SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT TRƯỜNG THI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CHINH PHỤC KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆU QUẢ Ở MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI T
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG THI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CHINH PHỤC KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆU QUẢ Ở MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TRƯỜNG THI
Người thực hiện: Đỗ Thị Hạnh Chức vụ: Giáo viên bộ môn SKKN thuộc môn: GDCD
THANH HÓA, NĂM 2020
Trang 2MỤC LỤC
1 Mở đầu 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nhiên cứu 1
1.3.Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.1 Phương pháp quan sát khoa học 2
1.4.2 Phương pháp điều tra, thống kê, xử lý số liệu 2
1.4.3 Phương pháp thực nghiệm khoa học 2
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2
2 Nội dung 2
2.1 Cơ sở lý luận 2
2.2 Thực trạng 3
2.2.1 Về phía học sinh: 3
2.2.2 Về phía giáo viên: 4
2.3 Một số giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao hiệu quả làm bài thi trắc nghiệm GDCD 4
2.3.1 Giải pháp giáo viên sử dụng để nâng cao hiệu quả làm bài trắc nghiệm cho học sinh 4
2.3.2 Giải pháp học sinh sử dụng để nâng cao hiệu quả làm bài trắc nghiệm 8
2.4 Hiệu quả của sáng kiến 10
2.4.1 Trong giảng dạy 10
2.4.1.1 Đổi mới phương pháp dạy và học 10
2.2.1.2 Đổi mới phương pháp học 11
2.2.1.3 Đổi mới phương pháp đánh giá 11
2.4.2 Đối với thực tiễn 11
3 Kết luận và kiến nghị 16
3.1 Kết luận 16
3.2 Kiến nghị 16
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 18
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 41 Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài.
Trắc nghiệm là một hình thức thi đã và đang được áp dụng vào các kì thiquan trọng của Việt Nam Năm học 2019- 2020, là năm thứ tư Bộ GDĐT quyếtđịnh đưa môn GDCD vào danh sách các môn thi, trong kì thi THPT Quốc gia.Việc lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi Khoa học xã hội, trong kì thi đãthấy được bước đi quan trọng của Bộ GDĐT trong việc cụ thể hóa kế hoạch vàhành động để thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI về đổi mới căn bản và toàn diện trong GDĐT: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ vàđồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triểntrí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cho công dân Nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lốisống, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn …Trướctình hình này, một câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để dạy và học tốt môn GDCD,đáp ứng tốt nhất cho các em chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng để tham giathi và thi tốt môn GDCD Cấu trúc đề thi có thay đổi so với năm học 2018-
2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cắt giảm chương trình do ảnh hưởng củadịch COVID 19 Tuy nhiên lượng kiến thức vẫn nhiều, tương đối khó với nhậnthức lứa tuổi các em, thời lượng tiết học môn GDCD quá ít chỉ 1 tiết /tuần Điềunày khiến cho các em rất lo lắng khi không biết phải ôn tập từ đâu và bắt đầunhư thế nào? Làm thế nào để các em không ngỡ ngàng khi tiếp xúc với đề thi,
mà thay vào đó là các em có thể làm hết bài thi, hạn chế tối đa điểm thấp, Đồng thời qua quá trình tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy, giúp bảnthân tôi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình Chính vì những lí
do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài“Một số giải pháp giúp chinh phục kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiệu quả ở môn Giáo dục công dân tại trường trung học phổ thông Trường Thi”
Trang 51.3.Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng dạy và học học sinh khối 11 và 12 trường THPT Trường Thitrong suốt 3 năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019 và 2019 - 2020 Để rút ra cácgiải pháp mang lại hiệu quả trong quá trình làm bài thi THPT Quốc gia
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1 Phương pháp quan sát khoa học.
- Quan sát trực tiếp đối tượng cần nghiên cứu là học sinh khối 11 và 12 tạitrường THPT Trường Thi thông qua quá trình học trên lớp Từ đó đánh giá hứngthú cũng như năng lực học của từng học sinh
1.4.2 Phương pháp điều tra, thống kê, xử lý số liệu.
- Điều tra khảo sát việc học tập trên thực tế của học sinh ở môn GDCD.Bên cạnh đó phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả giảng dạy cũng như làm bàicủa các em thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Cũng như qua các kì thikiểm tra đánh giá ở trường
1.4.3 Phương pháp thực nghiệm khoa học.
Vận dụng những giải pháp nêu ra trong sáng kiến này vào quá trình giảngdạy đối với đối tượng học sinh lớp 12 trong suốt 3 năm học 2017 – 2018, 2018– 2019 và 2019 – 2020 Để thấy được sự hiệu quả của các giải pháp đưa ra
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Phân tích, đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn của giáo viêncũng như học sinh ở trường THPT Trường Thi trong quá trình dạy và học
- Đưa ra những giải pháp chi tiết, cụ thể giúp giáo viên giảng dạy có địnhhướng, trọng tâm, đúng đối tượng Giúp học sinh học sinh biết cách học bài vàlàm bài thi trắc nghiệm môn GDCD trong kì thi tốt nghiệp THPTQG đạt hiệuquả Làm cơ sở giảng dạy và học tập trong những năm tiếp theo
2 Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận.
Môn Giáo dục công dân ở bậc Trung học phổ thông là mon học có nộidung rất phong phú và đa dạng, lien quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều bộ mônkhoa học khác nhau Vì vậy, để hiểu, nắm bắt và vận dụng được các kiến thức,
kỹ năng vào giải quyết các vấn đề cuộc sống đặt ra là việc vô cùng khó khănphức tạp Nhận thức tầm quan trọng và vị trí của môn Giáo dục công dân trong
hệ thống chương trình phổ thông cũng như trong cuộc sống thường nhật đối vớimỗi cá nhân, đặc biệt là các em học sinh; Những năm gần đây Bộ Giáo dục vàĐào tạo, các nhà khoa học, các nhà giáo dục…liên tục kiến nghị và định hướngmôn Giáo dục công dân trở thành môn học cơ bản nằm trong hệ thống các mônthi tốt nghiệp THPT QG và xét tuyển đại học
Trên lộ trình đổi mới toàn diện giáo dục, năm học 2016 – 2017 Bộ Giáodục và Đào tạo chính thức lựa chọn bộ môn Giáo dục Công dân là một trong 9môn thi tốt nghiệp THPT và đại học Công văn số 4818 của bộ Giáo dục và Đàotạo về phương án tổ chức thi THPT Quốc Gia năm 2017 Theo đó có 5 bài thigồm 3 bài thi độc lập là Toán , Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Tổ hợpkhoa học tự nhiên gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tổ hợp khoa học
xã hội gồm các môn Lịch sử, Đại lý, Giáo dục công dân Theo đó, sẽ lấy kếtquả 4 bài thi gồm 3 bài thi bắt buộc và 1 bài thi tổ hợp làm căn cứ xét tốt nghiệp
Trang 6THPT Trong đó môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, còn các môn khác thitheo hình thức trắc nghiệm.
Căn cứ vào đề thi tốt nghiệp THPT chính thức từ các năm 2017, và đề thiminh họa lần 2 năm 2019 – 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như căn cứkết quả học tập môn Giáo dục công dân của các em học sinh tại trường THPTTrường Thi
2.2 Thực trạng
2.2.1 Về phía học sinh:
- Thuận lợi: Học sinh trường THPT Trường Thi đa phần các em đều ngoan,
có ý thức học tập và rèn luyện Hơn nữa Bộ GDĐT đã đưa môn GDCD vào tổhợp môn thi Khoa học xã hội để xét tốt nghiệp, toàn trường có 74 học sinhđăng kí tổ hợp môn này, nhìn chung các em học sinh đã có ý thức học mônGDCD hơn
- Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thì còn có một số khó khăn sau.
+ Mặc dù đa số các em học sinh đều có ý thức học tập và rèn luyện Tuynhiên bên cạnh đó vẫn còn một số ít học sinh vẫn còn lơi là, ý thức học tập chưathật sự cao
+ Vì do khách quan và chủ quan mà từ lâu đến nay học sinh còn coi nhẹmôn GDCD, xem đó là môn “phụ” Hơn nữa, môn học này không có mặt hầuhết trong các kì thi quan trọng như thi Đại học, Cao đẳng nên học sinh lớp 12thường học chỉ đủ điểm, bỏ qua việc suy ngẫm, tìm hiểu sâu kiến thức sau mỗibài học Các em chỉ quan tâm đến các môn học mà các em định hướng nghềnghiệp tương lai sau này, nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú với mônhọc, nhiều em vẫn còn tư tưởng chờ đợi, ỷ lại, thậm chí lười biếng trong học tập
và rèn luyện Việc học ở một số em vẫn còn dừng lại ở học đối phó với thầy cô
mà chưa nhận thức được rằng, việc học là nhằm trang bị kiến thức, rèn luyện kĩnăng, phát triển phẩm chất, năng lực để sau này lập nghiệp… dẫn đến chấtlượng môn học còn thấp
+ Hiện nay dung lượng kiến thức trong từng bài, từng tiết học GDCD dài
và nặng, thời lượng dành cho môn GDCD chỉ có 1 tiết / tuần nên đã làm chomột bộ phận không nhỏ học sinh chưa thích thú với môn học nên chất lượngmôn GDCD chưa cao
+ Năm học 2019-2020 này, toàn trường có 74 học sinh đăng kí tổ hợpKhoa học xã hội Trong số đó gồm có các em thi các khối khác nhau như khối
D, khối C… còn môn GDCD các em thi trong tổ hợp môn Khoa học xã hội, kếtquả chỉ dùng để xét tốt nghiệp, nên hầu hết các em thường đầu tư thời gian vàcông sức cho việc học các môn các em thi để xét tuyển nguyện vọng vào cáctrường Đại học, Cao đẳng Còn một số em thi chỉ để xét tốt nghiệp, thì lực họccủa các em còn nhiều hạn chế…
+ Năm học 2019 -2020 này cũng là năm nhiều trường Đại học trên cả nướctiếp tục chọn lựa môn GDCD làm môn xét tuyển cho một số ngành học Chính
vì vậy, việc giảng dạy và học cũng như ôn tập làm sao đem lại kết quả cao làmột thách thức không nhỏ đối với giáo viên cũng như học sinh chọn mônGDCD làm môn đăng ký xét tuyển Đại học
Trang 7+ Trường THPT Trường Thi là một trong những trường dân lập, chất lượngđầu vào so với một số trường chưa cao, HS mũi nhọn không nhiều, nếu có thì đa
số các em chọn tổ hợp môn Khoa học tự nhiên Nên để có chất lượng đảm bảođối với môn GDCD, đặc biệt để có chất lượng khá, giỏi phải đòi hỏi công laocủa người giáo viên bỏ ra là không nhỏ
2.2.2 Về phía giáo viên:
- Thuận lợi: Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đang
còn trẻ nên rất nhiệt huyết, tích cực trong việc tiếp cận đổi mới phương pháp dạyhọc Thường xuyên trau dồi, học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ Giáo viên hào hứng, hăng hái với kì thi tốt nghiệp này, có tinh thần tráchnhiệm cao trong quá trình giảng dạy, cũng như chất lượng trong kì thi tốt nghiệpTHPT sắp tới
- Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thì còn có một số khó khăn sau.
+ Vì là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, nên trong quá trình giảngdạy có những hạn chế nhất định Trường THPT Trường Thi, hiện tại chỉ có mộtgiáo viên cơ hữu dạy môn GDCD, cùng một lúc phải dạy cả ba khối: 10, 11, 12.Nên sẽ rất vất vả trong tất cả các khâu từ soạn bài, giảng dạy, ôn luyện cho họcsinh…Vì giáo viên dạy rất nhiều lớp, số lượng HS đông, tính chất môn học lại
có thời lượng rất ít, 1 tiết/ tuần nên không thể quan tâm, động viên, hay uốn nắmkịp thời hết được tất cả các em HS Trong trường lại không có giáo viên nàocùng chuyên môn để cùng trao đổi, chia sẽ, học hỏi, rút kinh nghiệm cho nhau,nên tự bản thân tôi phải tìm tòi, học hỏi…cũng rất vất vả và khó khăn
+ Đây là năm thứ tư môn GDCD tham gia vào kì thi tốt nghiệp, nhưng mới
là năm thứ hai môn GDCD được đưa vào xét Đại học ở một số trường Vì vậy,người giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ những năm họctrước Để có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, để làm sao giúp học sinhcủa mình không những nắm được kiến thức, có kĩ năng và thái độ đúng đắn, màcòn thích ứng với kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới một cách tốt nhất
Năm học 2019 - 2020, Bộ GDĐT có đổi mới trong kì thi THPT Quốc gia
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số giải pháp góp phần nângcao hiệu quả cho học sinh khi làm bài thi trắc nghiệm môn GDCD
2.3 Một số giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao hiệu quả làm bài thi trắc nghiệm GDCD.
Từ xu hướng và cấu trúc ra đề của Bộ GDĐT, thì để nâng cao chất lượnggiáo dục ở các bậc THPT nói chung, ở lớp 11, lớp 12 môn GDCD nói riêng, thì
từ trong giảng dạy đến việc cải tiến hệ thống kiểm tra đánh giá kết quả học sinhđóng vai trò hết sức quan trọng Bên cạnh những phương pháp truyền thống,chúng ta có thể áp dụng phương pháp khác nhau cho phù hợp với tinh thần đổimới hiện nay Để có thể giúp học sinh làm tốt bài thi trắc nghiệm khách quan thìcần phải đáp ứng một số yêu cầu và giải pháp sau:
2.3.1 Giải pháp giáo viên sử dụng để nâng cao hiệu quả làm bài trắc nghiệm cho học sinh.
Thứ nhất: Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức cho học sinh.
Nhận thức tư tưởng của một bộ phận học sinh còn hạn chế, vì lâu nay học sinh ítquan tâm đến bộ môn nên khó thay đổi nhận thức, tư tưởng tình cảm của các
Trang 8em đối với bộ môn Nhiều em còn tư tưởng chờ đợi, ỷ lại, ăn may…Chính vìvậy, để nâng cao chất lượng học tập, giáo viên cần phải làm tốt công tác giáodục tư tưởng nhận thức được việc học tập đối với bản thân các em là một nhucầu tự thân, học để ngày mai lập nghiệp, lập thân, chứ không đơn thuần là thi
cử Nên trong quá trình giảng dạy giáo viên thường xuyên quan tâm tới HS,khuyến khích, động viên những HS có ý thức tốt cũng như có những uốn nắmkịp thời đối với những HS có thái độ chưa đúng, giáo viên bộ môn có thể kếthợp cùng với giáo viên chủ nghiệm lớp và các đoàn thể khác trong trường…để
có phương pháp giáo dục tối ưu nhất phù hợp với đối tượng HS
Thứ hai: Dạy học theo chương trình chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ
GDĐT; tăng cường đầu tư soạn giảng, đi sâu khai thác trọng tâm bài học, giúphọc sinh nắm được bản chất vấn đề Để nâng cao chất lượng trong quá trình dạyhọc cũng như đáp ứng tốt nhu cầu cho thi tốt nghiệp có kết quả cao, thì ngườigiáo viên phải tăng cường đầu tư cho soạn giảng, tập trung khai thác kiến thứctrọng tâm, cơ bản của bài, giúp học sinh nắm chắc được bản chất của bài họcchứ không nhất thiết là phải học thuộc lòng từng khái niệm, định nghĩa, nộidung như sách giáo khoa, mà điều quan trọng là biết phân tích, tổng hợp, lí giải,nhận xét, đánh giá các hiện tượng pháp luật trong thực tiễn đời sống xã hội.Ngược lại nếu kiến thức dàn trải học sinh phải ôn đồn quá nhiều nội dung, sẽ rấtkhó cho học sinh trong quá trình ôn luyện, dẫn đến kết quả có thể không nhưmong muốn…
Thứ ba: Trong quá trình giảng dạy phải chú ý đến đối tượng học sinh, nhất
là học sinh có học lực trung bình, yếu Thường trong lớp học có rất nhiều đốitượng học sinh khác nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém Vì vậy, trong quátrình giảng dạy giáo viên phải thật sự kéo léo để có thể phát huy tính tích cựcsáng tạo của học sinh khá giỏi, đồng thời luôn quan tâm, giúp đỡ học sinh yếu,kém để học sinh đó tiến bộ có thể bằng nhiều cách khác nhau như ôn luyện, phụđạo thêm… để củng cố thêm kiến thức và kĩ năng cho các em, giúp các em tự tin
và sẽ làm bài tốt hơn trong kì thi tốt nghiệp THPT
Thứ tư: Tăng cường ôn luyện và kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm theo
hướng ra đề của Bộ GDĐT Để làm được điều này, bên cạnh người giáo viênphải nắm được xu hướng, cấu trúc ra đề thi của Bộ GDĐT như trên đã trình bày,thì người giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏitrắc nghiệm cho từng phần kiến thức, cho mỗi bài, theo cấp độ nhận thức khácnhau, cho học sinh tiếp cận thường xuyên với câu hỏi trắc nghiệm khách quan.Đối với giáo viên để có thể thuận lợi cho việc biên soạn câu hỏi trắc nghiệmkhách quan trong quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá định kì, cũng như trongquá trình ôn luyện cho học sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia có kết quả cao
thì cần phải nắm được một số khái niệm; mục đích viết câu hỏi kiểm tra, đánh
giá; kĩ thuật xây dựng ma trận và biên soạn câu hỏi và một số yêu cầu đối vớicâu hỏi trắc nghiệm
- Khái niệm: Trắc nghiệm khách quan là một phương tiện đo lường khả
năng học tập của học sinh một cách tương đối chính xác nhờ số điểm được quyếtđịnh do bài trắc nghiệm tạo ra, không bị chi phối bởi tác động của người chấmbài (vì câu trả lời đã có sẵn, để có thể đánh giá chính xác năng lực của học sinh)
Trang 9- Mục đích của viết câu hỏi kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm
+ Đối với giáo viên:
Để dạy theo chuẩn và đạt chất lượng cao
Để đổi mới phương pháp dạy học
Để đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá (Xây dựng được ngân hàng câuhỏi phục vụ ra đề kiểm tra, đề thi)
+ Đối với học sinh:
Để tự học, để tổ chức học nhóm
Để nắm vững nội dung, chuẩn xác việc học đạt chất lượng cao
Để đáp ứng các kì thi, kiểm tra (đáp ứng kì thi THPTQG 2018, 2019)
- Quy trình viết câu hỏi TNKQ theo bài học/chủ đề
B1 Xác định các chuẩn cần đo (chuẩn KT, KN, TĐ)
B2 Xây dựng bảng mô tả
B3 Xác định số câu cho từng nội dung, từng mức độ
B4 Biên soạn hệ thống câu hỏi theo bảng mô tả
B5 Kiểm tra lại câu hỏi theo các mức độ mô tả
B6 Kiểm tra lại câu hỏi theo các mức độ mô tả
- Trong đề thi THPT Quốc gia năm nay có 4 cấp độ nhận thức với tỉ lệ:Nhận biết (30%), thông hiểu (30%), vận dụng thấp (20%), vận dụng cao (20%) + Nhận biết: là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây Đây làmức độ yêu cầu nhận thức thấp nhất, thể hiện ở chỗ học sinh có thể và chỉ cầnnhớ và nhận ra, khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thùcủa một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng
+ Thông hiểu: là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm,
sự vật, hiện tượng ; giải thích chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sựvật, hiện tượng Là mức độ cao hơn của nhận biết nhưng là mức độ thấp nhấtcủa việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng liên quan đến ý nghĩa của mối quan hệgiữa khái niệm, thông tin mà học sinh đã biết hoặc đã học Thể hiện bằng việcchuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác…
+ Vận dụng: là khả năng vận dụng kiến thức đã học vào hoàn cảnh cụ thểmới như vận dụng hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòihỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên líhay ý tưởng để giải quyết vấn đề nào đó Trong đó vận dụng là hiểu biết thôngtin để giải quyết vấn đề đặt ra tương tựa như nội dung, tình huống đã học…+ Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết hoặcđưa ra phương án giải quyết một vấn đề, tình huống mới (giống với những tìnhhuống mà học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội, không giống những vấn đề, tìnhhuống đã học hoặc trình bày trong sách giáo khoa), thao tác tư duy ( 4 thao táctrở lên)
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần được biên soạn đáp ứng những yêucầu cơ bản sau:
+ Yêu cầu khi viết câu dẫn:
-> Câu dẫn phải diễn đạt rõ ràng, phải đưa ra được thông tin để học sinhhiểu câu hỏi và biết rõ nhiệm vụ mình phải hoàn thành Ý chính để hỏi phải nằmtrong câu dẫn (tốt nhất nên để ở đầu câu)
Trang 10-> Nên trình bày theo định dạng câu hỏi thay vì định dạng hoàn chỉnh câu -> Nên viết ngắn gọn tránh dài dòng Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữnhiều lần.
-> Nên trình bày ở thể khẳng định Nếu sử dụng dạng phủ định thì cần inđậm ở từ phủ định
-> Nếu viết dạng câu hỏi thì cuối câu có dấu chấm hỏi (?) Nếu viết dạnghoàn chỉnh câu thì để trống, tức là không có dấu (:)
+ Yêu cầu khi viết các phương án lựa chọn:
-> Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần
-> Nên giải thích lí do vì sao đó là phương án nhiễu Phương án nhiễuthường được xây dựng trên các lỗi hoặc nhận thức sai lệch của HS
-> Không sử dụng cụm từ: “Tất cả các phương án trên”, “Không cóphương án nào”, “a và b đúng” “a và b sai”
- Lưu ý nội dung khi biên soan câu hỏi trắc nghiệm:
-> Nội dung trong SGK bao gồm cả phần tài liệu tham khảo, phần bài tập.-> Không trái đường lối, chính sách của Đảng và NN
-> Không trái thuần phong, mỹ tục
-> Tránh vấn đề tế nhị, nhạy cảm trong xã hội
-> Tránh vi phạm sở hữu bản quyền, sở hữu trí tuệ
=> Từ việc nắm vững một số kĩ thuật khi xây dựng và biên soạn câu hỏi
trắc nghiệm khách quan , điều này sẽ góp phần dễ dàng cho giáo viên biên soạncâu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh,giúp các em làm quen và hình thành kĩ năng làm bài trắc nghiệm theo hướng của
Bộ GDĐT ra trong kì thi tốt nghiệp THPT
Thứ năm: Giáo viên phải thật sự nghiêm túc trong khâu kiểm tra đánh
giá học sinh Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong quá trình dạy, mục đíchcủa kiểm tra đánh giá là để xếp loại học sinh, kiểm định chất lượng dạy học.Nếu chúng ta làm tốt công tác này định kì và thường xuyên, phản ánh kháchquan kết quả học tập, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời về phương pháp để cho phùhợp với đối tượng học sinh, có thể khuyến khích được tính tích cực của các emhọc sinh khá giỏi, đồng thời cũng có thể tiến hành ôn thi, phụ đạo cho học sinhyếu kém, non về kiến thức, yếu về kĩ năng để giúp các em khắc phục, từng bướcvươn lên trong học tập, để có được kết quả như mong muốn
Thứ sáu: Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải hiểu
rõ về từng mục tiêu của bài, về thời gian và khả năng nhận thức của học sinh thìchúng ta có thể chọn phương pháp tối ưu cho từng bài, từng đơn vị kiến thức.Nội dung chương trình GDCD không thể tách rời việc liên hệ thực tiễn cuộcsống Do vậy việc sưu tầm tài liệu cần phải lựa chọn, cập nhật thông tin mới có