Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
365,14 KB
Nội dung
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 1.1 Tổng quan nghiên cứu 1.1.1 Trong nước Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018) cho rằng tăng trưởng bị kìm hãm bởi nợ công (cả về quy mô và tốc độ gia tăng), lạm phát, chi tiêu dùng của chính phủ và thất nghiệp, sử dụng với dữ liệu mảng của 58 nước phát triển (thu nhập cao) và nước đang phát triển (thu nhập thấp và trung bình), trong giai đoạn 1993 – 2014 Nghiên cứu còn cho thấy kế hoạch chi tiêu ngân sách hợp lý, đặc biệt là chi tiêu dùng, giúp kiểm soát tốt ảnh hưởng của nợ công lên tăng trưởng kinh tế, cụ thể kết quả nghiên cứu cho rằng nếu nhà nước duy trì chi tiêu tiêu dùng ở mức trên 14%-16% thì tác động là tích cực Nguyễn Văn Phúc (2013) kết luận nợ công tác động tiêu cực lên tăng trưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua lạm phát cao, nghiên cứu số liệu của 30 nước đang phát triển trên thế giới trong giai đoạn 1995-2009 Khi các điều kiện khác tỷ lệ nợ công trên GDP tăng 10% điểm thì tốc độ tăng trưởng giảm đi trung bình là 0,13%/năm; lạm phát tăng 10% điểm thì tốc độ tăng trưởng trung bình giảm đi 0,41%/năm Tuy nhiên nghiên cứu này còn thiếu một số biến có ý nghĩa thống kê cao như: tỷ lệ thất nghiệp, tiết kiệm, nên kết quả vẫn chưa thực sự thuyết phục và chính xác với điều kiện thực tế Nguyễn Hữu Tuấn (2012) kế thừa và mở rộng mô hình nghiên cứu của Tokunbo và cộng sự (2007), đã xây dựng mô hình đo lường mức độ tác động của tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP đến GDP thực của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2009 Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết “debt overhang” mô phỏng dưới dạng đồ thị là đường cong Laffer nợ để phân tích mối liên hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Kết luận của bài nghiên cứu đưa ra ngưỡng 65% cho tỷ lệ nước ngoài trên GDP thực, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn mức 65% sẽ góp phần thúc đẩu tăng trưởng kinh tế, và nếu vượt quá 65% thì nợ nước ngoài sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nghiên cứu lại áp dụng lý thuyết debt overhang và sử dụng đường cong Laffer một cách quá đơn giản, khi chưa xét đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng như đầu tư, tiết kiệm, chính sách tài khóa, tiền tệ, đặc biệt là lạm phát 1.1.2 Nước ngoài: Cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu vào năm 2010 đã gián tiếp khiến cho vấn đề nợ công ở các quốc gia trên thế giới trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết Hầu hết, các nghiên cứu tập trung vào khẳng định nợ tăng lên sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoặc khẳng định mối quan hệ của nợ công lên tăng trưởng kinh tế có tính phi tuyến Có rất ít các nghiên cứu cho rằng nợ tác động tích cực lên tăng trưởng Đầu tiên, có thể kể đến một số nghiên cứu về tác động tích cực của nợ công lên tăng trưởng kinh tế Checherita & Rother (2012) đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm trên khu vực đồng Euro nhằm xác định tác động của nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế Bằng nghiên cứu thực nghiệm trên 12 quốc gia châu Âu từ 1970-2010, nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nợ chính phủ/GDP từ 90-100% sẽ có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn; tỷ lệ nợ từ 70-80% GDP làm xuất hiện tăng trưởng âm do tác dụng của nợ công tăng cao Moore & Thomas (2010) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng với nhóm các quốc gia đang phát triển Hai tác giả nhận định lượng vốn có từ vay nợ có tác động dương lên tăng trưởng nếu nó được sử dụng để nâng cao năng suất lao động quốc gia Khác với nghiên cứu cho nhóm quốc gia, Egbetunde (2012), AlZeaud (2014) chọn lựa nghiên cứu cho từng nước riêng lẻ Egbetunde (2012) cho rằng nợ công sẽ có tác động tốt lên tăng trưởng kinh tế, nếu như chính phủ thực hiện minh bạch lượng tiền vay và sử dụng nó cho phát triển kinh tế, từ dữ liệu của Nigeria trong giai đoạn 1970 đến 2010 Al-Zeaud (2014) sử dụng phương pháp ước lượng OLS với dữ liệu trọng giai đoạn 1991 đến 2010 ở Jordan, cũng đã đưa ra kết luận tương tự Ở dòng nghiên cứu tác động tiêu cực của nợ công lên tăng trưởng kinh tế, các tác giả đa phần sử dụng dữ liệu riêng của một quốc gia Patrick (2017) sử dụng mô hình OLS để phân tích tăng trưởng kinh tế, nợ công, lạm phát và thất nghiệp từ các năm tài chính 1993/1994 đến 2014/2015 tại Kenya, đưa ra quan điểm mức nợ cao gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả kinh tế Akram (2015) sử dụng phương pháp ARDL đánh giá tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở Philippines giai đoạn 1975 – 2010, khẳng định sự hiện diện của “hiệu ứng khó vay thêm nợ” Cuối cùng, tác động phi tuyến của nợ công lên tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở các nghiên cứu: Teles và Mussolini (2014) đã phát triển các lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế bằng cách đề xuất một mô hình có liên quan đến các thế hệ và tăng trưởng nội sinh Bài nghiên cứu sử dụng số liệu của 74 quốc gia trong khoảng thời gian 1972-2004, từ đó tác giả đã đưa ra một phát hiện quan trọng là quy mô của nợ công là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu này đi theo quan điểm nợ công có tác động vừa thúc đẩy vừa kìm hãm tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, tỷ lệ nợ công thế nào gọi là cao hay thấp và bao nhiêu là tốt nhất thì lại chưa được bàn tới trong nghiên cứu này Real et al (2014) phát triển trên lý thuyết mô hình cân bằng tổng thể với các thành phần độc lập để lý giải mối quan hệ dạng chữ U ngược giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, tập trung vào phân tích hai hiệu ứng chèn lấn (crowd out) và hiệu ứng thúc đẩy (crowd in) mà nợ công tác động lên đầu tư tư nhân Khi tỉ lệ nợ công trên GDP dưới một ngưỡng nhất định, hiệu ứng thúc đẩy lấn át hiệu ứng chèn lấn và nợ công tích lũy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, còn khi tỉ lệ này bị phá vỡ, nợ công tích lũy sẽ băt đầu cản trở tăng trưởng kinh tế 1.1.3 Khoảng trống trong nghiên cứu Như đã trình bày ở phần tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, có khá nhiều nghiên cứu về sự tương tác của nợ công tới tăng trưởng kinh tế, kết quả thu được cũng không giống nhau Mặc dù nghiên cứu về chủ đề này đã được thực hiện rất nhiều tại các nước phát triển, đặc biết là sau cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, tuy nhiên chưa được thực hiện nhiều với bối cảnh là tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam Ngoài nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn (2012) cho kết quả về ngưỡng của tỷ lệ nước ngoài trên GDP thực, có rất ít nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của nợ công lên tăng trưởng kinh tế, và chưa đi vào nghiên cứu đầy đủ Từ các phân tích trên đây, có thể thấy các nghiên cứu được thực hiện liên quan đến việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế vẫn còn những khoảng trống đòi hỏi cần phải được bổ sung và phát triển 1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích 1.2.1 Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng qui mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP) 1.2.1.2 Khái niệm về nợ công và phương pháp tính nợ công Có 3 quan điểm về nợ công: theo quan điểm của Việt Nam, của ngân hàng thế giới (WB) và theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - WB (2015): Nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của bốn chủ thể bao gồm: (1) nợ của chính phủ trung ương và các bộ, ban, ngành trung ương; (2) nợ của các cấp chính quyền địa phương; (3) nợ của ngân hàng trung ương và (4) nợ của các thể chế độc lập, nhưng nguồn vốn hoạt động của nó do ngân sách nhà nước quyết định (trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà - nước) và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay cho các thể chế đó IMF (2010): nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công Đi kèm với đó là định nghĩa cụ thể về khu vực công, bao gồm khu vực Chính phủ và các khu vực tổ chức công (Hình1.1) Hình 1 Định nghĩa về khu vực công (IMF) - Luật quản lý nợ công Việt Nam (2009) được xem là một bước tiến bộ lớn trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về vấn đề này Theo Bộ Luật này thì nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương • Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước và vay nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật Nợ chính phủ không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ • Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước và nước ngoài được chính phủ bảo lãnh • Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành So với quy ước của IMF, thống kê nợ công của Việt Nam chưa quy định cách tính về nợ công ròng, phạm vi các khoản mục trong tổng nợ công nhỏ hơn quy ước của IMF do loại trừ: các khoản vay, nhận tiền gửi, phát hành tiền của NHNN; quyền rút vốn đặc biệt của IMF; các khoản bảo hiểm xã hội, hưu trí; các khoản tiền gửi, các khoản trả trước tại các tổ chức sử dụng vốn ngân sách ngoài Chính phủ Như vậy, định nghĩa của IMF đầy đủ và chi tiết hơn nhiều so với Luật quản lý nợ công của Việt Nam và của WB Tuy nhiên khó có thể nói là có sự khác biệt lớn giữa các định nghĩa này, do có thể coi các khoản nợ của khu vực của các tổ chức công là các khoản nợ mà chính phủ sẽ bảo lãnh trong trường hợp các tổ chức này vỡ nợ Do có sự khác biệt đó nên mới có sự khác nhau trong cách tính nợ công của Việt Nam và các nước trên thế giới 1.2.2 Lý thuyết về nơ công Khi việc chi tiêu vượt quá khả năng của nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thì chính phủ buộc phải vay nợ để tài trợ và việc này khiến nợ công phát sinh Điều này cho thấy nợ công là kết quả của bội chi ngân sách của chính phủ và chính phủ có trách nhiệm phải hoàn trả Với cùng bản chất như vậy nhưng luôn có những quan điểm khác nhau tồn tại giữa các nhà kinh tế học Đối với các nhà kinh tế học cổ điển, một nguyên tắc quan trọng và nhất quán về quản lý ngân sách là nguyên tắc ngân sách cân bằng, thu và chi bằng nhau Khởi xướng và ủng hộ triệt để là các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo, John Stuart Mill cho rằng nguyên tắc này giúp chính phủ chi tiêu hợp lí, tránh sự hoang phí và hạn chế tình trạng lạm thu thông qua việc ban hành các chính sách thuế và tăng thuế Vì vậy, hầu hết các nhà kinh tế học cổ điển không đồng tình với việc đi vay nợ của chính phủ để chi tiêu Trái lại, nhà kinh tế học John Maynar Keynes và những người thuộc trường phái Keynes lại ủng hộ việc vay nợ của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chi tiêu Họ lập luận trong những tình huống suy thoái kinh tế, việc đầu tư vào khu vực tư nhân sụt giảm nghiêm trọng thì việc gia tăng đầu tư của chính phủ vào các dự án công như cơ sở hạ tầng, giáo dục, và y tế thông qua vay nợ sẽ giúp phục hồi nền kinh tế Hầu hết các chính phủ đều sử dụng lý thuyết của trường phái Keynes để vượt qua khủng hoảng kinh tế và suy thoái của nền kinh tế Cùng với đó, Paul Sameulson, một nhà kinh tế học ủng hộ trường phái Keynes, cũng cho rằng việc phối hợp cả chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ linh hoạt là cần thiết để thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế vượt qua suy thoái Điều này cho thấy nợ công cũng là công cụ gián tiếp quan trọng trong điều hành nền kinh tế của các chính phủ nhưng việc sử dụng nó phải có sự thận trọng và đòi hỏi phải có sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khoá tài khoá và chính sách tiền tệ 1.2.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế 1.2.3.1 Tác động ngắn hạn và dài hạn của sụt giảm nợ công Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan đến tác động của nợ công lên hoạt động kinh tế có phạm vi khá rộng nhưng không đưa ra một câu trả lời về mối liên hệ giữa nợ công và và hoạt động kinh tế (Nautet & Van Meensel, 2011) Thực vậy, tác động này phụ thuộc rất nhiều vào các tình huống, có thể thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt giữa các nước Điều quan trọng ở đây là phân biệt giữa tác động kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn của nợ công: Tác động ngắn hạn Trong ngắn hạn, các công cụ tài khoá dùng để củng cố kỷ luật ngân sách sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế Thực vậy, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng các số nhân ngân sách là dương trong ngắn hạn Tuy nhiên, tác động âm trong ngắn hạn của việc củng cố kỷ luật tài khoá lên hoạt động kinh tế thay đổi tuỳ vào các công cụ tài khoá được vận dụng Các công cụ có liên quan đến chi tiêu và đầu tư công có tác động mạnh mẽ lên hoạt động kinh tế, trong khi các công cụ có liên quan đến chi chuyển nhượng - chẳng hạn thuế hoặc các phúc lợi xã hội có tác động yếu hơn Nguyên nhân là chi chuyển nhượng chỉ có tác động giác tiếp lên sự thay đổi tiêu dùng hoặc đầu tư thông qua việc điều chỉnh thu nhập của các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp Ngoài ra, các tác động âm của công cụ này lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn yếu hơn hoặc thậm chí không hiện diện trong thực tế nếu tình trạng tài trợ công ngân sách có thể làm tăng lãi suất, gây bất lợi cho các nhà đầu tư tư nhân Vì thế việc củng cố tài khoá (hạn chế thâm hụt ngân sách và giảm nợ công) không nhất thiết sẽ có tác động âm lên hoạt động kinh tế Mức độ tác động của việc củng cố tài khoá cũng tuỳ vào môi trường kinh tế được thực thi Khi củng cố tài khoá được thực hiện trong một nền kinh tế nhỏ, mở thì tác động ngắn hạn của nó nhỏ hơn nhiều trong trường hợp củng cố tài khoá được thực hiện đồng thời ở nhiều quốc gia Kế tiếp, nếu có các ngân hàng trung ương có khả năng áp dụng một chính sách dễ dãi thì củng cố tài khoá ít tổn hại đến tăng trưởng Cuối cùng, sự hiện diện của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định có xu hướng làm tăng tác động âm của củng cố tài khoá lên tăng trưởng, so với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi đóng vai trò vùng đệm có ý nghĩa Tác động dài hạn Ngược lại với các tác động trong ngắn hạn tác động dài hạn của việc củng cố tài khoá để đảm bảo tính bền vững của tài trợ công là tích cực Các tác động bao gồm sụt giảm lãi suất dài hạn do sự thu hẹp trong nguồn cung trái phiếu chính phủ trên thị trường và sụt giảm phần bù rủi ro Ngoài ra, sự sụt giảm lãi suất phải trả từ củng cố tài khoá sẽ giúp các nguồn lực cho chi tiêu công hiệu quả hơn hoặc giảm bớt gánh nặng thuế Theo các nghiên cứu, củng cố tài khoá dựa trên cắt giảm chi tiêu có tính hiệu quả hơn và có tác động tốt hơn lên tăng trưởng trong dài hạn so với dựa vào sự gia tăng nguồn thu Đặc biệt nếu ràng buộc ngân sách áp dụng cho chi thường xuyên thay vì áp dụng cho chi đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và cải tiến Phạm vi tác động của củng cố tài khoá lên hoạt động kinh tế tuỳ vào việc sử dụng lượng tiền tiết kiệm có được từ cắt giảm các khoản chi không hợp lí 1.2.3.2 Lý thuyết “Debt Overhang” Trong các nghiên cứu liên quan đến tác động tiêu cực tiềm năng của gánh nặng nợ nước ngoài đối với tăng trưởng mô hình phổ biến được sử dụng là lý thuyết “debt overhang” Krugman (1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đó số tiền dự kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên Lý thuyết “debt overhang” cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ (dịch vụ nợ) sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng Các nhà đầu tư tiềm năng lo sợ rằng khi quốc gia đó sẽ đánh thuế nặng để chi trả các khoản nợ nước ngoài, do đó họ khó có thể gia tăng đầu tư để gánh thêm chi phí thuế Lý thuyết còn đi đến một kết luận rộng hơn, đó là mức nợ nước ngoài quá cao sẽ làm giảm các ưu đãi của chính phủ cho các hoạt động cải tổ cơ cấu và tài khoá do việc củng cố tình hình tài khoá quốc gia có thể làm tăng áp lực trả nợ cho nước ngoài Những bất lợi này đối với công cuộc cải tổ đang là mối quan ngại lớn ở các nước có thu nhập thấp, nơi mà việc cải cách cơ cấu là cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Tình trạng "Debt Overhang" cũng đồng thời kìm hãm đầu tư và tăng trưởng do gây ra sự lo ngại về các quyết định của Chính phủ Khi quy mô nợ công tăng lên, khó có thể chắc chắn rằng chính phủ sẽ viện tới những chính sách gì để giải quyết các khoản nợ phải trả Theo Agenor và Motiel (1996), trên thực tế, người ta cho rằng Chính phủ có thể dùng các công cụ tác động đến đầu tư để chi trả cho các khoản nợ Theo nghiên cứu của Mehmet Caner, Thomas Grennes và Koehler Fritzi Geib, các chuyên gia kinh tế của World Bank (2010) bằng lý thuyết và thực nghiệm trên mẫu là 101 quốc gia trong đó có 75 quốc gia đang phát triển và 26 quốc gia phát triển, có cả Việt Nam, về mối qua hệ trong dài hạn giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 19802008, phân tích này cung cấp một nền tảng cho sự nghiên cứu chứng minh sự tồn tại ngưỡng nợ và ước tính ngưỡng nợ (nợ công/GDP) cho từng quốc gia, từ đó có những chính sách phù hợp đối phó với nguy cơ khủng hoảng nợ đang đe doạ các nước có nợ nước ngoài cao 1.2.3.3 Đường cong Laffer nợ Lập luận của lý thuyết “debt overhang” có thể được xem xét qua đường cong Laffer nợ (Hình 1) Đường cong Laffer nợ cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm Hình 2 Đường cong Laffer Nguồn: Helene Poirson Ward ; Luca A Ricci ; Catherine A Pattillo (1/4/2012); Magazine Finance and Development of the IMF; "External Debt and Growth" Mặc dù mô hình “debt overhang” không trực tiếp phân tích ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại gợi ý rằng tổng nợ lớn sẽ kìm hãm tăng trưởng do góp phần giảm đầu tư Do vậy,ở mức nợ hợp lý, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng Từ đó, có thể kết luận rằng nợ và tăng trưởng có mối liên hệ phi tuyến Đỉnh đường cong Laffer nợ đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác Đây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng Vì vậy đỉnh của đường cong Laffer nợ là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại vấn đề “debt overhang” 1.2.4 Khung phân tích Như đã trình bày ở phần Tổng quan nghiên cứu nước ngoài ở trên, trên thế giới tồn tại ba luồng quan điểm: Thứ nhất, quan điểm tăng trưởng nợ công tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế quốc gia với đại diện là Friedman (1988) Thứ hai, quan điểm nợ công ở mức hợp lý có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế do tác động đến tổng cầu thuộc về các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes Thứ ba, quan điểm nợ công có tác động rất nhỏ tới tăng trưởng kinh tế thuộc về các nhà kinh tế theo trường phái Ricardo với đại diện tiêu biểu là Barro Chúng tôi lựa chọn phát triển quan điểm thứ 2 "Nợ công ở mức hợp lý có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế " Quan điểm của trường phái Keynes được đưa ra dựa trên hai giả thuyết cơ bản là tổng cung chịu ảnh hưởng của tổng cầu và giả thiết nền kinh tế không trong trạng thái toàn dụng Keynes đề xuất khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng thì Chính phủ có thể đưa ra các gói kích cầu để tác động vào nền kinh tế Các gói kích cầu này có thể thực hiện bằng cách Chính phủ đi vay để tăng chi tiêu công Việc tăng tổng cầu sẽ có tác động thúc đẩy tổng cung và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quan điểm của phái Keynes cũng vấp phải sự phản đối của những người theo trường phái kinh tế Ricardo khi họ cho rằng rằng chi tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ không có tác động lên mức thu nhập vì người dân sẽ lập tức tiết kiệm nhiều hơn để trả thuế tăng lên trong tương lai hoặc bù lại lạm phát cao hơn do chính phủ tăng chi tiêu trong hiện tại Tác động ròng lên tổng cầu sẽ là bằng không 1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu đã cho thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu chéo, thể hiện thông tin về các yếu tố được thu thập từ năm 2000 - 2016 tại Việt Nam Số liệu được thu thập từ trang web chính thức của World Bank 1.3.2 Phương pháp phân tích Kiểm định sự tồn tại của đa cộng tuyến: Xét thừa số tăng phương sai VIF: Variance Inflation Factors Minimum possible value = 1.0 Values > 10.0 may indicate a collinearity problem FDI 3,623 GOV 6,661 CAP 5,021 logGDPCAP 30,820 OPEN 15,192 POP INF 2,891 3,806 DEBT 576,122 sq_DEBT 730,571 Do có 4 trong 9 thừa số tăng phương sai lớn hơn 10 nên mô hình xảy ra đa cộng tuyến không hoàn hảo Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Sử dụng kiểm định White: • Giả thiết kiểm định: • Kết quả kiểm định: Insufficient degrees of freedom for regression Không thể thực hiện kiểm định White trên phần mề Gretl do số lượng quan sát không đủ lớn Phân phối chuẩn của nhiễu: • Giả thiết kiểm định: • Kết quả kiểm định: Test for null hypothesis of normal distribution: Chi-square(2) = 1,236 with p-value 0,53893 Ta có: p-value = 0,53893 >0,05 => bác bỏ H1 Phân phối của nhiễu là phân phối chuẩn Hình 6 Đồ thị phân phối chuẩn của nhiễu 2.1.2.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu: Kết quả ước lượng của mô hình cho thấy nợ công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này Biến nợ công có ý nghĩa thống kê ở mức cao 10% Hệ số hồi quy cho thấy, với các điều kiện khác không đổi, kh tổng quy mô nợ công trên GDP tăng 1% thì Tốc độ tăng trưởng GDP giảm đi trung bình là 0,6%/năm Nhưng bên cạnh đó, biến bình phương tổng quy mô nợ công lại có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP qua hệ số ước lượng dương, khi các yếu khác không thay đổi, bình phương nợ công tăng 10% thì tăng trưởng GDP tăng 0,06% Như vậy ta có thể kết luận, nợ công vừa tác động tiêu cực vừa tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Các biến kiểm soát như Vốn đầu tư, Vốn đầu tư trực tiép nước ngoài, Độ ‘mở’ của nền kinh tế, biến tương tác giữa GDP và Vốn đầu tư đều có tác động ở mức ý nghĩa thống kê cao lên tăng trưởng kinh tế Biến Lạm phát có tác động âm cho thấy, với các điều kiện khác không đổi tốc đọ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm khi tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng cao Biến tỷ lệ gia tăng dân số có tác dộng dương cho thấy trong điều kiện các yếu tối khác không đổi, tóc độ tăng trưởng kinh tế tăng khi tỷ lệ gia tăng dân số tăng Biến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động âm tới tăng trưởng kinh tế,có nghĩa là khi các điều kiện kác không đổi thì tăng tưởng GDP giảm đi khi giá trị biến này tăng lên Biến Can thiệp của Chính phủ có tác động âm cho thấy khi chính phủ can thiệp càng sâu vào nền kinh tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế càng giảm.Biến Vốn đầu tư có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, khi các điều kiện khác hông đổi, vốn đầu tư càng nhiều thì tốc độ tăng trưởng kinnh tế càng cao Nhìn chung, các kết quả trên phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đó Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của mô hình hồi quy đó là số quan sát nhỏ (T=17) Vì thế nên không thực hiện và không khắc phục được một số khuyết tật trong kiểm định Do đó mà kết quả hồi quy của mô hình có thể chưa chính xác Trong nghiên cứu thực nghiệm này, để xác định tác động định lượng của nợ công lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam, mô hình hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian đã được sử dụng Theo đó, tăng trưởng GDP là biến phụ thuộc và Tổng quy mô nợ công là biến giải thích chính Ngoài tổng quy mô nợ công, các biến độc lập khác cũng được đưa vào mô hình hồi quy Kết quả ước lượng của mô hình cho thấy: nợ công vừa có tác động thúc đẩy vừa có tác động kìm hãm đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn 2.2 Nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết khủng hoảng nợ công của một số nền kinh tế phát triển trên thế giới 2.2.1 Giải pháp giảm nợ công Nhật Bản: - Thứ nhất, công cụ chính được coi là có hiệu quả để giải quyết vấn đề nợ công của Nhật Bản là tăng thuế Khoảng 70% dân số Nhật Bản chấp nhận mức tăng thuế cao hơn để khôi phục kinh tế quốc gia Tăng thuế sẽ giúp sửa chữa thiếu sót hiện tại của Nhật Bản bởi doanh thu thuế của Nhật Bản hiện chỉ đạt 17% GDP - mức thấp nhất trong các thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế Trong bối cảnh khủng hoảng nợ leo thang, dân số ngày càng già hóa và chi phí an sinh xã hội tăng cao, việc tăng thuế tiêu dùng sẽ cho phép Nhật Bản có cơ hội giữ được tốc độ tăng trưởng và cắt giảm được mức thâm hụt ngân sách Cụ thể, tăng thuế tiêu dùng lên 10% trong giai đoạn 2012 -2016 để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phúc lợi khi dân số Nhật Bản đang nhanh chóng lão hoá Mức thuế sẽ tiếp tục được tăng thêm 15% Nhật Bản cần ít nhất 23.000 tỷ yên (khoảng 288 tỷ USD) để tái thiết đất nước sau khủng hoảng kép động đất và sóng thần Theo các nhà kinh tế, cứ tăng 1% thuế tiêu dùng sẽ tăng được 250 tỉ yên tiền thuế thu được Thảm họa kép sóng thần và động đất đã gây thiệt hại cho Nhật Bản khoảng 2500 tỷ yên, bởi vậy mức thuế tiêu dùng tăng thêm 3% (từ 5% lên 8%) sẽ tăng thu 2250 tỉ yên - Thứ hai, nâng cao năng suất, hiệu quả đầu tư công và cắt giảm chi tiêu công Việc cắt giảm đầu tư cần được thực hiện song song với việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn nhằm tăng cường năng suất và hiệu quả Việc nâng cao năng suất và hiệu quả đầu tư công vì vậy có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đòi hỏi cần kiên quyết cắt giảm các hạ tầng ít có giá trị sử dụng căn cứ vào các phân tích về chi phí và lợi nhuận và xét trong bối cảnh dân số Nhật Bản đang có xu hướng giảm dần Bên cạnh đó, Nhật Bản có thể cắt giảm đáng kể chi tiêu công bằng việc giảm lương của khu vực công chức, vốn dĩ đã cao hơn nhiều so với khu vực tư nhân trong hơn thập kỷ qua Các nỗ lực trong việc cắt giảm lương của khu vực công cũng cần hướng vào các đối tượng có thể cắt giảm nhiều như chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức hiệp hội trực thuộc Chính phủ (là những khu vực chiếm tới 90% tổng nhân lực trong khu vực công) Tuy nhiên, mức độ cắt giảm chi tiêu cũng chỉ có tác dụng giới hạn do quy mô của khu vực công của Nhật Bản chiếm một tỷ trọng không cao trong nền kinh tế như là so với các nước khác - Thứ ba, ổn định tài chính Mục tiêu bình ổn tài chính được Chính phủ Nhật Bản đưa ra vào tháng 6/2009 nhằm ổn định tỷ trọng tăng trưởng nợ Chiến lược “ổn định tài chính” sẽ được trợ giúp với cơ chế chia sẻ thâm hụt ngân sách giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương từ năm 2013 Kế hoạch đặt ra là cắt giảm một nửa thâm hụt ngân sách vào năm 2015 và đạt được mức thặng dư ngân sách từ năm 2019 Về dài hạn, cán cân ngân sách của cả chính quyền trung ương và địa phương của Nhật Bản sẽ trở lại trạng thái thặng dư vào năm tài khóa 2020 2.2.2 Giải pháp giảm nợ công ở các nước Châu Âu: Khác với Nhật Bản, Hy Lạp đã lâm vào tình trạng có nguy cơ bị vỡ nợ Tuy là một nước nhỏ, song với tư cách là một thành viên của EU thì việc vỡ nợ nếu xảy ra, sẽ là khởi đầu cho một phản ứng domino tài chính ra toàn EU và thậm chí là cả thế giới Vì vậy để cứu cánh cho Hy Lạp thì lựa chọn cơ cấu tái cấp vốn và cắt giảm 50% số nợ cho Hy Lạp đã được đưa ra và thương lượng Theo phân tích của tờ Der Spiegel của Đức, với mức cắt giảm 50% nợ, trong giai đoạn trước mắt Hy Lạp có thể tự đứng trên đôi chân mình, từ đó tạm thời tránh được tình trạng khủng hoảng nợ lan rộng đang đe dọa làm suy thoái nền kinh tế toàn châu Âu nói chung Chính vì vậy, các ngân hàng và các nhà đầu tư tư nhân đành phải chấp nhận kế hoạch xóa nợ 50% do EU đưa ra Để thực hiện động thái này, các ngân hàng được yêu cầu phải tăng cường huy động vốn trên thị trường để tạm thời bù đắp vào khoản thâm hụt vốn do giảm nợ Trước nguy cơ khủng hoảng nợ công ngày càng căng thẳng có thể gây ra hiệu ứng “Domino”, đầu tháng 5/2010, EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí dành một gói cứu trợ dài hạn trị giá 110 tỷ EUR, tương đương khoảng 136 tỷ USD trong vòng 3 năm, cho Hy Lạp nhằm giúp nước này thoát khỏi bờ vực nợ công Đồng thời, ngày 10/5/2010, EU và IMF đã nhất trí thiết lập “Quỹ chống khủng hoảng” trị giá 750 tỷ EUR (1000 tỷ USD) Theo đó, các nước châu Âu đưa ra 572 tỷ USD (440 tỷ EUR) khoản vay mới và bơm thêm 778 tỷ USD (60 tỷ EUR) cho chương trình vay đang thực hiện IMF cũng sẽ đóng góp 325 tỷ USD (250 tỷ EUR) cho gói cứu trợ Gói cứu trợ mới này có quy mô còn lớn hơn cả gói cứu trợ ngân hàng của Mỹ hai năm trước đây nhằm củng cố niềm tin của thị trường Để đổi lấy gói cứu trợ khẩn cấp, chính quyền Athens đã chấp nhận điều kiện phải cắt giảm chi tiêu, cụ thể lương tháng thứ 13 và 14 cùng các loại tiền thưởng khác của nhân viên nhà nước sẽ bị cắt hoàn toàn trong khi lương sẽ không được tăng trong vòng 3 năm Lương hưu của cả khu vực công và tư đều bị giảm mạnh, còn thuế giá trị gia tăng sẽ tăng từ 21%- 23% Chi phí quốc phòng và hệ thống y tế quốc gia cũng sẽ bị cắt Kế hoạch vô cùng khắc nghiệt này nhằm đưa mức thâm thụt ngân sách của Hy Lạp xuống dưới 3% GPD vào năm 2014 và ngay lập tức đã gây ra làn sóng phản đối Tây Ban Nha cũng sẽ thực hiện các biện pháp cắt giảm 6 tỷ euro đầu tư công, cắt giảm 5% lương nhân viên nhà nước, cũng như giảm lương hưu và đầu tư vào các chính quyền vùng để giảm thâm hụt ngân sách khoảng 15 tỷ euro trong giai đoạn 2010-2011, đưa xuống mức còn 6% GDP vào năm 2011 Chính phủ Bồ Đào Nha cũng công bố sẽ cắt giảm 5% tiền lương của công chức và quan chức nhà nước, trong đó có cả các bộ trưởng, tăng 1% nhằm đưa thuế giá trị gia tăng lên 21% Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates cũng cam kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách từ 9,4% năm 2009 xuống còn 4,6% vào cuối năm 2011, trong khi tăng từ 1- 1,5% mức thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao Bên cạnh việc sử dụng các gói cứu trợ tạm thời, các nước châu Âu cũng có những hành động của riêng mình để tự cứu lấy bản thân Và biện pháp có thể nhận thấy là được sử dụng chủ yếu đó là tăng thuế và cắt giảm chi tiêu thường xuyên của Chính phủ (các chi phí vận hành bộ máy) CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 3.1 Kết luận Mô hình hồi quy tìm ra mối quan hệ của nợ công với tăng trưởng kinh tế đưa ra mối quan hệ này có dạng đường cong Laffer Ưu điểm của nghiên cứu: mô hình không bị bỏ sót biến quan trọng và không gặp các vấn đề thống kê khác Hạn chế: mô hình gặp khó khăn về thời gian và hạn chế tiếp cận số liệu thực tế Các số liệu không nhiều (n=17) gây khó khăn trong việc tìm và xác định biến độc lập trong quá trình thành lập và xử lý số liệu Mô hình còn có ý nghĩa chưa thực sự cao (R 2=0.9) Hướng nghiên cứu tiếp theo: Tìm ra ngưỡng nợ công tối ưu bằng cách giả định ngưỡng nợ công đơn nhân tố của nợ công mà tại giá trị nợ công đó, mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế thay đổi Phương pháp có thể được sử dụng đó là Rolling Threshold Technique bằng cách sử dụng biến giả Giá trị của biến này nhận giá trị 1 nếu nợ công vượt một ngưỡng xác định Bằng cách này, chúng ra có thể ước lượng ảnh hưởng gia tăng của nợ công lên tăng trưởng kinh tế 3.2 Hàm ý chính sách Dựa trên các kết quả nghiên cứu được rút ra từ việc thực hiện mô hình thực nghiệm, và đánh giá mối quan hệ cũng như tác động của nợ công và các biến số có liên quan đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2000-2016, thông qua phương pháp ước lượng OLS, rút ra từ nghiên cứu một số gợi ý chính sách Các kết quả thực nghiệm chỉ ra có sự khác biệt trong tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khác nhau Điều này hàm ý chính sách phải tùy vào đặc điểm riêng của từng quốc gia 3.2.1 Về năng lực quản lý nợ công - Hoàn thiện bộ máy quản lý: Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có cơ quan chức năng chuyên biệt nào vì vậy cần xem xét và thành lập Uỷ ban nghiên cứu và giám sát nợ công với chức năng chủ yếu: cấp phép, thẩm tra và giám sát hoạt động của các dự án sử dụng NSNN, các cơ quan chuyên môn được cấp phép cung cấp dịch vụ tư vấn và đấu thầu cho dự án dùng vốn NSNN; giám sát nợ công và NSNN; tư vấn và đưa ý kiến cho Quốc hội về Luật liên quan Bộ Tài chính: công khai, minh bạch những thông tin xác thực trong huy động, quản lý và sử dụng vốn Nợ công Tích cực đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành - Hoàn thiện công cụ quản lý: Sử dụng các công cụ hiệu quả hơn tránh đi theo lối mòn các công cụ lỗi thời thụ động trong kiểm soát và giám sát nợ công 3.2.2 - Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công và đầu tư công Bộ tài chính cần xây dựng và hoàn thiện trình Chính phủ phương án tái đầu tư nợ công Phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu các phương án phát hành Trái phiếu - chính phủ, vay nợ trong nước nhằm tăng tính chủ động trong việc trả nợ Điều chỉnh cơ chế cho vay lại vốn vay nước ngoài, mở rộng đối tượng cho vay đến các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng Thẩm tra hồ sơ vay vốn chặt chẽ, kĩ lưỡng tránh phát sinh tình trạng thông tin bất cân xứng, rủi ro đạo đức, lựa chọn đối nghịch dẫn đến cho vay bên đi vay không chất lượng, có nguy cơ rủi ro cao; tăng cường trách nhiệm - của người đi vay Xác định lĩnh vực ưu tiên trong sử dụng vốn là nợ công Quá trình sử dụng nợ công một cách tối ưu chỉ xảy ra khi xác định được đúng mục tiêu ưu tiên trong tăng trưởng kinh tế Vấn đề này không được đề cập trong mô hình hồi quy về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam do khó có thể lượng hoá một cách chính xác quy trình này Tuy nhên, đây là điều tất yếu không thể bỏ qua trong việc xác định ngưỡng nợ công tối ưu cho nền kinh tế Vấn đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay chính là xác định được mục tiêu mũi nhọn trong sử dụng vốn vay, không thể dàn trải tránh sự phân tán - không hiệu quả Gắn việc tái cơ cấu đầu tư công với tái cơ cấu NSNN, và các chính sách Tài khoá tài chính, tránh việc xung đột giữa các quyết định dẫn đến những sai lầm cho nền kinh tế: NSNN: Cân đối thu chi Chi tiêu NSNN tiết kiệm, đề xuất tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước có thể tư nhân được nhằm nâng cao hiệu quả sản xuấ kinh doanh tránh kẻ gian trục lợi gây thất thoát NSNN đè gánh nặng nên Chính phủ, thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức đầu tư ngoài NSNN Thu NSNN: mở rộng cơ sở thuế, hạn chế gian lận thương mại, hạn chế thất thu thuế, nghiên cứu bổ sung một số loại thuế về môi trường, trật tự xã hội Doanh nghiệp: hoàn thiện hệ thống pháp lý về thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tín dụng và tổ chức xếp hạng trong nước; thành lập các trung tâm thông tin doanh nghiệp nhằm minh bạch hoá thông tin và khuyến khích các Doanh nghiệp phát hành Trái phiếu, giảm dần bảo lãnh chính phủ, giảm các rủi ro tài chính khi Chính phủ cho Doanh nghiệp vay vốn, tạo động lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh làm ăn lành mạnh, tạo nguồn tăng thu cho NSNN Hệ thống tài chính - ngân hàng: xây dựng và vận hàng thị trường trái phiếu hiện đại Đồng thời, phát triẻn thị trường chứng khoán tạo kênh dẫn vốn trung và dài hạn, hoàn thành cơ cấu các tổ chức tài chính Do Việt Nam đã chính thức kết thúc giai đoạn được hưởng ưu đãi từ nguồn vốn ODA vì vậy việc vay vốn càng cần cân nhắc kĩ lưỡng, rà soát, ưu tiên bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các khoản vay, đổi mới phương thức bổ sung nguồn vốn đối ứng kịp với sự cho phép thành phần kinh tế tư nhân tham gia để gia tăng hiệu quả 3.2.3 Tăng cường kỷ luật NSNN và phối hợp chính sách Chính phủ cần thực hiện chính sách tài khoá một cách rõ ràng và nghiêm ngặt để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách liên tục và luôn ở mức cao, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nợ công, chính sách tài khoá hiệu quả góp phần làm tăng hiệu quả quản lý nợ công, giảm thâm hụt ngân sách cần thực hiện theo lộ trình rõ ràng và thống nhất 3.2.4 Phát triển nội lực nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu và mô hình tăng trưởng Tăng cường các giải pháp hỗ trợ các Doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân: với mục đích là phân bổ nguồn lực, nguồn vốn hợp lí hiệu quả, tăng tỉ lệ tiết kiệm cả nước lên trên 30% Chính phủ, các bộ ngành chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công, đầu tư tăng trưởng theo chiều sâu thay vì chiều ngang Phát triển cân bằng hệ thống tài chính nhằm mở rộng nguồn huy động tài trợ cho nợ công trong nước: để nền kinh tế phát triển hiệu quả và bền vững thì cần có hệ thống tài chính phân bổ nguồn vốn hiệu quả, chất lượng tránh lãng phí và bị trục lợi Hệ thống tài chính phụ thuộc rất lớn vào hệ thống ngân hàng nên nợ công trong nước chủ yếu là phát hành qua trái phiếu chính phủ Tuy nhiên chính phủ cần hạn chế việc áp đặt mua trái phiếu chính phủ cho Ngân hàng vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của chính Ngân hàng TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Khắc Lịch, Dương Cẩm Tú, 2018 Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập34, Số 1 năm 2018 Nguyễn Văn Phúc, 2013 Nợ công và tăng trưởng kinh tế Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam NXB Kinh tế TP HCM Nguyễn Hữu Tuấn, 2012 Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Tạp chí phát triển và Hội nhập UEF Số 4 (14) - Tháng 5-6/2012 PGS.TS Phạm Ngọc Linh, 2011 Giáo trình Kinh tế phát triển NXB ĐH Kinh tế quốc dân Tạ Thị Đoàn, 2017 Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 500, trang 70-72 Sử Đình Thành, 2011 Chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam – Kiểm định nhân quả trong mô hình đa biến Tạp chí Phát triển kinh tế, số 252 ThS Đặng Văn Cường & Bùi Thanh Hoài, (2014) Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại TP Hồ Chí Minh Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 18 (28), trang 27-33 Akram, N., 2015 Is public debt hindering economic growth of the Philipines? International Journal of Social Economics 42(3), 202-221 Al-Zeaud, H.A., 2014 Public Debt And Economic Growth: An Empirical Assessment European Scientific Journal 10(4), 148-158 Checherita-Westphal, C., & Routher, P., 2012 The impact of high government debt on economic growth and it channels: An empritical investigation for the euro area European Economic Review 56(7), 1392-1405 Egbetunde, T., 2012 Public Debt and Economic Growth in Nigeria: Evidence from Granger Causality American Journal of Economics 2(6), 101-106 Catherine P et al, 2002 External Debt and Growth Magazine Finance and Development of the IMF 39(2) Moore, W., & Thomas, C., 2010 A meta-analysis of the relationship between debt and growth International Journal of Development Issues 9(3), 214-225 Real, A., Takuma, K., & Keigo, N., 2014 Is Public Debt Growth-Enhancing or Growth-Reducing? KIER Disscussion Paper, No.884 Kyoto University Teles, V., & Mussolini, C., 2014 Public debt and the limits of fiscal policy to increase economic growth European Economic Review, vol 66, issue C, 1-15 Woo, J., & Kurmar, M.S., 2015 Public debt and growth Economica 82(328), 705739 UN, 2015 The Launch of the World Economic Situation Prospects 2015 Report In the UN Conference on Trade and Development Phan Minh Xích Tự, 2014 Nợ công và tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Thạc sĩ kinh tế https://text.123doc.org/document/2989075-no-cong-va-tang-truong-kinh-te-nghiencuu-thuc-nghiem-tai-viet-nam.htm NIF, 2018 Việt Nam đã kiểm soát nợ công tốt hơn Vneconomy., 2017 WB: Áp lực trả nợ của Việt Nam sẽ lớn trong 3 năm tới http://vneconomy.vn/thoi-su/wb-ap-luc-tra-no-cua-viet-nam-se-lon-trong-3-nam-toi20171003030052326.htm Truy cập ngày 22/05/2018 World Bank, Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam - Chuyên đề đặc biệt: Cải thiện hiệu suất và công bằng trong chi tiêu công [online] Available at http://documents.worldbank.org/curated/en/915171513147616299/pdf/122037Vietnamese-12-12-2017-18-22-57-VietnamTakingStockDecVNfinal.pdf Acessed on 30/05/2018 World Bank, Báo cáo tổng quan: Chính sách Tài khóa hướng tới Bền vững, Hiệu quả và Công bằng [online] Available at http://documents.worldbank.org/curated/en/607931508767161547/pdf/120605VIETNAMESE-v2-PUBLIC-108pVietnamPublicExpenditureReviewOverviewReportVN.pdf Acessed on 24/05/2018 World Bank, Inflation, GDP deflator (annual %) from 2000 to 2016 [online] Available at https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.DEFL.KD.ZG? end=2016&start=2000 Acessed on 30/05/2018 IMF Historical Public Debt Database.[online] https://data.worldbank.org/country/vietnam Acessed on 20/05/2018 Available at CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM: • • • • • Tham gia đóng góp ý kiến Hoàn thành công việc nhóm giao đúng thời hạn Hoàn thành công việc nhóm gia có chất lượng Có ý tưởng, đề xuất sáng tạo, mới, hay đóng góp cho nhóm Hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ Người đánh giá Người được đánh giá Tạ Ngọc Mai Tạ Ngọc Mai Nguyễn Diệu Linh 9 Lê Thị Thùy Linh 9 Ngyễn Diệu Linh Lê Thị Thùy Linh 9,5 9,5 9 9 ... tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế phạm trù kinh tế, phản ánh quy mơ tăng lên hay giảm kinh tế năm so với năm trước thời kỳ so với thời kỳ trước Tăng trưởng kinh tế biểu qui mô tăng trưởng. .. có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế dài hạn; tỷ lệ nợ từ 70-80% GDP làm xuất tăng trưởng âm tác dụng nợ công tăng cao Moore & Thomas (2010) thực nghiên cứu mối quan hệ nợ tăng trưởng. .. hưởng nợ nước ngồi đến tăng trưởng kinh tế lại gợi ý tổng nợ lớn kìm hãm tăng trưởng góp phần giảm đầu tư Do vậy ,ở mức nợ hợp lý, vay nợ tăng lên có tác động tích cực đến tăng trưởng tổng nợ