1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN kinh nghiệm tổ chức tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần

9 159 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 393 KB

Nội dung

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

* *

-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: Kinh nghiệm tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể cuối tuần

NĂM HỌC: 2017 – 2018

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 2

Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường giáo dục tạodựng nên những con người có đủ những phẩm chất, năng lực, trí tuệ, sức khỏe vàcác kĩ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của thời đại để saunày các em trở thành những công dân có ích cho đất nước Có thể khẳng địnhrằng, nếu Ban giám hiệu là “linh hồn” của một nhà trường thì giáo viên chủ nhiệmchính là “linh hồn” của một lớp học Giáo viên chủ nhiệm chính là người “ bà đỡ”về mặt tinh thần đối với tập thể học sinh trong lớp Thật vậy, mỗi một tác độngnhỏ của giáo viên chủ nhiệm như một lời khen, một cử chỉ giáo dục đúng lúc, kịpthời… có thể giúp các em học sinh thay đổi hẳn thái độ học tập, từ chỗ lười biếngtrở thành người học sinh chăm ngoan và ngày càng tiến bộ Ngoài những côngviệc của một giáo viên bộ môn giảng dạy trong lớp, giáo viên chủ nhiệm còn có

các nhiệm vụ như: Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp; Xây dựng

bộ máy tổ chức tự quản của lớp; Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể lớp;Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinhdo nhà trường tổ chức; Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dụckhác để giáo dục học sinh… và một trong những nhiệm vụ quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm lớp nào cũng phải thực hiện đó là việc tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần.

Qua thực tiễn nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi nhận thấyviệc tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể cuối tuần có hiệu quả là một biện pháp giáo dụcmang lại hiệu ứng rất tích cực góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm

lớp ở trường Tiểu học Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm tổ chức tiết

Sinh hoạt tập thể cuối tuần” để làm nội dung nghiên cứu.

Trang 3

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng của việc tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần ởtrường Tiểu học hiện nay

- Về quy trình tổ chức: Trên thực tế, trong các tiết Sinh hoạt tập thể lớp cuốituần, nhiều giáo viên chủ nhiệm còn tổ chức theo một quy trình có sẵn, lối mòn,giáo viên thường làm thay ban cán sự lớp dẫn đến hiệu quả không cao

2 Một số biện pháp tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần đạt hiệuquả.

2.1 Chuẩn bị thu thập thông tin

Trang 4

- Giáo viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của tiết Sinh hoạt tập thể lớpcuối tuần để có công tác chuẩn bị tổ chức buổi sinh hoạt được chu đáo, đầy đủ.Cần rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề.

- Nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của toàn lớp trong tuần thông quacác nguồn: Sổ công tác Đội, qua thầy cô bộ môn và cán bộ lớp; Cần nắm và phânloại các thông tin trong giờ học và ngoài giờ học: Tiến bộ, sa sút, thiếu tậptrung… và việc thực hiện nội quy của tập thể lớp cũng như cá nhân học sinh tronglớp.

- Đồng thời trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiếtsinh hoạt và kế hoạch tuần tiếp theo (dựa trên chủ đề, kế hoạch của nhà trường,của Liên đội…)

2.2 Tiến hành giờ sinh hoạt: Có thể chia thành 4 hoạt động lớn

Hoạt động 1: Khởi động

Phần này gồm các nội dung cần thực hiện:

- Một là cần thay đổi không gian lớp học một chút như: bố trí lại bàn ghếtạo không gian thoáng mát Theo tôi cần bố trí theo mô hình chữ U để khoảnggiữa là nơi các em biểu diễn các tiết mục văn nghệ

- Hai là tạo không khí thân thiện, cởi mở cho tiết học Có thể bắt đầu bằngmột bài hát tập thể, một trò chơi hoặc một tình huống sư phạm tạo không khí vuivẻ cho lớp học

Hoạt động 2: Đánh giá kết quả các hoạt động trong tuần

- Lớp trưởng điều hành, yêu cầu các tổ trưởng lần lượt báo cáo hoạt độngcủa tổ bao gồm: học tập, thực hiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua,

Trang 5

vấn đề kỉ luật, các sự kiện, sự việc có liên quan đến tinh thần và ý thức phấn đấucủa lớp Nội dung này cần đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan Muốnđạt được hiệu quả, giáo viên cần trang bị cho các tổ trưởng sổ tay ghi chép vàhướng dẫn cách theo dõi, ghi chép thường xuyên nếu không sẽ phản tác dụng

- Khi các tổ trưởng báo cáo, cần cử một bạn thư kí có kĩ năng viết bảngnhanh, đẹp ghi lên bảng một số nội dung cần thiết để cả lớp theo dõi.

- Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động trong tuần dựa trên cơ sởtheo dõi của các tổ trưởng đồng thời đưa ra nhận xét của bản thân.

- Tập thể lớp thảo luận về những ưu điểm đã đạt được, những tồn tại cầnphải khắc phục

- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ theo kết quả đánh giá của các tổ trưởng, củalớp trưởng và kết quả quan sát, theo dõi của mình thông qua các giờ trực tiếpgiảng dạy để đưa ra kết luận cuối cùng Trên cơ sở đó, giáo viên yêu cầu học sinhbình chọn cá nhân xuất sắc trong tuần để tập thể tuyên dương và nhẹ nhàngkhuyên bảo các cá nhân có những thiếu sót trong học tập và rèn luyện

- Công tác tuyên dương học sinh cần được tiến hành trong không khí trangtrọng Bằng cách cho các em được tuyên dương bước lên phía trước để tất cả cácbạn cùng nhìn thấy và cho cả lớp vỗ tay tán thưởng Công tác nhắc nhở khuyếtđiểm cần được tiến hành một cách nhẹ nhàng, tránh nặng nề gây ức chế cho họcsinh Vì vậy giáo viên chỉ cần nêu ra khuyết điểm, chỉ ra hướng khắc phục và tỏrõ ý tin tưởng vào sự phấn đấu của các em.

Hoạt động 3: Nêu kế hoạch hoạt động tuần tới

Trang 6

- Nội dung này, giáo viên cần chuẩn bị thật đầy đủ, chi tiết, rõ ràng Đồngthời giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân phụ trách Sau đó tổ chức đăng kíthi đua giữa các tổ học sinh, giữa các thành viên trong lớp theo một chủ đề nàođó.

- Điều đặc biệt trong hoạt động này là ý kiến của các thành viên trong lớpvề nội dung hoạt động đã triển khai Tránh tình trạng giáo viên chỉ việc triển khaicòn học sinh chỉ biết thực hiện Có như thế thì kế hoạch mới mang tính toàn diện,thể hiện sự đồng thuận cao và chắc chắn việc thực hiện các nội dung kế hoạchđược thuận lợi và mang lại hiệu quả

- Điểm mấu chốt là việc biểu quyết các nội dung kế hoạch, bàn bạc, thốngnhất các biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã triển khai Đâyđược xem là khâu cuối cùng và mang tính chất quyết định của việc xây dựng kếhoạch hoạt động cho tuần tới.

Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ làm phong phú, sinh động nội dung sinh

hoạt theo chủ đề

Nội dung sinh hoạt có thể là các hoạt động trao đổi phương pháp học tập,sinh hoạt tập thể, nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động chủ điểm tháng,gắn với các ngày kỉ niệm lớn trong năm học do nhà trường, Liên Đội phát động.

Những nội dung đó vô cùng phong phú đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm và cánbộ lớp phải năng động, nhiệt tình Ví dụ: Có thể là thi trò chơi dân gian, có thể chỉlà đố vui khoa học hay sưu tầm hình ảnh tuyên truyền sự kiện xảy ra nào đó…Ngoài ra, trong giờ sinh hoạt, lớp có thể tổ chức các hoạt động văn nghệ hay tìmhiểu về các tấm gương vượt khó học giỏi

Trang 7

3 Kết quả đạt được:

Nhiều năm trôi qua, mỗi tiết Sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần kết thúc, cùngvới đó là một niềm vui và bài học nho nhỏ được tích lũy dần trong tôi Nhờ tổchức tốt tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần nên học sinh của lớp tôi có nhiềuchuyển biến tiến bộ rõ rệt, các em được hình thành và phát triển các phẩm chất,năng lực, thái độ học tập, ý thức rèn luyện tích cực; số học sinh vi phạm nội quycủa lớp, của nhà trường ngày càng giảm dần theo thời gian Từ đó, chất lượng họcsinh lớp tôi chủ nhiệm luôn đạt được mục tiêu đề ra theo chỉ tiêu đầu năm, tronglớp xuất hiện nhiều học sinh là tấm gương xuất sắc, điển hình tiên tiến của nhàtrường Trong đánh giá thi đua của nhà trường ở cuối mỗi tuần, mỗi tháng, mỗihọc kỳ và cuối mỗi năm học, tập thể lớp do tôi chủ nhiệm luôn là lớp dẫn đầutrong các phong trào thi đua của nhà trường, được xếp loại Xuất sắc.

4 Bài học kinh nghiệm:

- Mỗi giáo viên chủ nhiệm cần tận tâm, nhiệt huyết với nghề, phải chuẩn bịcho tiết sinh hoạt thật chu đáo.

- Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp.

- Nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể bổ ích, phải gắn vớinhu cầu hứng thú của học sinh và phù hợp với tâm lí, khả năng tiếp thu và trìnhđộ hiểu biết của học sinh.

- Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại để học sinh cởi mở, thân thiệnvà đoàn kết hơn giúp học sinh tin tưởng và không ức chế về tâm lí.

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Trang 8

Sau khi đã xây dựng thành công tiết sinh hoạt lớp, tôi đã nhận thấy các tiếtsinh hoạt của lớp tôi chủ nhiệm không còn tẻ nhạt, nặng nề, đem lại được hứngthú cho học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh Để tiết sinhhoạt lớp thành công thì trước hết giáo viên chủ nhiệm phải là người hướng dẫn,chỉ đạo học sinh trong lớp; học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực tham giatrong tiết sinh hoạt lớp.

2 Kiến nghị:

- Đối với GV: Giáo viên cần chuẩn bị kế hoạch tiết sinh hoạt cuối tuần chu

đáo Mặt khác, cần nâng cao nhận thức về vai trò của tiết sinh hoạt cuối tuần.

- Đối với HS: Cần nâng cao vai trò tự quản, điều hành của đội ngũ cán bộ

- Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về tổ chức

sinh hoạt cuối tuần giúp cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhaunhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.

- Đối với BGH nhà trường: Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, phương

tiện, khen ngợi kịp thời đối với giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp.

Ngày đăng: 29/06/2020, 08:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w