Bỏ đò, bỏ bến, bỏ dòng sông, Cô lái năm xưa đã lấy chồng. Ngớ ngẩn mình tôi... chiều gió lộng,
Hỡi đò, cô lái có còn KHÔNG?
Hết rồi lời hẹn bên SÔNG, Người xưa giờ đã thay lòng còn đâu!
Kim ô đã lặn xuống cầu, Cớ chi tôi mãi âu sầu vì AI?
Giấc mơ cũ giờ BAY theo gió, Nàng đi rồi phương đó xa xăm.
Mắt vời trông cõi mù tăm,
Các anh chị cùng các các bạn và các em xem cách kết hợp về vần điệu ở những cuối câu của mỗi đoạn thơ hay mỗi thể thơ. (Nhất Lang dùng chữ HOA ở những nơi quan trọng để dễ tham khảo.)
Thơ 4 chữ thể 4 câu :
Thể thơ này khá dễ dàng . Luật cũng rất đơn giản . Một khổ thơ chỉ có 4 dòng .Các bạn có thể làm nhiều khổ để thành một bài thơ dài.
Thể thơ 4 chữ :
Luật : Ở mỗi câu thơ , chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc , và
ngược lại .
Vần :
+1. Vần tiếp : Hầu như ít dùng
Phượng nở đỏ trời Tháng năm rồi nhỉ Lật trang nhật kí Tìm thuở thơ ngây
Kỷ niệm còn đây Bạn bè đâu hết Lối đời mỏi mệt Còn trĩu hành trang... trích : Nhân gian +2. Vần chéo <> 1 vần với 3 , 2 vần với 4 : Gió đùa thì gợn Lẳng lặng vô tình Mặc đời mơn trớn Trong vắt làm thinh trích : Juukapup Hạt nắng vờn qua
Gam màu sót lại Buông chút sắc nhòa
Cho hồn vương vãi trích : khungbotinhyeu <> 2 vần với 4 :
Ngày xưa chiếc bóng Ướp mộng vào mây
Cho mùa nắng hạ Mướt đôi vai gầy
trích : meongoc=dethuong Cát nhớ trời thu
Chiều vàng rực nắng Cơn gió xao lòng Biển đêm vắng lặng trích : meongoc=dethuong
+3. Vần ôm <> Luật bằng :
... Hồn khô tựa lá Rơi rớt bên đường Sầu, thảm, oán, thương
Cho người giẫm đạp ... trích : FearieDragonPuck <> Luật trắc : Chiếc lá vàng rơi Chao nghiêng vạt nắng Ngoài sân vắng lặng Hát khúc vơi đầy trích : meongoc=dethuong
+4. Vần ba tiếng :Rất ít dùng
Ôm giấc mộng xanh Ươm mãi chẳng thành
Bởi tình nhân thế Quá đỗi mong manh
Thơ 5 chữ thể 4 câu :
Thể thơ này khá dễ dàng . Luật cũng rất đơn giản . Một khổ thơ chỉ có 4 dòng .Các bạn có thể làm nhiều khổ để thành một bài thơ dài.
Thể thơ 5 chữ :
Luật : Ở mỗi câu thơ , chữ thứ 3 là bằng thì chữ thứ 5 là trắc , và
ngược lại .
Vần :
+1. Vần chéo
<> 1 vần với 3 , 2 vần với 4 :
Em ơi dù nuối tiếc Niềm tin cũng hết rồi
Ai trao lời tiễn biệt Tình nghĩa đã phai phôi
trích : khungbotinhyeu Anh chẳng phải là ai
Anh mãi là anh đấy Anh vẫn sẽ thở dài... Anh muôn đời vẫn vậy
trích : Rong_lua <> 2 vần với 4 :
Mưa thu rồi em đến Em đến tiễn chân ai Chân ai hoài rụng vỡ Cho giọt ngắn...giọt dài...!
trích : khungbotinhyeu Gió thoảng vụt qua nhau Nắng vương buồn trên mắt
Chẳng làm tỉnh cơn say Ánh hừng đông héo hắt trích : khungbotinhyeu +2. Vần ôm
<> Luật bằng :
Anh về bên người ấy Vui duyên mới cuộc đời
Anh để lại chơi vơi Cho hồn em chết lặng
trích : Lotus Wu <> Luật trắc :
Lá úa rụng đầy sân Mưa thu rồi em nhé
Có tình yêu rất khẽ Cũng buông chút sắc ngần trích : khungbotinhyeu +3. Vần ba tiếng :Rất ít dùng
Đưa em về dưới mưa Nói năng chi cũng thừa
Phất phơ đời sương gió Hồn mình gần nhau chưa
Thơ 6 chữ thể 4 câu :
Thể thơ này khá dễ dàng . Luật cũng rất đơn giản . Một khổ thơ chỉ có 4 dòng .Các bạn có thể làm nhiều khổ để thành một bài thơ dài.
Luật : Ở mỗi câu thơ , chữ thứ 3 là bằng thì chữ thứ 6 là trắc , và
ngược lại .
Vần :
+1. Vần chéo
Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều trích : Đỗ Trung Quân +2. Vần ôm
Nếu bước chân ngà có mỏi Xin em tựa sát lòng anh Ta đi vào tận rừng xanh Vớt cánh vông vàng bên suối trích : Đinh Hùng
Song tứ lục bát - Song tứ song thất :
Đây là hai dạng biến thể của song thất lục bát . Tuy nhiên rất hiếm được sử dụng.
Thể thơ song tứ lục bát:
Luật : 2 câu đầu 4 chữ , 2 câu sau là 2 câu lục bát chính thể. Niêm luật như sau :
Khổ 1 : x B x T(v) x T x B(v) x B x T x B(v) x B x T x B(v) T B(v*) Khổ tiếp theo :
x B x T(v*) x T x B(v) x B x T x B(v) x B x T x B(v) T B(v)
Vần :
+ Chữ thứ 4 câu 1 vần với chữ thứ 4 câu 2 , vần với chữ thứ 6 câu lục và chữ thứ 6 câu bát.
Chiều xuân gió lộng
______B_______T Nắng trải mênh mông
______T_______B
Nắng xuyên qua cửa lượn vòng
______B________T_______B Hoa tươi hé nhụy hương nồng ngát thơm _____B______T_________B_________B
trích khungbotinhyeu
Thể thơ song tứ song thất: Luật :
- 2 câu đầu 4 chữ , 2 câu sau là 2 câu 7 chữ.
Niêm luật như sau :
x T x B(v) x T x B(v) x B x T x B T x B x B T x B
Vần :
- Thể thơ song tứ song thất là hai câu đầu có cùng vần , mỗi câu bốn chữ và chữ cuối là vần bằng , chữ cuối của câu thứ 3 là vần trắc , và chữ thứ tư của câu 3 sẽ có cùng vần với chữ cuối của hai câu đầu , và phải là vần trắc ( đôi khi có thể lạc vận, tức là chữ thứ tư không cùng vần cũng được).Chữ thứ 5 của câu 4 sẽ có cùng vần với chữ cuối của câu 3 , và phải là vần trắc , và chữ cuối của câu 4 phải là vần bằng , thể đốị.
Lòng mãi nhớ thương
___T________B Năm tháng đoạn trường
___T________B
Để rồi rẽ hướng duyên đôi ngã
_____B_____T_______B_______T Vết tình sầu bôi xóa ái ân ____B_______B T_____B
trích khungbotinhyeu
Vì là 2 thể ít người làm. Nên nếu có gì sai sót mong các bạn góp ý để chúng tôi chỉnh sửa .
Thơ Yết Hậu:
Thể thơ này khá dễ dàng . Luật cũng rất đơn giản . Một khổ thơ chỉ có 4 dòng .
Thể thơ Yết Hậu :
Luật : Ba câu trên niêm luật đều giống như các thể thơ tứ tuyệt ( 4 chữ
, 5 chữ , 6 chữ hoặc thất ngôn tứ tuyệt ) ,chỉ mỗi câu cuối có 1 chữ.
Vần :
+1. Cùng 1 vần
Trai năm tấc rộng để làm chi
Vừa mới ăn no đã ngủ khì
Tỉnh dậy. Anh ơi! Chiều em tí Đi!
trích : nhân gian +2. Vần chéo
Cứ nghĩ rằng mình ngắn, Ai ngờ cũng dài đườn. Thế mà còn chê trạch:
Lươn!