1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn LỊCH sử ĐỂ Thực trạng và giải pháp khắc phục, cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường biển ở khu du lịch Mũi Nai, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

11 433 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 561,74 KB

Nội dung

Mũi Nai là một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên xưa, đã đi vào thơ ca với tên gọi “Lộc Trĩ thôn cư” trong tập thơ “Hà Tiên Thập Vịnh” do Mạc Thiên Tích giới thiệu lần đầu vào năm 1736 cùng với sự ra đời của Tao đàn Chiêu Anh Các. Sau hơn 300 năm lịch sử, Mũi Nai là một trong số “Hà Tiên thập cảnh” hiếm hoi còn tồn tại đến ngày nay và trở thành khu du lịch Mũi Nai hấp dẫn du khách gần xa. Trong dân gian đã lưu truyền rằng, từ thuở xa xưa, có một chú nai con hay ra đây uống nước. Rồi một ngày, vì mãi say sưa ngắm cảnh đẹp của biển trời nên chú nai bị lạc lối về. Đến đêm, thì chú ngã gục rồi thì hóa đá bởi không thể chịu đựng mãi cảnh đói khát cùng sóng to, gió lớn... Nhưng theo nghiên cứu của Trương Minh Đạt, thì cái tên Mũi Nai có nguồn gốc như sau: Thuở xa xưa, góc biển này được gọi là Mũi Nạy, vì nơi đó có núi Pù Nạy (Pù là núi, Nạy là lớn) mà người khmer nói trại là P’Nay hay Bà Nay. Đến khi người Việt đến đọc âm này thành Nai. Đến thời người Hoa đến, họ dịch chữ Nai ra chữ Hán là Lộc...

Trang 1

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

- Địa chỉ: Số 19, Đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường An Thới, Quận Bình

Thủy, Thành phố Cần Thơ.

- Điện thoại: 07103 821 428

- Email:

- Họ và tên học sinh:

- Họ và tên học sinh:

Trang 2

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, SINH HỌC, HÓA HỌC VÀ GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỂ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, CẢI THIỆN TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở KHU DU LỊCH MŨI NAI, THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG.

1 Tình huống cần giải quyết

Câu lạc bộ Sử - Địa THPT Chuyên Lý Tự Trọng tổ chức chuyến đi dạy học di sản trải nghiệm thực tế với chủ đề: “Kiên Giang, An Giang – Đất và Người” nhằm nâng cao ý thức và sáng tạo cho học sinh chuyên về ý thức bảo vệ môi trường Trong quá trình tham quan và học hỏi thì chúng em thấy ở khu du lịch Mũi Nai có nhiều rác thải tràn lan trên bãi tắm gây ô nhiễm môi trường biển ở đây Chúng em quyết định chọn

đề tài: “Thực trạng và giải pháp khắc phục, cải thiện tình hình ô nhiễm môi

trường biển ở khu du lịch Mũi Nai, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” để tham gia

cuộc thi

2.Mục tiêu

Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu, học tập những ý kiến đóng góp cho đề tài, họcsinh

có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức, nâng cao hơn nữa hiểu biết về môi trườngxung quanh Từ đó rút ra nhận thức, bài học kinh nghiệm cũng như rèn luyện một số kĩ năng cầnthiết trong cuộc sống ngày nay

3.Tổng quan giải quyết tình huống

Bài viết đã sử dụng tổng hợp kiến thức liên môn học để tập trung vào nghiên cứu,tìm hiểu:

Lịch sử hình thành khu du lịch Mũi Nai

Địa lý, hoạt động du lịch của khu du lịch Mũi Nai

Những vấn đề về ô nhiễm môi trường mà khu du lịch đang gặp phải

Tác hại của ô nhiễm môi trường mà người dân phải đối mặt

Những biện pháp được đưa ra nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm

4.Giải pháp giải quyết tình huống

Vận dụng kiến thức liên môn

Lịch sử: lịch sử hình thành và phát triển khu du lịch Mũi Nai

Địa lí: vị trí địa lí, giao thông, hoạt động du lịch.

Sinh học, hóa học: môi trường biển và sinh hoạt của người dân.

Giáo dục công dân: tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho họcsinh

trường THPT chuyên Lý Tự Trọng

Trang 3

5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống

5.1 Mô tả quá trình thực hiện

- Các thành viên trong nhóm tiến hành thu thập thông tin qua các kênh như: đi thực

tế, đọc báo, nghe đài, tham khảo tài liệu từ sách giáo khoa, mạng internet,

- Khảo sát thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm

- Đề ra các giải pháp cải tạo môi trường

5.2 Giải quyết tình huống

5.2.1.Vài nét chung về khu du lịch Mũi Nai

5.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khu du lịch Mũi Nai

Mũi Nai là một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên xưa, đã đi vào thơ ca với tên gọi

“Lộc Trĩ thôn cư” trong tập thơ “Hà Tiên Thập Vịnh” do Mạc Thiên Tích giới thiệu

lần đầu vào năm 1736 cùng với sự ra đời của Tao đàn Chiêu Anh Các Sau hơn 300

năm lịch sử, Mũi Nai là một trong số “Hà Tiên thập cảnh” hiếm hoi còn tồn tại đến

ngày nay và trở thành khu du lịch Mũi Nai hấp dẫn du khách gần xa

Trong dân gian đã lưu truyền rằng, từ thuở xa xưa, có một chú nai con hay ra đây uống nước Rồi một ngày, vì mãi say sưa ngắm cảnh đẹp của biển trời nên chú nai bị lạc lối về Đến đêm, thì chú ngã gục rồi thì hóa đá bởi không thể chịu đựng mãi cảnh đói khát cùng sóng to, gió lớn

Nhưng theo nghiên cứu của Trương Minh Đạt, thì cái tên Mũi Nai có nguồn gốc

như sau: Thuở xa xưa, góc biển này được gọi là Mũi Nạy, vì nơi đó có núi Pù

Nạy (Pù là núi, Nạy là lớn) mà người khmer nói trại là P’Nay hay Bà Nay Đến

khi người Việt đến đọc âm này thành Nai Đến thời người Hoa đến, họ dịch chữ Nai ra chữ Hán là Lộc

Giới thiệu Lộc Trĩ (Mũi Nai), Gia Định thành thông chí chép: Lộc Trĩ cách trấn về phía tây 43 dặm Cây cối lửng lơ lưng núi, ngọn núi nhọn đứng chọc trời cao, vượt qua đất bằng mà gối đầu bờ biển Suối ngọt, đất tốt, nhà cửa nhân dân ở vây quanh dưới bóng núi Trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên thì Lộc Trĩ thôn cư (xóm quê Mũi Nai) là một cảnh vậy

Bãi biển Mũi Nai tuy không rộng, cát không trắng nhưng bãi thoai thoải, sóng không to, khí hậu luôn ôn hoà, mát mẻ Danh thắng này hiện là trọng điểm du lịch của tỉnh Kiên Giang

Trang 4

Hình 1.Bãi tắm khu du lịch Mũi Nai.Nguồn : Internet

5.2.1.2 Vị trí địa lý

Mũi Nai tức Lộc Trĩ là một bãi biển đẹp nằm ven bờ vịnh Thái Lan, một trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên

Mũi Nai thuộc phường Pháo Đài thị xã Hà Tiên, cách trung tâm thị xã Hà Tiên 5km, đây là một trong những bãi biển đẹp và thơ mộng nhất của tỉnh Kiên Giang Các thành phố lân cận: Thành phố Cần Thơ, Thành phố Rạch Giá, huyện Kiên Lương và Vương quốc Campuchia

Toạ độ: 10°21'54"N 104°26'37"E.

Hình

5.2.2.Thực trạng ô nhiễm môi trường biển ở khu du lịch

Trang 5

5.2.2.1 Hoạt động du lịch

Bờ biển Mũi Nai có khí hậu ôn hòa quanh năm, với 2 bãi cát đẹp là bãi Nô có triền cát thoai thoải và sóng không to, lý tưởng để đắm mình trong làn nước mát

Điểm độc đáo của bãi biển Mũi Nai là màu cát nâu sậm, một gam màu đối lập với những làn sóng trắng bạc, liên hồi vỗ bờ từ phía biển khơi, khi những cơn sóng chồm lên, quyện vào nhauxuất hiện một màu đen nhánh Thường thấy ở bãi tắm Mũi Nai là cảnh du khách thích thú đắp cát lên người, vì cát nơi này chứa những tinh chất từ bùn mà theo nhiều người khá tốt cho da, hoặc cũng trở thành một chất xúc tác giúp làn da thêm rám nắng Chiều tà, ngồi trên bãi biển Mũi Nai, nghe tiếng hải âu, tiếng sóng biển vỗ về, tận hưởng gió biển thổi vào mát mẻ, ngắm hoàng hôn đỏ lựng buông dần trên mặt biển bao la sẽ là khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời cho du khách Trong khu du lịch Mũi Nai có các nhà hàng, quán ăn nằm cạnh bờ biển sẵn sàng phục vụ các món hải sản tươi sống quanh năm Nơi đây cũng có nhiều khách sạn, nhà nghỉ với các tiêu chuẩn khác nhau cho khách lựa chọn Đặc biệt, khu du lịch Mũi Nai còn có hệ thống xe trượt ống được nhập đồng bộ từ Đức, với tổng chiều dài 1.205m, trong đó đường kéo lên đỉnh núi Tà Pang dài 320m, đường đi xuống 885m, độ cao chênh lệch giữa ga lên và ga xuống là 125m tạo nhiều cảm giác phấn khích cho du khách

Hình 3.Hoạt động tắm biển ở khu du lịch Nguồn: Internet

5.2.2.2.Tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở khu du lịch Mũi Nai

Trang 6

Trước đây, Hà Tiên từng là địa danh du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam với “Hà

Tiên thập cảnh” Thế nhưng giờ đây chỉ còn 5 cảnh là có thể đưa khách đến tham

quan thôi Số khách hiện nay đến Hà Tiên vẫn nhiều nhưng chi tiêu không bao nhiêu

vì đa số là khách hành hương Với việc xây dựng ồ ạt ở Hà Tiên những năm qua đã làm hỏng những cảnh quan môi trường

Theo kết quả điều tra của Viện Hải Dương học thì các hoạt động du lịch là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều vùng biển thời gian qua Chính quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số cơ học; việc xây dựng bến cảng, nhà máy; phát triển cơ sở hạ tầng của ngành du lịch, dịch vụ; ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và chế biến; việc khai thác, đánh bắt theo phương thức tận diệt, cũng như nuôi trồng thủy sản tràn lan, thiếu quy hoạch… được xem như những tác nhân chính gây suy giảm nhanh các loài sinh vật đang sinh sống tại khu vực này

Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch biển là do khâu vệ sinh rất kém Rác thải chưa được thu gom, xử lý triệt để ở một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn; hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ nên nguồn nước thải tại các khu vực này chủ yếu xả thẳng ra biển Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng du khách vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi trên các bãi tắm gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên và chất lượng nguồn nước tại các khu vực này Nếu để ý, bạn sẽ thấy sau khi ăn uống, khách du lịch nước ngoài để rác vào balo, xách theo về đến nơi có điểm tập kết rác để bỏ lại

Hiện tại, mỗi ngày bình thường, lượng rác thải ra khoảng 1 tấn, chưa kể các dịp lễ tết, mùa cao điểm du lịch Các dòng hải lưu và nhất là vào mùa bão đã cuốn rác đi sang địa phận khác

Hình 4-5: Một số hình ảnh rác thải ở bãi biển Mũi Nai.Nguồn: Ảnh tự chụp

5.2.2.3 Tác hại

Trang 7

Tác hại của việc ô nhiễm biển là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng Ở nước ta đã từng xảy ra tình trạng dân cư quanh các khu công nghiệp: Nội Bài (Hà Nội), Nam Cấm (Nghệ An), Hòa Khánh (Đà Nẵng),…phải chống chọi với căn bệnh ung thư máu do nguồn nước Ngoài ra ô nhiễm biển gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản

Làm mất sự cân bằng đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, chất lượng sản phẩm du lịch xuống cấp: “Theo thống kê, có rất nhiều loài cá có giá trị cao

đã bị chết như: cá hồng, mú, cá hanh, cá chình, cá đuối, mực nang, cá đuối, cá nhói xanh, cá đục, cá bò, cá móm, cá lạc, cá chình biển…” Cá chết cả ở tầng đáy, nghĩa là rặng san hô, rặng đá – nơi tái tạo tài nguyên biển – cũng bị tổn hại, hệ sinh thái biển

bị hủy hoại, có thể phải mất nhiều năm nữa mới có thể phục hồi được Bên cạnh đó, xác cá chết phân hủy, bốc mùi hôi tanh khó chịu, khiến nguồn nước tại các bãi biển trên địa bàn cũng bị ô nhiễm nặng làm cho môi trường, chất lượng sản phẩm du lịch biển xuống cấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh du lịch do tâm lý lo sợ nhiễm độc nước biển, hạn chế ăn hải sản vì longại vấn đề sức khỏe.

Hiện nay, khu du lịch Mũi Nai hằng ngày đang gánh chịu ô nhiễm của nguồn nước chưa qua xử lý từ các nhà hàng, dịch vụ thải ra.Rác thải dẫn đến sự phân hủy các chất hữu cơ làm thay đổi đa dạng sinh học Ngay cả khi hệ sinh thái của đại dương không

bị phá hủy hoàn toàn, nó vẫn thay đổi rất nhiều và thường không theo hướng tốt hơn Gây thiệt hại lớn về kinh tế, doanh thu du lịch giảm sút: Thống kê của Vụ Kinh tế Dịch vụ (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho thấy lượng khách đến Hà Tiên giảm 20-30% trong dịp cao điểm tháng 5/2015

Rác thải như chai nhựa, lon nhôm, giày dép, vật liệu bao bì … nếu không xử lý đúng, có thể dạt ra biển và dạt vào bờ biển, gây ô nhiễm bãi biển và ảnh hưởng đến ngành du lịch địa phương

5.2.3Giải pháp

Để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, du lịch biển cần sự tham gia của các cấp, các ngành và mọi thành phần của xã hội

Đối với khách du lịch

- Cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường biển

- Không vứt rác thải hay đồ ăn thừa xuống biển

- Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia hoạt động du lịch biển

- Thu gom rác thải sau khi đã sử dụng xong

Đối với thành phần kinh doanh du lịch

- Khuyến khích và dán nhãn du lịch môi trường xanh cho những doanh nghiệp, tăng

cường trồng cây xanh tại các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Các cơ sở du lịch cần phải hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải trước khi đi vào hoạt động kinh doanh Các đơn vị phải có thùng rác nắp đậy phân loại chất thải rắn

- Nhắc nhở du khách khi tham quan du lịch không vứt rác xuống biển để tăng vẻ đẹp

mỹ quan cho khu du lịch

Đối với chính quyền địa phương

Trang 8

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường biển dưới nhiều hình thức cho những người làm du lịch và du khách tham quan

- Cần tăng cường chiến dịch truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch và đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà hàng, khách sạn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu tác động đến môi trường

- Đi đôi với việc khuyến khích, cơ sở lưu trú du lịch chú trọng sử dụng nguồn năng lượng sạch và có hệ thống xử lý rác thải phù hợp Ngoài ra, địa phương cần có biện pháp “mạnh tay” hơn đối với các nhà hàng, khách sạn, resort, khu vui chơi, giải trí gây ô nhiễm môi trường

- Quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch

- Cần phải kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở kinh doanh du lịch trước khi cấp giấy phép kinh doanh

Đối với các cơ sở xử lý chất thải

- Các cơ sởxử lí chất thải phải hoàn thiện xử lý nước thải trước khi đưa vào hệ thống thải chung của thị xã

-Thường xuyên tổ chức các đội ngũ nhân viên để thu gom rác dọc hai bên bờ biển

6 Ý nghĩa

6.1 Đối với việc giải quyết tình huống

Khu du lịch Mũi Nai là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở thị xã Hà Tiên nói riêng và của tỉnh Kiên Giang nói chung bởi những yếu tố hấp dẫn vốn có của nó Hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng đã hình thành và phát triển ở đây khá lâu và mang lại nhiều lợi ích Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về vấn đề ô nhiễm môi trường mà địa phương cần phải khắc phục Vì vậy rất cần các ngành chức năng của tỉnh mà đặc biệt chính là những người tham gia kinh doanh du lịch lẫn du khách phảithực sự quan tâm, bảo vệ, đầu tư và tôn tạo đúng mức để Mũi Nai mang mãi nét đẹp và là biểu tượng du lịch của thị xã, giúp hoạt động

du lịch phát triển theo hướng bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng bá các sản phẩm dulịch, tăng thu nhập góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương

6.2 Đối với học sinh giải quyết tình huống

Qua đề tài liên môn này sẽ cung cấp cho học sinh có một cái nhìn khách quan hơn về hiện trạng ô nhiễm môi trường đang diễn biến ở khu du lịch Mũi Nai và một số giải pháp giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm trên, góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc cần phải giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho cộng đồng

Trang 9

HẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách giáo khoa Địa Lý 12 nâng cao

Tài liệu tham khảo từ mạng Internet

Báo chí, truyền hình

Trang 10

MỤC LỤC

1.Tình huống cần giải quyết 2

2.Mục tiêu 2

3.Tổng quan giải quyết tình huống 2

4.Giải pháp giải quyết tình huống 2

5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tìnhhuống 3

5.1.Mô tả quá trình thực hiện……….4

5.2. Giải quyết tình huống……… 5

6 Ý nghĩa……… 8

6.1 Đối với việc giải quyết tình huống……… 8

6.2 Đối với học sinh khi tham gia giải quyết tình huống……… 9

Ngày đăng: 21/06/2017, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w