1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG (Dùng cho đào tạo tín - Bậc đại học) Người biên soạn: Th.S Nguyễn Mạnh Hiếu

97 36 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 830,68 KB

Nội dung

Nội dung quy hoạch kinh tế lãnh thô bao gồm những mặt chủ yếu: cơ cầu sản phẩm, sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của các vùng kinh tế; cơ câu sức lao động và dân cư xã hội, cơ sở hạ tang, kho

Trang 1

BAI GIANG

MON: KINH TE VUNG

(Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bác đại học)

Người biên soạn: Th.S Nguyễn Mạnh Hiếu

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TÙ IÉT TTẤTT << << %S%s S £eEeEeE + + xxx s99 xe v

1.4.3 Phương pháp cân đối liên ngành, liên vùng (Mô hình I-O) 5

1.4.5 Phương pháp sử dụng bản đồ và hệ thông thông tin địa lý (GIS) 6

CHUONG 2: NHUNG VAN DE CO BAN VE TO CHUC LANH THO 8

2.2.1 Khái niệm về vùng kinh tẾ - - + + + SE E+E+E+E+Eekekekeeeeeree 14

2.2.4 Các loại vùng kinh tẾ -¿- - - s+s*ESES SE vgEgrrererree l6 2.3 Phân vùng kỉnh KẾ -<< << << 9 S9esESESEsE.EsEeEesesesessee 17

Trang 3

2.4 Quy hoạch VÙnNØ oooo co c 9.9 ọHị cọ 000000000009000000066606060666 66 19

“5N G6 na 19 2.4.2 Su can thiét phai quy hoach vUNg wo csesesesescscscscscscesesesesenens 19 2.4.3 Nội dung cơ bản của quy hoạch vùng s2 20

2.4.6 Cac kiéu quy hoach VUNG? v cccccecccessessssesesesesesestsssecscecssassvsvevens 22

2.5.1 Phân bố dân cư : +++ctt2rtttrrttrrtrrrtrrrtrrrrrrirrrirrrrrrrrrie 23

CHƯƠNG 3: TÔ CHÚC LNH THÔ CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT

0.7, 8 30

3.1.1 Vị trí ngành sản xuất công nghiệp trong phát triển và phân bố sản

3.1.2 Đặc điểm tô chức lãnh thổ ngành sản xuất công nghiệp 31 3.1.3 Những nhân tô ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

3.1.4 Tình hình phát triển và phân bố công nghiệp Việt Nam 35

3.2.1 Vị trí, vai trò, ý nghĩa phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp,

3.3.1 Vai trò của dịch vụ trong đời sống kinh tế xã hội 59

3.3.2 Đặc điểm của tổ chức lãnh thô dịch vụ ¿2-2 cs=<s+sss2 59

Trang 4

CHUONG 4: CAC VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAIM - << se: 62

4.1.3 Các ngành kinh tẾ - - - kk*E#E#E#ESESEEEEESEEEEESESk vn cv rvrerree 65

4.2.2 Tai nguyen thién nhien .ccccccccesssccccceeececeeeessessssssneeeeeeeeeees 67

4.2.3 Các ngành kinh tẾ - - - - kx*E*E9ESESExExEk ST g3 ng rererree 69

4.3 Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 71

4.3.3 Các ngành kinh tẾ - - - kk*E*E#E#ESESEEEEESESESESESEEv TH cv rerree 75

4.5.2 Tai nguyen thién nhien .cccccccsssssccceeececeeeeesssssssseeeeeeeeeees 83

4.5.3 Cac nganh kink té oe cccecccscsccssscssssssssssecscsescsescssscscsssvsvecseavavevens 85

4.6.2 Tai nguyen thién nhien .ecccccsssssccccceeeccceeeessssssssseeeeeeeeeees 87

4.6.3 Cac nganh kink té cccccccscccssccssssssssscscsesesesesesscscscssassvevecssavevenens 89 TAL LIEU THAM KHAOvisscssssssssssesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssssessess 92

Trang 5

DANH MUC TU VIET TAT

Trang 6

CHUONG 1: KHAI QUAT VE KINH TE VUNG

1.1 Khái niệm kinh tế vùng

Kinh tế vùng là một nhánh của kinh tế học và được xem như là một trong những

lĩnh vực khoa học xã hội Kinh tế vùng giải quyết các khía cạnh kinh tế học liên quan đến các vẫn đề thuộc vùng địa lý, những vấn để có thể phân tích theo góc độ không gian, để rút ra được các hàm ý về chính sách và lý thuyết gắn với các vùng lãnh thô mà quy mô của chúng từ mức địa phương đên mức toàn câu

Kinh tế vùng cung cấp kiến thức về cơ chế ảnh hưởng của không gian địa lý đến hành vi kinh tế của doanh nghiệp, người tiêu dùng và chính phủ, và ngược lại những hành vi kinh tế này ảnh hưởng ngược lại đến sự phát triển kinh tế theo hướng vùng địa

lý như thế nảo

Vinod Dubey (1964) tóm tắt bốn cách tiếp cận để khái niệm vẻ kinh tế vùng

Cách tiếp cận thứ nhất là phủ nhận khả năng của việc tách rời một môn học như thế Theo Vinod Dubey (1964), Harvey Stephen Perloff, đồng tác giả của tác phẩm “7i chính địa phương và quốc gia trong nên kinh tế quốc dân” (với Alvin Harvey Hansen)

và “Vùng địa lý, nguôn lực và tăng trưởng kinh tế” (với Edgar S Dunn, Eric E Lampard, và Richard F Muth), đã phủ định khả năng cho bất kỳ sự chia tách nào giữa các nghiên cứu vùng địa lý (hoặc khoa học vùng địa lý) thành các phần tương tự với

các môn học được khai thác Cách tiếp cận thứ hai là phù hợp với khái niệm của Lionel

Charles Robbins (1932), phát biểu rằng “Kinh tế học là khoa học nghiên cứu hành vi

của con người gắn với mối quan hệ giữa nhu cầu vô hạn và nguồn lực khan hiễm được phân bố theo nhiều cách khác nhau” đối với các vẫn để kinh tế xuất hiện ở các vùng

Cách tiếp cận thứ ba là khái quát Kinh tế vùng là một nhánh kinh tế học giải quyết cân

băng tổng thể theo vùng địa lý Cách tiếp cận này được nhân mạnh bởi L Lefeber and

H O Nourse Cách tiếp cận thứ tư là khái quát Kinh tế vùng là một nhánh của Kinh tế

học nghiên cứu các nguồn lực không dịch chuyển Quan điểm này được ủng hộ bởi G

H Borts (1960), J L Stein (1961), va J R Meyer (1963)

Trang 7

1.2 Đối tượng nghiên cứu

Ở Việt Nam, nghiên cứu về vùng đã được thực hiện trong nhiều năm Công việc

này đã được tập trung vào một số vấn để như phân vùng kinh tế, định hướng chiến lược

phát triển các vùng chủ yếu do viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và đầu tư thực

hiện Tuy nhiên, các tài liệu về kinh tế vùng còn rất ít, thiếu những tải liệu tong quat va

hệ thống cả lý luận và thực tiễn Như vậy, Kinh tế vùng (Regional Economics) la môn

khoa học kinh tế, nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ (nội dung, bản chất các quá trình và

hoạt động kinh tế - xã hội trên lãnh thổ) nhằm rút ra những đặc điểm, quy luật hình thành và hoạt động của chúng đề vận dụng vào tô chức tôi ưu các quá trình và hoạt động theo lãnh thổ trong thực tiễn

Nhiệm vụ quy hoạch kinh tế lãnh thổ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát

triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Nội dung quy hoạch kinh tế lãnh thô bao gồm những mặt chủ yếu: cơ cầu sản phẩm, sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của các vùng kinh

tế; cơ câu sức lao động và dân cư xã hội, cơ sở hạ tang, khoa hoc - cong nghé; co cầu

và phân bố các đơn vị kinh tế, chính sách kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Việc

quy hoạch kinh tế lãnh thổ các vùng phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của quốc gia và dựa vào các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng, lãnh

tho Định hướng phát triển kinh tế các vùng lãnh thổ là phát huy các thế mạnh kinh tế

tự nhiên, tài nguyên, khí hậu, xã hội và nhân văn của các vùng để xác định quy hoạch,

cơ cầu ngành kinh tế, thành phần kinh tế thích hợp để có hiệu quả kinh tế - xã hội cao

Ở Việt Nam, trong giai đoạn phát triển hiện nay, Kinh tế vùng tập trung nghiên cứu và

đề xuât các giải pháp chiên lược cho các vân đê chủ yêu sau đây:

- Đánh giá thực trạng, dự báo và định hướng phát triển phân công lao động xã

hội theo lãnh thổ của Việt Nam, khả năng tham gia của Việt Nam vào các định chế không gian kinh tế dưới tác động của những điều kiện mới (toàn cầu hóa, khu vực hóa,

các quá trình quốc tế hóa khác)

- Nghiên cứu những cơ sở khoa học và thực tiễn của công việc hoạch định chính

sách và chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế theo lãnh thổ (theo vùng) nhăm tạo ra

Trang 8

những chuyên dịch cơ câu lãnh thô của nên kinh tê một cách mạnh mẽ, căn bản và có

hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Nghiên cứu những đặc điểm và quy luật hình thành và hoạt động của các không gian kinh tế chức năng (đơn năng), bao gồm các vùng kinh tế lớn (cơ bản), các địa bàn kinh tế trọng điểm, các vùng (đơn vị) hành chính — kinh tế

- Nghiên cứu những cơ sở phương pháp luận và phương pháp phân vùng, quy

hoạch tong thé khong gian kinh tế các loại, phân bố các lực lượng sản xuất xã hội, các

doanh nghiệp, các công trình phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho phát triển kinh tế- xã hội

- Tìm hiểu tiềm năng, hiện trạng và từ đó đề ra định hướng phát triển chung và

hoạch định bộ khung phát triển cho các vùng kinh tế trên lãnh thô

Các quan điểm nghiên cứu kinh tễ vùng

Đề thực hiện có kết quả những nội dung nghiên cứu đã nêu, các nhà kinh tế vùng phải hiểu biết và sử dụng một tập hợp rộng rãi các quan điểm, tiếp cận và phương pháp nghiên cứu truyền thông cũng như hiện đại, các phương pháp nghiên cứu của nhiều môn khoa học liên quan Trong toàn bộ sự đa dạng của các quan điểm và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vùng, trước hết cần tập trung vào các quan điểm và phương pháp sau đây

e Quan điểm tiếp cận hệ thống và tong hop

Đối với nghiên cứu của kinh tế vùng khá rộng lớn, liên quan tới nhiều vẫn đẻ,

nhiều khía cạnh có quy mô và bản chất khác nhau, nhưng lại tương tác chặt chẽ với

nhau Bản thân mỗi vùng là một hệ thống do nhiều phần tử cấu thành, có bản chất, có

chức năng khác nhau, hình thành và hoạt động theo quy luật khác nhau nhưng giữa

chúng có mối quan hệ tương tác chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau; sự thay đôi của bất ky

một yếu tố, phần tử khác Đồng thời, mỗi vùng cũng là một bộ phận trong toàn hệ thống lãnh thổ mà giữa các bộ phận lãnh thổ này cũng có quan hệ tác động lẫn nhau (mỗi vùng

như là một mắt xích trong toàn bộ sợi dây xích của toàn hệ thống) Quan điển hệ thống đòi hỏi lợi ích cục bộ phải phục tùng lợi ích chung của hệ thống, có nghĩa là mọi chủ

thể kinh tế - xã hội trong một vùng phải đặt lợi ích chung của vùng lên trên hết; các

3

Trang 9

vùng nhỏ phải vì lợi ích chung của vùng lớn hơn mà nó năm trong đó; các vùng lớn phai vi loi ich chung cua qu6c gia

@ Quan diém lich su

Các quá trình kinh tế xã hội không ngừng vận động trong không gian và biến theo thời gian Sự hình thành và phát triển của vùng nói riêng Hệ thống lãnh thô nói

chung là một quá trình lịch sử luôn luôn có sự vận động, phát triển Nói cách khác, vùng

và hệ thông vùng không phải là những yếu tố nhất thành bất biến Sự phát triển của vùng mang tính kế thừa Hiện trạng phát triển của vùng ở hiện tại là kết quả quá trình phát triển trong lịch sử đồng thời là cơ sở, căn cứ cho phát triển trong tương lai của vùng Để định hướng đúng đắn và phát triển trong tương lai của các vùng, cân phải hiểu

rõ những đặc điểm phát triển của vùng trong lịch sử và hiện tại, đồng thời phải có tầm nhìn chiên lược cho sự phát triên tương lai của vùng

@ Quan điêm kinh tê

Trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội, việc quan điểm kinh tế thường được coi trong là lẽ tự nhiên Quan điểm này được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ

thể như tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh té, trong co ché thi trường, việc sản xuất phải đem lại lợi nhuận và tất nhiên, khó có thể chấp nhận sự thua lỗ triỀn miên Tuy

nhiên,cũng nên tránh xu hướng có thể gặp phải là phải đạt mục tiêu kinh tế băng mọi giá Điều đó rất nguy hiểm vì nếu thiếu nhìn xa trông rộng thì những món lợi trước mất

về kinh tế không thể bù đắp được những tốn thất to lớn lâu dài gây ra từ chính món lợi

đó

e_ Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối mới, ra đời trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên hành tỉnh, phản ánh xu thế phát triển của thời

đại và định hướng cho tương lai của nhân loại Đối với việc nghiên cứu các vùng kinh

tế, phát triển bền vững có thể được coi vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu nghiên cứu Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả ba

mặt: kinh tế, xã hội và môi trường Về mặt kinh tế, đó là tốc độ tăng trưởng, hiệu quả

và sự phát triên ôn định của nên kinh tê Dưới góc độ xã hội, phải chú trọng đền việc

Trang 10

xóa đói giảm nghèo, xây dựng thê chê và bảo tôn văn hóa dân tộc Còn vê phương diện mỗi trường là giữ gìn tính đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn

sự ô nhiêm và xuông câp của môi trường

1.3 Phương pháp nghiền cứu

1.4.1 Phương pháp phân tích hệ thống

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vùng là những hệ thông phức tạp, bao gồm nhiều phần tử có bản chất khác nhau, thường xuyên tác động qua lại, mang tính thang cấp rõ rệt Muốn hiểu rõ những đặc điểm và tính quy luật vận động, hành vi của chúng, cũng như đề xuất các giải pháp phát triển cho các vùng chúng ta cần phân tích các mỗi liên hệ đa dạng, đa chiều bên trong và bên ngoài hệ thống về các mặt số lượng, cường

độ mức độ

1.4.2 Phương pháp dự bảo

Phương pháp dự báo xuất phát từ quan điểm động và lịch sử, giúp cho ta định

hướng chiến lược, xác định các mục tiêu và kịch bản phát triỀn trước mắt và lâu dài của

các đối tượng nghiên cứu kinh tế vùng một cách khách quan, có cơ sở khoa học phù

hợp với các điều kiện và xu thế phát triển của hiện thực, các phương pháp dự báo được

sử dụng nhiều trong quy hoạch phát triển vùng, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Dự báo có thể mang tính định lượng hoặc định tính Tuy vậy, xu hướng gân đây, các dự

báo định hướng được sử dụng ngày càng rộng rãi, tính thuyết phục ngày cảng cao

1.4.3 Phương pháp cân đối liên ngành, liên vùng (Mô hình 1-O)

Mô hình cân đối liên ngành / liên vùng xuất phát từ Liên Xô cũ do hai nhà khoa

hoc la Wassily Leontief và Cantronovic đề xướng và phát triển Có thể nói IO là mô

hình phản ánh bức tranh về hoạt động nên kinh tế, các mối liên hệ ngành / liên hệ vùng

trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản,

xuất khâu hàng hóa và dịch vụ của toàn bộ nên kinh tế, Hơn nữa, bảng IO còn cho biết

để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cuối cùng của một ngành / vùng thì cần bao nhiêu sản phẩm của ngành / vùng khác và ngược lại, ngành / vùng đó cung cấp bao nhiêu sản phẩm để sản xuất ra đơn vị sản phẩm của ngành / vùng khác Từ đó, nó cho phép phân

Trang 11

tích các môi quan hệ (các dòng dịch chuyên vôn, lao động, nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên g1ữa các vùng ), đánh giá hiệu quả sản xuât, tính toán các chi tiêu tông hợp khác phục vụ công tác quản lý vĩ mô, phân tích và dự báo kinh tế

1.4.4 Phương pháp mô hình hóa toán — kinh tế

Phương pháp mô hình toán cho phép tổng hợp hóa, đơn giản hóa các thông số hoạt

động, các mối liên hệ đa dạng, phức tạp của các đối tượng nghiên cứu kinh tế vùng trong thực tiễn, làm nôi bật các đặc trưng cơ bản, quy luật vận động của đối tượng và

điều khiến tối ưu, hướng đích quá trình phát triển của chúng Đây là phương pháp mang

tính định lượng cao nhằm hạn chế sự đánh giá, hoạch định mang tính cảm tính

1.4.5 Phương pháp sử dụng bản đô và hệ thống thông tin dia ly (GIS)

Bản đồ là “ngôn ngữ” tong hop, ngan gọn, súc tích, là phương thức thê hiện trực quan các yếu tô tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng lãnh thô, sử dụng bản đồ là

phương pháp nghiên cứu truyền thống đặc trưng của địa lý tự nhiên, địa lý nhân văn,

địa lý kinh tế, và nhiều môn khoa học khác Các nghiên cứu kinh tế học cũng cần được

khởi đầu băng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ Việc sử dụng phương pháp chồng bản đồ (chập bản đồ) để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau trên một vùng lãnh thổ rất phố biến và hữu ích trong các nghiên cứu về vùng Phương pháp sử

dụng hệ thống thông tin địa lý GIS hình thành trên cơ sở của phương pháp bản đồ kết

hợp với những thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại GIS là tập hợp các thông tin theo các dạng, các lớp khác nhau, trên cơ sở đó phân tích, xử lý và hiển thị các thông tin về vùng, về không gian kinh tế - xã hội Ưu điểm nổi trội của GIS là khả năng truy

cập và xử lý thông tin nhanh, kết hợp đồng thời nhiều loại thông tin, nhiều lớp thông

tin về cùng một đối tượng một lãnh thô

1.4.6 Phương pháp phân tích chỉ phí- lợi ích

Phân tích chi phí- lợi ích là việc xác định, đánh giá và so sánh tất cả các lợi ích

có thể có được với những chi phí phải bỏ ra để thực hiện một dự án, một chương

trình/chính sách phát triển để hình thành bộ khung phát triển cho vùng VỀ nguyên tặc,

bât cứ hoạt động kinh tê - xã hội nào cũng chỉ được coli là có hiệu quả nêu thỏa mãn

Trang 12

điều kiện là tổng các lợi ích do hoạt động đem lại phải lớn hơn tổng các chỉ phí để thực

1.4 Nội dung của môn học

Sự ra đời của kinh tÊ vùng là kêt quả tiêp cận của các môn địa lý học, kinh tê học, kê hoạch hóa Do tât cả các hoạt động kinh tê - xã hội đêu diễn ra ở một nơi nào

đó nên trừ khi các hướng không gian đã được xác định, kinh tê học sẽ luôn la van dé

trừu tượng bởi rât khó liên kêt nơi con người sinh sông và nơi họ làm việc

Đề hiệu rõ hơn về các vùng kinh tê, trước hêt môn kinh tê vùng đê cập đên những vân đê lý luận cơ bản về tô chức không gian kinh tê xã hội Đó chính la van dé ly luận

cơ bản đê tiêp cận đên kinh tê các vùng

Mặt khác, môn học còn đê cập đên các vùng kinh tê cụ thê của Việt Nam về cả

tiêm năng, hiện trạng và phương hướng phát triên của vùng trong hiện tại và cả ở những giai đoạn tiếp theo

Trang 13

CHUONG 2: NHUNG VAN DE CO BAN VE TO CHUC LANH THO

Tổ chức không gian kinh tế xã hội được coi như là một trong những biện pháp quan trọng hàng đâu đề phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Tổ chức không gian kinh tế — xã hội một cách hợp lý sẽ khắc phục được tình trạng chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như khắc phục được tình trạng phát triển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ tổ chức không gian kinh tế -xã hội Các nhà khoa học Liên Xô

cũ trước đây quan niệm dựa trên khái niệm vỀ sự phân bố lực lượng sản xuất Sự phân

bồ lực lượng sản xuất được thực hiện trên các lãnh thô cụ thê ở những cấp độ khác nhau,

cụ thể là trên các vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chính tỉnh Họ coi phân bồ

lực lượng sản xuất là sự bố trí, sắp xếp và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất

trong một lãnh thô xác định; nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, cơ

sở vật chất kỹ thuật của lãnh thổ đề đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và đảm bảo vẫn đề môi

trường, nâng cao mức sống của dân cư nơi đó Như vậy, phân bố lực lượng sản xuất được xem như việc tổ chức sự phối hợp giữa các ngành sản xuất, các quá trình và các

cơ sở sản xuất trong một phạm vi lãnh thổ nhất định Ở các quốc gia phát triển phương Tây, nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường lại sử dụng phô biến thuật ngữ tổ chức

không gian kinh tế — xã hội Khái niệm “Tổ chức không gian” ra đời từ cuối thế kỉ XIX

và đã phát triển thành một khoa học về “thiết lập” trật tự kinh tế - xã hội - môi trường

trong phạm vi một lãnh thô xác định mà người ta gọi là Tô chức không gian kinh tế —

xã hội Tổ chức không gian kinh tế — xã hội được xem như là nghệ thuật kiến thiết và

sử dụng lãnh thô một cách đúng đắn và có hiệu quả Nhiệm vụ chủ yếu của tô chức

không gian là xác định được “sức chứa” của lãnh thổ; tìm kiếm quan hệ tỉ lệ hợp lý và

liên hệ chặt chẽ trong phát triển kinh tế — xã hội giữa các ngành và giữa các lãnh thổ

nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng cũng như đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng trong một quốc gia có tính tới cả mối quan hệ với quốc gia khác Nhờ có sự sắp xếp có trật tự

và cân đối giữa các đối tượng trong lãnh thô mà tạo ra một giá trị mới lớn hơn, làm cho

sự phát triển trở nên hài hóa và bền vững Tổ chức không gian kinh tế — xã hội là nội dung cụ thể của chính sách kinh tế phát triển theo lãnh thổ dài hạn nhằm cải thiện môi

Trang 14

trường, trong đó diễn ra cuộc sống và các hoạt động của con người Tổ chức không gian kinh tế — xã hội ở góc độ chính sách, được coi như một trong những hành động hướng tới công bằng về mặt không gian, tối ưu hóa các mối quan hệ hữu cơ giữa trung tâm và

ngoai vi, ø1ữa các cực với nhau và giữa các cực với các không gian còn lại, nhằm làm

cho toàn bộ lãnh thô phát triển bên vững: tạo

2.1 Các nguyên tắc phân bô sản xuât

- - Khái niệm phán bô sản xuÁt:

Phân bố sản xuất, theo tầm vi mô, chính là việc các doanh nghiệp lựa chọn, định

vị điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh (xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất ) cho doanh nghiệp mình với mục tiêu tối đa hiệu quả sản xuất — kinh doanh

Đứng trên góc độ vĩ mô, phân bố sản xuất là sự điều tiết lực lượng sản xuất cân đối

trong từng ngành, trong từng vùng, hướng dẫn đầu tư đúng định hướng phát triển không gian kinh tế cho từng vùng và cho cả nước thông qua các quyết định, các chính sách, biện pháp phân bồ và quy hoạch tổng thể của cơ quan chính quyên các cấp

- _ Các nguyên tắc chung về phân bố sản xuất ở Việt Nam:

Giải bài toán phân bố sản xuất trên góc độ nào cũng phải tuân theo những nguyên

tắc nhất định, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất hay kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ Các nguyên tặc chung nảy được áp dụng cho tất cả các ngành kinh tế, giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn điểm phân bố phù hợp và hiệu quả cao với môi trường kinh doanh và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương Cách thức vận dụng các nguyên tắc này

khác nhau về nội dung, số lượng, phụ thuộc vào đặc điểm mỗi ngành, vùng, địa phương

và thời kỳ Các nguyên tắc được vận dụng kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với nhau Trong điều kiện phát triển hiện nay của Việt Nam, có thể đề ra 4 nguyên tắc phân bố sản xuất như sau:

Nguyên tắc gần tương ứng

Đó là việc xem xét những yêu tô thường xuyên tác động đền chi phí đâu vào và đầu ra của việc sản xuât Xem xét gân hay xa chính là xem xét những khoảng cách cân thiết cho mỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả: Giúp cho nhà doanh nghiệp

9

Trang 15

có thể sản xuất nhanh, nhiều với giá thành thấp nhất, có nhiều khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Nó mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng Nguyên tắc này yêu cầu khi lựa chọn địa điểm phân bố sản xuất, cần lưu ý: - Có gần nguôn nguyên liệu hay không? - Có gần nguồn nhiên liệu, năng lượng nguồn nước hay

không? - Có gân nguồn lao động, thị trường? Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc -

Giảm bớt chỉ phí vận tải xa và chéo nhau giữa nguyên liệu và sản phẩm nghĩa là loại

bỏ một nguyên nhân làm tăng chỉ phí sản xuất, đội giá thành của sản phẩm - Tiết kiệm

và sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên — kinh tế - xã hội trong vùng - Tăng năng

suất lao động trực tiếp và năng suất lao động xã hội, mang lại lợi ích cho nhà doanh

nghiệp và cho nền kinh tế xã hội của vùng Thực hiện nguyên tắc Đề thực hiện nguyên

tắc này, phải tính toán cụ thể, tỉ mỉ bằng những dự án có tính khả thi, kết hợp những đặc

điểm của ngành và điều kiện của từng vùng Xác định khoảng cách là bao nhiêu phải đảm bảo tương ứng theo ngành, theo vùng và theo hiệu quả sản xuất kinh doanh Mục tiêu của thực hiện nguyên tắc gần tương đối nhằm giảm chi phí ở đầu vào và chỉ phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ Như vậy đánh giá khoảng cách phải tổng hợp đầy đủ các yếu tô đầu vào và thị trường của từng hoạt động sản xuất: nguyên liệu; nhiên

liệu, năng lượng: lao động, thị trường: cơ động và rộng khắp trong phân phối sản phẩm

Tuy nhiên, trên thực tế, khó có địa điểm nào hội tụ đây đủ lợi thế về tất cả các yếu tô trên, vì vậy, dựa vào đặc điểm phân bồ của từng ngành và chia thành những nhóm ngành

có những tiêu chí ưu tiên khi lựa chọn điểm phân bố: -Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn nguyên liệu: Bao gồm những ngành có khối lượng nguyên liệu sản xuất lớn gấp nhiều lần so với sản phẩm và chỉ phí vận chuyển nguyên liệu cao Cụ thể: Sản xuất gang thép,

xi măng, mía đường, chế biễn lâm sản - Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn nhiên liệu, năng lượng: Bao gồm những ngành sử dụng nhiều nhiên liệu, năng lượng và chỉ phí cho nhiên liệu và năng lượng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm Thông thường,

trong nhóm ngành này, loại chỉ phí này chiếm từ 35 — 60% giá thành sản phẩm Cụ thẻ,

ngành sản xuất điện năng luyện kim, hóa dầu, tơ sợi hóa học, chất dẻo - Nhóm ưu

tiên gần nguồn lao động, thị trường: Bao gồm những ngành cân nhiều lao động có tay nghề cao, sản phẩm có giá trị cao, khó vận chuyền và bảo quản, yêu cầu phải tiêu thụ

kip thoi Chủ yếu gồm các ngành cơ kim khí, điện tử, dệt da, may mặc, chế biễn lương

Trang 16

thực thực phẩm, nông sản tươi song, cac nganh buu dién, thuong mai, dich vu - Nhom

ngành ưu tiên phân bố chủ động, rộng khắp: Không đòi hỏi khắt khe trong nhân công, nguyên liệu là phố biến và thị trường phân tán như chế biến lương thực thông thường,

sản xuât vật liệu đô gia dụng, cơ khí sửa chữa

Nguyên tặc cân đôi lãnh thô

Phân bồ sản xuất theo nguyên tắc cân đối lãnh thô có nghĩa là phân bố phù hợp với điều kiện của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng theo từng giai đoạn phát triển và định hướng phát triển chung của tổng thể nền kinh tế Mọi quốc gia đều muốn điều tiết sự phân bố các lực lượng sản xuất cân đối giữa các vùng, các vùng kém phát triển vươn lên, đuổi kịp các vùng phát triển khác Tuy nhiên, nguồn lực luôn

có hạn, những điều kiện về lợi thế so sánh như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay nguồn lao động, quy mô lãnh thổ của từng vùng khác nhau là khác nhau Vì vậy, cần kết hợp giữa việc ưu tiên phát triển vùng kinh tế động lực và lan tỏa kinh tế phát triển các vùng có trình độ phát triển kém hơn Đặc biệt, ở những quốc gia và vùng có quy mô lãnh thổ lớn càng cần thiết xem xét nguyên tắc này Lợi ích của việc thực hiện nguyên

tắc Sử dụng được mọi nguồn lực trên mọi vùng của đất nước, phát huy lợi thế riêng biệt

của từng vùng, đặc biệt là đối với những nguồn lực tiềm ân ở những vùng chưa phát triển, khai thác và đầu tư phát triển tại những vùng miễn núi, các vùng trước đây chưa được quan tâm đầu tư Từ đó góp phần làm giảm chênh lệch mức sống, giảm dân khoảng cách về trình độ phát triển sức sản xuất giữa các vùng Ngoài ý nghĩa về mặt

kinh tế - xã hội, cân đối lãnh thổ còn làm tăng cường khối đoàn kết, thông nhất toàn

dân, tạo điều kiện ồn định chính trị, tránh những xung đột tạo ra do sự chênh lệch giữa

các vùng phát triển ôn định và bên vững cho tổng thể nền kinh tế Thực hiện nguyên tắc Nguyên tắc cân đối lãnh thổ yêu cầu có những biện pháp khuyến khích đâu tư phát triển vào những vùng còn lạc hậu bên cạnh việc phát triển những vùng kinh tế trọng điểm Thông qua những biện pháp ưu đãi nhằm thu hút vốn và lao động có trình độ về những vùng còn nhiều khó khăn Đồng thời, ưu tiên phát triển và đầu tư có trọng điểm, tạo ra những vùng kinh tế động lực thông qua chính sách đầu tư có quy hoạch, phát triển cân đối giữa các vùng phải dựa trên sự kết hợp lợi ích riêng của mỗi vùng vào định hướng phát triển chung của cả nền kinh tế: Vùng thuận lợi có thể phát triển trước và tạo

II

Trang 17

hiệu ứng lan tỏa giữa các vùng Đặc biệt là những ảnh hưởng nhờ sự phát triển đồng bộ

cơ sở hạ tầng từ sự đầu tư của những vùng trọng điểm sang vùng lân cận, chuyền giao công nghệ, giáo dục đào tạo và y tế Sự phát triển vùng này không làm hạn chế sự phát triển của vùng kia hay ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chung của cả nước Trên thế giới,

có nhiễu quốc gia đã vận dụng có hiệu quả nguyên tắc này, như Nhật Bản, Trung Quốc Những năm đâu, nên kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển tập trung ở những vùng trung Honshu với các thành phố công nghiệp không lồ Tokyo, Osaka, Kobe, Nagoya trong khi đó các bộ phận lãnh thổ phía Bắc và phía Nam vẫn chìm đắm trong lạc hậu và

chậm phát triển Nhưng sau thập niên 70, 80, bộ mặt của các vùng kinh tế Bắc và Nam

Nhật Bản đã thay đối hăn, không còn chênh lệch lớn giữa các vùng Nước láng giêng

Trung Quốc, họ cũng thừa nhận có sự chênh lệch giữa các vùng và quan điểm phát triển

kinh tê vùng của Trung Quôc là “giàu trước, ø1àu sau và cùng giàu có”

Nguyên tặc kêt hợp theo ngành và theo vùng

Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các ngành, các vùng lãnh thổ trở thành một yêu câầu tất yếu trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc và là yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế Tạo ra mối liên kết phát triển giữa các vùng là tiền đề cho một sự phát triển đồng bộ và bền vững cho doanh nghiệp sản xuất, cho từng vùng kinh tế và cho cả nền kinh tế Sơ đồ những mỗi liên kết đó bao gôm: kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp; thành thi va

nông thôn; kết hợp chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp vùng: kết hợp phân bố kinh

tế và quốc phòng: kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc Kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp làm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, ứng dụng được những tiến bộ khoa học công nghệ cơ giới hóa, điện khí hóa ngành nông nghiệp làm tăng năng suất lao động Kết hợp nông nghiệp — công nghiệp chế biến — xuất khẩu, làm gia tăng tính hàng hóa và giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, và đảm bảo cung nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp Kết hợp nông thôn và thành thị mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hàng tiêu dùng, sử dụng hợp

lý nguồn lao động ở nông thôn bố sung cho các ngành công nghiệp thương nghiệp và dịch vụ ở các đô thị Góp phần làm giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Kết hợp chuyên môn hóa và phát triển tổng thể vùng kinh tế sẽ sử dụng được lợi thế

Trang 18

riêng của vùng đề phát triển ngành chuyên môn hóa Đồng thời, tận dụng những nguồn lực nhỏ trong vùng còn phân tán phát triển tổng hợp nhiều ngành sản xuất, kinh doanh

tạo ra một khối kết hợp sản xuất đa dạng và hiệu quả Bên cạnh sản xuất, kinh doanh,

có sự kết hợp chặt chẽ giữa phân bố sản xuất với quốc phòng nhằm tạo nên tảng ốn định cho sự phát triển bên vững Kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cũng là yêu câu không thể thiếu, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cân đối giữa hiện tại

và tương lai Thực hiện nguyên tắc:

- Quy hoạch xây dựng mạng lưới đô thị rộng khắp trên tất các vùng trong cả nước, hình thành các vành đai nông nghiệp bao quanh hoặc giãn cách giữa các khu công nghiệp và đô thị lớn

- Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho vùng trên cơ sở phát hiện những điểm

mạnh, lợi thế của vùng và các nguồn lực nhỏ, phát triển đa dạng ngành sản xuất kinh

doanh có tỷ trọng hợp lý và hiệu quả cạnh tranh cao

- Không nên tập trung quá mức các lực lượng kinh tế tại quá ít các khu vực mà nên hình thành nhiều khu vực tập trung khác nhau trên những vùng rộng lớn của cả nước Tập trung hóa có mức độ theo lãnh thổ và quy mô hợp lý

Nguyên tắc mở cửa và hội nhập

Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, tới tất cả các vùng kinh tế, các ngành và các doanh nghiệp, cơ sở

sản xuất kinh doanh Vì vậy, khi quyết định phân bồ sản xuất phải đặc biệt chú ý những

tác động của hội nhập và mở cửa Bất kỳ ý định khép kín nền kinh tế đều dẫn tới sự

chậm phát triển, trì trệ và lạc hậu Lợi ích của thực hiện nguyên tắc Mỗi nước phát huy được lợi thế so sánh trở thành điểm mạnh riêng, kết hợp được nội lực và ngoại lực cho

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đuôi kịp với bạn bè năm châu Đặc biệt là với nước

đang phát triển như Việt Nam, có thể vận dụng những tiễn bộ khoa học công nghệ, bài

học phát triển kinh tế từ các quốc gia phát triển, đi tắt đón đầu Thực hiện nguyên tắc phải biết lựa chọn những đối tác thích hợp, vận dụng một cách hợp lý những kinh nghiệm phát triển nước ngoài vào trong nước phù hợp với điều kiện từng lĩnh vực, nguyên tắc thận trọng, khoa học và khách quan Mở rộng quan hệ với những đối tác

13

Trang 19

thích hợp, xác định phân loại sản phẩm và xác định vùng thị trường có lợi thế nhất, đảm

bảo được tính độc lập và tự chủ

2.2 Vùng kinh tế

2.2.1 Khái niệm về vùng kinh tế

Vùng kinh tế là những bộ phận kinh tế, lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân, có

chuyên môn hóa sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp

2.2.2 Nội dung cơ bản của vùng kinh tế

- Chuyên môn hóa sản xuât là dựa vào những điêu kiện thuận lợi của vùng về tự nhiên-

kinh tê, xã hội-lịch sử đê sản xuât ra nhiêu sản phâm hàng hóa với chât lượng tôt, giá thành hạ, cung câp cho nhu câu của nhiêu vùng khác, cho nhu câu cả nước và xuât khâu

- Chuyên môn hóa sản xuât của vùng kinh tê thê hiện nét đặc trưng, độc đáo của vùng,

vai trò, nhiệm vụ của vùng với các vùng khác, cũng như đôi với nên kinh tê quôc dân

trong một giai đoạn lịch sử nhất định

- Những ngành chuyên môn hóa sản xuất trong vùng được hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện thuận lợi của vùng Vì vậy những ngành này thường là những ngành cho hiệu quả kinh tế cao nhất, quyết định phương hướng sản xuất chính của vùng

và thường là những ngành đóng vai trò chủ đạo trong nên kinh tế vùng

- Trong thực tế, mỗi vùng kinh tế thường có nhiễu ngành chuyên môn hóa sản xuất khác nhau (đặc biệt là vùng kinh tế lớn) Vì vậy cần phải xác định được vai trò vị trí của từng ngành chuyên môn hóa sản xuất trong vùng, cũng như vai trò vị trí của từng cơ sở chuyên môn hóa sản xuất trong ngành đề có phương hướng đầu tư phát triển hợp lý Để

làm được điều đó, người ta thường căn cứ vào một hệ thống nhiều chỉ tiêu để phân tích

trong đó những chỉ tiêu được sử dụng phố biến là:

+ Tỷ trọng giá trị sản phầm hàng hóa của một ngành sản xuât chuyên môn hóa nào đó trong vùng so với toàn bộ giá trị sản phâm của ngành ây được sản xuât ra ở trong cả nước trong một năm:

ox 100%

Trang 20

Trong đó,

SIV: gid tri san pham hàng hóa ngành I trong vùng

SIN: gia trị sản phẩm hàng hóa ngành I trong cả nước

+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành sản xuất chuyên môn hóa nào đó trong vùng so với tông giá trị sản xuất của toàn vùng:

S” x 100%

GOV

Trong đó,

SIV: gid tri san pham hàng hóa ngành I trong vùng

GOV: tong gia trị sản phẩm hàng hóa của toàn vùng

Kêt hợp các chỉ tiêu trên có thê xác định được vai trò vị trí các ngành sản xuât chuyên

môn hóa trong vùng

2.2.3 Phát triển tổng hợp của vùng kinh lễ:

- Phát triển tổng hợp của vùng kinh tế là phát triển tất cả các ngành sản xuất có liên

quan, ràng buộc với nhau; khai thác, sử dụng đây đủ mọi tiềm năng sản xuất trong vùng

dé phat triển toàn diện, cân đói, hợp lý nền kinh tế vùng trong sự phối hợp tốt nhất giữa các ngành chuyên môn hóa sản xuất, các ngành bố trợ chuyên môn hóa sản xuất và các

ngành sản xuât phụ của vùng, tạo cho vùng một cơ câu sản xuât hợp lý nhật

+ Các ngành chuyên môn hóa của vùng là những ngành sản xuất đóng vai trò chủ đạo trong nên kinh tế của vùng, quyết định phương hướng phát triển sản xuất chính của vùng và là những ngành cho hiệu quả kinh tế cao nhất

+ Các ngành bố trợ chuyên môn hóa sản xuất của vùng là những ngành trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, hoặc sản xuất cung cấp nguyên liệu, năng lượng, vật tư, thiết bị cơ bản cho ngành chuyên môn hoá, hoặc có những mối liên hệ chặt chẽ trong quý trình công nghệ sản xuất với ngành chuyên môn hoá

+ Các ngành sản xuất phụ của vùng là những ngành sử dụng các phế pham, phụ phẩm của các ngành chuyên môn hóa đề phát triên sản xuât, hoặc sử dụng những nguôn tài

15

Trang 21

nguyên nhỏ và phan tán ở trong vùng đê phát triên sản xuât, chủ yêu phục vụ nhu câu

nội bộ của vùng hoặc những ngành sản xuât chê biên lương thực, thực phâm, sản xuât

vật liệu xây dựng thông thường phục vụ nội bộ của vùng

- Phát triển tong hop cua vung kinh tế là phù hợp với tiễn bộ khoa học kinh tế, tạo thuận

lợi để ứng dụng rộng rãi các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo cho vùng

đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất

2.2.4.2 Vùng kinh tế tổng hợp:

e Vùng kinh tế lớn

Vùng kinh tế lớn là các vùng kinh tế tổng hợp cấp cao nhất Mỗi vùng kinh tế lớn có quy mô lãnh thổ bao trùm trên nhiều tỉnh và thành phó liền kề nhau; có chung những định hướng cơ bản về chuyên môn hóa sản xuất, với những ngành 8 chuyên môn hóa lớn có ý nghĩa đối với cả nước; sự phát triển tổng hợp của vùng phong phú, đa dạng Các vùng kinh tế lớn còn có những mối liên quan chung về kinh tế - chính trị - quốc phòng Đối với nước ta hiện nay, có 4 vùng kinh tế lớn: - Vùng kinh tế Bắc Bộ - Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ - Vùng kinh tế Nam Trung Bộ - Vùng kinh tế Nam Bộ

e Vùng kinh tế - hành chính

Vùng kinh tế - hành chính là những vùng kinh tế vừa có ý nghĩa, chức năng kinh tế, vừa

có ý nghĩa, chức năng hành chính Mỗi vùng kinh tế - hành chính có một cấp chính

Trang 22

quyền tương ứng: Vừa có chức năng quản lý kinh tế, vừa có chức năng quản lý hành

chính trên toàn bộ địa bàn lãnh thổ của vùng

Vùng kinh tế hành chính có 2 loại:

+ Vùng kinh tế hành chính tỉnh: với quy mô và số lượng các chuyên môn hóa có hạn, nhưng các mối liên hệ kinh tế bên trong thì chặt chẽ và bền vững, găn bó trong một lãnh

thổ thống nhất cả về quản lý hành chính và kinh tế

+ Vùng kinh tế hành chính huyện: là đơn vị lãnh thổ nhỏ nhất của hệ thống vùng kinh

tÊ, có mức độ chuyên môn hóa sơ khởi

2.3 Phân vùng kinh tế

2.3.1 Khái niệm phân vùng kinh tế

Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thô đất nước ra thành

một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc tiếp tục điều chỉnh ranh giới

hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng: định hướng chuyên môn hóa sản xuất cho vùng va xác định cơ cầu kinh tế vùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn nên kinh tế quốc dân (15-20 năm) Trên cơ sở phân vùng kinh tế, Nhà nước có kế hoạch tổ chức, lãnh đạo và quản lý kinh tế theo vùng được sát đúng, cũng như để phân bố sản xuất được

hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chỉ phí sản xuất thấp nhất Theo phân

loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế gồm có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành Phân vùng kinh tế ngành là cơ sở để xây dựng kế hoạch hóa theo ngành

và quản lý kinh tế theo ngành, đồng thời còn là 9 cơ sở để quy hoạch vùng kinh tế tổng hợp theo từng ngành Phân vùng kinh tế tổng hợp dải hạn nên kinh tế quốc dân, hoàn

thiện kế hoạch hóa theo lãnh thổ để phân bồ lại lực lượng sản xuất hợp lý hơn, đồng

thời là cơ sở để cải tạo mạng lưới địa giới hành chính theo nguyên tắc thông nhất sự phân chia vùng hành chính và vùng kinh tế

2.3.2 Những căn cứ đề phân vùng kinh tế

Vùng kinh tế hình thành và phát triển là một tất yếu khách quan nên khi tiễn hành

phân vùng kinh tê, cần phải dựa trên những căn cứ khoa học sau:

17

Trang 23

- Phân vùng kinh tế phải dựa trên nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân của cả nước do Đảng và Nhà nước đề ra, thể hiện cụ thể băng những

chỉ tiêu nhiệm vụ lớn và đài hạn

- Phân vùng kinh tế phải dựa vào yếu tổ tạo vùng: Vùng kinh tế được hình thành

và phát triển trên cơ sở tác động tông hợp của các yếu tố Những yếu tố tạo vùng quan trọng nhất là:

+ Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ (đây là yếu tô tạo vùng cơ bản nhất)

+ Yếu tổ tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, sự phân bố của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên khác (núi cao, sông rộng, sự khác biệt của các miễn

tự nhiên )

+ Yếu tô kinh tế: Các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn, các đầu mỗi giao thông vận tải quan trọng, các cơ sở sản xuất nông — lâm - ngư nghiệp rộng lớn

+ Yếu tố tiễn bộ khoa học kỹ thuật: Tiến bộ kỹ thuật trong điều tra cơ bản, thăm

dò địa chất, tìm kiếm tài nguyên, đối mới quy trình công nghệ sản xuất

+ Yếu tổ lịch sử - xã hội - quốc phòng: Dân cư và sự phân bồ dân cư, địa bản cư

trú của các dân tộc ít người, nên văn hóa của các dân tộc và các địa giới đã hình thành trong lịch sử, các cơ sở sản xuất cũ, tập quán sản xuất cổ truyền, đặc điểm chính trị,

quân sự và các quan hệ biên giới với các nước

- Phân vùng kinh tế phải dựa vào kết quả phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp của đất nước

2.3.3 Các nguyên tắc phân vùng kinh tế

Khi tiễn hành phân vùng kinh tế cần phải tuân theo những nguyên tắc sau:

- Phân vùng kinh tế phản ánh trung thực tính chất khách quan của sự hình thành vùng kinh tế; đồng thời phải phục vụ những nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và phát triển kinh tê quôc dân của cả nước

- Phân vùng kinh tế phải dự đoán và phác họa viễn cảnh tương lai của vùng kinh

tế, kết hợp tính viễn cảnh với tính lịch sử

Trang 24

- Phân vùng kinh tê phải thê hiện rõ chức năng cơ bản của nó trong nên kinh tê

cả nước băng sản xuât chuyên môn hoá

- Vùng kinh tế phải đảm bảo cho các mối liên hệ nội tại của vùng phát sinh một cách hợp lý, để cho sự phát triển của vùng được nhịp nhàng cân đối như một tổng thể

thống nhất, có một tiềm lực kinh tế mạnh

- Phân vùng kinh tế phải xoá bỏ những sự không thống nhất giữa phân vùng kinh

tế và phân chia địa giới hành chính

- Phân vùng kinh tế phải đảm bảo quyền lợi của các dân tộc trong cộng đồng quôc gia có nhiêu dân tộc

2.4 Quy hoạch vùng

2.4.1 Khái niệm

quy hoạch vùng kinh tế là biện pháp phân bố cụ thể, có kế hoạch, hợp lý các đối

tượng sản xuất, các cơ sở sản xuất, các công trình phục vụ sản xuất, các điểm dân cư và

các công trình phục vụ đời sống dân cư trong vùng quy hoạch; là bước kế tiếp và cụ thể

hóa của phương án phân vùng kinh tế; là khâu trung gian giữa kế hoạch hóa kinh tế quốc dân theo lãnh thổ với thiết kế xây dựng

2.4.2 Sự cần thiết phải quy hoạch vùng

Thế kỷ XXI, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất, thúc đây sự tăng

trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia hoặc nhóm các quốc gia Kinh

tế tri thức ngày càng giữ vai trò to lớn đối với nhân loại "Liên kết, khu vực hoá, toàn cầu hoá" và sự tăng cường các quan hệ liên vùng đã trở thành xu thế tất yếu của thời

đại, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác và vừa có sự cạnh tranh Sự

giàu, nghèo và trình độ phát triển của các nước, các vùng, giữa đô thị và nông thôn, giữa

đô thị lớn và đô thị nhỏ luôn có sự chênh lệch đáng kể Sự phân bố không đồng đều các

tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện cạnh tranh quốc tế quyết liệt, sự tác động của nên

kinh tế thị trường và xu thế hội nhập mạnh mẽ đã trở thành van dé nan giải trong các

chính sách phát triển vùng Nhân loại đang phải đương đầu với những nguy cơ thách thức lớn: Đó là các thảm họa ô nhiễm môi trường, tai biến thiên nhiên và sự phá vỡ cân

19

Trang 25

băng hệ sinh thái Quá trình đô thị hóa với các quy mô và tốc độ chưa từng thấy đã dẫn đến sự hình thành bất khả kháng các siêu thành phố, các thành phố vùng, khu vực và

châu lục Hiệu ứng con dao hai lưỡi của khoa học kỹ thuật, sự mất đi những bản sắc

riêng và linh hồn văn hóa của mỗi địa phương Trong tình trạng đó, thiết kế kiến trúc

quy hoạch đô thị không còn đảm nhận được vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô và tổ chức

lãnh thô của quy hoạch vùng Bởi vậy, quy hoạch vùng là nhằm:

+ Bồ trí, sắp xếp hợp lý các hoạt động của con người trên lãnh thổ phù hợp với đường lối, chính sách quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hành chính —

chính trị;

+ Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;

+ Phân bố và tô chức tối ưu các hoạt động theo lãnh thô với tầm nhìn hướng về tương lai;

+ Bảo vệ môi trường, phòng chống các thảm họa thiên nhiên;

+ Đảm bảo an ninh quôc phòng Những nhân tô trên khăng định vai trò và tâm quan trọng của quy hoạch vùng trong thê kỷ XXI

2.4.3 Nội dung cơ bản của quy hoạch vùng

Qua nghiên cứu thực tiên người ta thây răng, tât cả các phương án quy hoạch đêu

có nhiệm vụ cơ bản là chỉ ra sự phân bô cụ thê, hợp lý các cơ sở sản xuât, các điêm dân

cư và các công trình kinh tê bao gôm các điêm chính sau đây:

- Xác định cụ thê phương hướng và cơ câu sản xuât phù hợp với các điều kiện tự

nhiên - kinh tê - xã hội và tiêm năng mọi mặt của vùng Thê hiện được đúng đăn nhiệm

vụ sản xuât chuyên môn hóa và phát triên tông hợp của các ngành sản xuât

- Xác định cụ thê quy mô, cơ câu của các ngành sản xuât và phục vụ sản xuât bô trợ chuyên môn hóa và sản xuât phụ các công trình phục vụ đời sông trong vùng có sự thích ứng với nhu câu lao động sinh hoạt đời sông của dân cư trong vùng

- Lựa chọn điêm phân bô cụ thê các cơ sở sản xuât (các xí nghiệp công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp các nông-lâm trường, các khu vực cây trồng,

Trang 26

vật nuôi ), các công trình phục vụ sản xuất (các cơ sở vật chất kỹ thuật như: công trình thuỷ lợi, trạm thí nghiệm, hệ thống điện, nước, mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống kho tàng, hệ thống trường đào tạo cán bộ, công nhân), các công trình phục vụ đời sống (mạng lưới thương nghiệp, dịch vụ, trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, sân vận động,

vành đai cây xanh )

- Lựa chọn điểm phân bố thành phố, khu dân cư tập trung Khu trung tâm phù

hợp với phương hướng sản xuất lâu dài của lãnh thổ

- Giải quyêt vân đê điêu phôi lao động và phân bô các khu vực dân cư cho phù hợp với các yêu câu của các hình thức tô chức sản xuât và đời sông trong vùng theo từng giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất

- Tính toán đề cập toàn diện hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, cũng như

đề cập vân đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Tính toán vân đề đâu tư trong xây dựng và hiệu quả về mặt kinh tê - xã hội,

quốc phòng, bảo vệ môi trường

2.4.4 Những căn cứ đề quy hoạch vùng kinh té

Khi tiễn hành quy hoạch vùng kinh tế phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:

- Phương án phân vùng kinh tế

- Những chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của vùng và đất nước

- Các điều kiện và đặc điểm cụ thể của vùng

2.4.5 Nguyên tắc quy hoạch vùng kinh tế

- Phương án quy hoạch vùng kinh tế phải đảm bảo tính chất cụ thể trong nội dung cũng như trong tiến trình thực hiện Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, đòi hỏi phương

án quy hoạch phải được nghiên cứu, tính toán thật cụ thể, không có sự chồng chéo, trùng lặp kế cả trong nội dung, cũng như tiễn độ thực hiện

- Phương án quy hoạch vùng kinh tế phải đảm bảo kết hợp tốt giữa các cơ sở sản xuât trực tiêp với toàn bộ hệ thông hạ tâng cơ sở của vùng

21

Trang 27

- Phương án quy hoạch vùng kinh tế phải có thời gian tương ứng phù hợp với phương án phân vùng kinh tế và kế hoạch hóa dài hạn của vùng

2.4.6 Các kiểu quy hoạch vùng:

Về phân chia các kiểu loại vùng quy hoạch, nên chia làm 4 kiểu chính:

- Các cụm thành phó;

- Các vùng tập trung tài nguyên công nghiệp;

- Các vùng nông nghiệp hay các địa khu, lãnh thổ nông thôn;

lại, chuẩn bị các bài toán kinh tế quy định các chương trình nghiên cứu theo đề tài

chuyên môn và các chương trình nghiên cứu chung

- Bước 3: Nghiên cứu

Mở rộng thông tin (điều tra thực địa, thăm dò ý kiến) tổng hợp thông tin mới và làm sáng tỏ các phương án Mã hóa các thông tin ban đầu cho máy tính, giải bài toán

và sơ bộ đánh giá kết quả, nghiên cứu phương án bằng các phương pháp cổ truyền

Trang 28

Làm sáng tỏ các tài liệu của phương án, lập các tài liệu đô bản, văn bản, các tài liệu tóm tặt, các hướng dân riêng cho từng phân

- Bước 6: Xác nghiệm và duyệt y

Xét nghiệm lại lần cuối, bồ sung các quy định cụ thể Trình duyệt và pháp lý hóa

các văn bản

- Bước 7: Thực hiện

Các tác giả theo dõi, phân tích, kiểm tra các thời ky thực hiện, thông báo định kỳ

các kết quả thực nghiệm

2.5 Phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao động

2.5.1 Phân bô dân cư

e Tình hình chung

Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào các nhân tô tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử

Song chúng tác động khác nhau tuỳ theo thời gian và không gian cụ thể để tạo nên bức

tranh dân cư

Theo số của Tổng cục thống kê năm 2011, với dân số 87.8 triệu người sống trên

diện tích 331.000km2, mật độ dân số trung bình toàn quốc là 265 người/km2 Mật độ

dân số nước ta cao hơn mật độ dân số thế giới cùng năm 2011 là 5,2 lần và vượt xa các nước láng giềng trong khu vực (Lào: 26 người/km2; Campuchia: 81 ngườikm2; Malaixia: §§ người/km2; Thái Lan: 135 người/km2)

Tính chất không hợp lý trong sự phân bố dân cư giữa các vùng

độ So với cả nước | Giữa tỉnh có mật độ cao nhất và tỉnh có

(người/km”) mật độ thâp nhât (người/km”)

Đồng băn sôn “Hàng 949 | +684 Ha Noi 1822 2013

23

Trang 29

e Sự phân bố dân cư ở đồng bằng

Đồng băng là nơi dân cư tập trung đông nhất, với chưa đây 1/4 diện tích tự nhiên

đã tập trung hơn 3/4 dân số của cả nước

Đồng bằng sông Hồng với diện tích 21068,1km2 là địa bàn cư trú của 19999,3

nghìn người Dân tập trung đông nhất ở khu vực trung tâm (Hà Nội 2013 người/km2; Hưng Yên 1242 người/km2; Thái Bình 1138 người/km2; Hải Phòng 1233 nguoi/km2)

Mật độ dân số cao có quan hệ trực tiếp với nền nông nghiệp thâm canh lúa nước

và cơ cầu ngành nghề đa dạng Sự hiện diện của các thành phố, trung tâm công nghiệp,

dịch vụ lớn cũng góp phần làm tăng mật độ dân số của đồng bằng

Vựa lúa lớn nhất của cả nước - Đông bằng sông Cửu Long với diện tích 17330.9km2 là nơi cư trú của 40548,2 nghìn người Những tỉnh có mật độ cao là Tiền Giang (671 người/km2); Vĩnh Long (687 người/km2); Cần Thơ (852 người /km2)

Hệ thống đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, tiểm năng nông nghiệp không lớn nên mật độ dân số thấp hơn so với Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 30

Ở các đông băng của Việt Nam đât đai có hạn, mật độ dân sô cao da gay rat nhiều khó khăn trong việc tạo đủ công ăn việc làm, đảm bảo các nhu câu đời sông và phúc lợi

xã hội của người dân

e Su phan bo dân cư ở trunø du và miễn núi:

Việt Nam với 3/4 diện tích là đôi núi, nơi đây dân cư còn thưa thớt Đây là địa bàn

cư trú của các tộc người thiểu số với trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với vùng đồng bằng đất chật người đông ở trung du miễn núi, gần như địa hình càng lên cao thì dân số càng thấp

Ở trung du và miễn núi phía Bắc, dân cư tương đối đông đúc như Bắc Giang (410 người/km”); Phú Thọ (375 người/km?) Trong khi đó các tỉnh vùng cao dân thưa hơn

như Bắc Kạn (61 người/km?); Cao Bằng (77 người/km?); Điện Biên (54 người/km?); Lai Châu (43 người/km?); Sơn La (79 người/km2) Tây Nguyên với tài nguyên đất bazan

nhưng dân cư quá thưa thớt, là nơi có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam (Kon Tum 47

người/km?)

e Su phan bố dân cư ở thành thị và nông thôn:

Việt Nam là một nước nông nghiệp hình thành từ lâu đời nhưng bị chế độ thực dân

phong kiến thống trị lâu dài, kìm hãm sự phát triển kinh tế, mặt khác phải chịu chiến tranh liên miên nên hệ thống thành phố của Việt Nam vừa ít lại vừa chậm phát triển

Trước năm 1975, mục đích và sự hình thành đô thị ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam

hoàn toàn khác nhau Phía Bắc, quá trình công nghiệp hóa đã thúc đây sự phát triển của

một số đô thị ở phía Nam dân cư dồn vẻ khu vực đô thị để lánh nạn và làm ăn sinh sống Vì vậy vào thời điểm trước năm 1975, tỷ lệ dân số đô thị ở miền Bắc là 21,3%, miền Nam là 31,3%

Sau ngày thông nhất đất nước, số dân thành thị giảm nhanh do việc hồi hương của dân cư các thành phố lớn ở miền Nam, do điều động lao động và di cư đi xây dựng các

vùng kinh tế mới

Vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX, cùng với đường lối đối mới, nền kinh tế thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước làm cho dân số thành thị tăng dần Đến năm

2011, dân số sống ở thành thị là 31,75 % Dân số ở nông thôn quá lớn phản ánh trình

độ thấp của quá trình công nghiệp hóa và phát triển chậm của nhóm ngành kinh tế dịch

vụ

25

Trang 31

Sự phân bố dân cư nông thôn và thành thị cũng khác nhau giữa các vùng Đông Nam Bộ là vùng có số dân thành thị cao nhất (60,88%) và Trung du và miễn núi phía

Bắc là vùng có số dân thành thị thấp nhất (16,93%)

Một số tỉnh thành phố có số dân tập trung đông ở thành thị đó là: Đà Nẵng (87,08%),

Tp Hồ Chí Minh (83,11%), Cần Thơ (65,97%), Bình Dương (64,10%), Quảng Ninh

(52,14%) Ngược lại một số tỉnh thành có tỷ lệ dân thành thị quá thấp so với dân ở nông

thôn: Bắc Giang (9,93%), Bến Tre (10,03%), Thái Bình (5,78%) Hà Nam (10,47%),

Thanh hóa (11,15%)

Công nghiệp hóa trong tương lai sẽ tạo điều kiện giảm dân sự chênh lệch về phân

bố dân cư giữa thành thị và nông thôn

2.5.2 Nguôn lao động

e Số lượng nguôn lao động:

Do tỷ suất gia tăng tự nhiên của dân số qua các thời kỳ ở Việt Nam cao nên nguồn lao động tăng lên nhanh Thời kỳ 1960 - 1975 tý lệ tăng nguồn lao động là 3,2 %, thời

kỷ 1975 - 1980 (3,37%), thời kỷ 1980 - 1985 (3,36%), thời kỳ 1986 - 1999 (3,55%), thời kỳ 2000 đến nay (2,11%) Trong giai đoạn hiện nay nguồn lao động vẫn tăng, nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn so với trước năm 2000

Nguồn lao động tăng nhanh đã gây nhiều khó khăn cho vẫn đề giải quyết việc làm cho người lao động Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta hiện nay cũng như trong tương lai

e Chất lượng nguồn lao đồng:

Sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, của từng vùng phụ thuộc vào quy mô

dân số hoạt động kinh tế, chất lượng, tính ồn định và sự thường xuyên của việc làm Đó

là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển và các chính sách của mỗi quốc gia Theo số liệu của Tổng cục thống kê (năm 2017), dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động) ở Việt Nam, nữ chiếm 48,1% (tính trong cả nước) Lực lượng lao động

ở vực thành thị là 32,2%, khu vực nông thôn là 67,8% Dân số hoạt động kinh tế nếu

chia theo nhóm tuổi thì nhóm trung niên ngày một tăng nhanh, nhóm lao động trẻ và cao tuôi ngày càng giảm

Vẻ trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động trong cả nước

ngày càng được nâng cao Tỷ lệ người chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp cấp I giảm nhanh,

số người tốt nghiệp cấp II, III tăng lên liên tục Những chuyền biến tích cực về trình độ

Trang 32

học vấn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc đây mạnh các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết

việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động

Tuy nhiên trình độ học vấn còn có sự phân hóa giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở Việt Nam còn thấp (số

người có trình độ từ sơ cấp trở lên tới tiễn sĩ chiếm 21,4% trong lực lượng lao động) ở khu vực thành thị, quy mô và tốc độ tăng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hon hăn khu vực nông thôn (chiếm 39,9% trong lực lượng lao động, còn ở nông

e Phân bố và sử dụng nguồn lao đông theo các ngành kinh tế

Năm 2017, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 53,7 triệu người, thì 40,2% làm việc trong khu vực nông lâm ngư nghiệp; 25,7% trong công nghiệp và xây

dựng: 34,1% trong các ngành dịch vụ Như vậy công cuộc đôi mới đang từng bước làm

thay đối việc sử dụng lao động xã hội, nhưng sự phân công lao động theo ngành ở nước

ta còn chậm chuyền biến

Việc sử dụng lao động phân theo các thành phần kinh tế đã có chuyền biến rõ rệt

Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các hình thức tô chức sản xuất tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự hình thành, tồn tại và phát triển một nền kinh tế nhiều thành phân

Lao động trong thành phần kinh tế quốc doanh giảm, chuyển sang khu vực kinh tế tập

thể và tư nhân, cá thể Sự chuyển dịch lao động giữa các thành phần kinh tế diễn ra rõ

nét trong công nghiệp và thương nghiệp Trong nông nghiệp, với “khoán 10”, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, đấu thầu, khoán ruộng đất đã xuất hiện các nông trại sản xuất nông sản hàng hoá Những chuyển biến đó đã cho phép tạo

ra sự phân công lao động mới ở nông thôn, tạo ra những thay đổi xã hội sâu sắc trong nông thôn Việt Nam

e Phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao dong theo vung:

Từ sau năm 1954, nhất là từ sau ngày thống nhất đất nước, chúng ta đã từng bước cải tạo sự phân bố dân cư và nguồn lao động không hợp lý giữa các vùng trong nước

27

Trang 33

băng cách phát triển kinh tế xã hội ở những vùng ít dân, thiếu lao động song còn nhiều tiềm năng (miễn núi, trung du, cao nguyên), tạo sức thu hút dân cư và nguồn lao động

từ các vùng đông dân, ít tiềm năng (các tỉnh đồng băng, các thành phố đông dân) Cùng

với quá trình phát triển kinh tế xã hội chúng ta đã thực hiện các định hướng di chuyển

dân cư chủ yếu sau:

- Hướng di chuyền dân cư từ đồng bằng lên miễn núi và cao nguyên

Nhiều khu công nghiệp mới, nhiều xí nghiệp công nghiệp hiện đại, nhiều nông trường, lâm trường và các khu kinh tế mới được xây dựng cùng với việc phát triển giao thông vận tải, thương mại ở miễn núi trung du đã thu hút hàng triệu lao động từ các

tỉnh đồng băng Bắc Bộ, các thành phố lên Tây Bắc, Việt Bắc đã làm cho mật độ dân số

ở nhiều tỉnh trung du, miễn núi tăng rõ rệt

- Hướng di chuyên dân cư từ Đông sang Tây Đây là hướng phổ biến trên phạm vi

cả nước, ở các tỉnh phía Bắc luồng di chuyển này trùng với luỗông chuyển dân từ đồng băng lên miễn núi ở miền Nam từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, luỗông di chuyền này nhằm phát triển kinh tế Tây Nguyên và các tỉnh miền Tây Nam Bộ

- Hướng di chuyển dân cư từ Bắc vào Nam đã hình thành từ lâu đời Từ sau năm

1975, luéng di chuyển này đã được xúc tiến mạnh hơn để khai thác các nguồn lực và

phát triển kinh tế các tỉnh phía Nam

Ngoài ba hướng chủ yếu trên còn có các hướng di chuyển dân khác:

+ Di chuyến dân từ nông thôn ra thành thị do phát triển của ngành công nghiệp và

dịch vụ

+ Di chuyển dân cư từ vùng núi cao xuống vùng núi thấp do thực hiện phong trào

định canh định cư đối với đồng bảo các tộc người thiêu số

+ Di chuyén dân cư từ nội địa ra vùng ven biên và hải đảo để khai thác các tiềm

năng của biến

e Phương hướng phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao dong:

Trong thời gian tới, việc phân bố dân cư và sử dụng nguôn lao động nhăm điều hòa sức lao động giữa các vùng trong nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong

chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam Di chuyển dân cư nội vùng

găn liền với quá trình phân bồ lại lực lượng sản xuất trong cả nước, chuyên dịch cơ cầu kinh tế của các vùng lãnh tho

- Hướng phân bồ và sử dụng lao động ở nước ta như sau:

Trang 34

+ Xuất phát từ nhiệm vụ và tiềm năng của sản xuất nông nghiệp cần sử dụng lao động theo hai hướng: Một là thâm canh trên cơ sở đầu tư thêm lao động trên một đơn

vị diện tích, hai là tăng vụ trên những diện tích có thể tăng được đồng thời tận dụng tôi

đa diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp để tạo thêm việc làm và phân bố lại lao động và dân cư

+ Riêng ngành lâm nghiệp, lao động còn chiếm tỷ trọng rất thấp vì vậy cần tăng cường bố sung lực lượng lao động cho lâm nghiệp (dự kiến lao động lâm nghiệp phải chiếm tới 15% lực lượng lao động xã hội) Tăng lực lượng lao động trong lâm nghiệp

có ý nghĩa to lớn để phát triển nghẻ rừng, định canh định cư có hiệu quả đối với đồng bào các tộc người thiểu số

+ Phát triển toàn diện kinh tế biển nhằm khai thác các tiềm năng to lớn của biển đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lao động chưa có việc làm hiện nay

+ Lao động trong ngành công nghiệp dự kiến chiếm khoảng 26% lao động toàn xã hội Việc tăng cường lực lượng lao động trong công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong

công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa của đất nước Cùng với sự phát triển của nền

kinh tế, khối kinh tế dịch vụ cần được đầu tư lao động đúng mức bởi lẽ đây là ngành

thu hút nhiễu lao động, là ngành có nhiều ưu thế và hoàn toàn có điều kiện phát triển ở Việt Nam hiện nay cũng như sau này

29

Trang 35

CHUONG 3: TO CHUC LANH THO CAC NGANH KINH TE O VIET

NAM

3.1 Nganh cong nghiép

3.1.1 Vị trí ngành sản xuất công nghiệp trong phái triển và phân bồ sản xuất Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng, đặc trưng cho trình độ phát triển và vững mạnh của nên kinh tế quốc dân Vai trò của công nghiệp đối với phát

triển và phân bố sản xuất được thể hiện như sau:

Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu và duy nhất để cải tạo và hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân; làm cho các ngành kinh tế quốc dân được sản xuất, tô chức

và quản lý theo phương pháp công nghiệp với hiệu quả cao

Phát triển và phân bố công nghiệp tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới sự phân bồ

của các ngành sản xuất khác, tới toàn bộ tô chức lãnh thổ của một xã hội, tới sinh thái

môi trường Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp được phân bố ở đâu thường làm biến đối theo nó sự phân bố của nông nghiệp, giao thông vận tải, các ngành

dịch vụ hình thành ở đó những điểm dân cư lớn, tập trung, đây mạnh quá trình đô thị

hoá, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt xã hội và môi trường thiên nhiên

Phát triển và phân bố công nghiệp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để đây mạnh cách mạng khoa học, công nghệ và ứng dụng những thành tựu của nó vảo phát triển nền

kinh tế quốc dân

Phát triển và phân bố công nghiệp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng các quan hệ kinh tế- thương mại với nước ngoài

Phát triển và phân bố công nghiệp hợp lý còn góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng và khả năng phòng thủ đất nước Phát triển và phân bố công nghiệp đúng đắn

đem lại những hiệu quả to lớn cho toàn bộ xã hội, ảnh hưởng tới sự hình thành các tong

thể sản xuất lãnh thổ của các vùng, tới bộ mặt kinh tế-xã hội của đất nước Ngược lại, sai lầm trong phân bố công nghiệp sẽ gây những tác hại lâu dài không chỉ cho bản thân các xí nghiệp, cho ngành công nghiệp mà còn tác hại tới các ngành sản xuất khác và đời sống nhân dân, gây ô nhiễm và phá hoại môi trường

Nước ta đang trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phân bố công nghiệp trở thành một bộ phận quan trọng trong tô chức nền kinh tế-xã hội theo lãnh thô

Trang 36

3.1.2 Đặc điểm tô chức lãnh thô ngành sản xuất công nghiệp

3.1.2.1 Đặc điểm chung

e Sản xuât công nøhiệp có khả năng thực hiện chuyên môn hóa sản xuât sâu va hiệp tác hóa sản xuât rồng

Do đối tượng sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp là những vật vô sinh, sản xuất ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Quá trình sản xuất công nghiệp diễn ra

liên tục, trình tự sản xuất không bắt buộc, mặt khác để sản xuất ra một sản phẩm công

nghiệp hoàn chỉnh đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều loại lao động Do đó muốn

nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, đòi hỏi phải thực hiện sản xuất chuyên môn hóa sâu đến từng bộ phận, từng chỉ tiết của sản phẩm Nhưng đi

liền với sản xuất chuyên môn hoá, đòi hỏi phải có sự hiệp tác hóa sản xuất là hai mặt

không thể tách rời trong sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng Cho nên, chuyên môn hóa sản xuất và hiệp tác hóa sản xuất là hai mặt không thể tách rời trong sản xuất công nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất cảng sâu đòi hỏi hiệp tác hóa sản xuất càng rộng Từ đặc điểm trên, trong phát triển và phân bố công nghiệp phải nghiên cứu, lựa chọn được những vị trí phân bố hợp lý, tạo thuận lợi cho thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác hóa sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất

e Sản xuất công nghiệp có xu hướng phân bố ngày càng tập trung cao độ theo lãnh thô:

điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và hiệp tác hóa sản xuất, khai

thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất, đưa lại hiệu quả kinh tế xã hội cao Tuy nhiên nếu quy mô tập trung công nghiệp theo lãnh thổ quá mức,vượt quá sức chứa của lãnh thổ, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn đó là: làm hình thành những khu công nghiệp lớn, những trung tâm dân cư đông đúc, những thành phố không lồ, tạo sức ép lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng gây khó khăn phức tạp cho tổ chức, quản lý xã hội và môi trường Vì vậy cần nghiên cứu toàn diện những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong từng địa phương: từng vùng cũng như trên lãnh thô cả nước để lựa chọn quy mô phân bố công nghiệp cho phủ hợp

e Sản xuất công nghiệp có nhiều khả năng tổ chức phân bố thành loại hình xí nghiệp liên hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất:

3]

Trang 37

Trong nên công nghiệp hiện đại, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp có mối quan

hệ với nhau trong quy trình công nghệ sản xuất đó là: cùng sử dụng chung loại sản phẩm khác nhau Vì vậy trong phát triển và phân bố công nghiệp, những cơ sở công nghiệp

có môi quan hệ như trên cần được tô chức, phân bồ thành loại hình xí nghiệp liên hợp

để nâng cao hiệu quả trong sản xuất Xí nghiệp liên hợp có đặc trưng ở sự thống nhất

về quy trình công nghệ sản xuất và về mặt lãnh thô của các cơ sở sản xuất năm trong cơ cầu của xí nghiệp liên hợp Giữa các cơ sở sản xuất trong xí nghiệp liên hợp có những

mối liên hệ tuần tự với nhau trong một đơn vị quản lý hành chính, kỹ thuật Loại hình

xí nghiệp liên hợp có ưu điểm: giảm bớt được chỉ phí đầu tư xây dựng cơ bản, cho phép

sử dụng một cách tong hợp và có hiệu quả các nguồn nguyên, nhiên liệu, vật liệu, rút

ngăn các chu kỳ sản xuất, giảm hao phí lao động sống, tăng năng suất lao động, hạ giá

thành sản phẩm, đưa lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao

3.1.2.2 Đặc điểm tổ chức lãnh thô của một số ngành công nghiệp chủ yếu

e Côônø nohiệp điện lực:

- Ngành công nghiệp điện lực sản xuất ra một loại năng lượng không thể tích trữ tồn kho được, nhưng có khả năng chuyền tải đi xa băng đường dây cao thế, vì vậy trong phát triển và phân bố công nghiệp điện lực cần chú ý tới phát triển và phân bố hợp lý mạng lưới điện quốc gia thống nhất để nối liền các cơ sở sản xuất với các cơ sở tiêu

dùng điện, nhằm điều hòa cung- cầu về điện, tận dụng công suất các nhà máy điện, đảm

bảo an toàn trong sử dụng điện đến tất cả các vùng lãnh thổ, thúc đây kinh tế-xã hội của đất nước phát triển

- So với nhà máy thuỷ điện có cùng công suất, nhà máy nhiệt điện có thời gian xây dựng ngăn hơn, vốn đầu tư ban đầu lớn hơn, nhưng khi đi vào sử dụng lại có giá

thành một đơn vị điện lực cao hơn so với nhà máy thuỷ điện Từ đặc điểm nay trong

phát triển và phân bố công nghiệp điện lực cần nghiên cứu kết hợp tốt giữa các loại hình nhà máy điện cho phù hợp với khả năng, vốn đầu tư và nhu cầu tiêu dùng điện trong

từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội

- Công suất nhà máy điện càng lớn, công nghệ càng hiện đại, mạng lưới phân phối điện càng rộng thì giá thành một đơn vị điện lực sản xuất ra càng rẻ Do đó trong phát triển điện lực cần nghiên cứu, phân tích toàn diện điều kiện tự nhiên khả năng kinh tế-kỹ thuật Nên xây dựng nhà máy có quy mô công suất lớn sẽ có lợi hơn xây dựng nhà máy điện công suât nhỏ

e Cong nghiép luyện kim:

- Ngành công nghiệp luyện kim sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, năng

Trang 38

bó gần các trung tâm cơ khí nặng để đáp ứng yêu cầu nguyên liêu, hoặc gần vùng nhiên liệu lớn

- Ngành luyện kim đen bao gồm nhiều giai đoạn sản xuất phức tạp, đòi hỏi phải được phân bồ thành một loại hình xí nghiệp liên hợp quy mô lớn nhằm nâng cao hiệu

quả kinh tế

- Ngành công nghiệp luyện kim màu, do hàm lượng kim loại trong quặng thường thấp và rất thấp, nên khi phân bố thường có thêm công đoạn làm giàu quặng trước khi tỉnh luyện, công đoạn này cân phân bồ ngay trong vùng khai thác quặng: các xí nghiệp tỉnh luyện nên phân bồ gần nơi khai thác, làm giàu quặng hoặc nơi giàu nhiên liệu năng

lượng Địa điểm phân bố còn tùy thuộc vào kỹ thuật và công nghệ tinh luyện thích hợp

với mỗi loại quặng

e Cong nghiép cơ khí:

Ngành cơ khí vừa có yêu cầu phân bố tập trung, vừa có yêu cầu phân bố phân tán Phần lớn các ngành cơ khí được phân bồ gân thị trường tiêu thu, gần trung tâm khoa hoc, gan noi tập trung lao động Có thể phân chia ngành cơ khí thành các nhóm để phân bố:

- Cơ khí nặng cần phân bố gần nguồn nguyên liệu

- Cơ khí trung bình, máy móc, thiết bị nên phân bố gần những nơi tiêu thụ lớn

- Cơ khí chính xác phân bố gần trung tâm khoa học- kỹ thuật, gần nguồn lao động có kỹ thuật, vùng tập trung dân cư có trình độ dân trí cao

- Cơ khí sửa chữa, lắp ráp nên phân bó rộng khắp thành một hệ thống mạng lưới

trong cả nước

e Côônø nohiệp hóa chất:

- Những cơ sở sản xuất công nghiệp hóa chất sử dụng những hóa chất độc hại, hoặc sản xuất ra các hóa phẩm độc hại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức

khoẻ của dân cư, cần được phân bố xa các khu dân cư, xa nguồn nước sinh hoạt và

không được phân bố trước hướng gió chủ yếu của vùng

- Những cơ sở sản xuất hóa chất, sản xuất ra những sản phẩm chuyên chở đi xa không có lợi và nguy hiểm (chất gây cháy nỗ, hóa chất cơ bản ), nên phân bố gần nơi

tiêu thụ

- Đối với những cơ sở sản xuất hóa chất có quan hệ với nhau trong quy trình công nghệ sản xuất, trong phát triển và phân bố nên tô chức thành loại hình xí nghiệp liên hợp đê nâng cao hiệu quả trong sản xuất

33

Trang 39

e Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

Sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thường có khối

lượng lớn, giá trị thấp, vận chuyển đi xa không kinh tế, nên thường được phân bố ở

những vùng có sẵn nguyên liệu hoặc vùng tiêu thụ Tuy nhiên trong phát triển và phân

bố, ngành này cũng được chia thành ba nhóm với những yêu cầu phân bố khác nhau, đó là:

- Đối với những cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền, khó chuyên chở đi xa so với thành phẩm (xi măng ) thường được phân bố ở vùng

có sẵn nguyên liệu

- Đối với những cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng sản xuất ra những sản phẩm có kính thước lớn, công kênh, nặng nề, khó chuyên chở đi xa so với nguyên liệu (bê tông đúc sẵn) nên phân bồ gần nơi tiêu thụ

- Đối với những cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất đơn giản, sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền có ở khắp mọi nơi (sản xuất vật liệu xây dựng thông thường) nên phân bố rộng khắp để phục vụ yêu cầu tiêu dùng của dân

cu

3.1.3 Những nhân tô ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

3.1.3.1 Nhân tố lịch sử-xã hội

Sản xuất công nghiệp đòi hỏi một cơ sở vật chất kỹ thuật lớn, nên lượng vốn đầu

tư ban đầu rất cao Trong phát triển và phân bố công nghiệp, người ta thường dựa vào các cơ sở công nghiệp cũ (được hình thành và phát triển trong quá khứ), dựa vào đó mà

mở rộng quy mô, đối mới công nghệ sản xuất Do đó, sự phát triển và phân bố công nghiệp trong quá khứ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp trong hiện tại và tương lai Vì vậy trong phát triển và phân bố công nghiệp ngày nay, cần phải đặc biệt chú ý nghiên cứu, lựa chọn được vị trí phân bố hợp lý (không những trong hiện tại mà cả trong tương lai) để nâng cao hiệu quả sản xuất cho từng cơ sở sản xuất công nghiệp, cho toàn ngành và toàn bộ nên kinh tế quốc dân

3.1.3.2 Sự phân bố của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối với các ngành công nghiệp luyện

kim và chế biến kim loại, chế biến nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng Vì

vậy sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên các vùng lãnh thổ của đất nước

có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp

3.1.3.3 Cơ sở kinh tế-xã hội

Trang 40

Nền công nghiệp của nước ta hiện nay đã có được một cơ sở vật chất, kỹ thuật nhất định, kể cả hệ thống cơ sở hạ tang (than, dau, thuỷ điện, mạng lưới vận tai ) va

hàng loạt ngành công nghiệp cơ bản đã có đội ngũ lao động kỹ thuật cao có tay nghề

và trình độ chuyên môn khá vững vàng Ví dụ ngành dầu khí non trẻ đã có tới trên 2000

trong số trên 9000 lao động có trình độ đại học và trên đại học Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, kích

thích nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội ngày càng đa dạng và phong phú hơn đối với sản xuất công nghiệp Bên cạnh đó, con đường liên doanh, hợp tác với nước ngoài mở

ra thị trường rộng lớn đối với công nghiệp nước ta, đồng thời cũng đặt nền công nghiệp nước ta trước những thách thức lớn phải vượt qua

3.1.4 Tình hình phát triển và phân bố công nghiệp Việt Nam

3.1.4.1 Tình hình chung

Hiện nay, nước ta đã hình thành một hệ thống công nghiệp, bao gồm các ngành công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp nhẹ phong phú, đa dạng Công nghiệp nặng

bao gồm một hệ thống các ngành từ năng lượng (than, điện, dầu khí) luyện kim (luyện

kim đen, luyện kim màu), cơ khí (từ cơ khí sửa chữa lắp ráp đến cơ khí chế tạo, công

nghiệp điện tử) hóa chất (hóa chất cơ bản, hóa chất phân bón thuốc trừ sâu) vật liệu

xây dựng (từ khai thác đến chế biến), công nghiệp khai thác, chế biến gỗ và lâm sản khác ngành công nghiệp nhẹ (kế cả công nghiệp thực phẩm in, xà phòng, bóng đèn, phích nước đến hệ thống các xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm từ các sản phẩm trồng trọt (xay xát, đường, bia rượu, thuốc lá, hoa quả hộp) đến hệ thống các xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm từ các sản phẩm chăn nuôi (thịt hộp, thịt đông lạnh, sữa ) sản phẩm của các ngành thuỷ sản (nước mắm, tôm, cá hộp, bột cá )

Công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương là hai loại hình phân cấp quản lý trong sản xuất công nghiệp tồn tại và hỗ trợ cho nhau phát triển Công nghiệp trung ương bao gồm những xí nghiệp công nghiệp thuộc các ngành quan trọng được

phân bố ở những vùng có điều kiện thuận lợi, đồng thời g1ữ vai trò nòng cốt và chủ đạo

đối với toàn ngành công nghiệp Công nghiệp địa phương gồm nhiều ngành (gồm cả tiểu thủ công nghiệp) tạo thành một mạng lưới công nghiệp từ cơ khí sửa chữa, cơ sở chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nông cụ cải tiến, hàng tiêu dùng trên

cơ sở nguyên liệu, lao động và thị trường địa phương Hệ thông các ngành công nghiệp địa phương đã hỗ trợ cho công nghiệp trung ương phát triển và có tác dụng to lớn trong việc khai thác tiềm năng về tài nguyên, lao động và thị trường địa phương, nâng cao trình độ phát triển tổng hợp các ngành kinh tế địa phương

35

Ngày đăng: 06/07/2020, 23:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w