1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Qui tắc làm thơ

42 1,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 177,5 KB

Nội dung

Quy tắc làm thơ 1. Tiếng bằng Tiếng bằng là những tiếng KHÔNG DẤU, và những tiếng có DẤU HUYỀN, thí dụ như hai chữ "thơ" và "tình", cả hai chữ này đều là tiếng bằng! Tiếng bằng là những tiếng có giọng ÊM dịu, có thể đọc kéo dài ra được. Tiếng bằng có HAI LOẠI: THƯỢNG BÌNH THANH, và HẠ BÌNH THANH. Nói bằng cách khác, thượng bình thanh là tiếng bổng, hạ bình thanh là những tiếng CHÌM hay trầm. Nhất Lang dùng hai chữ thí dụ trên để nói tiếp: "Thơ" là tiếng KHÔNG CÓ DẤU, ta gọi là tiếng bổng! "Tình" là tiếng CÓ DẤU HUYỀN, ta gọi là tiếng CHÌM hay trầm! Tiếng bổng và tiếng trầm chan hòa với nhau tạo ra âm điệu du dương, làm bài thơ hay hơn. Nếu ta chỉ dùng 1 loại tiếng trong một câu thơ thì âm điệu sẽ rất ngang và trúc trắc. 2. Tiếng trắc Bên cạnh những tiếng bằng, chúng ta còn cần phải làm quen với những tiếng trắc. Tiếng trắc là những tiếng có giọng đọc ngắn, không kéo dài ra như tiếng bằng. Những tiếng có chữ C, CH, P, T đứng ở cuối tiếng và những tiếng có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều là những tiếng trắc. Cũng như tiếng bằng, trắc có tiếng trầm và bổng - tiếng trầm của tiếng trắc là những tiếng có dấu HỎI và NẶNG, tiếng bổng của tiếng trắc là những tiếng có dấu SẮC và NGÃ. Hai chữ "lãng" và "mạn" đều là tiếng trắc, "lãng" là tiếng bổng, "mạn" là tiếng trầm hay chìm. 3. Kết hợp bằng, trắc Mỗi câu thơ đều nên có tiếng bằng và tiếng trắc, và vì hai loại tiếng khác nhau, nên ta phải xếp sao cho tiếng nọ chế tiếng kia, thì khi đọc sẽ tìm thấy một âm điệu du dương. Nói tóm lại, mỗi câu thơ nên được xếp sao cho mỗi loại tiếng chan hòa với nhau, có nghĩa là cố giữ sao cho câu thơ 8 chữ phải có ít nhất 3 tiếng bằng, 5 tiếng trắc hoặc ngược lại . nếu được 4 tiếng này, 4 tiếng kia thì càng tốt; câu thơ 8 chữ mà chỉ có 1 tiếng bằng và 7 tiếng trắc, thì câu thơ ấy thiệt là chướng tai ghê lắm. Cho dù câu thơ có mấy chữ đi nữa, bằng và trắc nên được cân đối với nhau, tuy nhiên không đòi hỏi phải bằng số! Văn thơ khác hơn âm nhạc ở chỗ chữ bằng không thể nào hợp VẬN cùng chữ trắc. Nghĩa là chữ TÌNH có thể vần cùng chữ MÌNH, nhưng không thể vần cùng chữ TÍNH. Luật định: bằng vần với bằng, trắc vần với trắc. 4. Kết hợp trầm, bổng Tiếng bổng và trầm được xếp ra sao thì là do biệt tài của mỗi người, ta không có luật định rõ. Tuy nhiên, trầm và bổng được xem là nhất định ở chữ thứ 6 và thứ 8 trong câu BÁT của thơ lục bát. Nếu tiếng bổng được dùng ở vị trí chữ thứ 6 thì tiếng trầm nhất định phải được dùng ở vị trí chữ thứ 8. Và ngược lại, nếu chữ thứ 6 đã là tiếng trầm, thì chữ thứ 8 nhất định phải là tiếng bổng. Nếu 1 loại tiếng được dùng ở cả hai vị trí nói trên, thì câu thơ ấy sẽ bị mất đi âm điệu của thơ. Các bạn đọc thử hai câu thơ này: Đêm nay trăng tỏ sao mờ, Đò ngang vĩ tuyến còn chờ em về. Các bạn đọc lại hai câu này: Đêm nay trăng tỏ sao mờ, Đò ngang vĩ tuyến còn chờ em tôi. Hai câu trên đọc nghe chướng tai lắm, vì cả hai tiếng trầm đều được dùng ở vị trí thứ 6 và 8 trong câu bát (câu có 8 chữ). Hai câu dưới đọc nghe êm tai, vì hai loại tiếng khác nhau (trầm và bổng) đã được dùng vào vị trí chữ thứ 6 và 8 trong câu bát. 5. Vần VẦN - nghĩa là những tiếng có cùng một âm hưởng; hai tiếng có cùng giọng phát âm thì VẦN với nhau được . hai tiếng không VẦN với nhau thành ra LẠC VẬN, trái luật thơ! Tuy hồn thơ, lời và ý đều quan trọng, nhưng nếu bài thơ không có VẦN thì không gọi là thơ. Cho dù là thơ MỚI (không chú trọng đến luật) cũng cần phải có VẦN thì bài thơ mới hay. Tiếng bằng vần với tiếng bằng, tiếng trắc vần với tiếng trắc . không điều ngoại lệ! 5.1. Vần chính của vần bằng A vần với A hoặc À, E vần với E hoặc È, AN vần với AN hoặc ÀN, INH vần với INH hoặc ÌNH. Một thí dụ cho vần chính của vần bằng: Pháo nổ dồn, pháo nổ dồn, Pháo đang xâu xé tâm hồn lẻ loi. Trong hai câu LỤC BÁT trên Nhất Lang đã dùng vần chính của âm ÔN. Mắt em hãy nghiền nhắm, Anh tặng một nụ hôn, Cho em ấm cả hồn, Mộng liêu trai chìm đắm. Bốn câu trên được viết theo thể loại thơ mới (5 chữ), hai chữ cuối của câu 2 và 3 phải vần nhau, và Nhất Lang cũng đã dùng vần chính của âm ÔN. NHẮM và ĐẮM chỉ là trùng hợp, hai chữ này không cần phải VẦN nhau. 5.2. Vần chính của vần trắc Á với Á, Ả, Ã, hoặc Ạ vần với nhau. É với É, Ẻ, Ẽ, hoặc Ẹ vần với nhau. Một thí dụ cho vần chính của vần trắc: Cứ mỗi độ chiều về bên suối, Anh trộm nhìn đắm đuối dáng hoa. Vần chính của vần trắc đã được dùng trong hai câu SONG THẤT trên. 5.3. Vần thông của vần bằng Vần thông là những tiếng không có cùng một ÂM như các vần CHÍNH, nhưng có cùng một giọng PHÁT ÂM, có thể ăn vận với nhau được. Nếu không am hiểu vần THÔNG chúng ta rất dễ bị LẠC VẬN khi làm thơ. Vì thế khi muốn dùng vần thông, chúng ta cần phải hiểu rõ luật vần thông. Theo kinh nghiệm và cách nhìn của Nhất Lang thì người miền Nam thường hay bị lầm lẫn về vần THÔNG hơn (Nhất Lang chỉ nói là thường - riêng Nhất Lang cũng là người miền Nam) VẦN THÔNG là những tiếng có sự vận động của môi và lưỡi rất giống nhau khi ta phát âm. Nhất Lang cố gắng đem vào đây hầu hết những VẦN THÔNG mà chúng ta thường gặp . Các bạn cố gắng chú ý: CẦN NHẤT LÀ NÊN THUỘC LÒNG những vần THÔNG này, nếu không thì nên dùng chỉ vần chính mà thôi! VẦN THÔNG của vần bằng: A và Ơ thông với nhau. Ơ và Ư thông với nhau. Nhưng A và Ư KHÔNG thông với nhau được! E, Ê và I thông với nhau. O, Ô và U thông với nhau Khi Nhất Lang bảo là THÔNG thì có nghĩa là những ÂM ấy VẦN với nhau được! AI thông với AY. AI thông với tất cả các ÂM sau đây: OI, ÔI, ƠI, ƯƠI, UI, Nhưng, AY, tuy thông với AI nhưng không thông với các ÂM trên! Tất cả những ÂM trên THÔNG với nhau. AO thông với AU. AU thông với ÂU, Nhưng AO không thông với ÂU. AO thông với tất cả các âm sau: EO, ÊU, IÊU, IU, ƯU Nhưng AU và ÂU không thể thông. AM thông với ƠM. ĂM thông với ÂM. ÊM thông với IM và EM. AN thông với ƠN. ĂN thông với ÂN và UÂN EN, IN, IÊN, và UYÊN thông nhau. ON, ÔN và UÔN hoặc UN thông nhau. ANG và ƯƠNG thông nhau. ƯƠNG và UÔNG thông nhau, Nhưng ANG không thông với UÔNG. ĂNG, ÂNG, và ƯNG thông nhau ONG, ÔNG, và UNG thông nhau ANH, ÊNH và INH thông nhau ĂN và ĂNG, ÂN và ÂNG, hay UN và UNG vv . không thông nhau. Những chữ có "G" theo sau nhất định chỉ thông với những chữ có G theo sau! Đây là điểm mà Nhất Lang nhìn thấy người có giọng phát âm của miền Nam hay bị lầm vì sơ ý hay theo thói quen. (Nhất Lang lắm khi cũng không ngoại lệ) 5.4. Vần thông của vần trắc Vần thông của vần trắc cũng dựa theo nguyên tắc như những vần thông của vần bằng. Vần thông có nguyên âm đứng cuối: É, Í, Ẻ, Ỉ, Ẽ, Ĩ, Ẹ, Ị thông với nhau Cũng như vần bằng tất cả những âm I có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều có thể thông với những âm Y có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG, . nhưng Y không thông được với E Ổ, Ũ, Ó, hay Ộ, Ú, Ọ thông nhau Ọ và ỦA thông nhau (tất cả các âm O và UA có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều thông) ĨA và UỆ thông nhau ÁO, IỄU, ẢO, YẾU, ÉO, ỈU, ỮU và tất cả các đồng âm có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần được. ÓI, ẢI, Ội, ỠI, ƯỢI, ÚI và các đồng âm có các dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần nhau được. ẤC và ỰC thông nhau ẠM, ỢM, ÁM, ỞM thông nhau ẶN và ẨN hay UẨN thông nhau ÓNG và ÚNG ẬT và ẮT ẬT và ỨT ÚT và UỐT vv . Tóm lại: vần thông của vần trắc không khác chi vần thông của vần bằng về ÂM, tuy nhiên ta cần hiểu rõ khác biệt giữa trắc và bằng. 6. Gieo vần Sau đây là các điều đáng nhớ trong sự GIEO VẦN: 1-- A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC . AM, ĂM, ÂM . AN, ĂN, ÂN . AP, ĂP, ÂP . AT, ẮT, ẤT vv . Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước! Thí dụ: BÁT thông được với BẮT hay BẤT, mà KHÔNG thông được với CẮT hay CẤT hoặc MẮT hay MẤT . tuy nhiên BÁT thông được CÁT hay MÁT vì chúng đều có âm GHÉP "AT" theo sau. TAM thông với TĂM hay TÂM, mà KHÔNG thông với CĂM hay CÂM, cũng không thông được với TRĂM hay TRÂM . tuy nhiên TAM thông được với CAM, TRAM, vì chúng có cùng âm GHÉP "AM" theo sau. TAN thông với TĂN hay TÂN, mà không thông với VĂN hay VÂN vv . 2-- Khi có vần GHÉP bằng 2 hoặc 3 chữ nguyên âm với một phụ âm đứng cuối: IÊN, UYÊN, UÂN, UÔN, ta nên lấy 2 chữ cuối cùng làm VẬN CĂN, Có nghĩa là dựa theo hai chữ cuối cùng mà gieo vần . Thí dụ: EN, IN, vần với YÊN hay UYÊN ÂN vần với UÂN ƠN vần với OAN ON vần với UÔN VẦN GHÉP bằng 2 HAY 3 NGUYÊN ÂM VỚI 2 PHỤ ÂM: Thí dụ như chữ ƯƠNG . thì ta nên lấy 3 chữ cuối mà làm VẬN CĂN để GIEO VẦN. CHO NÊN: ƯƠNG vần với ANG, CŨNG NÊN nhớ: ƯƠNG vần với UÔNG, nhưng UÔNG không vần với ANG vì Ô không vần với A. 3-- VẦN GHÉP bằng 2 hay 3 NGUYÊN ÂM: Khi có loại âm này thì ta nên theo âm điệu mà lấy 1 hay 2 chữ mà làm VẬN CĂN. Thí dụ: OA, OE, UÊ, UY . thì vận căn là A, E, Ê, Y; nên OA vần với A, OE vần với E, UÊ vần với Ê, UY vần với I hay Y. UÂY vần với ÂY THÍ DỤ: IA, UYA, UA, ƯA . vận căn là I, Y, U, Ư, mà chữ A đứng cuối không ảnh hưởng chi cả. I vần với IA Ư vần với ƯA Ô vần với UA vv . 4-- Hai tiếng ĐỒNG ÂM và ĐỒNG NGHĨA thì không vần được!!! Hai tiếng ĐỒNG ÂM mà KHÁC NGHĨA thì vần được!!! Các bạn và các em đọc lại tất cả các bài đã "POSTED" để làm quen và có gì thắc mắc, cứ hỏi . Nhất Lang sẽ cố gắng trả lời theo khả năng của mình. Sau khi mọi người thông qua từ bằng & trắc, bổng & trầm, VẦN CHÍNH & THÔNG thì mình sẽ bắt đầu nói đến THƠ LỤC BÁT! Những bước trên là những điều căn bản mà các anh chị, các bạn, và các em cần phải hiểu khi bắt đầu tập làm thơ. Nhất Lang mong rằng những điều ghi trên giúp ích được cho các anh chị, các bạn, và em muốn làm quen cùng nguyên tắc làm thơ. Bài kế tiếp Nhất Lang sẽ bắt đầu nói đến những loại thơ. Thơ lục bát Lục Bát là 1 trong 2 thể loại thơ chính tông của Việt Nam. Thơ Lục Bát khác hơn Ngũ Ngôn hoặc Thất Ngôn của Hán văn ở chỗ Ngũ Ngôn và Thất Ngôn chỉ có CƯỚC VẬN (vần ở cuối câu), còn Lục Bát có cả CƯỚC VẬN & YÊU VẬN (CƯỚC VẬN là vần ở cuối câu, còn YÊU VẬN là vần ở giữa câu, nghĩa là vần của chữ thứ 6 của câu Bát). Vần Cước còn gọi là vần CHÂN, chân thì ở cuối, và Vần Yêu còn gọi là vần LƯNG, lưng thì ở giữa. Lục Bát là thể loại thơ cứ 1 câu 6 chữ rồi đến 1 câu 8 chữ, cứ như thế mãi . Vì có YÊU VẬN cho nên cứ 3 câu lại đổi vần 1 lần, bắt đầu từ câu Bát (câu thứ nhì của bài). Vì có thể đổi vần, loại thơ này mỗi bài có thể viết đến hàng ngàn câu. Những bài Lục Bát dài ta gọi là Lục Bát Trường Thiên hay Lục Bát Tràng Thiên. Thông thường, trong thơ LỤC BÁT, chúng ta chỉ dùng mỗi vần bằng . tuy nhiên, vẫn có trường hợp người ta dùng vần trắc. Nhất Lang xin phép dùng bài Lục Bát nắn của nhà thơ TÚ XƯƠNG để làm mẫu: NHỚ BẠN Ai về còn nhớ ai KHÔNG? Trời mưa một mảnh áo BÔNG che ĐẦU. Nào ai có tiếc ai ĐÂU, Áo bông ai ướt, khăn ĐẦU ai KHÔ? Người đi Tam Đảo Ngũ HỒ, Kẻ về khóc trúc, than NGÔ một MÌNH. Non non, nước nước, tình TÌNH, Vì ai ngơ ngẩn, cho MÌNH ngẩn ngơ. Chú ý những chữ in to. Câu LỤC đầu gieo vần ở chữ KHÔNG, chữ thứ 6 của câu Bát "BÔNG" theo vần chữ KHÔNG, cuối câu BÁT này lại đổi sang vần mới là ĐẦU . cứ như thế, cứ 3 vần lại đổi 1 vần khác. Nhớ kỷ, chúng ta nhất định phải đổi vần, nếu cứ dùng vần cũ tiếp theo kế hoặc vài câu kế đó thì âm điệu của bài thơ sẽ bị nhàm chán. Trong bài trên, tác giả đã dùng TRÙNG TỪ hai lần; theo luật thì không đúng, nhưng trong trường hợp này tác giả đã cố ý dùng như thế để khơi lại chủ ý của mình; nếu các bạn đọc kỷ và chia bài thơ ra làm hai đoạn 4 câu, thì sẽ nhìn ra cách hành thơ rất là đặc biệt! TRÁNH DÙNG ĐỘC VẬN TRONG THƠ LỤC BÁT: Theo luật của thơ Lục Bát, cứ mỗi 3 câu ta phải gieo vần mới; nếu cứ dùng 1 vần bài thơ sẽ trở nên nhàm chán. Thí dụ như đoạn thơ này: Casino! CASINO! Lắng nghe giới trẻ trầm TRỒ ngợi KHEN. Ngày đêm lắm kẻ bon CHEN, Ôi thôi đủ cả sang HÈN ăn QUEN. Bài cào, xì dách, đỏ ĐEN, Bảy lửa, bảy trắng, chớp ĐÈN reo VANG. Từ chữ KHEN cho đến chữ ĐÈN, tác giả đã dùng liên tục 6 chữ cùng 1 vần . tuy thơ có ý, nhưng cách dùng chữ và VẦN đã làm giảm đi âm điệu của bài thơ. Ở vị trí chữ thứ 6 và thứ 8 của câu Bát, ta không thể dùng 2 chữ có cùng một vần, đọc nghe không xuôi lại không thể gieo vần mới. Thơ Lục Bát khởi ở tiếng bằng, nên thông thường trong câu thơ nào tiếng thứ nhì cũng là tiếng bằng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người ta dùng tiếng trắc, như khi dùng TIỂU ĐỐI (tiểu đối là cách đối trong câu . chia câu thơ ra hai đọan bằng nhau thành hai vế đối) hoặc trường hợp người ta gặp phải danh từ đặc biệt như: Hà Nội băm sáu phố phường, Ta cũng có thể đổi thành: Hà Thành băm sáu phố phường, Thế nhưng người ta vẫn muốn giữ nguyên hai chữ Hà Nội, nên đành phải dùng cách ngoại lệ! Còn một cách ngoại lệ khác, thường gặp trong CA DAO như: Trai khôn tìm vợ chợ ĐÔNG, Gái khôn tìm CHỒNG giữa chốn ba QUÂN. Thay vì chữ cuối của câu LỤC vần cùng chữ thứ 6 của câu BÁT, nhưng trường hợp này lại trái hẳn, chữ cuối của câu LỤC này lại vần cùng chữ thứ 4 của câu BÁT theo sau, và cấu kết của câu BÁT cũng thay đổi . thay vì chữ thứ 4 là trắc và thứ 6 là bằng, nhưng ở đây lại trái ngược Tuy không sai, nhưng chúng ta không nên dùng cách này nhiều trong 1 bài thơ!!! Có người cho rằng nếu chữ thứ 2 là tiếng trầm, thì chữ thứ 6 nên là tiếng bổng, nhưng theo Nhất Lang thì trường hợp này không phải là vấn đề quan trọng (nếu ta bố trí chữ được như thế thì hay, còn không thì câu thơ vẫn không bị trúc trắc), mà chỗ quan trọng là chữ thứ 6 và 8 trong câu BÁT, như Nhất Lang đã nói qua trong bài nói về VẦN. Giờ viết lại thí dụ để nhắc nhỡ các bạn và các em: ĐÚNG: Đêm nay trăng tỏ sao MỜ, Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em TÔI. SAI: Đêm nay trăng tỏ sao MỜ, Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em VỀ. Các bạn và các em đọc kỷ xem nơi nào trong câu thơ có vấn đề!!! Để nhắc lại: Tiếng bổng của vần bằng là những tiếng KHÔNG CÓ DẤU HUYỀN, và tiếng trầm là những tiếng CÓ DẤU HUYỀN. Luật trầm và bổng chỉ nhất định áp dụng ở chữ thứ 6 và thứ 8 của câu BÁT trong thơ LỤC BÁT!!! Nếu chữ thứ 6 là trầm thì chữ thứ 8 PHẢI là bổng, nếu chữ thứ 6 là bổng thì chữ thứ 8 nhất định PHẢI là trầm. Xem lại: ĐÚNG: Đêm nay trăng tỏ sao MỜ, Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em TÔI. SAI: Đêm nay trăng tỏ sao MỜ, Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em VỀ. CHỜ và TÔI - 1 là tiếng trầm và 1 là tiếng bổng, hai chữ không bị chõi nhau . CHỜ và VỀ - cả 2 đều là tiếng trầm, làm mất di âm điệu của thơ. Thêm một thí dụ: SAI: Cỏ lay khẻ gọi chân NGƯỜI, Đừng đi nhanh nhé bỏ RƠI tình TÔI. Nghe qua lời thơ rất khá, nhưng cấu kết có trục trặc. Nếu ta sửa lại vài chữ thế này thì câu thơ đọc nghe êm tai hơn . Cỏ lay khẻ gọi chân NGƯỜI, Đừng đi nhanh quá, đừng RỜI xa TÔI. Tuy vậy, khi gieo vần mới bằng chữ TÔI, thì chúng ta nên cẩn thận, cần phải dùng vần chính, vì nếu dùng vần thông chúng ta lại có thể lập lại âm ƠI, thành ra lại bị trùng vần liên tục. 1. Luật bằng trắc 1.1. LUẬT ĐỊNH CHO CÂU LỤC Tiếng thứ 2 bằng, tiếng thứ 4 trắc, tiếng thứ 6 bằng và VẦN Đây là "công thức" mà các bạn và các em có thể học thuộc và dựa theo khi làm thơ Lục Bát: Cho câu LỤC: TD B TD T TD B(vần) TD = Tự Do, nghĩa là bằng hay trắc cũng được. B = bằng T = trắc 1.2. LUẬT ĐỊNH CHO CÂU BÁT: Tiếng thứ 2 bằng, tiếng thứ 4 trắc, tiếng thứ 6 bằng và VẦN, tiếng thứ 8 bằng và VẦN. [...]... các em xem cách kết hợp về vần điệu ở những cuối câu của mỗi đoạn thơ hay mỗi thể thơ (Nhất Lang dùng chữ HOA ở những nơi quan trọng để dễ tham khảo.) Thơ 4 chữ thể 4 câu : Thể thơ này khá dễ dàng Luật cũng rất đơn giản Một khổ thơ chỉ có 4 dòng Các bạn có thể làm nhiều khổ để thành một bài thơ dài Thể thơ 4 chữ : Luật : Ở mỗi câu thơ , chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc , và ngược lại Vần... người làm thơ Tuy nhiên, một bài thơ hay, một bài thơ đi vào lòng người, ngoài hồn và ý, bài thơ còn phải có vần có điệu, có bổng có trầm, và cần có công phu chọn lọc, từ, ý, đối từ, đối ý vv Những căn bản trên là nững yếu tố cần thiết khi làm thơ! Dùng lời sâu xa hay đơn giản, cô đọng hay mộc mạc thì tùy thuộc vào kiểu cách của mỗi một người làm thơ, quan trọng là làm sao cho người đọc hiểu được điều... dụng nhất trong lãnh vực tình yêu là loại thơ Bát Ngôn - 8 chữ - Các loại khác xin các bạn xem ở bài nói về Thơ Tự Do.) Một trong những loại Thơ Mới là thể loại thơ 8 chữ, một thể loại thơ mang đầy tư tưởng lãng mạn, phát xuất từ văn học Tây phương, đã được du nhập và Việt hóa từ loại thơ "vần cuối câu" của Pháp thành loại thơ 8 chữ vào khoảng những năm 1930-1940 Thơ Mới không có chiều sâu bằng Thi Ca... câu dưới) Thơ mới Thơ Mới bao gòm nhiều dạng thơ tự do như các loại 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 chữ và thậm chí lên đến 11 chữ Như Nhất Lang nói qua, cho dù là thể loại tự do người yêu nghệ thuật vẫn phải theo quy tắc nghệ thuật Thơ tự do là thơ không theo NIÊM LUẬT bắt buộc, nhưng vẫn phải theo VẦN và kiểu cách ra sao là do biệt tài của mỗi người, của mỗi thi nhân (Ở đây Nhất Lang chỉ nói đến loại thơ thông... thế, câu thơ vẫn không bị trúc trắc! Muốn tránh khỏi trường hợp NGOẠI LỆ trên, ta có thể sửa cả câu thơ lại thế này: Thay vì: Đang đắm đuối, trườn GHỀNH và xuống thạc Ta sửa lại: Đang đắm đuối, đang trườn GHỀNH xuống thạc Thơ tự do Từ cái tên, ta đã biết thơ tự do là những thể loại không nhất thiết phải theo một thể luật nào, mà cách hành thơ và bố trí chữ ra sao thì tùy thuộc vào người làm thơ Tuy... meongoc=dethuong +4 Vần ba tiếng :Rất ít dùng Ôm giấc mộng xanh Ươm mãi chẳng thành Bởi tình nhân thế Quá đỗi mong manh Thơ 5 chữ thể 4 câu : Thể thơ này khá dễ dàng Luật cũng rất đơn giản Một khổ thơ chỉ có 4 dòng Các bạn có thể làm nhiều khổ để thành một bài thơ dài Thể thơ 5 chữ : Luật : Ở mỗi câu thơ , chữ thứ 3 là bằng thì chữ thứ 5 là trắc , và ngược lại Vần : +1 Vần chéo 1 vần với 3 , 2 vần với 4... ba tiếng :Rất ít dùng Đưa em về dưới mưa Nói năng chi cũng thừa Phất phơ đời sương gió Hồn mình gần nhau chưa Thơ 6 chữ thể 4 câu : Thể thơ này khá dễ dàng Luật cũng rất đơn giản Một khổ thơ chỉ có 4 dòng Các bạn có thể làm nhiều khổ để thành một bài thơ dài Thể thơ 6 chữ : Luật : Ở mỗi câu thơ , chữ thứ 3 là bằng thì chữ thứ 6 là trắc , và ngược lại Vần : +1 Vần chéo Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo... trị TTAG Tham gia ngày: Aug 2003 Nơi Cư Ngụ: Việt Nam Tuổi: 26 Bài gởi: 1,017 Trả lời: Tập làm thơ Hướng dẫn từ A > Z Thơ song thất lục bát Cũng như LỤC BÁT, SONG THẤT LỤC BÁT thường được dùng trong những truyện thơ, và là thể loại thứ hai của hai thể thơ "chính tông" trong Việt thi Song Thất Lục Bát là loại thơ mở đầu bằng hai câu THẤT, rồi tiếp đến hai câu LỤC BÁT, tạo thành một KHỔ với ý từ trọn... thì loại thơ này mỗi câu có 8 chữ, thỉnh thoảng cũng có những câu có đến 9, 10 hoặc cả những 11 chữ Vì cũng là thể loại tự do nên khi làm thơ BÁT NGÔN ta có thể bắt đầu bằng bất cứ hình dạng nào, hoặc chữ bằng ở cuối câu đầu, hoặc chữ trắc ở cuối câu đầu Trước khi đi vào cách làm thơ, Nhất Lang xin gửi đến các bạn một vài điều cần nhớ: Cho dù là thể loại tự do, không theo khuôn khổ, trong thơ BÁT NGÔN... bài thơ rất là trúc trắc khó đọc vì bị mất đi âm điệu Ngoài ra, chúng ta nên chọn chữ sao cho bằng và trắc khá cân bằng nếu một câu thơ có đến 6 hoặc 7 chữ cùng loại (6 - 7 chữ bằng hoặc 6 - 7 chữ trắc) thì nên cẩn thận kẻo âm điệu của bài thơ bị lạc, đọc nghe không giống thơ nữa Tuy thế, ta không nhất định phải dùng đúng 4 chữ bằng và 4 chữ trắc, 3 và 5 cũng đã đạt lắm Dưới đây là những cách làm thơ . và em muốn làm quen cùng nguyên tắc làm thơ. Bài kế tiếp Nhất Lang sẽ bắt đầu nói đến những loại thơ. Thơ lục bát Lục Bát là 1 trong 2 thể loại thơ chính. ra LẠC VẬN, trái luật thơ! Tuy hồn thơ, lời và ý đều quan trọng, nhưng nếu bài thơ không có VẦN thì không gọi là thơ. Cho dù là thơ MỚI (không chú trọng

Ngày đăng: 11/10/2013, 06:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w