1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sinh 8 tuan 6 - 3 cot

10 485 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 132,5 KB

Nội dung

Mai Thị Trang Nhung _Trường THCS Xuân Ninh Tuần 6 - Sinh học 8 Ngày soạn :20-09-2009 Ngày dạy:28 -09-2009 Bài 11: TIẾN HOÁ HỆ VẬN ĐỘNG - VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Học xong bài này, học sinh phải: - Chứng minh được sự tiến hoá về hệ vận động của người so với động vật. - Vận dụng sự hiểu biết vào giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống bệnh tật. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn. - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ rèn luyện hệ vận động để có thân hình cân đối. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. C/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đèn chiếu, phim trong các hình SGK, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà .D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp II. Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy tính công cơ khi xách túi gạo 5 kg lên 10 m? 2. Giải thích tại sao khi đá bóng, bơi lội thường dễ bị chuột rút? III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. Chúng ta đã biết con người có nguồn gốc từ động vật đặc biệt là từ lớp thú . Trong quá trình tiến hoá con người đã thoát khỏi thế giới động vật . Cơ thể người có nhiều biến đồi trong đó đặc biệt là sự biến đổi của bộ xương 2/ Triển khai bài. a. Hoạt động 1 SỰ TIẾN HOÁ CỦA BỘ XƯƠNG NGƯỜI SO VỚI BỘ XƯƠNG THÚ * Mục tiêu : - Chỉ ra được những nét tiến hoá cơ bản của bộ xương người so với bộ xương thú - Chỉ rõ sự phù hợp với dáng đứng thẳng , lao động của hệ vận động ở người 51 Tiết 11 Mai Thị Trang Nhung _Trường THCS Xuân Ninh Tuần 6 - Sinh học 8 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV hướng dẫn quan sát tranh sau đó hoàn thành bảng 11.tr 38 và trả lời câu hỏi - Đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng , đi bằng 2 chân và lao động? - GV đáng giá, hoàn thiện bảng - GV gợi ý trả lời câu hỏi Khi con người đứng thẳng thì trụ đỡ cơ thể là phần nào ? Lồng ngực của con người có bị kẹp giữa 2 tay không? - Cá nhân quan sát hình 11.1đến 11.3 tr 37 và hoàn thiện bảng 11 sau đó trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi - Yêu cầu +Đặc điểm cột sống cong 4 chỗ + Lồng ngực rộng 2 bên + Tay , chân phân hoá + Khớp linh hoạt , tay được giải phóng - Gọi đại diện các nhóm lên điền vào cột ở bảng , các nhóm khác nhận xét bổ xung để hoàn thiện kiến thức - HS tiếp tục thảo luận để trình bày đặc điểm thích nghi với đứng thẳng và lao động - Các nhóm khác bổ sung và nêu kết luận 1. Sự tiến hoá bộ xương người so với bộ xương thú * Kết luận :Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động 52 Mai Thị Trang Nhung _Trường THCS Xuân Ninh Tuần 6 - Sinh học 8 Bảng 11:So sáng sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương động vật Các phần so sánh Bộ xương người Bộ xương thú Tỉ lệ sọ/ mặt lớn hơn nhỏ hơn Lồi cằm xương mặt phát triển không có Cột sống Cong ở 4 chỗ Cong hình cung Lồng ngực Nở sang 2 bên nở theo chiều lưng-bụng Xương chậu Nở rộng Hẹp Xương đùi Phát triển, khỏe Bình thường Xương bàn chân Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm Xương ngón dài, bàn chân phẳng Xương gót Lớn, phát triển về phía sau nhỏ hơn b. Hoạt động 2: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ CƠ NGƯỜI SO VỚI HỆ CƠ THÚ * Mục tiêu: Chỉ ra được hệ cơ ở người phân hoá thành các nhóm nhỏ phù hợp với các động tác lao động khéo léo của con người Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV hướng dẫn nghiên cứu thông tin và quan sát tranh vẽ - Sự tiến hoá của hệ cơ ở người so với hệ cơ ở thú thể hiện như thế nào ? - GV giúp các em phân biệt 3 nhóm cơ chính trên cơ thể người - Gv nêu trong quá trính tiến hoá do ăn thức ăn chín , sử dụng các công cụ ngày càng tinh xảo , do phải đi xa hơn để tìm thức ăn nên hệ cơ xương của người đã tiến - Cá nhân nghiên cứu thông tin , quan sát hình 11.4 tr 38 SGK sau đó trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi -1-2 Đại diện của nhóm trình bày đáp án và các nhóm khác bổ sung 2. Sự tiến hoá hệ cơ người so với hệ cơ thú * Kết luận: - Cơ nét mặt phát triển biểu thị trạng thái khác nhau - Cơ vận động lưỡi phát triển - Cơ tay phân hoá làm nhiều nhóm nhỏ :cơ gập duỗi cẳng tay, cơ gập duỗi ngón tay , đặc biệt là cơ ở ngón cái - Cơ chân lớn và khoẻ - Cơ gập, ngửa thân 53 Mai Thị Trang Nhung _Trường THCS Xuân Ninh Tuần 6 - Sinh học 8 hoá dần đến mức hoàn thiện phù hợp với hoạt động ngày càng phức tạp , kết hợp với tiếng nói và tư duy phát triển con người đã khác xa so với động vật c. Hoạt động 3: VỆ SINH HỆ THẦN KINH * Mục tiêu:- - HS phải hiểu được vệ sinh ở đây là rèn luyện để hệ cơ hoạt động tốt và lâu - Chỉ ra được một số tật về xương và có biện pháp rèn luyện để bảo vệ hệ vận động Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV hướng dẫn quan sát tranh vẽ và làm bài tập mục ▼/ tr 39 SGK - GV nhận xét và bổ sung - Liệu các em có bị cong vẹo cột sống không? - Sau bài học hôm nay em sẽ làm gì để không bị cong vẹo cột sống ? - GV khái quát nhận xét của HS sau đó nêu các biện pháp chung để bảo vệ cột sống tránh bị cong vẹo - Cá nhân quan sát h. 11.5tr 39 SGK → trao đổi nhóm thống nhất trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung HS nêu kết luận - HS thảo luận toàn lớp đặc biệt những ý kiến rút ra từ thực tế 3. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ * Kết luận : - Để có hệ vận động khoẻ, cân đối cần: +Chế độ dinh dưỡng hợp lý + Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng + Rền luyện thân thể , lao động vừa sức - Để chống cong vẹo cột sống cần lưu ý: + Mang vác đều ở hai tay + Tư thế ngồi học ngay ngắn IV Kiểm tra đánh giá. - Đánh dấu x vào các đặc điểm chỉ có ở người không có ở động vật : + Xương sọ lớn hơn xương mặt + Lồng ngực nở theo chiều lưng bụng + Cơ nét mặt phân hoá + Cơ nhai phát triển + Khớp cổ tay kém linh hoạt + Khớp chậu – đùi có cấu tạo hình cầu,hố khớp sâu 54 Mai Thị Trang Nhung _Trường THCS Xuân Ninh Tuần 6 - Sinh học 8 + Xương bàn chân xếp trên một mặt phẳng + Ngón chân cái đối diiện với bốn ngón kia - Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm như SGK. V. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK. - CHUẨN BỊ bài thực hành: 2 nẹp, vải mềm, băng gạc/1 nhóm VI. Phụ lục: Các phần so sánh Người Thú - Tỉ lệ sọ não/mặt - Lồi cằm ở x.mặt - Cột sống - Lồng ngực - Xương chậu - Xương đùi - Xương bàn chân - Xương gót - Lớn - Phát triển - Cong ở 4 chổ - Mở rộng sang hai bên - Nở rộng - Phát triển, khoẻ - Xương ngón ngắn, x.bàn hình vòm - Lớn, phát triển về phía sau - Nhỏ - Không có - Cong hình cung - Phát triển theo hướng lưng bụng - Hẹp - Bình thường - Xương ngón dài, bàn chân phẳng - Nhỏ VII.Bài tập Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân? - đó là các đặc điểm về cột sóng, lồng ngực, sự phân hóa xương tay và chân, đặc điểm về khớp tay, chân. Trình bày những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ ở người: - Cơ tay và chân ở người phân hóa khác với động vật. Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay. Cơ chân lớn, khỏe, hoạt động chủ yếu lá gấp, duỗi. - Người có tiếng nói phong phú là nhờ cơ vận động lưỡi phát triển. Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm] Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì? - Có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lí 55 Mai Thị Trang Nhung _Trường THCS Xuân Ninh Tuần 6 - Sinh học 8 - Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitaminD mà cơ thể có thể chuyển hóa canxi tạo ra xương) - Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức. Để chống con vẹo cốt sống, trong lao động phải chú ý những điểm gì? - Khi mang vác vật nặng, ko nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác về 1 bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm 2 nửa để 2 tay cùng xách cho cân - Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, không cuối gò lưng, không nghiêng vẹo. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ: . 56 Mai Thị Trang Nhung _Trường THCS Xuân Ninh Tuần 6 - Sinh học 8 Ngày soạn :25-09-2009 Ngày dạy: 01 -10-2009 Bài 12: THỰC HÀNH TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Học xong bài này, học sinh phải: - Biết được các thao tác cơ bản để xử lý khi gặp tình huống người gãy xương. - Vận dụng sự hiểu biết vào giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống bệnh tật. 2. Kỹ năng: - Thành thạo trong thao tác băng bó và cố định xương bị gãy. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn, liên hệ thực tế. - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ rèn luyện hệ vận động. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thực hành. C/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Dụng cụ thực hành. 2.Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, vải sạch, bông băng, nẹp. D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp II. Kiểm tra bài cũ: Làm thế nào để có một hệ vận động khoẻ mạnh, cơ thể phát triển cân đối? 57 Tiết 12 Mai Thị Trang Nhung _Trường THCS Xuân Ninh Tuần 6 - Sinh học 8 III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. Để có một cơ thể phát triển cân đối, hệ vận động khoẻ mạnh, không chỉ cần có những biện pháp trên mà còn phải biết cách xử lý đúng trong trường hợp sai khớp hay gãy xương. Trong những tình huống như vậy em phải thực hiện những thao tác gì? Đó là nội dung của bài thực hành hôm nay. 2/ Triển khai bài. Hoạt động 1 TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GẪY XƯƠNG * Mục tiêu: HS nắm được các nguyên nhân có thể gây ra gẫy xương để từ đó có biện pháp phòng tránh Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - Gv đưa ra các câu hỏi: + Hãy nêu các nguyên nhândẫn tới gẫy xương ? + Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi ? + Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điểm gì ? + Khi gặp người bị tai nạn gãy xương chúng ta có nên nắn lại chỗ xương bị gãy không ? vì sao? Và ta phải làm gì - GV nhận xét và khái quát -HS theo dõi câu hỏi , dựa vào thục tế, tìm hiểu thêm thông tin SGk tr 40 sau đó thảo luận để trả lời - Đại diện 1-2 nhóm trình bày các nhóm khác bổ xung 1. Nguyên nhân gãy xương * Kết luận : Khi bị gãy xương không được nắn bóp bừa bãi , cần sơ cứu ngay tại chỗ bằng cách : + Đặt nạn nhân nằm yên + Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương + Tiến hành sơ cứu và băng cố định rồi đưa tới bệnh viện . 58 Mai Thị Trang Nhung _Trường THCS Xuân Ninh Tuần 6 - Sinh học 8 Hoạt động 2 TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV hướng dẫn quan sát hình và nhgiên cứu thông tin - Nêu phương pháp sơ cứu cho người bị gãy xương cẳng tay - GV nhận xét và chốt kiến thức - GV nêu thêm 1số trường hợp cần có 2 nẹp gỗ ở 2 bên xương gẫy - GV tiếp tục hướng dẫn quan sát hình và tìm hiểu thông tin - Nêu cách băng bó cố định xương gẫy ? - GV lưu ý sau khi băng cố định cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện - Gv theo dõi quan sát sửa chữa có thể chấm điểm 1số nhóm - Cá nhân quan sát hình 12.1và nghiên cứu thông tin SGk tr 40 ghi nhớ các bước sơ cứu - 1 HS trình bày các HS khác bổ sung - HS nhắc lại kết luận - HS quan sát hình 12.2,12.3, 12.4 và đọc thông tin SGK tr 41 , từ đó nêu cách băng bó cố định xương cẳng tay và xương cẳng chân - 1hS trình bày - HS tiến hành làm . Yêu cầu cử 1 bạn làm người bị thương 2 bạn tập băng bó rồi lại tiếp tục thay thế để bạn nào cũng được băng bó 1 lần 2. Tập sơ cứu và băng bó * Kết luận : - Phương pháp sơ cứu : + Đặt nẹp gỗ dưới xương cẳng tay có lót vải mềm + Buộc định vị 2 đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gẫy - Phương pháp băng bó cố định : + Dùng băng y tế cuốn chặt từ cẳng tay hay cổ chân lên + Làm dây đeo cẳng tay vào cổ (với xương đùi dùng nẹp dài buộc cố định vào thân ) IV. Kiểm tra đánh giá. - GV đánh giá chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm - Cho điểm nhóm làm tốt 59 Mai Thị Trang Nhung _Trường THCS Xuân Ninh Tuần 6 - Sinh học 8 - Yêu cầu mỗi em làm 1 bản thu hoạch viết báo cáo tường trình cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương - Yêu cầu dọn dẹp vệ sinh lớp V. Dặn dò: - Hoàn thành bản tường trình - Đọc bài 13: "Máu và môi trường trong cơ thể" . …………………………………… ……… . 60 . x.mặt - Cột sống - Lồng ngực - Xương chậu - Xương đùi - Xương bàn chân - Xương gót - Lớn - Phát triển - Cong ở 4 chổ - Mở rộng sang hai bên - Nở rộng - Phát. Nhung _Trường THCS Xuân Ninh Tuần 6 - Sinh học 8 Ngày soạn :2 0-0 9-2 009 Ngày dạy: 28 -0 9-2 009 Bài 11: TIẾN HOÁ HỆ VẬN ĐỘNG - VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG A/ MỤC TIÊU:

Ngày đăng: 11/10/2013, 08:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 11:So sáng sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương động vật - sinh 8 tuan 6 - 3 cot
Bảng 11 So sáng sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương động vật (Trang 3)
+ Khớp chậu – đùi có cấu tạo hình cầu,hố khớp sâu - sinh 8 tuan 6 - 3 cot
h ớp chậu – đùi có cấu tạo hình cầu,hố khớp sâu (Trang 4)
- Xương ngón ngắn, x.bàn hình vòm - sinh 8 tuan 6 - 3 cot
ng ngón ngắn, x.bàn hình vòm (Trang 5)
- Cá nhân quan sát hình 12.1và   nghiên   cứu   thông tin SGk tr 40 ghi nhớ các bước sơ cứu  - sinh 8 tuan 6 - 3 cot
nh ân quan sát hình 12.1và nghiên cứu thông tin SGk tr 40 ghi nhớ các bước sơ cứu (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w