hệ thống thông tin mà học sinh tiếp nhận được thông qua mạng rất phong phú và đa dạng, nóđòi hỏi các em phải có được các thông tin, tư liệu chuẩn xác, phù hợp với nội dung dạy học vàtin cậy nhất Vì vậy việc tạo ra một hệ thống các tư liệu chuẩn xác, đa dạng và hấp dẫn, phùhợp với nội dung bài học là rất cần thiết Đó là lí do mà nhóm nghiên cứu của chúng tôi lựa

chọn đề tài: Xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố

nông nghiệp” Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh làm đề tài sáng

kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp giáo dục,

Đề tài góp phần tạo ra một hệ thống các tư liệu đa dạng, trực quan, sinh động, chuẩn xác,phù hợp với nội dung bài học, hấp dẫn đối với học sinh, thu hút học sinh học hỏi, tìm tòi,khám phá và sáng tạo, thông qua việc sử dụng các tư liệu khuyến khích khả năng làm việc độclập và tự chủ của học sinh, phát triển tối đa các kỹ năng để đạt được mục tiêu học tập, tìm rađược những cách tiếp cận phù hợp nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất với mỗihọc sinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề cốt lõi về xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp”- Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh Xâ dựg tư liệu dạy học/học liệu dưới dạng số, giúp HS và giáo viên có thể sử dụng mọt lúc, mọi nơi trong điều kiện vừa dạy học vừa phòng chống dịch bệnh, phải học tập trực tuyến - Phân tích thực nghiệm

Trang 9

sư phạm để kiểm định tính hiệu quả của đề tài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển

và phân bố nông nghiệp”- Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu các cách thức, phương pháp xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học

phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp”- Địa lí 12 THPT theo định hướngphát triển năng lực học sinh (có thực hiện giảm tải các nội dung dạy học theo công văn số4040/BGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứngphó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022 của Bộ giáo dục và đào tạo)

- Về không gian và thời gian: Đề tài tập trung điều tra thực trạng, nghiên cứu và tiến hành

thực nghiệm sư phạm trong năm học 2021-2022 tại trường THPT Đô Lương 3 và trườngTHPT Nghi Lộc 4, tỉnh Nghệ An

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài

2

- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí 12 để tìm ra các tưliệu dạy học cần thiết để xây dựng và sử dụng trong quá trình dạy học phần “Một số vấn đềphát triển và phân bố nông nghiệp”- Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực họcsinh

5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý thuyết về các vấn đề liên quan

5.2.2.2 Phương pháp điều tra

Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành điều tra xã hội học đối với 13 GV và 114 HS tại một số trường THPT để có những kết luận khách quan về việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong quá trình dạy học môn địa lí

5.2.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nôngnghiệp” trong chương trình địa lí 12 ở các trường THPT, từ đó kiểm chứng hiệu quả của đềtài, rút ra bài học kinh nghiệm và bổ sung những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu

5.2.2.4 Phương pháp thống kê

Đề tài sử dụng phương pháp này để xử lí, phân tích kết quả điều tra thực nghiệm, từ đó rút ra những kết luận cần thiết về thực trạng, hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp”- Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã lựa chọn

Trang 10

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Chương 2 Xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân

bố nông nghiệp”- Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

3

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG

TƯ LIỆU DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC

SINH

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1.1 Tư liệu dạy học

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tư liệu dạy học:

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2009), “Tư liệu là vật liệu giúp cho việc tìm hiểu

một vấn đề, là thứ vật chất con người dùng cho một hoạt động nhất định, là tài liệu sử dụng cho mục đích nghiên cứu.”

Tư liệu dạy học là vật liệu trong giảng dạy và học tập, bao gồm tư liệu truyền thống và tư liệu hiện đại

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO): Tư liệu dạy

học là thuật ngữ dùng để chỉ những tài liệu giảng dạy, học tập và nghiên cứu được lưu giữ ở bất kỳ phương tiện nào, dưới dạng số hoặc in ấn, được cung cấp mở và miễn phí, để giáo viên

và học sinh sử dụng, tái sử dụng trong giảng dạy, học tập, tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận miễn phí, mọi lúc, mọi nơi

Như vậy có thể hiểu, tư liệu dạy học là các tài liệu chứa đựng nội dung học tập, baogồm tư liệu văn bản như sách, tranh ảnh, báo chí…và các tài liệu phi văn bản như các tài liệu

kĩ thuật số, phần mềm dạy học…dựa vào đó giáo viên và học sinh có thể đọc, quan sát,nghe….nhằm tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, chiếm lĩnh tri thức khoa học

1.1.1.2 Xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học

- Xây dựng tư liệu dạy học là quá trình thu thập, biên tập để xây dựng ngân hàng tư liệukhác nhau về chủng loại: tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, tư liệu kĩ thuật số…được sắp xếpmột cách khoa học nhằm tạo điều kiện cho việc tìm kiếm, chọn lựa tư liệu dạy học khi cầnthiết

- Sử dụng tư liệu dạy học là việc giáo viên sử dụng các nguồn tư liệu đã được thu thập, biêntập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung kiến thức một cách hiệu quả, giúp học sinhhiểu sâu hơn nội dung bài học, thực hiện mục tiêu phát triển các phẩm chất nhân cách và nănglực của học sinh một cách toàn diện chứ không phải là nói những kiến thức có sẵn trong sáchgiáo khoa

1.1.1.3 Năng lực

Trang 11

Có rất nhiều các quan điểm về năng lực:

Năng lực là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của một người

có thể đáp ứng đối với một công việc nhất định nào đó, đây cũng là một trong những yếu tốquan trọng để cá nhân có thể hoàn thành một việc nào đó hiệu quả hơn so với người khác.Năng lực được tạo nên từ tư chất tự nhiên và do luyện tập, học hỏi, làm việc mà có

4

Theo các nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm và thuộc tính tâm lý cá

nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoạtđộng đó đạt hiệu quả cao

Năng lực được hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân Tuy nhiên điềunày không có nghĩa năng lực hoàn toàn có sẵn trong mỗi con người, nó phải trải qua quá trìnhcông tác, rèn luyện thường xuyên mà có được Năng lực được chia thành hai nhóm: năng lựcchung và năng lực chuyên môn

Năng lực chung sẽ bao gồm nhiều yếu tố như năng lực phán xét tư duy, năng lực khái

quát, năng lực tưởng tượng…

Năng lực chuyên môn sẽ đòi hỏi những năng lực nhất định trong một lĩnh vực nào đó

có thể là âm nhạc, hội họa…

Việc phân chia thành hai nhóm riêng biệt không có nghĩa là năng lực chung không cómối quan hệ gì với năng lực chuyên môn Ngược lại chúng có mối quan hệ ảnh hưởng lẫnnhau, việc có năng lực chung sẽ mở hướng, tạo điều kiện cho năng lực chuyên môn phát triển

Trong quá trình học tập và làm việc, để đạt được kết quả cao mỗi người cần phải cónăng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết, kèm theo đó là năng lực chuyên môn tương ứngvới lĩnh vực của mình

Như vậy, năng lực có thể được hiểu một cách đơn giản là khả năng hoàn thành nhiệm

vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó Năng lực ở mỗi con người có được nhờvào sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thựctiễn

1.1.1.4 Phát triển năng lực

Phát triển năng lực là phát triển những khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, phát triểnnhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định.Phát triển sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt độngthực tiễn

1.1.2 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Mỗi học sinh là một cá thể độc lập, có sự khác biệt về trình độ, năng lực, nhu cầu, sởthích và nền tảng xuất thân Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thừa nhận thực tếnày và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩmchất với mỗi học sinh thay vì giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức như ở mô hình dạy họctruyền thống

Theo đó, dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mụctiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ chức cáchoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗtrợ hợp lý của giáo viên Trong mô hình này, người học có thể thể hiện sự tiến bộ bằng cáchchứng minh năng lực của mình Điều đó có nghĩa là người học phải chứng minh mức độ nắmvững và làm chủ các kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực); huy động tổng hợp mọinguồn lực (kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí,…) trong một môn họchay bối cảnh nhất định, theo tốc độ của riêng mình

1.1.2.1 Đặc điểm của dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Trang 12

Dạy học phát triển năng lực có 04 đặc điểm chính:

5

- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thiết kế theo hướng phân hóa dựatrên hứng thú, nhu cầu và nền tảng kiến thức, sở thích cũng như thế mạnh của học sinh Ngoài

số giờ lên lớp theo quy định, học sinh có quyền lựa chọn môn học, hình thức học ở bất kỳ đâu

và bất cứ thời điểm nào (học online, học nhóm,…) để giúp học sinh phát triển tối đa năng lựcvốn có của mình Phương pháp học này mang đến sự tự do, linh hoạt cho học sinh, loại bỏ sựbất bình đẳng trong quá trình học tập Học sinh được coi là trung tâm của quá trình học vàluôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu

- Dạy học theo hướng phát triển năng lực định hướng để học sinh có thể tiếp thu kiến thức cần thiết và nâng cao khả năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học được - Dạy học phát triển năng lực xác định và đo lường năng lực đầu ra của học sinh dựa trên mức độ làm chủ kiến thức môn học Học sinh thể hiện sự tiến bộ của mình thông qua việc chứng minh năng lực mà không dựa trên khoảng thời gian cố định như học kỳ hay cấp học

- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực giúp người học có thể chọn cách tiếpnhận các tài liệu học tập kể cả thời điểm và nhịp độ học tập Điều này khuyến khích khả nănglàm việc độc lập và tự chủ của học sinh, phát triển tối đa các kỹ năng để đạt được mục tiêuhọc tập

1.1.2.2 Ý nghĩa của dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực giúp đảm bảo chất lượng đầu ra của việcdạy học, thực hiện mục tiêu phát triển các phẩm chất nhân cách và năng lực của học sinh mộtcách toàn diện

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực chú trọng năng lực vận dụng kiến thức củabài học vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn từ đó giúp học sinh áp dụng được những

gì đã học vào thực tế cuộc sống Điều này giúp người học có năng lực giải quyết các vấn đềcuộc sống và nghề nghiệp cũng như giúp học sinh thích ứng với những thay đổi của cuộcsống

Dạy học theo hướng phát triển năng lực tạo ra những giờ học thú vị, sôi động và cuốnhút học sinh vào các hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức.Từ đó phát triển các kỹ năng họctập của học sinh một cách toàn diện để giải quyết vấn đề, tự học và hợp tác cùng tư duy sángtạo

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực giúp các giờ giảng dạy trở nên hiệu quảhơn, giáo viên (GV) đáp ứng được nhu cầu học của từng học sinh và đảm bảo mọi học sinh(HS) đều tận dụng giờ học một cách tối đa

1.1.2.3 Các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực Dưới đây, chúng ta sẽ

cùng tìm hiểu một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh phổ biến ở trường THPT:

Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động

Phương pháp dạy học này giúp việc học trở thành tự thân và đạt hiệu quả cao nhất, HS sẽ ghinhớ kiến thức được tốt hơn và phát triển năng lực HS toàn diện Với cách dạy này, HS học tập

và hoạt động dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của GV trong suốt quá trình tiếp thukiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành hành vi hay thái độ học tập đúng đắn Cách dạynày cũng giúp môi trường học tập trở nên sôi động, vui vẻ và hào hứng hơn cho HS

6

Dạy học thông qua tương tác và hợp tác

Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ có sự tương tác hai chiều, trong đó cóhỏi- đáp, tranh luận, phản biện giữa GV và HS cũng như giữa HS với nhau Với cách học nàygiúp HS mạnh dạn, tự tin hơn và GV lắng nghe, chỉ dẫn HS trả lời các câu hỏi hoặc thúc đẩy

Trang 13

HS biết suy nghĩ, khai thác và mở rộng vấn đề Trong quá trình dạy học này, GV vừa là mộtngười thầy, vừa là một người bạn để đồng hành cùng HS

Dạy học phân hóa

Mỗi HS đều có sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích Vì vậy, không thể dạy học theokiểu đồng loạt bằng một phương pháp duy nhất để áp dụng cho tất cả mọi HS mà cần tiếnhành dạy học phân hóa, cho phép HS học tập theo khả năng riêng phù hợp với mình Trongquá trình dạy học, HS được đánh giá theo những cách khác nhau để đảm bảo việc đánh giáđược khách quan, công bằng và chính xác với năng lực của từng em

Dạy học gắn với hướng dẫn tự học

Tự học chính là con đường phát triển năng lực bản thân Trong dạy học phát triển năng lực,

GV cần hướng dẫn cho HS tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức là một yêu cầu quantrọng, đồng thời đây là cơ sở hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học cho HS GVcần định hướng nội dung, giao nhiệm vụ và đặt câu hỏi để HS suy nghĩ, khám phá, tự chiếmlĩnh kiến thức nhằm đạt được mục tiêu bài học, từ đó giúp các em nắm chắc hơn kiến thức,hạn chế tình trạng học vẹt, học thuộc lòng

Dạy học gắn với thực tiễn

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là hướng cho HS vận dụng kiến thức đã học vàotrong cuộc sống Ngoài việc giảng dạy các kiến thức trong sách giáo khoa, GV cần đưa thêmcác kiến thức từ thực tiễn vào cuộc sống để các em nhận thấy được giá trị thực của học tập.Hoặc có thể giao các bài tập vận dụng thực hành, tổ chức các hoạt động trải nghiệm để HSliên hệ, vận dụng kiến thức với thực tế cuộc sống

Dạy học đi cùng với đánh giá để thúc đẩy, điều chỉnh việc học

Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, hoạt động dạy học và đánh giá luôn song hành cùng nhau GV có thể đánh giá HS từ nhiều nguồn, nhiều hình thức khác nhau, bên cạnh

đó HS cũng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Đánh giá sự tiến bộ của HS nhằm động viên và

có những điều chỉnh để các em phát triển tốt hơn Việc đánh giá cần phải thực hiện đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan

1.1.2.4 Thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

*Thuận lợi

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mang đến những thuận lợi sau đây:

- Linh hoạt cho tất cả các đối tượng học sinh, bất kể nền tảng kiến thức hoặc trình độ hiểu biết

7

- Loại bỏ sự bất bình đẳng trong quá trình học tập, học sinh nắm chắc “chất lượng kiến thức”

- Học sinh được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thành

- Học sinh học các kĩ năng để học tập tốt hơn và chịu trách nhiệm về quá trình học tập của mình

- Học sinh được khuyến khích để phát triển mọi mặt, phát hiện và phát triển thế mạnh của bảnthân

- Học sinh được thỏa sức sáng tạo, từ đó khai thác hết những tiềm lực của học sinh *

Khó khăn

- Một số giáo viên chưa mạnh dạn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chỉ thực hiện đổi

Trang 14

mới theo hình thức, mang tính chất đối phó, dạy học còn mang nặng cách dạy truyền thốngtruyền thụ kiến thức mà chưa chú ý đến phát triển năng lực học sinh

- Công tác đổi mới phương pháp ở nhiều trường học còn thiếu sự giám sát, nhắc nhở từ các cấp lãnh đạo

- Cơ sơ vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu đổi mới

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tư liệu dạy học đem lại lợi ích to lớn cho người dạy và người học: Mở ra cơ hội học tậpcho tất cả mọi người trên cơ sở được tiếp cận nguồn tư liệu đảm bảo chất lượng; nâng cao chấtlượng dạy học; giảm chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất, đặc biệt là đầu tư mua sắm thiết bị dạyhọc…Qua việc sử dụng và tái sử dụng tư liệu, tri thức luôn được cập nhật và phát triển Trongquá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tra cứu trên các phương tiện thông tin, các website … chobiết đã có một số công trình nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học ở cácmôn học khác Tuy nhiên, chưa có công trình nào của môn Địa lý THPT nghiên cứu chuyênsâu về xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Vìthế đề tài được chúng tôi nghiên cứu để có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối vớiviệc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo

định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua dạy học Địa lí trong trường THPT

1.2.2 Thực trạng về xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học trong dạy học địa lí ở các trường THPT

+ Cách thức xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học trong dạy học địa lí ở trường THPT

- Để thu thập thông tin về thực trạng các nội dung trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp điều tra:

+ Lập mẫu phiếu điều tra thu thập ý kiến của GV về những vấn đề cần khảo sát Điều tra các giáo viên dạy Địa lí tại một số trường THPT trên địa bàn Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh về những vấn đề liên quan đến xây dựng tư liệu dạy học trong dạy học địa lí ở các trường THPT + Quan sát, phỏng vấn, dự giờ một số giờ dạy trên lớp của GV kết hợp với kết quả điều tra vàkiểm tra chất lượng học tập của HS nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài 1.2.2.2 Kết quả

Trang 15

nghiên cứu thực trạng

Qua điều tra chúng tôi đã thu nhận được tổng cộng 13 ý kiến của 13 GV và 114 ý kiến của HS

từ các trường THPT Sau khi tiến hành tổng hợp, xử lí mẫu điều tra và đưa vào phân tíchchúng tôi thu được kết quả như sau:

a Thực trạng về xây dựng tư liệu dạy học trong dạy học địa lí ở các trường THPT

* Nhận thức của GV về xây dựng tư liệu dạy học và sự cần thiết của xây dựng tư liệu dạy học môn Địa lý

Kết quả điều tra cho thấy, có 92,3% GV cho rằng xây dựng tư liệu dạy học “quá trình thu thập,biên tập để xây dựng ngân hàng tư liệu khác nhau về chủng loại và kích thước, được sắp xếpmột cách khoa học nhằm tạo điều kiện cho việc tìm kiếm, chọn lựa tư liệu dạy học khi cầnthiết Có 84,6% GV cho rằng việc xây dựng tư liệu dạy học là “rất cần thiết”, 15,4% GV chorằng “cần thiết” Như vậy, đa số GV đã hiểu đúng về xây dựng tư liệu dạy học và sự cần thiếtcủa xây dựng tư liệu dạy học

* Nhận định của giáo viên về xây dựng tư liệu dạy học trong dạy học địa lí ở các trường THPT

Khi được hỏi GV “thường tự xây dựng tư liệu để phục vụ cho dạy học hay sử dụng những tư liệu sẵn có để dạy học”, kết quả có 76,9% GV sử dụng những tư liệu sẵn có để dạy học, chỉ có

23,1% giáo viên tự xây dựng tư liệu để phục vụ cho dạy học Qua đó thể hiện, mặc dù hiểu rõvai trò quan trọng của việc xây dựng tư liệu dạy học nhưng phần lớn GV khi lên lớp mới chỉ

sử dụng những tư liệu sẵn có để dạy học chứ chưa chịu khó đầu tư thời gian, công sức để xâydựng tư liệu dạy học

* Nhận định của giáo viên và học sinh về mức độ giáo viên yêu cầu học sinh thu thập tư liệu, thông tin liên quan đến nội dung bài học.

9

Có 61,5% GV và 70,2% HS được hỏi cho rằng GV thường xuyên yêu cầu học sinh thu thập tưliệu, thông tin liên quan đến nội dung bài học Điều đó cho thấy, ngoài việc GV thu thập vàxây dựng tư liệu thì GV còn yêu cầu HS thu thập thông tin, tư liệu trong quá trình học tập giúpcác em có thêm nguồn tư liệu phong phú để khai thác kiến thức bài học và phát triển năng lực

HS một cách hiệu quả hơn

Bảng 1.1: Các dạng tư liệu được giáo viên xây dựng để phục vụ cho việc dạy học môn

Địa lí 12 ở trường THPT

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi Chưa

Trang 16

Nhận thức của GV, HS về sự cần thiết của sử dụng tư liệu dạy học

- Có 92,4% giáo viên và 99,1% học sinh khẳng định rằng việc sử dụng tư liệu dạy học là “rất cần thiết”, 7,6% GV và 0,9% HS cho rằng việc sử dụng tư liệu dạy học là “cần thiết” Điều này nói lên vai trò quan trọng của việc sử dụng tư liệu dạy học

*Nhận định của GV và HS về những lợi ích khi học tập có sử dụng tư liệu dạy

học - Có 100% GV và 95,5% HS cho rằng tạo hứng thú hơn trong học tập - Có

84,6% GV và 77,2% HS cho rằng giúp các em hiểu sâu hơn nội dung bài học

- Có 84,6% GV và 66,7% HS cho rằng là nguồn tri thức để các em tìm tòi, khám phá và sáng tạo hơn trong học tập

- Có 69, 2% GV và 40% HS cho rằng giúp các em tự kiểm tra, đánh giá

- Có 92,3% GV và 39,5% HS cho rằng tạo tạo điều kiện cho các em có thể học mọi lúc, mọi nơi

10

Như vậy, vịệc sử dụng tư liệu dạy học mang lại cho HS nhiều lợi ích trong quá trình học tập

* Thực trạng về việc sử dụng tư liệu dạy học trong dạy học địa lí ở các trường THPT

Hình 1.1.Theo GV, thái độ của đa số HS

khi được sử dụng tư liệu dạy học trong

giờ học địa lí ở các trường THPT.

Hình 1.2 Theo HS, thái độ của các em khi được sử dụng tư liệu dạy học trong giờ học địa lí ở các trường THPT.

Trang 17

Qua 2 biểu đồ trên chúng tôi thấy hầu hết GV và HS đều khẳng định rằng sử dụng tưliệu dạy học trong giờ học địa lí ở các trường THPT là “rất hứng thú” hoặc “hứng thú” Đâychính là một thuận lợi để GV có thể áp dụng phương pháp này trong xu thế đổi mới phươngpháp dạy học hiện nay

Bảng 1.2: Nhận định của GV về mức độ sử dụng các dạng tư liệu trong dạy học

Địa lý.

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

Bảng 1.3: Nhận định của HS về các loại thông tin/tư liệu GV thường cung cấp cho

các em trong giờ học Địa lý

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi bao giờ Chưa

Trang 18

Bảng 1.4 Bảng điều tra HS về mức độ GV cung cấp cho các em những thông tin/ tư

liệu liên quan đến nội dung bài học ngoài sách giáo khoa

Qua bảng 1.2, 1.3 và 1.4 chúng tôi thấy rằng, các loại tư liệu dạy học trong giờ Địa lýđược giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên (từ 51- 95%) và mức độ GV thường xuyêncung cấp cho các em những thông tin/ tư liệu liên quan đến nội dung bài học ngoài sách giáokhoa là 70,2% Điều này chứng tỏ GV rất quan tâm tới việc sử dụng tư liệu dạy học nhằm pháttriển năng lực học sinh Đa số HS được khảo sát đều khẳng định rằng GV thường xuyên sửdụng các loại tư liệu dạy học để yêu cầu HS trình bày quan điểm cá nhân của mình về một vấn

đề địa lí Thông qua đó, đòi hỏi HS phải suy nghĩ, xem xét các nguồn tư liệu giáo viên đã cungcấp để tìm ra kiến thức, đòi hỏi các em phải tích cực tìm hiểu nội dung bài học, phải tích cực

tư duy Điều này tạo cơ hội cho HS tự rèn luyện, tự phát triển các năng lực của bản thân

c Thực trạng xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân

bố nông nghiệp” Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Qua việc tìm hiểu các GV đang giảng dạy môn địa lí tại một số trường THPT trên địa bàn

tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, chúng tôi thấy rằng việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiện vẫn còn những bất cập sau:

12

- Có một số GV thấy khó khi tìm kiếm tư liệu, hoặc không có đủ thời gian tìm kiếm các tưliệu Đối với các GV này, giải pháp đơn giản, tiện dụng là sử dụng luôn tư liệu sách giáo khoa( nghĩa là dạy luôn theo những gì sách nói)

- Một số GV có nhiều tư liệu dạy học hay, nhưng lại không chú ý đến cách khai thác và sửdụng tư liệu một cách hiệu quả Vậy nên, GV chỉ dùng các tư liệu đó để làm phương tiện minhhọa cho bài giảng trong sách giáo khoa chứ chưa khai thác tư liệu để phát huy được nhiều cácnăng lực của học sinh

- Có những GV đã chuẩn bị tư liệu dạy học, nhưng lại không biết cách khai thác và sửdụng, dẫn đến sau khi sử dụng tư liệu xong HS vẫn không hiểu rõ vấn đề, không rút ra được

Trang 19

các kiến thức cần thiết Ở một số trường hợp, giáo viên còn không kiểm soát được mục đíchcủa việc sử dụng tư liệu, dẫn tới tình trạng HS phân tán, đưa cuộc thảo luận đi quá xa so vớinội dung bài học

d Nguyên nhân của thực trạng

* Đối với GV: Những khó khăn mà GV thường gặp trong quá trình xây dựng và sử dụng

tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh như sau: - Có 92,3% GV cho rằng để xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị

- Có 76,9% GV cho rằng một số nội dung bài học lớn, GV không thể dành nhiều thời gian để các em có thể thể hiện hết năng lực cá nhân của mình

- Có 84,6% GV cho rằng thiếu kinh phí và các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp - Có 76,9% GV cho rằng năng lực tổ chức/công nghệ của GV còn hạn chế - Có 53,8% GV cho rằngviệc đánh giá học sinh thường lấy sách giáo khoa làm chuẩn nên việc cung cấp thông tin nhiềulúc không cần thiết

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

2.1 Những ưu thế của phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp”- Địa lí 12 THPT trong việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

2.2.1 Vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp gắn liền với thực tiễn cuộc sống Nội dung

phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp”- Địa lí 12 THPT gồm những kiến thức về:

- Đặc điểm cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành( trồng trọt, chăn nuôi)

- Sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu

- Những thuận lợi, khó khăn để phát triển ngành thủy sản và đặc điểm phát triển, phân

bố ngành thủy sản( đánh bắt và nuôi trồng), các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản

Trang 20

xuất lâm nghiệp nước ta

Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống và chiếm tỉ lệ lao động lớn ở nước ta, hơnnữa địa bàn cư trú của học sinh trường chúng tôi công tác là ở vùng nông thôn nên hầu hết các

em đều đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở gia đình hoặc chứngkiến các hoạt động sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp nghiệp diễn ra ở địa phương Các loại câytrồng, vật nuôi, các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản là những thứ gần gũi, thânthuộc với cuộc sống của các em Điều này thuận lợi cho việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạyhọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh, góp phần cập nhật kiến thức cho các nộidung dạy học nói trên Giúp cho HS vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giảithích về các nguyên nhân thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, về tình hình phát triển nông-lâm- ngư nghiệp thực tế đất nước cũng như của địa phương và liên hệ thực tiễn với nội dungbài học

2.2.2 Nội dung dạy học phần một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp phong phú,

đa dạng

Nội dung dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp”- Địa lí 12

THPT phong phú, đa dạng, gồm những kiến thức, năng lực và phẩm chất sau: * Về kiến thức:

- Đặc điểm cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành( trồng trọt, chăn nuôi)

- Sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu

-Những thuận lợi, khó khăn để phát triển ngành thủy sản và đặc điểm phát triển, phân bốngành thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng), các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp nước ta (trồng rừng, khai thác chế biến gỗ và lâm sản) - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

* Năng lực:

14

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ, tự học

- Năng lực riêng: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực công nghệ, năng lực tính toán, ,

năng lực sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, sơ đồ, tranh ảnh, bảng số liệu, video … * Phẩm chất:

- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm

Với nội dung dạy học, các yêu cầu về kiến thức, năng lực và phẩm chất đa dạng như trên tạođiều kiện thuận lợi cho GV trong việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướngphát triển năng lực học sinh

2.2 Yêu cầu của việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

2.2.1 Yêu cầu của việc xây dựng tư liệu dạy học

Hệ thống tư liệu được thiết kế nhằm hỗ trợ người dạy và người học có được bộ tài liệutham khảo phù hợp, tin cậy cho từng mảng kiến thức hoặc từng bài học Vì thế, việc xây dựng

tư liệu dạy học cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Khi xây dựng tư liệu dạy học phải nghiên cứu hết sức tỉ mỉ và kỹ lưỡng chương trìnhcũng như nội dung định xây dựng Việc lựa chọn tư liệu để đưa vào sử dụng phải dựa trên tiêuchí là bám sát chương trình, phải lựa chọn được các tư liệu “đắt”và có giá trị, phải đảm bảođược những kiến thức địa lý cơ bản, hiện đại, cập nhật, phù hợp với xu thế phát triển trongnước cũng như của thế giới

- Hệ thống tư liệu xây dựng phải đơn giản, được sắp xếp logic, đảm bảo tính hệ thống,

dễ sử dụng, có tính phổ thông cao, có khả năng phổ biến rộng, đồng thời phải đa dạng, hấp dẫn đối với học sinh

Trang 21

- Với hệ thống tư liệu dạy học điện tử nhằm hỗ trợ dạy học ở tất cả các khâu và có tính tương tác cao như: tương tác giữa GVvới HS, giữa HS với HS (thông qua chức năng chatting, các diễn đàn…), tương tác giữa người dạy, người học với đối tượng học tâp (hệ thống bản đồ,

sơ đồ, video, giáo án…), tương tác giữa người với máy( người sử dụng với thiết bị, phần mềm…)

- Hệ thống tư liệu phải phục vụ đổi mới phương pháp trong dạy học địa lý theo hướng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng và phát triển năng lực học sinh

2.2.2 Yêu cầu của việc sử dụng tư liệu dạy học

- GV phải chọn lọc được tư liệu dạy học phù hợp với nội dung bài học, với các thiết bị và

hệ thống mạng hỗ trợ, với thời gian dạy học cho phép, với trình độ nhận thức và sử dụng tưliệu dạy học của HS

- Phải đảm bảo được chuẩn kiến thức, kĩ năng bài dạy và sử dụng tư liệu dạy học theo địnhhướng phát triển phẩm chất năng lực của HS, giúp HS vừa cập nhật được thông tin kiến thứcmới so với sách giáo khoa, vừa rèn luyện được kĩ năng sử dụng tư liệu dạy học, vừa nâng caonăng lực tin học - công nghệ

- Phải kiểm soát được mục đích của việc sử dụng tư liệu, biết cách khai thác, sử dụng tưliệu: GV có thể biến tư liệu đó thành phiếu bài tập, sử dụng các câu hỏi gợi mở để học sinh cóđịnh hướng và mục đích khi khai thác Đồng thời, cần chuẩn bị kịch bản cho việc kết nối giữanhững thông tin mà học sinh khai thác được từ tư liệu với nội dung kiến thức

15

của bài, có thể chuẩn bị cả những tư liệu mở rộng, bổ sung thêm để học sinh tham khảo saubài học Tuy nhiên cần cô đọng, chú ý kiến thức trọng tâm, không nên dàn trải, lan man, thamnhiều nội dung dẫn tới gây nhiễu đối với HS

2.3 Nguyên tắc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, phát triển năng lực của học sinh, việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phải dựa trên các nguyên tắc sau:

2.3.1 Bám sát mục tiêu bài học, bảo đảm tính định hướng vào nội dung Mục tiêu nội dung

bài học được xác định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và chính xác giúp giáo viên lựa chọn, thiết kế, xây dựng và sắp xếp các tư liệu phù hợp, tránh tình trạng dàn trải, lan man, gây nhiễu đối với học sinh Trước khi xây dựng một loại hình tư liệu nào đó, giáo viên phải xác định rõ trọng tâm về kiến thức, lựa chọn loại hình thể hiện phù hợp (bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh, video…), vì không phải bất kì một hình thức tư liệu nào cũng có thể chứa đựng được đầy đủ các loại thông tin

Khi học sinh nắm được mục tiêu nội dung bài học mà giáo viên đặt ra sẽ tự xác định cái đích mà mình cần hướng tới trong bài học… Từ đó giúp HS biết lựa chọn tư liệu học tập, cách học, tự tổ chức quá trình học tập của bản thân theo một định hướng rõ ràng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra

2.3.2 Đảm bảo tính chính xác, khoa học

Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt từ khâu hình thành ý tưởng, thiết kế sơ đồcấu trúc tài liệu cho đến khâu xây dựng và sử dụng tư liệu Hệ thống tư liệu cần được kiểmđịnh về độ chính xác, khoa học, đầy đủ về yêu cầu cơ bản, nguyên tắc khi sử dụng Trong quátrình tìm kiếm tư liệu, giáo viên cần lựa chọn các đầu sách của các tác giả và các nhà xuất bản

uy tín, đặc biệt là nguồn tư liệu khai thác trên mạng Internet cần phải lưu ý về

nguồn gốc, độ chuẩn xác, phù hợp với nội dung bài học

- Phải đảm bảo logic, hệ thống và khách quan giữa nội dung dạy học với tư liệu dạy học Để làm được điều đó, cần tuân thủ các định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thứcdạy học, KTĐG (đặc biệt là cách thức hoạt động của HS, sản phẩm của hoạt động học khi

Trang 22

khai thác tư liệu)

- Việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học dù ở mức độ nào, hình thức nào cũng phải tuân thủ các nguyên tắc, kĩ thuật tổ chức hoạt động mà người học là trung tâm

2.3.3 Đảm bảo tính sư phạm

Tư liệu ngoài mục đích cung cấp thông tin, bổ sung tri thức quan trọng còn phải tạo rađược một môi trường sư phạm, kích thích sự hứng thú, tăng tính tự giác, tư duy sáng tạo củahọc sinh Cụ thể:

- Tư liệu phải đơn giản, dễ hiểu, có tính hấp dẫn cả về nội dung và hình thức biểu hiện, giúp cho học sinh có thể dễ dàng khai thác các nguồn thông tin phục vụ cho việc học tập và mở rộng kiến thức

- Tư liệu phải phù hợp với quan điểm sư phạm, về tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục, gópphần giúp GV trong việc đổi mới các phương pháp dạy học tích cực GV sẽ phát huy được vaitrò là người hướng dẫn, khơi mở vấn đề, khuyến khích HS học tập, còn HS sẽ là

16

người chủ động lĩnh hội tri thức, độc lập suy nghĩ và tự kiến tạo nên nguồn tri thức của riêngmình, từ đó phát triển năng lực học tập cho HS như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tựhọc, các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tư duy, hình thành thái độ và cả niềm say mê đối vớimôn học

- Tư liệu phải tương thích với các đặc điểm của quá trình dạy học, giáo dục (đặc biệt là yêu cầu của dạy học phát triển NLPC) Phải đảm bảo HS là trung tâm của quá trình dạy học, không HS nào bị bỏ lại phía sau, đánh giá vì sự tiến bộ của người học, tôn trọng NL PC hiện

có của HS và phát triển một cách hiệu quả

2.3.4 Đảm bảo về mặt kĩ thuật, công nghệ

Với hệ thống tư liệu số cần được thiết kế một cách hài hòa, đơn giản, tránh lạm dụng cáchiệu ứng nhấp nháy, màu sắc, âm thanh gây mất tập trung cho người học Khi thiết kế tư liệucần chú ý đảm bảo tính thẩm mĩ về hình thức: màu sắc của nền, font chữ, cỡ chữ Đối vớitranh ảnh, hình vẽ, đoạn video….mờ nhạt thì không nên sử dụng

2.3.5 Hệ thống tư liệu phải tạo ra môi trường học tập mở và thuận tiện trong sử dụng Tư

liệu được xây dựng nhằm tạo ra một môi trường học tập mở, ở đó người học được trao đổi, tranh luận, chia sẻ với nhau về nhiều chủ đề bài học nên cần cung cấp nhiều công cụ giao tiếp như các diễn đàn thảo luận, các phương thức trao đổi online, offline… Chức năng tương tác được cụ thể hóa trong việc học sinh có thể tiến hành mọi thao tác trên hệ thống tư liệu điện tử,

từ việc tra cứu thông tin, xem sách tham khảo, khai thác các bài giảng được thiết kế sẵn đến việc được tương tác làm các bài tập trắc nghiệm khách quan Chức năng này phục vụ cho cả

GV và HS, hướng tới việc hỗ trợ cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh phát triển năng lực tự học

Để xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

chương trình địa lý 12 phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” một cách

hiệu quả cần đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất sau:

- Phải có các thư viện, nhà sách, các loại giáo trình, sách hướng dẫn, sách tham khảo, tạp

Trang 23

chí, mạng Internet … có liên quan đến tìm kiếm tư liệu cần xây dựng - Phải có đầy đủ các phương tiện học tập đặc trưng của bộ môn như bản đồ, atlat địa lí Việt Nam, các sơ đồ, biểu

đồ, tranh ảnh, video, số liệu cập nhật liên quan đến nội dung bài học

- Có các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, loa đài, tivi… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tư liệu dạy học trong các tiết học - Giáo viên phải biết sử dụngcác phần mềm dạy học cơ bản liên quan đến việc soạn tư liệu, sử dụng tư liệu dạy và học như Word, excel, powerpoint, vẽ biểu đồ, paint, phần mềm tạo và cắt video camtasia, biết dạy học trực tuyến qua LMS, zoom, google meet, biết

17

tạo các đường link để chuyển tư liệu dạy học đến tất cả HS và yêu cầu HS chuyển sản phẩmnghiên cứu tư liệu bài học đến cho GV và các HS khác thông qua sử dụng Padlet, googdrive,google form, …

2.5 Quy trình xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

2.5.1 Quy trình xây dựng tư liệu dạy học

Xây dựng tư liệu dạy học được thiết kế theo quy trình gồm các bước thể hiện như sau: Bước 1.

Nghiên cứu nội dung bài học để xác định tư liệu dạy học cần có, cần xây dựng

- Nghiên cứu tài liệu, phân tích nội dung cụ thể bài học, phát hiện những gì còn thiếu, những

gì sách giáo khoa chưa đề cập tới, trên cơ sở đó lập danh sách các tư liệu dạy học cần xây

dựng nhằm hoàn chỉnh nhận thức cho HS (Tìm ra danh mục các tư liệu còn thiếu)

Bước 2: Xây dựng tư liệu dạy học

- Tìm kiếm tư liệu dạy học phù hợp

Khi đã có danh sách các dạng tư liệu cần thu thập, GV cần lên kế hoạch tìm kiếm vàtập hợp các tư liệu dạy học: nguồn cung cấp, loại tư liệu, thời gian thu thập, cách thức thuthập GV căn cứ vào nội dung bài học và các loại tư liệu trong dạy học cần xây dựng để tiếnhành tìm kiếm, thu thập, cụ thể như sau:

+ Tìm kiếm ở các thư viện, nhà sách, các loại giáo trình, sách hướng dẫn, sách tham khảo, tạp chí… có liên quan đến nội dung cần xây dựng

+ Tìm kiếm ở các đồng nghiệp có tham gia giảng dạy phần kiến thức liên quan về các tư liệu như: Các sáng kiến kinh nghiệm, giáo án, đồ dùng - thiết bị dạy học tự tạo… + Tìm kiếm trên Internet Tìm kiếm thông tin, số liệu ở các website tin cậy như trang web tổng cục thống kê

Bước 3: Chọn lọc, biên tập tư liệu dạy học

Các tư liệu dạy học tìm kiếm rất phong phú, đa dạng Cần có sự chọn lọc sao cho hợp

lý và sát với nội dung dạy học nhất Một số tư liệu dạy học có thể biên tập lại để tư liệu thuđược đảm bảo phù hợp với nội dung và mục đích dạy học Tất cả các tranh ảnh, mô hình,video … đã được xử lí đều phải ghi chú nguồn khai thác, tác giả

Bước 4:Thiết kế, sắp xếp tư liệu dạy học thành hệ thống

- Thiết kế, sắp xếp tư liệu dạy học là một khâu trong quá trình xử lí thông tin, xử lí tư liệunhằm mục đích xây dựng ngân hàng tư liệu, tổ chức việc tra cứu và sử dụng các tư liệu đóđược thuận lợi, dễ dàng hơn trong quá trình dạy học Dựa trên kết quả biên tập, các tư liệu dạyhọc được sắp xếp theo hệ thống bài dạy Hồ sơ tư liệu dạy học gồm các thư mục:

- “Tư liệu văn bản” như sách, báo chí: Trong thư mục này có các thư mục nhỏ mang tên những loại sách, báo chí có liên quan đến nội dung của từng bài học

- “Tranh ảnh”: Trong thư mục này có các thư mục nhỏ mang tên nội dung của từng bài, chứa các file ảnh cần thiết cho mỗi bài

- “Bản đồ”: Trong thư mục này có hệ thống các bản đồ phục vụ cho từng bài dạy cụ thể -

Trang 24

“Biểu đồ”: Trong thư mục này có hệ thống các biểu đồ phục vụ cho một số bài học.

18

-“ Sơ đồ”: Một số sơ đồ phục vụ cho một số bài học

- “Video”: Các video liên quan đến một số bài học

-“Giáo án điện tử”: Một số giáo án được soạn dựa trên nguồn tư liệu 2.5.2 Quy trình sử

dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Quy trình gồm các

bước sau:

Bước 1: HS nhận nhiệm vụ học tập và các tư liệu dạy học liên quan - HS nhận nhiệm vụ,

xác định công việc phải thực hiện, từ các tư liệu dạy học giúp HS có nguồn để khai thác, lĩnh hội tri thức

- GV nên đặt vấn đề trước khi giao nhiệm vụ học tập cho HS GV cần phải dựa trên nhữngkiến thức mà HS đã biết để đặt vấn đề nhằm khiến HS xuất hiện nhu cầu tìm hiểu, giải thíchhiện tượng

Để phát triển năng lực học sinh, khi dạy học kiến thức mới GV có thể giao nhiệm vụ và tưliệu dạy học cho HS từ tiết học trước và yêu cầu HS về tự tìm hiểu ở nhà Thời gian trên lớptập trung vào khâu thảo luận và báo cáo kết quả học tập

- Cách thức giao nhiệm vụ và tư liệu dạy học: Giao trực tiếp bằng cách phát phiếu hướng dẫn học cho từng HS hoặc cho nhóm HS, hoặc giao gián tiếp bằng cách gửi tệp chứa nội dung

nhiệm vụ và tư liệu dạy học thông qua mạng Internet cho các nhóm Bước 2: HS khai thác

thông tin từ tư liệu dạy học để thực hiện nhiệm vụ học tập

HS làm việc với tư liệu dạy học để giải quyết nhiệm vụ được giao Để HS thực hiện tốtbước 2, GV cần chú trọng rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác thông tin từ tư liệu dạy học, baogồm các kĩ năng sau: kĩ năng đọc kênh chữ và tìm ý chính; kĩ năng khai thác thông tin từ tranhảnh, bản đồ , sơ đồ, bảng số liệu… kĩ năng khai thác nội dung, thông tin từ tài liệu kĩ thuật số(phim, video, …); kĩ năng trả lời câu hỏi; kĩ năng ghi chép, tái hiện nội dung

GV có thể hướng dẫn HS cách thức tự khai thác thông tin từ các tư liệu dạy học bằng các câu hỏi đàm thoại gợi mở hoặc yêu cầu HS làm việc nhóm/ hợp tác với nhau để hoàn thànhsản phẩm nhóm, chuẩn bị báo cáo kết quả

GV hướng hướng dẫn HS cách thức chuẩn bị báo cáo kết quả thảo luận Cách thức thảo luận được GV ghi rõ trong phần yêu cầu của nhiệm vụ học tập Nếu GV chia nhóm thảo luận, trong một nhóm chỉ rõ chức năng của các thành viên (nhóm trưởng, thư kí, thành viên), các công việc cần thực hiện, kết quả đạt được, cách thức chuẩn bị bài báo cáo kết quả thảo luận (trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao bằng phần mềm Microsoft PowerPoint,

hoặc trên giấy A0, hoặc mô hình sản phẩm (nếu có) Bước 3: HS trao đổi kết quả sử dụng

tư liệu dạy học

HS báo cáo bằng cách trình bày sản phẩm/câu trả lời ở trước lớp Nếu là thảo luậnnhóm, HS trình bày bài báo cáo kết quả thảo luận bằng phần mềm Microsoft PowerPoint, hoặctrên giấy A0, hoặc mô hình sản phẩm (nếu có) Các HS khác/nhóm khác nêu ý kiến chỉnhsửa và bổ sung …

Bước 4: Giáo viên và HS cùng đánh giá và kết luận nhiệm vụ

Cách thức nhận xét kết quả báo cáo: Hướng dẫn HS các ý kiến nhận xét sau không trùng lặp với nhóm trước Sau khi các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả, GV nhận xét về cách thức báo cáo, kết quả thực hiện nhiệm vụ và cuối cùng sẽ chính xác hóa kiến thức có liênquan đến nhiệm vụ học tập

Trang 25

Bài Mục/ Hoạt động Tư liệu dạy học Ghi chú

Khởi động Video: Việt Nam- Nông nghiệp bền

vững cho năng suất cao hơn và môitrường tốt hơn

Hình thành kiến thức mới:

- Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005 và 2016 (%)

- Bảng số liệu cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây - Hình ảnh về vai trò của sản xuất nông nghiệp

- Hình ảnh về một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở nước ta

- Bảng diện tích và sản lượng, năngsuất lúa lúa cả năm của nước ta, giaiđoạn 1990 -2020

- Bảng sản lượng gạo của Việt Nam

- Sản lượng một số cây lâu năm

- Tranh ảnh về một số cây công nghiệp và lược đồ trống

- Bài viết “10 cây công nghiệp chủ yếu ở nước ta”

- Hình ảnh về một số loại cây ăn quả - Diện tích gieo trồng một số

ăn quả

20

2 Ngành chăn nuôi nuôi - Hình ảnh về một số trang trại chăn

- Số lượng gia súc và gia cầm

Trang 26

- Bảng Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi năm 2021

- Bài viết những thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi nước ta

Luyện tập Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm

Vận dụng Video chiến lược phát triên ngành

chăn nuôi bền vững

Bài tập 1 - Bảng diện tích các loại cây trồng

phân theo nhóm cây giai đoạn 1990-

2020

- Bảng cơ cấu diện tích các loại câytrồng phân theo nhóm cây giai đoạn1990-2020

Bài tập 2 - Bảng diện tích cây công nghiệp nước

1 Ngành thủy sản

a Những điều kiện thuận lợi và

khó khăn để phát

triển thủy sản.

- Bài viết: Những khó khăn còn tồn tại của của ngành khai thác thủy sản

Trang 27

sinh thái.

b) Tài nguyên rùng của nước ta vốn giàu có nhưng bị suy thoái nhiều

Giảm tải

c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp - Bảng Diện tích rừng trồng mới tậptrung phân theo loại rừng giai đoạn

Đối với các bài giảm tải theo công văn hướng dẫn số 4040/BGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022, chúng tôi không xây dựng tư liệu dạy học cho những bài này

Trong quá trình xây dựng tư liệu dạy học, chúng tôi đã sử dụng các phần mềm hỗ trợ như powerpoint, camtasia 9, video edictor, paint, …

Các phương tiện dạy học cơ bản được đưa đến cho HS bằng các dữ liệu số, thông quacác trang mạng như zalo, facebook, google driver, padlet, google biểu mẫu HS tiếp nhận tưliệu dạy học với sự hỗ trợ của internet và điện thoại thông minh, máy tính phù hợp với hoàncảnh dạy học trực tiếp, ứng phó với đại dịch Covid 19

2.6.2.1 Xây dựng tranh ảnh

Bước 1: Căn cứ vào nội dung của bài học, của từng mục, giáo viên quyết định lựa chọn các

bưc tranh theo chủ đề, từ đó đưa ra một số từ “chìa khoá” quan trọng

Trang 28

hình ảnh vào thư mục mới, đặt tên cho thư mục và file hình ảnh vừa lưu VD: Sử dụng

Paint để chỉnh sửa tranh ảnh, cắt những phần không cần thiết

2.6.2.2 Xây dựng bảng số liệu

Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch sử dụng các tư liệu dạy học của bài học, xác định bảng số liệu

cần cập nhật, cần xây dựng

Bước 2 Lấy số liệu thô ở các trang wed tin cậy như trang wed Tổng cục thống kê Việt Nam

Việt Nam (https://www.mard.gov.vn/Pages/default.aspx), Kinh tế VIệt Nam: (https://

vneconomy vn/) …

Bước 3: Tải số liệu thống kê về máy, xây dựng lại bảng số liệu cho phù hợp với nội dung bài

học ở Excel

Bước 4: Lưu bảng số liệu vào vào thư cần thiết

VD: Xây dựng bảng số liệu về diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong excel

23

2.6.2.3 Xây dựng biểu đồ từ bảng số liệu đã xây dựng trước đó

Để xây dựng bản đồ, chúng tôi sử dụng phần mềm excel

Bước 1: Phải xây dựng được bảng số liệu chuẩn xác về tên bảng, đơn vị, giá trị của các thành

phần trong bảng

Trang 29

Bước 2: Bôi đen vùng số liệu cần vẽ biểu đồ Sau đó vào insert, chọn dạng biểu đồ thích hợp

cần vẽ

Bước 3: Hoàn chỉnh các thông tin trên biểu đồ như chọn dạng kí hiệu, ghi tên biểu đồ, hiển thị

giá trị của đối tượng, …

Bước 4: Lưu file biểu đồ hoàn chỉnh vào thư mục cần thiết

Ví dụ: xây dựng biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng lúa và ngô giai đoạn 2005-2020

2.6.2.4 Xây dựng video tư liệu dạy học

Để xây dựng video, chúng tôi sử dụng phần mềm powerpoint có tích hợp thêm phần mềm iSpring siute 10 để cắt chỉnh video cho phù hợp với nội dung bài học hoặc dùng hình ảnh và dữ liệu mới để làm 1 video khác Chúng ta có thể lấy video có nội dung chuẩn ở một số trang mạng sau đó cắt chỉnh những phần không cần thiết bằng phần mềm camtasia hoặc cách đơn giản nhất là cắt video trực tuyến trên mạng

Bước 1: Chọn từ chìa khoá phù hợp, gỡ từ chìa khoá vào google video

Bước 2: Xem và chọn lọc video có nội dung phù hợp, tải về máy

Bước 3: Trên google gõ từ “cắt video trực tuyến”, sau đó tải video từ máy tính lên, chọn

cắt đoạn cần thiết rồi tải video đã cắt về, lưu với tên phù hợp vào thư mục cần thiết

24

Trang 30

2.6.2.5 Xây dựng bộ câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá HS

Bộ câu hỏi bài tập sẽ được sử dụng sau khi học xong một bài hoặc sau khi học xong phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12

Đối với dạng câu hỏi trắc nghiệm sau khi học xong một bài, GV nên xây dựng số lượngcâu vừa phải (tối đa 5-7 câu) Thường xây dựng ngay trong bài giảng powerpoinnt Phần luyệntập

Đối với dạng câu hỏi bài tập để HS đánh giá sau khi học xong toàn bộ nội dung về

“Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12 thì GV tạo câu hỏi trong

Google biểu mẫu để HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm, đánh giá kết quả học tập của HS sau khihọc xong phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp”

25

Trang 31

2.6.2.6 Hướng dẫn học sinh xây dựng tư liệu dạy học

Bên cạnh việc GV xây dựng tư liệu dạy học để cung cấp cho HS, chúng tôi còn hướng dẫn HS tự tìm kiếm thông tin, xây dựng tư liệu dạy học Cách thức hướng dẫn HS tự xây dụng

tư liệu dạy học như sau:

- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3-5 HS (nhóm tự nguyện hoặc danh sách nhóm do GV lấy)

- Yêu cầu HS đọc nội dung nhỏ của bài, thường là một mục nhỏ Ví dụ: mục 2a) chănnuôi lợn và gia cầm, tìm ra các thông tin còn thiếu trong mục này mà các em quan tâm nhưngchưa hiểu rõ và muốn biết về thông tin đó

- Hướng dẫn HS lên mạng lấy thông tin:

+ Gõ từ chìa khoá cần tìm vào Google

+Chọn dạng thông tin muốn thu thập: tất cả/hình ảnh/tin tức/video/web …

26

Trang 32

+ Tải thông tin về máy tính, lưu vào ổ đĩa cần thiết

+ Chỉnh sửa thông tin cho phù hợp với nội dung bài học Thông tin cần biết được trình bày có thể dưới các dạng sau: word, powerpoint, video, hình ảnh, biểu đồ, bảng số liệu,

+ Chia sẻ thông tin với các bạn khác Vì chúng tôi chỉ yêu cầu mỗi nhóm HS sưu tập

và biên soạn một số tư liệu dạy học cho một phần nhỏ nội dung bài học nên sau khi các nhómtìm xong tư liệu dạy học, chúng tôi đã yêu cầu HS đưa tư liệu của nhóm mình lên Padlet Linkpadlet đã được GV tạo và chuyển cho HS từ trước đó Ở phần này, nhóm chúng tôi đã tạo 2link padlet và yêu cầu HS nộp sản phẩm của nhóm

Ngày đăng: 03/07/2022, 07:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w