1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi

20 78 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục mầm non là mắt xích đầutiên đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn tiếp theo Mục đíchcủa giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện, hình thànhnhững cơ sở đầu tiên cho nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Muốn thực hiện được mục tiêu đó, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho trẻtham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng trong đó phải kể đếnhoạt động giáo dục âm nhạc Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuậtgiáo dục con người, nhất là đối với trẻ Âm nhạc là một trong những loại hìnhnghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo sự tập trung chúý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.

Thật vậy, bởi mỗi người chúng ta ngay từ khi mới sinh ra đã được nghenhững lời ru, tiếng hát, câu hò …của bà, của mẹ Chính từ cái nôi đầu đời ấy đãđưa tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc Và đối với trẻ, âm nhạc cũng dường nhưlà một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc thăng hoa Âm nhạc có sức lay động tìnhcảm kỳ lạ, có thể đánh thức tâm hồn con người bằng những âm thanh nhẹ nhàng,bay bổng Những lời ca và giai điệu ngọt ngào sâu lắng đã giúp trẻ có nhữngrung cảm mạnh mẽ Từ đó, trẻ biết cảm nhận tác phẩm và trải nghiệm nhữngcảm xúc, ý nghĩ của mình để dần khám phá cuộc sống xung quanh trẻ.Vì vậygiáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động Âm nhạc ở trường mầm non gópphần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ Thông thường, khi nghenhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu Tay đung đưa, chân gõ nhịp,đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát Nhiều khi các em nhỏ vừa nghenhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình

Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sởsinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăngbằng Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc xảy racùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thờigian” Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mốiquan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng Các bài hát, bảnnhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âmnhạc Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hìnhtượng âm nhạc Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sựkhéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âmnhạc Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảmxúc, giao tiếp với bạn bè.

Hiện nay, chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong cáctrường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theođúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội vàđiều kiện thể hiện khả năng của mình Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viênchưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa vận dụng lý

Trang 2

thuyết vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫntới kết quả chưa đạt được so với yêu cầu Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiêntiến để dạy trẻ Mẫu giáo vận động theo nhạc là rất cần thiết, cần được chú trọng.

Đặc biệt là khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ 4-5 tuổi còn nhiều hạn chếtrẻ đang còn hình thái bắt chước, yêu cầu của phụ huynh đối với trẻ rất cao đểgiúp các con có thể hòa nhập và cảm thụ âm nhạc một cách tốt nhất Vì vậy tôinhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc, tôi nghiên

cứu để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vận động theo nhạc chotrẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường Mầm non Quảng cát - Thành phố ThanhHóa”

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu hoạt động vận động theo nhạc của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi, tìmra được một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy nhằm hình thành kỹ năng vậnđộng theo nhạc cho trẻ.

Góp phần giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và sự phát triểntâm sinh lý của trẻ.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho

trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non Quảng cát -Thành phố Thanh Hóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan tới đề tài: Đọc và nghiên cứu tàiliệu liên quan đến hoạt động âm nhạc.

- Phương pháp trực quan thính giác: dụng cụ âm nhạc, nhạc

- Phương pháp quan sát: Quan sát trẻ hoạt động trong giờ học tìm ra những ưu,nhược điểm của trẻ để giúp trẻ phát huy và khắc phục những nhược điểm đó.- Phương pháp đàm thoại: : Quan sát, trò chuyện với trẻ.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Tổng hợp kết quả khảo sát trẻ.

- Phương pháp thực hành nghệ thuật :Tổ chức kịch bản cho trẻ tham gia, ngàyhội, ngày lễ

2 NỘI DUNG2.1 Cơ sở lý luận.

Khác với các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, điện ảnh, âmnhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể, âm nhạc bằng ngônngữ riêng là giai điệu âm sắc, cường độ, nhịp độ, hoà âm tiết tấu đã thu hút, hấpdẫn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.

Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi Mầm non có thể chia làm 2 nhómtrên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.

+ Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tínhchất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảy…trẻ nghe và phân biệtcao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu.

+ Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vậnđộng theo nhạc.

Trang 3

Tất cả các động tác vận động theo nhạc như: gõ nhịp, âm hình, tiết tấu,múa…đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗiloại vận động có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu.

Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu,nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm.Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm,không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét…

Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế,dáng điệu, động tác đẹp Các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tínhchất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca Tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây dựngthành điệu múa Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của trẻ mà múa có thểlà những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, miêu tả thiên nhiên… Múađược sử dụng chủ yếu với độ tuổi Mẫu giáo Cùng với sự phát triển của trẻ thìkỹ năng múa của trẻ ngày càng rõ ràng và đa dạng Bên Cạnh đó Vận động theonhạc giáo dục nhịp điệu cho trẻ bằng sự vận động của cơ thể, phù hợp với tínhnăng động của trẻ.

Trẻ 4-5 tuổi biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thayđổi bước chuyển động theo điệu nhạc, từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sangtốc độ nhanh hơn hoặc thực hiện các bước nhảy: Bước nhảy thẳng, xoay tròn,biết xoay xung quanh bạn và nhảy vòng tròn một mình, nhảy đổi nhóm, từ nhómnhảy toả ra theo các hướng rồi tụ lại, nhảy có cầm đạo cụ, biết chuyển đội hìnhđơn giản, làm các đông tác nhảy chân sáo, đá chéo chân, cùng với người lớn tậpduyệt các bài hát, truyền đạt các bài mẫu trò chơi Trẻ 4-5 tuổi có khả năng sửdụng các nhạc cụ như phách tre, xắc xô trống đệm theo nhịp, tiết tấu chậm Cóthể thổi kèn cho các giai điệu đơn giản trên cơ sở 1 - 2 âm thanh.

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

- Năm học 2019 -2020 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 4-5 tuổi tại khutrung tâm của trường ,với số cháu 30, trong đó 14 cháu nữ, 16 cháu nam Bướcvào thực hiện tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:

- Bản thân là một giáo viên có năng khiếu về âm nhạc và luôn thườngxuyên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn âm nhạc.

- Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độchuyên môn Vào các dịp hè, chúng tôi được đi học bồi dưỡng chuyên môn củaphòng giáo dục và đào tạo mở Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đềcủa trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiếnthức nghiệp vụ.

- Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm học.

Trang 4

- Lứa tuổi trẻ đồng đều.

- Phụ huynh luôn quan tâm thích các con được tham gia các hoạt động âmnhạc ở lớp, ở trường.

2.2.2 Khó khăn:

- Các đồ dùng dụng cụ âm nhạc tự tạo chưa có nhiều.

- Phụ huynh chủ yếu là làm nông nghiệp nên khả năng truyền đạt âm nhạcđến trẻ còn hạn chế

- Tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ không đồngđều một số trẻ còn nhút nhát chưa dám thể hiện năng khiếu của mình.

- Nhà trường chưa có phòng chức năng để phục vụ cho môn âm nhạc.Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi vàhướng dẫn trẻ để nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ qua cáctác phẩm âm nhạc.

2.2.3 Kết quả:

Trước khi thực hiện đề tài đầu năm học tôi khảo sát chất lượng trên trẻ ởlớp 4- 5 tuổi B1 trường Mầm non Quảng Cát với 30 trẻ/ lớp và kết quả cụ thể:

Đánh giá khả năng hứng thú của trẻ trong khi học.

Tỷ lệ Sốlượng

Tỷ lệ

1 Trẻ có kỹ năng vận động múa 14 47% 16 53%2 Trẻ có kỹ năng vận động cơ thể 16 53% 14 47%3 Trẻ có kỹ năng vận động với

dụng cụ âm nhạc.

4 Trẻ thể hiện cảm xúc và hưởngứng cùng cô.

Là một giáo viên phụ trách lớp qua bảng khảo sát trên tôi luôn trăn trở, suynghĩ phải làm thế nào để tổ chức giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ được tốt và giúptrẻ vận động theo nhạc một cách hứng thú Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ tìm ranguyên nhân tồn tại để có những biện pháp cải tiến nội dung, hình thức tổ chứcgiờ hoạt động có chủ đích cho trẻ hứng thú, giúp trẻ tích cực tham gia trong giờhọc đạt kết quả tốt nhất cụ thể là:

2.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện.

2.3.1 Làm mẫu vận động theo nhạc và có sáng tạo.

Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc Vì vậyviệc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết.Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú để trẻ say mê,ham thích hoạt động nghệ thuật Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thuậtcô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu diễnmẫu với mức độ hoàn thiện nhất.

Trang 5

Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn(Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất).

- Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo hát cũng cónhiều cách dạy Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bàihát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp Trong chươngtrình của lớp Mẫu giáo 4 - 5 tuổi thường có cách:

- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào pháchmạnh, (đầu ô nhịp) phách yếu nghỉ

Ví dụ: Trong bài Thật là hay có câu:Nghe véo von trong vòm cây hoạ mi với sơn ca.

Vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ

- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếngbằng một nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng (Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở

Ví dụ: Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm bài Cháu thương chú bộ đôi

- Vào bài cô đố trẻ:

Ai nơi hải đảo biên cương

Diệt thù giữ nước coi thường khó khăn (Chú bộ đội)

- Cô hỏi trẻ:

+ Câu đố kể về ai?

+ Các con đã được làm quen với những bài hát nào kể về chú bộ đội?

+ Ai sáng tác bài Cháu thương chú bộ đội?

- Cô nói: Để bài hát khi biểu diễn thêm vui, nhịp nhàng cô cùng các con vỗ taytheo tiết tấu chậm kết hợp với lời ca nhé.

- Cả lớp cùng hát lại bài hát

- Cô làm mẫu Cách vỗ tay như sau:

Cháu thương chú bộ đội nơi rừng sâu biên giới.

V v v nghỉ v v v (v: Vỗ tay, Nghỉ: không vỗ tay.)

- Cô giải thích cho trẻ: Các con vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, vỗ tay 3tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài bắt đầu vỗvào tiếng “chú”

- Cô hướng dẫn cho trẻ vỗ tay:

+ Đầu tiên cô cho trẻ vỗ tay kết hợp với đếm 1 - 2 - 3 - nghỉ -1 - 2 - 3 - nghỉ …

+ Khi trẻ đã quen với cách vỗ theo tiết tấu chậm thì tôi cho trẻ vỗ tay kết hợp với lời ca.

Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực vận động theo nhạc tôi có thể linhhoạt, làm đa dạng các cách học thuộc.

Dạy cả lớp vận động theo nhạc.

Nối tiếp theo tổ ( Cô nói: Cô giả làm con chim, khi chim bay về phía tổ nàothì tổ đó vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp)

Trang 6

Theo nhóm bạn trai, nhóm bạn gái (Cô nói: Khi cô bắt nhip cao tay thì cácbạn trai vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, khi thấy cô bắt nhịp thấp tay thì các bạngái thực hiện.

Nhóm hát, nhóm vận động (Cô nói: Các bạn trai làm các nhạc công gõ đệmtheo nhịp cho các bạn gái cầm micro làm ca sĩ.

Trong tổ chức có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình, múađộng tác cháu trai khác động tác cháu gái…Muốn thể hiện toàn vẹn trong sự kếthợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể được Vì vậy để đảm bảotính toàn vẹn của tri giác, tôi cần sử dụng biện pháp trình bày cùng với lời giảithích động tác của các cháu trai trước, động tác của các cháu gái sau Có thể giảithích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu.

Ví dụ khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: Chú bộ đội có động tác hai tay vung tự

nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các con vung tự nhiên, chân dậmmạnh như như chú bộ đội đang hành quân đấy các con ạ.”

Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý,song cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện quanét mặt kết hợp với âm nhạc.

(Ảnh Cô trẻ vận động bài hát chú bồ đội)

Ví dụ: Trong sách Chăm sóc giáo dục Mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (4 - 5

tuổi) không biên soạn động tác múa bài: Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao.

Dựa vào đặc điểm của lớp tôi các cháu có khả năng múa được những động tácđơn giản, dựa vào nội dung của bài hát tôi đã sáng tạo ra động tác cho phần dạonhạc đầu, động tác của 4 câu hát, phần nhạc kết

- Phần dạo nhạc đầu: Đứng thẳng, chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên caovà đưa sang hai bên theo nhịp bài hát.

- Động tác 1: “Bà ơi bà…lắm” Hai tay dang rộng từ từ ấp vào ngực vào từ“lắm”, kết hợp với nhún chân.

- Động tác 2: “Tóc bà trắng….mây” Hai tay đưa trên đầu vuốt nhẹ xuống haibên ngực, kết hợp nhún chân vào tiếng “mây”

Trang 7

- Động tác 3: “Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay.”Hai tay từ từ ấp lên ngực vào từ“lắm” Sau đó đặt hai tay úp vào nhau và kết hợp với nhún chân vào từ “tay”- Động tác 4: “Khi cháu vâng lời ….vui.”Vỗ tay theo nhịp sang hai bên kết hợpvới chống gót chân

- Phần nhạc kết: Hai tay đưa cao lên trên đầu, lắc cổ tay , kết hợp bước xoay tròntại chỗ một vòng.

Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa, tôi có thể cho trẻmúa dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau:

+ Cô cho cả lớp múa (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng tròn múa cùng trẻ).

+ Trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng vòngtròn (hai vòng tròn đồng tâm)

+ Trẻ múa từng đôi (Hai trẻ quay mặt vào nhau hoặc tự chọn bạn để múa)+ Trẻ múa theo nhóm nhỏ.

+ Cá nhân múa:

Do trẻ học thông qua bắt chước nên tôi phải làm mẫu nhiều lần Trẻ bắtchước có thể không như giáo viên nhưng những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻkhắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa Như vậybằng nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo đượcnhững yếu tố ban đầu cho mọi cảm nhận nghệ thuật.

2.3.2 Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ.

Cũng giống như học hát, trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các độngtác mới một cách chính xác và chi tiết Tôi cần sử dụng một số biện pháp sau:

Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác Khi luyện tập côphải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát ( Bản nhạc) Những độngtác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn vẹn câu hát.

(Ảnh Cô giáo đamg múa cùng đội nốt nhạc hồng)

Trang 8

Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc Chỉ dẫn chi tiết, chínhxác, đặc điểm động tác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt độngđộc lập.

Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng) Córất nhiều cách sửa sai như là cô cho trẻ múa riêng động tác hoặc có thể cô nói“Khi cô đưa tay về phía các con thì các con múa, khi cô chỉ vào cô thì cô múa”Trong khi cô múa thì trẻ tri giác toàn bộ động tác và trẻ tự điều chỉnh động táccủa mình cho đúng.

Tổ chức linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các động tác để gây hứng thúvà trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổhát, tổ vận động Cô khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năng theo dõi, vàgiúp trẻ làm chính xác lại.

Căn cứ vào hình thức vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, vận động minh hoạ, múa…Cô luôn chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho côlàm mẫu, tất cả nhìn thấy cô và cô quan sát được trẻ.

Khi nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc bằngcác hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng nhưng mọi trẻ không nhất thiết phảivận động giống nhau Đây là xúc cảm tự nhiên thể hiện bằng hành động theotính chất giai điệu, nhịp điệu âm nhạc Ở đây, giáo viên là người gợi ý giúp trẻcảm thụ các tính chất âm nhạc khác nhau Trẻ nghe nhạc, vận động theo khôngcần hát.

Củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc lập,sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, tôi có thể yêu cầu trẻnhớ lại trình tự các động tác, biết phối hợp với các bạn sẵn sàng thực hiện bàitập.

Sự hình thành các kỹ năng vận động theo nhạc cần phải tăng cường luyệntập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo.

2.3.3 Tạo môi trường, làm đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phong phú phục vụ

cho hoạt động giáo dục âm nhạc

Môi trường hoạt động dạng mở hấp dẫn với những bộ đồ dùng, dụng cụâm nhạc phong phú, sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần không nhỏnâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc Nó không chỉ góp phầnlàm cho giờ học thêm phần sinh động, hấp dẫn mà còn giúp cô giáo thể hiện tốt,hay, trọn vẹn tác phẩm âm nhạc đó đến với trẻ

Vì trường chúng tôi chưa có phòng học âm nhạc riêng cho cháu nên cáchoạt động âm nhạc trên tiết học đặc biệt là các tiết vận động múa thường được tổchức ở tại lớp học Với không gian rộng, cùng với hình thức trang trí đẹp mắtbằng những hình ảnh ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ trên các mảng tường đã kíchthích trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc hơn

Trang 9

(Góc âm nhạc lớp tôi)

Bản thân tôi cũng đã tìm tòi, trang trí trong lớp học của mình một môitrường hoạt động âm nhạc rất đẹp mắt và gần gũi, thân thiện đối với trẻ Tôi đặcbiệt chú ý tới góc hoạt động nghệ thuật, vì ở góc này các cháu lớp tôi rất thíchđược thực hành trải nghiệm những bài hát trẻ đã học để biểu diễn một cách rất tựnhiên và sáng tạo theo ý thích của trẻ Chính vì thế, tùy vào mỗi chủ đề tôi lựachọn những hình ảnh đẹp mắt, ngỗ nghĩnh để trang trí làm mới lạ cho góc

Ví dụ: Chủ điểm bản thân: Tôi làm từ rổ tre và giấy màu thành hình

những bạn gái đang cùng nhau múa hát dán lên mảng tường, đến chủ điểm độngvật tôi lại dán hình những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu đang đánh đàn, thổikèn

Là một góc chơi mang tính nghệ thuật nên ngay cả giá đựng đồ chơi củagóc này cũng được tôi chọn loại giá có hình dáng rất xinh xắn và dễ thươngnhằm tạo thêm sức thu hút của góc chơi Ngoài ra, tôi còn bố trí sắp xếp trên giácác loại đồ dùng, dụng cụ âm nhạc rất đẹp và phong phú về chủng loại như: quạtmúa, phách tre, trống lắc, trống cơm, bộ gõ, đàn, mũ múa, nơ đeo tay Tất cảnhững đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở để cho trẻ dễ dàng lấy vàsử dụng

Tôi kết hợp với phụ huynh sưu tầm các loại nguyên vật liệu từ phế thải vàtừ thiên nhiên như: Các loại chai lọ, lon bia, nước ngọt,tre nứa, sọ dừa khô, vỏ

Trang 10

hộp bánh các loại, giấy gói hoa, quà sau đó tôi lên mạng tìm hiểu hình dángcủa một số loại dụng cụ âm nhạc và tự mình thiết kế một số mẫu như sau:

Ví dụ 1 : Làm bộ trống: Tôi lựa chọn các loại vỏ hộp bánh quy bằng sắt

có dạng hình tròn to nhỏ và có âm thanh trầm bổng khác nhau Sau đó trang tríthêm các họa tiết hoa lá, nốt nhạc để tạo sự đẹp mắt mới lạ cho trẻ để bộtrống dễ sử dụng tôi làm thêm các chân giá để trống bằng sắt chắc chắn, hayđính thêm dây để đeo khi sử dụng Một kết quả đáng mong đợi là trẻ lớp tôi rấtthích thú khi sử dụng loại nhạc cụ này

(Bộ trống tôi tự tạo bằng nguyên liệu phế thải)

Ví dụ 2: Làm bộ gõ: Tôi sử dụng sọ dừa khô cắt các mảnh gõ bằng nhau, sau đó

dùng giấy nhám đánh bóng, quét một lớp vecni vàng mỏng tạo màu sắc, đồng thời tôi cắt hoa, lá,các con vật như bướm, chim bằng giấy đề can trang trí cho bộgõ thật đẹp, hấp dẫn và ấn tượng với trẻ

Ví dụ 3: Làm đàn: Để làm được chiếc đàn tôi tận dụng những chiếc vợt cầu

lông, vợt bắt muỗi không dùng nữa rồi trang trí giấy bitis, dán hoa, nốt nhạc…lên trên Đính thêm dây để trẻ dễ sử dụng.

Ví dụ 4: Làm trang phục biểu diễn: Để làm các bộ trang phục cho trẻ biểu Diễn

âm nhạc tôi hướng dẫn trẻ cùng làm với mình Đầu tiên tôi dùng các loại lá câybàng, lá chuối, rơm khô, bẹ cau xé nhỏ thành sợi, rồi đan tết lại Sau đó dùngkeo dính nến dán các sợi đan tết đó lại với nhau, trang trí thêm những bông hoa,dải nơ tạo thành những chiếc váy quần áo hay mũ đội rất xinh xắn Ngoài ra,Tôicòn sử dụng ống hút nhiều màu cắt thành từng doạn ngắn cho trẻ dùng dây dùxâu xen kẽ các màu tạo thành những chiếc váy nhiều màu sắc rất vui nhộn Bêncạnh đó tôi còn tận dụng những tờ giấy gói hoa, quà, bao đựng vỏ táo, lê đểtạo ra các loại váy áo, nơ tay mà trẻ rất thích

Ngoài ra,tôi còn kết hợp với nhà trường, phụ huynh mua sắm thêm nhữngđồ dùng cần cho hoạt động âm nhạc ở lớp như: Đàn, ti vi, đầu đĩa, băng nhạcthiếu nhi các loại theo thông tư 02 đầy đủ

Ngày đăng: 11/07/2020, 15:15

Xem thêm:

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trong tổ chức có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình, múa động tác cháu trai khác động tác cháu gái…Muốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể được - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4  5 tuổi
rong tổ chức có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình, múa động tác cháu trai khác động tác cháu gái…Muốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể được (Trang 6)
+ Cô cho cả lớp múa. (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng tròn múa cùng trẻ). - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4  5 tuổi
cho cả lớp múa. (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng tròn múa cùng trẻ) (Trang 7)
Ví dụ: Chủ điểm bản thân: Tôi làm từ rổ tre và giấy màu thành hình - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4  5 tuổi
d ụ: Chủ điểm bản thân: Tôi làm từ rổ tre và giấy màu thành hình (Trang 9)
hộp bánh các loại, giấy gói hoa, quà.. sau đó tôi lên mạng tìm hiểu hình dáng của một số loại dụng cụ âm nhạc và tự mình thiết kế một số mẫu như sau: - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4  5 tuổi
h ộp bánh các loại, giấy gói hoa, quà.. sau đó tôi lên mạng tìm hiểu hình dáng của một số loại dụng cụ âm nhạc và tự mình thiết kế một số mẫu như sau: (Trang 10)
Bên cạnh đó, tôi cũng đã nghiên cứu và áp dụng quan điểm đổi mới hình thức giáo dục âm nhạc - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4  5 tuổi
n cạnh đó, tôi cũng đã nghiên cứu và áp dụng quan điểm đổi mới hình thức giáo dục âm nhạc (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w