1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn lịch sử lớp 12 THPT

18 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 203,5 KB

Nội dung

Nếu văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca, học địa lý thấy được sự giàu đẹp của quê hương đất nước càng yêu quý hơn con người, quê hương đất nước Việt Nam thì thô

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THIỆU HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC

LỊCH SỬ LỚP 12 THPT.

Người thực hiện: Hoàng Thị Hải Chức vụ: Giáo viên.

Đơn vị công tác: Trường THPT Thiệu Hóa.

SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch Sử.

THANH HÓA NĂM 2020

Trang 2

I/ MỞ ĐẦU.

I.1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, nó tác động đến con người không chỉ là trí tuệ, mà cả về tư tưởng, tình cảm Các môn học cả tự nhiên và

xã hội ngoài việc trang bị cung cấp vốn kiến thức cơ bản còn góp phần giáo dục xây dựng con người phát triển hoàn thiện về đức - trí - thể - mỹ ở những mức độ khác nhau

Nếu văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca, học địa lý thấy được sự giàu đẹp của quê hương đất nước càng yêu quý hơn con người, quê hương đất nước Việt Nam thì thông qua lịch sử các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của cả dân tộc mà rộng hơn là cả xã hội loài người, đồng thời nó còn góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan của học sinh Như vậy, so với các môn học khác thì Lịch sử có nhiều ưu thế hơn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ, những kiến thức lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét, trong đấu tranh giai cấp chống đế quốc mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống Trong

hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, môn lịch sử là môn học có vai trò hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi con người Bác Hồ kính yêu đã từng khuyên: “ Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Mặc dù có vai trò, chức năng quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ nhưng hiện nay một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn lịch sử, có thể nói rằng cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, nhưng hiểu biết của đa số học sinh ngày nay về lịch sử dân tộc còn mơ hồ Việc tiếp thu kiến thức của các em nhìn chung rất hời hợt, thiếu chính xác Đa phần học sinh cho rằng học lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện, khô khan, khó nắm bắt và các em quan niệm môn lịch sử không phải là môn công cụ cho định hướng cuộc sống sau này Chính vì vậy, chất lượng học môn lịch sử không cao trong nhiều năm nay Không chỉ coi lịch

sử là một môn học, mà còn là những giá trị văn hoá, truyền thống, cuội nguồn dân tộc

mà mỗi học sinh phải thấu hiểu sâu sắc và tự hào về nó Bởi vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú trong học tập môn lịch sử, phát huy tính tích cực trong xây dựng bài, kích thích sự yêu thích, khám phá kiến thức mà trong đó học sinh

Trang 3

làm trung tâm nhằm phát huy sáng tạo, chủ động của học sinh Chính vì vậy ở đề tài này tôi đề cập đến vấn đề: “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử lớp 12 THPT”

I.2 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này nhằm góp phần giúp học sinh nắm vững kiến thức của môn lịch

sử một cách khoa học nhất, tạo hứng thú cho học sinh, khắc phục tình trạng khô cứng, rời rạc nặng nề trong dạy học lịch sử, đồng thời tạo sự gắn kết bổ trợ kiến thức giữa các môn học nhất là các môn khoa học xã hội nhằm đào tạo con người có đầy đủ phẩm chất, năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại, từ đó giúp thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn trong nhà trường

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của tôi đối với học sinh lớp 12, Trường THPT Thiệu Hoá vào năm học 2019- 2020

I.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát thực tế

- Phương pháp điều tra khảo sát

- Phương pháp trao đổi với các đồng nghiệp, giúp kinh nghiệm và ứng dụng vào quá trình giảng dạy

I.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài của tôi sử dụng nhiều môn liên quan đến kiến thức lịch sử lớp 12 như Địa lý, Văn học, Giáo dục công dân để kích thích hứng thú học tập của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức lịch sử lớp 12

II/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

II.1 Cơ sở lý luận.

Định hướng chung về đổi mới phương pháp giáo dục đã được quy định trong luật giáo dục và được cụ thể hoá trong quá trình xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa THPT Đó là “Dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác trong học tập và thực tiễn” Là giáo viên dạy học trong trường phổ thông vấn đề bổ ích về lý luận cũng như thực tiễn, nó

có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn, bởi vì đối tượng là học

Trang 4

sinh THPT thì nhận thức, khả năng tư duy của các em rất tốt Học sinh là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, là trung tâm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo của người học, nâng cao khả năng tư duy, giải quyết tình huống Đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp, mà dạy học liên môn, là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục

Bộ môn lịch sử ở Trường phổ thông cung cấp cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới Vì vây lịch sử liên quan đến cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Cho nên cần phải dạy học liên môn trong học tập lịch sử, các môn có mối quan hệ với nhau, khắc phục được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh, giúp học sinh nắm được mối liên hệ giữa các môn học, tính hệ thống của các tri thức lịch

sử sẽ giúp cho các em có khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của xã hội

II.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

+ Thuận lợi:

- Về phía giáo viên:

Trường THPT Thiệu Hoá có đội ngũ giáo viên nhiệt tình giàu kinh nghiệm, tận tâm trong giảng dạy, ham học hỏi

- Về phía học sinh:

Phần lớn học sinh chăm ngoan, chất lượng của học sinh khá đồng đều ở bộ môn

+ Khó khăn:

Việc dạy học liên môn đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức vững chắc về

bộ môn mà còn phải nắm vững nội dung, chương trình các môn được giảng dạy ở trường phổ thông trước hết là văn học, địa lý, giáo dục công dân đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng, phải đầu tư tìm tòi, nghiên cứu tài liệu mất nhiều thời gian, phải có sự chuẩn bị chu đáo cho mọi khâu của tiết học, phải vận dụng khéo léo, linh hoạt nếu không sẽ không mang lại tác dụng như mong muốn

Trang 5

II.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trong dạy học lịch sử người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử, tuy nhiên chỉ dựa vào kiến thức sách giáo khoa để truyền thụ cho học sinh thì khó có thể tạo dựng lại quá khứ của dân tộc Vì vậy, để thu hút học sinh đi sâu vào tìm hiểu, khám phá và có xúc cảm thực sự đối với sự kiện lịch sử thì việc vận dụng kiến thức các bộ môn khác là vô cùng cần thiết, bởi nó sẽ giúp cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn và nâng cao hứng thú học tập của các em

a Lịch sử kết hợp với địa lý

Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí, không gian, thời gian, nhân vật lịch sử trên một nền địa lý nhất định của một thời điểm nhất định của lịch sử Do vậy kiến thức địa lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học lịch sử Bài học lịch sử gắn với bản đồ và kiến thức địa lý, luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lý giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lý

Các chiến thắng lớn và mang tính quyết định của quân dân ta trên mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp đều diễn ra trên địa bàn rừng núi như chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, chiến dịch Biên Giới Thu - Đông 1950, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, diễn ra ở rừng núi Tây Bắc nước ta, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng kiến thức địa lý để chỉ trên lược đồ Từ đó rèn luyện khả năng thực hành cho học sinh

Ví dụ: Khi dạy “Chiến dịch Biên Giới Thu - Đông 1950” về diễn biến của chiến dịch giáo viên sử dụng bản đồ giới thiệu hệ thống phòng ngự trên đường số 4 với các địa danh : Đình Lập, Lạng Sơn, Na Sầm, Thất Khê, Cao Bằng

Sau khi dùng bản đồ giới thiệu vị trí, giáo viên có thể hỏi học sinh: Ta đáng Đông Khê có lợi như thế nào ? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh các ý lớn

“Giữa Đông Khê và Cao Bằng, nếu đánh Cao Bằng thì sẽ đụng đầu với lực lượng mạnh của địch, hệ thống phòng ngự của chúng vững chắc, muốn đánh thắng phải tốn nhiều xương máu Đồng thời nếu đánh Cao Bằng địch sẽ rút hết tất cả các cứ điểm từ Đông Khê đến Lạng Sơn, như vậy sẽ không tạo điều kiện cho ta đánh quân rút chạy Đông Khê là một cứ điểm tương đối yếu (có một tiểu đoàn) nhưng lại là vị trí trọng yếu: Mất Đông Khê địch phải cho quân ứng cứu, Cao Bằng phải rút chạy ta có cơ

Trang 6

CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950

Trang 7

hội tiêu diệt quân tiếp viện và quân rút chạy của địch Hơn nữa, Đông Khê ở xa Hà

Nội nếu địch tiếp viện cũng mất nhiều thời gian Vì vậy ta quyết định đánh Đông Khê”

Khi tường thuật sự kiện ngày 16/ 9/ 1950 ta tấn công Đông Khê giáo viên sử dụng bản đồ và nói: “Đứng trên đồi núi cao nhìn xuống, đồn Đông Khê như một tuần dương hạm khổng lồ giữa biển rừng xanh biên giới, Đông Khê nằm giữa đường số 4, cách Cao Bằng 45 km, cách Thất Khê 24 Km, xung quanh có 7 vị trí kiên cố, ở trên núi cao như một bức tường vững chắc bao bọc Đồn Đông Khê có hàng chục lô cốt thấp sát mặt đất, nắp dày trên 1 m, có hầm ngầm, tường cao, dây thép gai xung quanh

6 giờ sáng ngày 16/ 9/ 1950 đạn pháo ta nổ vang trên cứ điểm Đông Khê Trận đánh mở màn chiến dịch bắt đầu Sau những cuộc chiến đấu ác liệt, quân ta chiếm được các vị trí xung quanh nhưng đợt thứ nhất tấn công lên đồi cao không thành

17 h ngày 17 các chiến dịch của ta tấn công lên lần thứ hai trên đồi cao phía tây

là đại đội bộc phá của Trần Cừ, phía đông là đại đội của La Văn Cầu cùng xung phong mở đường cho xung kích tiến lên

Mũi nhọn do Trần Cừ chỉ huy tiến lên mở hàng rào bị đại bác của địch chặn đứng mọi đợt xung phong, 4 chiến sỹ xông lên đều bị thương vong, cả mũi nhọn đều nằm im lại trước mũi súng của kẻ thù, súng vừa ngớt thì một toán địch từ hầm ngầm xông ra phản kích, Trần Cừ bị trúng đạn vào ngực, trong khi lô cốt địch vẫn không ngớt nhả đạn Trời đã sáng rõ, xung kích vẫn chưa lọt vào được, mọi người đều lo lắng Lần này Trần Cừ cố lê người sát lô cốt anh đã bị thương lần nữa, song vẫn cố nhoài người lên rồi gục xuống và lấy hết sức dùng thân mình bịt lỗ châu mai của địch Hoả lực của địch ngừng lại và xung kích liên tiếp xông lên, lời hô “Noi gương Trần Cừ”, “Trả thù cho Trần Cừ” vang lên, các chiến sỹ như nước vỡ bờ, các tổ 3 người tràn vào nhanh chóng tiêu diệt lô cốt

7 giờ sáng ngày hôm sau, quân địch trong chiếc hầm cố thủ cuối cùng vẫn ngoan cố chống cự một quả bộc phá đánh sập chiếc hầm ngầm vững chắc đó, những tên chỉ huy run sợ chui ra hàng Sau 2 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân ta ở trận Đông Khê đã hoàn toàn thắng lợi”

Đến đây đặt câu hỏi cho học sinh: “Ý nghĩa của chiến thắng Đông Khê Tiếp tục trình bày diễn biến theo bản đồ, giáo viên thu hút sự hứng thú của học sinh qua

Trang 8

đoạn tường thuật sau đây: “Đúng như dự định của ta về kế hoạch “điệu hổ ly sơn”, Đông Khê bị tiêu diệt, hệ thống phòng ngự trên đường số 4 như một con rắn bị đánh gãy khúc, địch núng thế tìm cách rút khỏi Cao Bằng Song muốn rút phải có quân tiếp viện Ngày 30/ 9/ 1950 binh đoàn Lơpagiơ từ Thất Khê yểm hộ cho quân từ Cao Bằng về Ngày 3/ 10/ 1950 Binh đoàn Sắc Tông rút khỏi Cao Bằng”

Đoán trước ý định của địch ta bố trí quân, kiên nhẫn chờ chúng dẫn đến để tiêu diệt Địch rất thận trọng tránh đường quốc lộ đi tắt đường rừng song chúng vẫn lọt vào trận địa của ta

Quân ta chặn đánh địch, chia cắt chúng, biến hai cánh quân này không liên lạc được với nhau Sau 10 ngày chiến đấu đại bộ phận lực lượng địch từ Cao Bằng về, Thất Khê lên đều bị tiêu diệt, bọn còn lại chạy vào rừng cũng bị truy kích Sác Tông

và Lơpagiơ không gặp nhau để tiếp ứng cho nhau mà gặp nhau trên đường vào nhà giam của ta

Thất bại nặng nề địch vội vã rút luôn các cứ điểm còn lại trên đường số 4 Ngày 22/ 10 chiến dịch Biên Giới hoàn toàn kết thúc thắng lợi

Tiếp đó, giáo viên tiếp tục sử dụng bản đồ thông báo tình hình chiến sự ở các chiến trường khác Cuộc tấn công lên Thái Nguyên của địch bị đập tan, ở các chiến trường khác quân dân ta đều ra sức thi đua giết giặc lập công, kìm chế địch không cho chúng tiếp viện lên mặt trận Cao - Bắc - Lạng

Việc sử dụng bản đồ kết hợp với kiến thức địa lý giảng dạy chiến dịch Biên Giới Thu - Đông 1950 đã mang lại kết quả khả quan, chúng ta cần sử dụng phương pháp này phổ biến để tạo nên sự hứng thú say mê của học sinh trong quá trình học lịch sử

b Lịch sử kết hợp với Văn học

Đặc trưng của bộ môn lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử qua những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra và không lặp lại, nếu có lặp lại cũng không hoàn toàn như cũ Chính vì vậy trong học tập lịch sử do học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra, nên việc lĩnh hội tri thức rất khó khăn

Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chính xác trong dạy học lịch sử cần sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó tài liệu văn học là một trong những nguồn tại liệu phong phú có nhiều ưu điểm

Trang 9

Với chức năng phản ánh cuộc sống, tài liệu văn học đã góp phần dựng lại bức tranh lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật Chính vì vậy giữa văn học và sử học có mối quan hệ mật thiết với nhau Việc sử dụng tài liệu văn học sẽ giúp được học sinh tránh được tình trạng “Hiện đại hoá lịch sử” giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú học tập, do đó chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên

Khi dạy bài Phong trào cách mạng 1930 - 1931, khí thế đấu tranh sôi sục ở Nghệ Tĩnh được cụ thể hoá qua tài liệu văn thơ Xô Viết Nghệ Tĩnh

Trên gió cả cờ đào phất thẳng Dưới đất bằng giấy trắng tung ra Giữa thành một trận xông pha Bên kia đạn sắt bên ta gan vàng Hơi nghĩa khí dồn vang bốn mặt Dải đồng tâm thắt chặt muôn người Lợi quyền ta cố ta đòi

Dần xương đế quốc, xẻo môi quan trường

Khi dạy phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960) với chiến dịch “Tố cộng, diệt cộng” và đạo luật 10/ 59 của chính quyền Mỹ Diệm được sinh động hoá trong bài

“Lá thư Bến Tre” của nhà thơ Tố Hữu:

Biết không anh, Giồng Keo, Giồng Trôm Thảm lắm anh à lũ ác ôn

Giết cả trăm người trong một sáng

Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn

Anh biết không, Long Mỹ, Hiệp Hưng

Nó giết thanh niên ác quá chừng Hăm sáu đầu trai bêu cọc sắt

Ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng

Có những ông già nó khảo tra Không khai nó chém giữa sân nhà

Có chị gần sinh không chịu nhục

Trang 10

Lấy vồ nó đập vọt thai ra

Khi dạy chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 sau khi khái quát về chiến dịch tôi đã trích dẫn thơ của Tố Hữu:

Năm sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng, chí không mòn

Những đồng chí thân chôn làm giá súng

Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thép gai

Ào ào vũ bão

Nghe trưa nay tháng năm mùng bảy

Trên đầu bay thác lửa hờn căm

Trông bốn mặt luỹ hầm sụp đổ

Tướng quân bay lố nhố cờ hào

Trông chúng ta cờ đỏ sao vàng

Rực đỏ trời đất Điện Biên toàn thắng

(Hoan hô chiến sỹ Điện Biên)

Không những chỉ mô tả khí thế của chiến dịch mà còn hướng cho học sinh đi tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc Học sinh rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, sự cảm phục đối với sự cống hiến, hy sinh của các thế hệ đi trước cũng như góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương đất nước trong nhận thức của các em

Tài liệu văn học trong nhiều trường hợp là nguồn cung cấp sử liệu đáng tin cậy khắc hoạ một sự kiện hay khái quát một thời kỳ lịch sử Chẳng hạn khi giảng bài

“Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” khi trình bày ý nghĩa sự ra đời của Đảng giáo viên cần phân tích tình hình xã hội Việt Nam trước khi có Đảng và dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khi chưa có Đảng tình hình đất nước đen tối như không có đường ra” đặc biệt nhà thơ Chế Lan Viên đã khái quát sâu sắc thời kỳ khủng hoảng

về đường lối lãnh đạo cách mạng trước khi có Đảng:

Ngày đăng: 10/07/2020, 11:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w