Luật thơ ĐƯỜNG Nhất, tam, ngũ, bất luận

Một phần của tài liệu Qui tắc làm thơ (Trang 39 - 41)

Nhất, tam, ngũ, bất luận Nhị, tứ, lục, phân minh

Nghĩa là chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật; còn chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu thì bắt buộc phải theo luật (phân minh). Nếu không theo luật thì gọi là thất luật.

Niêm-Những chữ phải đi cặp với nhau và dính với nhau.

Ví du:Luật Bằng Vần Bằng.

Câu 1 niêm với câu 8 1.B B T T T B B (V) Câu 2 niêm với câu 3 2. T T B B T T B (V)

3. T T B B B T TCâu 4 niêm với câu 5 Câu 4 niêm với câu 5 4. B B T T T B B (V) 5. B B T T B B T Câu 6 niêm với câu 7 6. T T B B T T B (V) 7. T T B B B T T Câu 8 niêm với câu 1 8.B B T T T B B (V)

Ví dụ: Luật Trắc Vần Bằng. Câu 1 niêm với câu 8 1. T T B B T T B (V) Câu 2 niêm với câu 3 2. B B T T T B B (V) 3. B B T T B B T Câu 4 niêm với câu 5 4. T T B B T T B (V) 5. T T B B B T T Câu 6 niêm với câu 7 6. B B T T T B B (V) 7. B B T T B B T Câu 8 niêm với câu 1 8. T T B B T T B (V)

Cũng có trường hợp nhà thơ làm sai luật, thay vì đang ở Luật Bằng thì lại đổi sang Luật Trắc. Vì Niêm không đi với nhau nên gọi là Thất Niêm.

Ví dụ: Dùng bài thơ Cảnh Làm Lẽ (Lấy Chồng Chung) của Hồ Xuân Hương (đúng niêm luật) để đổi sang thất niêm (xem chữ thứ 2 có gạch dưới):

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!

Năm thì mười họa, nên chăng chớ, Một tháng đôi lần, có cũng không...

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng, Cầm bằng làm mướn, mướn không công.

Thân này ví biết dường này nhỉ, Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Đổi thành thất niêm:

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung! Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng (thất niêm), Cầm bằng làm mướn, mướn không công.

Năm thì mười họa, nên chăng chớ, Một tháng đôi lần, có cũng không...

Thân này ví biết dường này nhỉ, Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Chú ý: Dù chỉ đặt sai có một câu (câu thứ 3) nhưng bị thất niêm toàn bài thơ. Thế mới biết

luật thơ Đường khắt khe biết dường nào!

Khi làm thơ Đường Luật thì phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không, dù bài thơ của bạn có nội dung hay mấy đi nữa thì cũng không thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Qui tắc làm thơ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w