Đặc biệt, trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, biện pháp tách câu được sử dụng như một công cụ phổ biến để thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm và ý đồ của nhà văn.. Đặc biệt, chúng tôi sẽ c
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
Nhµ nghiên cøu Xô Viết Bakhtin kh¼ng đÞnh, ngôn ngữ ch¼ng những lµ
phương tiện miêu tả, mà còn là đối tượng miêu tả của văn học Gorki cũng nói: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học” Thật vậy c¸c nghệ sĩ, bằng tài năng và phong cách riêng của mình đã sử dụng chất liệu, phương tiện là ngôn từ để sáng tạo ra các tác phẩm văn chương Song cần phải biết, cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ đó chính là các phương tiện, biện pháp tu từ Nếu không có các phương tiện, biện pháp tu từ thì tác phẩm văn học chỉ là phép cộng đơn giản, là sự sắp xếp theo trật tự thông thường của các yếu tố ngôn ngữ Chính vì vậy, việc tìm hiểu các tác phẩm văn học không thể không gắn với việc tìm hiểu các biện pháp tu từ Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong hoàn cảnh cụ thể, nhằm môt mục đích tu từ nhất định Nó đối lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh nhằm mục đích diễn đạt lí trí Tách câu là một biện pháp tu từ đặc trưng của cú pháp biểu cảm Biện pháp tách câu được các tác giả sử dụng trong ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ kịch trong các phong cách chức năng khác nhau của ngôn ngữ (phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách chính luận , phong cách sinh hoạt hàng ngày…) Đặc biệt, trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, biện pháp tách câu được sử dụng như một công cụ phổ biến để thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm và ý đồ của nhà văn So với văn xuôi trước cách mạng, văn xuôi thời kì hiện đại có sự chuyển hướng mạnh mẽ không chỉ về đề tài, chủ
đề, nội dung phản ánh mà còn có sự chuyển hướng của các phương thức thể hiện Giờ đây, tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm văn học không chỉ là trọn
Trang 2vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức mà còn đòi hỏi phải đặc sắc, độc đáo, phù hợp với thị hiếu của người đọc, của thời đại Từ yêu cầu đó, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn chương ngày càng phong phú, đa dạng Và biện pháp tu từ tách câu được các nghệ sĩ sử dụng linh hoạt, sáng tạo ở nhiều cấp độ, đạt hiệu quả cao, tác động mạnh mẽ vào lí trí và tình cảm của người tiếp nhận
1.2 Cơ sở thực tiễn
Biện pháp tu từ tách câu được sử dụng khá phổ biến và đạt hiệu quả nghệ thuật cao trong văn xuôi hiện đại Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình để làm sâu sắc hơn kết quả nghiên cứu về biện pháp tu từ tách câu trong văn xuôi hiện đại, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tách câu trong văn xuôi Việt Nam hiện đại”
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về quy luật sử dụng tách câu và hiệu quả tu từ của biện pháp tách câu trong văn xuôi hiện đại Qua
đó, chúng tôi có điều kiện củng cố và nắm vững những kiến thức cơ bản về tách câu và vận dụng những kiến thức đó để tạo lập hoặc lĩnh hội văn bản nghệ thuật
Phép tách câu trong văn xuôi hiện đại là một hiện tượng mới mẻ và độc đáo Đây là một đề tài gắn với hướng nghiên cứu biện pháp tổ chức câu trong văn bản và tổ chức văn bản Kết quả và phương pháp nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi củng cố hệ thống kiến thức về ngữ pháp học và phong cách học, bồi dưỡng phương pháp để cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương
từ góc nhìn của phong cách học Đặc biệt là một sinh viên Ngữ văn, trong tương lai sẽ là giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình về ngữ pháp câu và phong cách học cho học sinh Trung học phổ thông thì việc thực hiện khóa luận là rất cần thiết
Thông qua hoạt động khảo sát, thống kê trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ có điều kiện làm giàu hơn vốn ngữ liệu về các biến thể ngữ pháp
Trang 3được tạo ra từ phép tu từ tách câu Đặc biệt, chúng tôi sẽ có được phương pháp phân biệt những câu riêng được tách với một số kiểu câu có hình thức giống chúng (câu đặc biệt, câu tỉnh lược…), thấy được tách câu là biện pháp
tu từ đặc sắc được sử dụng nhiều trong văn xuôi hiện đại So với văn xuôi truyền thống thì tách câu trong văn xuôi hiện đại được sử dụng phong phú, ở nhiều cấp độ hơn, mang lại những hiệu quả tu từ độc đáo và mới mẻ hơn Như vậy, việc lựa chọn đề tài khóa luận xuất phát từ nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết của nó đối với việc học tập của bản thân trong hiện tại
và việc giảng dạy tiếng Việt trong tương lai
2 Lịch sử vấn đề
Biện pháp tu từ tách câu được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến trong một số cuốn sách với nhiều góc độ khác nhau
2.1 Nghiên cứu tách câu ở góc độ ngữ pháp
2.1.1 Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”- tập2 Nxb GD 2007 có bàn về hiện tượng câu dưới bậc Tác giả nêu định nghĩa
“Câu dưới bậc là biến thể của câu, có ngữ điệu kết thúc, tự lập, nhưng không
tự lập về cấu tạo ngữ pháp và về ngữ nghĩa” Tác giả viết: “Tất cả những câu dùng trong đời sống của con người cũng như của một cộng đồng ngôn ngữ, đều là những câu - lời nói, câu biến thể; đều là những biến thể hiện thực của câu - ngôn ngữ, câu - mô hình” Xét trong phạm vi câu đơn, ngoài những câu
- lời nói phù hợp với những kiểu câu rời,đã được xem xét (câu đơn hai thành phần và câu đơn đặc biệt), chúng ta còn gặp những cấu tạo ngôn ngữ được dùng với tư cách là những “câu” nhưng không phù hợp hoàn toàn với định nghĩa về câu như đã nêu, và có tổ chức khác thường (Ở đây không đề cập đến những chuỗi từ bất thường về mặt nghĩa!) Các sách ngữ pháp trước đây thường gọi những “câu” như vậy là câu đơn có thành phần tỉnh lược Trong nhà trường chúng thường bị coi là “câu què”, “câu cụt”
Ví dụ:
Trang 4“Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác nữa”
(Nam Cao) Tác giả nhận xét: “Đứng bên trong “câu” mà nhìn thì có thể gọi là những câu có thành phần tỉnh lược, thậm chí là những câu “què quặt” Như có thể thấy, những câu kiểu này không có đời sống tự lập, chúng chỉ xuất hiện được nhờ bám vào những câu lân cận hữu quan Vì vậy phải đứng trong tổ chức lớn hơn câu mà nhìn nhận chúng Ở góc nhìn này, rõ ràng phần lớn chúng là những bộ phận bổ sung cho câu hữu quan Bởi vậy, phục hồi bộ phận đã được “tỉnh lược” nhìn chung, cũng tức là lặp thừa phần tương ứng nằm ở câu lân cận hữu quan, nhất là đối với những câu “tỉnh lược” cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Những câu như câu được nói đến trong ví dụ trên là những biến thể của câu nhưng không mang đầy đủ các đặc trưng cần yếu của câu Mặt khác, chúng cũng không thuộc về những đơn vị bậc thấp hơn câu, chúng là những biến thể dưới bậc của câu, gọi tắt là “câu dưới bậc” Câu dưới bậc có chứa vị ngữ thì tự nó đã có tính vị ngữ, ta sẽ gọi nó là câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân Câu dưới bậc không chứa vị ngữ thì tính vị ngữ của nó có tính chất lâm thời, tức là chỉ có được trong trường hợp sử dụng đó, ta sẽ gọi là câu có tính
vị ngữ lâm thời
Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời chính là hiện tượng tách câu mà chúng ta đang xét Đó là những câu dưới bậc vốn tương đương với chủ ngữ, hoặc chỉ tương đương với thành phần phụ của câu hay thành phần phụ của từ trong câu lân cận hữu quan, nếu ta sát nhập vào câu lân cận đó Căn cứ vào khả năng này, chúng ta có ba kiểu nhỏ chủ yếu sau đây
- Câu dưới bậc tương đương với chủ ngữ
Ví dụ:
Trang 5- Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của câu
2.1.2 Cũng trong cuốn sách này, tác giả Diệp Quang Ban đã phân tích khả năng tách vế của câu ghép ra thành câu riêng (về cấu tạo, vẫn còn giữ lại các dấu hiệu cho thấy nó vốn là một vế của câu ghép được tách ra), khả năng
sử dụng một câu riêng có cấu tạo (dấu hiệu hình thức) tương tự một vế của câu ghép, nhưng không tìm thấy được một cách hiển nhiên vế kia (vế có quan
hệ trực tiếp với nó) Tác giả nêu khả năng tách vế của câu ghép đẳng lập và câu ghép chuỗi, khả năng tách vế của câu ghép chính phụ và khả năng tách vế của câu ghép qua lại
Như vậy, tác giả đã nêu những dấu hiệu (về hình thức và nội dung) để nhận diện tách câu, miêu tả và phân loại tách câu theo cấu tạo ngữ pháp nhưng mới chỉ dừng lại ở phạm vi câu ghép, mà chưa đề cập đến tách câu trong câu đơn
2.2 Nghiên cứu tách câu ở góc độ phong cách học
2.2.1 Tác giả Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn “Tiếng Việt thực hành”
ở phần “Rèn luyện kĩ năng đặt câu” đã nêu định nghĩa về tách câu như sau:
“Tách câu có nghĩa là tách một bộ phận của câu thành câu riêng”
Trang 6Tác giả có nêu một số trường hợp tách các bộ phận của câu thành câu riêng như:
- Tách trạng ngữ
Ví dụ:
“Tôi bày ra nhiều trò khác để thấy mình có ích Như đọc sách Tôi nghĩ trong kháng chiến mình không có nhiều thì giờ, lại thiếu sách thì nay cố mà đọc”
(Nguyễn Văn Bổng)
- Tách vị ngữ
Ví dụ:
“Trăng lên Cong vút và kiêu bạc ở góc trời”
(Nguyễn Thị Thu Huệ)
(Chế Lan Viên)
Trang 7Tỏc giả cũn nờu tỏc dụng của việc tỏch một bộ phận của cõu thành cõu riờng biệt, đú là:
- Làm nổi rừ thụng tin ở nũng cốt cõu
- Làm nổi rừ thụng tin trong bộ phận cõu được tỏch riờng ra
- Tạo điều kiện để chuyển sang một chủ đề khỏc
- Thể hiện những ý nghĩa nhất định trong miờu tả sự vật, sự việc, tõm trạng
Như vậy, tỏc giả Nguyễn Minh Thuyết đó nờu được định nghĩa tỏch cõu, phõn loại tỏch cõu và một số hiệu quả tu từ của biện phỏp tỏch cõu Tuy nhiờn, cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu gợi mở, chứ chưa đi sõu phõn tớch
2.2.2 Cuốn “Tiếng Việt 10” trong bài “Cỏc biện phỏp tu từ cỳ phỏp”, cỏc tỏc giả đó coi việc “tỏch bộ phận của cõu ra thành cõu riờng” là một biện phỏp tu từ với những tỏc dụng: “Miờu tả chi tiết, bổ sung, giới thiệu, nờu hoàn cảnh, khụng gian thời gian, nờu chủ đề… theo lối nhấn mạnh, cũng cú khi cú tỏc dụng về hỡnh thức” Cuốn sỏch cũng đó đưa ra một số vớ dụ minh họa cho từng tỏc dụng của biện phỏp này nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu gợi mở
2.2.3 Trong cuốn “Phong cỏch tiếng Việt” - Nxb Gd 1998, Tỏc giả Đinh Trọng Lạc đó định nghĩa: Tỏch cõu là một biện phỏp tu từ quan trọng Tỏc giả nờu nờn hiệu quả và cỏch sử dụng biện phỏp này như sau:
- Nhấn mạnh vị ngữ bằng cỏch tỏch ra những cõu độc lập làm cho người đọc chỳ ý
- Diễn tả suy nghĩ dồn dập của nhõn vật
- Miờu tả những động tỏc rời rạc, những suy đoỏn cũng rời rạc theo nhịp điệu
Cuốn sỏch cũng khẳng định “Phộp tỏch cõu là một biện phỏp tu từ học với dụng ý tu từ rừ rệt, hoặc là miờu tả nhịp điệu, diễn biến của hỡnh tượng
Trang 8hoặc miêu tả nhịp điệu cảm xúc”
Mặc dù cuốn sách đã nêu lên một số tác dụng của biện pháp tách câu, khẳng định hiệu quả tách câu, nhưng mới chỉ là những gợi ý, những nhận định
cơ bản nhất và cũng chỉ dừng lại ở việc lấy ví dụ tách vị ngữ, chưa đưa ra một bảng phân loại cụ thể các trường hợp tách câu
2.2.4 Cuốn “Tiếng Việt thực hành” cña tác giả Hoàng Kim Ngọc - Nxb Văn hóa Thông tin 4/2007, trong phần nói về các cách biến đổi câu, nêu định nghĩa: “Tách câu có nghĩa là tách một bộ phận của câu thành một câu độc lập nhằm mục đích làm nổi rõ một thông tin nào đó”
Tác giả có đưa ra các trường hợp phân lọai tách câu thành: Tách trạng ngữ, tách vị ngữ, tách định ngữ, tách bổ ngữ và tách một vế của câu ghép Khi phân lo¹i tách câu như vậy tác giả đã đưa ra ví dụ minh họa cho từng loại
Ở cuốn sách này, tác giả còn nêu rõ điều kiện để nhận biết biện pháp tu
từ tách câu đó là: “Câu bị tách bao giờ cũng phải nằm sau một câu trọn vẹn nào đó”
Vì thế trường hợp sau khó có thể coi là tách câu
“Ngay buổi chiều h«m đã Mặt biển trở lại thanh b×nh”
Có thể nói, việc xem xét và phân tích biện pháp tách câu từ góc độ phong cách học đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập tới Về cơ bản các tác giả đã thống nhất ở định nghĩa, các cách phân loại và hiệu quả của biện pháp tách câu Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể chưa có sự thống nhất về cách nhận diện và miêu tả Hơn nữa, nhìn chung các tác giả đều dừng lại ở việc giới thiệu khái quát chứ chưa đi sâu phân tích Trên cơ sở những gợi ý trên, chúng tôi đi sâu tìm hiểu biện pháp tách câu và hiệu quả của
nó trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Tách câu là biện pháp tu từ quan trọng được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Kế thừa những đóng góp của các tác
Trang 9giả trước, thực hiện đề tài này người viết đã phải thực hiện một số nhiệm vụ
để đạt mục đÝch cuối cùng của việc nghiên cứu, đó là:
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài này, góp phần củng cố và khẳng định một vấn đề lí thuyết của phong cách học, đó là miêu tả phân loại và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tách câu
- Giúp cho bản thân người viết có thể hiểu, nhận biết và vận dụng linh hoạt biện pháp tách câu trong viết văn Đồng thời bồi dưỡng cho bản thân năng lực phân tích, cảm thụ văn học
- Đề tài còn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản phục vụ cho việc học tập và giảng dạy môn Ngữ Văn sau này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Muốn đạt được mục đích trên,đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Tập hợp những vấn đề lí thuyết liªn quan đến đề tài Lựa chọn cho mình một cách hiểu thống nhất và đầy đủ về phép tách câu
- Khảo sát, thống kê, phân loại việc sử dụng tách câu trong một số tác phẩm thuộc phạm vi nghiên cứu của khóa luận (các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại)
- Phân tích hiệu quả tu từ của phép tách câu trong một số trường hợp sử dụng tiêu biểu, đặc sắc Từ đó rút ra nhận xét về giá trị, tác dụng biểu đạt của biện pháp tách câu
4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu : “Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tách câu trong văn xuôi Việt Nam hiện đại”
4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Giới hạn về nội dung
- Dựa vào khái niệm và các kiến thức lý thuyết về tách câu để nhận diện
Trang 10các trường hợp tách câu trong các trường hợp cụ thể trong các tác phẩm (văn bản) thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Xác định hiệu quả tu từ của phép tách câu trong các tác phẩm văn xuôi hiện đại mà đề tài khảo sát
4.2.2 Giới hạn thống kê
Để thực hiện khóa luận, tác giả khóa luận đã tiến hành thống kê phép tách câu trong một số văn bản sau:
- “Mùa lá rụng trong vườn”, Ma Văn Kháng, Nxb v¨n häc Hµ Néi 2001
- “Truyện ngắn hay 2005 - 2006”, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2006
- “37 truyện ngắn của Nguyễn Thị Huệ”, Nxb Văn học, Hà Nội 2004
- “Giày đỏ”, Dương Bình Nguyên, Nxb Hội nhà văn, H 2007
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau
5.1 Phương pháp thống kê
Phương pháp này dùng để xác định và tập hợp các trường hợp tách câu trong văn bản thuộc đối tượng khảo sát
5.2 Phương pháp phân loại
Đây là phương pháp dùng để phân chia ngữ liệu đã thống kê thành các tiểu loại cụ thể dựa trên những tiêu chí đã được xác định
5.3 Phương pháp phân tích
Phương pháp này được dïng trong các trường hợp:
- Xem xét đặc điểm cấu trúc cú pháp của câu, của đoạn văn bản - những đơn vị cú pháp được tạo ra từ phép tách câu
- Xem xét chức năng biểu đạt nội dung thông báo, nội dung biểu cảm….của những đơn vị cú pháp được tách biệt nhằm mục đích tu từ
5.4 Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng khi cần tái hiện lại một ngữ liệu hoặc
Trang 11khi cần mụ tả cấu trỳc cỳ phỏp của ngữ liệu đú
5.5 Phương phỏp so sỏnh
Phương phỏp so sỏnh dựng để đối chiếu hai hay nhiều cấu trỳc cỳ phỏp
cú giỏ trị tương đương (cú thể tương đương về cấu trỳc cỳ phỏp hoặc cấu trỳc
về nghĩa) nhằm làm cơ sở để xỏc định hiệu quả của việc sử dụng cỏc biến thể
cỳ phỏp được tạo ra từ phộp tu từ tỏch cõu
5.6 Phương phỏp tổng hợp
Sử dụng sau quỏ trỡnh phõn loại, phõn tớch để xỏc định hiệu quả của phộp tỏch cõu hoặc để rỳt ra những nhận xột, những kết luận cần thiết
6 Đóng góp của khoá luận
- Về lí thuyết: Khẳng định một vấn đề lí thuyết của phong cách học là hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tách câu trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
- Về thực tiễn: Kết quả khảo sát thông kê góp phần làm phong phú thêm vốn ngữ liệu để khẳng định biện pháp tách câu là biện pháp tu từ có giá trị nghệ thuật cao
7 Bố cục của khoá luận
Khoá luận được trình bày trong 56 trang giấy A4, trong đó:
Mở đầu 12 trang:
- Lí do chọn đề tài
- Lịch sử vấn đề
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Đóng góp của đề tài
- Bố cục của khoá luận
Nội dung 42 trang:
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1 Biện pháp tách câu
Trang 121.2 Cơ sở nhận diện tách câu 1.3 Phân loại tách câu
Chương 2: Phân tích kết quả thống kê
2.2 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tách câu Kết luận: 1 trang
Trang 13Tách biệt có thể tác động qua lại với những phương tiện biểu cảm khác của cú pháp như: lặp, sóng đôi…để tăng cường chúng
Trong tách câu, câu được hiện thực hóa đầy đủ về cấu trúc nhưng bị tách ra hai hay nhiều bộ phận: bộ phận tách biệt được tạo nên bởi một thành phần câu đã được tách ra khỏi nòng cốt, hoặc bởi các phần nòng cốt đã bị tách ra; bộ phận còn lại là bộ phận xuất phát hay bộ phận trung tâm
Ví dụ:
“ Nãi xong, anh ta vïng đứng lªn, giơ tay chào mọi người rồi đi ra cửa Mọi người nh×n theo anh ta Im lặng”
(Nguyễn Ngọc Tư) (“Im lặng” là một bộ phận tách biệt mang tính vị ngữ: “im lặng” là một động từ đồng chức năng với động từ “nhìn theo”)
Với tư cách là một biện pháp tu từ, tách câu được sử dụng trong văn nghệ thuật, văn chính luận và đem lại những khả năng biểu cảm - cảm xúc nhất định
1.1.2 Hiệu quả tu từ của biện pháp tách câu
a Tách câu có thể được dùng để cụ thể hóa nội dung của bộ phận trung tâm
Trang 14d Đặc biệt ở tách câu có thể thấy chức năng chuyển hóa thông báo một cách
tự nhiên và sinh động, có giá trị như một sự đánh dấu các đoạn văn bản liên
đới với nhau, gắn kết các mảnh đoạn văn bản, tạo mảnh đoạn văn bản mới
Trang 15Ví dụ:
“ Huống hồ giá nào cho xứng cái mà cuốn sách chứa đựng, gợi
mở Một tư tưởng khai sáng Một kiến thức nền tảng Một cách gọi tên sự vật Một dung cảm thần tiên Một phút giây suy tưởng Một mơ mộng Môt bâng khuâng, một bảng lảng, một khoái cảm được biểu hiện năng lực người của mình”
(Ma Văn Kháng) Trong ví dụ trên, ta thấy nhịp điệu cảm xúc của hiện thực đã chi phối cấu trúc cú pháp Một tình cảm mạnh mẽ, một nỗi bức xúc ngột ngạt đã chi phối nhịp văn Cũng do đó, tính hình thái của đoạn văn được nâng cao Tất cả những yếu tố ngôn ngữ với biện pháp tu từ tách câu và một số biện pháp khác
đã tạo ra những ảnh ảo được đưa đến gần với người đọc và nằm trong thế giới thực tại, vượt ra ngoài thế giới nghệ thuật
Tách câu không chỉ xuất hiện trong cú pháp nghệ thuật, nó còn có mặt ở hầu hết các phong cách chức năng như phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận, phong cách khoa học, phong cách hành chính - công vụ… Tuy nhiên chỉ trong ngôn ngữ nghệ thuật, tách câu mới thực sự trở thành một biện pháp tu từ có giá trị thẩm mĩ: tăng thông tin bổ sung, xây dựng cấu trúc lời nói văn nghệ thuật, gây hiệu quả thẩm mĩ Trong lời nói hội thoại, tách câu có giá trị diễn cảm: thu hút sự chú ý của người đối thoại, thể hiện tình cảm trực tiếp của người nói Còn trong lời nói nghị luận và lời nói hành chính, nó chỉ có giá trị thông tin: đảm bảo hiệu quả thông báo
1.2 Cơ sở nhận diện tách câu
Cần phân biệt biện pháp tu từ tách câu với câu đặc biệt, câu tỉnh lược Khi phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp thì câu đơn đặc biệt, câu tỉnh lược hay “câu” do kết quả của việc tách câu đều là những câu không có đầy đủ các thành phần chủ ngữ vị ngữ như câu bình thường Và chúng được sử dụng với mục đích tu từ rõ rệt xuất phát từ ý đồ của tác giả khi sáng tạo ra chúng
- Câu đơn đặc biệt là câu được cấu tạo bởi một từ, một cụm từ, trong đó
Trang 16không phân biệt được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ Nó là một trung tâm cú pháp không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai co quan hệ
C - V với nó, nó là một cấu trúc kín, tự thân có tính chỉnh thể và thực hiện
được chức năng thông báo
- Câu tỉnh lược vốn là câu có đủ thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ, nhưng trong một văn cảnh nhất định (thường là trong khẩu ngữ, trong đối thoại…) người nói và người nghe đều hiểu nội dung giao tiếp, nên có thể rút gọn được thành phần câu để lời nói được gọn hơn, việc thông báo được nhanh hơn…Những câu tỉnh lược như thế, nếu cần, có thể khôi phục lại thành phần
đã bị lược bớt
- Tách câu là một biện pháp tu từ đặc trưng của cú pháp biểu cảm, cụ thể là tách riêng một cách có dụng ý từ một cấu trúc cú pháp thống nhất ra một hay nhiều bộ phận biệt lập về mặt ngữ điệu, tách xa bằng một chỗ ngắt (trên chữ viết thì bằng dấu chấm hoặc một dấu tương đương)
Do đó để phát hiện và đánh giá tách câu dựa vào những cơ sở sau:
1.2.1 Dựa vào ngữ nghĩa (nội dung)
Câu được tách ra có quan hệ chặt chẽ với câu đi trước hoặc câu đi sau nó
về mặt ngữ nghĩa Câu được tách ra phải có cùng nội dung ngữ nghĩa, bổ sung, chi tiết hóa câu đi trước hoặc sau nó, bởi câu tách được người viết sử dụng nhằm làm rõ nội dung ý nghĩa nào đó cho câu trung tâm Vì vậy nếu đứng một mình thì câu tách ra không có nghĩa
Ví dụ:
“Hắn không còn kinh rượu nữa nhưng cố uống cho thật ít Để cho khỏi tốn tiền, nhưng nhất là để tỉnh táo mà yêu nhau”
( Nam Cao) “Để cho khỏi tốn tiền” vốn là bổ ngữ chỉ mục đích nhưng được tách ra thành câu riêng để nhấn mạnh sự thay đổi, thức tỉnh nhận thức của Chí Phèo 1.2.2 Dựa vào cấu tạo ngữ pháp (hình thức)
Câu được tách ra là một bộ phận của câu đi trước hoặc đi sau nó Các
Trang 17quan hệ từ, các kết từ, phụ từ hô ứng…giữa câu được tách và câu trung tâm chính là dấu hiệu để chúng ta xem xét, nhận diện tách câu
Ví dụ:
“Người tôi thoắt lạnh, thoắt nóng Rồi bắt đầu run”
( “Hậu thiên đường” - Nguyễn Thị Thu Huệ) Dựa vào chức năng ngữ pháp thì bộ phận được tách ra đồng chức năng với một bộ phận câu trước nó
Theo tác giả Hoàng Kim Ngọc trong cuốn “Tiếng Việt thực hành” - Nxb Văn hóa Thông tin - H.2007 thì “Câu bị tách bao giờ cũng phải nằm sau một câu trọn vẹn nào đó” và có thể kiểm tra bằng cách “nếu bỏ dấu chấm, nó
sẽ trở thành một bộ phận của câu trước”
Ví dụ:
“Mặt trời đỏ lựng đằng tây như một cục tiết sống Tròn xoe”
( “Phù thủy” - Nguyễn Thị Thu Huệ) Hoặc bộ phận tách cũng có thể là một vế của câu ghép
có liên hệ về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa
1.2.3 Dựa vào hiệu quả tu từ
Tách câu là một biện pháp tu từ cú pháp và như đã nói ở trên Biện pháp tách câu luôn được sử dụng với mục đích và dụng ý của người viết Vì thế sử dụng phép tách câu mang lại một hiệu quả nhất định Nhận diện tách câu dựa
Trang 18vào hiệu quả tu từ của nó, tức là phải xem câu được tách ra với dụng ý gì và hiệu quả tu từ của câu được tách đó là gì
Ví dụ:
“Cô vùng lên Dang tay ôm lấy người Dương”
(“Thiếu phụ chưa chồng” - Nguyễn Thị Thu Huệ)
ở ví dụ này, tách câu được dùng để cụ thể hóa nội dung của bộ phận trung tâm
1.2.4 Dựa vào tính liên kết giữa các câu
Như đã nói ở trên, câu được tách ra nếu đứng một mình chúng sẽ không
có ý nghĩa (cả về ngữ pháp và ngữ nghĩa) Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn
“Ngữ pháp tiếng Việt” - tập 2, Nxb Giáo dục 1997 cũng viết: “Câu dưới bậc tự thân nó là không có tính tự lập về ngữ pháp và ngữ nghĩa Vì vậy, một đặc trưng cần yếu trong sự tồn tại của nó là sự liên kết với câu lân cận hữu quan” Tính chất gắn bó của câu này với câu khác nói chung trong một tổ chức ngôn ngữ lớn hơn câu được gọi là tính liên kết Tính liên kết giữa các câu có thể
được biểu hiện tường minh bằng các yếu tố ngôn ngữ biểu thị nó, cũng có thể không được biểu hiện tường minh, nghĩa là chỉ được thực hiện qua nội dung ý nghĩa và trật tự sắp xếp của câu Nhìn trên đại thể trong một tổ hợp nhiều câu, thường tồn tại ba kiểu liên kết chính sau đây:
- Liên kết hướng lùi (còn gọi là hồi cố) là mối liên hệ ý của câu sau với câu trước nó, ngược hướng của dòng âm thanh khi nói hướng về quá khứ
Ví dụ:
“Huấn đi về trạm máy Một mình trong đêm”
( Nguyễn Thị Ngọc Tú)
- Liên kết hướng tới (dự báo) là mối liên hệ ý của câu đứng trước với câu
đứng sau nó, thuận theo hướng của dòng âm thanh khi nói, hướng về tương lai
Ví dụ:
“Về việc riêng - suốt đời tôi phục vụ Cách mạng, phục vụ nhân dân
Trang 19Nay dù phải từ biệt thế giới này tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”
( Hồ Chí Minh)
- Liên kết hai hướng (song phương) là mối liên hệ ý của câu đứng giữa cùng một lúc với câu đứng trước nó (hướng lùi) và câu đứng sau nó (hướng tới)
Ví dụ:
“Bác chắt chiu để dành được hai trăm Đông Dương, định về tổ chức cho nó cưới cái Soan xong bác hãy về hậu phương mà tăng gia sản xuất, nộp thuế nông nghiệp nuôi đồng đội
Về hậu phương…
Cấp trên cho bác về mấy lượt, bác còn chần chừ ”
(Lê Khâm) Dựa vào những căn cứ để nhận diện biện pháp tách câu như trên (dựa vào ngữ nghĩa, dựa vào cấu tạo ngữ pháp, dựa vào hiệu quả tu từ và dựa vào tính liên kết giữa các câu), những trường hợp bộ phận câu được tách ra đứng trước nòng cốt câu hoặc có thể không có thành phần đồng chức năng cũng
được xác định là biện pháp tách câu:
Vi dụ:
- “Đêm đó Là đêm trắng”
(“Biển ấm”- Nguyễn Thị Thu Hụê)
- “Phía đằng sau Tân Cảng sáng ánh đèn và tiếng động cơ của những con tàu làm mặt nước như cuộn sóng lên”
(“Tân Cảng” - Nguyễn Thị Thu Huệ)
Có thể lí giải như sau:
- Xét vế mặt cấu tạo, những trường hợp này nếu bỏ dấu chấm, lập tức nó
là một bộ phận của phần câu đứng trước hoặc sau nó
Trang 20- Xét về mặt liên kết, các câu này đa số liên kết với nhau theo kiểu liên kết hướng tới (dự báo): tức là mối liên hệ ý của câu đứng trước với câu đứng sau nó, thuận theo hướng của dòng âm thanh khi nói, hướng về tương lai
- Xét về nội dung, nếu chúng ta đứng trong “câu” mà nhìn nhận thì chúng là những câu không hoàn chỉnh (câu què, câu cụt) Những câu kiểu này không có đời sống tự lập, chúng chỉ có ý nghĩa nhờ bám vào những câu lân cận hữu quan Nhưng nếu chúng ta đứng trong tổ chức lớn hơn câu mà nhìn nhận thì chúng đóng vai trò là thành phần bổ sung cho câu hữu quan Vì vậy
để hiểu được ý nghĩa của những câu này phải dựa vào những câu lân cận hữu quan
- Xét về hiệu quả tu từ, những trường hợp tách câu này cũng không nằm ngoài mục đích đó Hiệu quả tu từ của nghệ thuật tách câu trong những trường hợp này có thể là cụ thể hóa nội dung của bộ phận trung tâm hay đặc tả trạng thái tâm lí, cảm xúc của chủ thể…, tùy thuộc vào dụng ý của người viết Trong khoá luận, chúng tôi sử dụng những căn cứ này để nhận diện và phân loại biện pháp tách câu
1.3 Phân loại tách câu
Có thể chia thành hai loại: - Tách câu trong câu đơn
- Tách câu trong câu ghép
1.3.1 Tách câu trong câu đơn
Câu đơn là câu được tạo nên bởi một kết cấu chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt Ngoài ra câu đơn còn có các cụm từ bổ sung cho nòng cốt câu như bổ ngữ và
định ngữ Dựa vào định nghĩa ta có thể phân loại tách câu trong câu đơn thành những loại sau:
Trang 21- Tách vị ngữ
Ví dụ:
“ Bộ đội đói Mỏi Buồn ngủ Ngứa ngáy”
( Dẫn theo Phạm Văn Tình) 1.3.1.2 Tách trong phạm vi cụm từ
- Tách bổ ngữ
Ví dụ:
“Anh đang nhớ lại Những đám cháy của cô Mỹ Mùi gió chướng Mùi
đất nồng cay sau cơn mưa và nỗi nhớ nhà cồn cào, da diết”
( Nguyễn Ngọc Tú)
- Tách định ngữ
Ví dụ :
“ Tất cả chỉ còn lại trong tiếng mưa Dày đặc Bất tận”
(“Một trăm linh tám cây bằng lăng” - Nguyễn Thị Thu Hụê) 1.3.2 Tách trong câu ghép
Câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên, trong đó mỗi kết cấu chủ vị làm thành một vế câu, không có kết cấu chủ vị nào bị bao bên trong kết cấu chủ vị khác
Kiểu câu ghép mà mỗi vế là một cụm chủ - vị và có kết từ nối các vế, thường được coi là kiểu tiêu biểu cho câu ghép Dựa vào quan hệ ngữ pháp và mối liên hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” Tâp 2, Nxb Giáo dục, H 2007 đã chia câu ghép có kết từ thành hai loại :
Trang 22+ Câu ghép đẳng lập có quan hệ nối tiếp
+ Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn
+ Câu ghép có quan hệ đối chiếu
- Câu ghép chính phụ
+ Câu ghép có quan hệ nguyên nhân - hệ quả
+ Câu ghép có quan hệ điều kiện (giả thiết) - hệ quả
+ Câu ghép có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến
+ Câu ghép có quan hệ mục đích - sự kiện
Tương ứng với các loại câu ghép này, chúng ta có kiểu tách câu trong câu ghép như sau:
1.3.2.1 Tách vế của câu ghép chính phụ
Câu ghép chính phụ là câu ghép trong đó có vế phụ và vế chính về quan
hệ ngữ pháp Vế phụ bao giờ cũng được đánh dấu bằng quan hệ từ phụ thuộc ở
đầu Vế chính có thể có quan hệ từ tương ứng nhưng không bắt buộc
- Tách vế trong câu ghép nguyên nhân - hệ quả
Ví dụ:
“ Nó yếu quá Nếu nó tới được đường ray thì nó cũng không đủ sức kéo chiếc xe qua được hai thanh ray”
(“Mùa lá rụng trong vườn” - Ma Văn Kháng)
- Tách vế trong câu ghép điều kiện (giả thiết) - hệ quả
Ví dụ :
“ Có cảm giác Nếu tôi xiết mạnh hơn tí nữa Ông sẽ gẫy xương”
(“Dĩ vãng” - Nguyễn Thị Thu Huệ)
- Tách vế trong câu ghép nhượng bộ - tăng tiến
Ví dụ:
“ Thơ chả ăn được Nhưng nó làm cho cái nhà sàn vui hẳn lên”
(“Người đập áo sông Năng” - Dương Bình Nguyên) 1.3.2.2 Tách vế của câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập là câu ghép trong đó các vế có vai trò ngang nhau
Trang 23(bình đẳng với nhau) về ngữ pháp Các vế trong câu ghép này được liên kết với nhau bằng quan hệ từ bình đẳng với những sắc thái ý nghĩa rất tinh tế
Một số quan hệ từ bình đẳng thường dùng để nối các vế trong câu ghép
đẳng lập đó là:
- Và, rồi (chỉ quan hệ liệt kê đồng thời hoặc nối tiếp)
- Còn, thì, mà, nhưng (nhưng mà) mang nội dung ý nghĩa đối chiếu Khi tách vế câu ghép đẳng lập thì các quan hệ từ nêu trên sẽ đứng ở đầu câu được tách Căn cứ vào các kết từ và ý nghĩa của chúng, người ta chia câu ghép đẳng lập thành bốn loại Và tương ứng với nó, chúng ta có các kiểu tách câu trong câu ghép đẳng lập như sau:
+ Tách vế trong câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê, nối tiếp, giữa các
vế có dùng quan hệ từ: Và, rồi…
Ví dụ:
“ Những chiếc lồng chim ri trên nền rơm vàng và tiếng lúc lắc mõ của lũ trâu đang mùa thong thả Và từng bầy chim chao cánh trong nắng, líu ríu đậu trĩu cả những ngọn giang”
(“Người đập áo sông Năng” - Dương Bình Nguyên) + Tách vế trong câu ghép có quan hệ qua lại:
Ví dụ:
“Mẹ khóc bao nhiêu Mắt tôi khô bấy nhiêu”
(“Còn lại một vầng trăng” - Nguyễn Thị Thu Huệ)
Trang 24Chương 2 Phân Tích Kết Qủa Thống Kê
Kết quả của việc vận dụng biện pháp tu từ tách câu đã tạo ra nhiều biến thể cú pháp: chúng có thể là một thành phần câu, một thành tố trong cụm từ hoặc một vế của câu ghép được tách ra thành câu riêng Những biến thể cú pháp này nếu tách rời khỏi văn cảnh khó có thể chấp nhận là câu đầy đủ do
Trang 25đặc điểm cú pháp chưa hoàn chỉnh Tuy nhiên, đặt chúng trong văn cảnh, trong mối quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa với những câu văn liền trước hoặc liền sau với chúng, những biến thể cú pháp đó có giá trị tu từ cao
Từ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại chúng tôi thấy kiểu tách vị ngữ thành câu riêng trong câu đơn được sử dụng nhiều hơn cả: 81 phiếu (chiếm 23,3 %), kiểu tách trạng ngữ thành câu riêng cũng chiếm tỉ lệ khá cao: 78 phiếu (chiếm 22,4 %) Điều này là dễ hiểu, bởi khác với văn xuôi truyền thống, văn xuôi hiện đại đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật, chú ý tới những dòng cảm xúc, những tâm trạng, những suy tư của con người, vì thế những câu văn trong văn xuôi hiện đại cũng ngắn, đứt đoạn như mạch cảm xúc của con người vậy Các tác giả sử dụng kiểu tách vị ngữ với tần số cao nhằm nhấn mạnh nội dung của câu, của đoạn, nhấn mạnh dòng cảm xúc, tâm trạng Việc tách vị ngữ hay trạng ngữ ra thành câu riêng tạo sự chú ý cho người đọc và tác động mạnh mẽ vào lí trí, tình cảm của người đọc
Tách một vế của câu ghép ra thành câu riêng cũng được các nhà văn sử dụng khá nhiều Trong đó, tách vế của câu ghép chính phụ thành câu riêng
được sử dụng nhiều hơn cả: 68 phiếu (chiếm 19,5 %) Câu ghép chính phụ là câu ghép có vế chính và vế phụ về quan hệ ngữ pháp Sử dụng biện pháp tu từ tách câu trong câu ghép chính phụ nhằm nhấn mạnh nội dung ở vế chính Tách vế câu ghép ra thành câu riêng để tạo ra những câu ngắn không chỉ có tác dụng thu hút sự chú ý của người đọc mà còn tạo ra những điểm nhấn, gây
ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc
2.2 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tách câu
Các biện pháp tu từ nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu để tạo nên hình thức của văn bản nghệ thuật Tách câu là biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng để tổ chức câu, tổ chức đoạn văn bản với dụng ý rõ ràng của tác giả Biện pháp tách câu được sử dụng nhằm nhấn mạnh nội dung thông báo, nội dung biểu cảm Dưới đây, chúng tôi phân tích các ví dụ cụ thể để thấy được
Trang 26hiệu quả nghệ thuật của phép tách câu trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại
2.2.1 Tách câu trong câu đơn
2.2.1.1 Tách trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có vị trí tương đối tự do ở trong câu Trạng ngữ thường ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy và trạng ngữ thường bắt đầu bằng các quan hệ từ: vì, do, trong, ngoài, với, qua, trên, phía,…Trạng ngữ được dùng để bổ sung ý nghĩa tình huống với sự việc diễn ra trong câu Qua khảo sát thống kê, chúng tôi phân loại các trường hợp tách trạng ngữ thành hai loại đó là:
- Trạng ngữ được tách đứng sau kết cấu C - V hoàn chỉnh Thống kê
được 50 phiếu (chiếm 14,3 %)
- Trạng ngữ được tách đứng trước một kết cấu C - V hoàn chỉnh Thống
kê được 30 phiếu (chiếm 8,6 %)
a Trạng ngữ được tách đứng ở sau kết cấu C - V hoàn chỉnh
a1 Tách trạng ngữ chỉ thời gian
Ví dụ 1:
“Chị vừa gần gũi, vừa xa xôi Hàng chục năm rồi còn gì”
(“Chị tôi” - Nguyễn Thị Thu Huệ) [8, Tr.228]
Nét đặc sắc của chuyện ngắn hiện đại đó là dù dung lượng của tác phẩm không lớn, dù tác giả không đi sâu miêu tả ngoại hình, chiều hướng đường đời của nhân vật nhưng hình tượng nhân vật vẫn hiện lên một cách rõ nét Tác phẩm “Chị tôi” của Nguyễn Thị Thu Huệ là một ví dụ tiêu biểu Truyện chỉ vẻn vẹn chưa đầy ba trang giấy nhưng bằng cách lựa chọn và tái hiện những chi tiết những sự kiện chính có tính chất quan trọng, điển hình trong cuộc đời nhân vật, tác giả đã làm hình tượng nhân vật hiện lên một cách đầy đủ, rõ nét Nhan đề của truyện là “Chị tôi” Bằng cách lấy nhân vật chính để đặt tên tác phẩm, tác giả đã phần nào nói với bạn đọc nội dung mà tác phẩm đề cập Đó là hình ảnh người chị, ở một vùng quê nghèo, chịu thương chịu khó,
Trang 27giàu đức hi sinh Từ nhỏ chị đã đảm đang trong công việc gia đình, rồi vì bố
mẹ, vì các em thân yêu chị đã không quản khó khăn, hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để gánh vác trách nhiệm chăm lo cho gia đình, lo cho các em
ăn học Chị không mảy may nghĩ gì cho riêng mình Chị đi làm ăn xa Trong câu chuyện chị chỉ một lần duy nhất xuất hiện trực tiếp đó là ở cuối truyện Nhưng qua lời kể của người mẹ, qua suy nghĩ và sự thay đổi của người em thì hình ảnh người chị hiện lên đầy đủ, sắc nét và ý nghĩa
Trong suy nghĩ của người em lúc này thì : “Chị vừa gần gũi, vừa xa xôi Hàng chục năm rồi còn gì” ở đây, nghệ thuật tách câu được tác giả sử dụng một cách khéo léo Trạng ngữ “hàng chục năm rồi còn gì” được tách ra và đảo
vị trí xuống đứng sau nòng cốt câu đã nhấn mạnh và thu hút sự chú ý của người đọc vào khoảng thời gian dài đằng đẵng đó Chính khoảng thời gian hàng chục năm này đã làm cho hình ảnh người chị trở nên vừa gần gũi lại vừa
xa xôi Gần gũi vì chị luôn hiện hữu trong tâm trí người em và vai trò quan trọng của chị trong cuộc sống gia đình Nhưng cũng xa xôi vì chị phải đi làm
ăn xa từ hồi người em còn nhỏ và tất cả những hình dung về chị giờ chỉ là trong tưởng tượng Người em không thể biết rõ chị hiện giờ như thế nào ở
đây, trạng ngữ chỉ thời gian được tách ra không chỉ nhằm nhấn mạnh vào khoảng thời gian xa xôi đó mà còn như một lời giãi bày, nói lên những suy nghĩ về chị của em Qua đó thể hiện sự mong ngóng được gặp chị của người
em Đặc biệt, thời gian hàng chục năm đằng đẵng được nhấn mạnh càng khiến
ta hiểu sâu sắc hơn sự hi sinh âm thầm của người chị
Như vậy, Nguyễn Thị Thu Huệ đã rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật tách câu để tách trạng ngữ thành câu riêng Nhờ thế mà câu văn đạt hiệu quả nghệ thuật cao, nó không chỉ nhấn mạnh vào thời gian được nói đến, diễn tả sâu sắc tâm lý, tình cảm của nhân vật mà còn thu hút sự chú ý của người đọc
Trang 28a2 Tách trạng ngữ chỉ mục đích
Ví dụ 2:
“Nó cũng chờ đến đêm Để nhìn thấy mẹ và bố Để nhìn hai con người khác hai con người dưới ánh sáng ban ngày”
(“Phù thủy” - Nguyễn Thị Thu Huệ) [8, Tr.215]
“Phù thủy” - tên truyện như hứa hẹn đưa người đọc đến với những yếu
tố hoang đường kì ảo, những câu chuyện cõi âm Thế nhưng toàn bộ câu chuyện lại là bức tranh thu nhỏ của đời sống con người thời hiện đại ở đó, con người để cho đồng tiền và những toan tính lợi lộc làm mất đi tình thương Ngay cả tình thương vĩnh hằng giữa bố mẹ và con cái cũng bị những toan tính thị trường hóa Bố mẹ dành tình thương cho con như thế nào phụ thuộc vào việc họ nhận được bao nhiêu tài sản khi chia tay nhau Chính vì vậy, họ đùn
đẩy trách nhiệm nuôi con cho nhau, không ai muốn đứa trẻ sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống mới của mình sau này Và với đứa con, bố mẹ như đang diễn trò
“phù thủy” Trong con mắt ngây thơ của đứa trẻ thì những việc làm đầy dối trá
và giả tạo của bố mẹ trở thành những chuyện bí ẩn, hư hư thực thực Nó không bao giờ hiểu và lý giải được Càng cố gắng tìm hiểu nó càng nghi ngờ và sợ hãi chính bố mẹ mình Nó cố ép mình tìm mọi cách để khám phá ra trò “phù thủy” mà bố mẹ nó đang làm Vì vậy “Nó cũng chờ đến đêm Để nhìn thấy mẹ
và bố Để nhìn hai con người khác hai con người dưới ánh sáng ban ngày”
ở đây, hai trạng ngữ được tách thành câu riêng đã tạo điểm dừng, điểm nhấn, qua đó nói rõ và nhấn mạnh mục đích của việc “nó” chờ đến đêm Phụ
từ “để” chỉ mục đích kết hợp với các tổ hợp từ nêu mục đích cho thấy rõ mục
đích việc làm của chủ thể Câu văn như được kéo chậm lại không chỉ thu hút
sự chú ý của người đọc mà còn buộc người đọc phải suy nghĩ Tại sao một đứa trẻ lẽ ra phải được sống vô tư, hồn nhiên, lẽ ra phải được chìm vào giấc ngủ bình yên nơi có những giấc mơ đẹp, thì đã phải suy nghĩ, phải băn khoăn rồi chập chờn đi vào giấc ngủ với những nghi ngờ sợ hãi Câu chuyện phê phán