Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng Trong năm học 2018-2019, Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vịtrong toàn Trường đã tăng cường công t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trang 2BO CIAO DTJC VA DAO TAO
TRT].()N(; DAI HOC SLi PHAM HA NOI
56: 45 /BC-DHSPIIN-HCDN
H
coN(; HoA XA HQr CHo NGHiA VrET NAtvr
DOs lir, - Tu' do - Hanh nhric
Ha N|i, ngdv 21 thdng 7 ndm 2019
BAo CAo
uONt; cor,lc rAc NAM Hoc2otg-2ozo
Ndnr hoc 2018 - 2019 TnLong l)ai hoc Srrpharn HdNOi (Trutrng Dl1SI')
Hd NOi) dd thtrc hign t6t chi thi s6 19l9/CI-BCDD'I ngdy l0108/2018 cua Bo(iiiio duc vd Ddo tao (Bql GD&DT) vC nhicm vu cht ydu ndm hoc 20ltl-2019.1-nrnng DIISP He N6i da ti6n hanh dtli rnoi mo hinh, churmg trinh diro tao vir chuiin tliiu ra theo hudns hidn clai vri htii nhip n6ng cao chdt lucrng dAtr tao vir nghi0n cuu kltor ltoc triirt klrai rrlrir.rrn vu boi tjudng gido viSn drip ring 1€rr ciu
chtrcmg trinh giiio duc ph6 th6ng rnrti tich crrc tham gia vd hoan th?rnh trit nhiiu
nhi0rn vu l(m cua ngdnh Cido duc tiep tuc phdt huy vai tro vi thd cua truo-ng DIJSP trong diem, dAu ngdnh ti€n phone trong c6ng cu6c AOI mtvi giiio duc vii diro tao.
Vrii nhfrng k6t quri dqt rlrrr.rc tlong nlm hoc qua Trudng DHSP [-la Ngi i ,
ti0p tuc co nhirng rlong gop cluan trong trong c6ng cu6c d6i m6i gido duc vd ddo tao cira clit nurvc vi th6 cua Trtrimg DHSP trong <lidm, diu ngdnh ti6p tuc duoc
khlng dinh.
Bdo cdo t6ng k6t ndm hoc 20l lt-2019 vir phtrrmg hu6ng c6ng tiic ndm hoc
l0lq-l()10 cria Tlrrcnrg DHSP Hil N(.)i gonr 3 phan:
Trang 3PHẦN 1: TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM HỌC 2018-2019
I Kết quả thực hiện công tác năm học 2018-2019
1 Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng
Trong năm học 2018-2019, Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vịtrong toàn Trường đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ , sinh viên; tổ chức triển khai học tập chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm và các cuộc vận động chính trị lớn của ngành; tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo Trường với cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) và học sinh, sinh viên; đổi mới các hoạt động và ấn phẩm thường kì, cải cách công tác quản lý, phục vụ hành chính , từ
đó góp phần xây dựng môi trường làm việc và học tập ngày một dân chủ, đoàn kết, năng động, sáng tạo
Công đoàn Trường thực hiện tốt chức năng , nhiệm vụ của tổ c hức Công đoàn, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực , hiệu quả cho CBNGNLĐ ; tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2019-2024 với phương châm hành động “Đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” Đoàn Thanh niên Trường có nhiều đổi mới trong hoạt động ; chỉ đạo tố chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đoàn Trường lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2019-2022; Hội sinh viên Trường đã kiện toàn Ban chấp hành Hội sinh viên Trường khóa XVII, nhiệm kỳ 2018-2020
Công tác truyền thông và quản trị thương hiệu từng bước được triển khai , việc nâng cấp Trang thông tin điện tử của nhà trường đang được xúc tiến ; Quy chế quản lý cổng thông tin điện tử của Trường thực hiện tốt; chức năng, nhiệm
vụ của phòng CTCT-HSSV, đặc biệt trong mảng công tác học sinh sinh viên được phát huy
Năm học 2018-2019, Đảng bộ Trường được Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội khen thưởng có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển Đảng; Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy được tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Công Đoàn Trường được nhận Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Đoàn Thanh niên Trường được nhận Cờ thi đua, Bằng khen Đơn vị
Trang 4xuất sắc của Thành đoàn Hà Nội; nhiều tập thể và cá nhân của Trường đã đạt được các danh hiệu thi đua, khen thưởng các cấp
2 Công tác cải cách hành chính và thực hiện văn minh trường học
- Hệ thống hành chính được sắp xếp theo hướng tinh gọn ; đội ngũ viên chức hành chính được sắp xếp lại theo hướng phù hợp giữa từng vị trí công việc với năng lực cá nhân; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực CNTT, trách nhiệm cá nhân cho trong thực thi công việc của viên chức hành chính được nâng cao
- Công tác số hóa tài liệu, văn bản, công văn đang được triển khai; việc sử dụng phần mềm e -office trong quản lý hành chính bước đầu tạo sự liên thông trong hệ thống hành chính của Trường với Bộ GD&ĐT
- Quy định về công tác Văn thư -Lưu trữ, Quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được xây dựng và sẽ triển khai trong năm học 2019-2020
- Công tác kiểm tra hành chính, thanh tra giáo dục đảm bảo giờ giấc, thái
độ làm việc, hiệu quả công việc được triển khai thường xuyên và đã đem lại hiệu quả tích cực: văn minh trường học, nề nếp giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên; nề nếp, thái độ phục vụ của viên chức hà nh chính có những chuyể n biến rõ rệt; môi trường làm việc ngày một văn minh, thân thiện và hiệu quả
3 Công tác đào tạo và bồì dưỡng
3 1 Đào tạo Sau đại học
- Công tác tuyển sinh
Năm 2019, Trường được Bộ GD&ĐT ra cho phép tuyển sinh 02 mã
ngành mới đào tạo Tiến sĩ: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Tin học và Khoa học máy tính (tháng 8/2019)
Trường đã chủ động, tích cực trong việc phối hợp với các trường Đại học, các Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) để tăng cường hiệu quả công tác tuyển sinh; tối ưu thời gian tuyển thạc sĩ (tổ chức thi tuyển sinh tại Trường đợt 1 năm 2019 vào tháng 4/2019, tuyển sinh tại khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ vào các tháng 9, 12), tăng số lần xét tuyển NCS (4 lần/năm) Công tác tuyển sinh Thạc sĩ và NCS được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế đào tạo
hiện hành
Trang 5- Công tác tổ chức, quản lý đào tạo
Trường đã hoàn thành chỉnh sửa, ban hành chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu cho tất cả các ngành đào tạo của Trường tháng
10/2018 và áp dụng đào tạo từ Cao học K28
Công tác tổ chức quản lý đào tạo ngày càng được tối ưu hóa, đảm bảo đúng quy chế Các biện pháp đảm bảo chất lượng đào tạo được triển khai đồng bộ: cập nhật các chuyên đề mới, triển khai linh hoạt Chương trình đào tạo thạc sĩ; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học qua các xê-mi-na chuyên đề, môn học,
- Quy mô và kết quả đào tạo
Năm 2019, tổng số học viên Sau đại học của Trường là 3.066học viên Cao học và 488Nghiên cứu sinh
.Trường đã tổ chức lễ trao học vị Tiến sĩ cho 93 nghiên cứu sinh thuộc 43 chuyên ngành và học vị Thạc sĩ cho 1.420 học viên Cao học thuộc 54 chuyên ngành đào tạo
3 2 Đào tạo đại học hệ chính quy
- Công tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh được thực hiện theo đúng kế hoạch và quy chế của
Bộ GD&ĐT; quy trình tuyển sinh chặt chẽ, chính xác, công bằngvàkhách quan Trường đã chủ động tổ chức tuyên truyền về phương thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, điều kiện học tập, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp,
cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học tập, đội ngũ giảng viên trên các phương tiện thông tin đại chúng, gửi thông báo đến các Sở GD&ĐT, các Trường THPT; tham gia các ngày hội tư vấn tuyển sinh;triển khai tư vấn trực tuyến,… Trường đã xét tuyển 02 đợt, gọi nhập học và ra quyết định công nhận chính thức
1841 sinh viên
- Công tác tổ chức, quản lý đào tạo
Trường đã và đang triển khai xây dựng mới chương trình đào tạo; đã hoàn thiện và ban hành mô hình đào tạo cử nhân sư phạm và khung chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cử nhân sư phạm; việc xây dựng chương trình đào tạo mới sẽ tiếp tục trong thời gian tới để kịp triển khai đào tạo trong năm học mới
Nề nếp dạy và học trong toàn Trường được thực hiện nghiêm túc; Trường
đã ban hà nh quy định về cố vấn học tập; thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo vụ và cố vấn học tập các khoa về đào tạo tín chỉ, hỗ trợ sinh viên trong việc
Trang 6đăng ký tín chỉ; các kỳ thi tuyển sinh lớp chất lượng cao, đánh giá năng lực tiếng Anh, thi học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ khóa luận được thực hiện theo đúng quy chế đào tạo; việc quản lý kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, tổ chức xét cảnh báo học tập, xét tốt nghiệp được thực hiện theo đúng quy định
- Công tác sinh viên
Trường đã thực hiện đầy đủ các nội dung về công tác sinh viên; triển khai đúng và kịp thời các chế độ chính sách cho sinh viên ; tiếp tục đổi mới nội dung Tuần sinh hoạt Công dân - Sinh viên, Sổ tay sinh viên ; tổ chức các hoạt động hướng tới phát triể n ngoại ngữ , kĩ năng cho sinh viên : thi Olympic Tiếng Anh toàn trường (HNUE English), hướng dẫn kĩ năng an toàn giao thông cho sinh viên; ứng dụng CNTT trong công tác quản lý học sinh, sinh viên; tiếp nhận 8 quỹ học bổng và trao học bổng cho 70 sinh viên với tổng giá trị 1 năm trên 300 triệu đồng; đẩy mạnh công tác tuyển dụng , hỗ trợ việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên
- Công tác đảm bảo chất lượng
Trường đã hoàn thiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định 02 chương trình đào tạo ngành cử nhân GDTH (chính quy) và cử nhân Hóa học CLC; định kì tiến hành khảo sát thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp, khảo sát hoạt động giảng dạy, khảo sát sự hài lòng về chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp; triển khai xây dựng Bộ công cụ khảo sát chương trình đào tạo hiện hành đối với các bên liên quan (nhà tuyển dụng, cựu sinh viên và đội ngũ giảng viên)
- Công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Quy trình, nội dung các học phần r èn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên và thực hành kĩ năng giáo dục cho sinh viên tiếp tục được hoàn thiện Các văn bản qui định, hướng dẫn triển khai, hướng dẫn thực hiện vềnghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm,thực tập cuối khóa được ban hành đầy đủ, kịp thời
Năm học 2018-2019, toàn Trường có 1247/1248 sinh viên hoàn thành thực tập
sư phạm
Trường tiếp tục triển khai hợp tác với các trường phổ thông , các trường THPT chất lượng cao , các trường THPT có yếu tố quốc tế trên địa bàn Hà Nội (13 trường) trong công tác kiến tập, thực tập sư phạm và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội; mời giáo viên phổ thông tham gia rèn luyện nghiệp vụ
Trang 7sư phạm thường xuyên cho sinh viên; tổ chức ngày hội việc làm HNUE lần thứ 2
với 38 đơn vị tuyển dụng tham dự và hơn 800 cơ hội việc làm cho sinh viên K65
- Quy mô và kết quả đào tạo
Năm học 2018-2019, tổng số sinh viên chính quy của Trường là 7252 sinh viên
Trường đã tổ chức lễ trao bằng cử nhân cho 1498 sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp năm 2019
3.3 Đào tạo hệ vừa làm vừa học và hệ từ xa
- Công tác tuyển sinh
Trường tiếp tục chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền thông tin tuyển sinh đến các địa phương và các cơ sở liên kết đào tạo trong cả nước Các thông tin về đào tạo, bồi dưỡng, thông tin tuyển sinh, bảng điểm của học viên, kế hoạch học và thi được cập nhật thường xuyên trên trang web của Trung tâm ĐT-BDTX Số
lượng tuyển sinh hệ vừa làm vừa học (tính đến 31/5/2019) là 2.867 học viên
- Công tác tổ chức, quản lý đào tạo
Trường đã phối hợp với các cơ sở giáo dục liên kết đào tạo tổ chức tuyển sinh theo đúng các quy định tại Thông tư 06/TT-BGDĐT, Thông tư 07/TT-BGDĐT và quy chế tuyển sinh hệ vừa làm vừa học của Trường Việc tổ chức thi tuyển, chấm bài, xét tuyển, công nhận trúng tuyển và gọi nhập học được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, mời giảng, theo dõi nề nếp, kế hoạch học tập được thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho người học; hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo được cung cấp tới người học đầy đủ, kịp thời Việc tổ chức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, xét và công nhận tốt nghiệp, cấp bằng được thực hiện theo đúng quy chế, đúng tiến độ và thời
gian; việc lưu trữ hồ sơ, bài thi, điểm thi được thực hiện theo quy định
- Quy mô và kết quả đào tạo
Năm học 2018 – 2019, Trường tuyển sinh được 2.867 học viên hệ vừa làm vừa học Tính đến tháng 5 năm 2019, tổng số học viên hệ vừa làm vừa học
và hệ từ xa là 13.004 học viên (trong đó có 12.745 học viên hệ vừa làm vừa học,
259 học viên học viên hệ từ xa).Tuy nhiên, do chỉ tiêu hệ vừa làm vừa học Nhà trường chỉ xác định được bằng 30% chỉ tiêu chính qui nên số lượng học viên hệ vừa làm vừa học đang giảm dần, dự kiến cuối năm học 2019 - 2020 sẽ còn khoảng
9.000 sinh viên
Trang 8Số lượng học viên tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học (tính đến 31/5/2019) là
5.701 học viên
3.4 Bồi dưỡng, cấp chứng chỉ
- Công tác tuyển sinh
Năm học 2018-2019, Trường được giao thêm nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giảng viên cao cấp; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên các trường dự bị dân tộc; bồi dưỡng giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh phổ thông
Trường tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, cấp chứng chỉ, chứng nhận đối với đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, triển khai việc kí kết các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ với các Sở GD&ĐT,
Sở Nội vụ, các cơ sở liên kết đào tạo để phát triển công tác bồi dưỡng
- Công tác tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng
Việc quản lý hoạt động bồi dưỡng được Trường thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ GD&ĐT Trường đã có những cơ chế tài chính hợp lý
để thu hút các cơ sở liên kết, các địa phương phối hợp với Nhà trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Bên cạnh việc tổ chức bồi dưỡng theo hình thức giảng viên lên lớp trực tiếp, Trường đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng trực tuyến nhằm giảm thiểu chi phí, mở rộng phạm vi và nâng cao khả năng tổ chức hoạt động bồi dưỡng
- Quy mô và kết quả hoạt động bồi dưỡng
Trường đã đẩy mạnh công tác bồi dưỡng thông qua các buổi làm việc với UBND, Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Điện Biên, Hà Nam, Bắc Giang, Hà Nội, các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở liên kết tại các địa phương như ĐH Hạ Long, Trường BDCLQLGD Hà Nội, Trường CĐSP Hưng Yên, Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên, CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu, Phòng GD&ĐT Đan Phượng ; ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác với các Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, Lào Cai, Ninh Bình, Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu, Sở Thông tin và Truyền thông Lạng Sơn, Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng ; tổ chức biên soạn bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018 và Hướng dẫn thực hiện 19 chương trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 (theo nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho); tiếp tục hoàn thiện chương trình bồi
Trang 9dưỡng cho giáo viên dạy môn KHTN, Lịch sử và Địa lý ở THCS; giáo viên Tin
học dạy môn Tin học và Công nghệ ở Tiểu học; xây dựng chương trình bồi dưỡng
và tổ chức các khóa bồi dưỡng cơ bản cho phân hiệu Trường ĐHSP Hà Nội tại tỉnh Hà Nam, cán bộ Ngân hàng chính sách; xây dựng học liệu học qua mạng chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.Tính đến 31/5/2019, Trường đã
tổ chức bồi dưỡng cho 32.995 lượt cán bộ, giáo viên
3.5 Công tác đào tạo người nước ngoài
- Công tác tuyển sinh
Bên cạnh việc đào tạo lưu học sinh theo diện Hiệp định , năm học
2018-2019, Trường đã kí hợp đồng đào tạo với tập đoàn Dream Hill (Hàn Quốc), tổ chức các lớp thực tập tiếng Việt cho sinh viên các trường ĐH của Trung Quốc, Hàn Quốc; bên cạnh đó Trường đã và đang thí điểm tổ chức bồi dưỡng, thi đánh giá năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài theo khung 6 bậc do Bộ GD& ĐT ban hành
- Công tác tổ chức, quản lý đào tạo
Người nước ngoài học tập và làm việc tại Trường được quản lý thống nhất tại phòng Hành chính Đối ngoại theo đúng quy định của pháp luật; việc tổ chức
và quản lí đào tạo cho người nước ngoài được thực hiện trên cơ sở sự phối hợp giữa Viện GD&ĐTQT, các Khoa chuyên môn và các Phòng ban liên quan
- Quy mô và kết quả đào tạo
Trong năm học 2018-2019, Trườngđã trao học vị Cử nhân cho 40 sinh viên, học vị Thạc sĩ cho 05 học viên và học vị tiến sĩ cho 02 Nghiên cứu sinh người nước ngoài; tiếp nhận 269 người nước ngoài đến học tập tại Trường ; tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt cho 77 người nước ngoài; tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn cho 139 người nước ngoài; bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho 40 giáo viên Lào; số lượng người nước ngoài và số quốc gia có
người nước ngoài học tiếng Việt tại Trường tă ng (năm học 2017-2018: 210 người, năm học 2018-2019: 331 người, số lượng quốc gia có người họctăng từ 6 lên đến 9 quốc gia)
3.6 Giáo dục, đào tạo phổ thông, mầm non
3.6.1 Công tác tham gia kỳ thi THPT Quốc gia và công tác tuyển sinh
- Công tác tham gia kỳ thi THPT Quốc gia
Năm 2018, Trường đã phối hợp tốt với Sở giáo dục và Đào tạo Thanh hóa; năm 2019, Trường đã phối hợp tốt với Sở giáo dục và Đào tạo Lạng
Trang 10Sơntrong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, đảm bảo kỳ thi THPT Quốc gia tại các tỉnh này diễn ra đúng quy chế
- Công tác tu yển sinh
Năm học 2018-2019, công tác tuyển sinh của Trường THPT Chuyên ĐHSP và trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành được tổ chức đảm bảo đúng quy định, số thí sinh dự thi tuyển sinh lớn, tỷ lệ cạnh tranh cao
Trường Mầm non Búp sen xanh mặc dù có khó khăn trong công tác tuyển
sinh song vẫn tuyển đủ các lớp Nhà trẻ (29 trẻ), mẫu giáo bé (23 trẻ), mẫu giáo nhỡ (17 trẻ), mẫu giáo lớn (23 trẻ)
Trường Tiểu học thực hành Nguyễn Tất Thành đã được UBND quận Cầu Giấy ra quyết định thành lâp, đang chuẩn bị công tác tuyển sinh năm học 2019-2020
3.6.2 Công tác tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo
- Trường THPT Chuyên ĐHSP
Bên cạnh việc thực hiện giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo đúng quy định, trường THPT Chuyên ĐHSP đã tổ chức nhiều hoạt động mang tính giáo dục toàn diện nhằm phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh chuyên; phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Ký túc xá trong việc xây dựng môi trường sinh hoạt
lành mạnh cho gần 300 học sinh ở nội trú trong Ký túc xá
- Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành
Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành đã đổi mới công tác quản lí theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, tăng quyền chủ động của các tổ chuyên môn; xây dựng và tổ chức được nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạođể học sinh được vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm phát triển phẩm chất, năng lực, nhân cách Tất cả các nội dung đều hướng về các Giá trị sống (Yêu thương, Đoàn kết, Trách nhiệm, Trung thực)
- Trường Mầm non Búp Sen Xanh
Trường Mầm non Búp sen xanh đã tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa; phối hợp với phường Dịch Vọng Hậu triển khai công tác thực hiện phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
3.6.3 K ết quả hoạt động giáo dục, đào tạo
Trường THPT Chuyên ĐHSP
Trang 11Học sinh Trường THPT Chuyên đã tham gia nhiều kỳ thi Học sinh giỏi và
đạt thành tích cao;20 học sinh Trường THPT Chuyên ĐHSP đã đạt học bổng từ
75% đến 100% của các trường Đại học uy tín ở nước ngoài; nhiều học sinh được nhận học bổng của chương trình trọng điểm phát triển Toán học giai đoạn 2010 – 2020, học bổng Odon Vale, của các quỹ và các tổ chức xã hội
Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành
Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành đã trở thành cơ sở giáo dục có
uy tín, nhận được sự tin tưởng của cha mẹ học sinh; đồng thời là cơ sở thực hành hiệu quả cho sinh viên và các nhà khoa học của Trường ĐHSP Hà Nội
Trường mầm non Búp Sen Xanh
Trường mầm non Búp Sen Xanh đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ; phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng cho trẻ với nhiều hình thức đa dạng
3.7 Các công tác hỗ trợ đào tạo
3.7.1.Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trung tâm Thông tin - Thư viện đã phục vụ 149.037 lượt bạn đọc (tăng so với năm học 2017 – 2018 là 8.098 lượt); đã biên mục, phân quyền cho từng tài liệu và đưa lên phần mềm Dspace 930 tài liệu luận án, luận văn; trang bị thêm 4
máy Scan A4 và A3 phục vụ công tác số hóa tài liệu; nâng cấp phần mềm Libol 5.5; trang bị điều hòa cho phòng đọc mở 201, 302; chủ trì tổ chức tập huấn, trao
đổi nghiệp vụ thư viện với chuyên gia Trường Đại học Sư phạm cao cấp Paris
3.7.2 Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
NXB ĐHSP tổ chức bản thảo, xuất bản in và phát hành một số bộ sách tham khảo phổ thông kịp thời phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo với số lượng phát hành lớn; tổ chức xuất bản các bộ sách thực hiện nhiệm vụ của Trường; tổ
chức xuất bản và ra mắt một số đầu sách có giá trị và tạo được uy tín như: Việt
Nam thế kỉ X - Những mảnh vỡ lịch sử; Lịch sử Tư tưởng Việt Nam - Tập 1 ,
hoàn thiện 5 đầu sách Nhà nước đặt hàng
3.7.3 Trung tâm CNTT
Trung tâm CNTTđã triển khai phần mềm quản lý giờ chuẩn; triển khai các dịch vụ trực tuyến hỗ trợ học viên; triển khai thử nghiệm hình thức đào tạo qua mạng đến các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Ninh Bình; áp dụng công nghệ E-learning cho khóa bồi dưỡng chuẩn chức danh giáo viên Mầm Non và Tiểu học;
Trang 12khảo sát, xây dựng phương án đầu tư hạ tầng CNTT của nhà trường trong khuôn khổ chương trình ETEP; hỗ trợ xây dựng tài liệu Infographic giới thiệu 19
chương trình môn học sách giáo khoa phổ thông mới
3.7.4 Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất học liệu
Trung tâm NC&SXHL đẩy mạnh việc xây dựng học liệu cho các khóa tập huấn qua mạng của Trường ĐHSP Hà Nội Bên cạnh việc nghiên cứu, chế tạo thiết bị thí nghiệm, Trung tâm đã tổ chức nghiên cứu để phát triển các nguồn học liệu khác, trong đó có việc tổ chức bản thảo và liên kết xuất bản sách tham khảo; quản lý và vận hành website về giáo dục hòa nhập; ký kết hợp tác triển khai nghiên cứu về Giáo dục STEM với ĐHSP Đài Loan giai đoạn 2017 – 2020
3.7.5 Viện NCSP
Viện NCSP đã triển khai tốt công tác nghiên cứu khoa học phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo: Trong năm học 2018 -2019, tổng số đề tài các
cấpdocán bộ Viện thực hiện là 17 đề tài; tham gia xây dựng chương trình môn
học thuộc chương trình SGK mới; tham gia thẩm định SGK môn học Hoạt động trải nghiệm; tham gia dạy các lớp NVSP, tư vấn tâm lý học đường, bồi dưỡng nâng ngạch giáo viên phổ thông các cấp, các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo chương trình SGK mới
4 Công tác KHCN và thông tin KHCN
4.1 Công tác khoa học công nghệ
Trường đã tổ chức tọa đàm v ề sở hữu trí tuệ;thực hiện nghiêm túc về qui định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, nghiên cứu viên; xây dựng cơ chế khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học
Số lượng các đề tài cấp Nhà nước, cấp Sở, số lượng bài báo đăng tải trên các tạp chí quốc tế trong danh mục ISI, SCOPUS của Trường tăng (Năm 2017:
126 bài, năm 2018:129 bài)
Trường đã tổ chức được một số hội thảo quốc tế và tập huấn tăng cường năng lực cho cán bộ giảng viên; các seminar, workshop với sự có mặt của các chuyên gia nước ngoài được tổ chức thường xuyên nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ, giảng viên trong tiến hành nghiên cứu khoa học, viết bài, công bố khoa học
6 tháng đầu năm 2019, Trường đã hỗ trợ kinh phí xuất bản 26 bài báo quốc tế có chỉ số với tổng kinh phí là 127 triệu đồng; tổ chức xét và trao Giải
Trang 13thưởng KHCN cấp Trường lần thứ 9; Quỹ Khen thưởng KHCN năm 2019 tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cá nhân, tập thể quan tâm (85 triệu đồng)
Các nhiệm vụ trong khuôn khổ Chương trình phát triển năng lực các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông (ETEP) sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới được thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ
Trong năm 2018, Trường được thụ hưởng dự án: “Tăng cường năng lực thực hành, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ngành Vật lí, Hoá học, Sinh học, Sư phạm Kỹ thuật, Công nghệ Thông tin góp phần phục vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được tổ chức hiệu quả,
nghiêm túc và đạt thành tích cao: có 443 đề tài của hơn 650 sinh viên tham gia hoạt độngNCKH của sinh viên tại 23 khoa trong toàn trường (Trong đó có 58 báo cáo được chọn tham gia Hội nghị sinh viên NCKH cấp Trường, 06 báo cáo
được chọn tham dự Giải thưởng sinh viên NCKH cấp Bộ năm 2019)
Trường đã tổ chức Triển lãm KHCN và Ngày hội trải nghiệm khoa học
2019 thu hút sự tham gia đông đảo học sinh, giáo viên phụ huynh, cán bộ quản
lý giáo dục đến từ các trường phổ thông (30 trường) trên địa bàn thành phố Hà
Nội
4.2 Công tác thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học xuất bản 12 số định kì (8 số xuất bản bằng tiếng Việt và
4 số xuất bản bằng tiếng Anh) và 05 số đặc biệt; tổng số công trình đã công bố trong năm học vừa qua là 317 bài tiếng Việt và 122 bài tiếng Anh
Bản tin Dạy và học trong nhà trường xuất bản 06 số, phát hành về các Sở
giáo dục và nhiều trường THPT trong cả nước, là tài liệu tham khảo hữu ích cho học sinh và giáo viên
5 Công tác tổ chức cán bộ và phát triển nguồn nhân lực
Tổng số viên chức trong toàn Trường tính đến ngày 20/06/2019 là: 1143
người, trong đó:
Về ngạch viên chức: 735 giảng viên; 12 nghiên cứu viên; 142 chuyên viên;
52 giáo viên thực hành; 72 giáo viên THPT; 03 giáo viên THCS, 01 giáo viên TH,
01 giáo viên MN, 125 cán bộ, viên chức các ngạch khác
Về trình độ: 16 giáo sư,159 phó giáo sư,272 tiến sĩ; 495 thạc sĩ; 154 cử nhân; 47trình độ khác
Trang 14Về chức danh nghề nghiệp:174 giảng viên cao cấp, 89 giảng viên chính,
462 giảng viên, 52 giáo viên thực hành, 72 giáo viên THPT, 03 giáo viên THCS,
01 giáo viên TH, 01 giáo viên MN, 12 nghiên cứu viên, 142chuyên viên, 125chức
danh khác
Trường đã ban hành và thực hiện hệ thống các văn bản quản lí mới: Quy định tiêu chuẩn, chế độ và thời gian làm việc đối với: giảng viên, giáo viên thực hành, viên chức hành chính và người lao động; Quy chế thi đua khen thưởng; Quy định về đánh giá cán bộ, Quy định quản lí các trung tâm, quy định tuyển dụng, tuyển dụng đặc cách…
Trường đã bổ sung 01 Phó Hiệu trưởng, thực hiệncông tác quy hoạch cán
bộ; Phân hiệu Trường ĐHSP Hà Nội tại Hà Nam đã được cấp phép hoạt động và từng bước đi vào hoạt động theo đúng Đề án đã trình Bộ và các ban, ngành
Trường đã cập nhật các quy định của Nhà nước đối với tuyển dụng viên
chức; xây dựng hệ thống văn bản cụ thể hóa các quy định về tuyển dụng viên
chức Năm học 2018-2019, Trường đã tiến hành tuyển mới 11 cán bộ (04giảng viên; 03 viên chức hành chính, 04giáo viên THPT);
Trường đã thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và của Trường về công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức, tạo điều kiện cho viên chức được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức Năm học 2018-2019, Trường đã cử đi
đào tạo ở nước ngoài: 03(TS), đào tạo trong nước:13 (12 TS, 01 ThS), bồi dưỡng:
99 cán bộ (02 Trung cấp LLCT,01 Cao cấp LLCT, 96 bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ)
Trường đã thực hiện đúng, kịp thời các quy định của Nhà nước về các chế
độ, chính sách cho cán bộ, viên chức.Từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019, Trường đã
giải quyết chế độ hưu trí cho 24 viên chức, thuyên chuyển công tác: 13viên chức, thôi việc: 26 viên chức;thực hiện chế độ tuất:02 viên chức, kéo dài thời gian làm việc: 60 viên chức, chế độ thai sản: 27 viên chức, chế độ ốm đau: 15 viên chức, bảo
hộ lao động: 234 cán bộ, 73 sinh viên
Trường đã thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về nâng bậc lương , phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nhà giáo Trong năm học 2018-2019, Trường
đã tiến hành n âng lương thường xuyên cho 279cán bộ, viên chức (trong 2 đợt);
Trang 1529 cán bộ, viên chức, thực hiện phụ cấp ưu đãi ngành cho899cán bộ, viên chức, phụ cấp thâm niên nhà giáo cho 822cán bộ, viên chức; thăng hạng và bổ nhiệm giáo viên THPT hạng 2 cho25cán bộ, viên chức
Công tác đánh giá, phân loại cán bộ được thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, Nhà trường về công tác đánh giá, phân loại cán bộ hằng tháng, hằng kì
và hằng năm.Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tiến hành hiệu quả, giải quyết dứt điểm các vụ việc
6 Công tác kế hoạch tài chính và tăng cường cơ sở vật chất
6.1 Công tác kế hoạch tài chính
Công tác xây dựng và triển khai dự toán NSNN theo đúng Luật Ngân sách
và Nghị định, Thông tư hướng dẫn về công tác tài chính của các Bộ, Ngành có liên quan Qua các đợt kiểm toán và thanh tra, Trường đều được đánh giá là đơn
vị thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch về hoạt động tài chính
Trường đã quản lý tốt tài chính của các dự án (FIRST, ETEP, FCB…), các chương trình, nhiệm vụ tăng thêm do Bộ GD&ĐT giao cho, đảm bảo giải ngân đúng tiến độ, hoàn thành nhiệm vụ được giao, tăng cường năng lực hoạt động của Trường
Công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước và chi từ nguồn thu sự nghiệp đảm bảo đúng định mức và mục đích, chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, tránh lãng phí; thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, tăng cường phân cấp quản lý
và tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị:
- Kinh phí NSNN giao năm 2017 là 251.827 triệu đồng, năm 2018 là 225.837 triệu đồng (giảm 8,96%)
- Kinh phí thu sự nghiệp năm 2017 là 186.731 triệu đồng, năm 2018 là 250.936 triệu đồng (tăng 34,38%)
-Tổng chi các nguồn tài chính năm 2017 là 416.672 triệu đồng, năm 2018
Trang 16- Nguồn thu sự nghiệp 2017-2018 so với 2018-2019 tổng số thu tăng lên 34,38%, việc tăng thu một phần do thực hiện tốt hơn công tác quản lý và các biện pháp đốc thu, đó cũng là điều kiện để cải thiện đời sống cho người lao động, thông qua việc nâng mức chi quỹ phúc lợi và tiền lương tăng thêm
- Nhà trường đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch trong đó nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức Năm 2017 so với năm 2018, thu nhập bình quân của cán bộ trong toàn trường ổn định, khối GV tăng lên 7,25% và khối CB hành chính tăng lên 6,52%
- Trong hoạt động chi tiêu đó có sự tiến bộ đáng kể trong công tác quản lý nhằm tiết kiệm chi tiêu một cách hợp lý, áp dụng định mức sử dụng điện thoại,
sử dụng xăng xe, điện, nước, vật tư văn phòng
6.2 Công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất
6.2.1 Công tác l ập quy hoạch
Trường đã được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đầu tư
cơ sở vật chất cho Trường THPT Chuyên và Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành; cải tạo sửa chữa nhà K2,K3 thành Trung tâm thực hành và trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tài năng trẻ; cải tạo hạ tầng cảnh quan, cổng, hàng rào, sân vườn phía nam (từ cổng số 1 đến cổng số 2) và hệ thống thoát nước tuyến đường phía Đông (từ cổng số 02 đến nhà A3)
6.2.2 Công tác xây d ựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị
Công trình Nhà lớp học đơn nguyên D4 Trường THPT Chuyên ĐHSP chính thức đưa vào sử dụng tháng 9/2018, với tổng diện tích trên 3000 m 2
Công trình Trung tâm Học liệu và Chuyển giao công nghệ đã hoàn thành
cơ bản thi công và nghiệm thu kỹ thuật Công trình vào tháng 12/2018, với quy
mô trên 6000 m 2 (7 tầng nổi, 01 tầng hầm và 01 tầng mái kỹ thuật)
Công trình cải tạo Khoa Sư phạm kỹ thuật 3 tầng và tầng 3 nhà V đã hoàn thành với diện tích xây dựng khoảng 2500m2
Hoàn thành d ự án cải tạo tổng thể cảnh quan trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành gồm các hạng mục: cải tạo cảnh quan sân trường; cải tạo các
mặt đứng; cải tạo hè đường cây xanh phía Nam
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho các đơn vị tại các toà nhà A3, A4;
tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng Ký túc xá, mua mới bổ sung đồ
Trang 17dùng, trang thiết bị cho 63 phòng nhà A9 phục vụ đón tiếp, sắp xếp chỗ ở cho HSSV nội trú
Việc mua sắm thiết bị theo chương trình mục tiêu và từ kinh phí thường xuyên được tiến hành theo quy định của Bộ GD&ĐT; công tác triển khai mua
sắm trang thiết bị cho các đơn vị bảo đảm đúng chủng loại, chất lượng, giá thành, kịp thời và đúng quy trình mua sắm theo quy định của Nhà nước
7 Công tác hợp tác quốc tế
Quy định về Hợp tác quốc tế đã được chỉnh sửa lại cho phù hợp với tình hình thực tế và sẽ ban hành trong năm học 2019-2020
Trường đã ký kết các thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài: ĐH Sains (Malaysia), ĐH Hồng Kong (Trung Quốc), Viện KH&CN tiên tiến (Nhật
Bản), ĐHQG Seoul, ĐH SungKyunKwan, ĐHQG Incheon (Hàn Quốc), ĐH Phụ
nữ Philippines, ĐH Curtin (Ôxtrâylia), ĐH York (Canada), ĐH Huddersfield (Anh), ĐH Upsala (Thụy Điển), ĐH Le Man (Pháp),ĐHKHXH Liên bang Nga,
ĐH Tomsk (LB Nga), ĐH Cologne (Đức), ĐH Karel de Grote, ĐH Artevelde (Bỉ) Công ty âm nhạc Yamaha, Tổ chức REI-VN
Trường đã tổ chức n hiều hội nghị hội thảo quốc tế : hội thảo “Giáo dục Địa lí ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” (Khoa Địa lí chủ trì); hội thảo “Can thiệp, trị liệu và giáo dục hòa nhập trẻ rối loạn phổ tự kỉ” (Khoa Giáo dục Đặc biệt chủ trì); hội thảo“Vai trò của Tâm lí học trường học trong việc đảm bảo sức khỏe tâm lí cho học sinh và gia đình” (Khoa Tâm lí Giáo dục chủ trì); hội thảo
“Tích hợp trong Giáo dục Toán học và Đào tạo Giáo viên” (Khoa Toán - Tin chủ trì)
Trườngđã giải quyết thủ tục nhập cảnh cho 242 người nước ngoài vào học tập, làm việc; giải quyết thủ tục cho 118 lượt cán bộ, sinh viên đi nước ngoài
công tác, hội nghị, hội thảo, tập huấn, học tập; tổ chức thành công các chương trình trao đổi sinh viên thực tập, giảng viên nghiên cứu với các trường ĐHSP AiChi, Meijo (Nhật Bản) Artevelde (Bỉ)
8 Công tác giáo dục quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự
Đảng ủy, Ban Giám hiệu , Ban Chỉ huy quân sự Trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đầy đủ công tác quốc phòng và quân sự địa phương như: Kế hoạch huấn luyện lực lượng tự vệ, Kế hoạch tác chiến trị an, bảo vệ trường, khu vực…; làm tốt công tác quản lý, di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân
Trang 18sự cho sinh viên khóa 65, 68; tham gia tập huấn dân quân tự vệ của quận Cầu Giấy với số lượng đủ, chất lượng tốt (kết quả thi và kiểm tra 90% đạt khá, giỏi)
Trường thường xuyên phối hợp, trao đổi với cán bộ phụ trách địa bàn của phòng An ninh Chính trị nội bộ (PA03) Công an Thành phố Hà Nội, Đội An ninh Công an quận Cầu Giấy, Công an phường Dịch Vọng Hậu để nắm bắt tình hình chính trị - xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hoạt động thường xuyên và các sự kiện quan trọng được tổ chức tại Trường, chủ động phòng ngừa cháy nổ, hoàn chỉnh phương án chữa cháy, ứng trực, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra
9 Phân hiệu Trường ĐHSP Hà Nội tại Hà Nam
Phân hiệu Hà Nam đã hoàn thành việc xin cấp phép hoạt động đào tạo và đang tiến hành làm các thủ tục xin cấp con dấu
Trong năm học 2018-2019, Phân hiệu Hà Nam không tuyển sinh hệ cao đẳng, tiếp tục đào tạo số sinh viên hệ cao đẳng còn lại (đến cuối năm 2019, số sinh viên ra trường khoảng 1000 em, số còn lại khoảng 400 sinh viên sẽ ra
trường vào năm 2020)
Hệ thống Trường Nguyễn Tất Thành tại Phân hiệu Hà Nam đã đi vào hoạt
động ổn định, năm học 2018-2019, đã tổ chức tuyển sinh các khối 1(118 học sinh), khối 6 (105 học sinh) và khối 10 (52 học sinh).Học sinh khối 6 đạt 06 giải tại cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc cấp tỉnh; học sinh khối 10 đã đạt 01 Giải Khuyến
khích tại cuộc thi KHKT cấp Trường ĐHSP Hà Nội, 01 Giải Nhất thi KHKT cấp
tỉnh và được chọn tham dự Hội thi KHKT cấp Quốc gia
II Một số tồn tại và nguyên nhân
1 Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng
Một số tồn tại
- Công tác công tác truyền thông và quản trị thương hiệu mặc dù đã có những chuyển biến tích cực song chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ; việc nâng cấp Trang thông tin điện tử của Trường, thành lập Ban biên tập Trang thông tin điện
tử còn chậm
- Đề án xây dựng Ban liên lạc Cựu người học của Trường đã được xâ y dựng nhưng chưa triển khai
Nguyên nhân
- Nguồn lực cho công tác truyền thông còn hạn chế
- Cơ sở dữ liệu của cựu người học còn thiếu
Trang 192 Công tác đào tạo
2.1 Đào tạo Sau đại học
2.2 Đào tạo đại học
Một số tồn tại
- Công tác tư vấn tuyển sinhcòn chậm, muộn, việc chuẩn bị nhân lực và nội dung còn bất cập
- Tính liên thông trong chương trình đào tạo của Trường chưa mạnh; chưa
mở rộng quy mô đào tạo chất lượng cao và đào tạo bằng Tiếng Anh
- Sinh viên gặp khó khăn trong việc thực hiện đúng và đủ các nhiệm vụ thực tập sư phạm (Đối với sinh viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh : việc chuẩn bị 01 tiết dạy bằng tiếng Anh mất nhiều thời gian hơn chuẩn bị 01 tiết dạy bằng tiếng Việt, sinh viên gặp khó khăn trong tìm hiểu chương trình quốc tế, khó khăn trong dạy học môn KHTN ở THCS)
- Chưa tiến hành khảo thí độc lập so với quá trình đào tạo; chưa thực hiện được kế hoạch tự đánh giá và đăng kí đánh giá ngoài theo yêu cầu của kế hoạch 118/KH- BGDĐT ngày 23/02/2017 (hiện nay mới dừng ở bước lên dự kiến kế hoạch); phương pháp khảo sát định kì chưa có nhiều đổi mới
Nguyên nhân
- Ban tư vấn tuyển sinh thành lập tương đối muộn, kế hoạch lên sát với thời gian thực hiện của một số sở GD&ĐT và trường THPT nên chưa chuẩn bị được nhân lực và nội dung chi tiết, đầy đủ hơn
- Các chương trình đào tạo đang trong giai đoạn đổi mới , thay thế từ chương trình cũ sang chương trình mới; sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước còn hạn
Trang 20chế; một số ngành đào tạo của trường khó đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT về đào tạo chất lượng cao quy định của Bộ GD&ĐT với loại hình đào tạo chất lượng cao với các yêu cầu bắt buộc nên một số ngành khó đáp ứng được
- Quy chế thực tập sư phạm chưa phù hợp với điều kiện thực tập dạy bằng tiếng Anh tại các trường có yếu tố quốc tế : số tiết/tuần ít; số lượng giáo viên nước ngoài hạn chế , sinh viên chưa được tìm hiểu chương trình quốc tế trước khi đi thực tập sư phạm
- Việc chuyển giao, phối hợp về quá trình khảo thí còn gặp nhiều khó khăn kế hoạch tự đánh giá và đăng kí đánh giá ngoài theo yêu cầu của kế hoạch 118/KH- BGDĐT ngày 23/02/2017 phụ thuộc vào việc xây dựng chuẩn đầu ra
và điều chỉnh chương trình đào tạo
2.3 Đào tạo - Bồi dưỡng thường xuyên
Một số tồn tại
- Số lượng chỉ tiêu hệ vừa làm vừa học, liên thông vừa làm vừa học không đáp ứng được hết các yêu cầu của các địa phương, cơ sở liên kết; ngành tuyển sinh hệ vừa làm vừa học chủ yếu tập trung vào ngành GDMN, GDTH; hệ đào tạo
từ xa các ngành ngoài sư phạm không thu hút được người học; chưa xây dựng được ngân hàng đề thi của hệ vừa làm vừa học theo hệ thống tín chỉ
- Công tác bồi dưỡng với các địa phương chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt
là với các địa phương đã có ký kết, hợp tác với Nhà trường
- Việc tổ chức thi CNTT ở các cơ sở ngoài Trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất; việc xây dựng học liệu qua mạng một số nội dung còn chậm
- Việc giải ngân kinh phí cho bồi dưỡng thường xuyên gặp nhiều khó khăn về thủ tục tài chính
Nguyên nhân
- Số lượng chỉ tiêu hệ vừa làm vừa học , liên thông vừa làm vừa học theo quy định chỉ bằng 30% chỉ tiêu chính Để tăng chỉ tiêu hệ hệ vừa làm vừa học, Trường đã xin Bộ GD&ĐT cho xác định chỉ tiêu theo năng lực của Trường nhưng
số lượng bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu Ngoài ra, việc xin xác định chỉ tiêu theo năng lực của Trường cũng đang bị ràng buộc bởi các thông tư quy định việc xác định chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT
Trang 21- Trường cũng đã làm việc với các cơ sở liên kết, các địa phương để tăng cường tuyển sinh các ngành học khác, mặc dù có chuyển biến nhưng không đáng
kể vì lượng người học đăng ký ít; việc chưa xây dựng được ngân hàng đề thi của hệ vừa làm vừa học theo hệ thống tín chỉ do Nhà trường đang chuẩn bị xây dựng mới các chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học
- Các cơ sở liên kết, các địa phương không có sự kết nối để chia sẻ nguồn tuyển sinh do đặc thù cơ chế, chính sách của từng địa phương; năng lực của một
số cán bộ trong việc phát triển công tác bồi dưỡng còn hạn chế; sự cạnh tranh không lành mạnh trong công tác bồi dưỡng cũng làm giảm thị phần của Trường
- Việc tổ chức thi CNTT ở các cơ sở ngoài Trường còn gặp nhiều khó khăn
về cơ sở vật chất vì phải thi trực tiếp trên máy tính theo quy định hiện hành
- Kinh phí cho bồi dưỡng thường xuyên chủ yếu là từ ngân sách địa phương nên việc giải ngân theo các qui định hiện hành của Nhà trường gặp nhiều khó khăn về thủ tục tài chính
3 Công tác KHCN
Một số tồn tại
Mặc dù Trường đã có phần mềm quản lí nhân sự, nhưng chưa có tính năng trích xuất lí lịch cá nhân nhà khoa học nên việc cập nhật công trình KHCN của Trường chưa thực sự đầy đủ
Các đề tài cấp trường, cấp trường trọng điểm chưa được chú trọng; kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì hoạt động KHCN chưa thực sự quyết liệt (từ cấp NN tới cấp Trường)
Việc cập nhật quy chế hoạt động của các Trung tâm NCKH, các viện nghiên cứu của Trường theo hướng đơn giản hoá và tự chủ cao còn chưa hoàn thiện
Cơ sở dữ liệu thiết bị để chuẩn bị cho việc nghiên cứu và công bố trên website của Trường để giới thiệu năng lực nghiên cứu cho giảng viên, NCS, Cao học và sinh viên trong toàn trường còn rời rạc
Hệ thống kích hoạt tài khoản tự động trên trang điện tử của Tạp chí không hoạt động, giao diện chưa thuận tiện trong quy cập, hệ thống DOI chưa hiển thị trên trang hiển thị tóm tắt của tạp chí, phần giao diện tiếng Anh chưa đáp ứng được yêu cầu của các tác giả nước ngoài
Chương trình ETEP đang được triển khai khó có thể đáp ứng được các cam kết theo PA đối với các hoạt động sử dụng vốn ETEP